TTDS


· Bản án sau khi tuyên án xong thì vẫn có thể được sửa chữa, bổ sung trong một số trường hợp

· Bị đơn không chỉ có quyền đưa ra ý kiến chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn hoặc chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn mà bị đơn còn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố.

· Biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án. Tòa án có thể tự mình định giá tài sản tranh chấp.

· Biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án.Tòa án có thể tự mình tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ.

· Biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án.Tòa án chỉ lấy lời khai của đương sự, người làm chứng trong một số trường hợp.

· biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án.Tòa án không thể tự mình quyết định trưng cầu giám định khi thấy cần thiết.


· Các đương sự hòa giải được với nhau ở tại phiên tòa phúc thẩm thì hội đồng xét xử ra bản án

· Các phần bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

· Các thành viên của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền tham gia xét xử nhiều lần một vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

· các tình tiết sự kiện không phải chứng minh.Không phải mọi tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự đều phải chứng minh.

· Chỉ Hội đồng xét xử mới có quyền hoãn phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự

· Chủ thể có nghĩa vụ chứng minh.Người làm chứng, người giám định, người phiên dịch không có nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự.

· Cơ quan, tổ chức đã khởi kiện vụ án dân sự có quyền kháng cáo


· Điều kiện để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.Tòa án có thể tự mình áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không đòi hỏi đương sự phải có yêu cầu.

· điều kiện để trở thành người bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp Không chỉ luật sư mới có thể trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

· Đơn kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm.

· Đương sự có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết một hoặc nhiều các quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.

· Đương sự có thể yêu cầu Tòa án xét xử vắng mặt họ.

· Đương sự không kháng cáo nhưng phải tham gia phiên tòa phúc thẩm mà được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai vắng mặt không có lý do chính đáng thì Tòa án cấp phúc xét xử vắng mặt

· Đương sự là người chưa thành niên vẫn có thể tự mình tham gia tố tụng mà không phải có người đại diện tham gia tố tụng trong một số trường hợp

· Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình tham gia tố tụng mà không cần người đại diện tham gia.

· Đương sự phải tham gia phiên tòa phúc thẩm vắng mặt nhưng có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt thì Tòa án xét xử vắng mặt

· Đương sự được Tòa án cấp sơ thẩm triệu tập hợp lệ lần thứ nhất vắng mặt thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc có người đại diện hợp pháp tham gia hoặc việc vắng mặt là có lý do chính đáng

· Đương sự trong vụ việc dân sự bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự, người yêu cầu, người liên quan trong việc dân sự

· Đương sự không kháng cáo nhưng phải tham gia phiên tòa phúc thẩm mà được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai vắng mặt không có lý do chính đáng thì Tòa án cấp phúc xét xử vắng mặt

· Đương sự được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng vẫn vắng mặt nhưng việc vắng mặt do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan nên họ không thể có mặt tại phiên tòa thì Tòa án phải hoãn phiên tòa.

· Đương sự không kháng cáo nhưng phải tham gia phiên tòa phúc thẩm mà được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Tòa án cấp phúc thẩm tiến hành xét xử vắng mặt

· Đương sự không kháng cáo nhưng phải tham gia phiên tòa phúc thẩm mà được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể hoãn phiên tòa

· Đương sự phải tham gia phiên tòa phúc thẩm vắng mặt nhưng có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt thì Tòa án xét xử vắng mặt


· hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm Quyết định giám đốc thẩm của HĐTP TANDTC có thể bị xem xét lại trong một số trường hợp

· Hòa giải thành là việc các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án và cả về án phí.

·


· Khái niệm tố tụng dân sự Tố tụng dân sự là trình tự thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự

·

· Khái niệm đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng dân sự: Luật tố tụng dân sự điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa Tòa án với Viện Kiểm sát; giữa Tòa án, Viện kiểm sát với đương sự, người đại diện của đương sự và những người tham gia tố tụng khác phát sinh trong tố tụng dân sự

· Khái niệm đương sự.Cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách là nguyên đơn.

· Khái niệm phương pháp điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự: Luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự bằng phương pháp mênh lệnh và phương pháp định đoạt

· Khái niệm khách thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự: Khách thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là việc giải quyết các quan hệ pháp luật nội dung tranh chấp giữa các đương sự hay việc công nhận hay không công nhận về một sự kiện pháp lý hoặc quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật nội dung

· Khái niệm Luật tố tụng dân sự: Luật Tố tụng dân sự là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng và lợi ích của nhà nước

· Kháng cáo quá hạn trong một số trường hợp có thể được Tòa án xét xét chấp nhận

· Kháng cáo quá hạn vẫn có thể được Tòa án cấp phúc thẩm xem xét chấp nhận nếu việc kháng cáo quá hạn là do trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng

· Khi chưa thụ lý vụ án mà Tòa án nhận đơn khởi kiện phát hiện vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án đã nhận đơn khởi kiện trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.

· Khi đang tranh luận, nếu xét thấy cần thiết Hội đồng xét xử có quyền quyết định trở lại việc hỏi.

· Khi thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết thì việc thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị chỉ được chấp nhận nếu không vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu

· Khi Tòa án chưa thụ lý vụ án mà phát hiện một trong những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 168 của BLTTDS thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện.

· Khi xét thấy cần thiết thì Tòa án giám đốc thẩm, tái thẩm triệu tập đương sự tham gia phiên tòa

· Không chỉ những chủ thể theo quy định tại Điều 161, 162 Bộ luật Tố tụng dân sự mới có quyền khởi kiện vụ án dân sự.

· Không chỉ đương sự mới có quyền kháng cáo phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật

· Không chi nguyên đơn khởi kiện mới phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm

· Không chỉ những chủ thể theo quy định tại Điều 161, 162 Bộ luật Tố tụng dân sự mới có quyền khởi kiện vụ án dân sự.

· Không phải mọi đương sự đều có quyền kháng cáo về toàn bộ bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật

· Không phải mọi đương sự đã tham gia ở phiên tòa sơ thẩm thì phải tham gia ở phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự

· Không phải mọi quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm đều có thể bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.

· Không phải mọi trường hợp đương sự đều phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí.

· Không phải trong mọi trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn trong vụ án là cá nhân chết thì Tòa án đều ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án

· Không phải trong mọi trường hợp người đại diện hợp pháp của đương sự là cơ quan, tổ chức kháng cáo thì người đại diện hợp pháp đều phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó

· Không phải trong mọi trường hợp người kháng cáo đều phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.

· Không phải mọi trường hợp ngày thụ lý vụ án để tính thời hạn chuẩn bị xét xử là ngày người khởi kiện xuất trình cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm.

· Không phải trong mọi trường hợp việc cấp, tống đạt hoặc thông báo các văn bản tố tụng phải trực tiếp chuyển giao cho người được cấp tống đạt, thông báo.

· Không phải trong mọi trường hợp khi có căn cứ xác định: "Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án" thì Tòa án đều trả lại đơn khởi kiện cho đương sự.

· Không phải trong mọi trường hợp đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản của nhà nước đều không được hòa giải.

· Không phải trong mọi trường hợp thời hạn kháng cáo của các đương sự đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày Tòa án cấp sơ thẩm tuyên án.

· Không phải trong mọi trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

· Không phải trong mọi trường hợp thời hạn kháng nghị đối với bản án sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày đều tính từ ngày tuyên án

· Không phải trong mọi trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện ở tại phiên tòa sơ thẩm thì Hội đồng xét xử đều ra quyết định đình chỉ việc giải quyết toàn bộ vụ án dân sự

· Không phải trong mọi trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm ra Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị

· Không phải trong mọi trường hợp người kháng cáo đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm phần vụ án có kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt.

· Không phải trong mọi trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện ở cấp phúc thẩm.

· Không tiến hành hòa giải được là trường hợp Tòa án phải hòa giải nhưng vì nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan mà Tòa án không tiến hành được thủ tục hòa giải.


·


· Nếu Viện kiểm sát đã kháng nghị mà sau đó rút kháng nghị thì Viện kiểm sát vẫn phải tham gia phiên tòa phúc thẩm

· Nếu Viện kiểm sát đã kháng nghị mà sau đó rút kháng nghị phúc thẩm thì Viện kiểm sát vẫn phải tham gia phiên tòa phúc thẩm

· Người kháng cáo đã rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát đã rút toàn bộ kháng nghị mà không còn kháng cáo, kháng nghị nào khác thì Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm và bản án, quyết định sơ thẩm phát sinh hiệu lực pháp luật.

· Người kháng cáo đã rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát đã rút toàn bộ kháng nghị mà không còn kháng cáo, kháng nghị nào khác thì Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án và bản án, quyết định sơ thẩm phát sinh hiệu lực pháp luật

· Người khởi kiện có quyền khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện.

· Người khởi kiện vụ án dân sự có thể trực tiếp nộp đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện

· Nguyên đơn rút đơn khởi kiện ở tại phiên tòa phúc thẩm mà bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn

· Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự: Việc cung cấp chứng cứ và chứng minh vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của đương sự.

· Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự: Viện kiểm sát bắt buộc phải tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự đối với những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần.

· Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng măt tại phiên tòa sơ thẩm mà không có lý do thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ

· Người kháng cáo nộp đơn kháng cáo trong thời hạn kháng cáo, nhưng không thực hiện nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm thì được coi là từ bỏ việc kháng cáo, trừ trường hợp có lý do chính đáng

· Người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Tòa án cấp phúc thẩm phải hoãn phiên tòa

· Những trường hợp không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện. Cán bộ, công chức trong các ngành Tòa án, Kiểm sát, Công an trong các trường hợp không được tham gia tố tụng với tư cách làm người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp là người đại diện theo pháp luật

· Những vụ án không được hòa giải là những vụ án mà khi giải quyết Tòa án không tiến hành hòa giải

·


· Quy định về thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc: Không phải mọi tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

· Quy định về thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc: Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự không phải mọi tranh chấp về quyền sử dụng đất.

· Quy định về cơ quan tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự: Cơ quan tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự gồm có Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.

· Quy định về chuyển vụ việc dân sự: Sau khi đã thụ lý vụ việc mà Tòa án thấy sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mình mà thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác thì Tòa án đã nhận đơn chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác.

· Quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự: Cá nhân không được ủy quyền cho người khác thay mình khởi kiện trong một số trường hợp.

· Quy định về việc nhập tách vụ việc dân sự: Việc nhập, tách vụ án được thực hiện sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án mà Tòa án thấy việc nhập, tách vụ án bảo đảm việc giải quyết vụ án đúng pháp luật.

· Quy định về việc tham gia của người làm chứng Người thân thích với đương sự vẫn có thể tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng.

· quy định về việc tham gia tố tụng của người giám định Người giám định có thể từ chối việc giám định trong một số trường hợp

· Quyền tự định đoạt của đương sự: Không phải trong mọi trường hợp việc thay đổi yêu cầu của đương sự đều được Tòa án chấp nhận.

· Quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không phải là người thay mặt đương sự để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đương sự mà tham gia bên cạnh đương sự để trợ giúp đương sự về mặt pháp lý

· Quyền và nghĩa vụ của người làm chứng Người làm chứng có quyền từ chối khai báo trong một số trường hợp.

·


· Sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án mà phát hiện căn cứ: "Sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án" thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

· Sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án mà phát hiện căn cứ "thời hiệu khởi kiện đã hết" thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.

· Sự tham gia của người phiên dịch Người thân thích của đương sự có thể trở thành người phiên dịch của đương sự trong một số trường hợp

· Sự tham gia của người đại diện trong tố tụng dân sự. Người đại diện của đương sự có thể thay mặt đương sự để thực hiện việc khởi kiện hoặc yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự trong một số trường hợp.

· sự tham gia của người đại diện Trong một số trường hợp đương sự này có thể tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho đương sự khác trong cùng một vụ án dân sự.


· Tại phiên tòa, nếu đương sự xuất trình tài liệu, chứng cứ mới và yêu cầu giám định bổ sung, giám định lại thì Hội đồng xét xử có thể quyết định giám định lại, giám định bổ sung

· Tại phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên do Hội đồng xét xử quyết định

· Tại phiên tòa sơ thẩm, khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án, Hội đồng xét xử sẽ công nhận sự thỏa thuận đó bằng một quyết định

· Tại phiên tòa sơ thẩm mà đương sự yêu cầu hoãn phiên tòa để nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa

· Tại phiên tòa sơ thẩm, thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự thuộc về Hội đồng xét xử.

· thẩm quyền của Hội đồng xét xử tái thẩm Hội đồng xét xử tái thẩm không có quyền sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

· Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo cấp: Không phải mọi vụ việc dân sự mà có đương sự ở nước ngoài đều thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

· thẩm quyền dân sự của Tòa án theo cấpTòa án cấp tỉnh có thể lấy những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án cấp huyện lên để giải quyết trong một số trường hợp.

· thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự tranh chấp lao động tập thể về quyền.

· Thẩm quyền của HĐXX giám đốc thẩm Hội đồng giám đốc thẩm chỉ xem xét những phần bản án, quyết định bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xen xét kháng nghị và phần không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét nôi dung kháng nghị nếu phần bản án, quyết định đó xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự

· Thẩm quyền lãnh thổ: Đối với trường hợp không phải là tranh chấp về bất động sản thì các đương sự có thể thỏa thuận để yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn hoặc nguyên đơn có trụ sở giải quyết.

· Thẩm quyền lãnh thổ: Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn được thực hiện hoặc tòa án nơi cư trú của một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

· Thẩm quyền lãnh thổ: Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc hoặc có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại hoặc nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc có trụ sở giải quyết

· Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm: Tòa án cấp sơ thẩm khi xét xử đã triệu tập thiếu đương sự của vụ án thì Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án

· Thông thường Tòa án thụ lý vụ án vào ngày người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.

· Thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay từ khi đương sự nộp đơn khởi kiện.

· Thời hạn tố tụng do pháp luât tố tụng dân sự quy định, các bên đương sự không có quyền thỏa thuận về thời hạn tố tụng.

· Thời hạn kháng cáo của đương sự đối với quyết định sơ thẩm là 7 ngày kể từ ngày người có quyền kháng nghị nhận được quyết định

· Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại những phần bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét kháng cáo, kháng nghị

· Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết đúng đắn mối quan hệ tranh chấp giữa các đương sự, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm đã không hòa giải vụ án theo quy định của pháp luật thì Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án

· Tòa án chỉ có thể ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án

· Tòa án chỉ có thể ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về toàn bộ vụ án.

· Tòa án có thể xét xử vắng mặt người làm chứng.

· Tòa án không phải ra quyết định trả lại đơn khởi kiện mà thông báo về việc trả lại đơn

· Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án nếu ở giai đoạn phúc thẩm mà nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế

· Tòa án phải hoãn phiên tòa trong trường hợp người phiên dịch bắt buộc phải tham gia phiên tòa mà vắng mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp đương sự vẫn yêu cầu xét xử vắng mặt người phiên dịch

· Trong một số trường hợp tòa án vẫn có thể thụ lý vụ án mặc dù khi nộp đơn khởi kiện, người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ ban đầu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình.

· Trong thời hạn kháng cáo, người kháng cáo có quyền sửa đổi, bổ sung nội dung kháng cáo.

· Trong trường hợp các đương sự chỉ thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết một phần vụ án thì Tòa án tiến hành ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, trừ trường hợp có căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án.

· Trong trường hợp sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án mà phát hiện căn cứ "Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự " Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án

· Trong trường hợp khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm mà bị đơn đồng ý thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án

· Trước phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án quyết định, việc thay đổi Kiểm sát viên trước phiên tòa do Viên trưởng Viện kiểm sát án quyết định.

· Trước phiên tòa phúc thẩm mà các đương sự hòa giải được với nhau thì Thẩm phán lập biên bản về sự thảo thuận của các đương sự và lưu hồ sơ coi đó như chứng cứ mới để công nhận sự thỏa thuận ở tại phiên tòa như quy định tại Điều 270 BLTTDS


· Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tại phiên tòa sơ thẩm không phải trong mọi trường hợp đều được Hội đồng xét xử chấp nhận.

· Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tại phiên tòa sơ thẩm chỉ được Tòa án chấp nhận nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu

· Việc hòa giải trước khi xét xử phúc thẩm là không bắt buộc

· Việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn ở tại phiên tòa phúc thẩm chỉ được chấp nhận nếu bị đơn đồng ý.

· Viện kiểm bắt buộc phải tham gia các phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự.

· Viện kiểm sát không bắt buộc phải cử Kiểm sát viên tham gia mọi phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: