Sông Đà
II. Hình tượng con sông Đà:
Nói riêng về con sông, dưới ngòi bút Ntuân sông Đà cũng là NV có tính cách, có tâm trạng. Lời đề từ đã thâu tóm 2 nét tính cách đặc trưng là hung bạo và trữ tình.
Sự hung bạo của sông Đà hiện lên vs nhiều dáng vẻ khác nhau. Đó là quãng sông hẹp kẹp giữa 2 vách thành đá cao vút, ngồi đò qua quãng ấy mùa hè mà cũng thấy lạnh; đó là quãng mặt ghềnh Loo'ng dài hàng cây số " Nc xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió" "cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm". Đó là những cái hút nc sâu như lòng giếng ở Tà Mường Vát phía dưới sông La, sẵn sàng lôi tuột xuống đáy và đánh cho tan xác những bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý. Có thể xem cảnh tượng trên là những thước phim dạo đầu về 1 dòng sông Đà hùng vĩ, dữ dội.
Nhưng hung bạo nhất của sông Đà là thác đá. Cái hung bạo ấy hiện lên ở tiếng nc thác réo gần mãi lại réo to mãi lên; lúc nghe như oán trách, khi như khiêu khích, giọng gằn mà chế nhại. Đến gần nghe như tiếng rống của 1k con trâu mông đang lồng lộn giữa rừng lửa. Qua âm thanh của nước thác, nhà văn đã diễn tả 1 cách đầy ấn tượng cái dữ dội, kì vĩ of sông Đà.
Nhưng tính cách hung bạo of sĐ chỉ thực sự bộc lộ khi con thuyền xuất hiện nơi mặt sông. NT đã bằng tài nghệ của 1 nhà văn lớn biến đá từ những hình thù vô tri thành những sinh thể có tính cách, tâm trạng: những hòn ngỗ ngược, nhăn nhúm, méo mó; những hòn đá bệ vệ, oai phong lẫm liệt; hòn thì trông nghiêng y như đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến; hòn thì lùi lại 1 chút và thách thuyền có giỏi thì tiến gần vào. Chỗ ngoặt sông thì ẩn nấp, mai phục, dụ được con thuyền vào sâu thì đánh vu hồi. Đá không chỉ hung hãn mà còn rất nham hiễm, xảo quyệt.
Sông Đà bày thạch trận theo binh pháp thời xưa, chia làm 3 hạng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền. Hàng tiền vệ giữ vai trò dụ thuyền đối phương, khi thuyền lọt qua được tuyến 2 thì boong-ke chìm và pháo đài nổi ở tuyến 3 phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá ở tuyến trên. Sóng thác ko chỉ reo hò làm thanh viện cho đá mà còn ùa vào bẻ gãy cán chèo, rồi đá trái, húc vào bụng, vào hông thuyền, đánh đến nhưng miếng đòn độc hiểm nhất vào hông đòn: bóp chặt hạ bộ, đánh đòn tỉa, đòn âm vào chỗ hiểm... Dưới ngòi bút NT, sĐ hiện lên như loài thủy quái khổng lồ, nhưng ẩn trong ấy là sức mạnh và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước mà nhà văn khao khát tìm kiếm và ngợi ca.
Dòng sông Đà không chỉ có những "dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế manh trên sông đá" mà nó còn là bức tranh thủy mặc vương vấn lòng người. Nhà văn đã chọn nhiều góc nhìn để cảm nhận chất thơ của dòng sông. Nhìn từ trên tàu bay, con sông như 1 giai nhân tuyệt sắc, duyên dáng. Cũng từ trên máy bay, nhà văn đã nhìn qua làn mây mùa xuân, đám mây mùa thu để nhận ra màu sắc nước sông thay đổi theo mùa nhưng chưa bao h có màu đen như cách gọi lếu láo của người Pháp.
Nhà văn tả cảm giác gặp lại cố nhân sông Đà sau chuyến đi rừng ngày dài rồi đột ngột "đổ ra sông Đà". Sự gặp gỡ màu nắng quen thuộc như gặp cố nhân đã khiến câu văn dường như cũng cuốn quýt theo tâm trạng của tác giả chỉ với các cụm từ " bờ sông đà","bãi sông đà","chuồn chuồn bươm bướm trên sông đà". Niềm vui còn tràn ra trong những h/a ss và liên tưởng mới lạ " chao ôi","Vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng".
Khi thuyền xuôi theo sĐ, NT lại cảm nhận được vẻ đẹp thơ mông của dòng sông. Dưới con mắt của tác giả Vang bóng một thời, cảnh ven sông Đà ở đây hoàn toàn tĩnh lặng và cổ xưa "Hình như từ đời Lý, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi". Và giữa cái không khí phẳng phất màu tiền sử ấy, "thỉnh thoảng có đàn cá dầm xanh, anh vũ quẫy vọt lên bụng trắng như bạc rơi thoi". Tiếng cá đập nước sông làm cho đàn hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khói áng cỏ và tai lắng nghe một tiếng còi sương, một âm thanh vẳng đưa trong tưởng tượng, gợi lên một không khí thật tĩnh lặng hoang vắng nhưng chứa chan thi vị. Đắm mình trong vẻ đẹp trữ tình trong vẻ đẹp của sông Đà, Nguyễn Tuân nhiều lúc "muốn đề thơ lên sông nước".
(Tóm lại, sĐ dường như tập trung những nét đặc trưng nhất của thiên nhiên Tây Bắc: vừa dữ dằn hung bạo lại vừa thơ mộng trữ tình. Những phẩm chất đối chọi ấy đã phô bày sự phức tạp và làm nên sự hấp dẫn của dòng sông.)
Về ND, bài tùy bút đã khắc họa thành công tính cách hung bạo và trữ tình của sông Đà, từ đó làm nổi bật vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của dòng sông, thể hiện tình cảm tha thiết, gắn bó vs qhg đất nước of NT.
Về NT, tác phẩm đã thểhiện nét đặc sắc trong p/c NT nhà văn, đó là tiếp cận sự vật nghiêng về phươngdiện văn hóa, thẩm mĩ; có cảm hứng đặc biệt trước những vẻ đẹp hoặc hùng vĩ, dữdội hoặc tuyệt mĩ, tuyệt vời; là vốn kiến thức uyên bác cũng như kho chữ nghĩaphong phúc, giàu có, in đậm cái tôi tài hoa, độc đáo of nhà văn.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top