[TUẦN BÁO SeSC] Mau Mau Xem Tuần Nay Có Gì Nha!

01.12.2018

[TUẦN BÁO SeSC]
---------------------------------------------------------

Thấy báo SeSC là biết cuối tuần rồi đó các bạn.

Mau mau xem tuần nay có gì nha!

---------------------------------------------------------

1.

Những vấn đề nào sẽ biến cuộc gặp của ông Trump và ông Tập trở nên nóng bỏng?

Ngày 1/12 tới đây, cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có mặt tại Buenos Aires, Argentiana để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và có một cuộc gặp bên lề. Đây là lần gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo đứng đầu thế giới kể từ khi căng thẳng thương mại leo thang hồi tháng 6/2018.

Nếu các quan điểm mâu thuẫn giữa hai quốc gia không được giải quyết về mặt chủ trương trong cuộc gặp lần này, những viễn cảnh tồi tệ hơn có thể xuất hiện trong tương lai gần. Không chỉ là việc cuộc chiến thương mại trở nên trầm trọng kéo dài, mà kịch bản về một cuộc chiến tranh “lạnh”, hoặc thậm chí là một cuộc chiến tranh “nóng” – liên quan tới quân sự, cũng có thể nổ ra.

Mỹ từ lâu đã là một điểm đến quan trọng của hàng hóa Trung Quốc. Mỹ cũng cần nguồn hàng hóa nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu cho những người tiêu dùng với thu nhập hạn chế. Mặt khác, Mỹ cũng biết rằng Trung Quốc là người mua năng động và mạnh tay nhất đối với các Trái phiếu Kho bạc do Chính phủ Mỹ phát hành.

Nhưng hiện nay, Trung Quốc không muốn tiếp tục là xưởng gia công của thế giới với các nhà máy sản xuất hàng hóa khổng lồ giá trị gia tăng thấp. Trung Quốc muốn chuyển đổi mô hình từ sản xuất sang dịch vụ, từ tập trung xuất khẩu sang đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, từ nhập khẩu công nghệ (chủ yếu từ Mỹ) sang làm chủ các phát minh sáng tạo. Và việc Trung Quốc thúc đẩy tiêu thụ nội địa sẽ khiến cho tỷ lệ tiết kiệm của Trung Quốc giảm đi, qua đó lượng tiền Trung Quốc tài trợ trở lại Mỹ – thông qua việc mua trái phiếu Kho bạc – cũng sẽ giảm tương ứng.

Nếu muốn giải quyết triệt để các mâu thuẫn căn bản này, hai bên không chỉ thảo luận về các khoản thuế trong cuộc gặp tới đây. Và theo các nhà quan sát lâu năm kỳ vọng hai bên cần phải đề cập trực diện vào các mâu thuẫn căn bản. Kịch bản thảo luận cho cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình và Tổng thống Donald Trump cần đề cập trực diện tới 4 nội dung sau: vấn đề tiếp cận thị trường, vấn đề tiết kiệm, vấn đề an ninh mạng và đối thoại.

Nguồn:
http://cafef.vn/nhung-van-de-se-bien-cuoc-gap-cua-ong-trump-va-ong-tap-tro-nen-nong-bong-20181128160645597.chn

2.

4 năm trước, vào ngày 31/10/2014, kết thúc cơn ác mộng sau 4 tháng sụt giảm liên tiếp, bitcoin có giá chưa tới... 400 USD. Cụ thể, chỉ với 336 USD, bạn có thể sở hữu bitcoin ở thời điểm đó.

Đến thời điểm hiện tại, sau khi bắt đầu tháng 11 với mức giá trên 6.500 USD, tới nay bitcoin đã sụt giá hơn 40% và tính từ ngày 1/8 đến nay, giá trị của đồng tiền số gây tranh cãi lớn nhất thế giới này đã giảm hơn một nửa.

Theo nhận định của tờ MarketWatch, bitcoin đang trên đường thiết lập những kỷ lục mà nó chưa thể hoàn thành từ 4 năm trước và có lẽ lần này "cơn ác mộng" sẽ trở thành sự thật cụ thể kết thúc phiên giao dịch hôm thứ Hai đầu tuần, giá bitcoin đã giảm xuống mức 3.810 USD, giảm tới 6,8% chỉ trong ngày hôm đó và  chỉ trong vòng vài ngày vừa qua, bitcoin đã liên tục thủng đáy.

Đến thời điểm hiện tại, khi các nhà đầu tư tin rằng mình đã mua vào ở mức giá chạm đáy tiếp tục bị "ăn thịt", những người phản đối bitcoin ngày càng khẳng định niềm tin chắc chắn của họ rằng ngành công nghiệp tiền số thực chất chỉ là "kẻ lừa đảo" không hơn không kém.

Theo nhận định của nhiều nhà đầu tư, cú trượt dốc của đồng bitcoin đã kéo dài suốt năm 2018 nhưng càng về cuối năm, có vẻ "cơn ác mộng" càng rõ ràng hơn. Tuy nhiên, không ai có thể đoán trước được điều gì. Biết đâu một buổi sáng thức dậy các nhà đầu tư sẽ lại nhìn thấy đồng tiền số bitcoin trở lại đỉnh 20.000 USD và khi đó "giấc mơ" mang tên bitcoin sẽ trở lại màu hồng?

Nguồn:
http://cafef.vn/con-ac-mong-4-nam-truoc-dang-lap-lai-voi-bitcoin-20181128163227613.chn

3.

Ngân hàng Hàn Quốc đua nhau mở rộng, cố gắng tăng cường sự hiện diện của họ tại Việt Nam bởi kỳ vọng vào tiềm năng tăng trưởng tốt của ngành ngân hàng cũng như việc Việt Nam tính nới trần sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng.

Theo bài báo mới đây được Nikkei đăng tải, ngân hàng KEB Hana, ngân hàng lớn thứ 2 tại Hàn Quốc tính theo tài sản, đang có các cuộc đối thoại để mua lại 17,65% cổ phần của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Shinhan Bank, ngân hàng trực thuộc tập đoàn tài chính Shinhan, gần đây đã vượt qua HSBC để trở thành ngân hàng nước ngoài số 1 tại Việt Nam với tổng tài sản 3,3 tỷ USD và hơn 900 nghìn khách hàng.

Giới chuyên gia phân tích chỉ ra rằng tiềm năng tăng trưởng của ngành ngân hàng Việt Nam cũng như việc Chính phủ nới lỏng các quy định điều tiết sẽ giúp cho Việt Nam ngày một hấp dẫn hơn đối với các ngân hàng Hàn Quốc.

Chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán Kiwoom Securities, ông Seo Young-soo, nhận xét: “Trong nhóm thị trường các nước mới nổi, Việt Nam là thị trường đáng thèm muốn nhất. Việt Nam có tỷ lệ đô thị hóa cao, thị trường khá tập trung so với các nước như Indonesia. Mô hình phát triển của ngành ngân hàng chịu định hướng của Chính phủ, khá tương đồng với các ngân hàng Hàn Quốc.”

Số liệu từ Financial Supervisory Service, một cơ quan quản lý tại Seoul, cho thấy tỷ lệ tài sản nắm giữ của các ngân hàng Hàn Quốc tại Việt Nam như vậy cao nhất so với tỷ lệ tài sản nắm giữ của nhóm ngân hàng nước ngoài đến từ các nước khác.

Nguồn:
http://cafebiz.vn/yeu-to-nao-khien-cac-ngan-hang-han-quoc-chay-dua-mo-rong-hoat-dong-tai-viet-nam-20181127082420777rf20181129081851206.chn

4.

So với cuối năm 2017, CPI tháng 11 năm nay tăng 3,34%. Nhưng so với tháng 10, chỉ số này lại giảm.

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 11 tháng năm nay tăng 3,59% so với bình quân cùng kỳ 2017. CPI tháng 11 tăng 3,24% so với tháng 12/2017 và tăng 3,46% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, CPI tháng 11/2019 giảm 0,29% so với tháng trước.

Trong đó, nhóm giao thông giảm nhiều nhất với 1,81% do ảnh hưởng từ đợt điều chỉnh giảm giá xăng, dầu vào thời điểm 6/11 và 21/11 làm giá xăng, dầu giảm 4,1%. Nhóm xăng dầu tác động CPI chung giảm 0,17%.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,64% chủ yếu do giá gas giảm 9,18%, giá điện sinh hoạt giảm 0,64% và giá dầu hỏa giảm 0,97%. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhóm bưu chính viễn thông giảm.

7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu có CPI tháng 11 tăng so với tháng trước là may mặc, mũ nón và giày dép, thiết bị và đồ dùng gia đình, đồ uống và thuốc lá. Nhóm giáo dục và nhóm văn hóa, giải trí, du lịch, thuốc và dịch vụ y tế, hàng hóa và dịch vụ đều tăng.

Lạm phát cơ bản tháng 11 tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,72% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 11 tháng năm nay tăng 1,46% so với bình quân cùng kỳ 2017.

Nguồn:
http://ndh.vn/cpi-binh-quan-11-thang-tang-3-59--20181129091025903p145c152.news

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top