Dau an trong tim 1 - C.Cookson
BUỔI TIỆC VƯỜN
CHƯƠNG 1
Chàng đi dọc theo con đường dẫn vào nhà, hai bên đường thông cao rậm
rạp ngăn bớt tiếng cười nói ồn ào của khách đến dự tiệc ở khu vườn bên kia
vọng sang.
Đến cuối đường, chàng eo cảm giác như vừa từ trong một đường hầm bước
ra ngoài, nơi ngập đầy ánh sáng. Nhìn quanh, chàng mới hiểu tại sao người ta
gọi nơi đây là chốn "Ngàn Thông". Đây là lần đầu tiên chàng chứng kiến tận
mắt nơi này, ấy là nhờ người hợp tác của chàng bị đau chân không đi dự tiệc
được, chàng phải đi thay. Khu nhà chạy dài, nhưng không vì thế mà trông thấy
nó thấp xuống, cho nên khi chàng nhìn về phía bên phải, chàng thấy hết toàn bộ
đến chỗ tận cùng, chỗ nào cũng eo cửa sổ chấn song. Trong ngôi nhà chính eo
hành lang rộng, ngoài hành lang eo tầng cấp dẫn xuống chiếc sân rộng trải sỏi,
và tiếp theo là bãi cỏ lớn.
Ngôi nhà trông hấp dẫn là nhờ mặt tiền trải dài và nhờ những ống khói vươn
cao trang hoàng rất đẹp, bây giờ chàng mới nhận ra lời nhiều người nói là đúng,
họ thường nói rằng khi đến gần thì thấy ngôi nhà lớn hơn so với khi đứng ở bên
ngoài nhìn vào rất nhiều.
Chàng nghe eo tiếng ngựa hí từ đằng xa, chứng tỏ nhà eo chuồng ngựa ở góc
vườn. Nhưng khi chàng đến chỗ eo hai con sư tử bằng cây cảnh mới cắt xén
châu đầu nhìn hàng cột thấp, chàng phải rẽ ra khỏi nhà, đi theo hàng cột xuống
bốn tầng cấp ra phía bãi cỏ, chứ không ra vườn hồng như chàng nghĩ. Bãi cỏ
rộng kê nhiều bàn ghế, trên mỗi bàn đều eo che dù cao sáng sủa. Một số người
đã ngồi vào bàn, nhưng vẫn còn nhiều người đi loanh quanh, và khi chàng nhích
gói quà nhỏ dưới nách lên, chàng mới nhớ ra đây không phải chỉ là buổi tiệc
vườn thôi, mà còn là ngày lễ sinh nhật thứ 21 của cô Beatrice Penrose-Steel
nữa.
Chàng thấy một người đàn ông từ đám đông bước ra, ông ta đến với chàng.
Chàng đoán đây là vị "lãnh chúa của trang viên", từ này do bác sĩ Cornwallis
đặt ra, trông ông ta không giống bố của mình chút nào hết, bố ông ta là vị đại tá
đã qua đời.
Ông Simon Steel chào chàng:
- À, à! Ông đã đến rồi. Bác sĩ Cornwallis khỏe chứ?
- Tôi thấy hôm nay ông ấy không được khỏe lắm; ổng bị đau chân.
- Đau khớp sao? Chắc không phải đau khớp chứ?
- Không, chắc không phải đau khớp.
- Thế thì tốt. Xin mời ông đến gặp con gái tôi.
Chàng được dẫn đến bên chiếc bàn eo một thiếu nữ đang ngồi, chàng liền
nhận thấy hai cha con rất giống nhau: cả hai cùng màu da, cùng eo mái tóc màu
nâu nhạt, cùng cặp mắt màu xám, cùng cái miệng rộng, môi mỏng lét. Chỉ eo
hai lỗ mũi là khác nhau: Mũi ông ta khoằm, còn mũi cô thì hơi tẹt và hếch.
- Giới thiệu với con, đây là bác sĩ Falconer, phụ tá của bác sĩ Cornwallis.
- John Falconer nhìn chủ nhà, ánh mắt gay gắt, chàng muốn ông ta phải nói
cho chính danh là "người hợp tác", vì ông ta đã biết bây giờ chàng và bác sĩ
Cornwallis hùn hạp làm ăn với nhau rồi.
- Cô khỏe chứ? Tôi xin phép được chúc cô ngày sinh nhật vui vẻ.
- Xin cám ơn anh. - Giọng cô ta nhỏ nhẹ, nụ cười nở rộng trên môi, và khi cô
đưa tay nhận gói quà tặng, chàng vừa cười vừa nói:
- Tôi xin báo cô biết, món quà này không phải do tôi chọn đâu, bác sĩ
Cornwallis nói cô rất thích sôcôla.
- Đúng thế. Rất cám ơn anh.
Khi eo hai thiếu nữ đến gần bàn, cô ta đứng lên, giới thiệu:
- Đây là hai cô em gái của tôi. - Cô ta chỉ một cô, nói tiếp: - Đây là Helen...
và đây là bác sĩ Falconer. Chàng nhìn cô thiếu nữ vừa đu cô chị giới thiệu.
Tóc nàng màu nâu óng ánh, mắt đen, da trắng muốt như thạch cao, miệng
rộng nhưng đôi mới đầy đặn. Người nàng cao, cao gần bằng chàng: chàng cao
một mét bảy tám, còn nàng chắc cũng đến một mét bảy lăm, vóc dáng thật
tuyệt... Nàng đẹp chứ không như cô chị.
Chàng giật mình quay mắt khỏi nàng khi nghe cô chị Beatrice giới thiệu tiếp:
Và đây là Marion...
Marion cũng cao, nhưng không cao bằng Helen. Cô ta xinh xắn nhưng không
đẹp. Nét mặt trầm tĩnh, nhưng khi nói thì hai mắt long lanh:
- Tôi đoán ông đến dự tiệc thay cho ông Comwalis vì ông ấy đau chân...
không phải đau khớp. Đúng, không phải đau khớp. - Cô ta nói thêm, và tinh
nghịch, lắc đầu; và chàng cũng đáp lai bằng dáng điệu như cô, cũng lắc đầu, vừa
cười vừa nói:
Đúng, không phải đau khớp. Không gọi là đau khớp được
- Chắc đây cũng là bài học cho ông đấy nhé, ông bác sĩ, bài học cho ông bỏ
rượu mạnh.
- Vâng, tôi học bài học này nhanh lắm, cô... Marion ạ. Họ cười vang cho đến
khi Beatriee lên tiếng:
- Helen, Leonard đến rồi kìa. - Nghe thế, cô gái cao liền nói:
- Ồ, vâng, vâng. - Khi nàng vội vã đi về phía ngôi nhà thì một người đàn ông
cao, tuổi trung niên đang đứng chờ trên tầng cấp.
Marion lên tiếng làm cho John quay lại.
- Còn tôi, tôi cũng xin phép vào nhà để gia nhập giới nhà binh.
John Falconer bàng hoàng; thấy thế, Beatrice bèn nói:
- Cô ấy đã eo người cầu hôn, và cũng như vị hôn phu của Helen, anh ta cũng
là quân nhân. - Thế rồi cô ta nói tiếp: - Tôi lấy làm tiếc là bây giờ không thể dẫn
ông đi xem khắp nơi được... Nhưng kìa, cô Rosie đây rồi; Rosie sẽ dẫn ông đi
xem cho biết, nó là em gái út của tôi. Rosie! - Cô ta cất tiếng gọi một cô gái
đang bước nhanh đến chỗ một nhóm thanh miên đang vui cười với nhau. Cô gái
quay lại, đi đến phía họ và hỏi:
- Vâng, eo chuyện gì thế, chị Beatrice?
- Đây là bác sĩ Falconer. Em dẫn ông ấy đi xem khắp nơi trong nhà được
không?
- Vâng được, được. - Cô gái nhìn John, nói tiếp: - Em đã gặp anh ở phố rồi.
Eo phải anh là nhân viên của bác sĩ Cornwallis không?
- Tôi là người hợp tác.
Hợp tác à? ồ, xin lỗi anh. Em cứ tưởng anh là một trong số các nhân viên của
ông ấy, người ta gọi họ là gì nhỉ? Là người tạm thay phải không?
Beatrice liền nghiêm giọng nói với em gái:
- Rosie. Hãy giữ mồm giữ miệng!
Không đáp lời chị, Rosie cười xòa nhìn John và nói:
- Ta đi thôi. Anh sẽ quen ngay đấy mà.
- Chắc thế, - chàng gật đầu, đáp. Cô gái thật xinh, chắc không quá l6 hay 17,
vẻ rất yêu đời từ dáng đi cho đến lời ăn tiếng nói.
Khi hai người đi ngang trước hàng tầng cấp, họ trông thấy người chị cao
xinh đẹp của cô đang cặp tay một người đàn ông rất bảnh trai trông thật dễ mến,
cô gái liền thì thào bên tai chàng:
- Ý trung nhân của chị ấy đấy. Họ sắp lám đám cưới rồi. Anh ấy lớn tuổi
nhưng đáng yêu.
- Sao? - Chàng ngạc nhiên khi nghe mình thốt lên như thế.
- Em nói họ sắp lấy nhau, và anh ấy đáng...
- Nhưng cô ấy còn trẻ quá, - chàng đáp nhanh. - Không trẻ đâu, hai mươi rồi.
Dĩ nhiên anh ấy già hơn nhiều. Theo em thì cũng đến 40, già thật đấy, nhưng dễ
thương. Em chưa đầy 18, mà giá eo lấy anh ấy cũng còn được nữa mà. - Cô ta
cười vui vẻ.
John lắc đầu như xem cô là đứa bé tinh nghịch, chàng nói:
- Ấy, tôi không tin đâu nhé. Tôi dám nói cô cũng đã đến 24 rồi.
Cô liếc xéo chàng, ánh mắt cười đùa:
-Ờ, còn đây là vườn hồng. Nhưng anh là bác sĩ, lại thông minh lanh lợi, chắc
anh đoán biết thôi. - Cô ta lại cười, tiếng cười vui tươi trẻ trung, rồi cô nói tiếp.
- Còn đây là cây cối đã được tỉa cành. Em không thích loại cây cối cắt tỉa,
chặt bớt như thế này. Còn anh?
Chàng suy nghĩ một chút rồi đáp:
- Không, vì cô đã hỏi nên tôi phải đáp không. Tôi thấy nó vặn vẹo trông kỳ
cục. Cây cối đâu muốn được lớn lên như thế.
- Anh nói đúng. Anh đúng đấy.
Cô bước nhanh tới trước, nói tiếp:
- Còn đây, thưa ngài, là rừng thông. Chắc anh cũng thấy hai bên anh đều
toàn là thông rồi đấy chứ.
Chàng cười toe toét, nhìn cô gái. Đúng cô ta là một tiểu yêu nhưng là một
tiểu yêu dễ thương, nên tính tình của cô cũng đáng mến. Cô trông khác những
người kia. Họ thật khác nhau. Chàng lại nghĩ đến cô gái sắp lấy chồng, rồi nghĩ
đến người đàn ông gấp đôi tuổi nàng. Chàng nhớ chưa khi nào chàng gặp được
ai giống nàng hết.
Họ bước ra khỏi khu rừng, vào trong một vùng cây cối xanh tươi chạy dài
xuống bờ sông. Nhưng bỗng chàng dừng lại khi thấy một bức tường rất cao.
Chàng nhìn qua phải, không thấy nơi xuất phát của bức tường ở đâu hết vì bị
cây cối che khuất. Nhưng chàng thấy bức tường hiện ra ở bờ sông. Cô ta đang
đứng bên chàng, chàng nhìn cô rồi nói:
- Bức tường cao quá.
- Vâng, bức tường dùng chắn khu vườn của nhà bếp. Nhưng nguyên thủy
không cao như thế đâu; nó mới được xây thêm mấy tấc nữa đấy.
- Tại sao thế?
- Ồ! Ồ, bác sĩ ơi, chuyện.... dài... dài dòng.
- Tốt, tôi thích những chuyện dài; tôi muốn được nghe.
- Thật không?
Cô nàng quàng một cánh tay quanh một thân cây nhỏ, chàng nghĩ cô sắp
tung người quay quanh than cây, nhưng em chỉ tựa đầu vào cây và nói:
- Em gọi bức tường là "Bức tường than khóc", như bức tường của người Do
Thái ở Jerusalem, hay ở đâu đấy.
Chàng cười, nói:
- Phải, ở đâu đấy.
- Ấy đấy, em không rành địa lý. Nhưng dù sao thì đấy là bức tường vườn nhà
bếp của gia đình em và theo chỗ em biết thì nó là bức tường rào mảnh đất tốt
nhất trong số đất đai khoảng 60 mẫu này.
- Trời! Sáu mươi mẫu à?
- Dạ, nhưng đó là khi chưa cắt ra. Mà tất cả là của ông nội em. Ông nội em là
quân nhân, là lình nhà nghề. Nhưng ông rất đáng yêu. - Mặc dù nàng vẫn tươi
cười, nhưng giọng nàng đượm buồn khi nàng nói tiếp - Phải, đúng thế, ông là
người đáng yêu. Và bà nội cũng đáng yêu. Ông nội thường la hét. Và bà nội
thường ngoéo ngón tay với ông như thế này này - Nàng ngúc ngoắc ngón tay
trỏ để diễn tả - và thế là ông ngoan ngoãn như một chú cừu; bà thường nói:
"Con sói lại hú rồi", và ông tường đáp một cách cáu kỉnh: "Không, anh không
thế đâu. Không, anh không biết". Rồi bà vừa cười vừa nói: "Tốt, thế thì chắc là
chú chó sủa". Thỉnh thoảng ông rít lên: "Này, thằng Needler là đồ điên". Hoặc
là Needler hoặc là Oldham hoặc là Connor, và thế là bà nội lại chòng ghẹo:
"Chắc không thể là James MacIntosh trọc". Anh biết không, ông nội rất thương
James MacIntosh. - Nàng gật đầu chỉ về phía bức tường, nói tiếp: - Robbie là
con trai ông ấy.
Chàng không hiểu hết, nhưng chàng nghĩ phải hỏi cho ra lẽ.
Hai người lại đi, nàng nói tiếp:
- Ông nội em là trung tá hay đại tá gì đấy, hay là đại loại như thế, ông eo
người hầu cận tên là James MacIntosh, ông ta theo ông nội em sang Ấn Độ.
Sang đấy, ông ta cứu ông nội em lần đầu. Cứu trong một trận đánh nhau hay
một chuyện đại loại như thế. Ông nội lâm vào một hoàn cảnh khó khăn: Ông bị
bao vây, bị một đám choai choai Tô Cách Lan bao vây - nàng dùng tiếng lóng
của Tô Cách Lan và nhìn chàng cười toe toét - bắn vào ông. Thú thực em cũng
nghĩ là ông ấy la hét ầm lên, ông ấy giống ông nội vậy. Chắc ông ấy đã chiến
đấu quyết liệt cho nên vì thế chúng bỏ chạy. Nhờ thế mà ông ta đã cứu ông nội
thoát nạn. Ông ta bị thương; cả hai đều bị thương; nhưng Jamie đã mang ông
nội về. Lần hai nghiêm trọng hơn. Theo chỗ em biết, khi ấy James MacIntosh đã
lên trung sĩ rồi.Lần này họ không ở ấn Độ mà ở chỗ khác, ở ngoại quốc, và ông
nội chỉ huy một đại đội, hay đại loại như thế, và họ phải rút lui. Nàng quay qua
nhìn chàng, mặt mày tươi cười. - Anh thường nghe quân Anh chỉ tiến mà không
lủi, phải không?
Chàng cắn môi không đáp. Thấy thế nàng tiếp:
- Rồi, trong khi rút lủi, bọn Ghurka hay là bọn nào đấy... bọn Ghurka theo
phe nào nhỉ?
- Còn tùy, - chàng đáp - tùy hoàn cảnh xảy ra.
-Ồ, nhưng mà không biết chúng theo ai, chúng bắn trúng chân ông nội.
Chúng tưởng ông nội chết, chúng đạp lên người ông. Nhưng James MaeIntosh
thật vĩ đại - Nàng lại chuyển qua dùng thổ ngữ Tô Cách Lan. Ông ta làm gì biết
không? Đến tối ông ra ngoài bãi chiến trường tìm cách cứu ông nội. Nhưng
chúng phục kích đợi ở đấy và bắn bay cánh tay của Jamie.
Chàng nhướng to mắt, thốt lên:
- Trời!
- Vâng, thế đấy, đứt ngang đây. - Nàng chỉ trên khuỷ tay. - Ông ta thường có
một cái móc. Ông có thể làm được rất nhiều chuyện tức cười với cái móc ấy.
Nhưng Jamie vĩ đại đã được ban huân chương, ông ta anh hùng thật. Ông nội
không mất chân, nhưng phải dùng gậy để đi. James MacIntosh không mọc tay
được. Nhưng ông ta được khu vườn rau tuyệt vời với tường cao chạy thẳng
xuống sông. Bác làm vườn nói rằng đấy là miếng đất tốt nhất trong toàn thể
dinh cơ nầy, cây ăn trái mọc dọc theo bờ tường tất tươi, vì có đủ ánh sáng mặt
trời, và rau quả thuộc về họ. Và ở phần quang nhất của mảnh đất ấy có một ngôi
nhà. Một ngôi nhà lớn hơn nhà bình thường, có đến tám phòng, như văn phòng
làm việc vậy, như thế là lớn hơn nhà bình thường rồi chứ, phải không? Chàng
gật đầu với nàng. - Mà căn nhà lâu lâu lại bỏ trống. Vậy ông nội làm gì? Chỉ
còn nước đem cho Jamie mà thôi. Ông bí mật đem cho ông ấy. Tất nhiên là bà
nội biết, chỉ có bố không biết. Lúc ấy bố đã 19 tuổi và bố rất thèm đất đai; bây
giờ vẫn còn thèm. Nhưng ông nội đã cho Jamie tất cả khu đất ở và trồng trọt với
một cái sân để chăn nuôi; hay ít ra cũng gần bằng chừng ấy. Có hai vạt cỏ để
nuôi một con ngựa và hai con cừu. Và theo nhiều người thì đây là khu đất tốt
nhất trong toàn bộ dinh cơ, vì ở đây thông mọc khắp nơi, rễ tràn khắp mặt đất,
họ nói thế, và họ phải khai hoang mảnh đất mới ở phía bên này để làm vườn rau
mới. Có một vườn với nhà kiếng, một vườn nho và đủ thứ. Cần phải làm việc
cật lực. Em biết bố em rất tức giận, nhưng chịu thôi vì ông nội đã cho rồi.... há!
- Nàng chắc lưỡi rồi hỏi: - Làm quà tặng, phải không?
-Đúng, đúng, người ta phải cho gì để làm quà tặng.
-Đấy ông nội đã làm thế đấy. Rồi chiến tranh bùng nổ. Chiến tranh bùng nổ
sau ngày ông nội chết. Anh thấy vì tường chạy thẳng ra đến sông, cho nên ông
nội thường mang ủng cao su dùng đi câu để lội nước, đi vòng qua mút tường.
Dễ đi lẵm. Em thường đi vòng như thế. Nếu không thì phải đi vào cổng chính
để qua bên kia, mà cổng chính thì nằm ở bên con đường chính. Đi như thế xa,
cho nên khi em còn bé ông nội thường nắm tay em lội nước đi qua bên nhà
Robbie. Ồ, em quên nói cho anh nghe là Jamie lấy Annie, hai người sinh ra
Robbie. Khi em mới chào đời thì anh ấy đã mười tuổi rồi. Em là con út trong
nhà. Bà Annie làm bánh nướng phết bơ và mật ong rất ngon. Dĩ nhiên vì thế mà
em thường bị bệnh và gặp lắm chuyện rắc rối. Em còn nhớ năm em lên ba có
lần em đi vòng qua đó. Robbie đã lên 13 hay l2 hay gần gần như thế, nhưng em
cứ lẽo đẽo theo anh ta đi vòng qua đó như hình với bóng. Anh ấy có vẻ già đối
với em. Rồi lại có những hôm Mary May và Henrietta, tên hai con bò cái, đi
vòng qua bức tường vào trong vườn ăn rau cỏ. Ôi trời, thế là ông nội dựng một
bờ lan can và rào thép gai nối theo bức tường xuống tận mặt nước để giữ cho
yên ổn. Dĩ nhiên là vẫn đi vòng xuống dưới nước để qua bên kia được; thỉnh
thoảng Mary May lại lội nước sang. Rồi khi nó sinh con, nó dẫn con nó sang
luôn. - Nàng chợt im lắng, nhìn lên tường một hồi rồi lại cất giọng trầm buồn
nói tiếp. - Những ngày ấy thật tuyệt, thật tuyệt. Ngay cả những hôm trời tuyết
trơn trợt và mưa, cũng xem như trời nắng ráo, vì có ông bà nội ở đây. Hai người
thật đáng yêu. Thế rồi hai năm nay ở đây đã xảy ra nhiều chuyện. - Cô quay qua
nhìn thẳng vào mặt chàng nói tiếp. - Bà nội mất, rất đột ngột. Ông nội đang ngồi
ôm bà vào lòng thì bà mất; rồi hai tháng sau, ông cũng mất: Ông không thể sống
thiếu bà. Từ khi bà mất, không bao giờ ông xuống nước. Thỉnh thoảng ông qua
nhà Robbie bằng cổng trước ở ngoài đường, vì vậy Jamie đã chết trước đó một
năm, mà ông nội thì lại rất nhớ ông ấy. Nhưng Robbie lại là người con rất có
hiếu, anh ấy thoáng nghe ông nội kể chuyện ông và bố anh đã cùng tham gia
chiến tranh, và ông nói bố Robbie là người rất can đảm. Rồi ba tháng sau má
mất, cả ba người cùng chết trong một năm. Đã hai năm rồi, từ ngày ấy, đến nay
mọi việc trong nhà không còn như trước nữa. - Cô nhìn xuống chân và nói: - Cả
ông nội lẫn bà nội không ai muốn chết; cuộc sống hai người rất hạnh phúc.
Nhưng còn má thì em biết má muốn chết. Ôi, đúng thế, đúng thế đấy. - Cô
ngẩng đầu lên, giọng cô nghe thì thào nho nhỏ: - Em không nên nói những
chuyện này làm gì, phải không?
- Tại sao lại không? Chuyện ấy đã ám ảnh em, mà anh là bác sĩ, bác sĩ xem
như linh mục vậy, chắc em biết rồi; anh không bỏ qua những chuyện như thế
này đâu.
- Không ư? Cô bần thần hỏi:
Thế rồi chàng hỏi:
- Tại sao bây giờ lại không như trước?
Cô cất bước đi, hơi trước chàng một chút, em đáp:
- Vì bây giờ chị Beatrice là chủ nhà, chị chiếm hết. Anh biết không, chị ấy
mê cái nhà lắm. Chị ấy hãnh diện về cái nhà lắm. Không ai trong nhà có ý nghĩ
như chị ấy và bố. Chị rất giống bố. Rồi xảy ra xích mích giữa bố với Robbie.
Nếu anh xuống đây với em thì anh sẽ hiểu... xuống sông thì rõ.
Hai người đi theo bờ tường, khi đến gần sông, bỗng cô hoảng hốt la lên:
- Ôi chết! Mary May! Ô đừng, Mary May. - Con bò cái đang đi vòng hàng
rào gỗ và dây thép gai dưới nước.
Chàng liền thấy cô ta ngồi bệt xuống cỏ, tháo giày ra, rồi rất tự nhiên cô
kéo váy lên, lôi nịt vớ dưới đầu gối xuống rồi cởi vớ ra, bỏ tất cả vào giày, buộc
giây giày lại treo lỏng dỏng quanh cổ rồi chạy xuống nước, vừa lội vừa nói:
-Nếu anh muốn đi theo em thì cởi giày ra.
- Tôi thích leo tường hơn, - chàng nói theo.
- Được không?
- Được, được; tôi thường leo núi mà.
Chàng nhìn cô nắm lỗ tai con bò kéo nó trở lại. Mực nước lên quá đầu gối
cô, xỏa vào hai váy lót và mấp mé đến lai quần lót. Cô nói gì đấy với con bò rồi
la lớn gọi:
- Robbie! Robble ơi!
Chàng nhìn bức tường. Rải rác có vài viên đá thòi ra. Chàng liền bấu vào đấy
để leo lên, bức tường cũng không cao quá cho nên chàng trườn người bấu được
vào đỉnh tường. Lúc này, chàng mới thấy mình đang ở ngay trên một chuồng
lợn một chú lợn đang giương mắt ngạc nhiên nhìn lên chàng. Rồi chàng nhìn
xuống con đường đi, thấy một thanh niên, anh ta nói lớn:
- Anh lần về bên phải. Có cái thang ở đấy.
Nhìn qua phải, chàng bò dần lên để tránh những tường đá lởm chởm đâm
vào người cho đến một chỗ có nhiều cành táo phủ lên mặt tường. Chàng thấy có
cái thang dựa bên tường.
Vừa khi chàng xuống đến mặt đất thì anh chàng trẻ tuổi vừa đưa tay nắm lấy
con bò rồi nói với cô:
- Cô nên để mặc xác nó đấy.
- Và để cho bố em bắn nó à? Anh biết bố sẽ bắn liền mà. Chắc trăm phần
trăm là bố em sẽ bắn. Lần trước bố đã báo cho anh biết rồi mà.
- Cứ để xem ổng có bắn không. Tôi có ý hay lắm nhé tôi đã thách ổng rồi
mà.
- Anh không thể làm hàng rào dưới nước để ngăn chúng lội qua được à?
- Tại sao phải làm? Đấy là đường đi chung mà.
- Đừng ngốc, anh Robbie.
- Tôi không ngốc đâu, Rosie. Con sông là lối đi công cộng. Cô biết rõ rồi
chứ.
- Thế sao? - Cô quay qua nhìn John, chàng đang phủi bụi trên người và phân
vân không biết đũng quần của mình có còn nguyên được không cho đến khi về
đến nhà, chàng đáp lời cô:
- Tôi chưa bao giờ nghe đến lối đi này, nhưng nếu bạn cô nói thế thì tôi tin
chắc đúng thế.
- Xin chào ông, - Robbie lên tiếng.
- Xin chào Robbie, tôi đã nghe nói nhiều về anh.
- Ông là bác sĩ mới phải không?
- Vâng, tôi là bác sĩ mới.
- Tốt, tôi mong ông nhanh chân khi ai mời hơn chủ của ông.
- Ông Conrwallis không phải chủ của tôi, Robbie, ông ta là người hùn hạp
với tôi.
- Ồ, các ông hùn hạp à. Ông có hùn vốn à? Tốt, tốt! Này ông, tôi rất sung
sướng được gặp ông vào bất cứ lúc nào. Đợi tôi nhốt con bò xong ta vào nhà
uống trà.
- Chúng tôi... tôi đang dự tiệc sinh nhật mà. - Chàng đua ngón tay chỉ về phía
bên kia bức tường...
- Ồ thế à? Mà họ vắng ông vài phút cũng chẳng sao đâu, mời ông vào thăm
mẹ tôi phút đã. Mẹ tôi thường kêu ca đau đớn trong người; chắc bà vui mừng
khi gặp ông đấy.
John đi dọc theo con đường dài đến ngôi nhà xinh xinh ở cuối khu đất, chàng
nhận thấy quả đây là mảnh đất màu mỡ, chỉ nhìn cây cối tốt tươi quanh anh thì
biết, vả lại, người chủ sở nhà bên kia không muốn để mất khu đất này cũng đủ
chứng tỏ đất ở đây là đáng giá biết bao rồi. Đúng thế. Chàng nhìn thì thấy hết.
Nhưng chàng lại thấy mừng vì anh chàng trẻ tuổi trực tính này đã theo được con
đường của bố anh ta. Anh ta xem có vẻ giống người cha của mình: Người bạn
rất tốt cho ta trong lúc gặp khó khăn hiểm nghèo. Bà Annie MacIntosh dưới mắt
chàng là một người rất phúc hậu: tròn trịa, hồng hào và vui vẻ.
-Ồ, chào bác sĩ, thật sung sướng được bác sĩ ghé nhà chơi, - bà nói ngay khi
thấy chàng. - Có lẽ chúng tôi sắp được lưu tâm đến rồi đấy. Người ta sắp chết
vô hòm mới thấy ông già gân đáo đến nhà, và chỉ được ông ta khám khi đã kiệt
sức.
John cười, chàng nghĩ kể cũng lạ khi mọi người đều gọi người hợp tác của
chàng là : "ông già gân" trong khi ông ta mới quá 50. Thế nhưng khi nhìn bề
ngoài ông ta, chàng cũng thấy ông xơ xác thật. Trận chiến đã tàn phá cơ thể
ông, ngoài cái chân ra, ông còn bị nhiều chỗ nữa.
Khi chàng ngồi ở nhà bếp ăn bánh rán của bà MacIntosh, bánh nóng mới ra
lò, người thanh niên nói với Rosie:
- Cô mang giày và vớ vào đi; tôi thấy cô không ra vẻ một tiểu thư tí nào hết.
- Ôi trời đất! Vậy thì anh lo giữ mấy con bò để em khỏi tuột giày tháo vớ
nhiều lấn như thế này nữa.
John và Robbie nhìn nhau, cố giữ để khỏi bật trời.
- Bà có ngôi nhà thật đẹp, bà MacIntosh à, - John nói.
-Ấy, quả không tệ; trăm sự đều nhờ ông đại tá hết đấy, xin Chúa ban phước
lành cho ông ấy. Xin cho ổng được an nghỉ. Mà tôi tin chắc ông ấy được an
nghỉ, cả vợ ông ấy nữa. Ông ấy mất đi là một mất mát lớn. Phải thế không, cô
Rosie?
- Dạ phải, thưa bà Annie. Cháu nhớ ông bà nội hàng ngày, vì hai người thật
đáng yêu.
- Cháu không phải người duy nhất nhớ ổng đâu. Cháu không phải người duy
nhất. Mà này, bác sĩ, ăn bánh nữa chứ?
- Thôi. Thôi. Cám ơn bà. Tôi phải về ăn bánh sinh nhật. Phải không, cô
Rosie?
- Ồ phải, tôi nghĩ phải về thôi, - cô đáp, cúi người buộc dây giày. Rồi vừa
đứng dậy cô vừa nói tiếp. - Ta phải về bên ấy thôi, nào ta đi. - Giọng cô tự
nhiên như đang nói với một người bạn cũ.
- Cô về lối nào? Tôi không leo qua tường nữa mà cũng không lội nước nữa.
Cô cứ lội, nhưng tôi sẽ đi ra cửa chính ngoài đường.
- Ai nói với anh tôi lại lội nước? Tôi cũng đi ra lối ngoài đường với anh.
- Tốt, mà này, - Robbie nói với Rosie - Nếu bị ai bắt thì la lớn lên đấy nhé.
- Em chưa hề bị ai bắt hết.
- Tốt, mà đừng làm ra vẻ linh lợi lắm nhé. Thôi, đi đi
John cảm thấy vui vui khi thấy hai người cư xử với nhau như thế. Trông họ
như anh em hay như cha con. Nhưng nếu chàng đoán không lầm thì anh chàng
Robbie này chắc nghĩ về cô gái khác hơn, nhưng vì chàng không biết rõ tình
cảm của cô, vì cô còn nhỏ quá thực vậy, tuổi ấu thơ thường có niềm vui vô tư.
Năm phút sau, hai người đi qua một khoảng hở ở dãy hàng rào trong rừng
thông để vào trong bãi cỏ, họ đi bên nhau như vừa đi dạo một vòng quanh nhà.
Rosie lên tiếng làm cho chàng chú ý đến chị cô ta:
- Nhìn kìa! Chị Beatrice đã bắt đầu ăn kẹo sôcôla của anh rồi đấy. Chị ấy rất
thích sôcôla. Chị ăn sôcôla luôn mồm, nhưng lại không mập. Có phải vì chị
không mê rượu vang hay mê bia không nhỉ? Chắc thế đấy. Anh cứ nghĩ đến
hiệu quả thì biết. Ôi lạ thật!
Chàng thấy khi cô ta cất tiếng cùng cười với chàng, giọng cô như luồng gió
mát. Chàng hy vọng cô ta cứ giữ như thế, ít ra cũng đi một lúc.
CHƯƠNG 2
John nhớ lại buổi tiệc vườn sinh nhật, chàng xem đây là khởi đầu cuộc sống
mới của chàng. Những ngày học ngành y của chàng hình như đã đi vào dĩ vãng.
Hai năm thực tập trong các bệnh viện xem như đã quá xa vời. Chỉ có mẹ chàng là
người còn lưu lại hình ảnh nổi bật nhất trong quá khứ. Nghĩ đến chuyện này, bỗng
chàng thấy muốn đi thăm mẹ trong ngày hôm nay. Nhưng đi thăm tức là mất thì
giờ đi lui đi tới mà hôm nay là ngày nghỉ, chàng muốn được sống trọn vẹn ngày
nghỉ hôm nay cho mình xa thành phố và lánh mọi người, đi đến chỗ nào thoáng
đãng phố và lánh mọi người, đi đến chỗ nào thoáng đãng rộng rãi, nếu không leo
núi thì cũng leo đồi. Chàng chỉ muốn đi xa. Vậy, đi lánh mặt chàng chỉ cần mang
cái xắc lên lưng với vài miếng bánh đậu và vài cái xăng uých mới ra lò với hai
chai bia là đủ.
Trời đã vào thu, giữa tháng Bảy. Bầu trời cao, có gió nhẹ thổi làm cho không
khí bớt nóng. Mặt đất cứng ngắt, chàng cất mũ cho gió thổi lồng vào tóc.
Chàng tránh làng mạc, đi lên đồi. Chàng theo con đường lên dần đến một vùng
cao, rồi đến một bình nguyên nhỏ, đứng ở đấy nhìn ra xa, chàng sẽ thấy giáo
đường Durham vươn cao trên bờ sông Wear. Bên trái là vùng Gateshead, và bên
kia, qua sông Tyne là vùng Newcastle.
Chàng chỉ mới quen biết vùng phía Bắc. Mẹ chàng người ở Sussex, còn bố
chàng lai Pháp. Nhưng bà Ada em gái của mẹ chàng, sống ở Middlesbrough và
hiện mẹ chàng đang ở đấy, nhưng bà không thích nơi ấy đấy năm rồi bệnh thấp
khớp hành hạ mẹ chàng, và vừa thương mẹ lại vừa vì bổn phận, chàng cảm thấy
cần phải đưa mẹ đến ở gần với mình.
Nhưng hôm nay chàng không nghĩ đến chuyện này, hôm nay chàng muốn tự
do: chàng không khám những bệnh rối loạn tiêu hóa, không khám các bệnh về
gan mật, không khám người mắc bệnh mụn cóc, đau chân, không khám các bệnh
nhẹ. Không chữa cho họ cũng không sao.
Chàng nằm dài trên lớp cỏ cứng, hai tay gối dưới đầu, kéo mũ che mặt, và
chàng không ngạc nhiên khi vừa nằm xuống là nghĩ liền đến chốn Ngàn Thông.
Chàng lai thấy mình đang dự buổi tiệc vườn ở đấy, thấy mình đang vui đùa với cô
Rosie tinh nghịch. Rồi hình ảnh cô chị, cô Helen, hiện ra, người chị sắp lấy chồng.
Chàng lai tự hỏi tại sao gương mặt cô ta đã gây nhiều ấn tượng cho chàng như thế.
Vâng, nàng thật đẹp chàng đã gặp nhiều cô gái đẹp, nhiều phụ nữ đẹp đủ mọi lứa
tuổi. Vâng, đủ mọi lứa tuổi vì mỗi lứa tuổi đều có một vẻ đẹp riêng. Nhưng sắc
đẹp của nàng thật khác. Rồi lại còn Marion nữa. Marion đã làm cho chàng bàng
hoàng kinh ngạc. Cô này cũng sắp lấy chồng. Bỗng chàng nghĩ đến người cha.
Chàng mừng vì chàng không nằm trong danh sách khách khứa thân tình của ông
ta; chàng không nuốt nổi mẫu người như ông ta; mẫu người tự phụ, cao ngạo. Nếu
cần ai đóng vai Lãnh chúa trang viên thì hãy đến mời ông ta đóng. May thay là
chàng nghe bố ông ta là người hoàn toàn khác biệt ổng. Chàng nhớ lại những điều
chàng đã nghe Rosie miêu tả về ông nội cô, quả đúng như lời cô Comwall1s đã
nói cho chàng nghe. Theo lời Rosie đã kể, chắc ông nội cô ta là một ông già đáng
yêu. Từ đáng yêu đã được cô ta đặc biệt dùng để nói về ông nội. Nhưng cái cô
Beatrice ở đâu lại lọt vào trong gia đình này. Bây giờ cô ta điều hành ngôi nhà.
Chàng cảm thấy buồn vì cô ta. Chàng không biết tại sao, nhưng chàng buồn thật.
Cô ta không thích người nào trong nhà hết. Mặc dù cô ta cũng xinh xắn đấy,
nhưng cô ta không có nét nào đặc biệt hấp dẫn.
A tuyệt, chàng thở dài, tất cả họ đang ở dưới thung lũng, còn chàng thì ở đây,
bình an với cảnh vật thiên không? Tại sao từ trong thâm tâm chàng cứ nghĩ là
mình đã đến quá trễ? Quá trễ vì cái gì?
Phải chăng có một chú thỏ đang chạy qua đám cỏ? Có người nào thường leo
lên đỉnh núi này không? Tại sao không? Có thời gian, có cơ hội, có nhu cầu thì có
người lên chứ, cuộc đời là thế mà.
Chàng mơ màng nghe có tiếng nói: - Em xin lỗi,
- chàng đáp lại: - Có gì mà xin lỗi, em đâu biết trước cơ sự như thế này. Anh
đến quá trễ rồi, trễ một năm. Anh cũng ân hận. Chuyện này xảy ra quá tình cờ.
- Thế rồi cõi hư không êm ái, dịu dàng, ấm áp trùm khi lấy hàng, chàng du
mình vào chốn không gian êm ái ấy.
Chàng không biết mình đã ngủ bao lâu. Nhưng chàng biết mặt mình nóng ran.
Chắc cái mũ đã truất khỏi mặt và ánh nàng chói chang chiếu vào mắt. Ngày mai
chắc trông mặt chàng đỏ dừ; da chàng dễ ăn nắng. Nhưng thế nào da chàng cũng
không có màu đồng mà chắc sẽ có màu nâu sậm. Mẹ chàng thường nói da sậm
đen trông hấp dẫn. Nghĩ thế chàng lại nhớ mẹ. Chắc chàng phải đi thăm mẹ thôi.
Chắc chàng phải xin nghỉ vài hôm mới được.
Khi chàng từ từ mở mắt ra, ánh nắng làm loá mắt chàng phải nhấp nháy mấy
lần mới thấy một khuôn mặt đang tươi cười nhìn chàng. Chàng lại nhắm nghiền
mắt lại. - Anh dã ngủ một giấc ngon lành.
Chàng vùng ngồi dậy thật nhanh đến nỗi lưng tê cứng lại, chàng nhăn mặt khi
nhìn sang một bên, thấy Helen Steel dang ngồi đấy.
Khi chàng định đímg lên, nàng bèn đưa tay ngăn lại rồi cười nói:
- Đừng vội ! Bác sĩ đã nói hấp tấp quá sẽ hại tim.
Anh phải từ từ thôi. - Nàng gật đầu nhìn chàng.
Chàng che mặt một chốc rồi nói nhỏ:
- Tôi xin lỗi. Cô lên đây đã lâu chưa?
- Ồ để em xem nào. - Nàng đưa một tay che mắt, ngả đầu ra sau và đáp: - Lên
từ lúc thời gian và hoàn cảnh cho phép, lúc anh đang lo lắng điều gì đấy
- Lúc ấy bao lâu rồi?
Nàng quay nhìn cái đồng hồ bỏ túi một lát rồi đáp:
- Chính xác là bốn mươi hai phút.
- Và cô đã ngồi thế suốt thời gian đó à?
- Ờ, cũng như anh, em cần ngồi nghỉ sau khi đã leo lên dốc cao. Nhưng theo
em thì chắc anh còn cần nghỉ ngơi nhiều hơn em, vì anh đã thức dậy lúc nửa đêm.
Chàng mở to mắt, ngạc nhiên, đưa tay vuốt lại mái tóc cho ngay ngắn rồi mới
hỏi nàng:
- Làm sao cô biết tôi dậy lúc nửa đêm?
- Needler nói cho em biết.
- Anh chàng Needler nói à?
- Dạ, anh ta đem con ngựa Pansy đi đóng móng, anh trả con ngựa anh thuê của
bác thợ rèn Ben Atkinson, mà nhà của Isaac Green thì ở cách đấy đến bốn dặm, và
khi anh trả ngựa thì đã ba giờ sáng, và bà Nancy đang lâm vào hoàn cảnh rất tồi tệ.
Tôi nghĩ cả Needler lẫn Ben Atkinson nên bắt đầu làm nghề phóng viên nhà
báo thì vừa.
Nàng cười, nói: - Bà ta đẻ trai hay gái? - Khi nghe chàng trả lời "Cả trai lẫn
gái", nàng cười xòa, thốt lên:
- Sinh đôi sao?
Chàng gật đầu, đáp:
- Vâng sinh đôi. Thế là tất cả 11 đứa.
- Thật quá diệu kỳ! - Thế mà bà ta đã mất bốn đứa rồi đấy.
Chàng lại tròn xoe đôi mắt:
- Sao cô biết bà ấy mất bốn đứa" - Thế rồi cả hai mái đầu cùng lắc lư và cùng
thốt lên: - Lại Needler cho biết rồi!
Rồi nàng tiếp tục cười, nói:
- Needler nói rằng ông Isaac cầm bằng bà Nancy như thỏ hai nglrời cùng ăn cỏ
mà sống. Anh ta còn nói ngày nào ông Isaac cũng dọc Kinh Thánh và cố nhớ
thuộc lòng tìm chữ.
Chàng gục người tới ta và hai người lại cùng cười; rồi chàng quay mặt sang
một bên như để lau nước mắt và nói:
- Tôi nghĩ là anh chàng Needler đã sơ ý đem chuyện như thế này ra nói với một
tiểu thư.
- Anh kinh ngạc lắm phải không?
- Kinh ngạc à? Trời! Không đâu. Nhưng đem những chuyện như thế này nói
cho các tiểu thư nghe thì cũng lạ đời chứ.
- Ồ! chúng em đọc nghe nhiều chuyện hay lắm. Ông nội em biết những chuyện
như thế này, ông tuyệt vời lắm. Anh biết không, ông nội em thường đem bọn em
qua nhà hàng xóm xem heo đẻ, và ổng thường cùng
Jamie nói đến nhiều chuyện. Rồi còn có cả Robbie nữa.
Rosie lẽo đẽo theo Robbie khi nó mới biết đi, khi thì bò dưới hàng rào để sang,
khi thì lội dtl'tn nu tóc vòng quanh cuối bức tường dể sang. Và cũng như tất cả
mọi nglrời trong nhà nó học hỏi đã nhiều điều qua hai con bò cái, năm con dê, và
con ngựa cái đã sinh được con ngựa con thật đẹp, nhưng con ngựa con đã chết
cùng ngày hôm ấy; vào hôm ấy, trong nhà em có nhiều người khác đến nỗi bố em
không thể ngăn cản được.
Chắc bây giờ anh đã biết giữa bố em và gia đình Macintosh đã xảy ra cảnh
xích mích trẩm trọng, vì anh đã nói chuyện với Rosie rồi.
Chàng gật đầu, đáp:
- Biết, đúng là tôi đã biết nhiều chuyện. Anh ta có vẻ là một thanh niên năng nổ.
Anh chàng RobbieMacintosh ấy, đằng sau bục tường là một nông trại rất đẹp.
- Đúng! - Nàng thôi cười, nói tiếp. - Nhưng đây là nguyên nhân gây ra cảnh
xích mích. Mà dù sao thì chúng ta cũng đang được ngồi ở đây - Nàng ngửa người
ra trên hai tay chống sau lưng, ngước mắt nhìn trời, nói: - Đây là nơi tuyệt em nhất
rồi chứ gì?
- Đúng, đúng đây là nơi tuyệt vời nhất.
- Làm sao anh lên đây được?
- Ồ! anh leo lên.
- Thật không? .Anh leo núi được à?
Nếu gặp được ngọn núi nào để leo. Nhưng chặng dốc 20 mét cuối cùng ở ngọn
này thẳng đứng, nên tôi cũng tốn nhiều sức mới leo lên đu"c. Còn cô, lám sao cô
lên đó đây.
- Thưa Ngài", em cũng leo lên. Em leo lên ] đây... đã nhiều năm rồi. Ngay cả
trong mùa đông. Mùa đông à lên đây, quang cảnh tuyệt lắm, mọi vật rõ rang trong
suốt.
Chàng thấy nàng đưa lưỡi lyếm môi, bèn hỏi:
Cô khát phải không?
- Phải! Khát thật. Thường em có mang theo đồ giải khát nhưng hôm nay lai
không; em đi vội quá.
Nàng lại mỉm cười. Chàng nói:
- Được rồi, tôi sẽ làm cho cô hết khát, nhưng không biết cô có uống được thứ
này không"' Bia cô uống được không?
Khi nghe nàng hỏi: "Bia nặng hay nhẹ?" Chàng bật cười, đưa tay lấy cái xắc,
mở lấy ra một chai bia rồi nói:
- Chắc là nhẹ. Hơi âm ấm; dáng ra tôi dể dưới bóng râm thì hay hơn.
- Chà, khó tìm ra chỗ có bóng mát ở đây ,động óc hút. Đằng kia có một gốc
cây đấy, hất đầu chỉ. ồi chàng trót một cốc bia đưa cho nàng.
Nàng uống hay hơi là hết cốc bia, và khi nàng đưa
cái cốc không cho chàng, chàng phải cố hết sức dằn
mình mới khỏi nắm tay lôi nàng vào lòng.
Chàng im lặng trót cho mình một cốc; rồi lấy cái
hộp giấy bìa cứng trong xắc ra; chàng nói, _ .
- Không có gì trong_ này do bà Pearson làm hết.
- Bà ấy tệ như thế sao, không nấu nướng gì hết à?
- Tệ lẵm. Mà phiền một nỗi là, nếu mình lịch sự nói cho bà ấy biết mình thích
món gì, thế là mình ăn luôn món dó suất năm ngày liền trong tuần.
- Ồ,bà bếp nhà em cũng thế. Có lần em nói em thích bánh mận, bà liền làm
miết bánh mận cho em.
Những người khác thì thích bánh xốp hay bánh táo, hay là món gì đấy, nhưng
em thì cứ bánh mận. - Nàng bắt chước giọng bà bếp: "Vì cô Helen thích bánh
mận":
Nàng lắc đầu rồi nói tiếp: - Em không hề thích bánh mận. Nhưng em eo người
tâm đầu ý hiệp, đó là chị Jamie. - Nàng gật đầu phân trần thêm. - Chị Jamie Bluett
là ngồi hầu ở phòng khách. Còn hai con chó Flossle và Biggy thì thùng biết kh i
nào có bánh mận, vì khi ấy chúng thấy mặt em là chúng sủa lăn mừng rỡ.
Chàng nhìn nàng, nói:
Phó mát, cà chua, hay là... thịt giăm bông hảo hạng .
- Em xin thịt giăm bông hảo hạng, thưa "Ngài",
cám ơn "Ngài".
Chàng đưa cái hộp cho nàng, rồi cũng làm ra vẻ kiểu cách như nàng, chàng
nói:
- Xin phục vụ "Bà Lớn". Giăm bông nằm bên phải hộp, tức là ở phía trái của
"Bà". - Hai người lại cười.
Chàng uống hết chai bia thứ nhất và mở sang chạy thứ hai. Khi chàng đưa ly
bia cho nàng, nàng đưa lên môi uống, rồi vừa cười vừa nói:
- Nếu em xỉn lăn ra truĐc cửa nhà th ì chắc cũng không ngạc nhiên, và thế nào
bế cũng hỏi: "Mày đi đâu thế, con kia"? và em sẽ cười toe toét đáp lai: Con đi chơi
với ông bác sĩ. Ngồi tít trên đỉnh ngọn núi đá"...
Ôi thật tuyệt
Uống xong, nàng đưa cái ly không cho chàng và nói:
- Em lại làm mất tư cách của một tiểu thư rồi, và em phải thú thật chiều nay em
rất vui, chưa bao giờ vui như thế này.
Chàng nhìn vào mắt nàng, đôi mắt có vẻ ao thóc được đón nhận mắt chàng.
Chàng bình tĩnh hỏi:
- Khi nào thì em làm đám cưới?
Giọng nàng cũng bình tĩnh như chàng: vào lễ Phục Sinh sắp tới.
- Cô sẽ sống ở đâu?
- Ban đầu ở Hampshire. Bọn em sẽ thuê một ngôi nhà ở đấy - Ồi bốn mắt vẫn
không rời nhau. Tôi mong cô được hạnh phúc.
- Em tin chắc sẽ được. Vâng. Vâng, - nàng gật đầu như để nhấn mạnh thêm. -
Em tin chắc em sẽ được hạnh phúc.
Bỗng chàng ngả người ra sau, lấy đồng hồ ra xem rồi thết lên:
- Trời đất Cô biết mấy giờ rồi không? Bốn giờ rưỡi rồi mà năm giờ là tôi phải
khám bệnh. Chắc tôi đi xuống nhanh hơn đi lên... Tại sao chàng nói thế nhỉ? Hôm
nay chàng đâu có giờ khám bệnh. - Bỏ hộp và chai không vào xắc, chàng đứng
dậy, nhưng nàng vẫn ngồi yên, hai tay vòng quanh đầu gối, chàng nhìn nàng, nói:
- Cô không xuống luốn à, - giọng chàng không phải là một câu hỏi mà là câu
khẳng định.
Nàng bình tĩnh đáp:
- Không, anh đừng thắc mắc, em không về nhà, em sẽ đến chỗ kia kìa. - Nàng
đưa tay chỉ. - Anh có thấy cái nóc nhà ở dưới thung lủng kia không?
- Thấy Thấy! Tôi thấy rồi.
- Em có người bạn ở đấy. Em đã định đến đấy nhưng rồi bỗng em lai muốn lên
đây xem đường cũng xa đấy.
- Đường chim bay không mấy xa. Cách đây chỉ ba dặm, có lẽ thế, và cách
thành phố khoảng năm dặm.
Chia bàn tay về pha nàng, chàng nói:
- Đừng đứng lên. Cứ ngồi như thế.
Nàng nhìn mặt chàng không cười, bình tĩnh đáp:
- Cám ơn anh về buổi chiều đáng yêu. Em sẽ nhớ mãi buổi chiều này.
- Tôi cũng thế, tôi sẽ nhớ mãi, - chàng nói rồi quay người tróc nhanh ra phía
bìa núi.
Khi đầu chàng đã biến mất dưới sườn núi, nàng nhìn về phía ngôi nhà trong
thung lúng. Rồi nàng co hai chân lên, vòng hai tay quanh đầu gối, tựa dầu lên đấy
Nàng ngồi yên như thế, tự nhủ lòng: Thời gian và hoàn cảnh tạo ra cuộc đời.
CHƯƠNG 3
Anh Robbie, nông trại của Wallace có lớn không? - Rosle hỏi.
- Ờ, như thế nào mới gọi là lớn? Không, theo tôi thì chắc không lớn đâu.
Nhưng so với trại này thì nó không nhỏ. Ông ta nuôi sáu con bò cái trong trại và
mấy con cừu. Lâu lâu ông ta lại dẫn súc vật ra chợ bán. Ông ta thường xuyên
làm thế, ông ta là tay lái buôn mà. Tại sao cô lại hỏi lám gì?
- Ồ, hỏi cho vui.
- Cô không bao giờ hỏi cho vui hết. Nào, tại sao cô hỏi?
- Ờ, em thấy thằng con trai của ông ta thằng Jackie... có phải nó tên Jackie
không? Ngày hôm kia nó vào trong khu rừng thông của nhà em.
Robbie ngừng làm việc, quay qua nói với cô:
- Vào trong rừng thông của cô à? Nó lám gì ở đấy, Chắc nó không vào tìm
bố cô chứ? Nhất là khi ổng có mang theo súng. - Anh ta cười.
- Ấy, em nghĩ thế đấy.
- Nó đi lượm củi phải không?
- Khôn, nó đi thôi, và nó nhảy qua hàng rào vào trong đồng... Anh Robbie
này, bà Wallace có đẹp không?
-Ờ! Khéo nhỉ anh ta phá ra cười, - còn tùy vào khía cạnh cô muốn nói đẹp
nữa chứ. Đẹp người, đẹp nết....?
- Em muốn nói đẹp người.
- Ờ, thế thì bà ta đẹp, và lại sinh động. Mà tại sao cô lại nói đến chuyện này?
- Không có gì đâu.
- Không có gì đâu à? - Anh nheo mắt nhìn cô.
Anh biết cô nàng Rosie của mình: Muốn hỏi cái gì, cô ta thường suy nghĩ
chín chắn rồi mới hỏi. Cô ta lớn xồ lên rất mau; bây giờ cô không còn giống đứa
con trai nghịch ngợm nữa. Thực vậy, mấy tháng vừa rồi, tính tình con trai nơi
cô đã biến mất rất nhiều. Mọi khi anh thường quàng tay quanh vai cô, dỗ: "Nào,
nói hết ra đi: Cô biết tôi rồi đấy, tôi sẽ giúp cô". Đấy là chiến thuật anh thường
dùng khi cô còn là đứa bé chạy rông; nhưng bây giờ cô thành tiểu thư rồi. Cô
tiểu thư trẻ nhất trong nhóm tiểu thư con nhà Steel. Anh sẽ đối xử ra sao đây?
Anh "Có thể" như thế nào nhỉ? Anh biết hậu quả rất rõ, anh sẽ nhận một viên
đạn sau lưng vào một đêm tối trời nào đó. Anh thường tự nhủ anh không sợ ai
hết trên cõi đời này, anh nghĩ anh giống bố anh, nhưng đấy là trường hợp anh
đối mặt với kẻ thù, kẻ thù cụ thể, kẻ thù anh biết rõ phần nào, sắp hành động ra
sao. Còn trường hợp ông Simon Steel thì anh không biết ông ta sẽ làm gì, ông ta
hành động lén lút bí mật. Ái chà, mà lại còn lắm mưu mô quỷ quyệt nữa chứ.
Chắc cô ta không nghe những lời đồn về...? Anh quay người nhìn cô; nhưng anh
không thấy mặt cô, vì cô đang cúi người trên con bê và nói:
- Nó to như con bò mộng, chắc anh không thịt nó chứ?
- Thịt nó à? - Anh cao giọng hỏi. - Trời đất ơi! Không đời nào. Nuôi cho nó
mập để gây giống hay hơn.
- Em thích thế, em không chịu được cảnh thấy nó bị thịt đem ra chợ bán.
- Tôi không bao giờ làm thế.
- Anh có thịt gà vịt đấy.
- Ồ, ờ anh lắc đầu. - Chỉ khi nào chúng quá già mới làm thịt thôi.
- Em không hiểu tại sao anh lại giết đi gà vịt hay là ngỗng khi anh yêu súc
vật như thế!
- Ồ, Rosiel! Tôi không muốn giảng giải cho cô biết về cuộc sống và cách bảo
tồn sự sống. Nhưng không biết tại sao độ này cô có vẻ buồn bã như thế? Có gì
không ổn bên nhà cô hay sao?
- Không, có điều là Helen sắp đi lấy chồng, rồi Marion cũng đi lấy chồng chỉ
còn lại một mình em.
- Và chỉ còn lại một mình tôi?
Cô quay lại nhìn anh và trời khi thấy anh có vẻ ngơ ngác, cô đáp:
- Ừ, thế không khủng khiếp sao? Chỉ còn anh thôi. -Rồi cô đưa tay ra về phía
anh như đẩy anh đi và nói tiếp: - Ồ, anh thì cứ ở đấy mãi, hay ở đây thôi.
Mấy giây sau anh mới đáp lời cô:
- Ừ phải, Rosie à, tôi sẽ mãi ở đấy, hay ở đây... Mà bây giờ cô sẽ đi đâu?
- Em về nhà, sắp đến giờ uống trà rồi. Nhưng em không đi theo ngõ đường
trước hay theo lối lội nước, em sẽ đi băng qua ruộng rồi theo đường trong rừng
thong. Hẹn gặp lại anh.
Anh không đáp, chỉ đứng yên nhìn cô đi đến cuối vườn, leo qua hàng rào rồi
đi băng qua ruộng. Anh đứng yên cho đến khi cô biến mất.
Có gì không ổn cho cô ấy rồi đấy, có gì làm em bận tâm rồi đấy. Anh biết rõ
nàng Rosie của mình. Ôi đúng thế, anh hiểu nàng Rosie. Nhưng Rosie của anh
lại không hiểu anh, phần nào chưa hiểu anh.
Thay vì đi thẳng vào nhà, Rosie đến nhà vọng lâu nằm bên kia sân quần
vợt, cô ngồi nghỉ. Cô ước sao có người nào để nói chuyện, nhưng biết ai tin cẩn
để thổ lộ tâm tình bây giờ. Vì thế có thể cô sai cũng nên. Nhưng cô lại cảm thấy
mình không sai.
Cô chuồi mấy ngón tay vào khe miếng gỗ lát ghế ngồi, bấu chặt vào đấy.
Cuộc đời không có gì tất đẹp hết, nhưng vẫn phải sống. Cô biết bố ghét Robbie,
Beatrice cũng ghét cay ghét đắng anh ta, và chị ấy mãi nuôi lòng căm thù anh.
Bây giờ lòng căm thù ấy lại còn tăng thêm và cay đắng hơn.
Bỗng cô nghe có tiếng chân người bước đến gần phía vọng lâu, cô quay đầu
nhìn, nghe tiếng Helen cất lên:
- Marion, ta đứng sau này thôi, vì em biết chị Beatrice rồi: chị ấy rình ngó
khắp nơi, nhất là khi chị đứng ở cuối ban công, chị sẽ thấy rõ hết. Khi chị ấy
thấy ta đi nói chuyện với nhau như thế này, chị lại đâm nghi cho mà coi...
Marion này, em có muốn hai ta cùng làm đám cưới một lượt không
- Ồ, muốn, em muốn chứ, chị Helen. Làm bất cứ gì để đi khỏi đây. Hôm qua
em đã nhận thư của anh Hary. Anh ấy cho biết ảnh có khả năng sang năm bị đổi
sang Ấn Độ, cho nên ảnh muốn đến thăm bố. Chị biết lâu nay em không biết
tính sao, nhưng khi nhận lá thư này... em tin chắc em yêu anh ấy. Và khi nghĩ
đến chuyện đi Ấn Độ với ảnh, hay là đi theo ảnh hay là lấy ảnh, em lại cảm thấy
phấn chấn. Em thấy cuộc đời đang rộng mở trước mắt em. - Cô ta im lặng một
lát - Còn chị, chị yêu anh Leonard chứ?
Im lặng một hồi Helen mới đáp:
- Ai mà không yêu Leonarđ? Anh ấy dễ thương, tốt bụng lại ân cần.
- Đúng thế. Nhưng chị có yêu anh ta không, Helen?
- Ồ. Ồ yêu chứ, chị yêu chứ... yêu mà! - Giọng nói bỗng trở nên to hơn - Chị
yêu anh ấy. Chị sắp lấy ảnh mà, đúng không? Chị yêu ảnh.
Im lặng một hồi nữa Marion mới hỏi tiếp:
- Chị sẽ nói với bố về việc chúng ta lám đám cưới chung chứ? Tháng sau là
em l9 tuổi rồi, em không còn trẻ con nữa. Em biết một điều chắc chắn, mà chắc
chị cũng biết rõ, là chị Beatrice sẽ rất vui mừng khi thấy chúng ta đi lấy chồng.
Rosie bỗng quay lại nhìn vào vách ván ngăn cô với hai cô chị khi nghe
Helen nói:
- Nhưng còn Rosie thì sao? Nó sẽ bị bỏ rơi.
- Ồ, chị Helen, việc này không hợp với Rosie, nhưng chắc hợp với Beatrice,
vì nếu chị ấy thích người nào trong số chúng ta, thì chính Rosie là người chị ấy
thích. Cũng lạ đấy, nhưng em thường nghĩ chị ấy xem Rosie như con. Chắc chị
ấy không để cho Rosie ra đi một cách dễ dàng đâu. Vả lại tuổi Rosie còn nhỏ
quá.
- Ồ, chị không biết việc này; nhưng nó cũng 18 rồi đấy. Em có nhớ Teddy
Golding đến dự buổi tiệc vườn đấy chứ? Anh chàng mê mẩn nó rồi và nó cũng
thích anh ta. Và em đừng quên anh ta đã đến chơi bốn lần rồi đấy nhé. Dĩ nhiên
là lần mới đây anh ta không gặp được nó vì cứ tưởng nó đang lên sởi, nhưng té
ra không phải. Và bố cũng cho phép hai đứa gặp nhau vì gia đình Golding có
tiếng tăm và lại là chỗ thân tình với gia đình mình. Lại thêm anh ta đang làm
việc trong Bộ Ngoại giao nữa. Danh giá lắm chứ khi ngồi uống trà hay khi họp
mặt ở câu lạc bộ các ông. Nhưng em cứ tính chúng ta sẽ làm sao đây? Leonard
đề nghị chị làm đám cưới vào tháng Hai, nhưng chị hoãn lại vào lễ Phục Sinh.
Anh ấy tin anh sẽ bị thuyên chuyển đi ngoại quốc, cho nên ảnh muốn chị chắc
chắn phải theo ảnh. Ồ, chị nghĩ làm thế chắc là rất tốt cho cả hai ta. Còn chuyện
cả ba chúng ta cùng làm đám cưới ở nhà thờ một ngày chắc không hay ho tí nào
đấy chứ? Và chị tin chắc bà chị cả chúng ta không thích cả ba làm đám cưới
cùng một lần chút nào hết, phải không?
- Đúng, đúng, chắc thế. - Giọng Marion cất lên. - Ôi cứ thấy chị ấy đeo vào
cái nhà là em lại sôi gan. Cái nhà. Bố rất ham đất, còn chị ấy lại rất ham nhà.
Chị ấy thật giống một cô gái già. Em không ngạc nhiên khi thấy gần đây chị ấy
cứ đi quanh nhà với cái, chổi lông trên tay. Thật khác xa thời má còn sống, và
khác thời ông bà nội còn ở đây. Cuộc sống lúc ấy thật tuyệt, phải không chị
Helen?
- Phải, phải, Marion. Nhìn lại, quả cuộc sống lúc ấy thật tuyệt Chúng mình
lúc ấy còn bé quá và bình yên. Ngay sau ngày ông nội mất, chúng mình vẫn còn
cười về ông và Robbie bên hàng xóm. Nhưng thời gian này không kéo dài được
lâu.
Nghe có tiếng cỏ sột soạt, Rosie liền nhảy ra khỏi vọng lâu, đứng nhón chân
một lát, rồi lấy chân cào lên sỏi làm như cô đang đi đến. Nhưng khi cô đi vòng
ra sau vọng lâu, hai bà chị không còn ở đấy nữa. Helen đi về phía nhà, và
Marion đi vế phía vườn hồng.
Khi mới vào ngồi ở vọng lâu, cô cảm thấy lo buồn, nhưng bây giờ cô lại cảm
thấy cô đơn nữa. Helen và Marion muốn bỏ đi. Cô còn muốn nhiều hơn hai cô
chị, vì cô có nhiều lý do khác. Cô thu xếp để gặp Teddy vào thứ Bảy, và nếu
thái độ anh ta đúng như lời các người chị cô tiên đoán, thì chắc cô sẽ bằng lòng
ngay. Không phải đây là lối thoát duy nhất để cô đi khỏi nhà này, mà là vì cô
thích anh ấy. Cô có yêu anh ta không? Có, có chứ, cô nghĩ là cô cũng yêu anh
ấy, và chắc cô sẽ bàn chuyện với anh ấy vào thứ Bảy. Ồ đúng, chắc cô sẽ bàn.
Cô sẽ bàn.
CHƯƠNG 4
Tiếng chuông nhà thờ vang lên đã nửa giờ rồi. Trên đường đến nhà thờ
người ta đi ngang qua trước cửa sổ phòng khám bệnh, nhiều người chỉ định đến
đứng ngoài nhà thờ để xem các cô gái già nhà Steel làm đám cưới đôi đi ra. Đây
quả là một chuyện lạ, hai cô gái lấy chồng một lần, và cô gái út làm phù dâu.
Khi tiếng chuông ngưng, John nằm dựa lưng vào chiếc ghế xích đu bằng da
và nhắm hai mắt lại. Nhưng chàng vẫn hình dung ra cảnh: Helen chậm rãi đi
giữa hai hàng ghế ở nhà thờ bên trái bố nàng và Marion đi bên phải ông ta. Hai
chú rể đứng đợi ở phía trước hàng ghế đầu.
Chàng nhìn đồng hồ. Đã mười giờ rưỡi sáng. Vào ngày khác giờ này chắc
còn có nhiều người đang đợi ở phòng bên kia, nhưng hôm nay chỉ có một người.
Chàng biết đấy là bà Ethel Hewitt, vì tiếng chiếc gậy của bà gõ dồn dập gấp gáp
trên nền nhà chàng nghe đã quen tai. Chàng gượng đứng dậy, ra mở cửa.
- Chào bà Ethel. Bà vào chứ?
- Còn sớm mà, bác sĩ, phòng khám lại hết người rồi.
- Bà khập khiễng bước qua mặt chàng, đến ngồi vào chiếc ghế bên cạnh bàn
làm việc, bà nói tiếp:
- Cũng lạ là ông không đi đến đấy với bọn khùng kia. Họ không biết họ
chẳng được tích sự gì ráo. Chắc họ tưởng đấy là những cuộc hôn nhân đẹp lắm.
Cứ đợi đấy mà coi, rồi họ sẽ mở mắt ra mà biết. Giàu hay nghèo rồi cũng thế
thôi.
- Bà là người bi quan bẩm sinh rồi.
- Tôi không phải thế đâu, bác sĩ ơi. Cái gì khiến ông nói thế? Tôi từng được
người ta cho là quá lạc quan, nhưng đúng ra tôi là người hoài nghi từ xưa nay.
Lúc khác chắc chàng đã cười rồi, nhưng hôm nay thì không.
- Chân bà ra sao? - Chàng hỏi.
- Tốt, tôi còn xài đựơc.
- Thế là may rồi.
- Tại sao ông không đến đấy?
- Ờ hay nhỉ, xin hỏi bà nếu tôi đến đấy thì ai sẽ khám cho bà. Bác sĩ
Cornwallis đến đấy rồi: ông ấy đã giúp cho hai cô ấy chào đời thì...
- Ái chà, - bà ta ngắt lời chàng, - và ông ấy sẽ đến chứng kiến họ vào đời,
nhưng bằng cách khác. Ông hiểu chứ? Nhưng mà thôi, ông không hiểu đâu vì
ông chưa lấy vợ... phải không? Tôi đã ba lần lấy chồng. Ông không hiểu hơn tôi
về hôn nhân đâu. Nếu tôi thông minh một chút tôi sẽ viết truyện đấy.
- Không cần... thông minh, bà vẫn viết truyện được rồi, bà Ethel à. Nhưng
thôi, để tôi khám chân cho bà...
Mười lăm phút sau, chàng tiễn bà Ethel ra cửa phòng mạch, chàng lại dặn dò
như mọi khi:
- Cố gắng giữ gìn chân cho cẩn thận. Nghỉ ngơi đi, nếu không bà mệt đấy.
Tôi nhắc bà nhớ cho.
- Vâng, tôi nhớ lời ông. Mà ông nghĩ tôi làm gì nhỉ? Nhảy cò cò một chân
với tám đứa con về nhà lai rai suốt ngày và thỉnh thoảng về ban đêm nữa sao?
- Bà thế là may mắn rồi.
Khi ra gần đến đường, bà dừng lại, quay đầu về phía chàng, nụ cười nở trên
khuôn mặt gầy gò nhăn nhúm, bà nói:
- Vâng, tôi cũng được hạnh phúc phần nào đấy, vì nói thật ra là nhờ bầy con
giống tôi. Một vài đứa con tốt hơn cả bố mẹ. Nhưng không phải vì thế mà tôi
nuông chiều. Tôi đánh chúng rồi mới cho chúng bánh.
Mãi cho đến khi bà đã ra ngoài đường, khập khiễng đi về phía nhà thờ,
chàng vẫn còn nghe bà ta cười khúc khích.
Bác sĩ Comwallis có thói quen nhắc mãi chuyện giữa nhà thờ và nhà tổ phụ
của ông có một thời không có nhà cửa gì hết, như thế đã gần ba trăm năm rồi.
Khi lần đầu tiên John nghe ông ta nói thế, chàng cười đáp: "Ờ chắc thời ấy ở
đâu cũng vắng vẻ như thế, phải không?" Sau đó chàng mới thấy mình lầm, vì
người đàn anh của chàng không hề chuyện trò gì với chàng ngoài chuyện thuốc
men suốt gần một tuần liền.
Phòng khám và phòng đợi nằm cách biệt khỏi ngôi nhà chính bằng một lối đi
dài, và khi chàng khóa cửa phòng khám, bỗng chàng thấy ở cuối lối đi có bóng
một người đàn bà hiện ra. Thấy dáng của bà ta, chàng chợt sững người một
chút, rồi khi bà đến gần, chàng lên tiếng:
- Bà đến trễ rồi, Bà Wallace à; tôi có người gọi đi gấp.
Bà ta đến gần chàng, đáp:
- Chỉ nhờ ông khám giúp cái bụng thôi, bác sĩ à. Tôi... tôi không đi được.
- Trường hợp của bà tôi không khám được vì bà là khách hàng của bác sĩ
Corllwallis.
- Vâng, tôi biết. Nhưng ông già đang dự đám cưới, phải không? - Bà ta cười
toe toét với chàng. - tôi chắc ông có thể khám thay chứ. Tôi bệnh đã mấy hôm
rồi.
- Đợi một vài giờ nữa bà cũng không nặng thêm. Vả lại như tôi đã nói, tôi có
người mời đi khám, gấp rồi.
Bà ta đứng chắn lối ra ngay trước mặt chàng:
- Tôi có thể đến bà McDougal, nhưng chắc các bác sĩ không thích thế chứ?
- À, tùy bà thôi, bà Wallace. Bà nhớ chuyện gì xảy ra cho bà lần bà đến gặp
Mẹ McDougal vừa rồi đấy chứ?, Có lẽ bà ấy đã làm cho ruột gan bà rối tung
lên, có phải không?
- Bà ta đứng im không đáp một hồi, nhưng hai tay vòng trước ngưc nâng cặp
vú lên, và thái độ không còn quy lụy nữa. Bà cất cao giọng nói, không còn van
nài như hồi nãy:
- Này ông bác sĩ, ông biết ông là đồ gì không?
- Không! Tôi là đồ gì, bà Wallace?
- Ông là đồ dơ bẩn. Ông là đồ đờm dãi, ông hãy cút khỏi đây đi Ông hãy về
lại chỗ ông ở, vì ông không hợp với nơi này. Không bao giờ hợp ở đây hết. -
Vừa nói bà ta vừa trề môi nhăn mũi, chàng sợ bà ta sẽ nhổ vào mặt mình mất.
Rồi bà quay người đi theo lối đi khi nãy, để lại chàng đứng trơ một mình. Chính
lúc này, chàng cảm thấy bà ta nói đúng, vì chàng không hợp ở đây, chàng ao
ước về lại nơi chàng ra đi, về với những người không đi ra ngoài với miệng lưỡi
dơ bẩn. Nhưng chàng đành chịu, vì ngoài công việc sinh sống ở phòng mạch ra,
lòng dạ chàng đã in sâu hai buổi gặp mặt ngắn ngủi khó quên, mà lần gặp đầu
chỉ mới là lần mở màn.
Chàng so vai rồi bước ra ngoài đường, đi về hướng ngược chiều với hướng
đến nhà thờ.
Vào ngày nghỉ cuối tuần, chàng đáp xe lửa đi Middlesbrongh; rồi từ ga xe
lửa chàng đi bộ hai dặm nữa mới đến ngôi nhà nhỏ của bà dì, nơi mẹ chàng
đang đợi chàng. Bà đang đứng ở ngoài cổng, gọi lớn khi chàng đang còn ở từ
xa:
- Nhìn này! Không cần gậy! - Khi bà đưa cao tay lên khỏi thanh ngang trên
hàng rào, bà vừa lắc lư người vừa cười. Khi đến bên bà, đưa tay ôm quàng lấy
bà, chàng nói:
- Đừng, chỉ vịn theo hàng rào thôi. Nhưng trông mẹ khỏe đấy. Mẹ cũng cảm
thấy khỏe chứ?
- Khỏe. Thể xác thì khỏe nhiều, nhưng tinh thần thì tệ. - Bà cười nhìn chàng.
- Con dìu mẹ đi.
Chàng quàng tay quanh hông bà rồi dẫn bà đi theo con đường vào ngôi nhà
có nhiều hoa tầm xuân bao quanh.
- Mẹ buồn chết được, Johnny à, - bà bình tĩnh nói. - Nếu chúng ta ở thành
phố chắc không tệ như thế này; còn ở đây mẹ chỉ thấy gì? Bò, cừu, dê, chồn
hoang. Ôi! - Bà lúc lắc đầu - tuần vừa rồi có một đám vui. Một hội chợ di động.
Mẹ không xem được nhưng ngồi đây mẹ nghe được tiếng đàn.
Vào nhà, chàng nhìn quanh rồi hỏi:
- Dì Ada đâu rồi?
- Ồ, dì ấy quyết đi phố cho được. Dì muốn mưa cái gì đặc biệt để thết đãi
con. Mà tiện thể mẹ báo cho con biết tin luôn, dì ấy bán nhà này. Dì ấy sẽ đến ở
với George tại Devon.
- Không được! Ở với George à? Còn Vera của George thì sao? Hai người
gặp nhau là như chó với mèo.
- Dì ấy biết rồi, nhưng mẹ nghĩ chuyện chó với mèo bây giờ là giữa thằng ấy
với Vera, và dì ấy muốn ở gần nó. Mẹ hiểu rõ chuyện này. - Bà quay qua vỗ
cưng vào má chàng. - Mẹ sẽ đến Halifax hay đến khu Klondike nếu đến đấy
được gần con. Và mẹ đã nhất quyết rồi, vì đây là lần đầu mẹ nói toạc ra đấy.
Chàng lại hôn bà và nói:
- Được rồi, mẹ sẽ có cơ hội sống gần con, gần sát nách, nhưng mẹ không
thích Fellburn mà.
- Thì mẹ đã thấy Fellburn đâu, phải không? Và chúng ta vừa mới rời Sussex
xinh đẹp thôi mà, đúng không Con nhớ không?
- Dạ nhớ chứ. Con lại còn nhớ cảm giác đầu tiên của mẹ: mẹ không muốn
chết dí ở chỗ ấy, cho nên khi nghe dì Ada đề nghị đến đây ở, là mẹ nhảy đến
liền.
Bà nhích ra khỏi chàng, nói:
- Thôi được rồi, bây giờ mẹ sẵn sàng đến chết dí ở Fellburn. Con nghĩ sao?
Dì ấy muốn mẹ mua nhà này. Dì nhắc mẹ nhớ là chính mẹ đã sung sướng khi
đến đây, dì nói mẹ thích nông thôn, thích vườn tược. Nhưng con hãy nhìn mà
xem. Nhà này lớn bao nhiêu? Có phải đây là vườn không? Phải có bốn cái vườn
như thế mới làm thành một mảnh vườn nhỏ được. Không đâu bác sĩ Falconer ơi,
mẹ đã quyết định rồi, bà hạ giọng dịu dàng nói tiếp - mẹ dứt khoát rồi, con ạ,
mẹ quyết sống gần con thôi. ít ra cũng đủ gần để mẹ có thể nhìn con đi về với
cái xách nhỏ đen, cho dù mẹ chỉ nhìn thấy con qua cửa sổ, ít ra là một ngày một
lần.
Chàng lại ôm lấy bà:
- Hay! Từ lâu nay, đến giờ con mới nghe được tin một tốt lành như thế này,
vì mẹ biết sao không, con đã quá ớn Fellbum rồi, con không hiểu tại sao con lại
mua phần hùn trong phòng mạch để con phải tiếp tục ở năm năm nữa.
Bà liền cất cao giọng:
- Nếu con không muốn thì chỉ năm phút thôi con cũng chẳng cần nán lại.
Này, mẹ nói cho con biết, bây giờ chúng ta đã khấm khá rồi. Mẹ thành ra tệ như
dân miền Bắc ở đây, vắng con, vắng các thứ. Dù sao thì mẹ cũng thừa sức mua
được một ngôi nhà vừa ý kia mà, và cổ phần của bố con giá tăng gấp hai trong
năm qua. Ngày mai con có thể đến trả lại cổ phần cho ông ta và nói với ông ta
rằng...
- Thôi! Thưa bà Falconer. Chúng ta đã thỏa thuận với nhau rồi; công việc đã
vào nề nếp rồi. Cái gì của mẹ là của mẹ, cái gì do con làm ra là của con. Nhưng
dù sao thì mẹ cũng đã chi tiêu đủ cho con rồi. Cho nên ta quên chuyện ấy đi.
Dẹp đi! Không nói nữa! Chàng ngúc ngoắc ngón tay trước mặt bà. - Bây giờ
con nói như thế này nhé. Con sẽ về gấp để xem thử còn phòng nào trống không.
- Ồ không! Không - bà lắc đầu - Mẹ không ở trong vài phòng. Mẹ muốn có
một cái nhà, ở một nơi nào lịch sự. Và có một cái vườn, đúng nghĩa là một cái
vườn. Nếu ngồi ở cửa sổ mà nhìn ra, mẹ muốn thấy những cái gì đáng thấy, chứ
không phải nhìn thấy con đường gạch, hay là đường rải sỏi, hay là những ngôi
nhà cổ xiêu vẹo chen chúc nhau như đa số nhà cửa ở Fellburn.
Chàng cười nhìn bà.
- Có chán khối gì ở Brampton Hill, nhà cửa ở gần đấy đều có vườn tược
đáng yêu, một số rộng đến hai ba mẫu, và có từ sáu đến tám phòng, có khu tôi
tớ ở riêng, có nhà kho của quản gia, nhiều lắm.
- Tốt, mẹ có khả năng mua một cái như thế, thưa ông Mỉa Mai. Và mẹ có thể
mua ở đây, nếu con không tìm ra nhà nào lịch sự ở thành phố hay ở gần con...
mà thôi, không cần ở trung tâm thành phố, nói thế chắc con hiểu rồi.
Chàng bước đến gần bà.
- Vâng, thưa "phu nhân", con hiểu ý mẹ rồi. Bây giờ trong lúc chờ đợi dì
Ada thân yêu đem món đặc biệt về ăn, mẹ định cho con uống trà hay cà phê?
Được uống một ít rum mạnh chắc tuyệt hơn.
Bà khập khiễng đi xuống bếp, vừa đi vừa nói:
- Sẽ uống trà thôi. Buổi sáng bác sĩ không nên uống rượu, nhất là rượu mạnh.
Chắc con đã nghe người cộng tác với con nói thế rồi. Mà này, ông ta khỏe chứ?
- Khi ông ta không uống, ông hay cau có bậy lắm, còn khi uống vào, vì có lý
do nào đấy thì ông lại uống gần chết. Nhưng nghiêm chỉnh mà nói, thì nếu ông
không giữ gìn, có ngày cái chân của ổng sẽ làm cho ổng đi đời.
- Tốt, con sẽ có cơ hội để mua phòng mạch.
- Mẹ! - Giọng chàng hoảng hốt. - Dẹp chuyện ấy đi, cầu cho ổng chết à! ổng
là người bạn tốt mà.
- Ổng là con quỉ già ích kỷ. Đừng nói với mẹ chuyện người ta tốt lành. Đa số
đều chỉ hành động vì lợi cho mình: Không ai làm việc gì mà không mong thu
lợi cho mình cả.
- Con không hiểu mẹ muốn nói đến ai, thưa bà Falconer. Mẹ công kích độc
địa quá. Ông bà ngoại là cặp vợ chồng quá tuyệt.
- Ừ, mẹ biết, mọi người yêu mến ông bà và cho hai ông bà là cặp vợ chồng
già thân thương. Ngoài đời người ta kháo nhau rùm beng về hai ông bà như thế,
nhưng để mẹ nói con nghe, cũng như mọi người, ông bà cũng có tính ích kỷ hơn
mọi người nữa, và lắm lúc hai người lại đối xử với nhau như chó với mèo. Mẹ
thường chứng kiến việc này, cho nên mẹ điên cả đầu khi người ta khen họ nào
là đễ thương nào là nhã nhặn.
Chàng, ngồi xuống bộ bàn trong nhà bếp, tươi cười nhìn bà pha trà. Chàng
biết bệnh thấp khớp của bà, bà gọi bệnh bà là đau viêm khớp, đã làm cho bà bẳn
tính và đã trút hết bực tức lên đầu chàng. ồ, chàng sung sướng khi bà đến ở gần
chàng, vì chàng cần có bà hơn là bà cần đến chàng nữa: Chàng cảm thấy mình
trống trải vô cùng. Nếu bà sống bên chàng dễ chịu, thì chắc chàng sẽ thấy cuộc
đời nhẹ nhàng ra; mà chắc bà cũng sẽ dễ chịu. Bà buồn cười đấy, nhưng có tình
cảm và dễ thương, tốt bụng. Hiện giờ chàng rất cần những đức tính này.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top