Chap 1: Gặp gỡ

Nam ngước mắt nhìn lên trời đầy sao, chợt một suy nghĩ chạy vụt qua anh: sau đêm giải phóng, bầu trời có vẻ buồn hơn. Anh đút hai tay vào túi quần, ngẩn ngơ những vì sao lấp óe trước đêm đen, bầu trời tĩnh lặng nhìn anh, anh nhìn lại trời, anh tìm kiếm một bóng trăng nào đó thật quen thuộc. Nam thở dài, anh đưa tay nâng chiếc máy ảnh đang tròng vào người, chụp nhanh một bức ảnh đêm đầy sao của Buôn Mê.

Sau giải phóng, có gì đó trong anh rất hụt hẫng, Nam biết đó là điều không phải, vì giải phóng đã là hòa bình, mà hòa bình tức là không có chiến tranh, tức là ít ai phải chết nữa. Nhưng có gì đó trong anh như chìm vào trong những cuộc chiến, mưa bom bão đạn khiến tai anh ù đi, còn tay anh thì luôn nhức nhối. Đêm nào, anh cũng mơ thấy một giấc mơ, giấc mơ nơi anh bơ vơ giữa rừng thiêng nước độc, trơ trọi trước thiên nhiên, đồng đội thì gục dưới chân mình, còn tay anh thì âm ẩm, nó dính đầy máu nắng của bạn anh. Và đứng sau anh, có một người nọ, cứ nhìn chằm chằm vào anh. Anh không ngủ được, chiến tranh lấy đi của anh quá nhiều, lấy đi cả giấc ngủ, lấy đi cả những thanh xuân của anh.

Nam vốn là sinh viên khoa Nhạc, nên cái khiếu làm nhạc của anh chắc chắn là không phải bàn cãi, nhưng đi qua những cuộc chiến, anh trống rỗng và bơ vơ, anh không viết được. Những nốt nhạc qua đôi tay anh để lại những thê lương khủng khiếp, nhìn anh viết nhạc hay chơi nhạc thế này, người ta lại chẳng nghĩ anh là lính bước ra từ chiến tranh. Bao lâu nay, nhìn đi nhìn lại thì vẫn cứ thế, đổ máu rồi lại thôi, anh hoang mang trước những thay đổi của thời cuộc, anh cảm thấy, mình lạc lõng.

Căn hộ của anh là được Nhà nước cấp cho, nó nhỏ nhắn, phù hợp ở một người. Nam đã từng muốn vùi đầu vào trong những trang bản thảo, để quên đi những đau đớn của thực tại để lại cho anh. Nhưng ôi thôi, nghệ thuật mà chỉ mụ mị trong nỗi đau, nỗi buồn, nghệ thuật mà cách xa thực tại, thì nghệ thuật còn gì là nghệ thuật nữa? Là một người học nhạc và yêu nhạc đến thế, Nam không cho phép bản thân nhốt mình vào trong một cái hộp, rồi để tưởng tượng bay về một nơi xa xôi nào đó, xa rời khỏi thực tại. Anh không muốn bản thân chỉ biết rơi vào quên lãng, tuy nhiên anh cũng chẳng theo kịp được với xu hướng của thời thế, anh bỗng thấy mọi thứ chạy đi quá nhanh, quá nhiều với một người lính như anh.

Nam có quay lại học viện sau chiến tranh, ấy vậy mà những nốt nhạc của anh quá buồn, quá đau, ai nghe vào cũng muốn rơi lệ. Nhưng cái thời kì đổi mới này, làm sao mà chỉ có nhạc buồn được, nên anh ép mình phải viết nhạc thật hào hùng, thật vui vào. Ừ thì viết đấy, nhưng cái buồn vào thấm đẫm từng câu từng chữ, anh không thoát ly khỏi nỗi buồn, khỏi những niềm đau.

À, có một điều vẫn giữ cho Nam chưa từ bỏ tất cả, để đi về cái thực tại hằng xa xôi kia. Đó là chính là cái chết của đồng đội. Đúng là bây giờ anh mà chết thì phụ công bao người, đặc biệt là Vương Bảo Trung. Anh là sinh viên khoa Hội họa, nhưng lại đam mê chụp ảnh lắm. Ngày ra trận, anh lén lút mang theo cái máy ảnh anh thích nhất, bắt gặp mọi khoảng khắc đời lính mà anh cho là ý nghĩa. Có lần, anh nói với Nam: "Ngày giải phóng, anh sẽ chụp một pô cho em nhé!", Nam khi ấy cười gượng, vì anh ít khi chụp ảnh, nên chẳng biết tạo dáng thế nào.

Ngày đó, chính anh là người đã đẩy anh ra khỏi "hố chôn xác", người sống sót còn lại ngày ấy còn có mình anh. Không biết dự cảm thế nào, trước ngày ra trận địa kết thúc sinh mạng, anh đã dúi vào tay Nam chiếc máy ảnh kia, bảo Nam rằng: "Nếu anh có chết, thì hãy chụp lại những bức ảnh sau ngày giải phóng nhé, anh muốn biết đất nước mình hòa bình đẹp thế nào em ơi". Nam là người duy nhất còn chạy ra được Tân Sơn Nhất, được hưởng cái khí trời ngày độc lập. Nam có chụp, nhưng tài chụp ảnh của Nam thì có hạn. Bao bức ảnh anh chụp ra không lóe thì mờ, anh cũng chán nản lắm chứ. Nhưng mỗi lần đốt cho Trung, anh đều thầm dặn bạn mình đừng trách nhé, sau chiến tranh tay em bị run mất rồi. Lửa ôm lấy những tấm hình, còn mắt Nam thì đỏ hoe.

Ngày Nam gặp em sinh viên khoa Điện ảnh ấy vào một hôm rất tình cờ. Hôm đó trời mưa to lắm, Nam thì đội một chiếc dù màu tím, lịch kịch đi ra nơi chiến trận năm ấy. Anh muốn đốt cho Trung vài nén hương để an ủi linh hồn còn quá trẻ của Trung. Bình thường sẽ ít ai lưu tới đây lắm, vì vẫn còn vài dư tích của chiến tranh mà không ai muốn đối diện. Nhưng hôm nay Nam lại thấy một bóng người cao dong dỏng, đội mưa nhìn trận địa. Anh thầm nghĩ người này có phải bị điên hay không mà đứng giữa trời mưa tầm tã như vậy. Anh lớn tiếng gọi người nọ.

Người đó giật thót mình, quay ra đằng sau nhìn anh. Nam chạy lại hỏi người nọ:

- Cậu là ai? Đến đây làm gì?

Người ấy tròn xoe mắt nhìn anh, cười gượng nói:

- Em là Duy Khánh, em đến thăm đàn anh cũ. Mà anh là ai?

- Tôi đến thăm trận địa cũ.

- À.

Nam đã hơi sững người vì đôi mắt của người nọ, nó vẫn còn chút tình người, vẫn có gì đó long lanh rong ánh mắt ấy. Anh đứng cạnh Khánh, nhìn vào trận địa năm ấy. Nam nói:

- Cậu thăm ai?

- Em thăm anh Trung.

Nam giật mình, anh quay sang nhìn người kia. Anh hỏi lại:

- Vương Bảo Trung?

- Dạ đúng rồi, anh biết anh ấy ạ?

- Đồng đội của tôi. Tôi với anh ấy ở chung chiến khu.

Khánh gật đầu rồi cười nhìn Nam. Cậu đưa mắt xuống mấy túi đồ lỉnh kỉnh của anh, rồi hỏi anh:

- Anh mang gì theo vậy?

- Hương hoa các kiểu, với ... máy ảnh.

Nam gãi đầu, anh hơi ngượng mỗi khi ai đó hỏi về chiếc máy ảnh anh hay mang theo bên người. Khánh nghiêng đầu, cậu nhìn anh rồi hỏi bâng quơ:

- Máy ảnh của anh Trung?

- Ừ. Sao cậu biết?

- Anh Trung từng viết thư cho em, bảo là có mang theo một chiếc máy ảnh để chụp làm kỉ niệm những ngày ở trận địa. Anh ấy mất rồi, mà anh lại là đồng đội cũ của anh ấy – anh tên Nam đúng không?

Nam gật đầu, cậu cười với anh, nói tiếp:

- ... Trung có viết, nếu sau này anh ấy có tử trận, thì máy ảnh sẽ đưa cho Bùi Công Nam – vì anh ấy thân với người này nhất.

Nam ngượng ngùng gãi đầu, anh không dám nhận chức danh này cho lắm. Mưa rơi lộp bộp trên chiếc dù tím, không biết tự lúc nào, dù của anh cũng đã che cho người nọ. Bỗng dung anh muốn rủ người này chụp ảnh ghê, định mở lời nhưng hơi ngại, Nam lúng túng chẳng biết thế nào. Lúc này, Khánh nhìn anh, rồi cậu hỏi:

- Cho em mượn máy được không?

Nam lột máy ảnh ra khỏi người, đưa cho cậu. Khánh mỉm cười, rồi quàng tay qua vai anh, đưa máy ảnh về phía chỗ anh và cậu rồi "tách". Khi Nam còn đương ngơ ngác, ngẩn người chìm sâu vào mùi hương nhàn nhạt trên cơ thể người nọ, thì Khánh đã lấy được ảnh, phẩy phẩy vài cái, nhìn rồi bật cười:

- Này Nam, nhìn anh ngố tàu thật.

Nam cười gượng gãi đầu, anh không biết tại vì sao nhưng anh lại có thể nhanh chóng thân thuộc với người nọ như vậy. Anh với cậu đứng song song với nhau, chờ trời hết mưa. Anh thấy cậu sột soạt ghi gì đó trên bức ảnh vừa chụp, anh muốn hỏi nhưng sợ bất lịch sử nên lại thôi, anh mím môi cầm chắc dù, chắc mẩm có gì sau này sẽ hỏi sao. Không biết sao, nhưng Nam cảm giác anh với Khánh sẽ thân nhau thôi.

Sau khi mưa vừa dứt, Nam đã lục đục lôi mớ ảnh trong túi ra, bắt đầu công việc hàng tuần của mình. Khánh mỉm cười ngồi xổm xuống, hỏi anh rằng có thể đốt chung được không? Nam gật đầu theo bản năng, rồi chia nửa sấp ảnh cho Khánh, hai người lặng lẽ ngồi quanh đống lửa, cùng những bức ảnh hóa tro tàn.

Hôm đó, có một bức ảnh ghi dòng chữ: Đa này, hôm nay, anh ấy nhìn thấy em rồi. 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top