ĐÁP ÁN LUẬT TTHS

B

· Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam.Đúng

· Bất cứ ai cũng có quyền thu thập chứng cứ.Sai (Điều 65 BLTTHS: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án thu thập chứng cứ.)

· Bất cứ cá nhân nào đều có thể trình bày những vấn đề liên quan đến vụ án. Đúng

· Bị can có nghĩa vụ chứng minh là mình vô tội Đúng

· Bị can là phụ nữ có thai vẫn có thể bị tạm giam.Đúng

· Bị cáo chưa bị coi là có tội.Đúng (Điều 50 BLTTHS quy định bị cáo là người bị Toà án quyết định đưa ra xét xử, đối với họ chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật (Điều 9 BLTTHS) nên họ chưa bị coi là có tội.)

· Bị cáo là người già yếu vẫn có thể bị tạm giam.Đúng

· Biện pháp ngăn chặn chỉ được huỷ bỏ khi vụ án bị đình chỉ.Sai (Khoản 2 Điều 94: Biện pháp ngăn chặn còn bị huỷ bỏ khi không còn cần thiết)

C

· Cấm đi khỏi nơi cư trú có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng.Đúng

· Chánh án Toà án có quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.Sai

· Chỉ người tiến hành tố tụng hình sự mới có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp. Sai (Những người quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 81 BLTTHS cũng có quyền)

· Chủ toạ phiên toà không có quyền xử lí vật chứng. Đúng (Khoản 1 Điều 76 BLTTHS: Hội đồng xét xử có quyền xử lí vật chứng)

· Có thể dùng làm chứng cứ những tình tiết do người bị hại trình bày mặc dù họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó. Sai (Khoản 2 Điều 68 BLTTHS: Không dùng làm chứng cứ những tình tiết do người bị hại trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.)

· Có thể kê biên tài sản đối với bị đơn dân sự.Đúng (Đ 53, Khoản 1 Điều 146 BLTTHS: có thể kê biên tài sản đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, tức là bị đơn dân sự)

· Có thể khám người không cần lệnh. Đúng

· Có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án mặc dù người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu. Đúng

· Cơ quan điều tra không phải là chủ thể của quyền xử lí vật chứng.Sai (Khoản 1, khoản 3 Điều 76 BLTTHS: Cơ quan điều tra có quyền xử lí vật chứng)

· Cơ quan điều tra nhận người bị bắt trong trường hợp truy nã phải dẫn giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã.Sai (Khoản 2 Điều 83 BLTTHS: thông báo chứ không phải dẫn giải)

Đ

· Đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam.Đúng

· Đơn nặc danh không phải là nguồn chứng cứ. Đúng (Khoản 2 Điều 64 BLTTHS: Chứng cứ được xác định bằng vật chứng, lời khai, kết luận giám định, biên bản)

G

· Giám đốc thẩm là một cấp xét xử. Sai (Điều 20 BLTTHS quy định nguyên tắc hai cấp xét xử gồm sơ thẩm và phúc thẩm, còn giám đốc thẩm chỉ là thủ tục đặc biệt xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nếu có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lí vụ án.)

H

· Hải quan là cơ quan điều tra.Sai (Điều 111 BLTTHS quy định Hải quan là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra)

· Hội đồng xét xử có quyền bắt bị cáo để tạm giam. Đúng

K

· Khi điều tra, truy tố, xét xử vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên chỉ cần chứng minh các tình tiết theo quy định tại khoản 2 Điều 302 BLTTHS. Sai (Phải chứng minh các tình tiết quy định tại Điều 63 BLTTHS nữa.)

· Khi tiến hành điều tra, nếu có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố thì phải bổ sung quyết định khởi tố bị can. Sai

· Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán.Đúng (Khởi tố bị can là một hoạt động tố tụng quy định tại Điều 126 BLTTHS chứ không phải một giai đoạn TTHS.)

· Khởi tố bị can là một giai đoạn của tố tụng hình sự.Sai (Khởi tố bị can là một hoạt động tố tụng quy định tại Điều 126 BLTTHS chứ không phải một giai đoạn TTHS.)

L

· Lệnh bắt bị cáo để tạm giam không cần sự phê chuẩn của Viện kiểm sát.Đúng (Điểm d khoản 1 Điều 80 BLTTHS: Lệnh bắt bị can để tạm giam của CQĐT mới cần phê chuẩn)

· Lệnh bắt khẩn cấp phải được Viện kiểm sát phê chuẩn trước khi thi hành. Sai (Khoản 4 Điều 81 BLTTHS: Không bắt buộc phê chuẩn trước khi hành)

· Lệnh tạm giam của Chánh án Toà án không cần Viện kiểm sát phê chuẩn.Đúng

· Lời nhận tội của bị can có thể không được coi là chứng cứ. Đúng (Khoản 2 Điều 72 BLTTHS: Lời nhận tội của bị can chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án.)

M

· Mọi chứng cứ đều phải được đánh giá.Đúng

· Một người chỉ bị coi là có tội khi bản án kết tội đối với họ đã có hiệu lực pháp luật. Đúng (Điều 9 BLTTHS quy định không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của TA đã có HLPL)

N

· Nếu còn có tội phạm khác thì phải thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự. Sai (Điều 106 BLTTHS: Bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự)

· Nếu nội dung kết luận giám định chưa rõ thì phải giám định lại. Sai

· Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật là nguyên tắc đặc trưng của luật tố tụng hình sự. Sai (Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật không phải là nguyên tắc đặc trưng của luật tố tụng hình sự, mà là nguyên tắc chung của hệ thống pháp luật.)

· Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là nguyên tắc đặc trưng của luật tố tụng hình sự.Đúng (Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là nguyên tắc đặc trưng của luật tố tụng hình sự quy định tại Điều 11 BLTTHS, các nghành luật khác không có nguyên tắc này)

· Người bào chữa có quyền tranh luận với Hội đồng xét xử. Sai (Điều 19 BLTTHS quy định người bào chữa tranh luận với các chủ thể khác như Kiểm sát viên, người bị hại trước Toà án chứ không phải tranh luận với Toà án)

· Người bị hại không có quyền mời luật sư để bào chữa cho mình. Đúng (Điều 59 BLTTHS quy định người bị hại có quyền nhờ luật sư bảo vệ quyền lợi chứ không phải để bào chữa cho mình)

· Người bị tạm giữ có thể là người đã bị khởi tố.Đúng (Điều 48 BLTTHS quy định người bị tạm giữ có thể là người bị bắt trong trường hợp truy nã, tức là người đã bị khởi tố)

· Người đang chuẩn bị phạm tội nghiêm trọng có thể bị bắt khẩn cấp.Sai (Điểm a khoản 1 Điều 81 BLTTHS: Chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng mới bị bắt khẩn cấp)

· Người khiếm thị cũng có thể là người làm chứng. Đúng (Điều 55 quy định người do có nhược điểm về thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án mới không được làm chứng)

· Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án không có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng hình sự. Đúng (Điều 43 BLTTHS không quy định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng hình sự)

· Người làm chứng trình bày quan hệ giữa họ với bị can. Đúng

· Người phạm tội có thể đến tự thú tại cơ quan không phải là Cơ quan điều tra.Đúng

· Người tiến hành tố tụng hình sự đã làm oan thì phải bồi thường thiệt hại cho người bị oan. Sai (Điều 29 BLTTHS quy định cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự đã làm oan mới phải bồi thường thiệt hại cho người bị oan)

P

· Phạm vi kết luận giám định là các vấn đề được yêu cầu giám định. Đúng (Khoản 1 Điều 73 BLTTHS: Người giám định kết luận về vấn đề được yêu cầu giám định)

Q

· Quyết định khởi tố bị can không cần sự phê chuẩn của Viện kiểm sát. Sai

· Quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra không cần Viện kiểm sát phê chuẩn. Đúng

· Quyết định tạm giữ không cần Viện kiểm sát phê chuẩn. Đúng (Khoản 2 Điều 87 BLTTHS: việc gia hạn tạm giữ mới cần phê chuẩn.)

T

· Tại phiên toà, thẩm quyền quyết định thay đổi Thẩm phán đồng thời là Chánh án thuộc về Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp. Sai (Điều 46 BLTTHS quy định thẩm quyền thay đổi Thẩm phán tại phiên toà thuộc về Hội đồng xét xử)

· Tạm giữ có thể được áp dụng đối với người đã bị khởi tố. Đúng (Khoản 1 Điều 86: Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị bắt theo quyết định truy nã, người này đã bị khởi tố.)

· Thời hạn tạm giữ được tính kể từ khi bắt người.Sai

· Thư kí Toà án không có quyền đánh giá chứng cứ.Đúng (Khoản 2 Điều 66 BLTTHS: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm đánh giá chứng cứ.)

· Toà án không có quyền thu thập chứng cứ.Sai (Điều 65 BLTTHS: Toà án có quyền thu thập chứng cứ)

· Trách nhiệm chứng minh tội phạm chỉ thuộc về Cơ quan điều tra. Sai

· Trong giai đoạn điều tra, vật chứng do cơ quan thi hành án bảo quản. Sai (Điểm đ khoản 2 Điều 75 BLTTHS: Cơ quan thi hành án có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án)

· Trong mọi trường hợp, người thực hiện việc bắt quả tang có quyền khám người bị bắt. Sai (Khoản 2 Điều 82 BLTTHS: người dân khi bắt người phạm tội quả tang chỉ có quyền tước vũ khí, hung khí)

· Trong mọi trường hợp, lời khai của người làm chứng là chứng cứ gốc.Sai (Khoản 1 Điều 55 BLTTHS: Người làm chứng là người biết các tình tiết liên quan đến vụ án nên lời khai của họ có thể là chứng cứ gốc (biết trực tiếp) hoặc chứng cứ thuật lại (biết qua trung gian).)

· Trong mọi trường hợp, việc bắt người phải được thông báo ngay cho gia đình người bị bắt. Sai (Điều 85 BLTTHS: nếu thông báo cản trở việc điều tra thì sau khi hết cản trở mới thông báo)

· Trong tố tụng hình sự Toà án chỉ có thẩm quyền xét xử. Sai (Điều 104 BLTTHS quy định Toà án còn có thẩm quyền khởi tố vụ án, Điều 256, 259 BLTTHS quy định Toà án còn có thẩm quyền thi hành án)

· Trong tố tụng hình sự Việt Nam, Toà án không có trách nhiệm xác định sự thật của vụ án.Sai (Điều 10 BLTTHS quy định Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ)

V

· Vấn đề dân sự trong vụ án hình sự có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.Đúng (Điều 28 BLTTHS quy định trong trường hợp phải giải quyết vấn đề bồi thường, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.)

· Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội có thể không bị tịch thu sung quỹ Nhà nước. Đúng (Điểm a khoản 2 Điều 76 BLTTHS: Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội còn có thể bị tiêu huỷ hoặc trả lại)

· Việc bắt bị can để tạm giam không được thực hiện vào ban đêm. Đúng

· Việc bắt khẩn cấp có thể được thực hiện bất cứ lúc nào. Đúng

· Việc chứng minh chỉ được thực hiện trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Sai (Điều 63 BLTTHS: việc chứng minh còn được thực hiện trong giai đoạn truy tố, xét xử)

· Viện kiểm sát có quyền huỷ quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử.Sai

· Viện kiểm sát có thể truy tố bị can đã được Cơ quan điều tra đình chỉ điều tra. Đúng

· Viện kiểm sát thực hành quyền công tố. Đúng

· Viện kiểm sát phải chứng minh những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo.Đúng


·

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: