9 câu thơ đầu
Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ. Anh sinh ra trong một gia đình có truyền giống văn học và nghệ thuật. Bài thơ đất nước nằm ở chương V và được trích trong bài thơ Mặt Đường Khát Vọng. 9 câu thơ đầu....
Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
.... ..... ....
Đất nước có từ ngày đó.
Mở đầu bài thơ với giọng điệu tâm tình thủ thỉ. Nguyễn Khoa Điềm đã đưa người đọc ngược về với thời gian, trở về với cội nguồn. " Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi-Đất nước có trong những cáu ngày xửa, ngày xưa mẹ thường hay kể". Đất nước đã có từ rất lâu,từ khi ra chưa ra đời, từ trong lịch sử bốn ngàn năm văn hiến.Tác giả khẳng định đây như là một điều hiển nhiên, có chiều sâu về cội nguồn. Đất nước bắt đầu từ cái "ngày xửa, ngày xưa", từ nhịp điệu ngàn đời của những câu chuyện cổ tích mà bà và mẹ thường hay kể bên cánh võng. Nhịp điệu ấy vừa gợi sự xa xăm của chiều dài lịch sử vừa gợi sự thân quen trong ký ức tuổi thơ của mỗi người. Ai trong chúng ta mà không lớn lên bên lời ru tiếng hát, qua những câu chuyện qua lời kể trầm bổng của bà và mẹ. Nếu như trong Nam Quốc Sơn Hà, Lý thường kiệt phải dùng đến "đế cư" và " thiên thư" để thiêng liêng hóa đất nước thì Nguyễn Khoa Điềm lại bình dị hóa đất nước qua những điều nhỏ bé và thân thương và bình dị như " Đất nước bắt đầu với miếng trầu bà ăn" miếng trầu dồn tụ tình người nồng hậu và thủy chung. Hai chữ "miếng trầu" là khởi nguồn sự ra đời của Đất nước, nó gợi về phong tục tập quán ngàn đời của dân tộc ra. " Miếng trầu là đầu câu chuyện". Miếng trầu trong chuyện cổ tích trầu câu có giá trị nhân đạo thể hiện truyền thống cao đẹp về vẻ đẹp tâm hồn của dân tộc ta. Như vậy đất nước không chỉ kỳ vĩ lớn lao mà còn nhỏ bé thân thương. Cùng với thời gian đất nước lớn lên bên lũy tre làng của cha ông ta kiến cường đánh giặc ngoại xăm, trong truyền thuyết người anh hùng thánh gióng có sức mạnh kỳ diệu bảo vệ đất nước và đáng đuổi giặc ngoài xâm. Hình ảnh " cây tre" còn gợi lên sự khỏe khoắn, dẻo dai, tươi xanh của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh cây tre cũng làm hiện lên những phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam, hiền lành, trung thực, chất phát, thủy chung kiên cường chống giặc ngoại xăm bảo vệ đất nước. Qua cái nhìn độc đáo và đầy thi vị của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đất nước đã nằm sâu trong tiềm thức của mỗi người, trong đời sống của nhân dân được truyền từ thế hệ này sang hế hệ khác.
Bên cạnh những phong tục tập quán đất nước còn hiện hữu trong đời sống, lao động, lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân:" tóc mẹ...gừng cây muối mặn". Thói quen búi tóc sau đầu của mẹ gợi lên hình ảnh tảo tần, dịu dàng, đằm thắm của người con gái Việt Nam. Tuy nó rất giản dị nhưng lại tạo nét riêng cho người phụ nữ Việt Nam. Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn, tình mẹ cha mặn nồng sắc son, thủy chung. Người ta thường nói gừng càng già càng cay, muối càng lâu càng mặn. Càng ở lâu thì tùng nghĩa càng sâu nặng. Tình yêu thương, thủy chung son sắc một lòng đây cũng là những phẩm chất đáng quý của dân tộc ta.
Đất nước còn hiện hữu trong cuộc sống lao động. Cha ông ta ngày xưa gắn liền với ruộng đồng, với miền quê thuần phát của nền nông nghiệp của đất nước ta bên mái nhà tranh. Với nhân dân Việt Nam gắn bó với nền văn minh lúa nước hạt gạo lại vô cùng thân thuộc với mỗi chúng ta. Nhân dân ta đã vất vả để làm được những hạt gạo trắng ngần phải trải qua quá trình say dã giần sàn. Một hạt gạo được làm ra có bao nhiêu mồ hôi nước mắt và công sức lớn lao của người dân. Đất nước còn hiện hữu qua cái kèo cái cột trong những ngôi nhà ấm áp và hạnh phúc.
Cuối câu khép lại là một câu khẳng định đầy từ hào:" Đất nước đã có từ ngày đó" ngày đó là ngày nào không rõ nhưng chắc chắn ngày đó là ngày có phong tục tập quán, thói quen đời sống của nhân dân ta.
Rất chân thực và khách quan mới mẻ và sâu sắc, nhà thơ trẻ thời chống mỹ đã đem đến cho người đọc một cái nhìn hoàn toàn mới về đất nước nhưng lại đầy ý nghĩa và nhận thức cao đẹp. Đất nước có từ xa xưa, đất nước là của ông bà cha mẹ, là của một cộng đồng cùng chung ngôn ngữ, tập quán văn hóa. Đất nước tưởng như xa mà lại gần, kỳ vĩ mà thân quen, hữu hình mà lại vô hình. Hai nguồn mạch chính luận đã đem tới cho ta một sự nhận thức đầy mới mẻ về Đất nước.
Qua đoạn thơ trên tác giả đã mang đến cho người đọc những vẻ đẹp và phong tục tập quán, văn hóa cội nguồn của đất nước. Và có nhận thức đầy mới mẻ về đất nước. Đất nước là của nhân dân.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top