Đây là năm thứ 10 kể từ khi tôi chết

Kịch bản 1
_______________________
Đây là năm thứ 10 kể từ khi tôi chết, hình như tôi chưa từng thấy ba mẹ cãi nhau một trận lớn đến vậy.

"Bà nhắc đến chị nó làm gì? Chết từ đời nào rồi, vợ chồng mình bị người ta chê cười thì chịu thôi, chẳng lẽ bà muốn Lạc Lạc cũng bị người ta cười luôn mới vừa lòng sao? Cười Lạc Lạc có một người chị yếu đuối, vô dụng, chẳng được tích sự gì sao?"

Mẹ nghe thấy câu gào này của ba thì cả người như mất hết tinh thần vậy, hai hốc mắt đỏ bừng, mẹ lấy tay che mặt, từ từ ngồi xổm xuống, mẹ nghẹn ngào bật khóc.

Chết là được giải thoát.
Đông lạnh, gió trên tầng thượng phà vào mặt tôi, đau như cắt da cắt thịt vậy. Tôi bước từng bước chân tỏ đầy vui sướng, cứ thế tiến về phía trước, một bước lại một bước.
Sắp được giải thoát rồi.

"Khả năng chịu đựng của lũ trẻ thời nay kém quá, có tí xíu không vui thôi là chơi trò tự tử..."
"Thì đó, ba mẹ vất vả nuôi nó lớn đến thế rồi mà, chả biết thương ba mẹ gì cả..."
"Tôi bảo chứ, trầm cảm cái đếch, cả ngày chẳng phải làm gì nên rảnh rỗi sinh nông nỗi thôi..."

Năm đầu. Ngày nào mẹ cũng ôm ảnh của tôi, mẹ khóc suốt. Ba đi làm với vẻ mặt u uất, tối tăm. Bầu không khí trong nhà nặng nề vô cùng.

Năm thứ hai. Mỗi khi hàng xóm láng giềng, họ hàng thân thích bàn tàn những việc lông gà vỏ tỏi xảy ra quanh mình, họ vẫn lấy tôi ra làm đề tài câu chuyện. Họ vỗ ngực tự cho mình là nhất rồi lên lớp con cháu của họ rằng: "Bọn mày đừng học theo cái X ở tầng Y đấy, có cái chuyện cỏn con thôi mà cũng tự tử, kiểu người như nó là sâu mọt của xã hội."

Năm thứ ba. Ba mẹ già hơn hồi ấy nhiều lắm, rõ ràng chẳng bao giờ cười nhưng từng nếp nhăn nơi khoé mắt vẫn hiển hiện. Những lời mỉa mai gia đình tôi chẳng còn mấy, thay vào đó là tiếng thở dài cùng khuyên nhủ.
"Sinh một đứa nữa đi, chẳng lẽ vì cháu nó... Đó... Haiz."

Năm thứ tư. Tôi có một cô em gái. Ba mẹ gọi em ấy là Lạc Lạc. Lạc trong khoái lạc (vui vẻ).

Năm thứ năm. Em có hai cái lúm đồng tiền xinh lắm, mỗi khi tôi cúi người lại gần chiếc nôi em nằm, tôi sẽ đưa tay chọc khuôn mặt bụ bẫm của em, nhưng lần nào cũng vậy, tôi chẳng thể đụng vào được. Tiếc thật đó.

Năm thứ sáu. Mỗi khi được ba bế bổng lên, đôi mắt em sẽ cong cong tựa vầng trăng non vậy, cười thật tươi, lộ ra hai lúm đồng tiền kia. Mẹ cũng cười nhiều hơn trước.

Năm thứ bảy. Ba mẹ cất hết hình của tôi đi, đặt vào một chiếc hộp đen.

Năm thứ tám. Ai cũng thích em cả. Đợt Tết, em búi tóc natra, mặc nhiều đến nỗi trông tròn như một chú gấu con vậy. Em ngây ngô chúc Tết mọi người, tôi nghe em nũng nịu gọi ba, gọi mẹ, gọi ông. Tự dưng tôi muốn nghe em ấy gọi chị quá.

Năm thứ chín. Tất cả những dấu vết có liên quan về tôi đều bị dọn sạch. Trong tấm ảnh treo trên tường kia, là ba mẹ và em, em ngồi giữa, cười thật hạnh phúc.

Năm thứ mười. Em tan học về, rầu rĩ hỏi chuyện ba mẹ.
"Con có chị phải không mẹ?"
"Bạn con nói chị ấy là kẻ nhát gan, là đứa trẻ hư."

Trên mặt em toàn là nước mắt, chóp mũi đỏ bừng, nức nở nhìn ba mẹ rồi nói.

"Dì Trương ở tầng dưới cũng bảo chị là đứa trẻ hư, bảo chị ấy không hiểu chuyện. Có phải thế không mẹ?"

Tôi bay đến cạnh em, thì thầm.
"Đúng vậy, chị em là đứa trẻ hư."

Mẹ cúi người xuống, xoa nhẹ tóc em.
"Lạc Lạc, con còn có một người ch..."
"Làm gì có chị nào ở đây!" Ba gào lên.

Em chưa từng thấy ba nổi giận, em bị doạ, nên khóc thật to.
Tôi bay đến cạnh em, chẳng biết nên làm thế nào mới phải.
Tại tôi hết.

Mẹ đưa em về phòng, dỗ dành em, rồi ra ngoài tranh cãi với ba, đây là trận cãi nhau lớn nhất kể từ khi tôi chết.

"Đấy là chị của nó, để nó biết nó có chị thì có gì mà sai?"
Mẹ hét khàn cả giọng.

"Nếu bà muốn Lạc Lạc cũng sống trong cái nhìn của người khác thì bà cứ để nó bị cười chê đi."
"Chết thì cũng chết rồi, vợ chồng mình bị người ta chê cười cũng đành chịu thôi, chẳng lẽ giờ bà muốn Lạc Lạc cũng bị người ta cười luôn mới vừa lòng sao? Cười Lạc Lạc có một người chị yếu đuối, vô dụng, chẳng được tích sự gì sao?"

Mẹ nghe thấy câu gào này của ba thì cả người như mất hết tinh thần vậy, hai hốc mắt đỏ bừng, mẹ lấy tay che mặt, từ từ ngồi xổm xuống, mẹ nghẹn ngào bật khóc.

"Không phải lỗi của con... Đó là bệnh... Là bệnh..."

Lỗi của con mà mẹ.

"Khả năng chịu đựng của lũ trẻ thời nay kém quá, có tí xíu không vui thôi là chơi trò tự tử..."
"Thì đó, ba mẹ vất vả nuôi nó lớn đến thế rồi mà, chả biết thương ba mẹ gì cả..."
"Tôi bảo chứ, trầm cảm cái đếch, cả ngày chẳng phải làm gì nên rảnh rỗi sinh nông nỗi thôi..."

Đã mười năm kể từ khi tôi chết, tôi lại rảo bước lên tầng thượng của toà nhà ấy.

"Chết là được giải thoát."
Không.
Chẳng giải thoát được đâu.
Chết cũng chẳng giải thoát được đâu.
_______________________
Kịch bản 2
______________________
Đây là năm thứ mười kể từ khi tôi chết.

Ba mẹ già đi từng ngày, họ còn nhận nuôi một cô con gái kém tôi sáu tuổi, cuộc sống ấm êm, hạnh phúc. Em gái mạnh mẽ hơn tôi nhiều, sẵn sàng đánh trả lại mỗi khi bị bắt nạt, em ấy hoạt bát, sáng trong, năm nào cũng là học sinh giỏi nhất lớp. Nhưng em ấy cũng có đôi nét giống tôi, thích được quan tâm, thích chưng diện, thích làm nũng, còn hay đòi mẹ kể truyện cổ tích trước giờ đi ngủ nữa.

Đôi khi, mẹ sẽ nhớ về quãng thời gian xa xôi ấy, nhớ rằng tôi cũng thích nép vào lòng mẹ, nghe mẹ dịu dàng kể lại từng câu chuyện trên thế gian được người ta chắp bút để rồi chìm trong mộng đẹp.

Sau khi tôi chết, mẹ lo nghĩ, đau buồn cả ngày lẫn đêm, mẹ cũng bắt đầu uống những viên thuốc không thể chữa khỏi bệnh cho tôi kia, hết Sertraline rồi Seroquel. Mẹ rụng từng búi, từng búi tóc dày, mẹ gọi tên tôi trong mơ rồi bật dậy khóc nghẹn ngào. Mẹ rạch tay, máu chảy dọc trên sàn nhà, y như tôi năm đó.

Mẹ ôm bia mộ tôi rồi nức nở đến nỗi khàn giọng, tấm ảnh của tôi chẳng bị thời gian xoá nhoà màu sắc vốn có, nụ cười trên bức ảnh ấy còn rực rỡ hơn cả khi tôi còn sống.

Nhưng tôi nào muốn mẹ phải đau lòng, chỉ là tôi muốn chết mà thôi.

Cây ngô đồng trồng trong nghĩa trang vào ngày chôn cất tôi nay đã cao vút như một cái lọng rồi.

Hôm nay cô bạn thân dắt theo một anh chàng đến thăm mộ tôi, còn bảo tôi rằng đây là chồng sắp cưới của cậu ấy nữa, họ sắp về chung một nhà rồi. Tôi thầm thì lời chúc trăm năm hạnh phúc, lòng này lại suy nghĩ vẩn vơ, nếu họ có con thì chắc hẳn đứa bé ấy sẽ ngọng nghịu gọi tôi hai tiếng mẹ nuôi.

Nếu vậy, tôi có thể tự an ủi mình rằng, mười ba năm yêu thầm ấy sẽ chẳng lụi tàn trong câm lặng. Bông hoa tình yêu giấu trọn những lời khó nói, những gì chưa kịp nở rộ đã vội rụng rơi kia sẽ có thể úa tàn theo lẽ tự nhiên.

Thật là, đã chết nhiều năm thế rồi mà còn để ý mấy thứ này, không nên đâu, không nên.

Tôi nhớ đến khoảng thời gian hai đứa nắm tay dạo bước trên đường, nhớ đến couple mà chúng tôi từng ship, nhớ đến nhân vật mà chúng tôi từng cosplay. Tôi nhớ đến mái tóc ngắn xoã tung, nét chữ thanh lịch của cậu ấy, nhớ đến mỗi một nụ cười mà cậu ấy gửi trao tôi.

Vậy nên tôi với lấy nụ hồng đỏ mà tôi trộm từ cửa hàng hoa rồi định lặng lẽ đặt lên bàn của cậu ấy, sau đó tách thành từng cánh, thả chúng bay giữa không trung, mặc cho gió đêm thổi đến phương trời nào. Coi như ấy một lễ tang long trọng, không người biết tới.

Cô gái nhỏ của tôi, mong sau này sẽ có ai đó gắp cho cậu hết mấy miếng thịt trong phần ăn của người ấy, sẽ có ai đó viết cả mấy bức thư tình lận mà chẳng dám gửi cậu, vắt óc đưa hình ảnh của cậu vào trong từng bài tập làm văn, rồi lại sợ cậu tủi thân, nên ngay cả khi đặt bút cũng thật dịu dàng. Trong câu thơ người ấy viết tặng cậu sẽ ẩn giấu chút rung động nho nhỏ, cái kiểu càng giấu càng dễ bị tìm ra, nhưng lại vội vàng cất kín.

Tôi nhớ cậu ấy từng cười tươi rồi bảo tôi: "Cậu phải đến tìm mình đó. Mình sẽ đứng đây chờ cậu."
Người không giữ lời, là tôi.

Đêm ấy, tôi ghé thăm những người bạn hồi cấp Hai, họ đang tổ chức một buổi gặp mặt, ăn uống linh đình, nâng ly kính rượu, náo nhiệt vô cùng.

Sau khi cơm nước no nê, có người nhắc đến tôi.

A nói: "Trầm cảm gì mà trầm cảm, con đó lên cơn."
Giờ A là mẹ của hai đứa trẻ rồi, chồng cô ta chỉ biết vâng lời ton hót, cô ta vẫn như xưa, vẫn hoài hống hách.
Cô ta từng bắt tôi uống thứ đồ uống trộn từ mười mấy chai nước thuốc vớ vẩn, cười khì khi thấy tôi nôn khan. Cô ta từng bóp cổ tôi rồi đè tôi xuống đất, mãi cho đến khi mắt tôi trợn trắng, tưởng chừng ngừng thở thì mới chịu buông tay, sau đó đứng cạnh cười đùa.

B nói: "Thì đó, tao nhớ là chẳng ai làm gì nó cả."
Cô ta từng nhốt tôi trong phòng học tối đen như mực rồi khoá cửa lại, cười ha hả khi nghe thấy tiếng khóc của tôi. Cô ta từng đá một cái thật mạnh vào bụng tôi khi tôi tìm thấy cô ta lúc chơi trốn tìm. Từng chế giễu tôi là cái ấm sắc thuốc di động, biết tôi bị hen còn túm một nắm tơ liễu ném lên người tôi.

Tất cả những kẻ ngồi ở đây giờ đều là người thành công trong sự nghiệp, bản lý lịch viết đầy thành tích huy hoàng của họ trông thật sạch sẽ, chẳng một vết nhơ. Giờ họ đang ngoác miệng cười toe cười toét, nô đùa nói giỡn, không để ý bất kỳ chuyện gì.

Bọn họ từng giết tôi.

Có kẻ nói tôi là đồ đĩ, có kẻ nói tôi trông thế này thế kia, lớn lên thể nào cũng đi quyến rũ đàn ông, có kẻ nói tôi dơ tôi bẩn, mới lớp Tám đã làm gái.

Mà tôi thì chẳng làm gì được họ, chỉ có thể mặc cho họ phá huỷ tôi, hành hạ tôi, giết tôi hết lần này đến lần khác.

Sau này, lúc họ nghĩ lại những hành vi ác độc họ từng làm thời trẻ, có khi họ sẽ vui vẻ tự hào, bởi họ gọi đó với cái lý do mỹ miều "Thanh xuân của ai mà chẳng điên cuồng". Họ giẫm lên xác tôi, rồi xây một toà thành xinh đẹp trên đó.

Những đau đớn xé nát tim gan của người bị hại chẳng qua cũng chỉ là "bọn trẻ con đùa với nhau thôi", thế là có thể hời hợt sang trang.

Ngày này của mười năm trước là ngày lạnh nhất trong năm, nhà nhà dán câu đối xuân, treo đèn lồng, đốt pháo. Tôi mặc chiếc váy đỏ mà cậu ấy tặng, đứng giữa bầu trời phủ tuyết, nhưng tôi chẳng thấy lạnh.

Câu thơ tôi thích nhất là câu: "Bộc trúc thanh trung nhất tuế trừ, xuân phong tống noãn nhập đồ tô." (Tiếng pháo tre nổ vang báo hiệu một năm đã kết thúc, trong gió xuân ấm áp đượm hương rượu Đồ Tô.)

Thế nên tôi chết trong buổi đêm rộn ràng tiếng pháo nghênh xuân ấy.

Tôi nhảy xuống từ tầng 26, vùi mình vào trong tuyết, co giật vài cái rồi ngừng hẳn. Máu chảy thành hàng dưới người tôi, chúng bị đông lại trong phút chốc, đọng thành một mảnh tuyết đỏ sậm, tựa như cuộc đời của tôi vậy, ảm đạm, chẳng ai chú ý.

Ánh dương dịu nhẹ, trời cao trong xanh, hương nắng mà tôi yêu nhất tràn ngập trong không khí. Chỉ là, tôi chẳng mở mắt nữa rồi.

Đêm mà mọi người tìm thấy tôi, tôi nát thành từng mảnh, ngay cả mẹ cũng chẳng nhất ra cô con gái duy nhất mà mẹ yêu thương. Xe cấp cứu cùng xe cảnh sát đến rồi lại đi, tôi còn nghe thấy tiếng làu bàu của một chú công an, sao lại nát hết thế này, lấy xẻng cũng chẳng xúc được.

Năm ấy tôi mười lăm, trầm cảm nặng, suy tư suốt. Tôi làm đúng những gì tôi nói với bác sĩ tâm lý, tôi sẽ chết ở tuổi mười lăm tươi đẹp, vậy thì khi mọi người nghĩ về tôi, họ sẽ chỉ nhớ đến cô nhóc có khuôn mặt tươi như hoa thôi.

Không có đau đớn, không có ác mộng, không có những bàn tay bẩn thỉu xô ngã tôi.

Tôi sẽ mãi dừng lại ở độ tuổi mười lăm rực rỡ sắc màu, hoa tươi kết thành vòng hoa xinh cài trên tóc tôi, chim chóc mang theo vòng nguyệt quế đặt trước mộ tôi. Xuân sau, cây ngô đồng sẽ đâm chồi nảy lộc, vừa hay có thể che rợp những tia nắng chói loà.

Còn tôi sẽ trở thành một ngôi sao nhấp nháy trên bầu trời đêm, chẳng cần làm gì hết, chỉ cần chớp mắt thôi.

Đây là năm thứ mười kể từ khi tôi chết, giữa chốn thế gian nhộn nhịp, xe cộ đông đúc ấy, ai cũng là người khách qua đường.hình như tôi chưa từng thấy ba mẹ cãi nhau một trận lớn đến vậy.

"Bà nhắc đến chị nó làm gì? Chết từ đời nào rồi, vợ chồng mình bị người ta chê cười thì chịu thôi, chẳng lẽ bà muốn Lạc Lạc cũng bị người ta cười luôn mới vừa lòng sao? Cười Lạc Lạc có một người chị yếu đuối, vô dụng, chẳng được tích sự gì sao?"

Mẹ nghe thấy câu gào này của ba thì cả người như mất hết tinh thần vậy, hai hốc mắt đỏ bừng, mẹ lấy tay che mặt, từ từ ngồi xổm xuống, mẹ nghẹn ngào bật khóc.

Chết là được giải thoát.
Đông lạnh, gió trên tầng thượng phà vào mặt tôi, đau như cắt da cắt thịt vậy. Tôi bước từng bước chân tỏ đầy vui sướng, cứ thế tiến về phía trước, một bước lại một bước.
Sắp được giải thoát rồi.

"Khả năng chịu đựng của lũ trẻ thời nay kém quá, có tí xíu không vui thôi là chơi trò tự tử..."
"Thì đó, ba mẹ vất vả nuôi nó lớn đến thế rồi mà, chả biết thương ba mẹ gì cả..."
"Tôi bảo chứ, trầm cảm cái đếch, cả ngày chẳng phải làm gì nên rảnh rỗi sinh nông nỗi thôi..."

Năm đầu. Ngày nào mẹ cũng ôm ảnh của tôi, mẹ khóc suốt. Ba đi làm với vẻ mặt u uất, tối tăm. Bầu không khí trong nhà nặng nề vô cùng.

Năm thứ hai. Mỗi khi hàng xóm láng giềng, họ hàng thân thích bàn tàn những việc lông gà vỏ tỏi xảy ra quanh mình, họ vẫn lấy tôi ra làm đề tài câu chuyện. Họ vỗ ngực tự cho mình là nhất rồi lên lớp con cháu của họ rằng: "Bọn mày đừng học theo cái X ở tầng Y đấy, có cái chuyện cỏn con thôi mà cũng tự tử, kiểu người như nó là sâu mọt của xã hội."

Năm thứ ba. Ba mẹ già hơn hồi ấy nhiều lắm, rõ ràng chẳng bao giờ cười nhưng từng nếp nhăn nơi khoé mắt vẫn hiển hiện. Những lời mỉa mai gia đình tôi chẳng còn mấy, thay vào đó là tiếng thở dài cùng khuyên nhủ.
"Sinh một đứa nữa đi, chẳng lẽ vì cháu nó... Đó... Haiz."

Năm thứ tư. Tôi có một cô em gái. Ba mẹ gọi em ấy là Lạc Lạc. Lạc trong khoái lạc (vui vẻ).

Năm thứ năm. Em có hai cái lúm đồng tiền xinh lắm, mỗi khi tôi cúi người lại gần chiếc nôi em nằm, tôi sẽ đưa tay chọc khuôn mặt bụ bẫm của em, nhưng lần nào cũng vậy, tôi chẳng thể đụng vào được. Tiếc thật đó.

Năm thứ sáu. Mỗi khi được ba bế bổng lên, đôi mắt em sẽ cong cong tựa vầng trăng non vậy, cười thật tươi, lộ ra hai lúm đồng tiền kia. Mẹ cũng cười nhiều hơn trước.

Năm thứ bảy. Ba mẹ cất hết hình của tôi đi, đặt vào một chiếc hộp đen.

Năm thứ tám. Ai cũng thích em cả. Đợt Tết, em búi tóc natra, mặc nhiều đến nỗi trông tròn như một chú gấu con vậy. Em ngây ngô chúc Tết mọi người, tôi nghe em nũng nịu gọi ba, gọi mẹ, gọi ông. Tự dưng tôi muốn nghe em ấy gọi chị quá.

Năm thứ chín. Tất cả những dấu vết có liên quan về tôi đều bị dọn sạch. Trong tấm ảnh treo trên tường kia, là ba mẹ và em, em ngồi giữa, cười thật hạnh phúc.

Năm thứ mười. Em tan học về, rầu rĩ hỏi chuyện ba mẹ.
"Con có chị phải không mẹ?"
"Bạn con nói chị ấy là kẻ nhát gan, là đứa trẻ hư."

Trên mặt em toàn là nước mắt, chóp mũi đỏ bừng, nức nở nhìn ba mẹ rồi nói.

"Dì Trương ở tầng dưới cũng bảo chị là đứa trẻ hư, bảo chị ấy không hiểu chuyện. Có phải thế không mẹ?"

Tôi bay đến cạnh em, thì thầm.
"Đúng vậy, chị em là đứa trẻ hư."

Mẹ cúi người xuống, xoa nhẹ tóc em.
"Lạc Lạc, con còn có một người ch..."
"Làm gì có chị nào ở đây!" Ba gào lên.

Em chưa từng thấy ba nổi giận, em bị doạ, nên khóc thật to.
Tôi bay đến cạnh em, chẳng biết nên làm thế nào mới phải.
Tại tôi hết.

Mẹ đưa em về phòng, dỗ dành em, rồi ra ngoài tranh cãi với ba, đây là trận cãi nhau lớn nhất kể từ khi tôi chết.

"Đấy là chị của nó, để nó biết nó có chị thì có gì mà sai?"
Mẹ hét khàn cả giọng.

"Nếu bà muốn Lạc Lạc cũng sống trong cái nhìn của người khác thì bà cứ để nó bị cười chê đi."
"Chết thì cũng chết rồi, vợ chồng mình bị người ta chê cười cũng đành chịu thôi, chẳng lẽ giờ bà muốn Lạc Lạc cũng bị người ta cười luôn mới vừa lòng sao? Cười Lạc Lạc có một người chị yếu đuối, vô dụng, chẳng được tích sự gì sao?"

Mẹ nghe thấy câu gào này của ba thì cả người như mất hết tinh thần vậy, hai hốc mắt đỏ bừng, mẹ lấy tay che mặt, từ từ ngồi xổm xuống, mẹ nghẹn ngào bật khóc.

"Không phải lỗi của con... Đó là bệnh... Là bệnh..."

Lỗi của con mà mẹ.

"Khả năng chịu đựng của lũ trẻ thời nay kém quá, có tí xíu không vui thôi là chơi trò tự tử..."
"Thì đó, ba mẹ vất vả nuôi nó lớn đến thế rồi mà, chả biết thương ba mẹ gì cả..."
"Tôi bảo chứ, trầm cảm cái đếch, cả ngày chẳng phải làm gì nên rảnh rỗi sinh nông nỗi thôi..."

Đã mười năm kể từ khi tôi chết, tôi lại rảo bước lên tầng thượng của toà nhà ấy.

"Chết là được giải thoát."
Không.
Chẳng giải thoát được đâu.
Chết cũng chẳng giải thoát được đâu

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top