Dau an trong tim 3 - C.Cookson
Tác Giả: Catherine Cookson DẤU ẤN TRONG TIM Người dịch: Văn Hòa - Kim Thủy
BEATRICE
CHƯƠNG 1
Beatrice ngồi trong phòng làm việc của mình. Giấy tờ đủ cỡ đủ loại bày
biện trên bàn trước mặt cô. Cô chống cùi tay lên bàn, bàn tay ôm lấy đầu, mắt
nhìn đăm đăm vào chiếc tủ kính ở trước mặt, tâm trí chỉ xoay quanh việc ông
luật sư đã khuyên cô: phải bán bớt đất, có lẽ phải bán đến hai chục mẫu. Vì, giá
đất đang cao, nên cô có thể trang trải tiền lời cấm cố ngôi nhà, trả số nợ như
chúa chổm của ba cô; hay ít ra cũng trả được nợ cho công ty cho vay. Còn về nợ
đánh bạc quả là một vấn nạn. Theo như lời ông Coulson nói, thì đây là một vấn
đề danh dự. ông ta lại còn khuyên giảm số người làm xuống còn một nửa,
nhưng cô cương quyết chống lại ý kiến này: Số người làm ít ỏi này đã nói lên uy
tín của gia đình, cô chỉ cần có thế, cô chỉ cần có ngôi nhà và uy tín của gia đình,
cô sẽ cương quyết duy trì hai thứ này cho đã Ôi, đúng thế. Thế đấy, cô phải duy
trì cho được.
Cô lại nhìn xuống các hóa đơn để trên bàn. Leonard đã thanh toán một số
rồi. Nhưng một số khác lại ùn ùn kéo đến, tất cả đều là nợ bí mật. Hai hóa đơn
trong số này đã làm cho cô cắn mạnh vào môi đến tươm máu, vì những hóa đơn
này là của cửa hàng bán đồ thời trang ở Newcastle. Hai hóa đơn mua áo dài cho
phụ nữ, cách nay đã mười tám tháng rồi. Mặc dầu cô biết cô thừa hưởng nhiều
nét bên ngoài của ba cô, nhưng nếu bây giờ có mặt ông ta ở đây, thế nào cô
cũng sẽ làm cho ông không còn trông giống cô nữa: cô hình dung ra cảnh ba cô
đứng trước bàn và nghe giọng ông nói: "Con đã xem những hóa đơn chi tiêu
trong nhà rồi đấy. Rồi con sẽ tìm cách để xoay xở cho tốt hơn".
Mấy tuần qua, cô đã học được một bài học rất xứng đáng. Những người gọi
là bạn đã tung tin về vụ "tai tiếng" này đi khắp nơi, họ đã kể hết đủ các thứ
chuyện có liên quan đến vụ này. Mọi người quanh vùng đều biết chuyện ba cô
không để lại di chúc, mà chỉ để lại một đống nợ vô số kể. Nhất là chuyện ông
luật sư đã có lòng tốt gọi hành động sai trái của ba cô là do nhẹ dạ, được mọi
người truyền miệng cho nhau nghe trùng với lúc bà vợ của Dave Wallace đến
quán trọ trong tình trạng xơ xác, hai mắt bầm tím.
Cô ngồi tựa người ra lưng ghế. Ngôi nhà rất yên lặng: chỉ có mình cô; cô
không nghĩ đến giải pháp cho người làm nghỉ bớt.
Rosie đã đi Newcasue để gặp Edward Golding, anh ta từ London lên đây có
công việc. Anh ta sẽ ở đây hai ngày. Rõ ràng anh ta có việc gì đấy quan trọng
muốn nói với Rosie, có lẽ về nhiệm sở, anh ta hy vọng được làm ở Newcastle và
nơi họ sẽ sống.
www.phuonghong.com www.taixiu.com
63
Tác Giả: Catherine Cookson DẤU ẤN TRONG TIM Người dịch: Văn Hòa - Kim Thủy
Từ khi Rosie biết sự thật về bản chất của bố, cô đã thay đổi tính tình. Mặc dù
chuyện của bố đã làm cho cô sững sờ, đau đón, nhưng cô vẫn không mất đi bản
chất vô tư của mình. Tâm hồn của cô vẫn trẻ thơ, không bị thực tế của cuộc đời
làm héo úa. Phải nói cô là người vô tâm thanh thản. Thế nhưng Beatrice vui
mừng khi em cô lấy chồng mà dù ở nơi gần cô. Mặc dù em cô tính tình hay thay
đổi, nhưng cô vẫn thích cô ta. Thực vậy, cô thích cô ta hơn là thích Manon hay
Helen. Đúng thế, He len thường làm cho cô bực mình, và người chồng tốt bụng
của nàng cũng thế. Đúng, đúng... anh ta có lòng tốt chi trả những phiếu nợ,
nhưng vì anh ta giàu, có nhiều tiền mới làm thế được. Thế mà trước đây cô
không biết anh ta giàu. Ôi, giàu có cũng có nhiều thứ bậc khác nhau. Nhưng còn
Helen thì cô không thể chịu đựng nổi. Lúc nào nơi nàng cũng có thái độ khiến
cho cô cảm thay cô không phải là người trên nàng, không phải là chị của nàng.
Có lẽ vì nàng cao hơn và xinh đẹp. Thế nhưng mỗi khi hai chị em gặp nhau,
nhìn thái độ của nàng là cô ghét cay ghét đắng.
Có tiếng gõ cửa, cô đáp lớn:
- Vào đi - Frances Middleton bước vào, bưng trên tay cái khay bạc, chị ta
nói:
- Thưa cô có thư nữa.
- Để xuống đấy. - Beatrice đưa tay chỉ vào một góc bàn. Cô không cám ơn
cô gái một tiếng nào mà cứ viết tiếp.
Một lát sau, cô miễn cưỡng mở thư ra xem. Lá thư đầu cô biết ngay là một
phiếu nợ khác, vì các phiếu nợ đều có những phong bì đặc biệt. Cô đã bắt đầu
nhận, ra thư nào là thư đòi nợ. Nhung chiếc phong bì thứ hai cô nhìn thật kỹ.
Trước khi bức thư đến đây, người ta đã chuyển nó đến hai địa chỉ khác rồi. Cô
mở phong bì ra, và khi nhìn vào đầu tờ giấy, cô biết ngay bức thư xuất phát từ
một công ty luật. Bức thư bắt đầu bằng câu:
Đại tá Steel thân mến,
Cô liền nhìn lại vào phong bì. Bức thư gửi cho Đại tá Steel, gởi cho ông nội
cô chứ không phải gửi cho ba cô. Cô đọc tiếp:
- Thưa ngài, tôi xin báo cho ngài hay rằng bà chị gái của ngài, Alice Benton
Forester, đã chết vào ngày 17 tháng Hai vào tuổi đại thọ: 98 tuổi. Chúng tôi rất
khó khăn trong việc tìm địa chỉ của ngài, và bà giờ chỉ nhớ có tên của ngài mà
thôi. Bà không để lại di chúc, và đương nhiên là tiền trợ cấp hàng năm cho bà
cũng hết luôn. Đồ đạc của bà để lại rất ít: một cái vòng đeo tay và một sợi dây
chuyền, không có thứ nào là đáng giá hết. Nhưng nếu ngài muốn, tôi sẽ gởi hết
đến cho ngài.
www.phuonghong.com www.taixiu.com
64
Tác Giả: Catherine Cookson DẤU ẤN TRONG TIM Người dịch: Văn Hòa - Kim Thủy
Tôi đã có gặp bà một vài lần, nhưng đã cách nay vài năm rồi. Bà là người
hiền từ, cư xử dịu dàng với nhân viên trong bệnh viện tư, hộ cho tôi biết rằng
trong hồ sơ có ghi căn bệnh của bà đã có biến chuyển tốt từ năm bà được 40
tuổi, khi ấy căn bệnh từ tâm thần điên loạn thường khiến cho bà thích cởi áo
quần và đồ đạc trên người đã bắt đầu giảm dần. Rõ ràng nhân viên trong bệnh
viện đã rất thương mến bà.
Bà được chôn cất trong khu nghĩa trang ở địa phương, và vì có lẽ ngài sẽ
không thể đến đây được cho, nên tôi xin ý kiến của ngài cho biết tôi có cần gửi
những thứ nữ trang rẻ tiền này đến cho ngài không.
Tôi đợi lời phúc đáp của ngài.
Trân trọng chào, ngài.
Thomas Harding.
Cô lướt mắt nhìn lên đầu trang, cô thấy có ghi: "Công ty Luật Harding &
Bright". Ở bên dưới hang chữ và nằm về một bên là địa chỉ của công ty
Falmouth.
Người đâu mà chỉ để lại vài thứ nữ trang rẻ tiền. Cô ném bức thư sang một
bên, vẻ ghê tởm. Cô biết đấy là bà cô Ally, cả nhà đều nhớ bà nội cô thường
nhắc đến bà ấy và ông nội cô thường đích thân không ngại đường xa đến tận
Cornwallis thăm bà.
Cô quay mặt sang một bên, vẻ ghê tởm khi nghĩ đến từ "cởi bỏ áo quần".
Được rồi, họ cứ giữ lại mấy món nữ trang rẻ tiền ấy đi. Cô sẽ không viết thư trả
lời đâu cô đã có lắm thư từ trong óc quá rồi không còn tâm trí đâu mà tính đến
chuyện này, vì cô biết cô sẽ nhận thư tiếp theo gửi chi phiếu thanh toán đám
tang của bà cô. Cô biết rõ các ông luật sư. Cô đã ớn cái ông luật sư Coulson này
quá rồi. Luật sư là người được xem để giúp đỡ người ta, để thu xếp công việc
cho người ta, thế mà ông ta chỉ khuyên cô bán đất. Rồi đương nhiên là sẽ có lời
khuyên của Helen nữa, nàng sẽ khuyên cô tách gian nhà ngang ra, nhà này là
một ngôi nhà riêng biệt. Được rồi, cứ để cho nàng khuyên gì thì khuyên, cứ
khuyên tách riêng ngôi nhà ấy ra mà cho thuê.
Bỗng cô đứng dậy, nói:
- Hôm nay thế là đủ, không làm gì nữa, - rồi cô ta bước ra khỏi phòng. Cô
ngần ngừ dừng lại ở hành lang. Cô đã định đến phòng khác, nhưng cô nghe có
tiếng động ở đấy, cô biết có người giúp việc đang làm việc ở trong phòng. Cho
nên cô xuống thang lầu. Đến đầu cầu thang, cô dừng lại, đưa mắt nhìn dãy ban
công và nhìn dọc theo hành lang. Hôm nay sao ngôi nhà trông có vẻ trống vắng
thế nhỉ? Có lẽ vì do Rosie đi vắng.Khi Rosie lấy chồng rồi, cổ sẽ làm gì? Dĩ
www.phuonghong.com www.taixiu.com
65
Tác Giả: Catherine Cookson DẤU ẤN TRONG TIM Người dịch: Văn Hòa - Kim Thủy
nhiên là cô ấy sẽ ở gần thôi, nhưng dù sao thì cũng không như chung một nhà.
Tuy nhiên, chọn con đường sang Ấn Độ như Marion, và Helen thích sống ở
Hampshire thế mà hay. Đương nhiên Helen chọn sống ở đấy để gần bà con bên
chồng có chức tước. Cô ấy cho rằng tất cả đàn ông đều muốn bay nhảy... Và
phải chăng cô ấy thích sống với đàn ông?
Cô đi vào phòng ngủ của mình, bước đến cái bàn bên giường, mở nắp hộp
kẹo sôcôla, lấy một cái bỏ vào miệng. Khi quay đi bỗng cô ngần ngừ ngồi lại,
rồi cô lấy hộp kẹo bước đến ngồi bên cửa sổ, ăn hết cái này đến cái khác. Mỗi
khi cô thấy buồn bực cô có tật ăn đồ ngọt và kẹo sôcôla là thứ làm cho cô giải
sầu có hiệu quả nhất.
Bỗng cô ngừng ăn, đẩy hộp kẹo đi. Cô đang mong Rosie về nhà.
Cô nhìn quanh phòng. Mọi thứ đều bóng láng; nhưng cảnh tượng này không
làm cho cô thoải mái trong tình trạng hiện tại, vì trước mắt cô mọi vật đều có vẻ
mới mẻ và có phần xa lạ: cô chưa bao giờ cảm thấy mình cần có người như thế
này. Cô thường sống xa cách với mọi người: việc nói chuyện nhảm và cười đùa
thường làm cho cô tức giận.
Cô lại quay lui nhìn ra ngoài cửa sổ: bầy quạ đã quay về làm tổ trong đêm.
Cô đứng dậy. Cô ghét quạ và ghét tiếng kêu không ngớt của chúng. Ngày mai
cô sẽ lấy súng ra. Mặc dù cô nhắm bắn không chính xác bằng bố, nhưng cô
thường có thể bắn được vài con. Lần vừa qua chúng đã dời tổ đi, số tổ chúng
làm trên đọt cây gần nhà nhất.
Có tiếng cánh cửa trước nhà mở mạnh làm cô giật mình, cô vội vàng ra khỏi
phòng, xuống thang lầu, vừa lúc Rosie tháo những chiếc kim găm cài trên mũ.
Cô đến gần em gái, lên tiếng nói:
- Ồ, chắc em lạnh.
- Không, em không lạnh - Rosie cười toe toét - Em xuống xe ngựa ở bến xe
rồi đi bộ về nhà trời thật đẹp. - Vừa cởi áo khoác, cô vừa nói với chị: - Em
muốn uống một tách trà.
- Để chị gọi cho. Ta đến phòng khách nhỏ, trong phòng khách lớn, bọn
chúng đang dọn dẹp lau chùi.
Khi Rosie đã ngồi vào chiếc ghế nệm dài, Beatrice hỏi:
- Em ăn cơm với Teddy có ngon không?
- Ngon, ngon, tuyệt lắm. Em sẽ cho chị biết tin vui. Ngồi xuống đây. - Rosie
vồ vào chiếc nệm trên ghế dài bên cạnh mình. Khi Beatrice ngồi xuống rồi, cô
nắm bàn tay chị và nói: - Em quá kinh ngạc, - cô lắc đầu và nói tiếp. - Em
không tin được. Em không tin được. Có lẽ em sẽ sang Mỹ.
www.phuonghong.com www.taixiu.com
66
Tác Giả: Catherine Cookson DẤU ẤN TRONG TIM Người dịch: Văn Hòa - Kim Thủy
Beatrice ngồi im một hồi lâu mới hỏi:
- Sao? Sang Mỹ à? - Hai mắt cô nheo lại như thể đang cố để hình dung ra
đoạn đường sang Mỹ bao xa.
- Phải, phải, sang Mỹ. Chị thấy đấy, Teddy sắp làm việc ở Newcastle thì ảnh
đựơc gọi đến gặp Đức Ngài - Cô vỗ vào tay chị - đấy là từ mà anh thường gọi là
thủ trưởng của mình. Theo Teddy cho biết thì ông ta là nhân vật rất quan trọng,
nếu ai không được phép thì sẽ không bao giờ được lên gặp ông ta, thế mà anh ấy
cho biết ảnh đã đến gặp ông ta. - Cô cười khúc khích - Và chị biết sao không?
Ông ta hỏi ảnh có muốn sang làm việc bên Mỹ không? Có một nhân viên của
ông ta ở bên ấy lâm bệnh chết. - Nụ cười tắt trên môi cô, cô nói tiếp: - Anh đang
còn trẻ, và... chưa vợ. Vấn đề quan trọng là ở chỗ này - mặt cô trở nên ủ dột -
Vấn đề quan trọng là ở chỗ này. Họ thích đưa những thanh niên chưa vợ sang
làm việc bên ấy, nhưng chắc họ cũng dành cho trường hợp ngoại lệ, và trước
khi Teddy trả lời dứt khoát với họ, ảnh muốn biết em có bằng lòng kết hôn với
ảnh không.
Rosie cắn vào môi để khỏi bặt cười.
- Ảnh còn ở lại Newcastle hai hay ba hôm nữa và ảnh sẽ đến thăm chị. Vì ba
mất rồi, cho nên ảnh muốn đến xin phép chị như đến xin phép ba vậy. Anh ấy
rất đứng đắn, là Teddy, mặc dù ảnh còn trẻ quá. Ờ, mà không trẻ quá đâu, ảnh
hai mươi bốn tuổi rồi. Ảnh ở tại khách sạn George, ảnh muốn chúng ta đến đó
dùng cơm với ảnh vào đêm trước khi ảnh ra đi. Ôi - cô nhắm hai mắt và ôm chặt
hai tay vào người - em sung sướng quá đến phát khóc lên được. Sang Mỹ! Sang
Mỹ! - Bỗng cô mở mắt, nhìn chị rồi hỏi: Chị không mừng cho em à? Em biết,
em biết xa chị là điều rất khủng khiếp. Ở nhà chỉ còn lại hai chúng ta thôi,
nhưng... nhưng chắc chị thông cảm, thời gian gần đây em rất đau khổ, vì... vì
nhưng việc làm của ba, cho nên em muốn ra đi... - Cô bỗng cầm hai bàn tay của
Beatrice và nói tiếp: - Chị có thể sang đấy nghỉ ngơi. Bây giờ đi dễ rồi; tàu chạy
rất nhanh. Chỉ cần tám ngày là đến, mà có bao giờ chị đi khỏi đây lần nào đâu.
Hai chị em ta chưa bao giờ đi khỏi đây. Đấy, chị Manon đã sang Ấn Độ, nghe
nói tuyệt vời lắm. Trong lá thư vừa rồi chị ấy cho biết bên đó kỳ diệu lắm.
Nhưng chị vẫn còn chị Helen ở gần bên cạnh đấy. Nếu chị muốn là chị ấy đến
thăm chị ngay. - Cô nắm hai tay cô chị kéo lên ngực mình và để yên như thế. -
Chị chưa khi nào hòa thuận với chị Helen hết, nhưng chị hãy cố sống vui vẻ với
chị ấy, chị Beatrice à. Chị ấy rất dễ thương đấy chứ. Chị ấy thường nghĩ đến
chị, rất lo lắng cho chị. Chị ấy nói với em như thế.
Beatrice rút ra khỏi tay cô em và đứng dậy, nhìn xuống cô em gái, cô nói:
- Tôi không muốn Helen hay bất kỳ ai thương hại tôi hết. Mọi người đều
khỏi cần lo lắng cho tôi; tôi có thể tự lo cho tôi được rồi. Còn về phần cô, cô
www.phuonghong.com www.taixiu.com
67
Tác Giả: Catherine Cookson DẤU ẤN TRONG TIM Người dịch: Văn Hòa - Kim Thủy
cho tôi biết cô sẽ đi Mỹ! Thế là cô có thèm nghĩ gì đến tôi đâu, phải không? Tôi
sẽ phải ở lại đây một mình, nhưng không sao. Đúng, không thành vấn đề. - Cô
quay về phía lò sưởi. - Tôi vẫn còn ngôi nhà, và...và ngôi nhà mới là vấn đề làm
cho tôi quan tâm. Cô hãy nhớ cho điều đó, tôi có ngôi nhà và có thể giữ gìn
được ngôi nhà.- Mặc dù nói thế, nhưng cô biết ngôi nhà không phải là vấn đề
làm cho cô hoàn toàn quan tâm mà cô cần có người để bầu bạn, cô cần có Rosie.
Dĩ nhiên cô cần ngôi nhà, ngôi nhà là vật chủ yếu trong đời cô, nhưng cô muốn
có người chia xẻ ngọt bùi... không phải chia xẻ ngọt bùi với bất kỳ ai, mà chỉ
muốn chia xẻ với một trong số các cô em đã cùng cô lớn lên ở đây, đã cùng
thương yêu trìu mến ngôi nhà, chăm sóc ngôi nhà như cô. Cô là ngôi đã nghĩ
đến ngôi nhà như cha cô. Nhưng mấy ngày gần đây, cô không muốn nghĩ về cha
cô nữa.
Rosie đứng đậy đến bên cạnh cô chị, cô van xin chị:
- Thế chiều mai chị bằng lòng gặp anh ấy chứ? Anh ấy đã nói chắc chiều mai
ảnh sẽ đến.
- Ừ, ừ, dĩ nhiên là tôi sẽ gặp anh ta. Dù sao đi nữa, theo luật pháp tôi vẫn là
người chăm sóc cô mà tôi có thể bác bỏ được việc này.
- Nhưng chắc chị sẽ không bác bỏ chứ, chị Beatrice? Chắc chị biết em muốn
ra đi như thế nào rồi.
- Mà tại sao cô lại muốn đi? Đây là nhà của cô kia mà.
Bỗng Rosie bước lui khỏi Beatrice, cô nói lớn:
- Đây không phải là nhà tôi! Tôi không còn xem đây là nhà của tôi nữa. Nói
thật với chị, tôi xem nhà bên kia tường mới thật là nhà của tôi.
- Ồ đúng, đúng. Tao đã nghĩ như thế rồi, tao biết cái thằng chăn lợn vô tích
sự với mẹ nó...
- Chị không được gọi anh ta là đồ chăn lợn vô tích sự! Nếu tìm cho ra người
chủ trại thật sự, thì phải gọi anh ấy là nhà chủ trại. Chỉ có điều anh ấy không có
đủ đất để làm thôi. Nếu anh ấy mà có đất này - cô giang rộng hai cánh tay -
Chắc chị sẽ mở mắt ra mà xem.
Beatrice mở to mắt nhìn cô em gái: quả cô đang nhìn một thiếu phụ, người
thiếu phụ này không có dáng dấp gì là một cô bé hay là một cô gái còn nhỏ; cô
không cần chế ngự ai được nữa, mà cô thì lại muốn có người để bầu bạn. Mặc
dù cô biết có thể cô không còn khả năng để chế ngự cô em được nữa, nhưng cô
vẫn thấy cần sử dụng quyền lực của mình để buộc cô em gái phải nghe theo lời
mình.
Khi Rosie đi qua căn phòng, giọng cô vang lên, tức tối:
www.phuonghong.com www.taixiu.com
68
Tác Giả: Catherine Cookson DẤU ẤN TRONG TIM Người dịch: Văn Hòa - Kim Thủy
- Tôi sẽ đi Mỹ, chị không thể cản tôi được. Cô vung tay, bàn tay chụp lấy bộ
lò sưởi, Beatrice sững người, cô nghĩ, cô không thể nào can ngăn cô em được.
Bỗng cô khuỵu xuống, ngồi phịch lại trên ghế nệm dài, hai tay ôm lấy mặt, cô
rên rỉ than van. Cô muốn khóc mới lạ chứ.
Cô ngồi thẳng người lên, lấy khăn tay lau mặt, hít thở mấy hơi thật dài như
thể cố xua đuổi tất cả những chuyện vừa xảy ra...
Mười phút sau, ở trong phòng khách, cô loay hoay sắp xếp trên bàn làm việc.
Việc cuối cùng cô làm là lấy số thư đã mở rồi nhưng chưa phúc đáp, cho vào
một chiếc phong bì lớn. Trong khi tộng những lá thư vào phong bì lớn, cô trông
thấy lá thư của người luật sư gửi đến, lá thư nói đến cái chết của người đàn bà
cô không hề biết mặt sống trong một bệnh viện tư.
Cô còn nhớ thuộc lòng những câu phương ngôn khi còn học mẫu giáo. Ngừa
bệnh để khỏi chữa bệnh. Hạt sồi nhỏ sẽ sinh ra cây sồi lớn. Mắt cô vẫn nhìn vào
lá thư trong khi óc cô suy nghĩ mông lung, cô nhẩm đọc câu phương ngôn khác
nữa: Dĩ độc trị độc.
Bỗng cô lấy riêng bức thư của ông luật sư ra, đọc lại một lần nữa, mắt cô
dừng thật lâu trên hàng chữ:
Căn bệnh tâm thần điên loạn thường khiến cho bà thích cởi bỏ hết áo quần
và đồ đạc trên người...
Bỗng cô xòe mấy ngón tay đè trên bức thư như thể ép bì thư xuống mặt bàn.
Cô nhìn lại cuộc đời của cô em út. Có dòng máu ấy di truyền trong cô ta: Rõ
ràng có dòng máu điên trong người cô ta. Chắc cô không ngoa chút nào. Bỗng
cô lấy bức thư lên, xếp lại, tìm một hồi mới thấy chiếc phong bì cô đã ném nó
vào sọt rác - rồi cô đứng lên, và một lần nữa cô hít hơi vào thật dài ba lần,
nhưng lần này thì vì lý do khác.
www.phuonghong.com www.taixiu.com
69
Tác Giả: Catherine Cookson DẤU ẤN TRONG TIM Người dịch: Văn Hòa - Kim Thủy
BEATRICE
CHƯƠNG 2
Rosie ngồi một bên bàn đối diện với bà Annie. Robbie đứng phía sau bà,
tay vịn lên lưng ghế. Cả hai mẹ con nhìn Rosie, bà hỏi lại:
- Đi Mỹ à?
- Dạ. Không tuyệt sao! Ôi, xin bác, cháu xin bác và anh - Cô đưa bàn tay ra
phía hai mẹ con - đừng nói "đường xa quá" và đừng nói "Chúng tôi sẽ nhớ cô
lắm", vì bác và anh sẽ không nhớ cháu bằng nửa cháu nhớ bác và anh. Nhưng
cháu... Cháu muốn đi xa. - Những tiếng cuối cùng cô nói ra thì thào, và cô vẫn
giữ giọng nho nhỏ để nói tiếp: - Dù sao thì việc này cũng đã làm cho cháu được
toại nguyện. Ngay cả đến những thành phố gần đây cháu cũng không muốn, hay
là đến Newcastle, hay Durham, cũng không, mà cháu muốn đi xa, xa hàng vạn
dặm, thật xa nhà.
- Beatrice nói sao về chuyện này?
- Ôi, chị ấy huơ tay dọa sẽ ngăn chặn không cho cháu đi vì cháu chưa được
21 tuổi. Nhưng cháu nghĩ thế nào chị ấy cũng chấp nhận để cháu đi thôi. Teddy
sẽ đến uống trà vào lúc ba giờ, và cháu đã nghe chị ấy ra lệnh cho anh đầu bếp
làm vài món ăn đặc biệt. - Cô cười lạt - như thế tức là sẽ không có chuyện chị
gặp anh ấy chỉ để chào suông rồi chào giã biệt thôi. Chị ấy đã đi Newcastle để
gặp luật sư bàn về chuyện bán đất. Đấy là việc chị ấy cần phải làm nếu chị
muốn giữ lại ngôi nhà. Nhưng chị cho biết chị sẽ về lúc một giờ. Bác Annie à,
cháu nôn nao quá. Mà ôi, - cô nhìn Robbie và nói - anh đừng nhìn tôi như thế.
Làm ơn đừng nhìn như thế! Tôi rất ghét chuyện phải xa anh. Tôi không thích xa
anh, vì anh rất có ý nghĩa với tôi. Cả anh và bác gái. Mấy năm nay nếu không có
anh và bác, chắc tôi đã liều lĩnh làm những việc không hay rồi... có lẽ còn hỏi
cả Jimmy Oldham có muốn lấy tôi không nữa. Anh ta khoảng chỉ mới 40 tuổi là
cùng. Nhưng nếu thế thì chắc người ta phải kiếm người làm vườn khác. Tuy
nhiên, anh ta luôn luôn dễ thương khiến...
- Thôi, ngậm miệng lại! Đừng có nói như một con điếm thành phố!
Cô há hốc mồm sửng sốt, nhìn Robbie đi ra khỏi nhà bếp; rồi cô quay lại
nhìn mẹ anh. Bà Annie nhìn xuống bàn, mấy ngón tay gõ nhịp trên mặt bàn;
Rosie nhìn đăm đăm vào mặt bà để đợi bà nói gì, tiếng gõ nhịp càng vang to
hơn bên tai cô. Và khi bà cất tiếng nói, lời bà chỉ là một sự khẳng định.
- Robbie rất thương cháu.
www.phuonghong.com www.taixiu.com
70
Tác Giả: Catherine Cookson DẤU ẤN TRONG TIM Người dịch: Văn Hòa - Kim Thủy
- Cháu... cháu th- th- th... - Giọng cô cà lăm - Cháu cũng thương anh ấy, rất
thương. Nhưng cháu phải gạt sang một bên, vì cháu muốn đi xa.
- Ta biết rồi, cháu à. - Bà Annie đưa tay qua bên kia bàn, nắm lấy bàn tay
của Rosie, rồi nói tiếp: - Nhưng việc này thật buồn cười, cháu nhỉ, không bao
giờ chúng ta nhìn thấy vấn đề, những vấn đề quan trọng, những vấn đề nằm
ngay trước mũi ta. Đáng ra chúng ta phải hiểu chứ, thế mà chúng ta không hiểu.
Bác nghĩ đang có chuyện gì đấy sắp xảy ra, có thể là một con cuồng phong, một
trận động đất... trận động đất trong lòng người, hay cái gì đại loại như thế sẽ xảy
ra trước khi chúng ta kịp hiểu được.
Mặt Rosie hiện ra vẻ bối rối, cô nhủ thầm, chắc bà Annie không ám chỉ đến
nhũng gì cô có ý định nói ra, vì Robbie đã 28 tuổi, và... và anh luôn luôn như
người anh cả của cô; lắm lúc lại còn như người cha. Anh ấy thường nói năng cư
xử với cô cục cằn, không bao giờ nói với cô dịu dàng như bà Annie. Thế đấy,
bây giờ cũng thế. Anh ta đã quen thói cư xử với cô như khi cô còn bé nhỏ. Hồi
ấy anh thường cõng cô trên lưng kia mà. Nhưng trong năm vừa qua hay trước
đó một thời gian, có nhiều lúc anh không hề mở môi nói với cô một tiếng. Mà
cô không biết anh có đi khiêu vũ với Peggy Morgan và Mary Mackenzie. Thế
nhưng, bây giờ Mary Mackenzie đã lấy chồng rồi. Cô nhớ chị ta được mọi
người cho là xinh xắn, và bà Annie thường nói dối anh đi có việc. Chị ta con
của một người bán hàng thực phẩm và bà Annie nói chị có bà con với Robbie.
Cô thường cho đây là chuyện vui để nói cho nhau nghe.
Nhưng không còn gì vui để nói nữa. Bỗng cô cảm thấy buồn vì sắp đi Mỹ, vì
chắc cô sẽ nhớ hai người này vô cùng. Cô thương yêu họ. Đúng, đúng thế, phải
dùng từ yêu mới đúng, cô yêu họ, giống như cô không yêu ai trong gia đình cô,
không yêu ai kể từ khi mẹ cô mất. Nhưng cô thương Helen. Đúng thế, cô thích
Helen... Tại sao cô ngồi ở đây, suy nghĩ lung tung như thế này?
Bỗng bà Annie lên tiếng:
- Cháu ra nói chuyện với anh ấy đi, cháu đi đi.
- Anh ấy sẽ mạt sát cháu, anh ấy đang tức giận.
- Này cháu, thế cháu muốn cái gì?
- Cháu muốn anh ấy chúc cháu hạnh phúc, chúc cháu đi khỏi ngôi nhà bên
cạnh đây. Anh ấy cũng như cháu, căm ghét ngôi nhà bên ấy. Thực vậy, anh ấy
ghét nhà ấy lâu rồi. Cháu nghĩ chắc anh ấy sẽ mừng cho cháu.
Bà Annie đứng dậy vừa đi đến lò lửa vừa lặp lại:
- Đi ra nói chuyện với anh ấy đi, cháu đi đi.
Rosie từ từ đứng lên và bước ra khỏi phòng. Cô biết anh đang ở đâu rồi. Cô
đi đến chuồng bò.
www.phuonghong.com www.taixiu.com
71
Tác Giả: Catherine Cookson DẤU ẤN TRONG TIM Người dịch: Văn Hòa - Kim Thủy
Khi cô mở cửa ra, anh đang đứng ở cuối chuồng, tay cầm một nắm rơm chùi
cho một con bò. Cô gọi:
- Robbie.
Anh quay lại nhìn cô.
- Em... -Em xin lỗi vi đã nói tầm bậy làm phiền anh.
- Thôi quên đi. - Anh quay lui, tiếp tục công việc.
- Em không thể nào quên được. Em... em rất muốn ra đi càng sớm càng tốt.
Và cho dù chuyện đời có ra sao đi nữa thì em... em vẫn mãi mãi nhớ anh. Chắc
anh không biết em nhớ anh thế nào đâu.
Thế tại sao cô lại làm thế? - Anh quay người lui, ném nắm rơm sang một
bên, bước đến gần cô, rất gần đến nỗi mặt anh gần chạm vào mặt cô. Nhưng lại
hỏi: - Tại sao cô làm thế?
Đột nhiên cô không thể nào đáp được. Cổ cô nghẹn ngào. Nước mắt tuôn ra,
cô há hốc mồm lắp bắp nói:
- Anh... anh biết tại sao rồi. Anh biết lý do rồi. Em phải lấy... lấy...
- Nếu cô muốn ra đi thì cô chắc sẽ có đủ tư cách để ra đi.
- Không... không... không. Annie hỏi em có muốn lấy... họ không.
- Ôi lạy Chúa! - Anh đưa tay nắm lấy cô kéo lại gần hơn - Thôi, - đừng khóc
em yêu, đừng khóc. Anh hiểu rồi, anh hiểu rồi. - Bỗng anh hạ thấp giọng: -
Annie hỏi em có muốn lấy họ không ư? Lạy Chúa lòng lành! Em thật quá điên
rồi! Đừng, em yêu, đừng khóc như thế nữa. Hiểu rồi, anh hiểu rồi. Ừ, ừ anh hiểu
rồi.
Cô bớt khóc, nhích người lui, nói:
- Em xin lỗi... em xin lỗi.
Anh nhìn vào mắt cô, giọng vẫn bình thường:
- Rosie, anh chỉ muốn em được hạnh phúc. Anh chỉ muốn sao, suốt đời anh,
em được hạnh phúc. Kể từ ngày anh lôi em từ trên cây xuống, anh muốn làm
sao cho em được hạnh phúc, làm sao cho em giữ mãi sự trẻ trung với tất cả các
người khác. Anh biết tinh thần trẻ trung ấy đang còn nơi em. Nó chỉ bị lu mờ
trong chốc lát thôi. Càng lớn tuổi thường làm cho người ta bớt trẻ trung, nhưng
thế nào nó cũng sẽ trở lại với em. Rồi em sẽ thấy, dù em sang Mỹ hay đi
Timbuktu thì tinh thần vui tươi ấy cũng sẽ trở lại với em. Thôi bây giờ nín đi,
www.phuonghong.com www.taixiu.com
72
Tác Giả: Catherine Cookson DẤU ẤN TRONG TIM Người dịch: Văn Hòa - Kim Thủy
đừng khóc nữa, vì má sẽ nghiền đầu anh, nếu anh làm cho em buồn khổ. Vừa
qua em đã quá nhiều buồn khổ rồi. Em cần phải có một ít hạnh phúc. Rosie, hãy
tin anh đi, hãy tin là anh rất muốn em được hạnh phúc. - Bỗng anh dừng lại một
lát rồi nói tiếp: - Và như thế anh mới hạnh phúc. Ôi thế đấy, em được hạnh phúc
là anh có hạnh phúc.
Anh quàng tay quanh vai cô, dìu cô ra khỏi chuồng bò, đi vào nhà; khi vào
nhà bếp lại, anh nói với mẹ:
- Mẹ đã ăn uống hết cả rồi sao?
- Con nói cái gì? - Bà đi đến phía anh. - Mẹ không ăn uống gì hết. Nhưng mẹ
rất sung sướng khi được cùng nhau quây quần vui vẻ quanh bàn.
- Tốt quá, vậy chúng ta uống mừng việc đi Mỹ chứ? Chúng ta hãy uống
mừng việc đi Mỹ. - Anh cười với Rosie, rồi quay qua mẹ, chợt anh nghĩ chắc
mẹ anh cũng sắp khóc, nên anh nói lớn: - Mẹ đừng đứng như phỗng thế chứ!
Mẹ đi lấy ruợu đi!
Khi bà Annie đến lấy chai uých ki nhỏ trên kệ ở bếp, bà cắn nhè nhẹ vào
môi, lòng tự nhủ: "Này Annie MacIntosh, ngươi có đùa con trai thật quí hóa".
Beatrice mặc chiếc áo dài đẹp nhất đi vào phòng khách Rosie vùng đứng
dậy, cô nói:
- Ồ, chị Beatrice, trông chị đẹp quá. Em rất thích cái áo này, nó hợp với chị
vô cùng. Cám ơn chị ăn mặc hẳn hoi và cám ơn chị chuẩn bị bữa tiệc trà tươm
tất. Lạy Chúa! Quang cảnh dưới bếp trông như đang chuẩn bị một buổi tiệc, bác
bếp nấu nướng thật nhiều. Mấy giờ rồi?. Anh ấy nói nhiều lúc anh cảm thấy như
Thư ký Nghị viện. Hôm qua anh ấy nói ảnh thường như cô phụ dâu mà không
bao giờ được làm cô đâu, nghe anh nói, em đã phì cườỉ.
Tóc em xõa trên má kia, - Beatrice nói rồi đưa tay vuốt túm tóc quăn xòa
trên mặt Rosie ra sau tai. Cử chỉ của cô thật âu yếm khiến Rosie nghiêng người
tới trước hôn lên má chị. Rồi cô ngồi xuống, nói nho nhỏ:
- Em lo quá. Đây là buổi gặp gỡ chính thức, phải không?
- Ừ đại loại thế...
Đồng hồ đánh ba giờ.
www.phuonghong.com www.taixiu.com
73
Tác Giả: Catherine Cookson DẤU ẤN TRONG TIM Người dịch: Văn Hòa - Kim Thủy
Rồi đến ba giờ rưỡi.
Rosie đứng dậy bước đến cửa, cô nói:
- Chắc là ảnh trễ tàu, hay có lẽ anh không đón được xe mà đi.
- Còn khối thì giờ. Em hãy ngồi xuống đi. Không có gì nguội lạnh đâu. Chắc
khi nào cậu ấy đến chú bếp mới pha trà. Em đến ăn cái kẹo sôcôla. - Beatrice
đưa hộp kẹo sôcôla cho cô, cô lấy một cái cho vừa lòng chị, nhưng cô không
thích kẹo sôcôla. Nhưng cô vẫn cầm cái kẹo trong mấy ngón tay và đưa mắt
nhìn Beatrice ăn kẹo, rồi lấy cái khác trước khi để cái hộp xuống lại trên bàn.
Cô nói với chị:
- Nếu chị ăn nhiều kẹo chị sẽ uống trà không thấy ngon đâu.
- Không sao, - Beatrice nói - không ảnh hưởng gì... này em yêu, em hãy ngồi
xuống đi. Em cứ đi quanh như thế làm cho chị rối ruột mất.
Đến bốn giờ kém mười thì có chuông reo, cả hai đều đứng lên khỏi ghế.
Beatrice kéo cái váy dưới chiếc áo dài nhung xuống cho ngay thẳng và sửa lại
chỗ eo, rồi đưa tay ngăn Rosie không cho cô ta ra mở cửa, cô nói:
- Để đó cho Frances mở cửa, em. Em hãy bình tĩnh đi.
Họ nghe có tiếng nói ngoài hành lang; rồi có tiếng cửa đóng lại, rồi có tiếng
gõ cửa phòng khách, chị Frances mang vào cái khay bạc, trên khay có bức thư,
chị ta nhìn người này qua người khác rồi đưa lá thư cho Rosie, chị ta nói:
- Của cô, cô Rosie.
Rosie lấy lá thư, mở khằn rồi đọc:
Rosie thân mến,
Thật rủi, anh bị triệu hồi về London và phải lên đường ngay. Anh không biết
việc này có liên quan gì đến việc đi Mỹ của anh không, nhưng anh sẽ báo cho
em biết công việc được quyết định như thế nào.
Anh thương mến em vô vàn.
Hãy tin anh đi. Em nhé.
Teddy
Cô nhìn đăm đăm vào tờ giấy.
Không "em yêu dấu". Không "anh yêu em". Không anh rất ghét cảnh phải xa
em" không gì hết.
www.phuonghong.com www.taixiu.com
74
Tác Giả: Catherine Cookson DẤU ẤN TRONG TIM Người dịch: Văn Hòa - Kim Thủy
Cô không hiểu được. Không phải là thái độ của Teddy. Cô vẫn còn giữ
những lá thư của anh: rất thắm thiết, tình tứ, thậm chí còn đắm đuối nữa. Tóm
lại, những lá thư này đã giúp cô khỏi đau buồn chán nản trong mấy tháng vừa
qua.
Tự nhiên cô đưa bức thư cho Beatrice, cô nói:
- Em... em không hiểu nổi. Em... em thật không hiểu được! Hôm qua... - Cô
dừng lại. Cô không thể miêu tả được thái độ của anh hôm qua, thái độ khi nói
đến hai người sẽ làm đám cưới và sẽ đi ngoại quốc: anh bị kích thích, hăng hái
như một chàng trai mới lớn, luôn mồm nói về việc đi Mỹ và nói về cuộc sống ở
bên ấy. Nhưng dĩ nhiên, như anh đã báo cho em biết, là họ không thích thanh
niên lấy vợ trước khi nhận nhiệm sở ở đấy. Tuy nhiên, anh đã tin tưởng là việc
này sẽ êm xuôi. Nhưng vì anh chưa đưa chuyện này lên thượng cấp để xin phép,
nên việc triệu hồi về London này chắc không liên quan gì đến việc anh xin phép
lấy vợ trước khi lên đường hết.
Sau khi Beatrice đọc bức thư lần hai xong, cô ta nói:
- Tư cách như thế này thì quá tệ.
- Chắc... chắc công việc quá khẩn cấp, anh ấy mới bị triệu hồi về gấp như
thế. - Rosie lên tiếng bênh vực Teddy ngay lập tức. - Anh ấy không phải là loại
người tráo trở. Thực vậy, anh ấy rất nghiêm túc. Nghề của anh ấy phải thế. Anh
ấy tiếp xúc nhiều người nên ảnh phải nghiêm túc. Anh ấy đã nói với em như thế.
Bỗng cô ngồi xuống ghế trường kỷ. Cô tự hỏi em phải đợi đến bao lâu mới rõ
được việc này. Chắc là phải đến ngày mai anh ấy mới gặp được thượng cấp, rồi
sau đó anh mới viết thư cho cô và phải đến hôm sau cô mới nhận được thư. Thế
là em phải đợi đến hai ngày sau mới có thể biết được tin tức. Cô không biết làm
sao chịu đựng cho được thời gian lâu như thế này.
Cô nhìn Beatrice, chị mặc cái áo dài đẹp nhất, và đã bỏ công chuẩn bị buổi
tiệc trà, cô biết chị cô đã ra sức trang điểm để trông xinh xắn ra. Cô cảm thấy
đau đớn cất tiếng nói với chị:
- Em xin lỗi, chị đã mất công...
- Ồ, thôi, thôi! - Giọng Beatrice có vẻ lo lắng cho em, muốn trấn an cô. - Em
đừng lo cho chị về việc chị mặc áo đẹp. Còn về buổi tiệc trà... thì được rồi,
chúng ta cùng ăn thôi. Chẳng có gì thiệt hết. Nhưng chị chỉ lo em buồn phiền.
Nghĩ thật rất kỳ cục. Em ngồi xuống đi chị sẽ gọi đem trà lên.
- Đừng, đừng, đừng gọi, chị Beatrice. Bây giờ em không ăn uống gì được
đâu. Ngay cả uống trà cũng không. Em đi ra ngoài một lát.
Khi cô quay người đi, Beatrice liền hỏi:
www.phuonghong.com www.taixiu.com
75
Tác Giả: Catherine Cookson DẤU ẤN TRONG TIM Người dịch: Văn Hòa - Kim Thủy
- Em đi đâu?
Rosie không đáp. Cô đi từ từ ra phía cửa, chị cô lại lên tiếng khiến cô dừng
lại, giọng chị bình tĩnh như chị đã biết cô sẽ đi đâu:
- Em không sang nhà bên cạnh để nói cho họ biết chuyện nhà mình chứ?
Rosie quay lại, nhìn chị và đáp:
- Sang chứ, sang. Em sẽ sang nói cho họ biết. Em đã sang bên ấy nói cho họ
biết rồi, sau khi uống trà xong là em kể cho họ nghe về việc em thu xếp để ra đi,
cho nên bây giờ em phải sang nói cho họ biết không có việc thu xếp ra đi nữa.
- Chắc em biết chị không thích em sang bên ấy chứ, vậy tại sao em cứ sang?
- Vì họ là bạn của em. Họ lúc nào cũng là bạn của em, và sẽ mãi mãi là bạn
của em, bất kể có chuyện gì xảy ra: cho nên chị Beatrice à, em xin lỗi chị, chị
không ngăn cấm em được đâu: Chừng nào họ còn ở bên ấy là em cứ sang thăm
họ.
Hai người đứng nhìn nhau một lát, Rosie quay người bước ra ngoài, bình
tĩnh đóng cửa lại. Cô đi đến phòng để áo khoác ngoài hành lang, lấy chiếc áo
khoác cũ, cái mũ len, rồi đến cái giá ở một bên góc phòng, cô lấy đôi giày cao
cổ. Đây là bộ trang phục cô thường dùng mỗi khi cô cần leo tường để sang nhà
hàng xóm. Nhưng hôm nay cô không leo tường, mà cô sẽ sang bằng cửa chính...
Năm phút sau, bà Annie nghe có tiếng gõ cửa ở nhà bếp, bà nhìn ra thấy cô
đứng sững sờ bất động từ cửa, bà thốt lên:
- Kia, cháu, có gì thế? Bác tưởng cháu đã... - nhưng lời bà đã bị Robbie cắt
ngang. Anh đang ngồi uống trà ở bàn liền đứng dậy nói với mẹ anh:
- Mẹ có tránh đường cho cô ấy vào không nào? Có mắc mớ gì đến mẹ đâu,
mẹ? - Rồi anh quay qua Rosie, nói với cô: - Có gì không ổn sao? Anh tưởng...
- Cho tôi tách trà được không?
- Được, được, hai ba tách cũng được. Đến ngồi bên cạnh lò sưởi đi.
Không ai nói năng gì cho đến khi Rosie uống xong tách trà. Rồi cô nhìn
người này sang người khác, hai mẹ con ngồi trên chiếc ghế dài trước mặt cô, cô
nói:
- Anh ta không đến, mà chỉ gửi cái này.
Cô lấy bì thư trong áo ra, đưa cho họ.
Robbie đọc bức thư trước; đọc xong, anh ngẩng đầu nhìn cô, nhưng không
nói, rồi đưa bức thư cho mẹ anh. Sau khi đọc xong, bà nói:
www.phuonghong.com www.taixiu.com
76
Tác Giả: Catherine Cookson DẤU ẤN TRONG TIM Người dịch: Văn Hòa - Kim Thủy
- Chuyện kỳ thật. Anh ta thường viết thư cho cháu như thế này à? Anh ta viết
với giọng điệu như thế này sao?
Rosie cúi đầu, đáp nhỏ:
- Dạ không.
- Thế là chắc đã có lý do gì rồi, - Robbie nói. - Hẳn là phải có lý do đấy, vì
như anh ta nói, anh ta sẽ cho em biết trong vòng hai ngày nữa. Có lẽ anh ta viết
bức thư khi anh ta đang bận việc, không thể đến gặp em được. Em đã nói anh ta
có nhiệm sở ở Newcasue hay là có công việc gì phải làm ở đấy. Công việc ở đấy
thường xuyên liên lạc với chính phủ phải không? Em không rõ những việc này,
những việc rất phức tạp của nhà nước. - Anh đứng dậy khỏi ghế trường kỷ, đến
ngồi xổm trước mặt cô, nắm hai tay cô và nói:
- Rồi đâu sẽ vào đấy hết. Theo anh thì anh ấy luôn luôn nghĩ đến em. Chắc
chắn là như thế. Cho nên, theo anh nghĩ thì không có gì phải lo về hành vi đạo
đức của anh ta, mà anh ta làm thế chắc là vì bận công việc thôi.
- Anh nghĩ như thế à? - Rosie nhìn vào cặp mắt nâu sâu thẳm toát ra vẻ dịu
dàng, một lát mới nói tiếp, giọng tức tưởi: - Bậy nhất trong chuyện này là em đã
bị chị Beatrice vào phe với em. Chị ấy đã mặc chiếc áo đẹp nhất, và đã cho
chuẩn bị tiệc trà tươm tất. Và chị ấy trang điểm... trông rất dễ coi.
- Cũng là chuyện lạ đấy, - Robbie bỗng cười toe.
- Đúng, đúng - Cô gật đầu với anh - Vì thế mà em cảm thấy còn có chuyện
này bậy hơn nữa, đó là những thiện ý của chị ấy chắc là có dụng ý gì đây.
Anh đứng dậy nói:
- Anh phải đi có việc. Con ngựa con của Betsy đã ra đời.
Rosie đáp, từ giọng nói cho đến vẻ mặt đều thay đổi:
- Nhưng anh đã nói hai tuần nữa nó mới sinh kia mà.
- Thì đúng thế, nhưng chiều nay nó lại sinh, anh nghĩ chắc có gì không ổn
cho nó. Nhìn nó, anh thấy cần phải giúp đỡ. Chắc anh phải mời bác sĩ thú y đến
mới được.
- Em đi với anh đi chứ?
Bà Annie bỗng nói chen vào:
- Cháu đang mặc áo dài đẹp kia mà.
Rosie quay qua bà miệng mỉm cười, đáp lại:
www.phuonghong.com www.taixiu.com
77
Tác Giả: Catherine Cookson DẤU ẤN TRONG TIM Người dịch: Văn Hòa - Kim Thủy
- Cháu có mang theo cái áo khoác cũ đây, chắc bác thấy, rồi.
- Thấy, thấy, bác thấy cháu có mang theo.
Robbie giúp cô mặc áo khoác vào và đưa cho cô cái mũ len, rồi bỗng nhiên
anh định lấy cái mũ đội lên đầu cho cô; nhưng nửa chừng thì dừng lại, đưa mũ
cho cô.
Annie không nói gì, chỉ đứng nhìn con trai mặc áo khoác và đội mũ lưỡi trai
lên đầu, rồi nắm cùi tay Rosie dẫn ra khỏi cửa. Một ý nghĩ kỳ lạ nảy ra trong óc
bà, bà lấy hai câu trong sách kinh chép lại làm một, thành câu nói của mình:
"Chúa đi từ từ nhưng chắc chắn, Ngài sẽ đem phép mầu cho kẻ tốt".
Ba ngày sau thì Rosie nhận được thư. Cô mang thư vào phòng ngủ để đọc,
đọc xong cô quá sửng sốt đến nỗi sau khi đọc xong lần thứ ba thì cô để lá thư
rơi xuống nền nhà. Cô ngồi yên nhìn vào khoảng không trước mắt cho đến khi
cô nghe có tiếng gõ cửa. Rồi Beatrice mở cửa. Cô ta hỏi:
- Có gì không em? Có tin gì lạ phải không?
Rosie nhìn chị, nhưng cô không nói nên lời. Cô tựa tay chỉ lá thư dưới đất,
Beatrice lượm lên. Trước khi đọc, cô ta đi đến bên cửa sổ cho sáng. Rồi sau một
lát, cô ta nói:
- Ôi, trời ơi! Thật đáng tiếc! Nhưng cô vẫn không quay lại nhìn cô em gái
đang ngồi trên mép giừơng rầu rĩ, mà vẫn nói như nói cho cửa sổ nghe: - Trời ơi
là trời! Làm sao lại có chuyện như thế này?
Rồi cô ta quay lại nhìn Rosie, cô ta nói:
- Em tính sao? Em sẽ tính sao đây? Chị... chị không ngờ anh ta lại như thế
này!
Cô ta đưa bức thư cho Rosie, nàng nhìn bức thư, xếp tư lại và bỏ vào phong
bì. Rồi nàng đứng lên, đi ra ngoài, đến phía cầu thang lầu. Beatrice bàng hoàng
vì cô không thấy Rosie khóc.
Cô bước theo cô em đến cầu thang, cô hỏi:
- Em đi đâu thế?
Cô em không đáp và hai người lặng lẽ đi xuống cầu thang. Đến dưới,
Beatrice nói:
- Ta uống tách cà phê nhé, và... và bàn thử chuyện này xem sao?
Rosie lên tiếng lần đầu tiên đáp lời chị:
www.phuonghong.com www.taixiu.com
78
Tác Giả: Catherine Cookson DẤU ẤN TRONG TIM Người dịch: Văn Hòa - Kim Thủy
- Có gì nữa mà bàn? Bức thư này coi như chấm dứt rồi, còn gì nữa mà bàn. -
Cô đưa bức thư ra trước mặt Beatrice.
Beatrice vội bước lui, vẻ hoảng hốt, cô nói với em:
- Em... Em đừng xem chuyện này quá quan trọng đến như thế. Những
chuyện như thế này thường xảy ra thôi. Vào...
Cô ta ngừng nói khi thấy Rosie đi vào phòng để áo khoác, cô liền nói theo
em:
- Đừng, đừng! Đừng qua nhà hàng xóm, đừng qua bên ấy với thái độ như
thế.
Cô ta bước nhanh trên hành lang, cô giựt cái áo khoác trên tay Rosie, miệng
vừa quát lớn:
- Đừng làm thế! Em phải biết danh dự của mình chứ. Không ai đi giãi bày
tâm sự của mình như một kẻ tầm thường như thế. - Rồi bỗng cô ta nói thật
nhanh: - Chỉ có bọn tầng lớp tôi tớ mới làm thế. Em phải nhớ mình là ai chứ;
em phải nhớ em là người trong ngôi nhà này...
Bỗng Rosie hét lên thật lớn làm cô ta sửng sốt, im lặng:
- Mặc xác ngôi nhà! Dẹp ngôi nhà đi!
Rosie lấy tay xô Beatrice ra khiến cô ta ngã vào chiếc tủ đồng hồ lớn. Tính
vốn cần thận, Beatrice quay qua đưa hai tay giữ chiếc đồng hồ cho nó đứng yên,
ngước mắt xem mặt đồng hồ có hư hao gì không. Khi thấy không có gì hư hỏng,
cô ta mới quay lại nhìn Rosie, và khi ấy nàng đã ra đến cửa trước rồi. Bỗng
Beatrice cảm thấy lo sợ, lòng vừa kinh ngạc vừa bang hoàng, cô phân vân tự hỏi
không biết có phải cô em gái của cô đã nổi điên lên không. Nhưng cô không tin.
Không tin vào điều cô lo sợ...
Khi Rosie đến gần ngôi nhà hàng xóm, cô thấy Robbie đang dẫn con ngựa và
chiếc xe qua cổng nhà, nhưng mãi cho đến khi anh ta đã thả con ngựa vào trong
và đóng cổng lại, anh mới trông thấy cô. Anh há hốc mồm nhìn cô một lát mới
lên tiếng:
- Rosie! - Rồi anh đến gần cô, nhìn vào mặt cô. Anh không hỏi han gì hết mà
chỉ nói: - Vào nhà đi; một phút nữa anh sẽ vào trong với em, để anh dẫn con
ngựa vào chuồng đã.
Vào bếp, bà Annie cũng chào Rosie với vẻ kinh ngạc như thế. Bà cất cao
giọng, hỏi:
- Rosie, có gì thế cháu?
www.phuonghong.com www.taixiu.com
79
Tác Giả: Catherine Cookson DẤU ẤN TRONG TIM Người dịch: Văn Hòa - Kim Thủy
Bà Annie nhìn cô gái cởi áo khoác, lấy mũ ném lên một chiếc ghế dựa rồi
đến ngồi vào góc chiếc trường kỷ, đưa mắt nhìn vào lò sưởi.
Bà Annie đến ngồi bên cạnh cô, nhưng cô vẫn không quay qua nhìn bà. Bà
bối rối, vụng về nói:
- Này cháu, bác thấy chắc cháu cần uống một tách trà cho ấm. - Nói xong, bà
đứng lên đi pha trà, hai người không nói gì với nhau cho đến khi Robbie vội
vàng bước vào phòng, đến ngồi bên cạnh cô, và với thái độ hoàn toàn khác với
thái độ của mẹ, anh nói:
- Nào, bây giờ nói nghe đi! Chuyện gì thế? Em đã nhận đựơc tin của anh ta
rồi phải không?
Để trả lời, Rosie lấy bức thư trong túi áo ra, và vẫn không nhìn anh, cô đưa
bức thư cho anh.
Anh đọc bức thư:
Rosie thân mến,
Anh không biết phải bắt đầu lá thư này như thế nào, vì tâm trí anh rối bời,
cho nên anh đành phải nói gọn tình hình cho em rõ thôi. Thượng cấp của anh
đã cho biết rằng họ không cho phép những nhân viên còn trẻ lấy vợ trước khi
đảm nhận nhiệm vụ ở nước ngoài. Mặc dù anh biết họ không ngăn cấm việc
anh lấy vợ, nhưng nếu anh lấy vợ thì anh sẽ không được người ta giao cho công
tác ấy. Ngoài ra, anh lại còn có thể bị đổi đi đâu đó ở nước ngoài với một
nhiệm vụ rất tầm thường. Theo chỗ anh biết thì người ta đã quyết định giao cho
anh điền khuyết vào một nhiệm vụ quan trọng ở Mỹ của người thanh niên vừa
mới qua đời một cách đột ngột.
Cho nên, chắc em đã hiểu hoàn cảnh hiện nay của anh rồi.Khi em nhận thư
này thì chắc anh đang trên đường đi Mỹ. Nhưng anh xin thú thực với em rằng
anh ra đi với lòng u sầu nặng trĩu vì chắc em biết anh rất thương nhớ em.
Nhưng trước hoàn cảnh như bây giờ, anh không dám hứa hẹn gì với em hết, và
làm thế sẽ không hay ho gì và thiếu khôn ngoan. Như anh đã nói ở trên, anh
không biết tương lai ở nơi đất khách quê người sẽ ra sao. Rosie, xin em thông
cảm cho anh! Nói tóm lại, anh rất bối rối không thể nào viết thêm được nữa,
nhưng anh vẫn luôn luôn thương mến em, sẽ không bao giờ quên tình bạn giũa
hai chúng ta. Hãy tha thứ cho anh, đừng nghĩ xấu về anh, Rosie thân mến nhé.
Teddy.
Robbie vẫn ngồi yên, cầm bức thư trên tay, cho đến khi bà Annie cất tiếng
hỏi:
- Sao, thư nói gì?
www.phuonghong.com www.taixiu.com
80
Tác Giả: Catherine Cookson DẤU ẤN TRONG TIM Người dịch: Văn Hòa - Kim Thủy
- Anh bèn đưa cho mẹ. Sau khi đọc xong, thái độ của bà giống như con bà;
im lặng một hồi bà mới vuột miệng nói:
- Thật là đồ heo dơ bẩn. Tôi đã nghe nhiều chuyện phụ tình, nhưng chưa bao
giờ có chuyện như thế này. Hắn thật là đồ...
- Mẹ! - Anh thốt lên, yêu cầu mẹ dừng lại, giọng khàn khàn, nhưng bà Annie
không chịu nghe, vì bà nói to tiếng với anh:
- Mẹ không giữ im lặng được, với con hay bất kỳ ai. Mẹ nói lại: hắn là đồ
heo dơ bẩn! - Bà bước vội đến chỗ Rosie ngồi đầu cúi xuống, đưa tay nâng cằm
Rosie lên, nhìn thẳng vào mặt cô và nói: - Hắn không xứng đáng cho cháu phải
khóc.
- Thôi! Mẹ, mẹ im đi được không? - Robbie đứng lên, kéo mẹ anh ra khỏi
Rosie. - Mẹ hãy nghe con nói này. Con đã cảm thấy chuyện này có gì không ổn
rồi. Lời lẽ trong bức thư không giống con người anh ta chút nào hết. Con đã gặp
anh ta, rồi bây giờ đọc thư, anh ta không giống lời trong thư. - Anh quay qua
nhìn Rosie, cô đang nhìn anh, anh hỏi: - Khi em gặp anh ta, anh ta như thế nào?
Anh muốn biết tư cách của anh ta.
Anh ta như thế nào ư? Cô quay đầu sang một bên như thể suy nghĩ. Anh ta
rất kỳ diệu, rất hớn hở. Sau khi ăn xong, hai người đi dạo trong công viên và
anh đã lôi cô vào trong đám cây để hôn cô. Ôi, anh hôn cô tuyệt làm sao. Thế
nhưng, mặc dù thế, anh ta vẫn theo tham vọng. Cô nghĩ anh ta rất muốn đi Mỹ,
bao nhiêu tâm trí đều để vào việc này hết. Anh ta đã nói với cô rằng một vì sao
từ trên trời rơi xuống tay anh và ngôi sao ấy chính là cô. Rồi bây giờ một ngôi
sao khác lại đến với anh nữa, là cơ hội quí báu thật lâu mới có một lần. Một
nhiệm sở ở Mỹ là điều mà nhiều người thật sự mơ ước. Anh ta đã nói có rất
nhiều người ganh tỵ với anh, nhiều người xôn xao bàn tán về chuyện này.
Nhưng Chúa đã nói: ngài ngẩng đầu, vẫy ngón tay và bảo: "Golding, con phải đi
Mỹ. Fitzsimmons đã bất hạnh chết rồi, con phải sang thay chỗ của anh ta".
Cô quay lại nhìn vào mặt Robbie và nói:
- Anh ấy... anh ấy bình thường thôi, tốt, và... - Cô vừa cúi đầu vừa nói tiếp: -
đáng yêu. - Rồi như thể đang nói ngon trớn, cô quay qua nói với bà Annie:
- Và cháu cũng rất hớn hở. Ôi, thưa bác Annie, cháu rất nôn nóng muốn đi
khỏi nhà cho rồi. Để khỏi sống ở nhà nữa. Để đi xa khỏi Beatrice. Thế nhưng, -
cô lắc đầu quầy quậy - chị ấy... chị ấy lại rất tốt về việc này. Cháu không hề
nghĩ là chị ấy lại tốt như thế. Tuy nhiên, - giọng cô nhỏ xuống - tuy nhiên, chị
ấy vẫn là Beatrice, chị ấy vẫn mê ngôi nhà. Thế đấy, - giọng cô to lên, cô gật
đầu với người này và người khác - ngôi nhà của chị ấy. Chị ấy quá mê mẩn ngôi
nhà. Cháu đã nói rồi, phải không? Chị ấy với cái chổi lông quét bụi, rồi bảo
www.phuonghong.com www.taixiu.com
81
Tác Giả: Catherine Cookson DẤU ẤN TRONG TIM Người dịch: Văn Hòa - Kim Thủy
người ta không được làm cái này, người ta không được làm cái kia. Không được
làm. Không được làm. Không được làm. Không được làm cái gì? - Cô bỗng
đứng lên - Không được làm theo sở thích của mình, không được tự mình tìm
kiếm hạnh phúc, không được tự mình đi tìm tình yêu, không được làm. - Giọng
cô bỗng lớn dần lên, rồi âm thanh nghe như tiếng khóc than rên siết, và nước
mắt trào ra.
Hai người dìu cô ngồi xuống chiếc ghế nệm dài lại, rồi họ ngồi hai bên cô.
Cô vừa khóc tức tưởi vừa nói:
- Tôi... tôi muốn chết. Tôi... tôi cảm thấy dơ bẩn, bị lạm dụng. Anh ta nói
tình bạn. - Đầu cô lắc lư, không ai giữ cho cô bình tĩnh được. - Không phải tình
bạn, mà là tình yêu. Đúng thế, là tình yêu - Cô quay mặt qua phía Robbie, anh
gật đầu đồng ý với cô, anh dịu dàng đáp: - Đúng, đúng là tình yêu là tình yêu
thật sự.
Có tiếng gõ cửa rồi họ nghe bên ngoài có tiếng nói:
- Có ai trong nhà không?
Cánh cửa mở ra, bà Annie vùng đứng dậy, bà nói:
- Ồ, bác sĩ, mời vào. Ông đến rất đúng lúc, chúng tôi rất mừng.
- Có chuyện gì thế? Có vấn đề gì thế? - John để cái túi lên bàn, cởi áo khoác
ra như thể chàng đang ở nhà mình, rồi đến ngồi trên ghế nệm dài bên cạnh
Rosie. Chàng nhìn Robbie qua đầu của Rosie và hỏi anh:
- Chuyện gì xảy ra thế?
- Ồ, chuyện rắc rối lắm, bác sĩ à. Rosie gặp phải chuyện... Ờ, chuyện đáng
buồn. Để tôi nói cho ông nghe.
- Không! Không! - Rosie vội ngẩng mặt lên, nước mắt đầm đìa, cô nhìn
người này rồi nhìn qua người khác, nói tiếp: - Dẹp chuyện ấy đi! Xong rồi! Đấy
là chuyện của tôi mà! Xong rồi! Chuyện xong rồi!
- Đúng, đúng, chuyện xong rồi. Em đừng lo. Thôi đươc. Chúng ta không nói
nữa. Thôi, lau mặt đi. Bác sĩ, ông uống trà với tôi chứ?
- Được thôi. Phải hai tách mới vừa. Tôi đi xa có việc từ sáng nay. Tôi đi tìm
cho mẹ tôi một chỗ ở, như tôi đã nói cho anh biết rồi đấy, hai chân tôi mỏi rã
rời. Chắc tôi phải kiếm một con ngựa và cỗ xe mới được. Đúng, anh đã nói từ
lâu với tôi là tôi phải tậu xe ngựa mới được. - Chàng đứng dậy, bước ra phía sau
chiếc ghế nệm dài, đến nơi bà Annie đang đứng pha trà ở cuối bàn, chàng hất
đầu ra phía sau để hỏi bà, bà liền đưa tay lấy bức thư để ở cuối bàn và đưa cho
chàng.
www.phuonghong.com www.taixiu.com
82
Tác Giả: Catherine Cookson DẤU ẤN TRONG TIM Người dịch: Văn Hòa - Kim Thủy
Bà nhìn chàng đọc thư, mặt chàng biến sắc vì kinh ngạc, khó tin, rồi chàng
lắc đầu chầm chậm và nói nhỏ:
- Không! Không! Không phải anh ta.
- Đúng anh ta đấy.
- Tôi không tin được.
- Tôi cũng không tin. Tệ hại nhất là chính cô ấy cũng không tin được
Chàng để bức thư xuống bàn rồi đến ngồi xuống bên cạnh Rosie, nhẹ quay
mặt cô về phía chàng rồi hỏi:
- Cô không có nghi ngờ gì chuyện này sao?
Cô đã hết khóc nhưng cuống họng vẫn còn nghẹn ngào không nói được
mạch lạc, cô chỉ nói nhát gừng.
- Không... không... bác sĩ à. Không nghi ngờ... gì hết.
Robbie nói:
- Cách đây ba bốn hôm, anh ta gởi giấy đến báo không thể đến dùng trà
được. Anh ta đã yêu cầu đến gặp chủ nhà để cầu hôn với cô ấy - anh cười khẩy -
nhưng lại không đến mà chỉ gửi giấy báo cho biết anh ta bị triệu hồi đến London
và hứa sẽ viết thư sau... và bây giờ anh ta gửi thư đến đấy.
Cả hai đều quay qua nhìn bà Annie, bà đang đứng trước mặt Rosie và nói với
cô:
- Này cháu, ta vào trong phòng khách đi, ở đấy có lò sưởi đang cháy. Không
biết tại sao tôi lại nhen lửa trong lò sưởi ở đấy, có lẽ vì thứ Bảy. Tôi nghĩ nhen
lửa cho phòng đuợc khô ráo, nào ngờ bây giờ lại cần như thế. Nào, ta đi.
Rosie vâng lời bà như đứa bé, cô đứng lên và đi theo bà, để hai người đàn
ông ngồi lại với nhau.
- Ông nghĩ sao, bác sĩ?
- Tôi cũng không biết nữa. Tôi không biết làm sao cho được, tôi chỉ thấy
chuyện này thật quá lạ lùng. Chuyện này có vẻ tức cười quá.
- Ông nói đúng. Thật là tức cười. Nhưng tôi thấy chuyện lạ là ở chỗ anh ta
rất yêu cô ấy như... - Robbie dừng lại, bước đến gần lò sưởi.
John bình tĩnh nói tiếp:
- Chắc anh muốn nói thêm rằng "yêu cô ấy như anh" chứ gì.
www.phuonghong.com www.taixiu.com
83
Tác Giả: Catherine Cookson DẤU ẤN TRONG TIM Người dịch: Văn Hòa - Kim Thủy
Robbie hơi phật ý, anh đáp:
- Tôi không định nói như thế. - Nhưng rồi anh hỏi nho nhỏ: - Mà có phải tôi
có thái độ như thế hay sao?
- Phải, tôi ở đây gần hai năm rồi, và nếu tôi không thấy được hai người
thương mến nhau thì chắc là tôi mù. Nếu anh đã yêu cô ta, tôi nghĩ anh nên thổ
lộ với cô ấy từ trước thì hơn.
Robbie quay phắt người nhìn thẳng vào John, anh nói:
- Cô ấy con bé. Tôi lớn hơn cô ấy đến 10 tuổi. Khi cô ấy còn nhỏ, mỗi lần cô
ta theo ông nội sang đây nói chuyện với ba tôi, ông ấy thường giao cô ta cho tôi
và tôi cõng cô đi chơi quanh nhà. Cô ấy xem tôi như người anh. Nhiều lúc tôi
nghĩ như người cha, chứ không xem tôi khác hơn hai vai trò đó.
- Anh không cho cô ta cơ hội để xem anh khác hơn hai vai trò đó. Máu Tô
Cách Lan trong người anh làm cho anh nói năng hách dịch, giống như dân tộc
của anh. Ôi - chàng vỗ lên tay anh - anh đừng tỏ ra kiêu căng.
- Tôi không hề tỏ ra kiêu căng chút nào hết. bác sĩ à, nhưng tôi có thấy ai nói
tôi như thế đâu.
- Đúng, không có ai nói. Anh có rất ít khách đến đây. Gia đình Macky cũng
xem cô ta là con nít, rồi gia đình Robson nữa... mà nếu tôi không lầm thì anh
chàng Harry đã có ý định cầu hôn cô ấy. Nhưng chính anh mới là người bỏ qua
cơ hội, có lẽ vì ông chủ nhà bên kia. Bây giờ ông ta chết rồi, nhưng anh vẫn
thấy cô chủ còn tệ hơn. Cô ta cứ lo giữ uy tín cho gia đình. Thế nhưng, tôi thấy
cô ta cũng đáng thương. Cô ta cũng có mặt tốt của mình. Sau này tôi mới thấy
thế. Cô ta cũng có mặt dễ thương, ít ra là cô ta lo lắng cho Rosie. Cô ta thương
mến em thật đấy, và nếu cô ta không quá mê mẩn ngôi nhà và đất đai quá đáng,
thì cô ta cũng hấp dẫn đáng yêu.
- Tôi chưa khám phá ra điều này, bác sĩ à.
- Đúng, nhiều người khác cũng chưa thấy. Nhưng anh nhớ là mỗi chúng ta
đều có hai mặt. Một mặt nằm sâu trong tâm khảm chúng ta.
- Thế thì bây giờ ông muốn tôi phải làm gì? - Robbie hỏi. - Cô ấy sẽ không
bao giờ tha thứ cho anh ta, hay là nếu cô ấy có quên đi nữa thì vết thương lòng
vẫn còn mãi trong cô ta. Chắc cô cảm thấy mình thấp hèn. Đàn bà bị tình phụ
thường cảm thấy mình thấp hèn.
- Vậy thì anh có bổn phận vực cô lên, được không? Anh phải làm sao cho cổ
cảm thấy mình không thấp hèn. - Bỗng giọng ông bác sĩ trở nên tha thiết hơn. -
Hãy để cho cô ta một thời gian, để cho cổ thấy là anh thương yêu cổ.
- Tôi thấy khó lắm, bác sĩ à. Vì cô ấy cứ xem tôi như là người anh, người anh
cả che chở cô suốt đời. Chúng tôi là chỗ dựa, là chỗ cho cô ấy tìm an ủi. Tôi chỉ
thấy như thế thôi. Nhưng hôm nay ông đến đây làm gì?
- Đến vì việc mà anh không thấy. Mẹ anh ho. Bà chỉ nói ho sơ sơ, nhưng ho
như thế rất dễ bị sưng phổi, nhất là khi gặp thời khắc nghiệt như này. Dĩ nhiên
là thời tiết ở đây không khắc nghiệt bằng ở Tô Cách Lan, nhưng về mùa đông
cũng ớn lắm.
Bỗng Robbie có vẻ lo lắng, anh hỏi:
- Phổi mẹ tôi có sao không?
- Không sao, nhưng nếu bà coi thường thì thế nào cũng bị bệnh như lần
trước. Bà ho dai dẳng và thở khò khè. Anh không thấy thế sao? Ngoài ra, vì bà
ra ngoài trời nhiều quá. Anh nên ngăn bớt, không nên để bà ra ngoài trời lạnh
quá. Bây giờ tôi để lại một ít thuốc và thuốc đắp anh phải nói bà uống và đắp
thuốc cẩn thận.
Bobbie cúi đầu nói:
- Buồn cười thật, có chuyện nằm sờ sờ ra đấy mà không thấy nếu nó không
bốc mùi.
- Này, có chuyện không bốc mùi mà tôi cũng ngửi thấy chuyện cái thư đấy.
Tôi có người anh họ làm việc ở Sở Hành chánh. Có thể anh ấy cho ta biết về thủ
tục hôn nhân để ta biết chắc có phải anh chàng nọ có nói thật không. Đồng thời,
tôi khuyên anh hãy nên bỏ cái vai trò làm anh làm cha đi, mà hãy quan tâm đến
cô ta nhiều hơn. Thế được không? Nếu anh không làm được thế, tức là anh mù
rồi đấy.
Robbie "hừ" lên một tiếng rồi cười đáp:
- Ông có chiến thuật tấn công như một con tê giác, bác sĩ à, nhưng tôi cũng
rất thích lối tấn công của loài tê giác.
CHƯƠNG 3
Dù chị không thích, nhưng chị cũng phải nhượng ngôi nhà phụ thôi... Em
có nghe chị nói không?
- Có chị Beatrice, chị phải nhượng ngôi nhà phụ. Có điều em thắc mắc là tại
sao chị không nhượng ngôi nhà phụ trước khi cho Connor và Taylor nghỉ việc.
- Chị cho họ nghỉ việc là vì bây giờ ta không cần họ nữa. Đất đã bán hết
phần lớn rồi, công việc giảm bớt và William Connor đã trên sáu mươi, Luke
Taylor cũng thế. Dù sao thì chị cũng thấy ông ta không làm gì được từ lâu rồi.
Chị thấy ông ta chỉ còn việc cắt tỉa cây cối mà thôi.
- Thế nhưng chị chủ trương không giảm bớt người làm kia mà.
- Đúng, đúng thế. Chị đã định như thế, nhưng bây giờ hoàn cảnh thay đổi.
- Thế tại sao chị không giảm bớt các cô giúp việc trong nhà? Chị cần gì phải
thuê đến hai cô giúp việc nhà và một cô hầu hạ trong khi trong nhà bây giờ chỉ
có hai chị em ta để cho họ phục vụ.
Beatrice đáp lớn, giọng khét lẹt:
- Chị cũng phải làm việc nữa đấy, và yêu cầu em cũng phải lau quét nhà cửa.
Em cần phải làm việc.
Rosie đang ngồi trên ghế nệm dài, bỗng cô đứng vùng dậy, hét lớn vào mặt
chị:
- Chị đừng hòng bắt tôi làm việc ở đây. Đây là nhà chị kia mà! Chắc chị nghĩ
như thế chứ gì. Chị đừng hòng bắt tôi làm việc. Tôi sẽ không làm gì cả đâu. Nếu
chị cho nhà này là nhà của chị thì tôi sẽ đến ở với chị Helen. Chị ấy sẵn sàng
đón nhận tôi đến ở với chị ấy
- Ô đúng rồi. Tôi biết cô sẽ được cô Helen đón tiếp niềm nở mà. Nếu Helen
làm điều gì để bôi nhọ tôi, cô ấy sẵn sàng làm liền.
- Chị Helen không bao giờ bôi nhọ ai hết. Chị luôn luôn ganh tỵ với chị ấy.
Chị không thích chị ấy được hạnh phúc, không thích chị ấy sống trong cảnh cao
sang hơn chị, làm bà chủ một trang viên. Chị ấy là chủ một trang viên.
- Độ này... - Beatrice có vẻ quá bị xúc động; cô ta quay người bước ra khỏi
phòng.
Rosie lại ngồi xuống chiếc ghế dài, tựa người ra sau. Cô không thể chịu đựng
nổi tình trạng này được nữa. Cô tự hỏi, không biết tại sao cô chịu đựng được
một chuyện như thế này, nhưng rồi cô hiểu ra: nếu cô để Beatrice một mình thì
ai sẽ chăm lo cho chị ấy, vì chị ấy không còn có ai trên đời này nữa. Chị ấy
không có bạn bè từ lâu nay. Ngoài ba ra, chị hình như không cần làm bạn với ai
hết. Và bây giờ ba họ chết rồi, chị lạc lõng một mình. Ôi, cô sẽ làm gì để giúp
chị ấy? Cô thật đau lòng; nhiều lúc cô thấy mình lâm vào cảnh bế tắc. Teddy
thì... ôi, đừng nghĩ tới anh ta nữa, nghĩ tới anh ta cô lại phát điên lên. Đã mấy
tháng nay, cô không được tin tức gì về anh ta hết. Thái độ này xem như là hành
động từ chối. Từ này làm cho cô đau đớn tận đáy lòng: từ chối. Nếu cô không
có Robbie và bà Annie thì cô sẽ làm gì, cô không biết. Và còn có ông bác sĩ
nữa. Phải rồi, ông ta dễ thương. Cô nhiều lần gặp ông ta khi ông đến thăm nhà
hàng xóm. Thật buồn cười mỗi lần cô gọi nhà của Robbie là hàng xóm, trong
khi thực ra thì nhà anh và nhà này xa, nhau hàng vạn dặm. Mỗi khi cô sang bên
ấy là cô không muốn về đây nữa.
Bây giờ cô muốn sang bên ấy.
Cô bèn vùng đứng lên, đi ra khỏi phòng. Nhưng khi cô đi ra cửa nhà, cô
bỗng thấy cửa mở và người cô vừa nghĩ đến xuất hiện trên ngưỡng cửa. Cô
bước tới phía ông ta, bình tĩnh nói:
- Ông đến lộn nhà rồi phải không?
- Không, tôi không đến lộn đâu. - Giọng John bình tĩnh, nhỏ nhẹ như giọng
cô hỏi. Chàng cười với cô. - Tôi đến đây vì đã đọc mục quảng cáo.
- Sao? Anh muốn nói về ngôi nhà phụ ư?
- Phải, về ngôi nhà phụ. Tôi không tin được chuyện này. Có phải chị ấy
muốn nhượng ngôi nhà phụ ư? Có phải chị ấy muốn thế không?
- Đúng, chị ấy đã đăng quảng cáo thế. Và anh là người đầu tiên đến hỏi đấy.
Mời vào, vào đi.
Khi chàng bước vào nhà, chàng thấy Beatrice đang từ cầu thang lầu bước
xuống, thái độ không mấy niềm nở, và khi cất tiếng chào, giọng cô ta cũng lạnh
nhạt.
- Xin chào, bác sĩ.
- Xin chào - Chàng không xưng hô cô Beatrice hay là Beatrice.
Cô ta vẫn lạnh lùng hỏi chàng:
- Có ai mời ông đến à?
- Có chứ. - Chàng bước đến hai bước, dáng điệu cũng cứng nhắc như cô ta. -
Mục quảng cáo trên báo mời tôi đến. Tôi biết cô muốn nhường bớt một phần
ngôi nhà.
Chàng thấy vẻ mặt cô ta thay đổi từ từ, rồi bỗng cô lấy lại vẻ lạnh lùng nói:
- Không phải một phần ngôi nhà, bác sĩ à, mà chỉ ngôi nhà phụ thôi.
- Ờ thì ngôi nhà phụ.
- Vậy ông muốn thuê ngôi nhà phụ sao?
- Ờ, nếu thấy nó thích hợp.
- Vâng, vâng. - Cô ta gật đầu. - Nhưng xin nói trước là ông không được mở
phòng mạch ở đây.
- Tôi không có ý định mở phòng mạch ở đây, cô Steel à. - Chàng cố lấy
giọng cũng lạnh lùng như cô ta - mà tôi cũng không có ý định sống ở đây. Tôi
đang tìm cho mẹ tôi một ngôi nhà hay là vài phòng riêng rẽ để ở trong một thời
gian.
- Ồ thật đáng tiếc - Giọng cô ta ra chiều xin lỗi. Tôi cứ nghĩ... mà thôi, xin
ông thông cảm.
Chàng không lịch sự đáp lại chàng thông cảm, mà quay qua nhìn Rosie nãy
giờ đang đứng gần đấy, cô nói:
- Ngôi nhà nằm riêng, xinh xắn.
Beatrice cũng nhìn cô em gái và dịu dàng nói tiếp lời em:
- Rosie nói đúng đấy, ngôi nhà nằm riêng biệt: có lối vào riêng có nhà trồng
cây, tuy nhỏ nhưng dẫn thẳng ra khu vườn riêng biệt.
Chàng nhìn Rosie, chàng cảm thấy ánh mắt cô như van lơn cầu cứu, như
muốn nói: Nếu mẹ anh đến đây và nếu bà cũng như anh, thì chắc tôi sẽ có người
để nói chuyện. Và anh sẽ lui tới thường xuyên. Hy vọng anh ta sẽ thuê được căn
nhà này. Bỗng cô quay qua Beatrice, cô nói:
- Chị dẫn đi xem ngôi nhà chứ, nếu không em đi lấy chìa khóa mở cửa
trước?
- Ồ, chúng ta đi xem ngôi nhà. - Beatrice tươi cười đáp rồi cô ta đi trước, vừa
đi vừa nói: - Chắc em thích đi ngả này phải không?
John yà Rosie nhìn nhau rồi hai người đi theo cô ta.
Chàng chưa bao giờ đi khắp hết ngôi nhà này, cho nên chàng rất kinh ngạc
khi thấy ngôi nhà to lớn như thế này. Họ đi vào một hành lang rộng, một bên có
cửa lớn còn bên kia có cửa sổ cao nhìn ra khu vườn.
Khi họ đi vào một hành lang nhỏ có tầng cấp đi xuống, Beatrice chỉ vào đấy
và nói:
- Đây là đường đi đến khu gia nhân, còn cánh cửa bên này là cửa để đi sang
ngôi nhà phụ. Dĩ nhiên cửa này có thể khóa lại ở phía bên kia.
Họ rẽ theo một lối đi ngắn, cuối đường có một cánh cửa gỗ màu xám,
Beatrice mở cửa ra, rồi đứng sang một bên để nhường chỗ cho chàng vào.
Nhưng chàng đưa tay mời cô ta và Rosie vào trước.
Chàng vào theo họ, căn phòng thật rộng, vuông vức lát gạch men. Beatrice
nói:
- Đây là ngôi nhà nhỏ rất vững chắc. Chỉ có tám phòng, trên lầu có ba phòng
ngủ.
Chàng đáp:
- Chắc mẹ tôi phải ngủ bên dưới thôi, vì bà bị thấp khớp rất nặng.
- Ồ thế cũng dễ sắp xếp, vì xưa kia ở đây dành cho trẻ con ở, chỉ có một
phòng tắm nhỏ ở dưới.
Beatrice dẫn chàng đi qua tiền sảnh đến một phòng khác :
- Đây là phòng khách, - cô ta nói.
Chàng đứng giữa phòng, nhìn quanh. Chàng rất kinh ngạc khi thấy đồ đạc
trong phòng. Căn phòng đầy đủ tiện nghi, ấm cúng.
- Căn phòng đẹp lắm, - chàng nói.
Beatrice không trả lời câu khen ngợi của chàng mà nói tiếp:
- Ta sang xem phòng ăn.
Phòng ăn nhỏ hơn, nhưng bàn ăn rộng, rộng đủ cho sáu người ăn. Chàng lại
ngạc nhiên khi thấy đồ đạc ở đây cũng rất đẹp, màn treo thuộc loại dắt tiền.
Sau đó, Beatrice mở một cánh cửa khác và nói:
- Phòng này có thể làm phòng ngủ cho mẹ anh, vì nó rất đẹp. Anh thấy đấy,
những cánh cửa sổ dài kia đều mở ra phía nhà kính trồng cây, và bên kia nhà là
khu vườn. Tôi sẽ dẫn anh lên xem ba phòng ngủ trên lầu, chắc những phòng này
không thưà đâu, vì thế nào mẹ anh cũng có bạn bè đến ở lại chơi. - Cô ta cười
toe toét và nhìn sang Rosie, cô nói tiếp: - Những phòng ấy, ông nội chúng tôi
xây để cho... Ờ, chị muốn nói gia đình ta đông đúc...
Rosie cười. Chàng thấy nụ cười cô đượm buồn, chua xót. Cô nói:
- Mẹ tôi có một người chị họ rất thích đến ở lại tại đây. Nhưng dì ấy có đến
bốn người con, ông nội tôi thường nói bốn đứa con là nhiều quá, vì không làm
sao kiểm soát cho xuể.
Rồi cô nhìn sang Beatrice và nói tiếp:
- Chị nhớ không? Bầy con của dì ấy thường dùng tay vịn ở cầu thang để
trượt xuống, chúng trượt như bay xuống tầng dưới. Chúng ta nhỏ hơn các anh
chị ấy, thế mà chúng ta cũng bắt chước làm theo, rồi trượt thi với họ. Có lần chị
Marion gần gãy cổ. Chắc chị nhớ hôm ấy chứ? Náo động hết chỗ nói.
- Nhớ chứ, chị nhớ chứ.
Hai chị em nhìn nhau, gật gù vui vẻ, rồi Beatrice nói tiếp:
- Chị còn nhớ rất rõ là ông nội đã đưa ra điều luật cho bà nội. - Bỗng cô ta
quay qua nói với John:
- Anh biết không, hàng năm, gia đình bà dì ấy đến ở lại gần hai tháng. Ông
em rể của bà nội là kiến trúc sư, cho nên chính ông này đã thiết kế xây cất ngôi
nhà này. Ông nội xem ngôi nhà này như một thứ đồ chơi mới. - Thình lình cô ta
cười to và nói tiếp: - Đồ chơi duy nhất không có màu sắc quân đội. - Rồi cô hạ
giọng nói tiếp: - Xây căn nhà này tốn kém rất nhiều, nhưng chỉ dùng được hai
năm thôi. Có lẽ đây là chuyện đáng buồn nhất, ít ra cũng là chuyện đau buồn
cho ông nội. Vì ông dượng ấy chắc đã gặp chuyện gì rất khó khăn, theo tôi thì
thế, vì ông ta đi di cư sang Canada, và đưa cả gia đình sang bên ấy.
John cười, chàng hỏi:
Và thế là ngôi nhà không dùng từ khi ấy đến giờ.
- Ồ không, không phải thế. - Beatrice đáp, giọng cô trở lại nghiêm trang,
quan trọng. - Vào thời chúng tôi còn nhỏ - Cô ta nhìn qua Rosie, cố nở nụ cười
thân mật, rồi nói tiếp. - Ồ, khi chúng tôi còn bé, nhà thường có tiệc tùng liên
miên. Bà nội có nhiều bạn bè và bà con xa gần khắp nơi. Khi mình có nhà lớn,
rộng, và có lòng tốt, thì người ta thường kiếm cớ đến ở lại chơi luôn. Tôi nhớ có
nhiều người ở lại chơi suốt mấy tuần lễ liền. Vì thế mà phải xây thêm nhà bếp ở
đây. Ta đi xem nhà bếp.
Cô ta quay ra tiền sảnh, Rosie và John đi theo. Đến cuối tiền sảnh cô ta mở
cánh cửa đi xuống nhà bếp. Nhà bếp nhỏ, nhưng đồ đạc rất đầy đủ. Cô ta nói:
- Anh thấy đấy, không được rộng rãi. Chị bếp của tôi chắc không ưa nhưng ở
đây có đồ đạc đầy đủ.
John thấy Rosie quay mặt nhìn đi chỗ khác. Chàng không biết có phải vì
mấy tiếng "chị bếp của tôi" khiến cho cô gái quay mặt nhìn chỗ khác không.
Beatrice đi đến chiếc kệ nhỏ, cô ta nói:
- Khi đốt lửa lên, không khí ở đây rất dễ chịu. Nhưng ngay cả khi không đốt
lửa, căn phòng nhỏ này cũng dễ chịu, thoải mái, vì có đầy đủ tủ đựng chén bát
và dụng cụ bếp núc. Và bây giờ chắc anh muốn ra xem vườn.
Họ đi qua nhà kính trồng cây để ra vườn, và chàng rất thích ngôi vườn.
Chàng nhìn dãy cây linh sam ở tận cuối vườn, lòng thầm nghĩ chắc thế nào mẹ
chàng cũng thích khu vườn này.
Chàng quay qua nhìn Beatrice và nói:
- Được rồi, bây giờ chúng ta bàn công việc, nhé?
- Anh thích ngôi nhà không?
- Thích. Ai mà không thích ngôi nhà như thế này? Tôi nghĩ chắc mẹ tôi cũng
thích.
Beatrice im lặng một lát rồi nói:
- Chắc bà có nhiều đồ đạc phải không? Nhưng không sao, ta sẽ cho chất hết
lên gác áp mái.
- Ồ, mẹ tôi không có đồ đạc gì đâu. Khi mẹ tôi bán nhà, bà bán luôn các thứ
đồ đạc trong nhà. Bà nghĩ thế nào bà cũng đến ở với bà em họ cho hết đời.
Nhưng rồi chuyện ấy không thành. Cho nên mấy tháng nay bà đã đi ở nhà trọ,
trong lúc tôi ra sức tìm cho bà cái nhà thích hợp với bà.
- Vậy bây giờ anh thấy cái nhà này thích hợp cho bà rồi hay sao?
- Thích hợp à? - Chàng cất cao giọng hỏi. - Đúng, tôi thấy nhà này rất thích
hợp cho mẹ tôi.
Beatrice có vẻ hài lòng, cười toe toét rồi nói:
- Được rồi, tôi sung sướng được cho anh thuê. Dĩ nhiên chúng ta phải làm
hợp đồng thuê mướn.
- Dĩ nhiên rồi, - chàng gật đầu đáp.
- Nhưng anh phải đem mẹ anh đến để bà xem có bằng lòng không đã chứ.
- Phải, đúng thế. Ngày mai có tiện không?
- Lúc nào cũng được. Lúc nào cũng được. Mời anh uống cà phê đã.
- Sẵn lòng. Xin cám ơn cô. - Chàng quay qua Rosie, nói: - Cô biết không,
thuê được cái nhà tôi nhẹ cả người. Mấy tháng qua, tôi cứ vào ra nhiều nhà,
không kể những chung cư trống trải, tất cả đều quảng cáo là mặt tiền đẹp mắt,
có nghĩa là hầu hết đều nằm ở mặt tiền đường, hoặc là - chàng nhăn mặt - nằm ở
ngõ cụt, không có xe cộ qua lại.
Khi trở lại ngôi nhà chính, họ tươi cười, và khi nhìn quanh ngôi nhà, chàng
cảm thấy thích ngôn nhà, nhưng thích để ở chứ không thích để làm phòng mạch.
Thế nào mẹ chàng cũng thích ngôi nhà, và chắc đây là nơi dễ chịu cho chàng
nghỉ ngơi sau giờ làm việc. Chàng muốn biết giá cả ra sao để nói lại cho mẹ
chàng biết, chàng bèn hỏi:
- Thôi được rồi, tốt hơn bây giờ ta hãy vào vấn đề nhé? Điều kiện cho thuê ra
sao?
Beatrice liếm môi, ho khẽ, rồi ngần ngại nói:
- Nhà sẽ... cho thuê với giá mỗi tuần hai bảng 10 silinh
Chàng nhìn cô ta, để ý thấy Rosie lắc đầu nhìn cô chị, nhưng cô ta cứ nói
tiếp:
- Nhưng giá ấy là giá cho thuê chính thức, ngoài ra tôi còn xin thêm anh 10
silinh nữa mỗi tuần, vì như anh đã biết đấy...rồi anh sẽ thấy... còn việc chuẩn bị
để cho bà vào ở, chuẩn bị khăn màn. Có nhiều khăn trải giường và khăn tắm
trong tủ ở trên đầu cầu thang. Rồi còn việc chuyên chở thực phẩm đến nữa.
Chàng đưa bàn tay ngăn cô ta lại, cười và nói:
- Đúng thế. Hoàn toàn đúng như thế. Tôi hoàn toàn đồng ý, và tôi tin mẹ tôi
cũng đồng ý. Cô biết không, mẹ tôi rất chịu chơi. - Nhưng nói thì nói, chàng
không khỏi nghĩ đến cái giá cô ta đưa ra: Ba bảng một tuần! Chàng có thể đem
cho thuê ngôi nhà xinh xắn ở ngoài thành phố với bốn mẫu đất để lấy tiền thuê
ngôi nhà này, chắc cũng không đến nỗi lỗ lắm. Nhưng dù sao, ngôi nhà này
cũng xinh đẹp, chàng nghĩ đây là ngôi nhà lý trưởng cho mẹ chàng.
Chàng nghe tiếng thở dài của Beatrice, rồi cô ta nói:
- Bây giờ ta đi uống cà phê nhé.
Một lần nữa, cô ta đi trước dẫn đường, Rosie quay qua nhìn chàng, lắc nhẹ
đầu như muốn nói: anh đã bị bóc lột. Nhưng sau đó khi ở riêng, chàng nói với
cô:
- Tôi không chịu được giá như thế đâu, nhưng mẹ tôi chịu được. Bà ấy rất
hào hoa, rộng lượng. - Rồi để tỏ cho cô biết chàng hiểu ý nghĩa cái lắc đầu của
cô, chàng vỗ lên vai cô và trề môi với cô.
Họ đi vào trong phòng khách ngôi nhà chính, và khi nhìn quanh căn phòng
vời vẻ thán phục, chàng nghĩ không biết quyết định của mình vừa rồi có thay
đổi nếp sống của mình không.
CHƯƠNG 4
Ba bảng một tuần!
- Mẹ cứ đợi xem rồi sẽ biết, con đảm bảo với mẹ.
- Phải, mẹ tin con. Nhưng đây là một phần ngôi nhà thôi. Mẹ muốn nhà riêng
biệt.
- Nhà phụ này riêng biệt, mẹ không làm sao tìm được trong thành phố này
hay nơi nào có cái nhà phụ như thế này, trừ phi mẹ ra nhà quê mới có thể có.
- Vì thế mà phải trả một trăm năm mươi bảng một năm. Với giá này nội
trong ba năm là ta mua được một ngôi nhà khang trang. Còn việc ngôi nhà đồ sộ
như con nói, mẹ không muốn đồ sộ, mẹ chỉ muốn đủ tiện nghi thôi.
Khi ấy hai mẹ con đang đi theo con đường một bên, để xe lại ở cổng, chàng
quay qua nói với mẹ:
- Kìa mẹ! Con nói rồi, nếu mẹ không thuê nhà này thì mẹ phải tự mình đi tìm
nhà thuê thôi, chứ con không có thì giờ nữa, hay không đủ kiên nhẫn để tìm
được cái nhà theo ý muốn của mẹ được.
Bà đáp, giọng có vẻ ân hận:
- Mẹ xin lỗi. Mẹ xin lỗi, con yêu. Mẹ chỉ biết trông cậy vào con, nhưng mẹ
muốn cái nhà... Ôi! Tại sao mẹ không ngậm miệng cho đến khi tận mắt thấy cái
nhà nhỉ. Con nói ngôi nhà có ngõ vào riêng biệt chứ không đi chung với nhà
chính à?
- Dạ, phải, và đây là đường đi vào nhà phụ đấy. Thưa mẹ... - Chàng dừng lại,
nhìn vào mặt bà, rồi nói tiếp: - Nếu cô ta đòi năm hay sáu bảng chắc con cũng
thấy rất xứng, và đúng là ngôi nhà mẹ đang cần, nên mẹ cứ việc rút tiền ở nhà
băng mà thuê. Vã lại, con thấy mẹ chỉ cần lấy tiền lời công trái là dư sức thuê
rồi.
- Được rồi, được rồi; ta cứ đi xem ngôi nhà đẹp này ra sao rồi hẵng hay.
Khi hai mẹ con đi qua cánh cổng trang trí rục rỡ để vào vườn, bà dừng lại,
nói:
- Ồ được, vườn được lắm; rất đẹp.
Chàng không nói gì nữa, chỉ dẫn bà đi quanh qua góc đường đến trước mặt
ngôi nhà phụ. Bà có vẻ sửng sốt khi nhìn ngôi nhà.
Chàng mở cửa rồi đứng tránh sang một bên cho bà đi vào tiền sảnh. Khi bà
vừa lên tiếng nói "Ồ, đẹp, rất đẹp" thì cửa phòng khách bật mở và Beatrice hiện
ra, trên tay bưng bình hoa. Cô ta liền lên tiếng nói ngay:
- Ồ, xin lỗi. Tôi tưởng quí vị chưa đến, tôii... tôi mang hoa đến cho sáng sủa
nhà cửa, và...
Chàng cắt ngang câu nói của cô:
- Xin giới thiệu, đây là mẹ tôi... Thưa mẹ - Chàng đưa tay về phía Beatrice
và nói tiếp, - đây là cô Penrose Steel.
- Cô mạnh khỏe chứ?
Beatrice vội để bình hoa xuống cái bàn ở một góc phòng, bước đến đưa tay
ra bắt, miệng nói:
- Tôi... tôi rất hân hạnh được gặp bà, hy vọng bà được hạnh phúc ở đây. Tôi
xin bảo đảm không có người lạ đến đây. Tôi thỉnh thoảng đi băng qua đây,
nhưng bà cứ khóa cửa ở bên trong lại là được.
Bà Catherine Falconer nhìn cô ta. Bà thấy cô xinh đẹp và có giọng nói du
dương. Bà nghe John nói cô ta 24 tuổi, nhưng bà thấy cô ta có vẻ già hơn tuổi
ấy nhiều; quả vậy, cô ta trông già dặn và có dủ khả năng chăm nom một ngôi
nhà lộng lẫy như thế này. Bà nhìn Beatrice, cười với cô rồi nói:
- Ồ, theo chỗ tôi thấy thì, thưa cô Steel, ơ... cô Penrose Steel, ngôi nhà rất ấn
tượng và quả đúng theo sở thích của tôi, nhất là khu vườn. Tôi còn thấy quanh
nhà có nhiều cây cối. Tôi thường thích uống nước trái cây hái trong rừng.
- Ồ, thế thì tuyệt quá. Bà sẽ tìm thấy rất nhiều quả tầm xuân, táo gai, dâu và
mận gai quanh đây.Nhưng bây giờ - Cô ta nhìn John - tôi xin rút lui cho quí vị
tự nhiên. Nhưng quí vị có cần uống cà phê không? Để tôi sai gia nhân mang đến
cho quí vị. Sau đó tôi xin bảo đảm với quí vị không có ai trong nhà làm phiền
quí vị đâu. - Cô ta cười toe toét rồi nói tiếp: - Không ai quấy rầy trừ phi quí vị
muốn có người đến nói chuyện cho vui.
- Được rồi, sẽ hay. Rồi sẽ hay. - Câu trả lời có vẻ úp mở. Nhưng Beatrice
vẫn cười, cô ta quay đi và ra ngoài.
John dẫn mẹ vào phòng khách, thấy phòng khách, mặt bà càng có vẻ rạng rỡ
hơn nữa, khi đi vào phòng ăn, phòng làm việc đồng thời là phòng ngủ, mặt bà
vẫn rạng rỡ hân hoan. Khi vào nhà bếp, bà không giữ được vẻ vui sướng trong
lòng, bà liền nói:
- Thật chưa bao giờ con tìm ra được một chỗ cho mẹ vừa ý như thế này.
Đúng là một cái tổ ấm. Thật đẹp. Ngôi nhà nhỏ thật đẹp.
- Đúng, chàng gật đầu với bà - ngôi nhà đẹp thật.
Bà vội nói:
- Theo chỗ mẹ biết, trên lầu có ba phòng. Tại sao con không dọn đến đây ở
luôn?
Chàng đáp liền:
- Không được, mẹ à. Con đã nói với mẹ rồi, công việc của con là ở trong
thành phố, con phải ở gần chỗ làm việc. Nhà cửa ở đấy con đã trả tiền thuê
mướn rồi. Nhưng hàng ngày con sẽ ghé lại đây thăm mẹ. Vả lại ở đây mẹ có đủ
thứ để giải trí, - chàng ra dấu chỉ về phía cửa sổ. - Còn một việc này nữa ,con
muốn nói với mẹ: Ít ra mẹ cũng phải có người đến làm vệ sinh mỗi tuần hai hay
ba lần.
- Mẹ có thể làm được.
- Không, mẹ không làm được, và cũng không nên làm. Trong thành phố có
khối đàn bà muốn có việc làm thêm, nhất là khi họ biết nơi đến làm có thể ngôi
uống trà nói chuyện gẫu với bà chủ. Nhưng có một điều con khuyên mẹ, thưa bà
Falconel, là mẹ đừng tán dương phẩm chất dân miền Nam trước mặt các bà dân
miền Bắc, bất kể họ là ai, nếu không mẹ sẽ có tên trong sổ đen của họ và bị họ
hỏi tại sao không về miền Nam mà sống. Con đã nhiều lần bị họ nói như thế rồi.
- Làm gì có chuyện như thế!
- Ồ có, có rồi đấy. Có nhiều ông già bệnh nằm liệt giường nhìn con rồi nói:
"Tôi muốn bác sĩ miền Bắc của tôi thôi. Tôi đợi cho đến khi ông ta đến". Vùng
này có nhiều người như thế, con báo cho mẹ biết, và ngay cả cô chủ nhà này
cũng thế.
- Ồ, cô ta có vẻ rất dễ thương.
- Đúng, thỉnh thoảng cô ta dễ thương.
- Con khen thật đấy chứ. Con có giao du với cô ta không?
- Không, không như từ "giao du" của mẹ dùng đâu, nhưng khi cô ta thích, cô
ta có thể là người quí phái dư sức.
- Cô em gái của cô ta cũng giống thế à?
Chàng bật cười:
- Mẹ muốn nói Rosie à? Không, hai người khác nhau một trời một vực. Hai
cô kia cũng giống Rosie. Thế nhưng họ khác nhau; còn riêng chủ nhân của trang
viên thì khác xa, rất khác với tất cả các cô em.
- Ờ, mới nhìn qua, mẹ thấy mẹ và cô ta có thể làm bạn với nhau được.
- Con hy vọng thế.
- Hình như con không tin phải không?
- Không phải, thưa mẹ. Không phải con không tin, nhưng con chỉ góp ý kiến
thôi, vì, chắc mẹ biết, khi mẹ không được như ý, mẹ cũng bẳn tính ghê lắm.
Có tiếng gõ cửa rồi cửa mở ra và cô hầu bước vào, bê cái khay trên tay. Cô
ta nhìn hai người, cười chào, rồi nói với bà Catherine Falconer:
- Thưa bà, cháu là Jamie Bluett. Cháu hầu ở phòng khách. Và xin thưa với
bà, cháu kiêm hầu luôn ở nhà phụ. Cháu thấy vui khi thấy mẹ của ông bác sĩ vào
ở nhà này. - Cô ta nhìn John, cười với chàng rồi nói tiếp: - Có người vào ở nhà
này thật rất tuyệt. Cháu rất thích nhà phụ này, thưa bà, nhà này ấm cúng.
- Phải, Jamie. Tôi đồng ý với chị như thế, có thể nói tôi rất sung sướng được
vào ở đây. Cám ơn chị đã mang cà phê đến.
- Thưa bà, rất hân hạnh được đón tiếp bà. - Jamie đung đưa đầu một lát rồi
đi ra, miệng cười toe toét.
- Tuyệt đấy chứ?
- Dạ, rất tuyệt, thưa mẹ. Nhưng mẹ đừng mong ngày nào cũng như thế này
hết. Mẹ sẽ ở một mình ở đây. Đây là một ngôi nhà riêng biệt và con tin Beatrice
muốn ngôi nhà này được riêng biệt thôi.
- Con làm như thể mẹ là người tọc mạch không bằng.
- Mẹ có tính ấy đấy. Mà thôi, ta uống cà phê. - Chàng đưa tách cà phê cho
bà. - Mẹ đừng có vẻ ngẩn ngơ như thế, vì con phải đi có việc, và nếu mẹ muốn
con đưa mẹ về để thu dọn đồ đạc, thì xin mẹ đừng nhấp cà phê như đang ngồi
trong phòng khách như thế.
Nghe chàng nói, bà đưa tách cà phê lên uống, mắt nhìn chàng, rồi bà nói:
- Có nhiều lúc mẹ tự hỏi tại sao mẹ lại thích ở gần bên con làm gì?
- Bây giờ mẹ cũng đang tự hỏi như thế đấy, thưa bà Falconer. Mà thôi xin
mẹ uống hết và ta còn đi có việc, vì từ bây giờ cho đến mai, chúng ta có nhiều
việc phải làm để cho mẹ vào sống cuộc đời mới tại một phần riêng biệt trong
ngôi nhà này.
CHƯƠNG 5
Beatrice chuẩn bị để rời khỏi phòng làm việc, cô định đi gặp người đầu
bếp để ra thực đơn trong ngày, thực đơn ít thay đổi so với ngày hôm trước. Khi
cô thu dọn xong giấy tờ trên bàn, vừa đứng dậy định ra cửa thì bỗng cánh cửa
bật mở và Rosie chạy xộc vào, vẻ rất kích thích, cô ta chìa tờ báo ra trước mặt
chị, vừa thở hổn hển vừa nói:
- Robbie vừa mới đưa tờ báo cho em xem. Báo ra ngày hôm qua. Chị xem
đi! Xem đi! - Cô chỉ cột báo trên tờ báo xếp lại cho Beatrice thấy. Beatrice lấy
tờ báo rồi đọc:
Hôm qua đã xảy ra một chuyện rất thương tâm, Huân tứơc Frederick
Morton Spears với con trai là Michael đã bị chết đuối vì một cơn gió lốc ở
Plymouth South. Huân tước Frederick là khuôn mặt quen biết trong giới đi
thuyền buồm, con trai của ông cũng thế. Ông Michael Morton Spears 25 tuổi,
chưa vợ, và vì Huân tước Frederick không để di chúc cho bà con thân thuộc
nam giới nào hết, cho nên tước vị sẽ thuộc người em họ, Thiếu tá Leonard
Spears.
Thiếu tá Leonard Morton Spears và vợ Helen, hiện đang ở với Huân tước
Frederick và họ cũng như tất cả bạn bè của Ngài Frederick, rất đau buồn khi
nghe tin này.
Thi thể của hai người đã tìm được vào khuya đêm qua và lễ an táng sẽ được
cử hành vào thứ Tư ngày mồng Ba tháng Mười.
Beatrice sững sờ cầm báo trên tay, Rosie giật tờ báo rồi nói:
- Thật kinh khủng! Phải không! Chị Helen thường nói đến họ luôn. Chị ấy
nói họ rất dễ thương, còn người con trai, Michael, chị ấy cho biết anh ta sắp
đính hôn. Chị ấy nói cho em biết thế trong bức thư chị vừa gởi.
- Trong bức thư vừa gửi à? Cô nói cái gì thế?
- Phải, - Rosie ngẩng đầu lên - Chị thường nổi giận khi chị ấy viết thư cho
em, cho nên em đến bưu điện để nhận thư.
- Sao lại viết thư cho em, Rosie! Sao thế! Chính chị, chủ nhà này mới là
người đáng ra cô ấy gửi thư chứ.
- Dẹp mẹ cái nhà đi! - Rosie vừa đáp vừa bước lui một bước. - Dẹp chị và cái
nhà đi! Chị chỉ được cái tài ấy thôi. Hai người bị chết đuối. Chắc là anh Leonard
đau đớn ghê lắm, vì anh ấy nói với tôi rằng ảnh và Frederick như anh em ruột
chứ không phải anh em họ. Hai người rất thương mến nhau. Bây giờ ông ấy
chết, người con trai cũng chết, và chị bảo là tại sao chị Helen không viết thư cho
chị vì chị là chủ nhà à? Này để tôi nói cho chị nghe tại sao chị ấy không viết thư
cho chị. Là vì thái độ chị đón tiếp chị ấy quá hống hách khi ba chết, và thực tế
là vì chị và chị ấy không thân thiện nhau. Nhưng bây giờ điều không làm cho
chị vui là vì nếu Leonard thừa kế tước vị, thì Helen sẽ thành phu nhân Helen
Morton Spears. Điều này chắc không làm cho chị hài lòng chứ gì, phải không? -
Ôi, tôi không hiểu nổi chị, chị Beatrice à. Không hiểu nổi! - Nói xong, cô quay
người bước ra khỏi phòng, để Beatrice đứng dựa bên bàn, hai tay bấu vào mép
bàn, sửng sốt.
Phu nhân Helen. Nó thành phu nhân Helen. Tại sao nó lại may mắn như thế?
Bây giờ không có ai ngăn cấm nó được nữa rồi. Nó sẽ bước vào xã hội thượng
lưu có lẽ được ra mắt ở Triều đình nữa. Tại sao nó gặp nhiều may mắn như thế?
Tại sao cuộc đời nó suôn sẻ như thế, tại sao nó hạnh phúc như thế? Cô mới 24
tuổi, và cô cũng có nét dễ coi. Đời thật bất công. Tay cô thả mép bàn rồi thủng
thỉnh lần bước về lại ghế ngồi, cô ngồi xuống. Cô tựa đầu ra ghế, tự nhủ mình
hãy bình tĩnh, vì nếu cô ra khỏi phòng với tình trạng căng thẳng như thế này, cô
không thể nào làm việc suốt ngày được. Cô biết vẻ mặt của cô chắc ghê gớm
lắm.
Beatrice tự hỏi: Tại sao cô không ưa Helen? Không ưa lâu ngày khiến bây
giờ cô đâm ra ghét. Phải chăng nàng quá đẹp không? Không hẳn. Không, không
hẳn. Chính vì thái độ tự nhiên của nàng, chính vì nụ cười của nàng. Chính vì
cách ăn nói của nàng, nàng nói với mọi người rất tự nhiên, với tôi tớ trong nhà,
với thương nhân, với ai cũng nhã nhặn tự nhiên, như Rosie vậy còn cô, cô
không được như thế. Còn một điều nữa, ba cô không thích như thế. Ba cô luôn
luôn nghĩ đến giai cấp. Giai cấp. Cô gần như vùng dậy khỏi ghế. Tại sao cô cứ
thấy ba cô là người tốt? Ba cô đã lừa dối cô bao nhiêu năm nay. Cô thường tự
hào cô giống ông ta. Bây giờ cô ao ước sao cho mình khác ông ta, sao cho mình
có phong cách phóng khoáng, thoải mái. Nhưng thực ra thì từ ngày bà Falconer
và ông bác sĩ đến đây, cô đã có phong cách phóng khoáng thoải mái rồi đấy
chứ. Ồ, phải, có ông bác sĩ. Thậm chí cô đã cười đùa với ông bác sĩ: họ cười với
nhau mỗi khi ông trêu ghẹo mẹ chàng, nhất là về cách làm rượu vang. Bà
Falconer đã dạy Beatrice cách làm rượu vang. Cô không biết được có nhiều
cách làm khác nhau để biến các loại trái cây quanh bờ dậu thành rượu: nào là
mận gai, trái cơm cháy, hồng hoang và ngoài ra còn làm rượu bằng các thứ rau
quả như lá rau đại hoàng, khoai tây và thứ rau làm rượu vang ngon là rau cần.
Chị bếp rất tự hào về cách làm mứt hồng hoang, nhưng chị ta phải thán phục bà
Fatconer ngay khi bà cho chị ta một chai rượu vang làm bằng quả mận tía để chị
ta và những gia nhân khác trong nhà thưởng thức chơi.
Nói tóm lại, những ngày vừa qua, Beatrice cảm thấy sung sướng hơn, cho
đến khi Rosie tuôn vào phòng đưa tờ báo cho cô xem. Càng ngày cô càng thấy
Rosie nóng nảy, bực bội.. Tuy nhiên, cô cần có cô em. Cô không thể sống một
mình trong nhà và ngồi ăn một mình.
Điều làm cho Beatrice thấy yên tâm nhất là vợ chồng Helen ở xa cô, mà hai
người không thể di chuyển...
Chiều hôm đó, khi John đến thăm mẹ, câu đâu tiên Beatrice nói với chàng là:
- Anh có nghe em gái tôi đã trở thành phu nhân rồi chưa?
- Rồi, bà Annie có nói cho tôi nghe.
- Anh nghĩ sao về chuyện này?
Chàng nghĩ sao về chuyện này à? Chuyện này đã cắt đứt hết mọi tình cảm
của chàng đối với nàng: nó chôn sâu hết những tình cảm thương mến mà chàng
ấp ủ bấy lâu nay.
- Theo tôi thì cô ấy có diễm phúc khi được mang tước hiệu. Nhưng trước đó
cô ấy cũng đã là phu nhân rồi, và cô ấy luôn luôn xứng đáng là phu nhân.
Sau đó mẹ chàng nhìn sững chàng:
- Con thích cô ấy phải không?
Chàng quay vội sang mẹ, đáp lời bà:
- Con thích tất cả. Họ là bốn chị em phi thường.
Bà Catherine duỗi hai chân đến gần các lẽ củi đang cháy trong lò sưởi; rồi
quay đầu nhìn John ngồi phía bên kia lò sưởi, bà nói:
- Chắc con biết rồi đấy, - mặc dù bà Atkinson rất dễ thương và làm việc rất
giỏi, con cứ nhìn nhà cửa thì biết; và bà ta cho biết sẵn sàng ở lại với mẹ bất cứ
khi nào mẹ muốn, nhưng mẹ phải xác nhận rằng khi nào bà ta hết việc, mà nếu
không có cô Beatrice vào chơi nói chuyện về rượu vang và cái chuyện khác, mẹ
cảm thấy cô độc vô cùng. Mẹ thấy mọi người ở đây thường cho cô ta là người
dè dặt, rụt rè. Nhưng theo mẹ thì mẹ cảm thấy dưới cái vẻ bề ngoài nghiêm
nghị, cô ta là người có tình cảm, vì khi mẹ nói chuyện với cô ta, cô ta rất cởi
mở, dễ thương.
- Con rất sung sướng khi biết cô ấy thân thiện với mẹ. Thế còn Rosie thì sao?
- Ồ, Rosie rất tuyệt. Rosie không có gì phức tạp hết. Tuy nhiên, mẹ thấy mặc
dù cô ấy đã quên chuyện bị phụ tình, - bà ngập ngừng một lát mới nói tiếp -
nhưng nhiều lúc cô ta lặng lẽ, cặp mắt buồn, xa vắng như thể bị lạc lõng. Vào
những lúc ấy, mẹ quên cô ta là thiếu nữ mà cứ nghĩ cô ta còn bé, nhưng chỉ ôm
ghì cô ta và mời cô ta tách trà là cô trở lại bình thường ngay. Cô ta nói mẹ giống
bà Annie ở bên cạnh nhà; cô nói mẹ dễ chịu.
Chàng bật cười, đáp lời mẹ:
- Đúng, tính Rosie thế đấy. Cô ấy cần có những người dễ chịu.
- Cô ta xinh đẹp và thường nói đến anh chàng Robbie. Giữa hai người có gì
với nhau không?
- Nếu Robbie có gì muốn nói, thì chắc có ngày anh ta sẽ nói. Nhưng cô ấy cứ
xem anh ta như là một người anh. Theo con nghĩ thì anh ta phải bình tâm để
thấy rõ vấn đề, nếu không, cô ta sẽ mất anh ấy.
- Đúng, việc đời thường thế đấy. Mà con có biết việc gì không? Mẹ đang
trông đợi lễ Giáng sinh.
- Còn nhiều tuần nữa mới đến.
- Mẹ biết, nhưng mẹ cứ trông. Mẹ nghĩ lễ Giáng sinh chắc ở đây tuyệt lắm:
có cây có vườn phủ đầy tuyết, và có củi lớn đốt trong lò sưởi. - Bà đưa tay chỉ
về phía lò sưởi.
- Chàng cười, đáp lời bà:
- Mẹ đừng quá tin. Trời có thể mưa, và sắp đến mẹ sẽ thấy trời có mưa tuyết
và gió đến nỗi mẹ không ngẩng mặt lên nổi mà đi.
- Ồ, có phải con bị mưa ướt hết phải không? Con chưa đi chứ? Con mới đến
đâu khoảng một giờ thôi.
Chàng nhìn đồng hồ.
- Con đến đã hai giờ mười lăm phút rồi, thưa bà Falconer, và trong thời gian
này con có thể khám được một chục bệnh nhân. Bây giờ mẹ đừng đứng dậy làm
gì: con phải đi. Nếu bận việc, con sẽ vắng mặt cả tối nay.
- Cứ tự nhiên... con cứ vắng - giọng bà dịu dàng - Mẹ sẽ mời cô ta sang đây
chơi bài. Đêm kia cô ta sang chơi, cô ta rất vui.
- Tốt, được thôi. Nhưng con xin đưa ra một điều kiện, là đừng quá chú trọng
đến việc ăn thua, chắc mẹ hiểu chứ?
- Phải, thưa ông "keo", tôi hiểu.
Bà đưa tay vẫy chào khi John đi ra, vừa đi vừa cười.
Khi chàng đang mặc áo khoác ngoài hành lang thì cánh cửa ăn thông hai nhà
với nhau bật mở, và Beatrice xuất hiện. Cô ngần ngừ một lát mới lên tiếng:
- Ồ, xin lỗi, tưởng không có anh ở đây; tôi cứ nghĩ đến tối anh mới tới. - Nói
xong cô quay người bước lui, nhưng chàng đưa tay nắm tay cô kéo lại và nói:
- Đừng ngốc như thế. Tôi thấy bà ấy đang đợi cô đấy. - Vừa nói chàng vừa
hất đầu chỉ về cửa phòng khách. Chàng nắm bàn tay cô trong hai tay, rồi nói
nho nhỏ: - Cám ơn cô đã cư xử tốt với mẹ tôi. Bà rất biết ơn cô vì cô đã sang
chơi bài với bà, và tôi cũng rất cám ơn.
Mặt Beatrice ửng đỏ, mắt nhấp nháy, cô liếm môi, rồi đáp:
- Có gì đâu, chính tôi mới là người cám ơn. Bà ấy đã giúp... Ờ phải, bà ấy đã
cho tôi có được mục đích trong cuộc sống và đã giúp tôi thoát khỏi cảnh cô đơn.
Hai người nhìn nhau; rồi bằng một giọng rất nhỏ, cô nói:
- Rosie hầu như suốt ngày sang bên nhà MacIntosh. Như anh thấy đấy tôi
không chấp nhận việc này, nhưng. - Cô nuốt nước bọt mới nói tiếp: - Tất cả
chúng ta ai cũng cần có người khác, phải không?
Chàng đồng ý, đáp lại cũng bằng một giọng rất nhỏ như cô:
- Phải, Beatrice à, cô nói đúng, tất cả chúng ta ai cũng cần có người khác.
Tôi thật rất biết ơn cô về lòng tốt của cô đối với mẹ tôi. Tôi rất lo cho sức khoẻ
của bà. Bệnh thấp khớp của bà rất nặng, có lẽ một ngày nào đó, chúng tôi phải
cần có một cô y tá đến giúp cho bà. Bây giờ bà còn đi nhúc nhắc được, nhưng
sợ không lâu. Dĩ nhiên bà thường phấn đấu chống lại căn bệnh, vì trước đây bà
là một người rất năng động: bà có thể cưỡi ngựa như đàn ông, và còn bơi thuyền
nữa. Bà thường đi câu cá ngoài biển ở Rye, khi chúng tôi còn ở miền Nam.
- Thật ư?
- Thật chứ.
- Chưa bao giờ bà ấy nói thế.
- Không, dĩ nhiên bà không nói làm gì. Bà vẫn còn giận mình vì bỗng nhiên
cuộc sống sinh động như thế chấm dứt. Bà phải nằm trên giường hết phân nửa
thời gian trong ngày rồi, cho nên chắc cô hiểu tại sao tôi rất biết ơn cô vì cô đã
sang chơi với bà cho vui. - Chàng thả hai tay cô ra; rồi bỗng nhiên chàng hốt
hoảng thốt lên: - Ôi, trời ơi, xin đừng khóc!
- Không, tôi không khóc, không khóc. Tôi chỉ... chỉ ngốc nghếch thôi. Ít khi
như thế này, tôi... ít khi tôi được ai cám ơn về những việc tôi đã làm như thế
này.
- Phải, nếu cô muốn biết ý kiến của tôi, tôi xin nói rằng có nhiều người có
tính xấu. Nhưng xin cô đừng buồn làm gì.
- Tôi không buồn, tôi chỉ cám ơn thôi. Bây giờ tôi không muốn mẹ anh thấy
tôi như thế này; vậy xin anh cảm phiền. - Cô quay lui, môi run run vừa đưa tay
mở cửa rồi đi trở lại nhà, để chàng đứng một mình trên hành lang, bàng hoàng
ngơ ngác.
- Tốt! Tốt! Như mẹ chàng đã nói, trong người cô Beatrice Penrose Steel có
mặt tốt. Quả vậy, có mặt tốt thật. Vẻ cô đơn là cái áo khoác bên ngoài, không
bao giờ cô ta cởi áo khoác ra cho các cô em thấy được bản chất bên trong con
người cô. Chàng đội mũ lên đầu và đi ra cửa, vẻ trầm tư, cuộc đời thật lắm điều
làm cho ta kinh ngạc. Phải chăng vì thế mà cô ta cứ nằng nặc muốn mọi người
gọi mình là sắt thép cho được? Chàng thường quen với cảnh con người bị đau
ốm về thể xác, nhưng không quen với cảnh đau đớn ở nội tâm, mà sợ cô đơn
cũng là nỗi đau về mặt tinh thần.
CHƯƠNG 6
Cháu đi xa một chuyến hay đấy, cháu à. - Bà Annie nói.
- Phải, gặp lại Helen thật tuyệt, và chị ấy muốn cháu xem cái nhà cho biết
trước khi bán cho người ta. Chị ấy nói nhà quá rộng đối với hai vợ chồng;
nhưng nhà nằm trên bờ sông thật đẹp.
- Cháu nói cháu sẽ đi với người bạn của cô ấy à?
- Dạ, cháu nhớ chị ấy. Chị ấy dễ thương lắm. Helen thường đến Col Mount
để chơi với chị ấy. Cách đây mấy năm có lần cháu đến đấy có việc. Bây giờ
cháu không biết có thay đổi gì nhiều không. Nhưng ở đấy đẹp lắm. Cái tên lấy
từ con đèo nằm giữa hai ngọn đồi.
- Cô ta đến đây tìm cháu à?
- Dạ, không, chúng cháu gặp nhau ở nhà ga Newcasue. Chị ấy mới mất
chồng cách đây không bao lâu.
- Cô sẽ ở lại đấy trong bao lâu? - Robble hỏi.
Rosie quay lại nhìn anh, anh đang ngồi ở cuối bàn, cô đáp:
- Cho đến Tết, nghĩa là khoảng hai tuần.
- Cô Beatrice có nói gì về chuyện này không?
- Ồ... - Rosie nhìn người này rồi nhìn người khác. - không nói gì hết, cũng lạ
đấy. Nhưng dĩ nhiên chị ấy không thích tôi đi thăm chị Helen cho nên tôi cứ
nghĩ thế nào chúng tôi cũng nổ nhau một trận. Nhưng chị ấy chỉ nói: - Ờ, chắc
cô biết ý tôi rồi, nhưng có khi nào cô để ý đến tôi đâu...
- Chỉ có thế thôi à? - Bà Annie nhướng mày hỏi.
- Vâng, chỉ có thế, bác Annie à. Nhưng cháu cam đoan là chị ấy độ này khác
trước nhiều. Kể từ ngày mẹ ông bác sĩ đến ở tại nhà phụ, chị ấy rất thích vào
chơi với bà ấy. Thật vậy, chị ấy thường vào trong nhà với bà ấy.
Hai môi bà Annie chu tròn và thốt lên: Ô! Ô!
- Bác nói ô, ô nghĩa là sao? - Rosie cười hỏi.
- Thì ô, ô chứ sao. Có phải là nguyên nhân không nói ra được, phải không?
- Bác muốn nói ông bác sĩ chứ gì?
- Phải. Bộ tôi còn nói đến ai khác nữa?
Rosie không trả lời một lát, nhưng cô nhìn Robbie rồi lắc đầu, nói: - "Ô, ô", -
và chính cô cũng không hiểu mình muốn nói gì, nhưng Robbie lên tiếng:
- Tại sao không? Cô ấy bao nhiêu tuổi rồi, 24 phải không? Còn ông ấy bao
nhiêu?
Anh hỏi Rosie, nhưng cô nhún vai và nói:
- Em không biết ông ta bao nhiêu tuổi. Em đoán khoảng 30. Nhưng em
không tin...
- Đừng nói cô không tin có người cảm mến cô ta, Bà Annie huơ huơ ngón
tay trước mặt cô - đàn ông có những hành động kỳ lạ lắm, nhất là đối với những
ai tỏ ra tử tế với mẹ họ. - Bà quay qua nhìn con và cười hà hà; rồi bà cất cao
giọng nói tiếp: - Con cũng có nhiều lần có hành động kỳ lạ phải không? Chính
con đã giúp đỡ chị Battling Bella phải không? Chị ta vừa lâm vào cảnh góa bụa
lần thứ ba.
Tất cả đều cười xòa khi nghe bà nói thế, Robbie huơ hai tay trước mặt mẹ và
nói:
- Nếu con làm thế mẹ ngạc nhiên lắm phải không? Người nào việc nấy. Chị
ấy có năm đứa con, và hai đứa sẵn sàng đi làm việc. Phải, việc này khiến ta phải
suy nghĩ. Cho nên con đã giúp đỡ một số công việc ở trong sân nhà.
Rosie nhìn hai người, lắng nghe họ nói chuyện, cô nghĩ: Mình phải ở nhà để
ăn Giáng sinh thôi. Nhưng không được, ở đây gần Beatrice quá; vả lại cô rất
muốn gặp lại Helen. Rồi bỗng ý nghĩ kỳ lạ hiện ra trong óc cô: Beatrice với ông
bác sĩ à? Không, không. Anh ta quá dễ thương. Anh... anh ta không muốn chị ấy
đâu. Nhưng một ý nghĩ khác lại hiện ra: độ rày chị ấy đã thay đổi rồi, phải
không? Dễ thương hơn, tốt hơn. Và... và nếu xảy ra như thế thật, trong nhà sẽ
thay đổi hoàn toàn. Và nếu chuyện này làm cho chị ấy hạnh phúc... Nhưng ông
bác sĩ, ông ta... Ông ta thật quá tốt với cô. Tại sao cô không có một người như
ông ấy khi bị Teddy phụ bạc nhỉ? Ôi, Teddy. Bây giờ cái tên này không gợi lên
cảm tình cho cô nữa, mà chỉ làm cho cô hận thù. Cô không có tin tức gì về anh
ta nữa, không nhận gì nữa sau cái bức thư cuối cùng ấy. Nhiều lúc, ngay cả bây
giờ, cô không tin chuyện này là thực mà cứ nghĩ đây chỉ là giấc mộng. Nhưng
không, cô không nằm mơ. Cô đã bị phụ bạc. Phải dùng cái từ cổ này mời đúng,
cô đã bị phụ bạc, đã bị từ chối, đã bị cho ra rìa. Và việc này đã có ảnh hưởng
lớn cho cô, vì cô không cảm thấy mình còn trẻ, không vui vẻ. Thỉnh thoảng cô
cũng có cười, nhất là khi cô đến đây: ngôi nhà này là nơi trú ẩn của cô; hai
người này đã cứu sống cô. Phải, nếu không cứu mạng sống thì cũng cứu linh
hồn cô.
- Cô có thường ghé thăm mẹ ông bác sĩ không?
- Dạ thường, cháu thường vào phòng bà ta chơi. Bà ta quí phái, rất dễ
thương, rất vui vẻ, nhưng bà ta bị bệnh thấp khớp hành hạ, đi đứng khó khăn,
tuy vậy, bà ta vẫn cố đi quanh. Trong mấy tuần vừa qua, bà ấy đã làm rất nhiều
rượu vang. Bà ấy nói vào lễ Giáng sinh, họ sẽ say cho sướng. Bà có dạy cho chị
Beatrice cách làm rượu vang. Bà cũng muốn chỉ cách làm cho cháu, nhưng...
cháu không quan tâm đến việc này.
- Thế là sáng mai cô đi chuyến tàu 10 giờ tôi sẽ đưa cô đến ga.
- Ồ anh Robbie, anh tốt quá, cám ơn anh.
Anh không đáp mà đứng dậy đi ra cửa, lấy mũ lưỡi trai và áo khoác sau cửa
rồi bước ra ngoài.
Khi cô đứng dậy để ra về, bà Annie nói:
- Cháu sẽ gặp nhiều người ở nhà Helen. Ở đấy rất xa lạ với cháu. Biết đâu
cháu sẽ gặp được người cháu thích.
Rosie liền quay phắt lại phía bà ta và gay gắt đáp:
- Cháu sẽ không thích ai hết! Cháu không muốn ai hết! Cháu... không bao
giờ tin ai được nữa, không tin người nào cháu gặp ở đấy. Không bao giờ, bác
nghe chứ, thưa bà An nie?
- Một thời gian thôi, cháu à. Một thời gian thôi. Ta biết tâm trạng của cháu,
nhưng sự đời xảy ra kỳ lạ lắm. Thời gian sẽ biết. Đối với Robbie cũng thế thôi.
Có hai cô đang theo đuổi nó đấy.
Rosie giật mình, cô hỏi:
- Sao, theo đuổi Robbie à?
- Có gì đâu mà ngạc nhiên? Nếu nó có ý định thì một ngày nào đó nó sẽ lấy
vợ thôi.
Rosie không nói được lời nào, cô mở to mắt nhìn bà già.
CHƯƠNG 7
Fances Middleton để mạnh cái khay lớn lên bàn phát ra tiếng kêu lanh
canh, rồi nói:
- Tốt, phải nói họ làm thế mới đúng. Họ vui như ngày hội; cười luôn mồm.
- Thì chúng ta cũng sẽ vui - khi làm hết ba chai này, - chị bếp nói, chị chỉ cái
kệ đựng chén bát, - vì đây là loại rượu bà già mới làm rất ngon, mặc dù bà đã
dặn tôi rượu mới làm, cần phải để một thời gian cho dịu. Trời! Đêm qua tôi làm
hai ly, tôi ngủ say như chết.
- Đây là rượu vang tự làm, cô sành sỏi ơi, không phải như rượu bố cô uống
đâu - Cô giúp việc trong bếp gật gù, nhưng chị Janet Bluett nháy mắt với cô rồi
nói:
- Được rồi, để đấy rồi sẽ biết, ít ra là với tôi, vì tôi sẽ uống mỗi thứ một ly,
càng sớm chừng nào càng tốt chừng ấy. Cho nên, ta dọn dẹp nhanh lên để
thưởng thức suốt đêm, vui vì cô chủ đang hưởng hạnh phúc ở trên phòng, tôi
xin cam đoan như thế.
- Có chuyện thay đổi rồi, - Frances Middleton gật đầu đáp - Từ trước chưa
bao giờ cô ấy nói với tôi một lời cám ơn cho đến mấy tháng vừa qua. Và bây
giờ cô ta nhờ mình làm việc này việc nọ chứ không sai. Chiều nay khi tôi mang
trà vào phòng cô ấy với bà già, cô ta cười luôn mồm. Thật là một chuyện lạ
đáng mừng...
Ngay khi đó, Beatrice đang cười và nói:
- Ồ thưa bà Falconer, cháu không tin đâu.
- Tin, cô phải tin. Chú ta, bây giờ đang ngồi cười toe toét như gã khùng đấy,
đi lên lầu lục lọi khắp phòng. Thậm chí chú ta còn ném cả đồ chơi qua cửa sổ
chỉ vì tôi không để cho chú ta đi chơi một ngày với... - bà dừng lại lắc đầu nhìn
John, rồi mới nói tiếp - với ai nhỉ? Với Đội Thiếu niên, hay Đoàn hy vọng, hay
cái gì nhỉ? Lúc ấy chú ta mới có 6 tuổi. Không cần thiết bổ não chú ta ra để chú
hiểu rằng đi đâu là phải có người mời, và việc đi chơi này chỉ do một nhóm con
nít rủ rê. Khi ấy chúng tôi sống ở Tunbridge Wills, và chuyến đi chơi sẽ đến
Hastings, mà chú ta đã nhiều lần đến chơi ở Hastings rồi. Rồi có lần chú ta bị
đuổi học vì đá vào ống quyển một cậu bé, cha mẹ cậu ta đến trường khiếu nại.
Nhưng lần này tôi đứng vào phe với chú ta, vì lúc ấy chú chưa được 10 tuổi mà
thằng to đầu kia đã 12 tuổi, hắn bắt nạt chú ta.
- Mẹ! Mẹ! Mẹ im đi cho được không? Và xin mẹ đậy nút chai rượu lại, nếu
không con sẽ nhắc lại chuyện cũ, có lẽ con nhắc cho mẹ nhớ chuyện một bà quí
phái mặc đồ lót nhảy từ cầu tàu ở Hastings xuống nước...
- Mẹ không làm thế! Không thế! Không có chuyện ấy bao giờ...
- Có, có thật mà. Rồi bà nói to - Chắc bây giờ nó chỉ cần uống cà phê đậm
thôi.
- Ồ, để tôi gọi các cô giúp việc mang đến.
- Cô khỏi cần làm thế, - John nói, vừa đưa ngón tay ra dấu cho Beatrice.
đừng đứng lên khỏi ghế dài. - Chỉ có tôi mới là người còn đứng vững; để tôi đi
lấy cà phê. Còn mẹ, - chàng quay qua huơ huơ ngón tay trước mặt bà, bà đang
ngồi gọn lỏn trong chiếc ghế bành kê bên cạnh lò sưởi, chàng nói: - Không uống
rượu nữa, mẹ nghe chưa? Sáng mai con làm việc lúc 8 giờ rưỡi, mà chắc mẹ
biết rượu của mẹ nặng như thế nào rồi, nó sẽ làm con nhức đầu. Con đã từng bị
nhức đầu vì uống rượu của mẹ rồi. Cho nên, xin mẹ để yên chai rượu ở đấy.
- Được rồi, được rồi. Sau khi uống cà phê mới biết rượu nặng hay nhẹ.
Khi chàng ra khỏi phòng, hai người im lặng một lát. Rồi bà Catherine
Falconer nhỏ nhẹ nói:
- Lễ Giáng sinh quá tuyệt, phải không? Chưa bao giờ tôi thấy anh ấy được
thư giãn như thế. Tôi nghĩ chắc vì anh ấy thấy tôi được ở trong ngôi nhà đẹp
tuyệt vời này.
Beatrice không trả lời một lát. Cô ngước mắt nhìn lên trần nhà, rồi bằng một
giọng trầm ngâm cô nói:
- Lễ Giáng sinh tuyệt vời như thế này. Ngay cả khi ba mẹ cháu còn sống,
cháu và có lẽ mấy cô em nữa, cũng không có được một lễ Giáng sinh tuyệt như
thế này. Gia đình cháu thường vui vẻ, cười đùa, nhưng cháu không thể hòa đồng
với gia đình được. Cháu không biết tại sao. Nhiều lúc cháu cảm thấy không có
ai tâm đầu ý hợp cả, ngoài ba cháu. Và rồi cháu hiểu được lý do.
- Thôi quên chuyện ấy đi, cô. Quên đi. - Bà Catherine gắng gượng ngồi
thẳng dậy ra ngoài mép ghế và lặp lại: - Quên chuyện quá khứ đi. Chuyện quá
khứ không bao giờ hàn gắn được đâu. Hãy nghĩ đến tương lai thôi. Cô xinh
đẹp... ở đây người ta đều cho là cô xinh đẹp.
Beatrice vội ngẩng đầu lên khỏi lưng ghế và nói:
- Bà cho là cháu xinh đẹp à?
- Phải, đúng thế. Tôi thấy cô rất hấp dẫn.
- Cháu... cháu lên cân, cháu ăn quá nhiều sôcôla.
- Đúng, để khỏi lên cân, cô phải chấm dứt việc ăn sôcôla. Ăn uống điều độ,
nhắm đến tương lai; cô còn trẻ, cuộc đời tươi sáng còn trước mắt.
- Phải, cháu sẽ làm thế, cháu sẽ làm thế.
- Cô sẽ làm gì? - John hỏi, chàng vừa bước vào, trên tay bưng cái khay có ba
tách cà phê. Nhưng chính mẹ chàng lên tiếng trả lời, bà nói:
- Con chẳng cần biết làm gì. Bây giờ ta chỉ việc uống cà phê rồi mở nút chai
ra lại.
- Ồ không, mẹ không được làm thế, mẹ à.
- Rồi sẽ hay, rồi sẽ hay.
Họ uống cà phê. Lần này họ uống thêm mỗi ngừơi một ly vang làm bằng rau
cần. Họ nói chuyện, nhưng bà Catherine nói nhiều nhất, bà nhắc lại những ngày
ở Tunbridge Well, ở Rye, ở Hastings, và những chuyến đi đến Easthourne và
Brighton. Nói một lát, bà ngồi yên nhắm mắt lại, John nói:
- Con nghĩ mẹ nên đi ngủ cho rồi mẹ ạ. Con muốn thấy mẹ đi ngủ trước khi
con ra về.
- Phải, chắc con nói đúng. Cả một ngày dài và tuyệt rồi. - Bà nhìn người này
người kia, rồi lặp lại. - Một ngày tuyệt vời! - Và khi chàng giúp bà bước đi, đưa
gậy cho bà, bà nói: - Bây giờ con cứ để mẹ một mình, mẹ đi được.
Beatrice cũng đứng lên và nói:
- Cho phép cháu giúp bà nhé?
- Ồ không! - Bà lớn tiếng phản đối. - Chỉ có ban ngày tôi mới cần có người
giúp cởi áo thôi. Chúc ngủ ngon, cưng. Hẹn gặp lại sáng mai.
- Chúc bà ngủ ngon, thưa bà Falconer; cám ơn bà.
- Cưng ơi, cưng chẳng có gì để cám ơn tôi, mà chính tôi mới là người cám
ơn cô. Bây giờ cô ngồi xuống đi - Bà hất đầu về phía con trai. - Chỉ 15 phút thôi
là mẹ ngủ khì.
-Rất tốt; 15 phút thôi.
Hai người đứng nhìn bà khập khiễng bước ra khỏi phòng; rồi John quay qua
phía Beatrice chìa tay mời cô:
- Nào, mời cô ngồi.
Chàng không đụng đến Beatrice, nhưng cô nhìn chàng một lúc mới ngồi
xuống lại ở một góc chiếc ghế nệm dài, còn chàng ngồi xuống chiếc ghế dài kia,
ngồi ở cuối ghế, dựa ngửa người ra sau, duỗi thẳng hai chân và nói:
- Chưa bao giờ tôi thấy mẹ tôi hạnh phúc sung sướng như thế từ nhiều năm
nay. Bà nhớ ba tôi ghê lắm, còn tôi không thể thay chỗ của ba tôi được.
- Ồ, bây giờ thì anh đã làm tròn nhiệm vụ với bà rồi.
Chàng quay qua nhìn cô. Cô cũng dựa ngửa người ra ghế, vẻ thoải mái.
Chưa khi nào John thấy cô có vẻ thoải mái như thế, và, có thể nói là hạnh phúc,
được không? Trong mấy tháng qua, chàng thấy Beatrice có vẻ thoải mái hơn
trước nhiều. Trước đây chưa bao giờ chàng thấy cô tiểu thư có vẻ dễ dãi như thế
này. Chàng nghĩ tình hình này chắc còn bền, vì bản chất cô ta vốn tốt, nếu
không có gì làm cho cô bẳn tính, thì cô vẫn tiếp tục sống thoải mái, giúp cô trở
thành người thiếu nữ xinh đẹp dễ thương. Phải, Beatrice xinh đấy chứ. Cô
không có khuôn mặt như các cô em, vì cả Helen và Rosie đều như thiên thần;
Marion có lẽ đang mập ra, giống như Beatrice, nhưng mập tròn trịa hấp dẫn
thôi. Điều đáng lạ nhất là không bao giờ chàng nghĩ chàng lại cảm thấy thích cô,
nhưng bây giờ chàng thấy thích. Cô rất tốt với mẹ chàng, lại còn có vẻ chăm sóc
cho bà nữa; còn mẹ chàng, bà cho rằng Beatrice là một cô gái thượng đẳng.
Cô lên tiếng, cắt đứt dòng suy tư của chàng, giọng nho nhỏ:
- Tôi nghĩ chắc không bao giờ tôi lại có được một ngày Giáng sinh như hôm
nay.
- Tại sao không?
- Ồ, tôi không biết. Có lẽ vì hoàn cảnh không thuận tiện. Tôi cứ nghĩ nhà chỉ
có Rosie và tôi, mà cô ấy thì hầu như suốt ngày sang nhà hàng xóm, còn tôi chỉ
một mình. Khi ông bà nội còn sống, ba mẹ tôi con sống, và có cả Helen, Marion
và Rosie tôi cứ nghĩ tôi sẽ không sống một mình như thế này. Lúc ấy nhà luôn
luôn đông đúc. Thỉnh thoảng tôi mơ được sống một mình, nhưng bây giờ thì...
không mơ như thế nữa.- Giọng cô trở nên nhỏ nhẹ, và cô ngồi thẳng người ra
ngoài mép ghế, hai bàn tay lồng vào nhau ấn mạnh trên đầu gối. Rồi, cô từ từ
quay đầu về phía chàng, cô nói: - Anh có biết khi người ta cô đơn người ta cảm
thấy như thế nào không? Không những cô đơn thôi, mà cô độc một mình, anh
biết sao không?
Chàng cũng ngồi thẳng người dậy và sau một lát suy nghĩ, chàng nói:
- Không biết rõ tâm trạng người cô đơn ra sao. Nhưng tôi biết hầu hết chúng
ta ai cũng có cảm giác đơn độc. Có nhiều lúc ta thấy trống trải, muốn có gì để
lấp đầy nỗi trống trải ấy đi... - Chàng lắc đầu, không thể nói lên được từ tình
yêu, nhưng chàng ngần ngừ một lát rồi nói tiếp: - Cho đến khi có cái gì lấp đầy,
như tình bạn, tình thương. Xin lỗi, Beatrice, chắc cô cảm thấy như thế. Tôi
không biết có đúng không. Không ai biết ý nghĩ của người khác ra sao hết.
Nhưng cô đừng buồn, nếu không, cô sẽ làm cho ngày hôm nay mất vui. - Chàng
đưa tay để lên tay Beatrice, và chàng nhớ chàng đã có lần để tay lên tay cô rồi,
và việc này làm cho cô khóc; lần này chắc cũng thế, vì chàng thấy hai mắt cô
rơm rớm nước. Chàng bèn nhổm thẳng người gần cô hơn rồi nói: - Ôi, Beatrice
thân yêu. Đừng thế! Nếu mẹ tôi thấy cô khóc, chắc bà sẽ giết tôi mất.
- Được rồi. Được rồi. Chỉ... chỉ vì tôi thấy hạnh phúc. Thật vậy, tôi cảm thấy
hạnh phúc. - Mắt cô nhìn vào mắt John - Tôi... tôi thấy anh là bạn của tôi.
- Đúng đấy Beatrice à, cô cứ tin đi. - Chàng lắc hai bàn tay cô trong tay
mình. Và khi chàng nghe có giọng nói tự đáy lòng thốt lên: cẩn thận đấy nhé, thì
chàng to tiếng đáp lại: Tại sao? Cô ta chăm sóc mẹ tôi kia mà. Cô ta tử tế, và tôi
thích cổ. Phải. Phải. Tôi bắt đầu thích cổ. Và tôi cần gì đâu? Quá khứ đã chết
rồi. Thực ra, quá khứ chưa bao giờ có; ít ra, quá khứ chưa chào đời; quá khứ đã
bị giết chết ngay từ khi còn trong trứng nước. Như vậy tôi có gì đâu mà sợ?
Người tôi gặp ở bữa tiệc tại nhà ông Cornwallis là ai nhỉ? Những đồng nghiệp
của ông ta với vợ con đùm đề những cô con gái choai choai, thỉnh thoảng có
một cô gái già nghiêm trang. Chàng xác nhận chàng thích cô gái già hơn là
những cô choai choai, nhất là cái cô 16 tuổi, cô này kiếm cớ đau ốm đủ thứ để
được đưa đến phòng mạch của chàng, cho đến khi chàng phải chọn lựa hai giải
pháp: hoặc là thẳng thừng cự tuyệt cô ta, hoặc là chuyển cô sang cho bác sĩ
Cornwallis chữa trị. Chàng chọn giải pháp sau, khiến cho cô ta không có cớ lui
tới thăm viếng chàng, và chàng chỉ biết cô gái sau đó tuyên bố cô ta ghét bác sĩ
Falconer, vì chàng là bác sĩ dốt và khuyên mọi người không nên đến khám bệnh
nơi chàng nữa. Đam mê của tuổi trẻ là thế đấy.
Nhưng bây giờ chàng đang đứng ta một hoàn cảnh hoàn toàn khác. Beatrice
là một thiếu nữ là hấp dẫn. Hơn thế nữa, cô ta là chủ nhân ngôi nhà đẹp đẽ này,
mặc dù ngôi nhà đã cầm cố đến gần hết. Nhưng ngoài những thứ cô có thể dùng
làm của hồi môn, bản thân cô cũng xứng rồi. Cô là người biết điều, việc chăm
sóc mẹ chàng là điều cụ thể nhất. Và cô là người bạn đời rất tốt. Điều đáng kinh
ngạc là cô đọc sách nhiều, có lẽ do cô sống cô độc và cảm thấy xa cách mọi
người trong nhà. Dĩ nhiên cô còn mang những nét của người cha trên người, và
cô rất ham đất, nhất là mê cái nhà.
- Tôi đã... làm cho anh bối rối, - cô: nói, giọng dịu dàng.
Chàng lắc đầu, lên tiếng đáp lại liền để cô yên tâm:
- Làm cho tôi bối rối à? Đừng ngốc, cưng. Trái lại là đằng khác, cô đã... cô
đã làm cho tôi suy nghĩ, và... và nghĩ đến tương lai. Nhưng mà, - chàng thả tay
cô ra và nhún vai - cô biết tương lai của tôi sẽ ra sao không? Thế này, nhé: rồi
tôi sẽ mở phòng mạch riêng, phòng sạch sẽ hoạt động điều hòa. Với tôi, không
có gì danh giá hay vinh quang hết. Nhưng khi cô giải phẫu cho ngừơi ta để lấy
ra những bộ phận hư thối mà không để sót dụng cụ trong người họ, thế nào cô
cũng nhận công lao người ta trả cho mình.
Cả hai cất tiếng cười, chụm đầu vào nhau mà cười.
Nhưng khi cô lên tiếng trả lời, nụ cười trên môi chàng biến mất. Cô nói:
- Tôi chẳng cần quan tâm đến chuyện anh giàu hay nghèo. Bây giờ hay bất
cứ lúc nào.
Im lặng một lát chàng mới đáp:
- Ồ Beatrice!
Đầu cô gục xuống ngực và nói:
- Tôi... tôi không thể nào cầm lòng được.Trước thái độ anh cư xử với tôi.
Thế đấy. - Cô ngẩng đầu lên và nước mắt trào ra, giọng cô ấp úng khi nói tiếp: -
Các cô gái còn trẻ không bao giờ như thế này. Nhưng... nhưng như tôi đã nói,
tôi không thể nào cầm lòng được. Tôi... nghĩ tôi không đủ can đảm nếu không
có thứ này... - Cô cười gượng, chỉ ngón cái về phía cái bàn, trên bàn để nhiều ly
chai. - Nhưng... xin anh vui lòng quên đi. Ít ra cả hai chúng ta sẽ quên chuyện
này vào sáng mai. Miễn anh vẫn là bạn của tôi, thế đủ rồi.
Chàng để tay lên hai vai cô, nói với cô bằng một giọng rất nhỏ nhẹ:
- Beatrice. Hãy nhìn anh đi. - Khi cô nhìn chàng, chàng hỏi: - Em có muốn
lấy anh không?
Hai mắt Beatrice tròn xoe: nước mắt cô trào ra và cô không thốt được lời nào
trong khi vòng tay chàng siết chặt quanh người nàng, và nàng thả người vào tay
chàng.
- Thế là tốt, tốt rồi, em yêu... khi chàng vuốt tóc nàng, chàng cảm thấy lòng
dâng lên một cảm xúc lâng lâng. Chàng không thể gọi tên cảm xúc này là gì.
Không phải là cảm xúc đam mê. Có phải tình yêu không? Không biết có phải
không. Có lẽ là long trắc ẩn thì đúng hơn. Phải. Phải. Lòng trắc ẩn. Nhưng còn
nhiều hơn thế nữa. Thương hại ư?.. không, không. Nàng không phải là loại
người để cho người ta thương hại. Nàng rất vững mạnh... và nàng yêu chàng.
Được yêu thật là tuyệt. Ồ phải, được yêu thật là tuyệt. Chàng kéo nàng sát vào
mình, và khi nàng khẽ rên lên, chàng nâng mặt nàng lên, và đặt môi lên môi
nàng. Nàng quàng hai tay quanh cổ chàng, đáp lại vòng tay siết chặt của chàng,
nàng siết chặt người chàng vào người nàng, thái độ biểu lộ tình cảm của nàng đã
làm cho chàng cảm thấy xấu hổ. Một lát sau, hai người đứng nhích nhau ra,
chàng lau mắt cho nàng và nói:
- Này em, nếu vì sự bệnh hoạn của mẹ anh đã dẫn đến chuyện này, thì ta hãy
uống mừng chuyện này nhé? Lần này ta uống vang cất từ rau cần, loại này
không nặng đâu.
Khi chàng định rời khỏi nàng, nàng liền nói:
- Sáng mai anh sẽ ân hận cho mà xem.
- Không, không, - chàng lắc đầu. - Anh không say. Thứ này phải uống thật
nhiều mới say. Anh đã uống quen các thứ này khi còn nhỏ. Anh xác nhận là nó
làm cho ta quên hết các mối lo âu trong ngày, nhưng say thì không. Và sáng
mai, anh vẫn bình tĩnh như mọi khi.
- Ồ John. Anh không biết anh đã làm cho em sung sướng đến nhường nào
đâu.
- Rồi em sẽ trả giá về chuyện này đấy, em yêu à. Anh xấu tính, lầm lì, không
ở yên một chỗ, cứ đi đây đi đó mãi: như mẹ anh thường nói, chưa bao giờ anh ở
yên một chỗ lâu đến 5 phút.
Beatriee cười, lấy khăn tay chặm mắt rồi nói:
- Em sẽ chịu đưng được tất cả chuyện đó, anh yêu.
Beatrice nghĩ nàng sẽ chịu đựng được. Bất kể chàng có những điểm yếu thế
nào đi nữa, nàng cũng sẽ sẵn sàng đón nhận, vì chàng sẽ là của nàng rồi. Chồng
nàng rồi. Nàng sẽ là người đàn bà có chồng, người vợ. Bỗng nàng nghĩ đến
Helen và lòng thấy nao nao với bao cảm xúc, lo sợ vẩn vơ. Thế nhưng, đồng
thời nàng cũng cảm thấy lòng rạo rực hân hoan. Helen lấy người chồng tuổi lớn
hơn mình đến gấp đôi, và bây giờ Beatrice đã rõ cô ta lấy chồng là để có cơ hội
ra đi khỏi đây, ra đi khỏi cô. Phải, cô ta lấy Leonard là để đi xa khỏi Beatrice, vì
giữa hai người không có tình yêu. Nhưng nay thì cô lấy một người còn trẻ hơn,
đẹp trai hơn, hấp dẫn và là bác sĩ.
Khi Beatrice nhìn John rót rượu rau cần, nàng ước sao cho trời mau sáng, và
chỉ có những hành động của chàng vào hôm sau mới xác định được đây không
phải là giấc mộng, và để biết chàng có ân hận chuyện đã xảy ra trong đêm nay
không. Nghĩ thế, bỗng Beatrice sững người. Nàng không muốn chàng quên
chuyện đêm nay. Chàng chắc không quên, chàng đã đưa ra lời đề nghị cưới
nàng. Nàng nhắm mắt một lát, lòng tự nhủ hãy bình tĩnh.
- Uống mừng đôi ta. - Và sau đó những lời này cứ vang mãi trong óc nàng:
"Mừng đôi ta. Ồ phải, mừng đôi ta".
CHƯƠNG 8
Rosie nhớ mãi ngày đầu năm khi cô trở về nhà gặp chị Beatrice rạng rỡ
tươi mới, cô đã vô cùng kinh ngạc. Điều đầu tiên khiến cho cô kinh ngạc là mặt
người chị lộ vẻ hết sức sung sướng và giọng chị rất niềm nở khi đón cô trở về.
Rồi sau đó, khi vào phòng làm việc, chị kể hết sự tình cho cô nghe. Nghe xong,
cô không nói năng gì hết, khiến cho Beatrice phật ý, chị la lên:
- Tại sao cô nhìn tôi như thế? Tại sao tôi không được phép lấy chồng?
Lúc đó, cô mới ấp úng trả lời:
- Không... có gì hết, chỉ vì tôi... ngạc nhiên thôi, kinh ngạc thôi.
- Kinh ngạc vì John... ông bác sĩ yêu tôi à?
Ông bác sĩ yêu chị ấy ư? Rosie nhớ hầu như cô đã nói to câu ấy ra, ngoại trừ
việc cô đổi từ "chị ấy" ra "chị". Cô lại ấp úng khi trả lời:
- Chúng tôi... ờ, chuyện... quá bất ngờ. Tôi không biết chị yêu ông ta.
- Có khối chuyện về tôi mà cô không biết.
- Phải, phải, chị Beatrice, chị nói đúng. - Cô gật đầu nhìn chị và nói tiếp: -
Tôi mừng cho chị.
Sau đó, câu chuyện trở nên nhạt nhẽo và cô lên lầu, thay áo quần. Khi
Beatrice thấy cô đi xuống, mặc áo khoác cũ và đội mũ, chị ta biết cô em sẽ sang
nhà hàng xóm, chị nhìn cô, gay gắt nói:
- Dù chuyện gì xảy ra đi nữa, tôi vẫn không thay đổi ý kiến về những người
hàng xóm của chúng ta và việc cô thường xuyên sang chơi bên ấy.
Nghe thế, cô trả lời gọn lỏn:
- Tôi cũng thế, chuyện của chị cũng không làm thay đổi ý định của chị...
Cả Robbie và bà Annie đón tiếp cô rất niềm nở khiến cô cảm thấy như cô về
nhà mình thật sự. Nhưng khi bà Annie nói với cô:
- Cho tôi biết tin tức về Helen đi, - thì cô đáp:
- Cháu sẽ nói về chuyện đi thăm Helen sau; trước hết, cháu xin nói cho bác
biết chuyện xảy ra ở nhà bên kia đã.
Và khi cô kể cho bà nghe xong, cả hai mẹ con bà Annie đều sửng sốt nhìn
cô, vẻ không tin. Bà hỏi:
- Ông bác sĩ với Beatrice à?
Còn Robbie nhận xét:
- Ông bác sĩ là người rất thực tế. Chuyện này xảy ra khi nào?
- Chúng tôi mới nói chuyện qua loa, nhưng tôi biết chuyện này xảy ra vào
đêm Giáng sinh.
- Chắc ông ta say.- Bà Annie gật gù nói.- Đúng thế. Này cô, tôi nói cho cô
biết, rượu vang tự chế dễ say hơn rượu bán ngoài tiệm. Tôi biết rõ mà.- Nói
xong bà gật gù cái đầu như thể lời bà nói ra là đúng phóc.
- Nhưng có điều này tôi tin chắc là đúng, - Rosie nói, - là chị ấy không còn
cô độc và không cần tôi. Cho nên, tôi phải kiếm công việc gì đấy để làm.
- Công việc à? - Robbie quay qua hỏi cô. - Công việc à? Cô có thể làm việc
gì? Cô phải đi học kế toán hay đi học cái gì đấy mới làm việc được.
- Tôi không muốn đi học kế toán, tôi muốn làm việc ở nông trại. Tôi có
nhiều kinh nghiệm về chăn nuôi ở đây rồi, phải không? Tôi đã chăm sóc ngựa,
bò, heo và các loại gia cầm khác, phải không? Tập chăm sóc chúng nhiều năm
nay rồi. Vậy anh không thấy tôi có năng lựa làm việc trong một nông trại à?
Robbie và mẹ anh nhìn nhau, rồi Robbie nói:
- Ừ có; cô có nhiều kinh nghiệm thật, kinh nghiệm qua hai con ngựa, hai con
bò cái và hai con heo.
Nghe thế, cô nói thêm:
- Anh đừng quên những thứ anh đem bán: cải bắp, hành tây, cà rốt, tỏi, ngoài
những thứ nằm trên mặt đất ra, còn có những thứ bò trên tường nữa.
Để trả lời câu nói của cô, cả hai mẹ con đều phá ra cười. Một lát sau, Rosie
cười theo họ, rồi cô nói tiếp:
- Sao, bác và anh nghĩ sao? Tôi nói đúng chứ.
- Phải, đúng, cháu à, - bà Annie đáp rồi ngồi xuống bàn trước mặt cô. - Tôi
không làm việc này được - Bà nhìn sang con trai và hỏi: - Phải không?
- Nếu con biết không lầm thì con xin nói là không, mẹ không làm nổi công
việc này đâu, mẹ à?
Bà Annie lại nhìn Rosie và nói:
- Mới hôm qua thôi, anh ấy - bà hất đầu về phía con trai - ra chợ dò hỏi để
xem có thanh niên nào có thể đến làm giúp anh ấy một tay không, làm hay học
việc cũng được. Có đúng thế không? - Bà lại nhìn sang Robbie.
Anh gật đầu với Rosie và nói:
- Phải, đúng như thế đấy. Chúng tôi không làm nổi công việc trong trại; thực
ra, hôm nay sẽ có hai thanh niên đến đây gặp tôi. Nếu cô ngồi nán lại chơi, cô sẽ
gặp họ. Nhưng điều mẹ muốn nói là chúng tôi cần đến ba người giúp việc. Cô
có hiểu không?
Dĩ nhiên Rosie hiểu, mặt cô sáng lên, cô hỏi:
- Thật chứ?
- Thật. Cô biết đấy, tôi có hai con ngựa phải giữ chúng ở nhà trong mùa
đông, đồng ruộng ít ra cũng bỏ hoang một nửa. Cho nên tôi định trồng trọt
thêm. Thành phố đang phát triển mở rộng: họ sẵn sàng mua đất của tôi với giá
tôi đưa ra. Đất ấy lâu nay tôi chia lô để trồng trọt. Đấy, cô nghĩ sao?
- Ồ, tôi thích làm công việc ấy, - Rosie nói. Phải - Cô đưa tay qua bên kia
bàn, nắm hai tay bà già, - được ra khỏi nhà suốt ngày, đến tối mới về, là tôi sung
sướng rồi. Và bây giờ chắc chị ấy không phản đối nữa. Vả lại - cô nhún vai -
Chị ấy khác trước rồi. Nhìn mặt chị ta thì biết. Chị ấy đã 24, 24 già khụ, thế mà
bây giờ trông còn trẻ hơn tôi nữa. - Rồi cô nhìn qua Robbie, nói tiếp: - Mà tôi có
lương không? Dĩ nhiên là có lương, nhưng bao nhiêu?
- Hừ! Khởi đầu, - anh gật đầu với mẹ - là chuyện tiền nong. Giống như một
người ngoài chợ nói với con bao nhiêu? Được rồi, thưa cô - anh lại nhìn cô, mặt
có vẻ nghiêm khắc - lương tiền còn thuộc vào khả năng của cô, cô Steel à. Nếu
cô làm đạt yêu cầu, cô sẽ lĩnh được khởi đầu 10 si linh một tuần và ăn uống cả
ngày. Tôi cam đoan với cô giá này gấp đôi giá chị cô trả cho bà đầu bếp.
Rosie không đáp lại lời đùa bỡn của anh, mà cô chỉ nhìn xuống bàn rồi nói:
- Anh biết không, chưa bao giờ tôi có tiền riêng; cái gì tôi cần đều được
người ta mua. Thỉnh thoảng người ta cho một si linh, đến ngày sinh nhật cũng
được cho tiền để ăn quà. Thế nhưng, từ khi ba mất, chẳng có gì hết.. Chị ấy...
Beatrice, miễn cưỡng lắm mới cho tiền mua vé tàu đi đến nhà chị Helen, và tôi
không có tiền để mua quà Giáng sinh. Tôi thấy quá khủng khiếp. Nhưng Helen
thật tốt. Helen luôn luôn tốt. Tôi... tôi muốn ở lại đấy với hai vợ chồng chị ấy và
lẽ ra tôi có thể ở lại, chỉ ngặt một nỗi là họ đi Thụy Sĩ: Leonard không được
khỏe, anh ấy phải rời quân ngũ, và anh phải ở bên ấy mấy tháng. Anh và bác
biết sao không? - Cô nhìn người này người nọ, mắt ươn ướt, rồi nói tiếp: -
Helen cho tôi 5 bảng trước khi tôi ra về hai vợ chồng còn cho tôi rất nhiều quà
Giáng sinh nữa.
- Đừng khóc, cháu. Đừng khóc. Dù sao cháu cũng luôn có Helen. Và mặc dù
chúng tôi không sánh nổi với Helen, nhưg cháu vẫn luôn luôn có chúng tôi bên
cạnh.
Rosie nhấp nháy mắt, cô đáp:
- Ồ phải, cháu có bác và anh Robbie. Và chắc bác biết chuyện rồi chứ? Nếu
không có bác và anh ấy, cháu không ở đây đâu; cháu sẽ bỏ đi, làm những việc
ngu ngốc. Bác biết cháu từng có hành dộng bốc đồng, điên cuồng, giống con
trai hơn là con gái, nhưng là người mơ mộng, cháu luôn luôn là người mơ
mộng. Nhưng hết rồi, hết rồi.
Khi cô gục đầu xuống lại, bà Annie nói rất nhanh:
- Thôi được rồi, thưa cô, nếu cô bắt đầu làm việc, thì không có lúc nào bằng
lúc này, và chúng tôi không trả lương cho cô để ngồi uống trà, ăn bánh ngon của
tôi. Dù sao, bánh chỉ ăn khi uống trà. Nào, bây giờ đứng dậy, ta đi làm.
Đó là chuyện xảy ra hôm Rosie về nhà. Còn chuyện này xảy ra vào hôm
khác: chuyện đám cưới của Beatrice và John.
John đứng quay mặt nhìn bác sĩ Cornwallis. Họ mặc comple đen, cài hoa
cẩm chướng trên khuy áo. Bác sĩ Cornwallis lên tiếng nói: "Đã đến ngày hành
quyết", - rồi ông bước tới hai bước gần Jchn, để tay lên vai chàng và nói:
- Anh có thấy khỏe không?
- Khỏe, rất khỏe.
- Tôi không muốn nói đến thể xác, tôi muốn nói tinh thần; anh cảm thấy
chuyện này có yên ổn không? Anh biết tôi rất ngạc nhiên khi thấy anh lấy cô ấy,
vì tôi biết tính tình cô ta rất rõ.
- Người nào cũng có hai mặt, thưa ngài.
- Anh đã thấy được mặt tốt của cô ấy ư?
- Ồ! thấy, thấy. Tôi đã thấy mặt tốt của cô ấy.
- Anh sung sướng khi lấy cô ta chứ?
- Đương nhiên là sung sướng. - Giọng John nghe có vẻ gay gắt.
- Tốt, đấy là điều nên biết. Rồi anh phải làm việc cật lực đấy. Tôi biết nhà ấy
nợ nần như chúa chổm, nhưng bù lại, ngôi nhà rất đẹp, cũng xứng công anh trả
nợ đấy, chú em ạ. Đấy là ngôi nhà đẹp nhất trong vùng, ngoại trừ tòa Thị chính,
và ngôi nhà còn ấm cúng như hầm bia. Nhưng có một điều tôi muốn hỏi anh:
Tại sao anh không làm đám cưới ở nhà thờ?
- Cô ấy không muốn làm đám cưới ở nhà thờ, thưa ông. Cô ấy muốn làm
đám cưới lặng lẽ. - Anh không nói thêm: "và cho nhanh", Beatrice lo sao đám
cưới xong ngay cho rồi. Chàng tự hỏi không biết có phải nàng cảm thấy có gì
đáng ngờ nơi chàng không. Thế nhưng, chàng dẹp ý nghĩ này sang một bên,
nàng là một cô gái dễ thương, tốt và rất, rất thích chàng. Và rồi ra chàng phải
lấy vợ thôi, vì chàng muốn có một gia đình. Và ngôi nhà ấy được làm ra cho
một gia đình. Chàng hình dung ra cảnh ngôi nhà có nhiều con nít. Phải, chàng
muốn có một gia đình, còn nàng thì muốn có con. Ồ phải, nàng đã nói huỵch
toẹt ra rồi: nàng muốn có con và có bao nhiêu con cũng được.
- Thôi thì giờ cấp bách, ta đi thôi - Bác sĩ Cornwallis chìa tay ra. : John, tôi
chúc anh vạn sự như ý. Chúng ta đã quen nhau khá lâu đủ cho tôi xin phép anh
được nói lên hai điều tôi thích anh: anh là người thẳng thắn và là một bác sĩ cực
kỳ giỏi. Và - ông nghiêng đầu tới trước - một người không than phiền khi Betsy
Ann - Ông chỉ cái chân của mình - quyết định bà ta muốn nghỉ ngơi; và vì thế,
tôi rất cám ơn anh.
- Thôi, thưa ông, tôi... tôi rất sung sướng được ở đây và hy vọng còn ở đây
lâu dài và làm việc với ông trong thời gian lâu nữa với Betsy Ann - Hai người
cùng cười. Ông đẩy vai chàng, nói:
- Thôi ta đi. Hãy đến với cuộc sống lo âu, thất vọng và ân hận.
Khi John đi trước, chàng lặp lại lời nói của ông ta trong lòng: "Cuộc sống lo
âu, thất vọng và ân hận". Ồ không! Chàng hy vọng không như thế. Nhà ấy sẽ
được hạnh phúc, và điều hạnh phúc nhất là mẹ chàng đã ổn định được cuộc
sống, mẹ chàng có cuộc sống thoải mái và sung sướng, vì đã có sự thu xếp ổn
thỏa, bà chăm sóc cho Beatrice và Beatrice chăm sóc cho bà. Phải, đấy là điều
lợi chủ yếu, hai người cùng chăm sóc cho nhau...
Khi Rosie nhìn chăm chú người đàn ông đứng sau bàn và lắng nghe ông ta
tuyên bố lễ kết hôn cho chị cô với John Falconer, ông bác sĩ đáng mến, như cô
thường nghĩ về chàng. Cô không thể nào tin được rằng đây là một lễ cưới: khắp
nơi đều trống trải, trông có vẻ quá bủn xỉn và không có bóng dáng của Chúa. Cô
cảm thấy đây là một điều thật kỳ quặc, vì cô nghĩ: lễ cưới không có màu sắc tôn
giáo sẽ không có tính thiêng liêng để buộc hai người lại với nhau suốt đời. Buổi
lễ chỉ diễn ra trong vòng vài phút là xong, và sau đó cô đến hôn Beatrice rồi hôn
John. Và John quàng tay quanh cô khiến cô lại nghĩ: chàng thật dễ thương. Cô
tự nhủ: "Anh ấy thấy cái gì đẹp trong người Beatrice nhỉ?" nhưng ý nghĩ ấy
chập chờn một lát trong óc cô rồi biến mất.
Bàn ăn dọn thật đẹp, mà chỉ có vỏn vẹn 10 người ngồi quanh bàn. Nhưng
người ta nói chuyện thật lớn và thật vui, phần nhiều do bác sĩ Cornwallis nói.
Rồi vào lúc ba giờ, xe đến đậu ngoài cửa, họ chào mọi người ra xe để đi hưởng
trăng mật ở St. Leonardo, nằm trong địa phận của vùng Hastings, nơi này John
rất quen thuộc, và do mẹ chàng đưa ý kiến hai người nên đến đấy. Rõ ràng
Beatrice không thích đi hưởng trăng mật ở nơi nào hết. Vì cô ta đã cười và nói
với mẹ chàng rằng: "Đi đâu cũng được, chẳng thành vấn đề, thậm chí ở Bogs
End cũng được, miễn sao có John bên cạnh là đủ rồi". Câu nói khiến mọi người
cười ồ vì ai cũng biết Bogs End nằm ở dưới cùng của vùng Fellbourn và nơi đây
là quê hương của giới cùng đinh.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top