dat nuoc nhieu doi nui
1.Đặc điểm chung:
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Địa hình phân hoá đa dạng và phân chia thành các khu vực.
- Hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung là hướng chính của địa hình.
2.Các khu vực địa hình
2. 1- Khu vực đồi núi
a) Vùng núi Đông Bắc :
- Nằm ở phía tả ngạn sông Hồng.
- Chủ yếu là đồi núi thấp.
- Gồm 4 cánh cung lớn mở ra về phía bắc và phía đông, chụm lại ở Tam Đảo.
- Địa hình cao ở tây bắc, thấp dần xuống đông nam.
b) Vùng núi Tây Bắc :
- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Là vùng có địa hình cao nhất nước ta với 3 dãy núi lớn cùng hướng tây bắc - đông nam, trong đó có dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ với đỉnh Phanxipăng cao 3143 m.
- Xen giữa các dãy núi là các cao nguyên đá vôi ( Sơn La, Mộc châu )
c) Vùng núi Trường Sơn Bắc :
- Từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
- Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng tây bắc - đông nam.
- Địa thế cao ở hai đầu và thấp ở đoạn giữa, hẹp ngang.
d) Vùng núi Trường Sơn Nam :
- Từ phía nam dãy Bạch Mã đến vĩ tuyến 110 B.
- Gồm các khối núi và cao nguyên :
+ Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao đồ sộ, có những đỉnh cao trên 2000 m.
- Các cao nguyên badan Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh có bề mặt tương đối bằng phẳng với độ cao xếp tầng 500 - 800 - 1000 m.
- Giữa hai sườn đông - tây có sự bất đối xứng rõ rệt.
2-2 Khu vực đồng bằng
* Đồng bằng châu thổ sông : đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
- Đồng bằng sông Hồng
+ Do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ
+ Diện tích : 15.000km2
+ Có hệ thống đê ngăn lũ .
+ Vùng trong đê không được bồi tụ phù sa .
+ ít chịu tác động của thủy triều
- Đồng bằng sông Cửu Long.
+Do phù sa của sông Tiền và sông hậu bồi tụ
+ Diện tích : 40.000km2
+ Có hệ thống kênh rạch chằng chịt .
+ Được bồi tụ phù sa hằng năm .
+ Chịu tác động mạnh của thủy triều
- Đồng bằng ven biển
+ Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp. Đất nhiều cát, ít phù sa.
+ Diện tích 15000 km2. Hẹp chiều ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
+ Ở các cửa có vài đồng bằng được mở rộng : đồng bằng sông Mã, sông Chu, đồng bằng sông Cả, sông Thu Bồn, ...
+ Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; trong cùng là đồng bằng, đất có đặc tính nhiều cát, ít phù sa sông
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top