Dau an trong tim 2 - C.Cookson
CHƯƠNG 5
Ông Simon Steel sửa lại cà vạt trước tấm kính ở tiền sảnh. Beatrice đứng ở
bên cạnh ông, tay cầm chiếc áo khoác dày cộm và cái mũ tuýt có vành rộng của
ông. Cô nhìn bố thấm ướt đầu ngón tay vuốt lên hai bên mép bộ râu cá trê. Ông
đẹp mã, cô lấy làm tự hào về bố. Khi giúp ông mặc áo khoác vào, cô nói:
- Trời bên ngoài rất lạnh. Bố định đi có xa không?
- Cũng còn tùy hứng, Beatrice. Nếu lên đến phố, bố sẽ ở lại đấy ăn cái gì.
- Tại sao bố không đi xe ngựa?
Ông quay qua cô, đáp:
- Bố chưa già, Beatrice à. Mỗi lần đi dạo mát, bố cần gì phải đi xe. Bố hy
vọng bố không cần đi xe dạo mát hai mươi năm nũa.
- Chắc thế, bố. Chắc thế. Con chỉ...
- Đúng, con chỉ đóng vai bà mẹ. Mà con đóng giỏi đấy, con yêu dấu à, thật
giỏi đấy. Con thật đáng khen. - Khi ông đưa một tay lấy cái mũ nơi cô, tay kia
ông bỏ vào túi như tìm cái gì rồi nói tiếp, - Ồ, con có tiền lẻ không?
- Tiền lẻ à, thưa bố?
- Ừ bố cần một ít. Đưa cho bố hai đồng, có lẽ ba đồng đi.
- Nhưng...nhưng, thưa bố - Cô bước lui xa ông ra - Con... con chỉ có đủ tiền
chợ trong tuần, cho đến... cuối tháng. Rồi có nhiều hóa đơn chi tiêu nữa, thưa
bố.
Ông nhắm mắt lại như thể cố giữ bình tĩnh, rồi nói:
- Con khỏi cần nhắc bố về những hóa đơn chi tiêu. Ta sẽ tính toán số này vào
ngày cuối quí và ngày ấy còn ba tuần nữa mới đến. Nào, bây giờ bố có thể lấy
vài đồng lẻ chứ? Con là quản gia; bố nghĩ cũng giống như bao quản gia tài giỏi
khác, chắc con biết cách giữ riêng một ít chứ.
- Con... Con có chứ, bố, nhưng số này cũng đã tiêu hết - Cô ngập ngừng rồi
nói tiếp - vì bố cứ lấy tiền lẻ mãi. - Mặt lộ vẻ bực tức, cô quay đi, dọc theo hành
lang ngắn đến phòng làm việc. Cô lấy trong hộc tủ ra một cái hộp thiếc, nhìn
vào hộp một chốc, vẻ lo lắng, rồi lấy hai đồng. Mấy phút sau, khi cô đưa tiền
cho ông, ông nhìn hai đồng trong tay và nói một câu khiến cô rất buồn lòng.
"Con đã làm công việc của một gái già". Nói xong, ông bước qua tiền sảnh
rộng, mở cửa trước đi ra, rồi đóng lại không được nhẹ nhàng cho lắm, còn cô thì
cứ đứng yên tại chỗ.
Cô yêu bố. Cô nghĩ cô hiểu ông, ông là một người tuyệt vời, tử tế, rộng
lượng: ông thường giúp người, cần tiền để cho người ta. Nhưng đôi lúc ông lại
nói nhiều câu làm cho cô đau dớn. Nhưng cô thông cảm vì cô là người duy nhất
trong nhà giống ông: khi nào bực tức điều gì cô cũng nói nhiều câu khiến người
khác phải đau lòng. Và bây giờ cô thấy bực túc đang nổi dậy trong lòng, vì
Rosie đang xuống lầu, ăn mặc hẳn hoi để đi ra ngoài, cô liền hỏi lớn:
- Buổi sáng lạnh lẽo như thế này mà mày đi đâu?
- Tại sao chị đã biết tôi đi ngã nào rồi mà chị vẫn còn hỏi, chị Beatrice? Tôi
qua nhà hàng xóm, đây là nơi duy nhất tôi đến thăm mà.
- Mày là đồ cù lần. Tao đâ báo cho mày hay rồi phải không? Nếu bố biết
mày thường sang bên đó, thì chắc mày sẽ trả giá đắt đấy. Và chắc mày biết bố
đã dọa bố làm gì với mấy con vật nếu chúng đi lạc qua hàng rào. Bố sẽ làm
thẳng tay đấy.
Rosie đứng dưới chân cầu thang. Cô ta cao hơn chị đến nửa cái đầu, cô nhìn
xuống người chị, rồi bình tĩnh đáp:
- Nếu bố không thẳng tay thì chắc chị cũng thẳng tay, phải không chị
Beatrice?
Beatrice im lặng một lát mới cất tiếng mạnh mẽ đáp:
- Phải, phải, tao sẽ thẳng tay, vì hắn ở trên mảnh đất không thuộc về của hắn.
- Đấ ấy là của anh ta; của bố anh ta. Ông nội đã cho bố anh ấy. Bố anh ấy đã
cưới...
- Ồ mày đừng nhắc lại chuyện ấy. Tao chán nghe chuyện này rồi. Nhưng tao
nói cho mày nghe chuyện này này: Bố đang xem thử có điều gì sai trái không;
có thể có chỗ không đúng luật trong việc tặng đất này.
Rosie vừa gài hột nút cổ áo khoác dưới cằm vừa chậm rãi nói:
- Ồ, chắc chị thích có chuyện này lắm, phải không? Chị thích thấy họ bị tống
khứ đi, thích thấy anh ấy hết đường làm ăn sinh sống. Hay nếu chuyện này xảy
ra và nếu tôi không lấy Teddy, chắc thế nào tôi cũng đi với anh ấy.
Nghe nói, Beatrice cười châm biếm, cô ta đáp:
- Mày đừng ăn nói nghe ngốc nghếch như thế. Đằng nào thì mày cũng không
làm được gì gần ba năm nữa: Mày đang chịu sự giám sát của bố cho đến khi
mày 21 tuổi. Bố sẽ lôi mày về bất cứ mày ở đâu và làm cho mày ê mặt. Đấy,
mày mở mắt ra mà xem. Cũng lạ là tại sao bố lại cho phép mày đính hôn với
Teddy. Tao ngạc nhiên lắm.
Rosie chồm người tới gần chị, cô bình tĩnh đáp:
- Tốt, để tôi nói lý do bố cho phép cho chị hay, là vì Teddy làm việc tại bộ
Ngoại giao, và ảnh quen biết rất nhiều người có địa vị cao, mà bố là người rởm
đời số một. Và chị lại giống bố.
Rosie bỏ đi ra cửa, Beatrice há hốc mồm nhìn theo. Bỗng nhiên con người
thay đổi hẳn. Rosie không còn là đứa em cô yêu thích nhất nữa, không còn là
người duy nhất cô thích trong số mấy cô em gái nữa. Nó là đứa cô có thể la rầy
rồi nuông chiều; nó là đứa em gái cô có thể đóng vai mẹ nó. Nhưng nó đã thay
đổi rồi; thực vậy, nó đã thay đổi rồi. Cô để bàn tay lên thành vịn thang lầu như
thế để tựa người vào đấy. Cô biết hai cô em gái Helen và Manon đã có ác cảm
với cô, nhưng cô tin Rosie luôn luôn đứng về phe với mình. Ngay khi cô ta
mắng cô em út, nó cũng không chống lại cô và có thái độ thù địch như thế này.
Bỗng cô cảm thấy bơ vơ, và cô bật khóc vì thấy mình cô độc. Rosie là người
bạn đường của cô, ít nói nhưng chịu khó nghe lời. Và cô em lại thường cười xuề
xòa. Ngay khi chị la rầy, cô ta vẫn cười.
Beatrice quay đầu nhìn ra cửa. Cửa đóng lại, ngăn cách chị với em, không có
một tiếng động, không có tiếng ồn như bố cô mới đóng vừa rồi, nhưng nó đã
đóng lại như chấm dứt tình chị em, rất nhẹ nhàng. Nhưng tại sao?
Cô tự nhủ không để chịu thua Rosie thêm nữa. ít ra là thua về vụ tiếp xúc với
gia đình bên hàng xóm. Cô quyết giữ kín trong lòng những điều cô tính toán suy
nghĩ: đó là cô quyết không để mất Rosie.Trước khi cô em đính hôn với Edward
Golding, nhiều lúc cô đã lo sợ có chuyện gì đấy xảy ra giữa Robbie MacIntosh
với cô em, vì ngoài chuyện hai gia đình không ưa nhau, còn chuyện khác biệt
nhỏ nữa là anh ta lớn hơn em cô đến 10 tuổi. Cô cũng chống lại việc cô em đính
hôn với Edward, nhưng cô chưa tìm ra cách để phá.
Beatrice nhìn ra tiền sảnh. Cô thấy sung sướng, rất sung sướng, vì bây giờ cô
là cô chủ ngôi nhà này, chủ ngôi nhà đẹp đẽ này. Cô luôn yêu ngôi nhà này,
nhưng bây giờ ngôi nhà đã trở thành mối ám ảnh cho cô.Cô điều khiển ngôi
nhà. Cô không có quyền sở hữu, nhưng cô điều khiển. Thế nhưng nỗi lo sợ
muôn thuở lại đến với cô làm cô thấy khiếp: nếu bố cô tục huyền thì sao đây?
Nếu bố cô lấy vợ lại thì chắc cô phải khóc thét lên mất. Chắc cô nổi điên lên
mất. Cô không chịu được cảnh để ngôi nhà này cho người đàn bà khác cai quản
điều hành. Vấn đề quan trọng không phải là bố cô lấy vợ khác, mà điều quan
trọng là người đàn bà khác sẽ làm chủ ngôi nhà này.
Bỗng cô rời tay khỏi lan can của thang lầu, bước nhanh ra phòng khách,
chiếc váy rộng phất qua phất lại theo bước chân cô, cô vội ra xem chị Jamie
Bluett làm việc buổi sáng ra sao.
Thay vì đi ra phía bờ tường, lội nước để qua tiểu dinh cơ bên cạnh, Rosie
lại đi thẳng ra cổng nhà để ra đồng.
Cô thấy thật kỳ lạ, cho dù cô đi ngã nào để sang nhà hàng xóm, thì khi vào
đến nơi này, cô liền cảm thấy như mình bước vào một thế giới khác: Cô thở sâu
hơn, lúc nào cũng muốn ngồi xuống, thậm chí còn muốn nằm dài ra đâu đó, sải
tay chân ra để nghỉ ngơi.
Hôm nay, bà Annie MaeIntosh đang đứng ở trong khu vườn có hàng rào để
súc vật khỏi vào, thấy cô đến bà liền réo to lên:
- Trời lạnh quá! Nhưng tôi lại thích trời như những buổi sáng này. Tôi vào
nhà ngay bây giờ, cô đừng ra đây làm gì.
Rosie gật đầu đáp lại, rồi đi vào trong nhà, xuống thẳng bếp, không khí ở đây
thật ấm áp dễ chịu.
Mở nút áo khoác ra, cô buông mình ngồi xuống ghế bành kế bên phải cái lò
sưởi lớn đang mở rộng, cô thở phào khoan khoái. Nhà bếp của một nông trại lớn
cũng không chắc đầy đủ các thứ như ở đây, vì giò heo xông khói và rau thơm
treo đầy trên xà ngang bằng gỗ sồi. Ngay giữa phòng, kê một chiếc bàn dài trải
khăn trắng. Sát một bức tường, kê chiếc tủ đựng chén bát bằng sành sứ, và bức
trong bên kia có một cái kệ thấp, cuối kệ là cánh cửa mở thông sang phòng để
thức ăn dài, mát lạnh.
Rosie thường cảm thấy thoải mái khi ở trong nhà bếp này, không giống
phòng nào ở nhà hết, nhất là bây giờ cô rất cần được yên ổn thư thái.
Bà già nhỏ thó lào xào bước vào, để cái giỏ đầy búp măng lên bàn, rồi nói:
- Mấy đầu ngón tay muốn rã ra
- Anh Robbie đâu rồi
- Ồ, nó chở hàng ra phố rồi. Cải bắp thu hoạch rồi và cà rốt nữa. Chỉ còn lại
măng và những thứ bị gãy thôi.
Bà tháo găng tay nửa chừng bỗng dừng lại, nhìn Rosie chằm chằm, bà hỏi:
- Có chuyện gì đấy, cháu?
- Ồ, nhiều chuyện, bà Annie à. Cháu vừa nói chuyện với chị Beatrice.
Chuyện nhà cháu độ này khủng khiếp lắm. Ôi ước gì cháu lấy chồng mà đi
quách cho rồi.
Bà Aunie MacIntosh cởi chiếc áo khoác ngắn ra, rồi lấy hai cái tách hai cái
đìa trên giá để đồ gốm sứ đặt lên khay và hởi cô:
- Cháu muốn lấy chồng lắm à?
- Dạ muốn. Rất muốn, bà Annie ạ.
- Cháu muốn lấy chồng chỉ để đi khỏi nhà phải không?
Rosie không trả lời liền: cô nhìn người bạn già thân yêu một lát như để suy
nghĩ, rồi cô ngập ngừng đáp:
- Cháu muốn rời khỏi nhà, nhưng cháu cũng thích Teddy.
- Cháu thích Teddy à? Này cháu, cháu thích Teddy thì có ý nghĩa gì? Cháu
cũng thích tôi, thích Robbie, nhưng nếu cháu muốn lấy ai tất cháu phải có cái gì
hơn thích mới được chứ.
- Đúng... dạ đúng. Cháu có tình cảm với anh ấy hơn là thích, cháu rất mến
anh ấy.
- Rất mến anh ấy.
- Dạ. - Giọng Rosie bỗng to lên.
- Thế có nghĩa là cháu yêu anh ấy?
- Yêu anh ấy à? Dạ, cháu chắc thế.
- Cháu chắc thế à.
Bà Annie cầm cái bình trà đến lò, nghiêng ấm nước sôi trên lò rót vào bình
rồi trở lại bàn, để bình trà vào giỏ ấp rồi đậy nắp giỏ ấp lại. Bà không đá động gì
thêm về tình yêu hay tình cảm nữa, bà chỉ nói:
- Tôi có làm một món ăn mới, món bánh nho khô. Tôi đã làm xong đêm qua.
Cháu ăn thử một cái nhé?
Rosie hồi hộp. Cô không trả lời mà chỉ nhìn bà già ngồi bên kia bàn chằm
chằm; rồi bỗng nhiên, cô bật cừơi, nói lắp bắp với bà:
- Bà Annle, bà là người tuyệt trần nhất đời.
- Hay, nhưng ở đời còn có nhiều người rất tuyệt nữa mà cháu.
- Ồ, cháu biết. Nhưng họ không nói năng tuyệt như bà.
Cô nghiêng đầu sang một bên vẻ đăm chiêu, rồi nói tiếp:
- Cứ nghĩ đến mọi người quanh đây, cháu thấy họ chán lắm. Họ chỉ nói về
thời tiết hay về chuyện sinh nhật hay là chết chóc. Tất cả mọi người đều thế,
ngoại trừ bác sĩ Falconer. Cháu thích ông ấy, ông ấy nói chuyện tức cười đến
chết được. ống nói: "Cô biết không, đêm qua tôi nằm mơ thấy mình là con sâu".
Và cháu hỏi: "Cái quái gì làm cho ông nằm mơ mình là con sâu"? Ông ấy đáp:
"À, tôi được người ta mời đến tòa Thị chính, chính thái độ của ông quản gia ở
đây khi nhìn tôi khiến tôi nằm mơ như thế. Người ta gọi ông ta là Lemas, cho
nên tôi đã làm bài thơ hài hước về ông ta". - Cô lại cười. - Bây giờ cháu không
nhớ hết được, nhưng chuyện về bài thơ thật vui. Cháu thích ông bác sĩ. - Vừa
lấy tách trà trên tay bà Annie cô vừa nói tiếp. - Khi cháu lấy chồng chắc cháu sẽ
gặp một tầng lớp người khác.
- Ồ, tốt cho cháu đấy, - bà Annie nhanh nhẩu nói. - Tôi mong sao cháu thích
hợp được với họ. Nhưng tôi chắc cháu biết điều này - Bà ngúc ngoắc ngón tay
nhìn mặt cô - cháu cần phải học hỏi nhiều, những chuyện cháu vừa nói sẽ làm
cho cháu đau đớn đấy nhé. Cháu nên nhớ là giới trí thức nói năng thì hay ho
lắm, nhưng không tốt lành gì đâu, vì họ thường che đậy nhiều hành vi ti tiện và
che giấu tà tâm. Cháu không nên giao du mật thiết với loại người này.
Nói xong bà đi quanh bàn và Rosie liền đứng dậy, để cái tách xuống bàn,
đầu cúi xuống, cô nói:
- Cháu không muốn nói đến những chuyện tồi tệ, bà Annie à. Cháu chỉ... Ô,
cháu không biết ...
Giọng cô nghẹn ngào vì nước mắt, bà Annie lại quay lui ôm cô vào lòng và
nói:
- Nào, nào. Tôi biết cô có chuyện buồn ở bên nhà, cô thường có chuyện
buồn, như mẹ cô trước đây.
- Sao? - Rosie ngẩng đầu lên khỏi vai của bà Annie, mắt nhấp nháy, nuốt
nước bọt, rồi lại hỏi tiếp: - Sao? Bà muốn nói gì, tại sao lại như mẹ cháu? Mẹ
cháu... mẹ cháu rất sung sướng mà.
- Này cháu, để tôi nói cho cháu nghe, mẹ cháu bề ngoài cố làm vui cho các
cháu vui đấy thôi. Chứ bà không đựơc hạnh phúc. Tôi chỉ nói thế thôi. Rồi với
thời gian, các cháu sẽ biết rõ nhiều hơn về mẹ cháu.
- Nếu bà không nói cho biết thì ai sẽ nói?
- Thôi tôi không nói nữa đâu. Tôi nói thế là nhiều rồi. Vì thấy cháu buồn tôi
mới nói như thế. Nhưng tôi có thể nói thêm điều này cho cháu biết. Mấy bà chị
của cháu cũng không làm cho cháu hiểu hết mọi việc đâu. Cho nên cháu không
cần hỏi họ làm gì. Bây giờ cháu uống trà đi, vì tôi phải ra ngoài có việc. Con
Mary Ann không giống mẹ nó trong việc nuôi con: nó không để cho bầy con bú
được no. Ta hãy ra ngoài chuồng để dỗ nó; nó thích dỗ dành mới cho bầy con
bú. Thôi, chấm dứt đi. - Bà đưa tay lên ngăn cô lại - Nhìn mặt cháu là tôi biết
cháu muốn hỏi nữa. Thôi cháu ơi, không ích gì đâu. Tôi không nói thêm gì nữa
đâu. Tôi ân hận vì đã nói cho cháu biết đôi điều. Nhưng tôi nói thêm chuyện này
thôi cho cháu biết: Khi ông nội cháu còn sống, mẹ cháu thường sang chơi với
tôi và chúng tôi thường nói chuyện với nhau. Một ngày nào đó tôi sẽ nói cho
cháu biết chúng tôi nói với nhau chuyện gì. Nhưng hôm nay thì không, và cả
ngày mai ngày mốt hay sau đó nữa cũng không.
Rosie bà theo người đàn bà nhỏ nhắn đi ra cửa, họ ra vườn, vào chuồng heo,
con heo nái vừa sinh lứa heo 12 con, bực bội cứ cào chân xuống mặt đất cứng
ngắt, trong khi bầy con cố tranh nhau tìm vú của nó.
- Nào, nào, Mary Ann, - Bà Annie lên tiếng. - Nằm yên cho con bú đi nào. -
Bà đưa cánh tay qua bức tường thấp, nhưng không với tới đầu con heo, cho nên,
vẫn để yên cánh tay như thế, bà nói: - Rosie. - Cô thử xem sao.
- Rosie liền xăn tay áo, cúi người trên tường, để tay lên đầu con heo nái, cô
dỗ dành:
- Mary Ann, cái gì thế? Mày đau bụng à? Hãy ngoan đi, nằm yên cho con bú
buổi sáng đi.
Khi con heo rên ư ử, bà Annie cười, nói:
- Cứ thế đi cháu nó trả lời cháu đấy. Cháu làm ngon lành hơn cả ông bác sĩ
thú y rồi, vì hôm nay tôi định mời ông ta đến, tôi không thích trả tiền nhiều cho
ổng, trả tiền một công việc mà tôi thường tự làm lấy, nhưng vừa rồi tôi lại làm
không được, Nó đã nói chuyện với cô rồi đấy. Đấy, nó lại nói đấy. Ô, nhìn kìa,
tất cả mẹ con đã nằm yên với nhau rồi. Tốt. Cô có đau lưng không?
Rosie đáp:
- Dạ không. Để cháu làm thế này cho đến lúc bầy con bú no.
- Nếu mỗi lần chúng muốn bú, tôi gọi cô thì hay đấy nhé - Bà Annie nói, rồi
bà vừa cười vừa nói tiếp - Tôi sẽ ra cửa sau gọi sang cô được không? Tôi gọi
sang nói nhờ nhắn cô Rosie sang gấp, con Mary Ann không chịu cho con bú.
Người Rosie rung lên, cô nói:
- Bà đừng chọc cháu cười chứ, gạch trên tường này chích vào người cháu
đau đấy; suýt nữa cháu nhào đầu xuống bên con heo mất.
- Thôi, bây giờ cô cất tay mà xem nó kìa.
Rosie từ từ rút tay lui rồi đứng thẳng lên, người đau nhừ. Cả hai nhìn con
heo nái nằm yên để cho bầy con mặc sức bú. Bà Annie cười nói:
- Tôi sẽ nói cho Robble biết. Chắc nó mừng lắm, vì nó rất lo cho con heo nái
này. Hôm qua Robbie đã cố hết sức làm cho con heo cho bầy con bú, nhưng nó
mới nằm xuống lại đứng lên liền. Cám ơn cháu lắm.
- Cháu sẵn sàng làm giúp bà, thưa bà. Chỉ lấy công hai hào sáu thôi.
- Cô muốn lấy bây giờ hay đợi lấy một lần luôn?
- Hai người rời chuồng heo, bước sang chuồng bò, hai con bò cái đang nằm
yên nhai lại thức ăn.
- Hôm nay không thả chúng ra ngoài được, cỏ cóng cúng ngắt cắt đứt cuống
họng chúng.
Ra đến sân, bà Annie lại một lần nữa chỉ bầy gà con đang bươi đất, bà nói:
- Ồ, trông bầy gà con này mà tức cười, chúng không hiểu tại sao lại không
leo được lên bờ, chúng leo lên là lại trượt xuống. Vài con cứ cố gắng mãi trông
rất buồn cười. Robbie đã chỉ cho tôi xem. Nó đã dọn sạch tầng cấp, thế mà
chúng không đi theo tầng cấp mà lên, lại cứ quen theo bờ cỏ mà lên...
Rosie nhìn lên mô đất. Mô đất không cao lắm, nhưng lên đứng trên ấy, người
ta có thể thấy được cảnh vật chung quanh đẹp kinh hồn.
Bà Annie hình như đoán được ý nghĩ của Rosie, bà liền nói:
- Sáng nay lên đây mà xem phong cảnh chắc đẹp lắm. Tôi không hiểu tại sao
người ta hay nói băng giá làm cho mọi vật dẹt đi; theo tôi thì băng giá làm cho
mọi vật có sức sống. Nó làm cho cảnh vật khác đi. Khác xa vời cảnh vật khi
tuyết rơi.
- Để cháu ra xem thử ra sao, - Rosie đáp. Khi đứng lên mô đất gồ ghề, cô la
lớn:
- Ồ, đúng như bà nói; cảnh vật khác đi thật. Đẹp quá. Chưa bao giờ cháu
thấy đẹp như thế này. Ở phía chân trời bên phải lại màu hồng, chứ không phải
trắng chắc mặt trời đang nằm ở phía bên ấy.
Cô quay lại, rồi bỗng reo lên:
- Trời đất ơi! Cháu thấy rõ ngọn Col Mount, thấy nhà cửa và ống khói ở đấy.
Trông thấy cảnh vật. ở xa đến gần ba dặm.
Bà Annie nói lớn, trả lời:
- Được thế là nhờ trời quá băng giá nên không khí trong sáng. Cháu biết tùy
lúc trời băng giá khác nhau. Khi nắng, khi gió và khi mưa, cảnh vật đều hiện ra
khác nhau. Thế đấy.
- Trời đất ơi! Cháu thấy nông trại của Wallace như gần sát nách mình. Lạy
Chúa! Đứng ở dưới thấp, không làm sao chúng ta thấy thế được. Trông như
rừng bị cắt ra.
Cô nhìn khắp nông trại. Cảnh vật cô thấy quen quen. Có người nào đang di
động. Đang đi vào cánh đồng. Bỗng cô giật mình. Cánh đồng nằm sát với khu
đất của nhà cô. Thực vậy, nếu cô không lầm thì cánh đồng tiếp giáp với khu
rừng. Cô lắc đầu, rồi cẩn thận đi xuống theo tầng cấp được dọn sạch sẽ, và bà
Annie nói:
- Vào nhà cho ấm cái đã. Chắc Robbie cũng sắp về rồi.
Cô đã định đi theo bà Annie vào nhà, nhưng khi nghe nói đến Robbie, cô
bỗng dừng lại. Thế nào rồi anh ta cũng đem chuyện hồi nãy ra hỏi, chuyện cô
muốn lấy chồng để đi khỏi nhà. Anh ấy lại có thói hay hỏi, dò la để biết công
việc của cô. Anh ấy thường thế.Thế nào rồi cô cũng nghe anh hỏi: "Này nói đi,
Rosie Steel; tôi không muốn nghe những lời láo khoét thêu dệt, tôi muốn biết sự
thực thôi". Rồi thế nào cô cũng đáp: "Này anh Robble MacIntosh, anh tưởng
anh giỏi giang vì anh đọc nhiều sách hả. Này, không ai có lương tâm lại thường
trích những điều trong sách để dạy đời cả".
Không, sáng nay cô không muốn gặp Robbie. Cô không biết ăn nói ra làm
sao.Thế nhưng, cô đã nói lý do rồi mà: anh ấy chắc biết rõ hết nguyên do đã làm
cho cô buồn lo. "Nhưng cái gì đã làm cho cô buồn lo"? Ồ, cô đã trả lời với mình
rồi, đó là cô sợ phải sống bên cạnh nhà anh khi hai cô chị đi lấy chồng. Nhưng
nói thế là không ổn, còn có chị Beatrice và bố cô đấy. Ồ, thôi cứ về thì hay hơn.
Đi dạo một vòng cho khỏe. Cho nên cô nói với bà:
- Thôi cháu phải về. Cháu nghĩ chắc chị Beatrice cần cháu giúp đỡ vài việc...
thực ra thì cháu không biết chắc nữa. Chị ấy mê ngôi nhà như điên. Có hai cô
gái làm việc như nô lệ, lau chùi, lau chùi, còn chị ấy thì đi quanh với cái chổi
trên tay. Bà có tin thế không?
-Ồ, tin chứ, tôi tin cái cô Beatrice ấy như thế. Theo chỗ tôi biết, cô ấy rất
hãnh diện khi cai quản cái chuồng gà ấy. Tôi nghĩ chị bếp lắm lúc cũng đâm ra
chán ngấy cô ấy.
Rosie cười khi nghe bà nói, cô đáp:
- Thú thật với bà tất cả chúng cháu ai cũng chán ngấy chị ấy hết. Nhưng có
lúc cháu thấy cũng tội nghiệp cho chị ấy, và nhiều lúc cũng thương chị.
- Tất nhiên là thế, cháu thân mến à. Tất nhiên là cháu thương chị ấy. Nhưng
nếu cháu định băng qua rừng thì cháu nên về đi cho rồi; cháu hãy về ngay đi.
Cháu nhìn kìa, trời bắt đầu thay đổi rồi đấy. Trời sắp có tuyết lại rồi đấy; thường
sau khi trời băng giá như thế này, băng sẽ tan, và tuyết sẽ rơi. Nhưng, - bà cười -
tôi đã xong việc rồi, tuyết có rơi thì cứ rơi.
Rosie đẩy nhẹ vai bà, rồi cô cũng cười nói:
- Cháu sẽ đi ngả rừng, vì sáng nay cháu không leo tường được. Những mấp
đá anh Robbie gắn vào tường trơn trợt trông nguy hiểm, khó trèo. Nếu sơ ý một
chút là ngã liền.
- Có thể lắm. Có thể lắm, - Bà Annie đáp, vừa đi theo cô ra cổng rộng mở ra
đường lộ.
Bà vỗ nhẹ tay lên má cô rồi đứng yên nhìn cô cho đến khi cô biến mất sau
khoảng hở vào rừng. Bà thấy cô gái quả đáng yêu, cô ta đã bước vào tuổi trưởng
thành. Giá mà... ô, giá mà...
Trong rừng cảnh thật đẹp. Con đường chạy dài trước mắt cô trông như dòng
sông bạc, rồi bỗng nó rẽ mất vào rừng và trước mắt cô hiện ra một dải rừng phủ
đầy băng giá.
Tứ bề lặng ngắt như tờ. Không gian thật êm ả. Thậm chí bước chân của cô
trên nền đất đóng băng cũng không làm giảm bớt cảnh tịch mịch.
Rồi cô đi vào một vùng rừng cây thưa thớt hơn, có nhiều cây con mọc chen
giữa hai cây cao, và lạ thay, cô thấy dưới những đám cây cọ này, đất không có
băng giá.
Bỗng cô dừng lại, há hốc mồm nhìn vào một vật đẹp hiện ra trước mắt cô.
Cô tròn xoe mắt thét ra hai tiếng: "Ồ, tuyệt" Cô bước đến gần chăm chú nhìn.
Đấy là một cây nấm lạ kỳ cao đến 20,3 cm. Cô cúi người xem, rồi với động tác
như Robbie thường làm, cô ngồi xổm xuống để nhìn cho rõ vẻ kỳ diệu của thiên
nhiên. Trông như một ngôi nhà thần tiên. Lâu rồi, cô chưa thấy được cảnh đẹp
như thế này. Loại nấm độc thường to lớn, người ta gọi là những chiếc dù thần
tiên, nhưng cái nấm này cô phải gọi là ngôi nhà thần tiên mới đúng. Cô đưa tay
định sờ vào cái nấm, nhưng chợt cô dùng lại. Cái nấm rất mong manh, có thể
chỉ sờ nhẹ vào thôi là đủ làm cho nó gãy. Cô nghĩ đây là cây nấm lớn nhất cô
chưa từng thấy trước đây.
Từ cái đế tròn ở dưới vươn lên nhiều trụ xoắn vào nhau nâng một mái tròn,
có hình giống cái dù đường kính quãng 15,2 cm, có màu hồng sậm. Những trụ
xoắn vào nhau có màu xanh đậm hay màu kem, tất cả nằm gọn vào giữa đám cỏ
bạc cao khoảng 2,5 cm.
Khi còn bé, cô tưởng tượng đây là cái nhà có nhiều tiên ở, cô thường chuyện
trò với họ, nói họ đừng sợ, cô hứa sẽ không nói cho ai hay biết để họ đến đạp đổ
nhà của tiên đi. Cô mơ hồ nhớ có lần một bà chị đá ngôi nhà tiên nên cô đã la
hét với chị ấy, và cô nhớ mẹ cô phải dìu cô vào giường cho uống sữa và nước
chanh.
Cô miễn cưỡng đứng lên để về nhà, lòng tự nhủ về nhà sẽ vẽ lại cảnh này.
Cô sẽ không quên được sáng nay, không quên được ngôi nhà thần tiên đẹp đẽ
này. Ngôi nhà làm cho lòng cô rạo rực. Thật là một buổi sáng hạnh phúc, ôi,
một buổi sáng hạnh phúc thay.
Cô nhìn quanh, rồi nghiêng người xuống ngôi nhà thần tiên và với thái độ rất
trẻ con, thái độ mà cô tưởng đã tiêu tan đâu hết trong cô, cô nói: - Tạm biệt
những con người thân yêu, hẹn sang năm gặp lại, - nói xong cô đứng thẳng
người lên, quay lại với thực tế trước mắt, thực tế quá phũ phàng, chứ không
phải cảnh tiên.
Cô bước ra đường, bỗng cô thấy từ xa xa có bóng một đứa con trai, trông nó
có vẻ kỳ lạ. Nó từ trong rừng hiện ra ở phía bên kia đường, đưa mắt nhìn về
phía con đường rẽ mất hút trước mặt nó khoảng vài thước. Nó nghiêng đầu như
lắng nghe.
Cô dừng lại đứng yên, lấy làm lạ. Bỗng cô tròn xoe mắt ngạc nhiên khi thấy
thằng bé chạy biến vào trong rừng lại, và đồng thời cô thấy một bóng người
hiện ra ở chỗ ngoặt. Cô há hốc mồm: chính... là bố cô.
Nhưng có thể không phải; bố cô nói đi phố kia mà - Khi cô đừng trên đầu
cầu thang lầu ở nhà, cô đã nghe ông nói chuyện với chị Beatrice. Mà đúng là bố
cô thật Không có ai lại giống ông đến thế.
Cô định bước tới gọi ông, thì bỗng thình lình cô hoảng hốt khi nghe có tiếng
cây đổ vang lên. Rồi cô thấy một cành cây lớn rơi xuống trên đường ông đi, cô
bèn hét lên. Cảnh cành cây rớt và tiếng cây gãy làm cô hoảng sợ, cô nhăn mặt
nhắm mắt lại, và khi mở mắt ra, cô trông thấy hai sự kiện: thằng bé chính là
Wallace, nó chạy biến mất sau đoạn đường ngoặt, tay kéo theo cái gì đấy sau
lưng, và sự kiện thứ hai là cành cây không rớt trước mặt bố cô mà rớt ngay trên
người ông.
Cô vừa chạy vừa la: Cứu! Cứu!
Khi cô chạy đến gần cha cô, cô trông thấy mặt ông đầm đìa máu. Cô nhìn
vào nhánh cây: nó to như một thân cây. Ôi lạy Chứa, cô phải lám gì nhỉ? Cô
nhìn quanh. A thằng bé, chắc nó có thể đến giúp một tay. Không! Không! Cô
nghĩ gì lạ thế? Chính nó lôi theo sợi dây sau lưng nó. Chính nó đúng rình bố cô.
Ôi lạy Chúa lòng lành! Cô vừa khóc vừa kêu "Bố! Bố! Vừa đưa tay nhấc cành
cây lên, nhưng vô ích. Bỗng cô đâm đầu chạy lui, miệng la lớn: Robbie! Anh
Robbie ơi!
Khi chạy ra đến đường lớn, cô thấy Charhe Fenwich, đang vác lên vai một
bao than, cô kêu lên:
- ông Fenwich, ông Fenwich! Nhờ ông mau lên! Bố tôi bị nạn! Một thân cây
rớt trên người ông! Bố tôi bị nạn!
- Cô nói sao, thưa cô? - Ông ta đưa cả hai bàn tay lấm than nắm lấy vai cô. -
Cô nói gì? Bố cô bị nạn à? Nào, nào, ông ta đâu rồi?
Trong rừng, trong rừng. Nhờ ông đi mau cho! Bố tôi bị chảy máu đầm đìa.
Vẫn nắm vai cô, ông ta quay lại gọi lớn:
- Bà Annie! Bà Annie ơi! - Và khi bà Annie chạy vội ra cổng, bà la lên: - Ôi
lạy Chúa! Cái gì thế, cháu? Cháu bị té...? - Bà không nói hết câu vì người bán
than đã ngắt lời bà: - Cô ấy nói bố cô bị nạn, một thân cây rơi trên người ông ta.
Ổng đang nằm ở trong rùng.
- Một thân cây... rơi... trúng ổng à?
- Dạ! Dạ! - Rosie nheo mắt đáp lớn. - Dạ, đúng thế bà Annie à. Ổng bị chảy
máu! Cháu không lôi cái cây ra được.
- Thôi được rồi, cháu, được rồi. Đợi tôi lấy áo khoác cái đã để đó Charlie, ta
vào xem thử ra sao.
Khi họ đến chỗ xảy ra tai nạn, bố cô nằm sấp máu me đầy người dưới thân
cây, Charlie Fenwich thốt lên:
- Ôi lạy Chúa! Tại sao lại thế này? Ta lôi cành cây ra đi.
Họ cùng nhau cố nhẹ tay nâng cành cây gãy ra khỏi đầu ông ta. Rồi với vẻ
miễn cưỡng, bà Annie quì xuống trên nền đất lạnh cứng, bà nghiêng nhẹ đầu
ông ta, bỗng bà thốt lên:
- Ôi lạy Chúa! - Đoạn, ngước mắt nhìn lên, bà nói tiếp: - Ông ta bị một cành
cây đâm trúng đầu. Tốt hơn là ta cứ để yên thế này. Chúng ta phải gọi bác sĩ gấp
thôi, và... và gọi đàn ông trong nhà ra. Để tôi gọi qua tường báo cho họ biết.
Phải có người đứng ở đây, - bà quay nhìn Rosie, cô lại đưa tay bịt miệng và hai
mắt mở to, - này cháu, đến đây. Charlie sẽ ở đây với cháu. Đến đây, đến đây.
Rosie vẫn đứng yên một chỗ không nhúc nhích, bà Annie phải đến lôi cô đi,
bà nói lại:
- Chú Charlie sẽ ở đây với bố cô. Nào, ta đi.
Rosie để cho bà lôi đi. Cô cảm thấy lạnh lạ lùng. Cô như sắp phát bệnh.
Ngực khó thở, người yếu đuối.
Bà Annie dẫn cô vào nhà bếp, đến cái bồn rửa bằng đá cạn cho cô nôn ra
đấy, bà giục:
- Thế nôn hết đi rồi đến ngồi bên lửa cho ấm; để tôi đi gọi người đến giúp.
Nghe chưa? Cháu? Tốt, nhất cứ làm theo lời tôi, ngồi bên lò sưởi đi.
Bà Annie bước ra khỏi nhà, đến nhà kho bằng gỗ, bà lấy cái thang thấp, kéo
đến bức tường. Khi lên đến bậc trên cùng, bà nhìn qua dọc bên kia. Bà kêu lớn
lên:
- Có ai ra giúp được không! Ra giúp mau đi! Ông Steel gặp tai nạn ngoài
rừng.
Willie Conner là người nghe giọng bà kêu đầu tiên. Anh ta không biết ai kêu,
chỉ nghe tiếng người gọi đâu đó ngoài bụi cây ở cuối vườn.
Khi anh ra vườn, thấy mặt Annie hiện ra trên mặt tường rồi nghe tiếng bà la
lớn nói cho anh biết. Anh đáp:
- Ôi lạy Chúa trên trời! Chúng tôi sẽ ra đấy ngay.
Bà nói với anh ta:
- Đem theo cái gì để cáng ông ta. Và nhớ mời bác sĩ.
Khi Robbie về, Rosie vẫn ngồi ở nhà bếp, trên cái ghế dài kê sát tường, bà
Annie quàng tay ôm quanh eo cô, Robbie đứng trước mặt cô, nói oang oang với
cô.
Bà Annie nhìn con trai, để tự nhiên cho anh nói, không ngắt lời nào mà cũng
không nhắc nhở thái độ nóng nảy của anh, vì anh đã nói với Rosie như hét:
- Cô hãy quên chuyện ấy đi Cô không thấy thằng Jackie Wallace trong rừng.
Cô không thấy ai trong rừng hết. Cô chỉ đi đến đón bố cô và thân cây gãy xuống
trúng vào ông... Cái cây đã mục rồi. Cho nên không có chuyện nó làm cho cây
gãy.
- Nó làm! Nó làm gãy mà! Em thấy nó chạy. Nó đợi bố đến, nó đợi bố đến.
Em cam đoan với anh thế. Nó có kéo theo cái gì sau lưng. Bây giờ thì em biết là
cái gì rồi sợi dây. Em cam đoan...
- Cô không được nói gì hết. Rosie, bây giờ cô hãy nghe tôi nói đây. Nếu cô
mở miệng nói cô thấy thằng bé ở đấy, cô sẽ làm cho nhà cô thối um lên không
ngửi nổi cho mà coi. Và cô cũng không bao giờ xóa hết mùi hôi ấy ở mũi cô
đâu.
Rosie quay qua Annie, cô nói:
- Hắn đợi bố ở đấy. Cháu thấy hắn trước khi xảy ra chuyện ấy, hắn đợi bố.
Hắn... chắc hắn đã dùng sợi dây để kéo gãy cành cây. Cháu cam đoan cháu thấy
hắn. Cháu...
Robbie lại để hai bàn tay lên vai cô:
- Không còn cách gì giấu diếm cô được nữa, cô em à, nếu không, chắc cô
không chịu mở mắt mà thấy. Rất có thể đấy là Jackie. Đúng thế, thằng ấy làm
thế là có lý do, vì cô biết bố cô ở đâu về không? Bố cô vừa nằm ngủ với mẹ
Jackie xong và ra về. Cô hãy nhớ cho. Cô nghe này: -Anh bỗng đưa hai tay ôm
hai bên mặt cô, đưa lên cho ngay ngắn, rồi nhìn thẳng vào mắt cô.- Bố cô vừa ở
trong giường của mẹ Jackie ra về. Ông ta thường đến luôn, và thằng bé quá
ngán. Khi nào chồng bà ta đem súc vật đi bán là bà ta đem đàn ông về nhà. Và
Jackie chỉ muốn làm cho họ sợ mà bỏ đi thôi. Nó đốt đống rơm, để cổng mở,
nó làm đủ thứ để cho đàn ông sợ mà lánh mẹ nó đi. Nhưng mẹ nó là con đĩ. Cô
biết con đĩ là sao rồi chứ? Con đĩ là người đàn bà ngủ với bất cứ người đàn ông
nào để lấy tiền, chứ không vì tình yêu, mà chỉ vì tiền. Còn bố cô là người hư
đốn. Cô cứ hỏi má tôi thì biết. Mẹ cô thật tội nghiệp, bà chịu đựng cảnh này
nhiều năm trời, nhưng bà đã ráng nhẫn nhục để các con khỏi bị người ta chê
cười, khỏi mang tiếng là con của một người chơi đĩ.
Bỗng Rosie vùng ra khỏi tay anh, nhưng anh không thả cô ra. Anh nắm chặt
hai tay cô và nói tiếp:
- Cô cứ ngồi đây mà suy nghĩ sự đời, hãy lớn lên đừng bé bỏng nữa. Tôi nghĩ
chắc cô lớn rồi, vì cô đã đính hôn với ông Golding danh giá kia rồi. Nhưng như
thế tôi vẫn thấy cô không thực tế chút nào hết. Này, bây giờ cô hãy nhìn sự thực
đi. Bố cô là người đáng khinh đủ mọi mặt. Để tôi nói vài chuyện cho cô nghe.
Charlie Fenwich, anh chàng bán than đấy, sáng nay không chở than cho nhà cô,
vì đã mấy tháng nay nhà cô không chịu thanh toán tiền cho anh ta. Ồ! Chuyện
này sẽ mở mắt cô ra nhiều hơn là chuyện vô luấn của bố cô nữa. Chắc cô không
tin chứ gì? Bố cô nợ khắp thành phố, ông ta đánh bạc và chơi đĩ nhiều năm rồi.
Ông nội cô trả nợ cho ông ta vì mẹ cô mà thôi. Thế nhưng đến lúc nào đấy cũng
phải chấm dứt thôi. Ông nội cô là người vui vẻ dễ mến đấy chứ, phải không?
Này, tôi nói cho cô biết, ông ta đã sống che đậy rất nhiều năm rồi, chỉ để duy trì
cái gọi là giai cấp đáng kính. Nào, nào, cô em ơi, cô nói tên của Jackie Wallace
ra là tất cả chuyện này sẽ bị phơi bày ra hết, và cô phải sống với những chuyện
sỉ nhục này. Và cô có nghĩ vị hôn phu của cô, ông Golding, sẽ đủ can đảm gồng
mình để chịu đựng được chuyện này? Ông ta là công chức phải không? Mà lại
công chức Bộ Ngoại giao, giới này thường rất kệch cỡm, kiêu ngạo. Họ không
thích những vụ tai tiếng không hay. Có thể họ cũng rất bê bối, nhưng họ rất
khéo che đậy. Nói tóm lại, họ giống mẹ cô, họ chấp nhận các thứ miễn là giai
cấp khỏi bị mang tiếng là được.
- Khi thấy cô không trả lời, với lại người cô trĩu nặng trong tay mình, anh
bèn thả cô ra, đứng thẳng người lên và bình tĩnh nó tiếp:
- Rosie, cô suy nghĩ đi, cô hãy nhớ thằng bé ấy liều lĩnh như thế là vì nó
muốn bảo vệ cho bố nó. Nhưng, bố nó cũng đã biết nhiều chuyện rồi. Ông ta là
đầu mối cho mọi người cười đùa trong các quán rượu, nhưng ông ấy là người
tốt. Dave Wallace là người lao động cần cù thầm lặng. Ông ấy không đáng phải
có người vợ như thế. Thằng bé đã chứng kiến cảnh mẹ nó lăng loàn nhiều năm,
nó cố làm cho bố nó khỏi đau khổ vì mang tiếng, nó chỉ muốn dọa để xua đuổi
khách của mẹ nó đi. Nó cố xua đuổi nhiều người.Thế đấy, nó làm thế đấy.
Rosie tựa người ra lưng ghế, bà Annie quàng tay ôm cô, kéo cô sát vào
người bà; nhưng cô vẫn cảm thấy lạnh, lạnh từ trong lòng lạnh ra. Cô nghĩ chắc
không bao giờ cô thấy ấm lại được. Cô không thể tin được chuyện này, nhưng
chắc phải tin thôi. Câu chuyện cô vừa nghe đã giải thích cho cô hiểu những thắc
mắc lâu nay về các hành vi của bố cô. Và bây giờ cô nhớ lại tại sao mẹ cô
thường có những lúc hay buồn, đau khổ đến độ phải rơi nước mắt. Cô nhớ nhiều
chuyện, nhưng có một chuyện thật đặc biệt là có lần đi chợ, mẹ cô gặp bà
Wallace, bà ta đi qua mặt mẹ cô rồi nhìn mẹ cô và cười. Cô cứ tưởng bà ta tỏ ra
lập dị thôi, vì khi ấy bà ta đội cái mũ lệch sang một bên, mấy hạt nút áo dưới vú
không gài kín. Nhưng chắc không phải thế đâu! Bố cô không gian díu với bà ấy
đâu
Bỗng cô vùng ra khỏi tay bà Annie, cô nói:
- Cháu phải về thì hơn; chắc chị Beatrice cần cháu.
Robbie nói:
- Được thôi. Tôi sẽ đưa cô đến tận cổng. Rồi anh lại nói thêm. - Vì bố cô
không còn để chào tôi ở đấy nữa.
CHƯƠNG 6
Khi John đẩy chiếc xe đạp từ từ lên đồi, ngọn đèn khí trước xe chỉ soi sáng
khoảng đường trước mặt chàng thôi. Chàng mệt nhoài. Chàng, làm việc suốt cả
ngày; từ khi đến phòng khám lúc 8 giờ rưỡi đến giờ, chàng không nghỉ được
tay. Bệnh nhân đến khám chỉ đau nhẹ, thỉnh thoảng mới có người sốt nặng hay
viêm cuống phổi. Rồi lại xảy đến chuyện của ông Steel.
Bây giờ đã bảy giờ rồi, chiều nay băng đã tan nhưng thể nào mặt đất cũng
đóng băng lại. Chàng phải hết sức cẩn thận; chàng đã suýt trượt chân rơi vào
một cái mương hồi nãy cách đây một đoạn ngắn, may mà chàng níu được một
thân cây nhỏ, không thì chắc đã nguy rồi.
- Chàng ngẩng đầu nhìn, có ánh đèn chiếu sáng trên triền đồi, khi chàng đến
gần, người cầm đèn dừng lại lên tiếng:
- Bác sĩ đây à?
- Ồ, ồ, xin chào. Ông Wallace. Trời sắp đóng băng lại rồi:
Dave Wallace không đáp mà lại hỏi:
- Ông có thấy thằng con tôi ở đâu không?
- Thằng Jackie phải không? Không. À mà này, ông hỏi khi nào? Mới đây hay
là cách đây khoảng hai giờ?
- Lúc nào cũng được. Nó đi mất tiêu suốt ngày. Tôi tưởng thế nào đến tối nó
cũng về chứ.
- Có phải nó trốn học không?
- Không. Không. Nó không đi học cả tuần nay rồi, hay gần như thế, vì nó
không được khoẻ trong người.
- Ồ thế à. Tôi tưởng nó trốn học, vì tôi có gặp nó. Ồ, để xem, tôi gặp nó vào
khoảng 4 giờ ở địa phận Giám mục. Tôi không biết nó làm gì ở đây ngoài việc
lượm đá chơi ở nông trại cũ. Tôi phân vân không biết tại sao nó không đi kiếm
củi, chắc nó không thiết tha gì đến việc sưởi ấm như bọn trẻ.
- Ở địa phận Giám mục à? Ồ, cám ơn bác sĩ. khoảng 4 giờ à?
- Đúng, khoảng ấy. Nó thường không đi chơi lâu thế sao, Nó không đi suốt
ngày chứ?
- Không, không bao giờ: - Dave Wallace dừng lại một lát rồi nói tiếp - Tôi
vừa đi bán súc vật mới về, đi một chuyến lâu. Tôi nghe - lại dừng một chút -
ông Steel vừa chết. Tôi nghe ông ta bị một thân cây đè chết.
- Phải, phải. Chuyện xảy ra thật thê thảm. Một cành cây mục rớt xuống.
Chắc ông biết thời tiết mùa này thường xảy ra chuyện như thế. Sấm chớp dễ làm
gãy cây lắm. Chỗ nguy hiểm nhất là trong rừng, nhất là khi trời băng giá như
sáng nay.
- Chuyện xảy ra lúc mấy giờ Dave Wallace hỏi.
- Ồ khoảng giữa buổi mai.
- Xảy ra trong rừng à?
- Phải, phải, không xa nhà ông mấy.
Ông ta không nói năng gì nữa, đột ngột bỏ đi, John đứng yên nhìn cây đèn
đung đưa mạnh, chàng biết ông Wallace nhảy qua con mương để vào cánh đồng
dẫn đến địa phận Giám mục. Chàng muốn nói: "Đợi một chút, để tôi đi với ông"
- nhưng chàng thấy người quá mệt, và lại đói nữa. Thế rồi chàng lại nhớ đến
những chuyện kỳ quái xảy ra cho khách của vợ ông ấy trong quá khứ hay ít ra
đã xảy ra trong cuộc sống của họ. Mới rồi, ông Steel từ trại của họ ra về; rồi
thằng bé đi mất tiêu cả ngày, và bây giờ Dave Wallace đau đớn khổ sở. Tất cả
những chuyện này có liên quan với nhau. Thế rồi chàng không ngạc nhiên khi
bỗng nghe giọng mình cất to lên:
- Đợi tôi một chút, Dave, để tôi đi với ông.
Sau khi lấy cây đèn trên xe đạp ra, chàng đẩy chiếc xe xuống dưới mương,
rồi nhảy qua mương.
Dave Wallace vẫn tiếp tục bước, nhưng khi John bước tới kịp ông ta, ông
nói:
- Không cần, bác sĩ à. Xin cám ơn bác sĩ.
Hai người trèo qua một bức tường đá để vào địa phận Giám mục, rồi họ theo
một con dốc thoai thoải đi đến các nông trại đã bị cháy rụi, còn trơ lại xác nhà.
Khi đến gần, John đưa cao cây đèn lên khỏi đầu, chiếu sáng một bức tường
không có cửa đã bị hư lỗ chỗ nhiều nơi. Nhưng toàn bộ mái nhà đã mất hết, có
lẽ ngói đã được mang đến chắp vá vào nhà của một chủ trại nào đấy rồi. Khi
chàng hạ thấp cây đèn xuống lại, Dave Wallace đã bước qua cửa, và John thấy
qua ánh đèn; chú bé nằm chèo queo trong một góc nhà. Chú ta nằm yên không
nhúc nhích, nhưng hai mắt vẫn nhìn và miệng há hốc ra.
Hai người đến bên chú bé, quỳ xuống bên cạnh, Dave Wallace nói:
- Ổn rồi, con. Ổn rồi, ổn rồi. Con nghe không? ổn cả rồi.
John nắm cổ tay chú bé, bắt mạch. Mấy ngón tay nó lạnh cóng, cho nên
chàng phải thoa bóp cho nó. Mặt thằng bé tái mét, chỉ còn cặp mắt màu xanh
thôi.
- Bố, con... con không muốn làm thế,
- Được rồi, con, được rồi. Đừng nói nữa.
- Nhưng ông ta... Ông ta chết. Con... con không định làm thế, bố à.
- Bố biết. Bố biết con không định làm thế.
- Con chỉ... chỉ dọa thôi... chỉ dọa cho ông ta sợ thôi. Cành cây đã mục rồi.
Con tưởng chắc không sao. Con không muốn làm thế. Bố à.
- Thôi được rồi. Nào đứng lên.
Hai người đỡ chú bé đứng lên, nhưng chân chú ta khuỵu xuống, cho nên họ
phải để chú ta nằm xuống lại, thoa bóp hai chân cho khỏi tê cóng.
- Con không... không định làm thế.
John lên tiếng:
- Thôi! Bây giờ im lặng đi. Bố cháu đã biết cháu không định làm thế rồi.
Lần đầu tiên chú bé để ý đến ông bác sĩ, cậu há hốc mồm nói:
- Đừng...đừng đem... đừng đem tôi đi.
- Không ai đem cậu đi đâu hết mà sợ. Có điều là - John vỗ nhẹ vào má chú
bé - cháu hãy nghe ta nói này. Đừng nói gì hết về chuyện này, nghe chưa? Đừng
nói gì hết về chuyện này. Cháu nói lại cho ta nghe nào?
- Đ...dùng n... nói gì hết... về chuyện này.
- Tốt. Tốt. Ngoài cháu ra không ai biết hết. Bố cháu không biết, chú không
biết, mà chỉ có cháu thôi. Vì vậy cháu đừng nói gì hết. Cành cây đã mục gãy. Ai
cũng nghĩ thế hết. Cháu hiểu không?
- Đừng...đừng nói gì hết. D... dạ, thưa bác sĩ. Cháu nóng. Cháu.... cháu lạnh.
Con lạnh lâu rồi, bố à. Con lạnh.
- Con sắp về nhà rồi đây. Nào ta đi. Đứng lên.
Hai người đỡ chú bé đứng lên, nhưng hai chân chú ta vẫn còn run, họ dìu
chú ra khỏi ngôi nhà bỏ hoang, rồi lên dốc. Mười phút sau, khi về đến nông trại
chú bé đi một mình được, nhưng đầu vẫn cúi gầm xuống và hơi thở hồng hộc.
Khi thấy Dave Wallace đưa chân đá mở cửa nhà, John nghĩ ông ta đã mất
bình tĩnh.
Căn phòng dẫn vào nhà bếp, vợ ông chủ nhà đang đứng một bên bàn, đầu
vừa gật gật vừa nói:
- Ông tìm ra nó rồi hả? Cứ gây rối hoài. Lại có thêm ông bác sĩ về với nó
nữa chứ. Lạy Chúa! Đêm nay ta có khách phải không? Ta đã làm gì mà được
cái hân hạnh này nhỉ?
Dave Wallace không trả lời câu nói bông lơn của vợ như thể ông không
nghe, không trông thấy bà ta. Ông dẫn đứa con và ông bác sĩ đi qua chân cầu
thang nằm ở giữa phòng, rồi qua cánh cửa vào một phòng ngủ.
Vào phòng, ông ta ném cây đèn lên một chiếc tủ thấp có nhiều ngăn kéo, rồi
dẫn chú bé đến giường.
Nếu chú bé mở miệng nói được điều gì thì chắc nó sẽ nói đây là giường của
bố mẹ nó; nhưng nó không nói gì mà cứ để mặc cho bố nó và ông bác sĩ cởi hết
áo quần nó ra, lấy khăn khô lau chùi mình mẩy cho nó, rồi cho nó nằm lên
giường, đắp chăn kín lại.
Khi nghe John nói nho nhỏ: "Tôi phải về phòng mạch; nó cần một ít thuốc",
Dave Wallace liền bình tĩnh đáp:
- Nhờ ông ngồi với nó thêm năm phút nữa rồi về được không? Tôi có việc
cần phải làm một chút.
- Được, được Dave. Ông cứ làm đi.
Dave Wallace bước từ từ ra khỏi phòng rồi đóng cửa lại. Ông lặng lẽ bước
đến chiếc bàn nơi vợ ông đang đứng, rồi không nói một tiếng, ông đưa tay đấm
mạnh vào giữa hai mắt bà ta; bà ta thét lên vừa nhào lui, ông liền chụp lấy vạt
áo trước ngực bà ta lại, kéo đến thật sát vào người ông đến nỗi hai người phả
hơi thở vào nhau. Đoạn ông rít lên:
- Mày là con đàn bà hư hỏng, bẩn thỉu! Mày không đáng sống. Tao sẽ cho
mày đi theo hắn cho đẹp đôi. Mày đã phục vụ hắn hết mình trước khi hắn bị
cành cây đánh gục. Tốt đấy, như thế tốt hơn là tao phải dùng súng với hai đứa
bây, vì tao khỏi mang tội vào thân. Bây giờ thì mày hãy lên lầu lấy hết đồ đạc
của mày rồi cút đi, đồ đĩ dơ bẩn. Không chần chừ gì nữa. Không hứa hẹn gì nữa.
Cút! Cút mau! - Tiếng ông ta cất cao lên như hét. Ông đẩy mạnh chị ta về phía
cầu thang lầu, lưng chị đập vào trụ cầu thang, té xuống nền nhà. Thế rồi, chị ta
đưa tay ôm trán và nói:
- Anh... anh không thể làm thế được. Tôi biết đi đâu!
- Sao? Không biết đi đâu à? Khách của mày để làm gì? Vợ chúng nó sẽ
giang rộng tay đón mày, nhất là vợ thằng Gladys Knowles. Vợ hắn sẽ nhổ tóc
mày ra, nếu mụ ấy biết mày lại muốn phục vụ hắn. Thôi, bây giờ hãy đứng lên
kẻo tao lại đá vào đầu mày đấy.
- Ông ta dợm chân như muốn đá vào chị ta, khiến chị ta phải lập cập ngồi
dậy, bước lên thang lầu. Ông ta đi theo.
Trên đầu cầu thang, một chiếc tủ lớn choán hết một nửa diện tích, ông lôi
mạnh hai cánh cửa tủ mở ra, rồi lấy một cái túi xách vải có quai và ném vào
chân chị, ông nói:
- Của mày đấy! Hãy tộng hết đồ đạc quí giá của mày vào, nếu không hết thì
đeo vào cổ. Làm đi. Làm mau đi. Nếu mày còn chần chừ thì tao sẽ ném hết ra
cửa để rồi ném mày theo luôn đấy.
Chị ta đứng yên, lì lợm, môi dưới run run, chị nói:
- Ơ sao bỗng nhiên làm ra ta đây thế?
- Thôi, mau lên, - ông hét lớn - Lạy Chúa, mau lên. Nếu trên đời này có kẻ
cực kỳ điên khùng, thì người ấy là tao. Lấy đồ mau lên - Lần này ông đưa chân
đá thật vào cái túi xách, và nói tiếp: - Tao báo cho mà biết, tao chỉ dành cho
mày ít phút thôi đấy.
- Chị ta giận dữ lấy áo quần, váy và đồ lót tộng vào túi xách. Rồi khi lấy
những thứ linh tinh ở kệ dưới tủ, chị nói:
- Túi xách đầy rồi, mà tôi còn nhiều thứ ở dưới nhà nữa.
- Ồ đúng, còn nhiều thứ nữa. Đồ nữ trang rẻ tiền và son phấn. Mày phải lấy
đi cho hết; mà mày cần những thứ này để hành nghề chứ. - Nói xong ông chạy
vội xuống thang lầu, đến sau cửa bếp lôi ra một cái túi xách nhỏ và chạy vào
phòng ngủ. Ông đẩy cây đèn trên tủ sang một bên rồi đưa tay lùa hết những hộp
trang sức vào túi xách. Đoạn, ông mở rộng ngăn hộc phía trên tủ ra và đỗ hết
những thứ linh tinh vào túi xách luôn.
Trong lúc ông ta làm thế, John vẫn ngồi yên ở giường, xoa bóp tứ chi cho
thằng bé. Thế nhưng, chàng vẫn để ý đến giọng của chị ta hét lên:
Dave Wallace, anh biết là tôi chỉ sống nhờ vào anh. Và... anh biết bây giờ tôi
không có tiền.
- Thế sáng nay thằng ấy không trả tiền cho mày à? Cút mau! Cút đi kẻo tao
làm điều có tội với Chúa đấy
Có tiếng đóng mạnh cửa vang lên.
Dave Wallace không trở vào phòng ngủ ngay, vì ông ta cảm thấy như vừa
trải qua một trận ẩu đả lâu dài. Ông tựa người vào cửa, gục đầu xuống ngực, và
đúng yên như thế mấy phút. Nhưng John cảm thấy mấy phút này trôi qua thật
lâu, chàng bèn bước ra khỏi phòng ngủ, đi qua phòng ngoài đến phía ông ta.
Chàng quàng cánh tay quanh vai ông và. nói:
- Thôi vào ngồi trong giường đi. Thằng bé đang cần ông đấy. Nó hỏi ông
hoài. Còn tôi thì phải về; nhưng lát nữa tôi sẽ trở lại. Ông chỉ cần giữ nó cho ấm
- để một lò than dưới giường và cho nó uống nước nóng.
Dave Wallace không thốt ra được lời cám ơn nào, nhưng ông ta để cho
chàng dìu vào giường. Ông ta quàng tay ôm con và đỡ mặt thằng bé nhìn vào
mặt mình.
Khoảng một giờ sau thì John trở lại nhà của Dave, chàng đi vào rất lặng lẽ.
Dave Wallace vẫn còn ngồi bên giường: Ông ta đang nắm tay con và rõ ràng
ông ta đang khóc.
CHƯƠNG 7
Đám tang thưa thớt người đi đưa tiễn, có lẽ vì hôm ấy trời bắt đầu sa
tuyết. Rất ít người đi đưa đám về lại tang gia, nhưng người ta chú ý thấy có bốn
ông lạ mặt ăn mặc rất chỉnh tề ở trong nhà, họ uống ruọu đã được pha chế cho
nhẹ bớt nồng độ và có vẻ thoải mái khi được mời dùng bữa tại nhà.
Ăn uống xong xuôi thì đã bốn giờ chiều. Lò sưởi ở phòng khách được cho
thêm củi, ánh lứa bập bùng. Cây đèn chùm thắp dầu tỏa ánh sáng khắp phòng.
Nhưng cũng không soi sáng rõ các khuôn mặt của nhóm người ít ỏi ngồi trong
phòng. Làn da của Beatrice trắng bạch màu thạch cao nổi trên cái áo dài đen,
hai mắt dài mở to, đôi môi mím chặt. Helen cao, trông đẹp thêm ra trong chiếc
áo tang. Bên cạnh nàng là ông chồng nhà binh. Và cuối cùng là Rosie. Cô không
ngồi thẳng thớm như những người khác, mà ngồi nghiêng về một bên, đầu tựa
lên bàn tay, cùi tay chống lên thành ghế. Khi ông luật sư cất tiếng nói, cô cũng
không ngẩng đầu lên. Luật sư là ông Coulson của công ty Coulson, Pratt và
Sanders, ông ta ngồi sau chiếc bàn dài, ông nói:
- Không có gì để đọc cũng như không có gì để lại cho các cô hết, chỉ có độc
nhất một lá thư. Thân phụ các cô không để lại chúc thư. - Ông ta nhìn thẳng vào
Beatrice và nói tiếp: - Thực ra thì đã có chúc thư, nhưng chúc thư này viết trước
khi thân mẫu các cô mất. Sau khi bà ấy mất, ông đã thế chấp ngôi nhà...
- Sao? - Beatrice ngồi xích ra ngoài mép ghế. - Ông nói sao?
- Thưa cô Steel, tôi nói sau khi mẹ cô mất, ba cô đã cầm cố ngôi nhà, và mặc
dù bây giờ không có di chúc để đọc, nhưng tôi cũng xin nói là có rất nhiều
chuyện để nói cho các cô biết.
- Thế chấp ngôi nhà à? Không có chuyện ngôi nhà đã bị thế chấp.
Tất cả mọi người trong phòng đều nghe tiếng thở dài của ông luật sư, rồi với
vẻ kiên nhẫn, hai mắt vẫn không rời khỏi Beatrice, ông ta nói:
- Thưa cô Steel, ngôi nhà này đã cầm cố với số tiền mười ngàn bảng Anh.
Đây là số tiền thật lớn đấy. Nhưng không phải chỉ thế chấp ngôi nhà với số tiền
này, mà cả đồ đạc ở trong nhà, kể cả một số các bức tranh có ghi trong bảng kê.
- Ông ta đưa tay vỗ lên tập hồ sơ để trên bàn. - Theo tôi thì bố cô cho là trong số
này có năm bức rất có giá trị. Nhưng chính xác thì chỉ có hai bức, một bức của
Boucher. Còn khốn thay, bức của Rambrandt là phiên bản.
Beatrice bỗng nói lớn cản ông ta lại:
- Ông đang nói cái gì thế?
- Chị Beatrice, hãy bình tĩnh một tí đi nào! - Helen lên tiếng.
Beatrice quay qua nàng, đáp lớn:
- Các cô mới ngồi yên được thô! Các cô sẽ đi hết, sẽ phủi sạch tay; chỉ còn
tôi ở lại để lãnh hết trách nhiệm vào thân, và bây giờ còn bị mang tiếng...
- Thưa cô Steel, cô có muốn tôi nói tiếp không? Hay tôi phải để vấn đề này
lại cho người hợp tác của tôi giải quyết và mời cô đến văn phòng của chúng tôi.
Beatrice cúi đầu một lát, hai bàn tay bấu chặt nhau ấn mạnh lên chiếc áo đen
làm thành một cái lỗ, mấy đốt ngón tay trắng bệch ra. Căn phòng yên lặng, một
lát ông Coulson mới lên tiếng nói tiếp:
- Bây giờ tôi xin đọc bức thư riêng này. Tôi không biết nội dung bức thư nói
gì; tôi chỉ biết ngài nhà ta. Ông ta nhấn mạnh chữ ngài - muốn chúng tôi phải
lưu ý là chỉ mở bức thư sau khi ngài mất.
Ông ta mở phong bì, lấy ra tờ giấy chỉ viết trên một trang, nhìn một lát rồi
ngẩng đầu lên, nhìn quanh mọi người một lượt mới đọc:
Tôi để gia sản của tôi lại cho con gái đầu
của tôi, Beatrice Steel, và mong sao con
tôi kiếm được cách để duy trì nó.
Ký tên: Si mon Arthur Steel
Tất cả đều nhìn về phía Beatrice; thậm chí Rosie cũng ngồi thẳng người lên.
Beatrice không còn mím chặt môi nữa mà cô hả miệng ra rồi ngậm lại như con
cá ngáp hơi.
Chính Leonard Morton Spears phá tan bầu không khí yên lặng trong phòng.
Ông ta nhìn ông luật sư, hỏi với giọng rất bình tĩnh:
- Số tiền còn lại ra sao?
- Thưa ngài, rất ít. Thực tế thì bây giờ không còn đáng kể.
- Không phải thế! Không phải thế! - Beatrice lại nói lớn - Ba tôi còn công
trái, còn chứng khoán; mỗi quí ba tôi đều có lãnh tiền lời.
- Thưa cô Steel, trong sáu tháng vừa qua, bố cô đã vay tiền ở một công ty,
công ty này cho vay với lãi suất cắt cổ - Ngân hàng không cho phép bố cô thế
chấp lần hai, cho nên ông chỉ còn nước đi vay nữa thôi.
- Nhưng còn công trái của mẹ tôi, còn vốn đầu tư, và... Giọng cô nhỏ dần,
ông luật sư nhìn cô với ánh mắt thương hại, rồi bằng một giọng chua xót, ông ta
đáp:
- Thưa cô Steel, tôi xin lỗi phải cho cô hay rằng mẹ cô phải bán một số cổ
phần đầu tư và trái phiếu để... Ông ta dừng lại, nuốt nước bọt, rồi nhìn những
người khác trước khi nói tiếp: - trang trải nợ nần cho ba cô.
Beatrice vừa khóc thút thít vừa hỏi:
- Nhưng, nhưng nợ gì thế? Ông chỉ đến câu lạc bộ ở NewCastle mỗi tuần hai
ba lần thôi, và rất hiếm khi ông đến London.
-Thưa cô, người ta chẳng cần đi xa mới tiêu hết hàng ngàn bảng khi người ta
đã có máu cờ bạc.
- Ba tôi có máu...? - Beatrice quay qua nhìn Helen với ánh mắt cầu cứu; rồi
cô đưa mắt nhìn người đàn ông ngồi bên cạnh cô em gái. Nhưng cả hai đều
không ai nói lên lời nào để an ủi cô ta cả.
Beatrice lại quay qua nhìn ông luật sư, cô nói:
- Ba tôi... không thể đánh bạc mà thua hết cả số tiền ấy. Chắc... thỉnh thoảng
ông cũng có thắng chứ. Chắc ông có thắng chứ.
- Đúng, đúng. Thỉnh thoảng ông cũng có thắng một ít. Theo chỗ tôi biết thì
thỉnh thoảng cũng có thắng hàng trăm bảng, có thế mới khích lệ con bạc đánh
thêm nhiều tiền hơn nữa chứ.
Bỗng mọi người đều giật mình khi nghe Rosie cất tiếng hỏi, giọng cô đau
đớn như ong vò vẽ châm:
- Này chị Beatrice, ba còn chơi gái nữa. Thế chị không biết gì về chuyện này
à?
Helen vội đứng dậy, đến bên Rosie, nàng quàng tay qua vai cô em, nói:
- Bậy! Bậy! Rosie! Đừng nói thế!
Nhưng thay vì im lặng, cô ta nói tiếp:
- Không, chị Helen! Phải nói hết ra cho mọi người nghe. Ông Coulson vì quá
lịch sự mà không nói ra thôi. Còn tôi, tôi nói cho chị biết sự thực, chị Beatrice.
Buổi sáng ba mất, ông đã đến thăm một bà bạn, một trong số nhiều người.
Nhưng ba phải trả tiền, phải không? Chị đã đưa cho ông hai bảng trong số tiền
đi chợ
Tất cả đều đứng bật dậy.
- Mày... mày điên rồi, con kia, mày điên rồi.
Không ai trả lời câu nói này một lát. Rồi ông Coulson ngồi phịch xuống và
nói:
- Không điên đâu, thưa cô Steel; thật đáng tiếc là cô ấy nói đúng. Nhưng tôi
vì lịch sự nên không nói trắng ra như cô ấy thôi. Ngôi nhà và đất đai của cô lâm
vào tình trạng như hôm nay đây, đều do những hành động nhẹ dạ bấy lâu nay
của ba các cô mà ra - Rồi ông nói tiếp bằng giọng khô khan gay gắt: - Còn một
việc nhỏ chúng ta phải cần bàn, nhưng khá quan trọng. Vậy xin cô hãy vui lòng
ngồi xuống. - Đoạn, ông ta kéo một số giấy tờ bên cạnh đến trước mặt, đưa tay
vỗ lên chồng giấy và nói tiếp: - Có nhiều hóa đơn cần phải thanh toán, không
những chỉ các cửa hàng ở địa phương thôi đâu, mà còn của một vài nơi khác...
của quí ông chúng tôi đã mời đến hôm nay đây. Hai ông là giám đốc công ty
cho vay, những ông khác là của công ty đánh bạc. Việc họ đòi nợ là chính đáng.
Nhưng có một điểm cần nêu ra. Bây giờ nhà ta không có tiền mặt, tôi không biết
quí ông đây có đòi cô phải trả nợ của bố cô hay không. Tôi phải trình bày vấn
đề này cho tường tận. Tiền lời của số tiền vay này khá lớn. Lại còn tiền lời của
số tiền thế chấp ngôi nhà nữa. Cho nên tôi xin phép khuyên cô, nếu cô có cách
gì xoay xở được, thì cô nên trả ngay tiền nợ ở địa phương đi; và tôi cũng xin
khuyên cô nên giảm bớt số người làm. Cô cũng nên tính toán về tài sản của gia
đình, vì theo tôi nghĩ thì chắc các cô không thể nào tiếp tục sống ở đây với
những điều kiện mà tôi vừa nêu ra.
Khi ông ta lấy cái cặp da lên để bỏ hết giấy tờ vào cặp Leonard Morton
Spears lên tiếng nói:
- Ông hãy để các phiếu nợ địa phương lại đây, tôi sẽ thanh toán hết các phiếu
nợ này cho.
- Ồ, ông thật quá tồt, thưa ông. Và... chắc ông biết gia đình vẫn còn lối thoát.
- Ông ta nhìn Beatrice ngồi bên kia bàn, cô đang nhìn xuống nền nhà. - Cô đang
còn có 50 mẫu đất, một số không dùng đến, tôi nghĩ chắc là đất cằn cỗi. Đấy,
theo tôi thì cô có thể bán cái phần đất ấy đi. Cô sẽ bán được giá vì người ta cần
đất để xây nhà, nhà cấp một đấy. Tôi tin ngân hàng thế nào cũng ủng hộ giải
pháp này.
Beatrice ngẩng đầu lên.
- Bán đất à? Chắc không đời nào ba tôi...
- Thôi đi! - Tất cả mọi người quay qua nhìn Rosie, thật không ai ngờ cô gái
nói năng như thế. - Chị đừng lải nhải chuyện ba muốn làm cái này, ba không
muốn làm cái kia. Theo tôi, và cũng như tất cả mọi người khác, ba đã làm quá
đáng rồi, ba đã lừa gạt chúng ta lâu nay rồi. Và theo chỗ tôi biết thì ba đã gây
cho mẹ rất nhiều đau khổ.
Helen vội đến nắm vai Rosie, đẩy cô ra cửa.
- Thôi em, được rồi. Đủ rồi! Em hãy bình tĩnh, hãy bình tĩnh!
Beatrice há hốc mồm sửng sốt. Rosie. Nó dám nói năng như thế hay sao! Nó
dám thế sao! Cho dù ba họ có làm điều gì đi nữa nó cũng không được nói với cô
trước mặt mọi người như thế. Nó không có quyền! Nó không có quyền!
Như thể có một tiếng nói nào từ trong lòng la lớn với cô: Thôi đi, hãy ngậm
miệng lại! Cô bỗng nhiên dừng lại, ngồi phịch xuống ghế.
Người em rể đến bên cô, để tay lên vai cô nói:
- Chị Beatrice đừng để ý đến chuyện ấy. Nhưng mọi chuyện đã rõ ràng như
thế rồi. Và chắc chị đã thấy rõ rồi. Bây giờ chỉ còn cách cố làm những gì chúng
ta có thể làm được
Đáng ra cô ta nên ngẩng đầu, cám ơn anh mới phải, nhưng cô đã không làm
thế. Chỉ còn anh và Helen: rõ ràng... anh đã yêu nàng say đắm. Cuộc đời thật bất
công. Ôi, cuộc đời sao bất công như thế!
Cô ta đứng lên, bước ra khỏi phòng, thậm chí không hề gật đầu chào ông luật
sư. Leonard phải quay qua nói với ông Coulson:
- Chuyện thật đáng buồn. Ông ta quả thật là đồ vô lại. Thỉnh thoảng tôi có
nghe người ta nói rồi. Nhưng ông đừng nói những chuyện này nữa, đừng nói với
phụ nữ trong vùng, nhất là với các con gái của ông ấy. Có phải tình hình quá
đen tối lắm không?
- Thưa ông, theo tôi thì cũng không đến nỗi tệ lắm. Bây giờ công việc làm
trước mắt là bán nhà và đất, và sau khi đã trả hết nợ cho ngân hàng, tôi hy vọng
sẽ còn lại một ít để cô Steel có thể tậu một ngôi nhà nho nhỏ để ở. Nhưng tôi sợ
không thể làm như thế được. Ôi, thế đấy, tôi sợ như thế đấy.
Leonard gật đầu đáp:
- Vợ tôi thường nói Beatriee rất mê ngôi nhà này, cho nên chị ta thường
được mọi người gọi là bà chủ Beatrice Steel. Ngay khi còn nhỏ, chị ta đã xem
ngôi nhà này là của mình. Chị ta thường được mọi người gọi là: "Bà Nhỏ".
Nhưng bây giờ chị ấy tức điên lên rồi, và việc làm cho chị ta tức tối nhất, là khi
nghe nói đến tư cách không ra gì của người cha, vì theo chỗ tôi được biết một ít
về cả hai, thì hai cha con giống nhau như đúc.
- Đúng, ngoại trừ mặt đạo đức. Thôi, thưa ông, bây giờ tôi xin phép được về.
Công việc còn lại, chúng ta sẽ giải quyết tại văn phòng của tôi.
Ông ta lấy cặp, đứng lên, rồi nói:
- Quả là một đám tang bất hạnh.
Leonard nghĩ đây là một nhận xét hết sức kỳ lạ. Nhưng ông đồng ý quả đây
là một đám tang bất hạnh.
CHƯƠNG 8
John quay qua nhìn Helen, nàng đang đứng gần chân giường, anh nói:
- Tôi hy vọng cô ta sẽ ngủ được một giấc ngon lành khoảng 12 tiếng đồng
hồ. Chuyện gì đã gây cho cô ta nên nông nỗi như thế này?
Helen rời khỏi giường, đến đứng bên cửa sổ, đưa mắt nhìn ra cảnh tuyết rơi
lưa thưa ngoài trời, nàng đáp:
- Cơ bản là khi nó nghe những chuyện bất hảo của ba tôi, chuyện ngôi nhà đã
bị cầm cố, chuyện mắc nợ nhiều người buôn bán tại địa phương; rồi còn nợ của
những tay đánh bạc và của bọn cho vay cắt cổ. Và chuyện bố tôi không để lại di
chúc.
- Không để gì hết sao?
- Chỉ có một lá thư. Lá thư rất vắn tắt, chỉ có hai dòng gởi cho chị Beatrice.
Nàng không nói nội dung hai hàng chữ cho chàng nghe, vì nàng thấy nội
dung thật phi lý, phi lý ở chỗ bố nàng yêu cầu chị Beatrice giải quyết một vấn
đề khó khăn do ông gây ra như thế.
- Và do đó mà Rosie đã nổi điên lên? - Chàng hỏi, giọng hết sức kinh ngạc
khiến cho nàng quay qua nhìn chàng và đáp:
- Không, không hẳn thế. Tuồng như chị ấy đã biết hết những hành động bất
hảo của ba tôi ta khi ông luật sư tuyên bố ra trước mặt mọi người - Và cũng
không hẳn chỉ có vấn đề tiền bạc mà thôi đâu. - Nàng bước qua mặt chàng, đi
đến phía cửa, chàng bèn lên tiếng khiến cho nàng dừng tay không mở cửa, nói
giọng bình tĩnh:
- Đúng thế, những nơi ông giao du lui tới không những chỉ mọi người hay
biết thôi đâu, mà còn làm trò cười cho thiên hạ, cho nên tôi cũng biết.
Khi nàng quay lại, chàng đang đứng gần sau nàng, nàng phân trần bằng
giọng nho nhỏ:
- Tôi không hiểu tại sao nó lại biết được chuyện này. Tôi cũng không hiểu tại
sao chúng tôi đã sống trong cảnh bưng bít này lâu đến thế, vì rõ ràng là mẹ tôi
đã sống trong cảnh đau khổ do ba tôi gây ra. Nhưng, nhìn lại thì quả gia đình tôi
hạnh phúc thật. Trong nhà luôn luôn vui vẻ với bầy con gái chúng tôi, và cả mẹ
tôi cũng vui nữa.... Đúng vậy, kể cũng lạ thật, vì chỉ có mẹ tôi mới tạo được
sinh khí cho chúng tôi: bà làm cho chúng tôi được hạnh phúc, và cho đến khi bà
mất, tình hình mới thay đổi, lần lượt chị em chúng tôi đều muốn ra đi khỏi nhà;
dĩ nhiên là ngoại trừ chị Beatrice. Marion ra đi cùng với tôi. Bây giờ nó đang ở
tại Ấn Độ với chồng.
Chàng không nói gì nhưng mắt đăm đăm nhìn nàng khi nàng nói tiếp:
- Và Rosie cũng sẽ ra đi. Bây giờ thì chắc nó sẽ không đi sớm hơn được. -
Nàng nhích nhẹ bàn tay để nhìn về phía giường, rồi buồn bã, nàng nói tiếp: - Nó
là người sướng nhất trong bọn chúng tôi. Nó vui nhộn, nói năng huyên thuyên.
Không bao giờ ngồi yên. Thế mà khi không tôi đến đây cách ba ngày nay, tôi
ngạc nhiên thấy nó thay đổi một cách lạ lùng. Nó có thái độ rất kỳ cục, bao giờ
cũng như muốn khóc, không muốn nói chuyện. Nhưng bây giờ thì tôi biết lý do
tại sao rồi. Hơn nữa, nhiều lúc tôi nghĩ chắc nó rất đau khổ. Tôi nghĩ thế khi đọc
thư của nó.
- Thế thì cô có được hạnh phúc không?
- Cái gì?
- Tôi hỏi cô có được hạnh phúc không?
Nàng nhìn vào ánh mắt chàng, ánh mắt chòng chọc nhìn nàng, nàng đáp
chầm chậm:
- Có, tôi rất hạnh phúc. Tôi... tôi có một người chồng tuyệt vời. Anh ấy dễ
thương.... dễ thương.
- Tôi vui mừng khi biết cô hạnh phúc. Hai người vẫn nhìn nhau chằm chằm
cho đến khi nàng quay lại để mở cửa, khi ấy chàng mới bước lui. Rồi không nói
thêm lời nào nữa, chàng theo nàng ra ngoài, bước vào chỗ đầu cầu thang và đi
xuống dưới, đến nơi Leonard đang đợi họ, anh ta nói với nàng:
- Teddy vừa đến. Teddy Golding. Anh ta không thể đến dự đám tang được,
nhưng chắc anh ta nghĩ cần phải đến để chia buồn. Ngoài ra, tối nay anh ta lại
phải đi... Cô ấy ra sao? Anh ta lên thăm một lát được không?
Ông ta quay qua hỏi John. John lắc đầu, đáp:
- Tôi phải cho cô ấy uống thuốc an thần. Cô ấy gần như điên loạn. Chắc sáng
mai cô ấy sẽ khỏe, nhưng tôi phải giữ cho cổ được bình tĩnh một hai ngày cho
qua cơn sốt vừa rồi đã.
- Teddy đâu rồi? - Helen hỏi chồng.
Beatrice nói chuyện với anh ta trong phòng khách. Chúng ta nên vào hỏi
thăm anh ta, em yêu à, để nói cho anh ta biết tình hình, vì anh sợ chị Beatrice
không đủ tỉnh táo để tiếp chuyện ai hết, ngoài việc oán tránh mọi người đã gây
nên cảnh bất hạnh cho ba. - Ông ta quay qua John, nói với chàng: - Tôi nghĩ là
anh nên uống một tách trà và ăn cái gì trước khi ra ngoài kia - Ông ta hất đầu về
phía cửa sổ. - Trời bên ngoài quá u ám. Hãy vào phòng làm việc đi, ở đấy có lò
sưởi đang cháy, các chị giúp việc sẽ mang trà nóng cho anh.
John ngần ngừ không định đi theo ông ta; thực vậy, chàng định lấy cớ có
bệnh nhân đang đợi chàng để thoái thác, nhưng bỗng chàng thấy Helen đang
nhìn chàng: ánh mắt như thể nói với chàng "anh vui lòng tỏ ra thân thiện với
anh ấy đi. Anh ấy dễ thương... là một người dễ thương".
Mấy phút sau, chàng ngồi trên ghế nệm bọc da đối diện với Leonard trước lò
sưởi, nhưng chàng thấy không mở miệng nói chuyện được. May thay người
quân nhân cao, đẹp, đứng lên, ông ta cười nói:
- Tôi đã mời anh vào đây để uống cái gì cho ấm, thế mà lại quên gọi người
nhà. - Ông ta đến kéo sợi dây chuông bên cạnh lò sưởi, rồi trở về ngồi lại xuống
ghế và nói tiếp. - Chúng ta chưa bao giờ gặp nhau, phải không nhỉ? Tôi muốn
nói là chúng ta chưa bao giờ có dịp để nói chuyện với nhau. Nhưng, qua Helen,
tôi biết nhiều về anh.
Chàng bỗng lặp lại một cách ngớ ngẩn:
- Qua Helen?
- Phải, phải, cô ấy cho anh là một bác sĩ kỳ diệu, có nhân cách và sẵn sàng
làm... ờ, tuy cách cư xử với bệnh nhân chưa đúng mức nhưng anh là loại bác sĩ
có thể làm cho bệnh nhân an tâm, tin tưởng không lo sợ phải chết lãng nhách. -
Cả hai đều bật cười nhưng không khí vẫn chưa được tự nhiên.
Sau một lát im lặng, Leonard nói:
- Xin mạn phép hỏi anh một câu rất vô duyên, tại sao anh chọn nghề bác sĩ?
Tôi hỏi thế là vì có một số người chọn nghề này nhỉ vì chạy theo tiền bạc. Thỉnh
thoảng có vài người chọn nghề vì lý tưởng, vì nhân đạo. Đất nước chúng ta rất
cần loại bác sĩ như thế này.
- Ông nói năng như người đã có nhiều kinh nghiệm với giới bác sĩ.
- Phải, phải, tôi thật bất hạnh vì phải tiếp xúc với nhiều bác sĩ.
- Ồ! - John hơi nhướng mày lên. - Ông bệnh à?
- Ồ, trước đây nhũng ai từng ở ngoại quốc đều thường mắc phải bệnh cả.
Nhất là các bệnh sốt rét, sốt ngã nước, và các thứ bệnh linh tinh. Tôi đã gặp
những bác sĩ chữa bệnh cho người như chữa cho trâu bò, lại có những bác sĩ vì
mệt mỏi lăn ra ngủ dưới chân giường của bệnh nhân. Nhưng bây giờ thì tôi đã
có một bác sĩ tốt rồi.
- Ông đã ở trong quân đội bao lâu rồi?
- Từ khi mới mười tám tuổi.
Hai người lại cười, rồi John nói:
- Tôi nghĩ chắc ông rất thích thú cuộc đời trong binh ngũ.
- Ồ, thích, thích chứ. Thỉnh thoảng cũng gặp vài chuyện bực mình, nhưng
tóm lại là như anh nói đấy. Tôi đã hỏi tại sao anh chọn nghề thầy thuốc. Anh
chưa trả lời tôi. Nhưng tôi đoán chắc trường hợp anh vào ngành y cũng giống
như tôi vào quân đội, vì ba tôi đã ở trong quân đội, và chắc chắn anh cũng phải
tiếp tục sự nghiệp của ba anh. Có phải ba anh là bác sĩ không?
- Không, không. Ba tôi làm nghề đẽo đá.
- Thợ đẽo đá à?
- Vâng, thợ đẽo dá. Đáng ra phải gọi ông là nhà điêu khắc mới đúng vì ông
có thể dùng đá để làm đủ thứ. Nhưng ông khoái nhất là khi được đu người trên
tháp giáo đường để thay một viên đá hay thay đầu ống xối có hình đầu người
hay đầu thú vật, hoặc là gắn vào đầu thang những viên đá mới đẽo để trông có
vẻ như đã xưa cách đây hai trăm năm.
Khi cửa mở, chị Jamie Bluett bước vào phòng, Leonard bảo chị:
- Jamie, chị có thể cho chúng tôi một khay trà và ít bánh cho hai người được
không? - Ông ta nói bằng giọng nho nhỏ, rõ ràng, tin tưởng; chị nhìn ông, mỉm
cười đáp:
- Được chứ, thưa ông Spears, chỉ trong nháy mắt là có ngay.
Chỉ trong nháy mắt của chị ta là năm phút, nhưng chị đang mang đến một cái
khay lớn đựng đầy đủ bình trà và tách dĩa, đi theo sau chị, Frances Middleton
bưng cái khay đựng bánh nướng và bánh bích qui.
Sau khi Leonard đã cám ơn hai người, John cười với ông ta vừa nói:
- Về việc cư xử với con bệnh, tôi thường bị chê trách là quá cục cằn và tôi
biết tôi là người thiếu tế nhị.
Leonard định ôm hai tay quanh bình trà cho ấm, bỗng ông ta dừng lại, nói
với chàng:
- Lúc ấy tôi ghét ba tôi vì ông cứ khích lệ tôi vào quân đội, nhưng vào hôm
tôi mặc bộ quân phục lên người, ông khuyên tôi rằng: "Rồi con sẽ thấy nhiều
lúc bị thượng cấp xài xể hết chỗ nói. Miệng người sang có gang có thép, họ sẽ
tạo ra nhiều cảnh rất đáng ghét. Nhưng con hãy kiên trì. Đừng chơi thân với
những người không thuộc giai cấp mình, vì làm thế người ta sẽ lờn mặt, không
nể nang mình nữa, nhưng khi còn làm việc với họ, con hãy đối xử thật đẹp,
công bằng,vì con hãy nhớ rằng họ cũng là người. Tuy vậy, con luôn luôn nhớ
cương vị của mình, nhớ cương vị của bố mình, của ông nội mình, phải nhớ con
là con giòng cháu giống". Tôi nhớ những lời ba tôi khuyên bảo con hơn là nhớ
những bài học khi còn mài đũng quần ở nhà trường và khi lăn lộn trong cuộc
sống gian nan khổ ải - Ông ta đưa tay chỉ cái khay đồ ăn: - Anh hãy nhìn thành
quả họ dành cho ta như thế này thì biết.
John ngồi yên nhìn ông ta. Ông ta là một người đáng mến, phải công nhận
như thế. Helen thì xem ông ta là người dễ thương. Từ này Rosie cũng thường
dùng, ít ra thì cho đến bây giờ. Ông ta là loại người mà đàn bà thường cho là rất
hấp dẫn. Nhưng Helen có yêu ông ta không? Nàng nói nàng hạnh phúc. Nhưng
người đàn bà nào mà không được hạnh phúc khi có người chồng như thế này thì
mới là kỳ lạ.
Chàng đang nghĩ thế thì cửa bật mở, và khi Helen bước vào, Leonard thốt
lên:
- Kìa! Người ta chưa nói chuyện với nhau được năm phút. - Nhưng ông để
bình trà xuống, bước đến quàng tay lên vai nàng, dìu nàng đến chỗ ngồi còn
trống gần bên lò sưởi. Rồi, nhìn người này qua người khái. Ông nói:
- Ồ, tuyệt quá. Y như cảnh tôi vừa thoát ra được vùng đang có chiến tranh.
Khi John nhìn hai người, chàng phân vân không biết tại sao chàng lại ngồi
đây để nghe anh chàng này nói chuyện, người mà chàng thầm ghen tỵ và nhiều
lúc chàng cảm thấy thật sự căm ghét.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top