dau tu von nha nuoc
Vđ 7: ĐẦU TƯ, KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC
Khái niệm, đặc điểm của đầu tư kinh doanh vốn nhà nước.
khái niệm: đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước theo pháp luật đầu tư là việc Nhà nước dùng vốn để hình thành các loại tài sản mới nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế hoặc tìm kiếm lợi nhuận phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Như vậy qua khái niêm này có thể xác định đầu tư kinh doanh vốn nà nước gồm 2 ndung chính:
- hoạt động đầu tư tài chính của Nhà nước đối với các dự án, chương trìn nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế, có khả năng thu hồi vốn. Trong trường hợp này nhà nước thực hiện đầu tư với tư cách là ng tạo ra các sản phẩm công cho xã hội
- hoạt động sử dụng nguồn vốn do Nhà nước quản lý, đầu tư vào các tổ chức kinh tế, với mục tiêu song hành là gia tăng giá trị tài sản của Nhà nước và thực hiện kiểm soát sự ổn đinh kinh tế trong lĩnh vực chiến lược.
đặc điểm:
- chủ thể bỏ vốn đầu tư, kinh doanh là Nhà nước. Nhà nước có thể đầu tư toàn bộ vốn hoặc chỉ đầu tư một phần vốn cùng các chủ thể đầu tư khác để thực hiện các dự án đầu tư. Là chủ thể đặc biệt, Nhà nước không trực tiếp thực hiện vai trò của chủ đầu tư mà hoạt động đầu tư của nhà nước thực hiện thông qua các cơ quan chức năng.
- Mục tiêu đầu tư kinh doanh luôn gắn với việc thực hiện các chức năng, vai trò của nhà nước. nhà nước là chủ thể quản lý xã hội nên việc thực hiện đầu tư cũng k nằm ngoài mục tiêu chung, đó là yêu cầu cơ bản, nhiệm vụ chủ yếu của nhà nước phải được thực hiện đầy đủ và toàn diện. Điều đó có nghĩa là hoạt động đầu tư, sử dụng vốn của Nhà nước luôn gắn với nhiệm vụ cụ thể, vai trò định hướng nền kinh tế của quốc gia trong từng giai đoạn. nhiệm vụ này không nằm ngoài mục tiêu chính sách phát triển kinh tế xã hội, chính sách đầu tư, chính sách tài chính tiền tệ quốc gia
- Nguồn vốn nhà nước đầu tư luôn gắn với phần đóng góp của công chúng. Đối với bất cứ nhà nước nào nếu không có sự phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài thì nguồn vật chất hình thành nên năng lực tài chính quốc gia chỉ có thể hình thành từ tổng giá trị hàng hóa dịch vụ xã hội (GDP hoặc GNP), do công chúng tạo ra và đóng góp một phần cho nhà nước.
- Thực hiện kinh doanh vốn , nhà nước mong muốn giảm bớt gánh nặng của dân chúng. Các quốc gia hiện đại đều có xu hướng gia tăng chi tiêu thường xuyên trong khi áp lực giảm các khoản thu từ công chúng ngày càng lớn. mặt khác, nhà nước nắm nguồn tài chính to lớn của quốc gia. cHính vì vậy dẫn đến việc nhà nước tìm kiếm nguồn thu từ chính năng lực tài chính vốn có của mình.
nội dung đầu tư kinh doanh vốn nhà nước theo luật đầu tư 2005
chủ thể thực hiện nhiệm vụ quản lý, nhiệm vụ đầu tư kinh doanh vốn nhà nước
a.1 chủ thể quản lý hoạt động đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước
- cơ quan tài chính: NĐ 77/2003/NĐ- CP ngày 1/7/2003 quy định tráh nhiệm quản lý hoạt động liên quan đến đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước
+ đối với khoản vốn thuộc ngân sách nhà nước: Bộ TC có trách nhiệm phối hợp với Bộ kế hoạch và đầu tư lập dự toán chi đầu tư phát triển, phương án phân bổ chi đầu tư xây dựng cơ bản, bổ sung dự trữ nhà nước, hỗ trợ tín dụng nhà nước, chi góp vốn cổ phần và liên doanh của ngân sách nhà nước trung ương theo quy định của pháp luật, thực hiện chi ứng trước theo trường hợp luật định
+ đối với khoản vốn vay trong nước và ngoài nước (kể cả vay hỗ trợ phát triển chính thức và vay thương mại) BTC thống nhất quản lý
+ đối với các nguồn viện trợ, BTC có trách nhiệm tiếp nhận, phân phối và quản lý việc sử dụng
Hoạt động tài chính có thể phân nhánh cho các chủ thể dưới đây:
+ quỹ hỗ trợ phát triển: là chủ thể quản lý các nguồn vốn của Nhà nước giành cho tín dụng đầu tư phát triển để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước
+ Ngân hàng phát triển: là tổ chức đặc biệt, NHPT kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm của quỹ hỗ trợ phát triển, hoạt động k nhằm mục tiêu lợi nhuận, k phải nộp thuế và k thực hện các biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động NH. Nội dung hoạt động chủ yếu là thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển, đồng thời tiến hành thu hồi vốn và cung cấp các dịch vụ ngân hàng
- cơ quan quản lý ngành và lĩnh vực đầu tư
+ đối với khoản vốn đầu tư thuộc chương trình đầu tư của chính quyền TW, trách nhiệm quản lý vốn đầu tư thuộc về các bộ quản lý ngành
+ đối với vốn đầu tư thuộc chương trình do địa phương đảm nhiệm thì chính quyền cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý
Các cơ quan quản lý này thường thành lập các bộ phận chức năng thay cho cơ quan chủ quản đầu tư quản lý. Ví dụ như: ban quản lý dự án (PMU), ban điều phối dự án (PCU), ban thực hiện dự án (PIU)…
a.2 chủ thể thực hiện kinh doanh vốn nhà nước
* tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước là đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, thực hiện chức năng đầu tư và kinh doanh vốn ở các doanh nghiêp khác (cty TNHH; CTy cổ phần được chuyển đổi từ cty nhà nước độc lập hoặc mới thành lập)
- có tư cách pháp nhân
- hoạt động theo pháp luật doanh nghiệp và các quy định khác liên quan
- chức năng, nhiệm vụ:
+ tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại các công ty
+ đầu tư và kinh doanh vốn nn vào các ngành, lĩnh vực kinh tế trong nc và ngoài nc
+ thực hiện việc đầu tư và quản lý vốn đầu tư của tổng cty vào các lĩnh vực , ngành kinh tế quốc dân theo nhiệm vụ nhà nc giao
* Bộ kế hoạch và đầu tư: trình kế hoạch đầu tư xd cơ bản và ktra, đánh giá hiểu quả vốn đầu tư của các công trình xd cơ bản…
đối tượng được đầu tư vốn nhà nước
k/n: là các chương trình ( công trình) cần phải thực hiện bằng nguồn vốn do nn quản lý, gắn với chiến lược phát triển của nn
- các tổ chức kinh tế:
- các dự án sử dụng vốn nhà nước cho mục tiêu đầu tư phát triển: dự án chiến lược, là bộ phận cấu thành của 1 hạ tầng kinh tế; dự án thuộc cơ sở hạ tầng và dịch vụ; dự án trong lĩnh vực năng lượng, công nghiệp…
* lưu ý: các dự án đc nhà nước đầu tư có thể do các chủ đầu tư nc ngoài thực hiện theo hiệp định ký kết giữa CPVN với các nc đc kí kết
phương thức đầu tư kinh doanh vốn nhà nước
c.1 đầu tư vào các t/c k tế
- nguyên nhân: tư nhân k thể đủ tiềm lực kt trong khi đó những sp đó đóng vai trò quan trọng cho an ninh, ổn định…mặt khác nhà nước cũng có nhu cầu đầu tư thu lợi nhuận
- nguyên tắc: tập trung vào các ngành, lĩnh vực then chốt mang tính chiến lược thông qua đó thúc đẩy phát triển kinh tiếp vào các tổ chức kinh tế
- các hình thức:
+ đầu tư trực tiếp: tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước được đầu tư thành lập mới công ty nhà nước hoặc đầu tư mua lại toàn bộ doanh nghiệp khác; đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác
+ đầu tư gián tiếp vào các tổ chức kinh tế: đối tượng đc đầu tư là những ngành, lĩnh vực có hiệu quả, có khả năng sinh lời cao với phương thức đầu tư thông qua chứng khoán doanh nghiệp hoặc kí hợp đồng hợp tác kinh doanh
ð đặc điểm:
- thành lập tổng cty đầu tư và kinh doanh vốn nn là cơ quan đầu mối để thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nn
- nn đầu tư vốn thành lập các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu kinh doanh theo hình thức pháp lý là cty cổ phần, cty TNHH hoặc góp vốn, mua cổ phần để trở thành thành viên, cổ đông các công ty và chịu sự điều chỉnh của LDN
- việc tổ chức thực hiện các quyền của chủ sở hữu nn đc thể hiện trong quyền hạn , nhiệm vụ của các cơ quan nn do pháp luật quy định: thành lập và quyết định đầu tư vốn nn vào kinh doanh; bổ nhiệm cán bộ quản lý chủ chốt vào HĐQT các DN có vốn đầu tư ủa NN; quyết định mục tiêu, định hướng kế hoạch kinh doanh; giám sát, đánh giá kết quả hoạt động
c.2 đầu tư vào các hoat động kinh tế mang tính công ích
- nn thực hiện, hỗ trợ thực hiện việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công cộng
- nn đầu tư vốn thành lập các công ty quốc phòng an ninh và công ty nhà nước thực hiện nhiệm vụ công ích
- nn hỗ trợ và tạo đk thuận lợi để sản xuất và cung ứng dịch vụ công ích
- việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích được thực hiện theo phương thức đặt hàng hoặc giao kế hoạch
c.3 đầu tư vào các dự án: đc thực hiện bằng các nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển. các dự án phải đáp ứng đk về khả năn trả đc vốn vay; mức hỗ trợ k quá 85% vốn đầu tư dự án đó; đc ngân hàng thẩm định; phải sử dụng đúng mục đích trả nợ theo đúng kỳ hạn…
- đầu tư bằng khoản vốn cho vay: được thực hiện trên cơ sở nguồn vốn vay giữa NH phát triển hoặc thực hiện dự án theo hiệp định của CP.
+ nguồn thu từ phát hành trái phiếu kho bạc: sử dụng chung cho khoản chi đầu tư mà k xác định mục tiêu chi cụ thể
+ nguồn thu từ nguồn trái phiếu chính phủ: chỉ đc bố trí cho các dự án đầu tư đc duyệt, k đc sử dụng cho dự án ngoài danh mục TTCP phê duyệt.Các dự án này pỉa đáp ứng những đk nhất định, mức vốn cho vay k đc vượt quá 70% tổng số vốn đầu tư tài sản cố định đc duyệt của dự án
+ nguồn vốn ODA:
- đầu tư trên cơ sở có hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
+ nội dung: dự án sau khi được hoàn thành, đưa vào sử dụng bằng nguồn vốn của chủ đầu tư, của các nguồn tín dụng khác, có thể được ngân hàng phát triển hỗ trợ 1 phần để chi trả tiền lãi trong quá trình chủ đầu tư huy động vốn.
+ đối tượng: các dự án thuộc đối tượng vay vốn đầu tư theo quy định nhưng mới đc vay 1 phần hoặc chưa đc vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nn mà phần còn lại hoặc toàn bộ dự án đã vay vốn thương mại; các dự án theo danh mục nhành nghề thuộc lĩnh vực và địa bàn đc hưởng ưu đãi đầu tư nhưng k thuộc đối tương vay vốn đầu tư và k đc bảo lãnh tín dụng đầ tư của NHPT
+ điều kiện: dự án đã đc hoàn thành đưa vào sử dụng và hoàn trả vốn vay; CĐT chỉ nhận đc hỗ trợ lãi suất đối với số vốn vay của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại vn để đầu tư tài sản cố định và trong phạm vi tổng số vốn đầu tư tài sản cố định đc duyệt của dự án; tổng mức hỗ trợ k đc quá 85% vốn đầu tư tài sản cố định đc duyệt của dự án; NHĐTPT k hỗ trợ lãi suất sau đầu tư nếu dự án đó dã đc quỹ đầu tư hoặc các cấp ngân sách nhà nc hỗ trợ lãi suất
+ mức hỗ trợ lãi suất đc xác định theo nguyên tắc: tùy theo quy mô mà NHPT cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư 1,2 lần trong năm; đối với khoản vay đc trả trước hạn mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đc tính theo thời hạn thực vay của khoản vốn đó; đối với các dự án khoanh nợ thì thời gian khoanh nợ k đc tính vào thời hạn thực vay để tính hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và thời hạn hỗ trợ tối đa bằng thời hạn vay ghi trong hđ tín dụng; đối với các khoản nợ quá hạn, thời hạn để tính hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là thời hạn vay của khoản nợ đó ghi trong hđ tín dụng (chưa gia hạn)
- đầu tư bằng nguồn vốn có bảo lãnh tín dụng: đc điều chỉnh bằng pháp luật NH, chỉ khác phí bảo lãnh:chủ đầu tư đc bảo lãnh tín dụng k phải trả phí bảo lãnh cho quỹ hỗ trợ (ngân hàng) phát triển
thu hồi vốn đầu tư
- các khoản tín dụng thực hiện thông qua NHPT (kể cả vốn ODA) đều đc thu hồi theo tiến độ và thời hạn của HĐ tín dụng
- đối với những dự án đc đầu tư bằng nguồn trái phiếu CP, thời hạn thực hiện dự án và thời gian thu hồi vốn phải tương ứng với thời hạn trả nợ nc ngoài
- đối với nguồn vay nợ, nguồn viện trợ của nc ngoài, tùy theo từng loại vốn đã đã sử dụng và thời gian cần thiết thực hiện dự án đầu tư và xác định thời hạn cho vay, thu hồi nợ phù hợp
- đối với nguồn vốn có nguồn gốc từ các khoản vay huy động khác của NHPT, thời gian cho vay và thu hồi nợ ngaoif việc phụ thuộc vào nhu cầu của dự án, chương trình, còn phụ thuộc vào kết cấu nguồn vốn huy động và tỷ lệ cấp tín dụng của NHPT đối với khách hàng
việc điều chỉnh gia hạn nợ, xử lý tài sản ..sẽ thực hiện theo quy trình chung giữa tổ chức tín dụng và khách hàng
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top