Đây thôn vĩ dạ
Ptích bài “Đây thôn vĩ dạ” của HMT
HMT là 1 trong n~ nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới với một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế. Trong đó “đây thôn vĩ dạ” là bài thơ tiêu biểu cho phong cách đấy của ông.
“Sao anh ko về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đg' xa, khách đg' xa
Áo em trắng quá nhìn ko ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Bài thơ đc. Chia làm 3 phần vs cthơ tưởng như rời rạc nhưng lại đc. Gắn kết = mạch ngầm cx của thi nhân. Bài thơ stác năm 1938, in trong tập Thơ Điên (về sau đổi thành đau thương). Bài thơ gợi cảm hứng từ mối tình của HMT vs 1 cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huêts mộng mơ và trữ tình.
Bài thơ bđầu = câu hỏi tu từ vs nhiều cách hiểu khác nhau. Đó có thể là lời mời gọi, nhắc nhở, 1 lời hờn trách nhẹ nhàng of ng' con gái Huế vs ng' khác có thể đã từng or chưa bao h về chơi thôn Vĩ. Từ “về chơi” gợi cảm giác gần gũi, thân thiết. Câu thơ đầu thâu tóm toàn bộ ý nghĩa of bài thơ, đó là 1 nỗi nhớ, là 1 dòng hồi tưởng về cảnh và tình ng' xứ Huế trong trái tim khắc khoải yêu thương đang phải sống vs 1 hiện thực nghiệt ngã of HMT. 3 câu thơ sau là 1 bức tranh hoàn chỉnh về cảnh & ng' of Vĩ Dạ thôn đc. Hiện lên qua tâm tg? Of tác giả vs 1 vẻ đẹp đặc trưng xứ Huế. N~ hàng cau thẳng tắp vươn mình trong nắng sớm. N~ tia nắng đầu ngày trong trẻo tinh khôi dịu mát. N~ tán lá trong vườn mướt xanh như ngọc bởi sự hoà quyện giữa ánh nắng và độ căng tràn sức sống. Đbiệt là h/ảnh “lá trúc che ngang mặt chữ điền”: đó là khuôn mặt phúc hậu thân thiến an lành và tin cậy, hài hoà vs cảnh thiên nhiên. Khổ thơ đầu vs n~ nét vẽ phác thảo nhưng đầy tinh tế, đủ để “níu chân bất cứ ng' nào đã từng đến Huế, đến Vĩ Dạ cũg như đủ sức cuốn hút n~ ai chưa 1 lần đến nơi này. Toàn bộ h/ảnh, ngôn từ của khổ 1 làm tăng thêm sức nặng cho câu hỏi tu từ đầu tiên khiến cho ng' đọc đc. Mời, đc. Nhắc, đc. Trách đều có nỗi bâng khuâg thậm chí có ng' thấy có lỗi vì chưa “đến chơi thôn Vĩ”
Khổ thơ t2 đc. Coi là minh chứng tiêu biểu cho nét độc đáo trong tư duy HMT. Đó là sự nhảy vọt đứt đoạn về câu từ vừa mới, đó là sự trong trẻo thuần hậu, thoắt đã trở thành dòng nước buồn hiu gió 1 đường mây 1 hướng rồi thoắt cái là h/ảnh 1 dòng sông trăng lấp loáng nên thơ rồi chợt ngậm ngùi tiếc nuối xót xa trong câu thơ số 2. 2 câu thơ đầu thể hiện sự tan tác chia lìa of mây và gió vốn luôn song hành cùng nhau và cả dòng sông Hương vốn êm đềm cũng trĩu nặng tâm tư soi bóng n~ bông hoa ngô nhạt nhoà khẽ lay động hai bên bờ sông hiu hắt. 2 câu hỏi tu từ liên tiếp đc. Đặt ra gói trọn sự vội vàng gấp gáp nhưng cũng chẳng kịp tối nay. Tất cả nỗ lực cố gắng đã trở thành vô nghĩa vì dòng trăng mãi mãi chỉ thuộc về cõi ảo – cái nơi mà nhà thơ sẽ phải đến trong 1 tương lai gần. Trăng là 1 thi ảnh quen thuộc trong thơ Hán đi kèm vs sự lạnh lẽo, tuyệt vọng đau đớn nếu có là hạnh phúc thì cũng là xa vời. Toàn bộ khổ 2 dường như ko có bất kì 1 mối liên hệ nào vs khổ 1 = một ko gian đủ cả gió, mây, trăng, hoa thuyền nhưng ko hề thấy bóng dáng con ng', hơn nữa mọi vật đều rời rạc tản mác, ko 1 nét vui. Cái sự sống mơn man tươi tắn của khổ 1 thoắt thay đổi thành sự lắt lay mệt mỏi. Cái khung cảnh tươi tắn rộn rã sắc màu và âm thanh bỗng lặng lẽ buồn bã và xa lánh, nó gợi 1 điều gì đó thật trống trải trong câu ca dao xưa “ Ai về trồng dứa khoa truông, Gió lay bông sậy bỏ buồn cho em” hoặc 1 câu thơ quen thuộc của Trúc Thông “Lá ngô lay ở bờ sông, Bờ sông vẫn gió người không thấy về”. Đặc biệt là 1 dòng sông trăng đầy ám ảnh, đẹp 1 cách mê hoặc nhưng mãi mãi nó thuộc về 1 cõi mộng, cõi ảo bởi dù có cố gắng hết sức và gấp gáp đến mấy thì thi nhân vẫn phải tiếc nuối buông lửng 1 câu hỏi “Có chở trăng về kịp tối nay?” Kịp mà hoá thành lỡ dở, kịp mà tiếc nuối ngậm ngùi, nó báo hiệu 1 sự chia li đang gần kề chỉ còn lại n~ mong mỏi, đau thương, tuyệt vọng
Sang khổ t3, con thuyền trăng ko kịp đưa thi nhân về bến bờ hp nhưng lại cbị đưa thi nhân vào 1 cõi ảo. Kí ức chỉ kịp vội vã lưu giữ lại h/ảnh người khách đường xa đã từng rất gần gũi thân thiết vs cảnh và người thôn Vĩ và giờ đây cũng đang dần dần nhạt nhoà trong khói sương. Với giọng thơ buồn xa vắng vì h/ảnh ảo thay thế dần h/ảnh thực, màu trắng chiếm lính trong ko gian nhạt nhoà trong sương khói cừ vời vợi xa để cho n/vật trữ tình dù là khách đường xa hay em đều ko thực. Đặc biệt, đại từ “ai” đc. Nhắc lại 2 lần trong câu hỏi tu từ vang lên đầy khắc khoải:”ai” là anh hay em, tình ai là tình khách đường xa hay tình cô gái Huế và dù là ai thì cũng thật xa xôi, một bên là cs và t/y của đời thực, 1 bên là sự tuyệt vọng đau thương, cô đơn giằng xé, vừa khao khát đc. Sống đc. Yêu lại phải đớn đau để giã từ cõi thực để vào hư. Ko gian khổ 3 ngập tràn sương khói & thời gian cũng thật mong manh, còn nỗi buồn thì mênh mông xót xa. Đó là 1 tương lai gần dù ko hề đón đợi of thi nhân.
Bài thơ vs 3 khổ tách biệt, qui tụ n~ h/ảnh tưởng như rời rạc và ít gắn bó nhưng thực sự vẫn có 1 dòng chảy xuyên suốt. Đó là tâm trạng, cxúc của chủ thế trữ tình về 1 t/y thầm kín vs cảnh và người xứ Huế là 1 nỗi buồn sâu lắng và là 1 nỗi xót xa trong mỗi thân phận. Phải yêu ng' Vĩ Dạ, nói rộng ra là phải yêu người xứ Huế, hiểu xứ Huế, gắn bó vs xứ Huế sâu sắc thì mới nói về Huế hay như thế!
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top