Phân tích khổ 1 Đây Thôn Vĩ Dạ



ĐÂY THÔN VĨ DẠ

Phân tích khổ 1

Mở bài

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới. Tuy cuộc đời nhiều bi thương nhưng ông đã để lại cho cuộc đời nhiều tác phẩm có giá trị. Đây thôn Vĩ Dạ sáng tác năm 1938 được in trong tập thơ Điên là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của ông. Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của cô gái Hoàng Thị Kim Cúc vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên bờ sông Hương xứ Huế thơ mộng trữ tình. Khổ thơ đầu chính là nỗi niềm ao ước, đắm say của thi nhân qua hoài niệm về cảnh mườn mượt và con người thôn Vĩ trong nắng sớm ban mai tràn ngập sức sống.


Giới thiệu chung

Đây thôn Vĩ Dạ ra đời gắn với mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử, cảm xúc từ chính tâm bưu thiếp mà Hoàng Cúc gửi kèm lời thăm hỏi, động viên khi tác giả mắc bệnh hiểm nghèo. Bài thơ có liên quan đến một tình cảnh riêng, một nỗi niềm riêng nhưng ý nghĩa khái quát lại lớn hơn một tình yêu đôi lứa. Gần 80 năm nay, nó đã vượt qua một mối tình, một cảnh ngộ cụ thể để trở thành tiếng lòng khao khát yêu đời, gắn bó với thiên nhiên cuộc sống của con người nói chung trong cuộc đời.

Thân bài

Câu thơ mở đầu khổ 1 là một câu hỏi phản phất chút tình riêng của thi sĩ.

"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?"

Có lẽ đây vừa là lời hởi han, lời mời mọc nhưng cũng vừa là lời hờn trách nhẹ nhàng của cô gái Huế qua trí tưỡng tượng của nhà thơ. Dường như tác giả tự phân thân để bộc lộ lời nhắc nhở ấy ra bên người và cũng là niềm khao khát thôi thúc mãnh liệt từ bên trong của nhà thơ. Đó là được trở về thăm thôn Vĩ.

Thôn Vĩ là vùng quê ngoại thành Huế, có vẽ đẹp thanh tao, trầm lắng, với kiến trúc nhà, vườn xinh xắn. Vĩ Dạ không chỉ đẹp trong đời thực mà còn rất nổi tiếng trong thơ văn viết về cố đô.

" Vĩ Dạ thôn, Vĩ Dạ thôn

Biết che cần trúc, không buồn mà say"

Đối với nhà thơ, Vĩ Dạ thân quen đã trở thành mảnh đất thơ, mảnh đất tâm hồn mình cho nên câu thơ mở đầu đã hé mở cảnh gắn bó của nhà thơ đối với người và cảnh nơi thôn Vĩ. Tác giả sử dụng từ ngữ rất tinh tế, không dùng "vể thăm" nghe có vẽ xã giao, khách sáo mà dùng "về chơi" rất tự nhiên, chân tình, góp phần thân mật, gần gũi. Sau câu hỏi mang nhiều sắc thái cảm xúc, nét đặc sắc riêng của không gian Vĩ Dạ được mở ra trong thế giới thơ mộng:

" Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên"

Điệp từ "nắng" hai lần gợi liên tưởng đến tính chất nhiều nắng của miền Trung. "Nắng mới lên" là nắng sớm, nắng tinh khôi mở đầu một ngày mới. Cau là thứ cây cao nhất trong vườn nên nó là cây cuối cùng chia tay với hoàng hôn hôm trước. Cũng là thứ cây đầu tiên vươn mình đón lấy ánh nắng ban mai long lanh của buổi sớm hôm sau. Những thân cau, tàu cau ướt đẫm sương đêm được tắm mình trong nắng mới khiến cho khu vườn trở nên bừng sáng và ngập tràn sức sống. Trong một câu thơ mà có đến hai từ nắng luyến láy trở đi trở lại nó không những thể hiện sự tràn trề ánh sáng, tràn trề sức sống mà còn bộc lộ tâm hồn luôn hướng về ánh sáng. Hướng về cuộc đời của Hàn Mặc Tử. Trước nét ý vị nên thơ của sắc nắng, của hương cau ngào ngạt phả vào hồn người, nhà thơ không khỏi ngỡ ngàng, tràn trề khen ngợi.

" Vườn ai mướn quá xanh như ngọc"

Với những từ ngữ gợi tả giàu sắc thái biểu cảm, nhà thơ đã hé mở dần một vẽ đẹp đặc biệt khác cảu cảnh vườn thôn Vĩ. Đại từ phiếm chỉ "ai" kết hợp với từ "mướt" mang tính gợi tả cao, không chỉ nói lên trạng thái óng ả, mượt mà của cây lá đang độ phát triển non tơ mà còn thể hiện sự sung túc, ngập tràn ánh nắng. Bởi vậy câu thơ không tả nắng nhưng ta vẫn thấy nắng tràn trề tươi tắn khắp cả khu vườn. Từ "quá" liền nó gợi âm hưởng vừa là tiếng reo thần khẽ ngỡ ngàng nhận ra vẽ đẹp xinh tươi của cảnh vườn thôn Vĩ, vừa bộc lộ thái độ khen ngợi những bàn tay lao động chăm chỉ khéo léo của chủ nhân khu vườn.

Thủ pháp gợi tả và so sánh vô cùng tinh tế của nhà thơ khiến cho cả khu vườn Vĩ Dạ giờ đây như chiếc áo choàng nhung xanh mượt được đính lên những hạt ngọc lấp lánh tạo bởi những giọt sương đêm còn đọng lại trên cành, búp lá. "Xanh như ngọc" là màu xanh vừa có ánh sáng long lanh, vừa có màu xanh mướt. So sánh vườn ai mướt quá xanh như ngọc là một sự so sánh độc đáo gợi đúng thần thái của vườn thôn Vĩ trong nắng sớm ban mai. Vườn thôn Vĩ không chỉ rời rợi sắc xanh mà còn tỏa vào không gian những ánh xanh tươi sáng.

Trong hoài niệm của nhà thơ, thôn Vĩ đã đẹp bởi sự trù phú, tốt tươi của cây cuối, giờ đây vẻ đẹp ấy càng trở nên sinh động, hấp dẫn hơn khi có sự xuất hiện của con người, hơn nữa đó lại là bóng dáng thấp thoáng của một giai nhân.

" Lá trúc chen ngang mặt chữ điền"

Chỉ bằng nét vẽ cách điệu tài hoa, nữa thực nữa hư, thi sĩ đa gợi tả vẻ đẹp hài hòa giữa khuôn mặt chữ điền đầy đặn, vuông vứt với những lá trúc mảnh mai thanh tú. Đó chính là sự hài hòa trong mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên nơi đây. Theo quan niệm truyền thống, mặt chữ điền là biểu tượng của sự phúc hậu, đoan trang, cao quý.

"Mặt em vuông tựa chữ điền

Da em thì trắng, áo đen mặc ngoài

Lòng em có đất có trời

Có câu nhân nghĩa, có lòng thủy chung"

Hay

"Cái mặt chữ điền tiền rưỡi cũng mua"

(ca dao)

Ở đây, gương mặt ấy như tôn lên sự e ấp, duyên dáng khi được che ngang bỡi những chiếc lá trúc thanh mai. Câu thơ đã mang đến cho người đọc ấn tượng về hình ảnh con người xứ Huế vừa dịu dàng, phúc hậu, vừa kín đáo, thăng trầm.

Kết bài

Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế giàu liên tưởng. Bài thơ đây thôn Vĩ Dạ mà đặc biệt là khổ thơ thứ nhất là một nét vẽ chủ đạo trong bức tranh đẹp về thiên nhiên đất nước. Đó cũng là một tiếng lòng của con người tha thiết yêu đời yêu người.



Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #thơ-ca