Phần 5: Xà Chiểu Quỷ Thành
Chương 1. Chú Ba tỉnh lại
Chương 2. Chuyện cũ chẳng dám nhớ lại.
Chương 3. Who are you?
Chương 4. Mộ cổ huyết thi
Chương 5. Gương mặt quái đản
Chương 6. Sự thật không thể chấp nhận nổi
Chương 7. Cửu Thiên Nương Nương bốn mắt
Chương 8. Khúc dạo đầu Tây Sa
Chương 9. Băng ghi hình
Chương 10. Cầu Đức Khảo
Chương 11. Lò luyện đan bằng đồng thau
Chương 12. Bản đồ sao
Chương 13. Chân tướng ở Tây Sa
Chương 14. Biển sâu
Chương 15. Xác trôi
Chương 16. Thuyền chìm
Chương 17. Tiêu tử quan
Chương 18. Nước tiểu
Chương 19. Cơ quan
Chương 20. Trùng não
Chương 21. Kẻ thứ ba trong bóng tối
Chương 22: Lựa chọn
Chương 24. Người chết đội mồ sống dậy
Chương 25. Lại hé mở
Chương 26. Xuất viện
Chương 27. Hình ảnh
Chương 28. Người thứ mười một
Chương 29. Vĩ thanh
Chương 30. Rồng đến nhà tôm
Chương 31. Manh mối mới
Chương 32. Ngôi nhà cũ trong cuốn băng hình
Chương 33. Hoàn toàn rối loạn
Chương 34. Bí mật thật sự của băng ghi hình
Chương 35. Thiệp mời từ địa ngục
Chương 36. Tòa nhà ma
Chương 37. Phòng 306
Chương 38. Manh mối
Chương 39. Kế hoạch
Chương 40. Đạo Mộ Bút Ký
Chương 41. Sổ tay của Văn Cẩm
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương 52
Chương 53
Chương 54
Chương 55
Chương 56
Chương 57
Chương 58
Chương 59
Chương 60
Chương 61
Chương 62
Chương 63
Chương 64
Chương 65
Chương 66
Chương 67
Chương 68
Chương 69
Chương 70
Chương 71
Chương 72
Chương 73
Chương 74
Chương 75
Chương 76
Chương 77
Chương 78
Chương 79
Chương 80
Chương 81
Chương 82
Chương 83
Chương 84
Chương 85
Chương 86
Chương 87
Chương 88
Chương 89
Chương 90
Chương 91
Chương 92
Chương 93
Chương 94
Chương 95
Chương 96
Chương 97
Chương 98
Chương 99
Chương 100
Chương 101
Chương 102
Chương 103
Chương 105
Chương 105
Chương 106
Chương 107
Chương 1. Chú Ba tỉnh lại
Editor: Earl Panda
Beta: Earl Panda
.
Note: Rất tiếc là mình phải thông báo, mình không có khả năng chạy theo tiến độ 1 ngày 1 chương, cho nên tốc độ về như xưa, mong các bạn không bị mừng hụt 〜( ̄▽ ̄〜) Mình bị bệnh cầu toàn, mà một ngày thời gian rảnh của mình ít lắm 〜( ̄▽ ̄〜)
P/s: Mong là xong phần này trước khi đi quân sự =))))))))
.
.Sau khi kết thúc cuộc thám hiểm Vân Đỉnh thiên cung chừng hơn một tháng, tôi vẫn ở lại Cát Lâm chăm sóc cho chú Ba, để mắt đến chú không rời. Tôi sợ chú sau khi tỉnh sẽ lại chuồn đi mất không lời cáo biệt, cho nên, tôi dọn luôn đến bệnh viện mà trú ngay bên giường bệnh của ổng.
Quả nhiên, những chuyện xảy ra về sau đã chứng minh được trí tuệ tài ba nhìn xa trông rộng của tôi, thế nhưng, lúc bấy giờ người khác đều không cho là vậy.
Tình trạng của chú đã ổn định, nhưng không có dấu hiệu gì là sắp tỉnh. Nhịp thở bình thường, sắc mặt hồng hào, chỉ là mãi không có phản ứng gì. Bác sĩ nói, mọi thứ đều không có gì nghiêm trọng, chỉ có điều, vết thương của chú bị nhiễm trùng nặng, e rằng cơn sốt cao lúc ấy đã làm trung khu thần kinh bị tổn thương chỗ nào đó rồi. Bây giờ, chú có tỉnh lại được không, còn phải chờ số trời.
Tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài chờ đợi. Trong thời gian đó, có vài người nhà đến thăm tôi đôi ba bận, nhưng tôi đều từ chối lời mời ra ngoài ăn cơm. Tôi sợ khi tôi vừa bước ra khỏi bệnh viện, lúc quay về sẽ thấy chú Ba biến mất tiêu. Mẹ tôi còn mắng tôi khờ, nhưng tôi vẫn kiên trì tin tưởng vào suy nghĩ của mình. Không nói quá lên một chút nào, cả quãng thời gian hơn một tháng trước khi chú Ba tỉnh lại, tôi hầu như không rời khỏi giường bệnh của chú một bước.
Trong quãng thời gian dài đó, tôi đã làm được không ít việc. Tất cả những manh mối về Vân Đỉnh thiên cung đều được tôi sắp xếp lại. Mấy cố vấn trong công ty của A Ninh sau khi về nước cũng lần lượt gửi cho tôi những tư liệu bọn họ có được, bao gồm hơn mười tấm ảnh về bức bích họa ẩn dụ trong phòng đặt quan tài chủ mộ ở hậu điện trong ngôi mộ dưới đáy biển, còn có toàn bộ bản dịch của đoạn văn bên trong con cá đồng, vân vân.
Tổng kết lại từ những manh mối có được này, tôi đã có thể lý giải được toàn bộ bí mật của Uông Tàng Hải, tâm trạng cũng dần dần khá lên đôi chút. Uông Tàng Hải người này có thể nói là một thiên tài xuất chúng của thời đại, bây giờ, ông ta có thể an lòng mà nhắm mắt được rồi, bởi vì bí mật mà ông ta đã trăm phương ngàn kế truyền lại cho đến ngày nay giờ đã có người tiếp nhận được. Tuy rằng, ở thời đại của tôi, tôi vẫn không thể nào giải thích được cảnh tượng mà ông ta đã chứng kiến lúc ấy, thế nhưng, nếu bí mật này đã có thể truyền được đến đời sau thì chắc chắn một ngày nào đó, nó sẽ có câu trả lời.
Ngoài ra, còn một điều làm tôi cứ lo nghĩ mãi không thôi, đó chính là mục đích của Muộn Du Bình và chú Ba. Theo suy đoán của tôi, hai mươi năm trước, khi mấy người đó lặn xuống ngôi mộ dưới đáy biển, hình như bọn họ đã đều đi tìm cánh cửa khổng lồ giống cái ở dưới đáy Vân Đỉnh thiên cung kia, và cũng đều muốn đi vào trong đó. Tôi tận mắt nhìn thấy, Muộn Du Bình đã dùng một cách thức khiến người ta líu cả lưỡi để đi vào, mà trong đống thi thể của bọn Lý Tứ ở phòng chứa kho báu kia bị thiếu mất hai người (không biết là thiếu những ai), hai kẻ đó cũng có thể là đã đi vào rồi.
Vì sao bọn họ muốn vào đó? Và đi vào để làm gì?
Tất cả những bí ẩn đều tập trung vào chuyện đã xảy ra hai mươi năm trước trong ngôi mộ dưới đáy biển, có lẽ Uông Tàng Hải vẫn còn để lại một vật gì đó hoặc là thông tin gì đó trong ngôi mộ của mình. Thứ này chính là nguyên nhân cũng như là nhân tố quyết định khiến tất cả bọn họ đều nảy sinh ra cái ý định "nhất quyết phải đến Vân Đỉnh thiên cung" trong đầu. Đáng tiếc, tôi phải đợi khi nào chú Ba tỉnh lại mới có thể giải đáp được câu hỏi này.
Ngoài ra, tôi còn giúp Bàn Tử bán đấu giá sáu món kim khí mà hắn đã mang theo ra ngoài lần trước. Lần bán này thu về cho hắn một khoản tiền lời lớn nhất bọn, mấy món kim khí này có giá trị rất cao, trong đó có một cái ly vàng chân cao khảm mã não theo phong cách Tây Vực bán được đến bốn trăm ngàn Đô la. Bàn Tử cũng là loại ăn ở có nghĩa khí, đem số tiền đó chia cho tôi một ít, coi như là tiền hoa hồng. Tôi thề độc với hắn, vụ tiền trang bị cho lần gắp Lạt Ma sau, tuyệt đối không có lần sau nữa.
Từng ngày từng ngày trôi qua, tôi bắt đầu cảm thấy có chút chán nản. Suốt quãng thời gian dài chờ đợi, lòng kiên trì cũng dần dần bị bào mòn mất. Mấy tháng đầu thì tôi còn rất nhiều việc phải thu xếp và xử lý, nhưng về sau, tôi chỉ toàn ngồi nhìn tấm ảnh chụp đen trắng kia trên máy tính của chú Ba. Tôi vẫn thường nghĩ, cái tên Muộn Du Bình đáng chém ngàn đao kia, không biết giờ này hắn ta đang làm cái gì nhỉ?
Ngay khi tôi còn tưởng phải tiếp tục cái lối sống như này lâu hơn nữa, thì sự tình bỗng nhiên xuất hiện một bước ngoặt không thể tưởng tượng nổi. Giờ nghĩ lại tình cảnh lúc đó đúng là như phim truyền hình dài tập.
Một ngày đẹp trời, bác sĩ chữa trị chính cho chú Ba đột nhiên đến tìm tôi, nói có chuyện quan trọng muốn bàn.
Bệnh tình của chú Ba đã vô cùng ổn định, đã lâu rồi bác sĩ cũng không đến kiểm tra gì nhiều, tôi có hơi bất ngờ, tự nhủ lẽ nào chú Ba chỉ có mỗi việc nằm bất động mà bệnh tình cũng chuyển biến được sao?
Vì vậy, tôi lo lắng bất an đi theo ông ta đến văn phòng, không ngờ, vừa tới đó thì thấy một tên tay chân của chú Ba đang ở đó. Tôi hỏi gã tìm tôi có việc gì, gã liền ấp a ấp úng, nói mãi không thành câu, bối rối gãi đầu đến nửa ngày trời, mặt mũi tắc nghẹn đến đỏ bừng.
Người này tôi tương đối quen mặt. Gã là một trợ thủ khá đắc lực của chú Ba, bình thường khi đi buôn, tôi chưa bao giờ thấy vẻ mặt này của gã. Tôi vừa nhìn thấy, lập tức trong lòng có cảm giác không ổn, bụng bảo dạ thôi xong rồi, đã trúng kế!
Tôi vội vội vàng vàng chạy về phòng bệnh, không khỏi nghiến răng nghiến lợi, quả nhiên là chú Ba đã biến mất tiêu.
Trên giường chăn gối lộn xộn, tôi liền tìm khắp xung quanh: dưới giường không có, trong tủ không có. Khỏi phải nói, rõ ràng thừa dịp khi tôi vừa đến văn phòng của bác sĩ, lão chết tiệt này liền chuồn con mẹ nó luôn!
Tôi ngây người trong một chốc, tự hỏi ổng tỉnh từ bao giờ, liên lạc với bên ngoài từ bao giờ, tại sao tôi không phát hiện ra được tí gì cả.
Kế tiếp là cơn giận dữ ập đến trong chớp nhoáng. Tôi quả thực không thể hình dung lại được cơn phẫn nộ lúc ấy của tôi đến mức nào, nhìn cái giường bệnh trống trơn, lại nhớ đến mấy tháng chán ngắt bám dính bên giường bệnh không dám rời nửa bước, mong đợi chú tỉnh lại, kỳ vọng được giải đáp tất cả mọi chuyện, nhất thời tất cả dồn nén lại thành một cục gì đó chặn ứ ngay trong lồng ngực, một cảm giác thất vọng mãnh liệt nhấn chìm lấy toàn thân tôi!
Tôi lấy hết sức đấm một cú thật mạnh lên giường bệnh, phát ra tiếng động rất lớn.
Tôi nghĩ mãi không ra, rốt cuộc vì sao chú lại tránh né tôi, rốt cuộc là vì sao? Sự việc đã đến mức này, rốt cuộc ổng còn cái gì không thể nói được nữa, chả nhẽ, cái bí mật trong lòng ổng kia thực sự quan trọng đến vậy sao?
Thế nhưng, ngay khi tôi đang ảo não không thôi, chỉ muốn đứng dậy đi đập cho bác sĩ một trận, lại vừa muốn đâm đầu vô đậu hũ chết quách đi cho rồi, thì đột nhiên tôi nghe thấy ngoài cửa có tiếng ai đó giãy dụa vật lộn. Nhìn lại thì thấy, chú Ba tôi mặt mũi xám ngoét đang bị người ta xách cổ, áp tải vào phòng bệnh, còn người đang xách cổ chú thì không phải ai xa lạ, chính là chú Hai nhà tôi.
Té ra, khi ổng len lén chuồn ra ngoài, đúng lúc đang chạy trên hành lang thì đụng phải chú Hai. Chú Hai thấy thế tự nhiên là biết ổng đang trốn tôi, thế là cuối cùng, ổng không thể làm gì khác ngoài ỉu xìu xìu mà quay về.
Tôi bất động thanh sắc, cũng chưa vạch mặt chú Ba vội. Ba người ngồi lại nói chuyện phiếm một hồi, tôi nhân cơ hội ấy nhắc đến chuyện đã xảy ra sau khi chú hôn mê, đồng thời kể lại tất cả những suy đoán của tôi cho chú nghe. Thế nhưng, chú lại không có thái độ gì, chỉ duy nhất khi nghe đến việc Muộn Du Bình đã đi vào trong cánh cửa, sắc mặt có hơi chút biến đổi.
Một lúc sau, chú Hai đi về. Trước khi đi, chú còn nhắc tôi trông chừng cái lão con nít này cho tốt. Chú Hai vừa đi, tôi lập tức trở mặt chất vấn, hỏi ổng rốt cuộc đã tỉnh từ lúc nào, giả bộ hôn mê lòe tôi được bao lâu rồi?
Chú Ba vô cùng lúng túng, nhưng vì bị tôi bắt vở mất rồi, nên cũng chẳng còn cách nào khác, bèn nói, thật ra chú cũng chỉ vừa mới tỉnh lại, chẳng là nãy tính ra ngoài kiếm WC giải quyết tâm sự tí thôi.
Tôi không thèm tính toán chuyện này với ổng, vì nói không chừng có khi ổng cũng nói thực. Tôi không tin trên đời lại có người có thể giả bộ hôn mê suốt cả tháng giời, ai mà chịu nổi cơ chứ. Nhưng khi tôi lại hỏi chú về chuyện khác, ổng liền đã trót thì chơi đến trét luôn, nhất định không nói, rồi lại còn bảo cái khỉ biển gì mà chuyện đó chẳng liên quan đến tôi.
Tôi đứng phắt dậy chửi một tràng, tôi nói, ông cái lão già chết tiệt này, có biết chỉ vì chuyện của ông mà tôi đã phải gánh không ít khổ sở, rồi lại còn cả Đại Khuê, cả Phan Tử, bọn họ theo ông vào sinh ra tử, ông có tôn trọng bọn họ một tí gì không vậy, ít nhất thì cũng phải cho bọn họ biết bọn họ đang mạo hiểm tính mạng cho ông, rốt cục là bởi nguyên do gì chứ!
Lời nói xong, ngữ khí vô cùng gay gắt. Tôi thực sự tức giận, đặc biệt khi nhớ tới cảnh Phan Tử đối với lão già này tình thâm ý trọng, tôi nghẹn uất không nên lời.
Bấy giờ chú Ba mới trầm mặc một lúc, rồi cười khổ vài tiếng, thở dài, lắc đầu nói: "Việc này không liên quan gì tới mày, nói ra, không chừng có phiền phức hơn nữa. Chú không nói cũng là vì muốn tốt cho mày thôi, cần gì phải gắt như thế?"
Tôi lắc đầu, dù có phiền phức gì thì cũng là do tôi tự chuốc lấy, tôi nhất định phải biết chân tướng sự việc, bằng không, tuyệt đối không bỏ qua.
Tôi nói rất kiên quyết, hơn nữa, còn nhìn thẳng vào chú Ba mà nói, chính là muốn cho chú biết, giờ này kiểu gì ổng cũng không trốn được tôi đâu, đừng có mà mơ tưởng hão huyền.
Đây cũng là thành quả mà tôi học được trong mấy ngày nay, tôi đã lo là thế nào cũng sẽ có tình huống này, cho nên tôi đã xem qua rất nhiều tài liệu tâm lý học, xem xem làm thế nào để hóa giải được phòng tuyến bảo vệ bí mật của người khác.
Chú Ba suy nghĩ một lúc, rồi thở dài một hơi, dường như cuối cùng cũng quyết định được. Chú xoa xoa đôi mắt, nói: "Ai da, không ngờ không ngờ, người ta bảo con cái là chủ nợ từ kiếp trước, ta cứ tưởng rằng không đẻ đứa nào hết là xong, nào ngờ cái thằng nhóc nhà mày lại thay thế mà ngồi lên đầu ta, xem ra hôm nay, bất kể thế nào mày cũng nhất quyết phải biết sự thật, đúng không?"
Tôi cả giận, nói: "Ông còn có mặt mũi mà nói lời này à? Chả biết ai giả nợ cho ai đâu, không rõ kẻ nào suýt nữa bị chôn sống dưới đáy biển ấy nhỉ? Kẻ nào suýt nữa bị Hầu tử nuốt sống ấy nhỉ? Kẻ nào..."
Chú Ba giơ tay đầu hàng, nói: "Được rồi được rồi, bây nếu đã vầy, chú cũng ngoại lệ nói cho mày hay, nhưng mà, mày phải thề một câu, nghe xong không được kể cho bất cứ ai."
Cái loại thề thốt gì đó tôi đem làm cơm ăn hết, sao có thể thành thật được, cho nên bèn thề độc, nếu trái lời cả nhà chết sạch.
Chú Ba kinh ngạc khi thấy tôi thề độc một câu quá cay nghiệt, mãi hồi lâu mới lắc đầu cười, nói: "Chú cảnh báo trước, việc này không phải ai nghe cũng tin nổi, chú nói xong, nếu mày không tin thì chú cũng chịu thua."
Tôi nôn nóng đến mức ho khụ một cái, nói: "Tôi bây giờ còn có cái gì mà không tin nổi nữa đây, thôi chú cứ nói đi xem nào."
Chú Ba thở dài một hơi, sờ soạng nửa ngày mới móc ra được nửa điếu thuốc, chẳng biết chôm chỉa từ lúc nào. Chú nhìn ngó ra ngoài cửa, thấy không có y tá ở đó, mới có vẻ tiếc nuối mà châm lửa, đứng lên hút một hơi, rồi nói: "Đó chuyện từ rất lâu trước đây. Tính ra, khởi nguồn của tất cả mọi sự đều là từ những gì được ghi chép trong quyển bút ký của ông nội mày, bắt đầu vào một buổi đêm, từ năm mươi năm về trước. Nếu như mày muốn biết hết thảy mọi chuyện, chú đây sẽ bắt đầu kể từ câu chuyện này."
Chương 2. Chuyện cũ chẳng dám nhớ lại.
Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo
Beta: Earl Panda
.
.*****
Chú Ba rốt cuộc cũng tỉnh lại, tôi nôn nóng chẳng đợi được, gặng ép ổng nói ra toàn bộ sự việc, trong lòng ngây thơ cho rằng mình càng ngày càng tới gần chân tướng rồi. Thế nhưng, không ngờ lời tự thuật của chú Ba lại phải bắt đầu kể từ câu chuyện của năm mươi năm trước, câu chuyện được ghi chép lại trong cuốn bút ký của ông tôi.
Hiện giờ, tôi không mang theo bên mình cuốn bút ký của ông, nhưng nội dung bên trong tôi vẫn nhớ cực kỳ rõ ràng. Chuyện đã xảy ra vào cái đêm của năm mươi năm trước ấy, quỷ quái dị thường, nhưng đến đoạn cuối, ông tôi lại không ghi những chuyện đã xảy ra sau khi ông trúng độc mà ngất đi, bởi vậy, chúng tôi cũng chẳng biết tí gì. Giờ nhớ lại những câu chữ trong cuốn bút ký, tôi vẫn thấy trong lòng dấy lên một cảm giác hoang mang khó hiểu.
Tuy nhiên, vừa nghe chú Ba nói vậy, tôi bỗng cảm thấy không tin cho lắm, bởi vì ông tôi vốn luôn luôn giữ chuyện này kín như bưng. Trước lúc qua đời, mặc kệ mấy đứa con cháu chúng tôi có vặn hỏi đến thế nào, ông vẫn không hề hé răng nửa lời. Quan hệ giữa chú Ba với ông từ lâu đã không tốt, tôi tin là ông lại càng chẳng nói cho chú nghe đâu.
Vì vậy, chú vừa nói xong tôi liền đốp lại luôn: "Mẹ kiếp chú đừng có hòng bịp tôi. Năm mươi năm trước ông nội còn đang mặc quần thủng đít, mồm ông ngậm chặt như thế, làm thế nào mà chú biết được? Chú đừng hòng chém đại ra mấy câu chuyện có vẻ nguy hiểm ra lừa tôi nữa, tôi tuyệt đối sẽ không mắc lỡm đâu."
Chú Ba nghe xong, phật ý đáp lại: "Không kể cho mày thì mày cứ quýnh lên, mà nói ra thì mày lại không tin, làm sao mà chú lại không thể biết được? Mày không tin thì thôi, chú đỡ phải kể, chú còn đang không muốn nói đây này."
Tôi nhác thấy ổng kiểu này hẳn là muốn được thể nuốt lời, lập tức nói: "Thôi thôi, cháu tin rồi. Cháu chỉ kêu ca có một tí thôi mà, chú mau nói tiếp đi."
Chú Ba ném toẹt một cú nguýt vào mặt tôi, ngẫm nghĩ chán rồi mới nói tiếp.
Tôi nghe một hồi thì thấy mình đúng là đã hiểu lầm chú. Thế nhưng, sự việc lại phát triển thành như thế, tôi thật sự không thể ngờ được. (Chuyện chú Ba kể tương đối phức tạp, nếu viết lại toàn bộ, e rằng phải mất cả một quyển sách, cho nên ở đây tôi chỉ lựa chọn lược lại vài phần tương đối quan trọng ở trong đó.)
Nguyên nhân xảy ra chính là từ quyển bút ký kia, song quá trình xảy ra lại rất phức tạp.
Trước khi truyền đến tay tôi, quyển bút ký vẫn nằm lẫn lộn trong rương đồ lặt vặt trên gác xép căn nhà cũ ở quê. Mãi đến khi tôi biết đọc biết viết, một lần, trong lúc lục lọi đống đồ cũ thì vô tình nhìn thấy, nó mới lọt vào tay tôi, mà trước đó cả ba tôi lẫn chú Ba hồi còn trẻ cũng đều đã từng đọc cuốn bút ký này rồi.
Lần đầu tiên chú Ba nhìn thấy quyển bút ký này là lúc nào, chính chú cũng chẳng còn nhớ rõ, chỉ biết rằng, khi đó chú đã ra ngoài làm ăn được một thời gian, ít nhiều cũng có chút kiến thức, những truyền thuyết hiếm lạ cổ quái cũng đã được nghe không ít khi tiếp xúc với lớp đàn anh cha chú. Chú biết có một câu nói vẫn lưu truyền trong kho mánh lới của đám thổ phu tử ở Trường Sa: "Đất ngậm máu, thây mang vàng", cho nên, vừa thấy cuốn bút ký, lại nghĩ đến việc trước giờ mình chưa từng mò được thứ gì đặc biệt để thể hiện bản lĩnh, chú liền lập tức bị thứ được ghi chép trong quyển bút ký này hấp dẫn.
Lúc đó chú đang tuổi thanh xuân phơi phới, tính tình quá khích lại dễ bị kích động, sau nhiều lần đọc những ghi chép trong quyển bút ký thì, như một lẽ đương nhiên, chú nảy ra ý định quay trở về Phiêu Tử Lĩnh một chuyến xem thử.
Đương nhiên, chú không phải muốn đến tìm hiểu xem ông nội năm đó đã gặp phải chuyện gì, chỉ đơn giản là muốn cầu tài mà thôi. Cổ mộ có mọc chân ra mà chạy được đâu, cho dù có thêm bao nhiêu năm đi nữa, chắc hẳn nó vẫn còn ở nguyên chỗ đó. Hơn nữa, hồi mới Giải phóng, chốn thâm sơn cùng cốc này còn có thổ phỉ hoành hành, chả có mấy ai vào đấy làm gì. Chú tin trong cổ mộ ắt hẳn phải có thứ đồ gì ngon ngon còn sót lại.
Cách nghĩ này so với thời nay thì có thể cảm thấy khó hiểu, chứ suy theo năng lực và kiến thức của chú Ba tại thời điểm đó, thì cũng là chuyện tương đối bình thường. Theo lời chú nói thì đám người đồng trang lứa thời bấy giờ ai ai cũng đều như thế cả, vừa mới chân ướt chân ráo vào nghề, cái ham muốn mò được đồ tốt để vang danh thiên hạ nó mãnh liệt vô cùng.
Tuy nhiên, Phiêu Tử Lĩnh chỉ là một cái tên lóng để gọi vùng đất kia hồi ông tôi còn bé mà thôi. Kiểu tên gọi này có thể dùng để chỉ một gò đất nhỏ, cũng có thể để chỉ cả một quả núi, hoặc thậm chí nguyên một khu rừng rậm nguyên sinh ở cái chỗ nào không biết luôn, cho nên chỉ dựa vào một cái địa danh như vậy để đi tìm ngôi mộ cổ kia, thì chả thực tế chút nào.
Vậy thì, phải làm thế nào để có thể định vị được chính xác vị trí của nơi đó đây? Chú Ba bỏ thời gian ra suy nghĩ rất lâu nhưng vẫn chẳng lần ra được tý gì, cho đến tận lúc trước khi đi Tây Sa một năm, rốt cuộc mới có được chút manh mối.
Năm ấy, chú về quê cũ của ông nội ở Trường Sa. Quê nhà trên miền núi, chú đi đường đèo suốt bốn ngày mới tới được cái thôn làng hẻo lánh ở tít trong vùng khỉ ho cò gáy kia, ở lại dăm bữa nghe ngóng tin tức về vị trí của Phiêu Tử Lĩnh từ miệng dân bản xứ. Mặc dù chuyến đi ấy không gặt hái được tin tức trực tiếp về vị trí, nhưng lại thu hoạch được rất nhiều thông tin về tình hình đất đai ở nơi đó.
Sau khi trở về, chú nghiên cứu lại lần nữa những ghi chép trong bút ký, sự việc liền sáng tỏ. Dựa vào nội dung cụ thể trong cuốn bút ký, cùng với việc nhớ lại những mẩu chuyện mà chú hồi bé đã nghe lỏm được từ ông nội, lại cộng thêm một số thông tin dò la được từ trong thôn làng kia, chú đã bắt đầu lờ mờ đoán ra, ngôi mộ cổ này có lẽ nằm ở gần Trại Quỷ trên núi Mãng Sơn.
Trong quyển bút ký có đề cập đến một chuyện, đó là khi cụ cố và ông nội tôi trong lúc vội vã băng qua khu rừng rậm, bọn họ đều bị một loại rắn có tên là "Thiết đầu xà" cắn phải. Loại rắn này thường cuộn mình dưới những bụi cỏ, rất khó phát hiện. Thời bấy giờ, phạm vi chúng tác quái rất rộng, về sau phong trào vận động diệt rắn phát triển, một lần ra quân đã đánh cho loại rắn này suýt nữa tuyệt chủng luôn. Dĩ nhiên đó là chuyện về sau.
Đám thổ phu tử thời đó đều là tự sinh tự diệt hết, bị rắn độc cắn phải rồi, thường thường chỉ hút nọc độc ra, đắp một ít thuốc lá, nhai mấy miếng thuốc quê, chứ làm gì có cách nào chạy chữa tử tế đâu. Xử lý xong xuôi, nếu vài canh giờ sau mà người bị rắn cắn không có phản ứng trúng độc thì tức là bình yên vô sự; còn nếu ngược lại, thì nói chung là vô phương cứu vãn rồi, chỉ có nước chấp nhận số phận thôi.
Lúc ấy, con rắn cắn phải hai người là loại rắn nhỏ, miệng vết thương không sâu nên ông cũng chẳng để ý, sau khi xử lý đơn giản cũng không có cảm giác gì khác thường, vì vậy không nói hai lời liền ngậm miệng chạy tiếp. Chẳng ngờ, chạy được hai dặm đường, ông tôi đột nhiên ngã sấp xuống, bất tỉnh nhân sự.
Bọn họ dừng lại quan sát kỹ, chỉ thấy ông tôi da dẻ xanh mét, lên cơ co giật, rõ ràng là nọc rắn đã phát tác. Sau đó cụ cố tôi phải chạy gấp suốt hai dặm đường đèo, tìm đến chỗ người dân tộc miền núi, mới dùng lá thuốc cứu về được một mạng cho ông.
Mấy người nhà ông tôi vì thế phải ở lại nơi đó nghỉ ngơi hai ngày. Mà căn cứ vào cái thác nước ngày ấy ông tôi miêu tả, có thể khẳng định chỗ bọn họ nghỉ lại chính là là Trại Quỷ.
Đến tận ngày thứ tư sau vụ rắn cắn, bọn họ mới đến được cái nơi gọi là Phiêu Tử Lĩnh kia. Nơi đó là một thung lũng bằng phẳng trong khe núi, bốn bề núi dựng, cây cỏ um tùm rậm rạp phát triển đột biến, đặc biệt là có rất nhiều những thân dây leo nghìn tuổi già nua. Trong thung duy chỉ có một vùng trũng hình lòng chảo tối mịt là không có bất cứ loại thực vật nào, để tơ hơ ra một khoảnh đất trơ trọi màu đỏ gắt như máu. Ngôi cổ mộ kia nằm ngay phía dưới thung lũng này.
Mỉa mai một điều là giống rắn từng cắn ông nội tôi kia giờ đây đã trở thành loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Một con rắn trưởng thành có giá hơn trăm vạn, vượt xa cả giá của một món minh khí bình thường.
Cứ thế, hy vọng tìm được Phiêu Tử Lĩnh liền tăng lên rất nhiều, dù rằng rừng rậm nguyên sinh trong núi Mãng Sơn tại thời điểm đó có diện tích bát ngát mênh mông, khác xa so với khu rừng vùng Trại Quỷ với thác nước ở trung tâm của hiện tại. Nhưng theo suy đoán thì đặc điểm địa hình vẫn còn nhiều điểm tương đồng, cho nên cũng không quá khó để tìm kiếm.
Chú Ba thu xếp hành trang, lại lên đường lần thứ hai. Chú đã quen với việc đi sớm về khuya một mình, bởi chú tuổi đời còn quá trẻ, đám lão luyện không muốn chú nhập bọn đi chung, còn những kẻ đồng trang lứa luận về bản lĩnh lại chẳng có ai bì được với chú.
Tuy nhiên, cho tới khi chú trải qua trăm đắng nghìn cay, băng qua rừng rậm Mãng Sơn ngày ấy gần như chẳng có bóng người, thì đập thẳng vào mắt là cảnh tượng mà có nằm mơ chú cũng không hề nghĩ tới...
Chương 3. Who are you?
Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo
Beta: Earl Panda
.
.*****
Dựa theo chỉ dẫn của dân bản xứ, chú Ba đi men theo con đường không tên do người thời trước mở ra trong rặng núi, đại khái đi mất chừng bốn ngày trời. Khoảng một phần ba con đường là được mở trên lưng chừng vách đá, theo chú đoán thì chắc cũng phải bị bỏ hoang mấy trăm năm rồi. Có lẽ nó vốn là đường hành quân ven núi, mà giờ đây rêu xanh phủ kín, cỏ cây um tùm, càng vào sâu bên trong việc tu tạo lại càng cẩu thả.
Con đường nhỏ chạy thẳng vào đầm lầy ở sâu trong khu rừng rậm rạp. Đoạn đường bên ngoài dân miền núi còn thường xuyên qua lại, chứ khi đã đi qua khu Trại Quỷ thì càng vào trong càng chẳng có dấu chân người, đường đi lối lại sụt lên sụt xuống, dây leo thì mặc sức quấn kín mít, đến mức gần như là không thể tiến lên trước được.
Chú Ba phát huy tính ương ngạnh của mình, vật vã những mấy lần mới đi qua nổi con đường cổ đó. Tới được một nơi khác trên vách núi, chú từ trên cao phóng mắt nhìn xuống, đã thấy thung lũng được ghi trong cuốn bút ký đang ở ngay dưới chân mình. Trải qua hai mươi năm dầm mưa dãi nắng, vết tích của những người nhà ông tôi để lại năm xưa đã sớm biến mất dưới những tán cây tươi tốt sum xuê. Thế nhưng cái đồi đất màu đỏ trơ trụi trống hoác đang phơi ra giữa thung lũng kia lại vô cùng nổi bật, cực kỳ bắt mắt, như nói với chú rằng nơi đây chính là Phiêu Tử Lĩnh trong truyền thuyết kia.
Đồng thời, chú còn nhìn thấy ở gần đồi đất đỏ gắt kia, thấp thoáng dưới những tán cây, dường như có một thứ gì quái lạ đang đứng lù lù. Bởi vì màu sắc của nó gần giống với màu cây, nên từ độ cao nơi chú đứng mà nhìn thì không thể nhận ra được nó là cái gì.
Chú mơ hồ cảm thấy có điều gì không ổn. Nơi đây là thung lũng trong núi ít người lai vãng, dù có là dấu vết của công trình xây dựng hay cuộc sống sinh hoạt của con người thì cũng không thể nào xuất hiện ở chỗ này mới đúng. Vì vậy, chú bèn leo cao lên trên thêm vài bước, móc chiếc kính viễn vọng hàng lậu của Nga ra quan sát.
Vừa nhìn một cái chú liền chết sững. Cạnh đồi đất, dưới những tán cây, có mấy chiếc lều bạt quân dụng được dựng rải rác. Bạt phủ lều là loại vải rằn ri dùng để ngụy trang, cho nên đừng từ xa nhìn lại rất khó để phát hiện ra. Nếu không phải trong lúc giám định địa chất chú Ba rất nhạy cảm với những chênh lệch màu sắc vô cùng nhỏ này, thì khi nãy có lẽ đã để lọt lưới.
Bấy giờ, ruột gan chú Ba sôi lên sùng sục, thầm nghĩ cái chỗ quái quỷ này sao lại có người được cơ chứ? Mà lại còn dựng cả lều bạt, chắc không phải thợ săn đâu. Thợ săn sẽ không chui vào tận sâu tít thế này, cũng sẽ không được trang bị tốt đến vậy.
Chú còn đang buồn bực thì đột nhiên một trong số mấy chiếc lều vải chợt rung rung, từ trong đó có một người đi ra ngoài. Chú Ba nâng kính viễn vọng dõi theo, nhìn xong liền càng thấy bực bội.
Thì ra kẻ vừa xuất hiện kia là một tên lông tóc trắng lóa, vóc người to cao, người sặc mùi tiền, đích thị là một thằng giặc Tây.
Chú Ba lúc bấy giờ còn chưa biết đến sự khác biệt của người châu Âu giữa các vùng miền, thời bấy giờ chưa mở cửa cải cách, người phương Tây đến Trung Quốc cũng không nhiều, chủ yếu là đám dân Mỹ mê mạo hiểm. Vì thế, chú chả cần suy nghĩ đã chắc mẩm luôn rằng thằng Tây kia chính là người Mỹ.
Chú bèn suy nghĩ một lúc. Có người đặt chân đến đây đã là có vấn đề, mà bây giờ, chẳng những có người đến mà người đó lại còn là mấy thằng giặc Tây. Bọn chúng thì tới chỗ này để làm gì? Lẽ nào là lũ Đế quốc Mỹ xâm nhập phá hoại? Hay là... cũng vì ngôi mộ cổ dưới lòng Phiêu Tử Lĩnh mà tìm đến đây?
Chuyện mấy thằng Tây hám đồ cổ ai cũng thừa biết, nhưng bọn chúng nào có máu chiến đến mức phải đích thân đi đào. Bọn chúng cũng không biết đến cuốn bút ký của ông bô nhà mình, làm sao biết được dưới lòng đất chỗ này có mồ mả cơ chứ?
Đúng là quan hệ dây mơ rễ má đại bác bắn chẳng tới, chú Ba không tài nào đoán ra nổi, cảm thấy quái lạ vô cùng.
Chú ôm một bụng đầy nghi ngờ, đặt đống trang bị cá nhân xuống, rồi nhẹ nhàng luồn bên dưới khu rừng rậm lẻn vào đến tận gần chiếc lều bạt, phát hiện ra mấy thằng giặc Tây này đóng quân ở ngay sát mép đồi đất đỏ luôn. Có khoảng bốn chiếc lều bạt thôi, chú đoán nhân số chắc cũng không nhiều lắm. Gần đó còn có mấy gã người Trung Quốc, trông có vẻ như là dân địa phương làm bốc vác, đang ngồi hút thuốc nghỉ ngơi. Đồng thời, chú còn nhìn thấy trên gò đất bên cạnh có đào một cái hố to, miệng hố được che lại bằng một cái khung tre, phủ bạt chống thấm màu xanh lá. Bởi vì những thứ này nằm ở phía bắc tầm nhìn của chú, nên vừa rồi lúc ở trên vách núi chú mới không phát hiện ra.
Đối đất đỏ chắc hẳn chính là cái mả bị lấp năm đó. Bùn đất ở đây đều bị rang lên, trộn thêm một loại đơn dược làm cho cây cỏ không thể nào mọc nổi. Ấy vậy mà, bây giờ nhìn mà xem, trên bề mặt vẫn có rất nhiều cỏ dại mọc lỗ chỗ, rõ ràng người xưa đã đánh giá thấp khả năng thích nghi của các loài thực vật.
Chú ba nhìn thấy cái hố lớn tròn vành như cái miệng loa kia, liền hiểu ra ngay mục đích của mấy thằng Mỹ này cũng giống y như mình: bọn chúng đang khai quật mộ cổ.
Khi đó chú Ba hãy còn ít tuổi, thấy cảnh này, trong đầu chỉ rặn ra được một suy nghĩ: đây có lẽ là đội khảo cổ hợp tác Trung Mỹ, tới nơi đây khai quật hiện trường. Vào lúc ấy thì có lẽ đây là lời giải thích hợp lý nhất rồi.
Nếu là người Bắc phái, chắc lúc này chỉ biết cam chịu vận xui, vì theo luật lệ của bọn họ, dân không giành giật với quan. Nếu gặp phải đội khảo cổ thì còn biết làm sao nữa, anh cũng có xông lên giết sạch bọn họ được đâu? Nhưng chú Ba thì khác. Chú không cam lòng để kẻ khác nẫng tay trên của mình như vậy. Quan sát vị trí khai quật và cường độ làm việc của đám người Mỹ kia, chú liền biết ngay bọn người này không có kinh nghiệm của thổ phu tử, chắc chắn là chỉ biết áp dụng phương pháp đào mồ Tây của họ để đối phó với mộ cổ Trung Quốc mà thôi. Cứ đào như thế thì chẳng bao giờ vào được đến mộ cổ. Còn chú, chú chỉ cần tìm đúng vị trí, đào một đường hầm đi xuống là có thể thần không biết quỷ không hay mà chui lọt vào cổ mộ trước cả bọn chúng, khoắng sạch sẽ đồ đạc ở trong đó.
Chú Ba quay về chỗ cũ, lấy lại trang bị cá nhân. Giờ này bóng đã xế tà, trong ánh hoàng hôn, chú dùng bước chân của mình làm đơn vị, đi xuyên qua thung lũng để đo đạc diện tích bốn bề của đồi đất, tìm vị trí thích hợp nhất để đào đường hầm.
Quá trình tiến hành vô cùng phức tạp, mà chú Ba cũng chẳng giải thích tường tận. Chú chỉ cho tôi biết rằng lúc đó chú tràn đầy tự tin, điều duy nhất đáng lo là tình hình trong mộ cổ.
Đường hầm trộm mộ mà năm xưa ông tôi đào, thời gian tồn tại không được lâu, chắc chắn đã sụp sau mấy mùa mưa. Không biết lúc đó bọn họ vào mộ trong tình trạng nào, đã đào được đến địa cung trong hầm mộ hay chưa. Nếu vào được rồi, thì bên trong hầm mộ có khả năng là đã bị ngấm nước mưa, vậy thì ngoại trừ thứ nằm trong quan tài, còn lại những thứ đồ bồi táng khác có thể là đã mủn ra hết cả rồi. Mà muốn biết đồ trong quan tài có gặp họa hay không, còn phải xem chất liệu của quan tài và trình độ niêm phong thời ấy nữa.
Đêm xuống, đám người Tây bắt đầu nổi lửa lên trong doanh trại. Chú Ba lẳng lặng âm thầm mà đợi. Cho đến khi bọn chúng lăn quay ra ngủ hết, chú mới bắt đầu dùng "xẻng chân mèo" của mình cẩn thận đào từng li từng tý đất lên.
Xẻng chân mèo là loại xẻng chuyên dụng của thổ phu tử, tiếng động lúc đào phát ra cực nhỏ. Nhưng thời nay đã có xẻng công binh, đào còn ngọt và êm hơn cả xẻng chân mèo, cho nên xẻng chân mèo đã rút khỏi vũ đài lịch sử. Tuy nhiên, vào thời điểm đó thì xẻng chân mèo đã là thứ gây ít tiếng động nhất mà chú Ba có thể sử dụng rồi.
Cho dù như thế, lúc đào bới chú Ba vẫn cực kỳ căng thẳng, vì không thể dùng xẻng Lạc Dương thám thính trước tình hình dưới lòng đất (xọc một nhát là phát ra tiếng động, với lại chẳng biết vì sao mà tiếng xẻng Lạc Dương cắm ngập vào đất rất dễ làm chim rừng hoảng sợ bay tán loạn) nên chú cũng không tự tin rằng đào một lần vào được ngay lòng mộ.
Đào suốt chừng hai giờ thì ra năm cái đường hầm, đều không trúng chỗ, nhưng cũng dần dần thu hẹp được phạm vi. Đến cái đường hầm thứ sáu, khi đào được khoảng sáu mét, xẻng của chú Ba rốt cuộc đụng phải một vật rắn. Đang lúc chú thu vén xong xuôi, muốn dùng đèn pin chiếu sáng xem thử một cái, thì đột nhiên cảm thấy không ổn. Dưới lớp đất truyền đến một đợt chấn động cực nhỏ, rồi ngay sau đó, toàn bộ đường hầm sụp hẳn xuống. Đến một tiếng hét chú cũng chẳng kịp kêu, mồm miệng đã bị vùi kín trong bùn đất. Đất dưới chân và xung quanh chú cũng loáng cái đã bị sụp xuống tận dưới sâu trong lòng đất.
Chương 4. Mộ cổ huyết thi
Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo
Beta: Earl Panda
.
.*****
Theo bản năng, chú Ba liên tục quẫy đạp bình bịch bùn đất bốn phía, hòng thò đầu ra để thở hay tóm được thứ gì đó xung quanh, thế nhưng cũng chỉ phí công. Ráng sức được chừng hai ba giây, chú lại cảm thấy dưới chân hẫng đi một cái, rồi rơi tuột vào khoảng không, tiếp đó toàn thân mát lạnh, cả người chú bọc trong bùn đất cứ thế rớt tòm xuống nước.
Dòng nước lạnh buốt nhoắng một cái đã xối sạch lớp bùn trên mặt chú. Chú ho khan, giãy giụa rồi đứng lên, chỉ thấy bốn bề tối đen như mực. Chú không biết mình đã rơi vào đâu, chỉ biết từ phần eo trở xuống đều ngập trong nước, khắp xung quanh nồng nặc một mùi hôi thối kỳ dị.
Đèn pin vẫn sáng, giờ đã bị rơi xuống nước, chỉ còn thấy một đốm điện le lói. Chú Ba cúi xuống lần mò nhặt cái đèn pin lên. Vì đèn bị ngấm nước nên vừa sờ vào đã tắt ngóm, chú phải đập hai cái nó mới lại sáng lên, nhưng ánh sáng đã nhợt nhạt đi một chút.
Chú rọi đèn pin ra khắp chung quanh, phát hiện thấy mình đang ở trong một căn phòng gạch, bốn phía là bốn vách tường xây bằng gạch xanh[1] cắt gọt vuông vức. Quay ra đằng sau, chú nhìn thấy một hang động lớn được khoét ra trên bức tường gạch xanh, có vẻ là do sức người làm nên. Rõ ràng ban nãy chú đã trượt vào đây qua cái hang này.
Chú Ba xem xét một vòng, liền nắm được tình hình ngay lập tức. Nơi chú vừa đào bới có vấn đề. Có lẽ đó vốn là một cái hõm đã bị đất lấp lại, do trọng lượng cơ thể chú đè lên trên, mà ở dưới lại không có gì chống đỡ nên toàn bộ bùn đất phía dưới đạo động đã sụp xuống, khiến chú và đất đá cùng lăn vào trong mộ thất.
Cái hang trên tường mộ kia là ai đào ra vậy? Không lẽ trong lúc vô tình mình đã đào trúng cái đạo động mà đám người nhà ông bô dùng để chui vào huyệt mộ năm xưa? Có lẽ nào lại trùng hợp đến vậy sao?
Chú Ba ngẫm nghĩ, cảm thấy đúng là có khả năng đó. Bản lĩnh của mình đều do ông bô truyền dạy, mà bản lĩnh của ông bô lại do người đời trước rèn luyện cho. Vì cái nghề trộm mộ này bắt đầu xuống dốc từ sau thời nhà Thanh, cho nên kỹ thuật trộm mộ đều là dựa vào vốn cũ hết chứ chẳng phát triển thêm được bước nào. Nên đào đạo động ở đâu, đào đạo động như thế nào, tất cả đều phụ thuộc vào một cái quy tắc chết tiệt hết, đệ tử do một thầy dạy dỗ gần như 100% sẽ đào đạo động ở cùng một vị trí.
Tạm thời không suy nghĩ đến chuyện này nữa, chú tỉ mỉ quan sát xung quanh một lát. Phía sau lối vào đã bị bùn đất trượt xuống bít kín, cái xẻng không biết đã kẹt lại ở chỗ nào trong đất, muốn trở về bằng đường cũ e rằng hơi khó. Có điều, chú cũng chẳng lo cho lắm. Đã có thuốc nổ mang theo người đây, nếu ra không được thật thì cứ việc bùm một phát khoét luôn cái cửa trên trần là xong béng.
Mộ thất được xây thành hình tứ giác quy chuẩn, vòm trần và bốn phía đều có những phù điêu đơn giản. Mộ thất không rộng nhưng khá cao, bên trong nước đọng đến tận ngang hông. Đồ bồi táng chắc hẳn nằm ở dưới đó, nhưng với cái ao nước đen ngòm thế này thì căn bản cũng chẳng thấy được phía dưới có những gì.
Trên bức tường bên trái có một cánh cửa mở, nhiều khả năng là hành lang của tòa mộ cổ này.
Chỉ dựa vào những thứ này thì không thể nào đoán ra được thời kỳ lịch sử và địa vị xã hội của chủ nhân mộ cổ lúc sinh thời. Nhưng từ chiều cao của mộ thất thì có thể thấy chủ mộ này rõ ràng không phải nhân vật lớn cỡ vương hầu gì đâu.
Một cái mộ cổ bình thường thôi. Mộ thất thì có đấy, quy cách dĩ nhiên cũng không hề kém, vì sau thời cổ đại, người có được phòng xây bằng gạch đã chẳng còn nhiều. Nếu dùng hẳn gạch để xây mộ, thì chủ mộ kiểu gì cũng phải thuộc giai cấp quan lại trở lên. Có điều, cho dù có là quan lại, thì thường thường đa số các ngôi mộ này đều không có cơ quan bẫy rập nào quá tà môn, bởi vì năng lực của bọn họ chỉ có hạn. Dù ở triều đại nào đi chăng nữa, những thợ thủ công bậc thầy - đặc biệt là những người có kiến thức xây dựng lăng mộ - đều chỉ phục vụ cho một người là hoàng đế mà thôi. Hơn nữa bọn họ cả đời đại để cũng chỉ có thể cống hiến duy nhất một lần. Phần lớn những thợ thủ công bậc thầy đều bị chôn sống khi phong bế hoàng lăng. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Trung Quốc có nhiều thứ bị thất truyền đến thế.
Chú Ba định thần một lát, rồi lội nước đi vào trong hành lang tối như hũ nút. Nước lạnh buốt, lực cản lớn, khi bước đi làm gợn lên những lằn sóng, phát ra thứ tiếng khiến người ta khó chịu vô cùng.
Sàn mộ thất nằm dưới nước cũng không bằng phẳng. Chú nhiều lần vấp phải mấy thứ gì đó, suýt nữa ngã nhào. Bây giờ chú chẳng dám nghĩ xem mình đang giẫm lên cái gì nữa. Nếu nơi đây đúng là ngôi mộ cổ năm đó được ghi lại trong bút ký thì những vật chú giẫm lên, ngoại trừ mấy thứ đồ bồi táng ở đây, có thể còn là di hài của các bậc trưởng bối nữa. Chuyện này đã quá kích thích rồi, thôi tốt nhất là đừng nghĩ tới nó.
Hành lang dài khoảng 20 mét, đi hết rất nhanh. Sau hành lang là một gian mộ thất lớn hơn nữa, bốn phía không có mặt tường nào thông ra hành lang khác. Chú Ba biết đã vào đến hậu điện, tiến thêm vài bước nữa thì thấy ở chính giữa mộ thất có một bệ quan tài, nhô cao lên khỏi mặt nước.
Chú Ba chiếu đèn pin sang, không khỏi nuốt nước bọt đánh ực một cái, chân bắt đầu mềm oặt ra.
Chỉ thấy trên bệ đặt quan tài là một cái quan tài bằng đá, nắp đã bị bẩy lên, không biết đi đàng nào mất rồi. Tình cảnh này cũng chưa phải dạng hiếm gặp, nhưng thứ khiến chú có phần sợ hãi, ngoài chuyện đó ra, chính là hai bộ xương khô đang mục ruỗng. Cả hai bộ xương đang tựa vào chiếc quan tài mất nắp, y phục trên người rách nát tả tơi hết cả, hai cái xác đã bị phân hủy hoàn toàn, da thịt dính liền vào làm một với quan tài đá, vì chú đang đứng ở khá xa nên không thấy rõ là thuộc triều đại nào, nhưng chắc chắn không phải nô lệ tuẫn táng.
Chú Ba thoáng sửng sốt một lát, toàn thân ớn lạnh không dám lại gần. Trong lòng chú thầm nhủ, hai cái xác này lẽ nào lại chính là người nhà mình đã chết trong cổ mộ năm đó?
Cổ mộ, chú không phải mới vào lần đầu. Xác chết trong cổ mộ, từ lâu chú cũng đã luyện thành tư tưởng cứ lờ tịt đi, cứ coi mấy cái xác đó chẳng qua chỉ là một loại đồ vật. Thế nhưng những cái xác chú đang gặp lúc này đây lại rất có thể chính là của người nhà mình, trong lòng chú chợt dấy lên một cảm giác khiếp sợ không tên, tim đập dồn kịch liệt.
Chú lò dò đi đến bệ đá chính giữa mộ thất, toàn thân run lên bần bật, đèn pin cũng cầm không chắc. Trước tiên chú quan sát cái quan tài đá, thì thấy một mảng máu khô đét đóng cục dưới đáy quan tài. Mặt trong quan tài hình như còn được bọc tơ lụa, nhưng lại không thấy thi thể đâu cả. Chú lại ghé sát vào hai bộ hài cốt nhìn thử một cái, chỉ thấy thi thể mục nát gần hết rồi, đầu còn trơ lại mỗi hộp sọ, không sao đoán được có phải người nhà mình hay không. Nhưng chú Ba bỗng thấy trên tay một trong số hai cái xác có cầm một khẩu pạc-hoọc[2], bên trên khắc mấy chữ mờ tịt: Ngô Đại Quý, chính là tên của ông cố nhà mình.
Đầu gối chú Ba liền nhũn ra, chú quỳ sụp xuống nghiêm chỉnh dập đầu lạy hai cái. Chú Ba chẳng phải là người chu đáo giàu tình cảm gì cho cam, hành động lúc này của chú hẳn chỉ là một loại bản năng thôi.
Dập đầu quỳ lạy xong, chú Ba quay ra xem xét khẩu pạc-hoọc, thấy nó đã rỉ ngoèn hết xài từ lâu bèn ném qua một bên, xem xét đồ đạc trong cái quan tài đá. Chú đeo bao tay rồi thò vào trong áo quan, sờ sờ ấn ấn lớp tơ lụa dưới đáy quan tài.
Sau khi ấn một cái, chú Ba biết chắc thi thể cũng không nằm dưới lớp tơ lụa mục nát. Ngược lại, chú mò được một thứ có hình khuyên tròn giấu bên dưới lớp uế vật nát bấy như tương ở đáy quan tài. Chú hồi hộp với vào sờ thử, thì ra là một cái khuyên sắt.
Chú Ba đặt đèn pin lên mép quan tài đá rồi đưa hai tay nắm lấy cái khuyên sắt, dùng sức kéo một phát. Chỉ nghe đánh "cạch" một tiếng, đáy quan tài bất chợt vênh sang một bên, lộ ra một cánh cửa ngầm.
Não bộ chú Ba như nhảy giật lên một cái. Thật chẳng ngờ, cái huyệt mộ này không chỉ có một tầng. Chú lập tức móc bật lửa ra, toan ném vào bên trong cửa ngầm để xem phía dưới rốt cuộc là chỗ nào. Không ngờ chú vừa thò tay xuống thì chợt thấy ánh lửa soi tới một cái mặt quái dị chằng chịt nếp nhăn ló ra khỏi cửa ngầm.
_________________________________________
Chú thích.
[1] Gạch xanh: làm bằng đất sét trộn chứa một loại nhôm silicat bị phong hóa sau một thời gian dài, sau khi nung chuyển thành màu xanh đen, khả năng tạo hình tốt, chịu lạnh tốt, tính thông khí tốt, hút nước tốt, duy trì được độ ẩm trong không khí, chịu được lực ma sát, để được vạn năm cũng không mục rữa. Gạch xanh thường được sử dụng trong các kiến trúc cổ của Trung Quốc, đem lại cảm giác trang nhã, vững chãi, cổ phác, tĩnh mịch.
[2] (thực ra cũng không cần thiết nhưng cứ ghi cho vui~) Súng pạc-hoọc - nguyên văn là "hạp tử pháo", có nguồn gốc từ súng Mauser c96 *liếm màn hình*. Đây là loại súng copy trái phép mẫu súng lục bán tự động của hãng súng Đức Mauser, được sử dụng phổ biến vào thời Dân Quốc~ TT^TT
Chương 5. Gương mặt quái đản
Editor: Yoo Chan
Beta: Earl Panda
.
.*****
Chú Ba tôi lúc đó choáng quá, đầu óc liền ong lên, lỗ chân lông trên da đầu cũng nổi lên ầm ầm. Chú hét to một tiếng rồi buông tay ra, cánh cửa ngầm vừa được nâng lên lại sập xuống đánh sầm một cái, nện thẳng vào bộ mặt quái đản vừa thò ra kia.
Chú Ba cũng không dám nhìn xem cánh cửa sập xuống ra làm sao, mà lập tức giật nảy người về phía sau theo phản xạ, tránh xa xa khỏi cỗ quan tài đá, tí nữa thì quả tim cũng nhảy vọt ra ngoài theo cuống họng.
Chú Ba thầm than, trời ơi đó là cái thứ gì vậy?! Lẽ nào trong ngôi mộ cổ âm khí đã thoát sạch này vẫn còn một con bánh tông? Không thể nào! Bánh tông là vật chết, là thứ không có sinh khí, một khi cửa mộ bị mở, mộ khí bên trong thoát hết ra, không khí bên ngoài tràn vào, thì dù có là cương thi lợi hại đến mấy cũng sẽ biến thành cái xác nằm sõng xoài chỉ trong một thời gian ngắn, bắt đầu thối rữa thêm lần nữa. Chứ nào có cái lý lại thi biến được những mấy chục năm như thế, thật chẳng hợp lẽ thường.
Vả lại, bộ mặt quái gở vừa nhìn thấy trong chớp mắt kia thật khó hình dung. Xưa nay chú Ba chưa bao giờ thấy một bộ mặt nào gớm ghiếc đến thế, chắc chắn đó chẳng phải là loại bánh tông bình thường.
Hay chẳng lẽ, thứ này chính là bánh tông máu trong truyền thuyết? Chú Ba chợt nghĩ như vậy. Tuy nhiên khi suy xét ra, chú cảm thấy vô cùng bất an.
Trường Sa là nơi có nhiều truyền thuyết về huyết thi nhất. Thông thường, hễ cứ đào được trong cổ mộ ra loại đất thịt màu đỏ, thì bất kể tình hình trong mộ như thế nào, cũng vẫn bị người ta gọi là mộ huyết thi.
Đất đỏ còn được gọi là huyết địa, một xẻng xọc xuống đất là dính máu. Không ai giải thích được đất này hình thành như thế nào, nhưng trong mọi trường phái phong thủy, cách nói về chuyện vùi thây đất máu đều giống đến kinh người. Đó là nơi thích hợp cho việc đào sâu chôn chặt. Táng ở đất này thì sát khí cực nặng, con cháu sẽ hưởng vinh hoa phú quý khôn cùng, tuy nhiên người thân sẽ chết sạch không còn một ai. Nói không chừng còn có thể làm đến hoàng đế, nhưng toàn bộ người trong nhà sẽ bị khắc cho đến chết.
Dù truyền thuyết là như vậy, nhưng vẫn có rất nhiều danh gia vọng tộc chỉ vì muốn con cháu được vinh hiển mà dày công tìm kiếm dạng đất quỷ quái bí hiểm này.
Để tránh sát khí, trước khi nhập táng, phải tìm một gia đình nghèo khó trong dòng tộc, đưa con mình sang đó nhận làm con thừa tự, sau đó lại đón về nhà mình nuôi.
Tuy nhiên, thiên hạ rộng lớn, bảo huyệt hay sát huyệt đều hiếm có như nhau. Huyết địa lại càng hiếm, còn khó kiếm hơn cả long mạch bình thường. Về sau, đa số mấy ông thầy phong thủy nửa mùa hễ cứ thấy nơi nào đất màu đỏ thì cứ phán là huyết địa, vì vậy, thường thường, cứ dưới đất đỏ ắt sẽ có cổ mộ, mà cổ mộ ắt sẽ thuộc về một danh gia vọng tộc nào đó, cho nên mới có câu chuyện "thây máu giữ vàng" là vậy.
Trung Quốc thời cận đại, có một nhân vật vô cùng quan trọng. Mộ chủ của nhà ông ta nằm chính tại huyết địa, năm xưa một vị cao nhân đã thiết lập thế trận phong thủy để kịp lúc nhập mộ. Tương truyền, ông cố của nhân vật kia không phải chết một cách bình thường. Nhân vật đó quả thực về sau nắm quyền khuynh thiên hạ, nhưng đúng như trong phong thủy thuật số, sát khí quá nặng, dòng trực hệ của ông ta chủ yếu đều chết sạch. Mãi đến sau này, khi mộ tổ nhà ông ta bị phá hoại, tình hình mới bắt đầu khá khẩm lên, thế nhưng vận số của ông ta cũng theo đó mà ngày càng lụn bại như tụt dốc không phanh.
Do huyết địa thật giả lẫn lộn, mà hàng rởm lại chiếm phần nhiều, cho nên năm ấy, ông nội của ông nội tôi mới dám mạo hiểm hạ xẻng cầu may một bận. Chẳng ngờ một xẻng này lại đào trúng phải một cái của nợ hàng thật giá thật lại còn zin.
Mà mộ huyết thi thật sự thì hung hiểm vô cùng. Riêng từ việc trên thế giới không có bất kỳ một văn bản hay một câu chuyện truyền miệng nào về huyết thi là ta có thể hiểu được phần nào. Người gặp phải huyết thi, gần như không một ai sống sót toàn mạng trở ra. Ông nội tôi là một trường hợp đặc biệt, nhưng mà ghi chép trong bút ký của ông cũng chẳng rõ ràng cho lắm. Huyết thi rốt cuộc là cái thể loại gì, chính bản thân ông cũng không biết, phải khắc chế nó như thế nào thì lại càng mù tịt hơn. Nếu như cái thứ ở bên dưới căn hầm kia thật sự là huyết thi, cứ coi như tạm thời bỏ qua câu hỏi vì sao nó vẫn còn ở trong này đi, thì vấn đề phải thoát thân như thế nào đã đủ nan giải lắm rồi.
Mấy cụ khốt nhà ta lần trước vào huyệt mộ này, hiển nhiên là đã mang theo móng lừa đen. Lúc đó bọn họ mỗi người còn đều giắt một khẩu pạc-hoọc băng đạn hai mươi bốn viên. Trang bị đến tận răng như thế mà ngay cả một người cũng không thoát nổi, chứng tỏ tình hình lúc đó nguy hiểm khủng khiếp đến mức nào. Bản thân chú cũng tự biết mình lại càng chẳng ăn thua gì rồi, chỉ có độc một con dao quắm giắt trên lưng. Cầm dao quắm mà chém bánh tông thì khác quái nào mài dao, đây là cái trò đần độn nhất, một tí tác dụng cũng chả có.
Trong một giây đồng hồ, chú Ba đã kịp lùi lại một bước, đầu óc quay cuồng cứ như bay. Về vụ huyết thi, chú không có mảy may một chút manh mối nào cả, cho nên cũng chẳng nghĩ ra được biện pháp đối phó nào sất.
Đang lúc hoảng loạn không biết phải làm sao, đột nhiên từ mặt trong quan tài phát ra tiếng đá mài vào nhau liên tục. Tiếp đó, chú thấy phiến đá chèn lên căn hầm ngầm kia ấy vậy mà lại bị thứ gì đó đẩy lên.
Chú Ba lập tức biết là không ổn, thứ đó muốn ra ngoài!
Lúc ấy chú hơi đờ đẫn ra rồi, sau đó, cũng chẳng biết nghĩ cái gì nữa mà đầu óc nóng phừng lên như phát sốt lên, sát tâm trỗi dậy. Chú hạ quyết tâm, hét lớn một tiếng, rồi nhảy béng vào trong quan tài, hai chân vận sức đạp mạnh một phát, thoắt cái đã giẫm uỵch lên trên phiến đá đang bị đẩy lên.
Nhìn xuống xem thử thì thấy ở phía dưới phiến đá có một bàn tay người quắt queo xanh lè xanh lẹt thò lên, móng tay dài gấp hai lần ngón. Cả cái bàn tay cứ như đồ bằng đồng đã bị rỉ sét mọc đầy đốm xanh, hiện giờ đang bị chú Ba đè xuống, kẹt cứng trong khe hở.
Chú Ba tôi nhìn thấy cái tay kia, lập tức cảm thấy sau lưng da gà da vịt sởn hết cả lên. Chú bèn vận sức đạp mạnh một phát, những muốn bẻ cho nó đứt đoạn ra. Nhưng cái tay đó rắn đanh y hệt thép đã tôi, giẫm huỳnh huỵch vài cái mà vẫn chẳng mảy may suy suyển.
Sau đó, từ dưới phiến đá lại có một lực đẩy mãnh liệt thúc lên. Chú Ba vốn đứng không vững cho lắm, suýt tý nữa thì té nhào. Chú vội vàng hạ thấp trọng tâm, ổn định cơ thể, hai tay tỳ vào hai bên quan tài.
Đây là một cuộc đọ sức giữa sự sống và cái chết. Một khi thứ bên dưới ra được khỏi quan tài, trong hoàn cảnh này, chú Ba biết mình chắc chắn sẽ tiêu đời, tuyệt đối không có một cơ may nào để mà trông chờ vào đâu.
Nhưng sức lực con người chỉ có hạn. Chú Ba chống chọi được vài cú thúc, hai cánh tay đã đến giới hạn chịu đựng, một tẹo sức lực cũng không đào đâu ra nổi nữa. Phiến đá bên dưới vẫn từng chút từng chút bị húc dịch lên trên, kế đó, gương mặt quái gở nọ liền len ra khỏi phiến đá, nhìn chòng chọc chú Ba với vẻ mặt trơ trơ.
Bên trong quan tài tối đen, không dễ để nhìn rõ, bộ mặt âm u quỷ quái cũng mờ mờ mịt mịt, cả căn mật thất lại yên tĩnh đến mức không nghe thấy bất cứ một âm thanh nào. Tình cảnh lúc này quả thực quái dị không thể gọi tên.
Ngay lập tức, da đầu chú Ba tê rần cả lên, lỗ chân lông toàn thân gần như quắn quéo đến rụt cả vào trong da thịt. Chú nhủ thầm, xui thấy má luôn, giờ phải làm gì mới được đây? Chú cúi thấp đầu, nhìn xuống bên hông mình, toan tìm thuốc nổ giắt trên người, lòng đã nuôi ý định chết chùm với địch.
Tìm cả nửa ngày, thuốc nổ chẳng thấy đâu, nhưng chú Ba lại tìm ra chai rượu lận lưng của mình. Thổ phu tử với rượu một tấc không rời. Họ luôn luôn mang rượu mạnh theo người, thứ nhất là có thể chống lạnh, thứ hai là cũng có thể tăng lòng can đảm.
Chú Ba nhìn bình rượu, trong đầu chợt lóe lên một ánh sáng, chú bèn nảy ra một ý.
Vạn vật trên đời sinh thì cần nước, hủy thì cần lửa. Chú đã nghe một đạo sĩ từng nói về phương pháp xử lý bánh tông trực tiếp nhất giữa cả trăm ngàn vạn cách. Móng lừa đen gì đó cũng chỉ là ngón nghề dùng vào những khi vạn bất đắc dĩ mới là thượng sách thôi, còn bình thường, lúc khai quan, nếu phát hiện bánh tông có dấu hiệu thi biến thì trước hết phải tưới rượu trắng lên xác, tiếp đó đầu chân hai đằng hò dô cùng nâng xác dậy, hất ra khỏi quan tài rồi cho một mồi lửa, có hung đến mấy thì cũng hung hết nổi.
Nghĩ tới đây, chú lập tức đè trọng tâm xuống, tay trái móc ra bình rượu từ bên hông, nện thẳng một phát vào bộ mặt quái đản nọ. Cái chai vỡ vụn, rượu tóe lên khắp mặt con quái. Tiếp đó, chú liền móc lấy bật lửa, bật xoẹt bên cạnh một nhát rồi dí về phía bộ mặt quái gở kia. Chú nhủ thầm: xin lỗi nhé người anh em, không phải tao muốn đốt mày đâu, nhưng mà thật sự là chúng ta người và quỷ không chung đường, thôi mày cứ yên tâm mà làm bó đuốc đi vậy.
(Phiên bản đã bị kiểm duyệt =]]: "Xin lỗi nhé người anh em, không phải anh muốn đốt chú đâu, nhưng mà thực sự là người và quỷ không thể sánh đôi, duyên này đành vậy, thôi chú cứ yên tâm mà làm bó đuốc đi nha~.")
Chiếc bật lửa dí sát vào gương mặt quái gở. Dưới ánh lửa, bộ mặt quỷ quái kia bắt đầu rõ ràng hơn.
Đúng lúc này, chú Ba đột nhiên dừng tay lại. Chú phát hiện thấy bộ mặt này hình như có điểm bất bình thường.
Chương 6. Sự thật không thể chấp nhận nổi
Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo
Beta: Earl Panda
.
.*****
Lúc mở cánh cửa ngầm ra đã giật mình gào ầm lên, lại thêm mặt đối mặt với cái "thứ" này cũng chỉ trong có chừng nửa giây, bị hù cho một trận chết khiếp như thế, chú không quan sát kỹ được dáng vẻ diện mạo của nó, trong đầu chỉ có một ấn tượng chung chung mà thôi. Nhưng bây giờ, trong tình thế cò cưa kéo xẻ căng thẳng vô cùng, dưới ánh lửa bập bùng, bộ mặt đó hiện lên rõ mồn một như tạc vào trong mắt chú Ba.
Chú Ba vừa nhìn liền cảm thấy khiếp sợ. Trước giờ có con bánh tông nào là chú chưa từng gặp qua cơ chứ, ướt có khô có, không đầu có hai đầu cũng có, bình thản có mà dữ tợn cũng có luôn. Chú thuộc loại trời sinh thần kinh thép, từ sau năm mười lăm tuổi dù có thấy cũng chưa bao giờ sợ hãi trước ba cái thứ này, thế nhưng, riêng cái bộ mặt này thì, bà mẹ nó chứ, quá tà môn rồi.
Khuôn mặt con quái vật kia có màu đồng thau, da thịt nhăn nhúm, toàn bộ lớp da nứt toác thành hình vảy cá, một bên mặt bị bóc tróc hết cả. Hai con mắt không có đồng tử, nhưng vẫn khiến người ta cảm thấy ớn lạnh như thể đôi mắt ấy đang nhìn chòng chọc vào mình.
Chú Ba suy nghĩ mãi, cảm thấy thứ này không giống bánh tông chút nào. Bánh tông dù trông có xấu xí khó nhìn thế nào đi nữa, ít nhất cũng vẫn phải ra hình người. Còn thứ này, không hiểu sao nhìn kiểu gì cũng giống một con rắn! Vậy chẳng phải đây chính là yêu quái hay sao?
Vả lại, điều khiến chú Ba càng thêm buồn bực chính là, càng nhìn vào bộ mặt này, trong lòng lại càng dấy lên một cảm giác quái gở, nhưng là cái cảm giác gì thì chú thật sự không thể tả nổi. Cứ thế, mồ hôi bất chợt tứa ra đầm đìa khắp cổ chú.
Bế tắc trong một chốc vẫn chưa xuống tay được, mà bản thân hai cánh tay của chú càng ngày càng kiệt sức. Con quái vật kia nét mặt không đổi, cứ thế tìm cách lách lên trên. Chú Ba biết trong giờ phút này không thể đoán mò lung tung được nữa, lập tức quăng bật lửa vào thẳng cái mặt kia. Phừng một cái, lửa cháy bùng lên ngay lập tức.
Rượu mà chú Ba thích là một loại rượu Thiêu Đao Tử có màu xanh biếc, hình như người Thượng Hải còn gọi nó là Lục Đậu Thiêu. Rượu chú Ba uống là do chính dân quê tự cất lấy, toàn là rượu nền[1] có nồng độ cồn rất cao, châm một cái là bắt lửa ngay. Loại rượu này đến giờ chú vẫn thích uống, mỗi tội đến cái tuổi này rồi, uống rượu nặng chả khác nào uống thuốc độc mãn tính cho chết từ từ.
Chẳng mấy chốc, bộ mặt kia đã chìm trong ngọn lửa , không còn thấy rõ nữa, chỉ thấy khắp cung quanh khói trắng bốc lên mù mịt, da thịt nó bắt đầu chảy nhớt ra, một thứ mùi cực kỳ khó ngửi xông thẳng vào mũi.
Đồ bồi táng trong quan tài phần lớn đều được trùm một lớp tơ lụa rữa nát ẩm ướt, giờ bị nướng âm ỉ nghe cháy xèo xèo, nhưng lại không hề trực tiếp bén lửa.
Chú Ba ráng hết sức nhịn thở. Được khoảng sáu bảy phút, cồn trong rượu đã cháy sạch, chú Ba mới phát hiện chiêu này bắt đầu có tác dụng. Lực đẩy từ dưới lên trên dần dần yếu đi. Theo thế lửa ngày càng nhỏ lại, bộ mặt kia cũng ruỗng ra đến gần như tan biến, chỉ còn lại cái đầu lâu đã bị đốt cháy đen thui.
Lửa vẫn tiếp tục thiêu đốt thêm khoảng hơn mười phút nữa mới hoàn toàn tắt lụi, bấy giờ chú Ba mới nới lỏng chân, lực đẩy bên dưới đã biến mất rồi.
Chú Ba sợ có biến, vẫn chưa thả lỏng hoàn toàn cơ bắp dưới chân, một tay vẫn tiếp tục tì lên thành quan tài, tay kia rút con dao bầu bên hông, thò xuống khều thử cái đầu lâu kia.
Khều khều vài cái, thấy nó không có phản ứng gì, chú Ba liền dùng sức nhắm cổ nó chém hai phát, chém đứt xương cổ nó xong mới thở phào một hơi, xác định rằng thứ đồ chơi này đã thực sự đi đời.
Vừa được thả lỏng, toàn thân chú lại mất hết cả hơi, sức lực trên hai cánh tay biến mất tiêu, chân cẳng mềm nhũn ngã phịch vào trong quan tài hớp hớp từng hơi hổn hển. Cũng may mà mình nhanh trí, trở về lại có cái để ba hoa rồi.
Cơ mà rốt cuộc đó là cái thứ gì nhỉ? Xác chết mà trông đáng sợ đến thế, nó thật là huyết thi sao? Chú vốn cho rằng đã là huyết thi thì hẳn khắp mình mẩy phải đầm đìa máu me, nhưng cái thứ ban nãy đâu có giống thế.
Nghĩ đoạn, chú nhặt cái đèn pin nằm lăn lóc một bên lên, kẹp giữa hai hàm răng, lại ì ạch kéo phiến đá đậy cửa ngầm dưới đáy quan tài đá một lần nữa.
Con bánh tông máu không đầu nằm thẳng cẳng trong căn hầm dưới phiến đá, đó là một cái xác ướt[2] của nam giới, vóc dáng cao lớn. Quần áo rữa nát gần hết, chỉ còn lại một đống sợi vải dính vào người, toàn thân có màu đồng thau rỉ sét lốm đốm. Điều kinh khủng nhất là khắp mình mẩy nó mọc đầy những nếp da nhăn nheo trông như những con mắt.
Chú Ba ấn một cái xuống lồng ngực cái xác, cảm thấy rắn đanh như sắt, không khỏi lấy làm mừng. Nếu vừa rồi sức mình chống không lại, để cho nó chui tọt ra ngoài thì súng ống cũng chưa chắc đã trị nổi nó, khi ấy đảm bảo mười phần thì chín phần cầm chắc cái chết.
Chú nhảy vào trong, đạp chân sang hai bên cho vững, toan lôi con huyết thi ra để nhìn kỹ thử xem. Nhưng đúng lúc đó, chú Ba đột nhiên thất thần. Một cơn ớn lạnh khủng khiếp bỗng chốc chạy từ giữa gan bàn chân xông thẳng lên gáy.
Chú chợt phát hiện ra, cánh tay phải của con bánh tông máu ở trong căn hầm dưới phiến đá kia, ấy vậy mà lại chỉ còn có một khúc! Cẳng tay và bàn tay tính từ khuỷu tay trở xuống đã không cánh mà bay từ bao giờ.
Chú Ba nghe tim phổi đập bình bịch trong lồng ngực, đầu óc nhất thời loạn cào cào. Chú lập tức cúi xuống nhìn cánh tay bị chặt đứt kia thì thấy da thịt ở vùng bị chặt rối tung lên như sợi bông, giống như là bị nổ tung nên đứt lìa vậy. Chú Ba bỗng thấy toàn thân mềm oặt, ngã ngồi xuống đất.
Tôi vẫn đang cảm thấy lời kể của chú Ba rườm rà quá đi mất, nhưng vừa nghe đến chuyện con bánh tông máu ấy chỉ còn có một cánh tay, tôi lập tức hiểu ra ngay lý do vì sao chú Ba lại phải miêu tả kỹ càng đến vậy.
Miệng vết thương có tình trạng bị nổ đứt, da thịt lưa tưa như sợi bông chỉ có thể là do súng bắn phá ở cự ly ngắn. Nói cách khác, cánh tay của con bánh tông máu này đã bị súng bắn đến mức đứt lìa.
Dựa trên tình huống này, cộng thêm những ghi chép trong bút ký của ông nội và cả nét mặt của chú Ba, tôi đại khái cũng đoán ra được sự việc rồi. Ngay lúc ấy, tôi cũng cảm thấy một cơn ớn lạnh đến sởn tóc gáy chạy khắp lưng.
Nhưng nếu sự việc quả thực là như vậy, thế thì toàn bộ chuyện này cũng thật khó có thể tưởng tượng nổi, nghe như tình tiết trong tiểu thuyết liêu trai ấy, tôi cảm thấy không tin cho lắm.
Chú Ba lần mò trên người, toan tìm thuốc hút, nhưng dĩ nhiên là trên người chú chả có điếu nào. Tôi lục lọi trong cái túi quần sau mông, thấy còn nửa bao Vân Yên , mua lúc ở quán bar Happy với Bàn Tử, bèn đưa luôn cho chú Ba.
Chú Ba châm thuốc, rít mạnh một hơi, rồi mới nói tiếp: "Khi tìm thấy cái bánh tông máu kia, chú mới hiểu ra, ông già nhà chú, cũng tức là ông nội mày ấy, mấy thứ ổng ghi trên cuốn sổ rách nát đó có lẽ còn có ẩn tình chi đây. Cũng chợt hiểu ra, vì sao khi chú hỏi năm ấy đã có chuyện gì xảy ra, ổng lại không muốn nhắc tới."
Hồi đó, về những thứ được ghi trong cuốn bút ký, dù chúng tôi có gặng hỏi thế nào đi nữa ông nội cũng chỉ nói có một câu, rằng đây không phải chuyện con nít nên nghe. Lúc ấy chúng tôi không biết vì sao, nhưng giờ cuối cùng cũng đã hiểu, chỉ có điều, không ngờ sự thật là khủng khiếp đến vậy.
Chú Ba liếc tôi một cái rồi nói: "Thằng cháu cả, mày thông minh lanh lợi đến thế, chắc chắn là không cần chú nói mày cũng biết tỏng chuyện gì xảy ra rồi."
Tôi không dám gật đầu, vì chuyện tôi vừa nghĩ đến thật sự chẳng dám nói ra lời.
Đọc bút ký của ông tôi thì biết, trước khi ông tôi giựt sợi thừng ra được một cánh tay đứt đang nắm chặt quyển sách lụa Chiến quốc, trong cổ mộ từng vang lên một tràng tiếng súng pạc hoọc. Nói cách khác, lúc ở trong cổ mộ, ông cố tôi có lẽ đã bị nguyên một băng đạn pạc hoọc bắn cụt tay phải.
Mà con bánh tông máu trong hầm tối ở ngôi cổ mộ kia cũng không có cánh tay phải, hơn nữa miệng vết thương cũng có dạng lưa tưa như sợi bông vì bị nổ. Như vậy chỉ có một khả năng rất cao, đó là con bánh tông máu kia vốn không phải một cái xác cổ, mà chính là ông cố tôi thi biến mà thành!
Theo suy đoán của tôi, mọi chuyện có lẽ đã xảy ra như thế này:
Khi mấy người bọn họ chui vào trong đạo động, tất nhiên là cũng phát hiện ra căn mật thất ẩn dưới quan tài đá giống như chú Ba. Dựa vào tính cách của ông cố được miêu tả lại trong bút ký, chắc chắn ông cố sẽ giành làm người đi tiên phong, nhất định phải đi trước người khác bằng được, do vậy, ông hẳn chính là người đầu tiên chui xuống mật thất dưới đáy quan tài.
Mà cũng lại trong gian mật thất kia, ông cố đã phát hiện ra cuốn sách lụa Chiến quốc. Ngay khi ông cầm lấy sách lụa, định rời khỏi mật thất thì đột nhiên xảy ra một biến cố gì đó rất hãi hùng.
Lúc biến cố mới phát sinh, có lẽ ông vẫn còn có cơ ứng phó, vốn vẫn còn có thể thò tay ra khỏi mất thất được, nhưng chờ đến khi ông nghĩ ra được điều này thì đã quá muộn. Trong tình huống bất đắc dĩ, có lẽ tự bản thân ông, hoặc là cụ cố tôi, đã nổ súng cắt phăng cánh tay ông cố.
Cánh tay đứt được ông nội ở bên ngoài dùng con chuột đất kéo ra khỏi cổ mộ, còn ông cố bị nhốt ở bên trong mật thất, cuối cùng biến thành một con quái vật vô cùng đáng sợ.
Cụ cố và kỵ tôi ở ngoài gian mật thất đã cố gắng hết sức để cứu ông cố ra, cuối cùng cũng bị liên lụy, chết ở bên cạnh quan tài.
Tuy nhiên, còn cái thứ đỏ như máu đuổi theo ra ngoài mộ thất lúc cuối cùng và cái xác khổng lồ với gương mặt to bè quái dị kia là gì? Trong này giải thích không rõ ràng cho lắm. Tôi cảm thấy có khả năng cái thứ đỏ như máu kia chính là ông cố tuy gặp nạn nhưng vẫn còn sót lại chút ý thức, có điều, lúc bấy giờ ông nội tôi không thể tưởng tượng nổi đến điều này, cho nên cứ tưởng ông cố là quái vật trong mộ cổ.
Đương nhiên, sự việc có chính xác là như vậy hay không thì chỉ có người trong cuộc mới biết. Chứ bây giờ cứ ngồi phỏng đoán, cho dù có giải thích được hợp lý đến mấy thì cũng vẫn chỉ là phỏng đoán mà thôi.
Tôi lựa lời mà nói suy nghĩ này của mình ra cho chú Ba nghe. Chú nhìn tôi với vẻ mặt phức tạp, rồi khẽ gật đầu.
Bấy giờ, tôi nghĩ đến một vấn đề, bèn hỏi: "Nhưng mà, ông nội đã từng nói 'đây không phải chuyện con nít nên nghe', chứng tỏ ông cũng biết lúc đó có thể mình đã nổ súng bắn chính anh trai mình. Đáng ra ông không thể biết được chuyện này mới đúng, như vậy, có khi nào về sau ông nội đã từng trở lại ngôi một cổ đó một lần nữa rồi chăng? Mà trong bút ký lại không thấy ghi những chuyện xảy ra tiếp theo, có phải chính là bởi vì sự thật quá khủng khiếp?". Chú Ba nhíu mày đáp: "Chú mày cũng thắc mắc tương tự, nhưng điều này không thể nào kiểm chứng được nữa. Ông già chết rồi, chúng ta vĩnh viễn không bao giờ có thể biết được năm ấy đã thật sự xảy ra chuyện gì."
Tôi hỏi: "Vậy còn tiếp đó? Chú có xuống mật thất dưới đáy quan tài không?" Chú Ba lại rít mạnh một hơi khói, cháy hết gần một phần năm điếu thuốc rồi hỏi lại: "Nếu mày là chú thì có chịu nhịn, không leo xuống được không?"
Tôi thầm cười khổ, tự nhủ nếu cháu mà là chú thì đã sợ chết ngắc ngay từ lúc mở cửa ngầm rồi, làm gì còn cơ hội nào để cân nhắc xem có nên xuống dưới hay không nữa. Tôi lắc đầu bảo: "Thôi thôi làm sao mà cháu so với ngài được ạ, lá gan của thằng cháu ngài ngài biết tỏng rồi còn giả bộ. Mà thôi chú đừng lấp la lấp lửng nữa, nói mau đi xem nào, rốt cuộc trong mật thất kia có cái gì thế?"
Chú Ba thở dài nói: "Chú cho mày xem thứ này trước đã, rồi hẵng từ từ kể cho mày nghe." Nói xong, chú lôi ba lô của mình ra khỏi chiếc tủ cạnh giường bệnh, rồi lấy từ trong đó ra một cái hộp ngà voi nhỏ.
Tôi cầm lấy, nhìn thử thì thấy đó là cốt một cái hộp tráng men triều Thanh, còn ở dạng bán thành phẩm, chưa tráng men màu lên trên, rất nặng. Tôi mở ra xem thì thấy trong hộp có một viên đá cuội màu đen xấu xí, trông cứ như loại đá cuội ta thường bắt gặp trong mấy đống cát ở các công trường xây dựng thời nay ấy.
"Đây là cái gì?" Tôi lấy làm kỳ lạ, bèn hỏi.
"Hòn đá đó là thứ chú lấy ra từ trong gian mật thất kia." Chú Ba trả lời.
Tôi "a" lên một tiếng: "Chính là thứ này sao?" rồi cẩn thận xem xét viên đá, nhưng nhìn mãi vẫn không thấy có gì kỳ lạ hết. Tôi vừa định nhón tay cầm lấy thử xem thì chú Ba đã đậy cái hộp lại. "Đừng động vào, thứ này nguy hiểm đấy." Chú bảo.
Tôi trả lại cái hộp cho chú, nói vẻ khó hiểu: "Đây hình như chỉ là một hòn đá bình thường thôi mà, trong cái mật thất quỷ quái đó mà lại có cái này à?"
Chú Ba thở dài. Hình như người lên đến tầm tuổi của chú rất thích thở dài thì phải. Chú nói: "Mày đừng có khinh thường nó, lúc ấy chỉ vì lấy cái thứ này mà chú suýt nữa mất mạng đó."
Sau khi đoán ra chân tướng của huyết thi, chú Ba sợ đến thất thần, ngồi đờ ra dưới đất một lúc rất lâu mới từ từ hồi lại được, lòng dạ rối bời như mớ bòng bong. Nhìn cánh cửa vào mật thất cách có hơn hai bước, chú tự hỏi trong bóng tối kia rốt cuộc có sức mạnh thần bí gì mà có thể biến một con người trở thành cái bộ dạng như thế.
Chú Ba cũng giống tôi, là kiểu người mệnh phạm Thái Cực, tuyệt đối chịu không nổi đòn tra tấn của sự tò mò. Chỉ có điều lá gan tôi quá nhỏ, thường xuyên chịu cả lòng hiếu kỳ lẫn sự sợ hãi dằn vặt tra tấn, còn chú Ba thì không như thế. Chú chỉ hơi do dự một chút, rồi ngay lập tức quyết định xuống dưới mật thất xem xét để biết cho thấu đáo mọi sự.
Giờ ngồi ngẫm lại mới thấy đây thực ra là một quyết định cực kỳ không sáng suốt, chắc cũng chỉ có người như chú Ba mới có thể ra ra cái quyết định như trên trong tình cảnh này.
Ông nội tôi sở dĩ không chịu dạy cho chú Ba quá nhiều bản lãnh, cũng là vì chú làm việc quá manh động. Sự thật chứng minh ông tôi nhìn người hơi bị chuẩn, mỗi tội là trước những kinh nghiệm của bậc lão luyện, đám trẻ trâu lại thường bỏ ngoài tai.
Nghỉ ngơi một lát rồi chú Ba liền bắt tay vào chuẩn bị. Trước tiên chú thu nhặt lấy hài cốt của mấy vị tiền bối, cởi áo khoác, xé toang ra rồi gói hai bộ xương nằm bên cạnh quan tài vào chiếc áo. Sau đó chú đeo bao tay vào, dùng thừng trói xác luồn qua hai nách của huyết thi, kéo ra khỏi quan tài, cung kính đặt ở một bên, rồi đem cái đầu lâu bị chặt cụt đặt trở lại. Chú quay về phía ba cỗ thi hài, dập đầu ba cái thật dứt khoát rồi khấn: "Thằng cháu bất tài Ngô Tam Tỉnh, đầu óc ngu dốt, đã mạo phạm di thể tổ tiên, xin các ngài thứ lỗi."
Dập đầu xong, chú gài lại con dao bầu lên hông, lại lấy kíp nổ ra giắt vào đai lưng, nhìn tổng thể toàn thân, xác định tất cả không có sơ hở gì.
Chú tập trung tinh thần, đi đến chỗ quan tài, lại kéo cánh cửa ngầm lên một lần nữa, cẩn thận xem xét bên trong.
Đằng sau cánh cửa ngầm quả nhiên là một con đường hầm dốc nghiêng xuống dưới. Có điều, không ngờ là trần đường hầm này rất thấp, thấp đến độ gần như chỉ có thể nằm rạp xuống bò vào.
Cửa vào đường hầm kích cỡ chỉ bằng cỡ cái quan tài. Con "bánh tông máu" kia trước đây cũng nằm trong đường hầm này. Cũng may dưới này không gian chật hẹp, con "bánh tông máu" kia dù trời sinh rất khỏe cũng không thể vận dụng được hết sức mạnh, bằng không, chỉ với sức của chú Ba thì lấy cửa gì mà đòi chặn lại được nó?
Trước hết, chú Ba mở bật lửa ném vào trong. Ánh lửa lăn lông lốc một đường, rơi thẳng vào sâu trong đường hầm, cuối cùng dừng lại, trở thành một nguồn sáng nho nhỏ chiếu sáng một khoảng.
Tiếp đến, chú sờ sờ lên con dao bầu bên hông, nói một tiếng xin tổ tiên phù hộ rồi hít một hơi, cẩn thận từng ly từng tí nâng người lên, từ từ chui vào bên trong đường hầm.
Trong đường hầm tràn ngập một mùi tanh hôi khó mà dùng lời mà tả được. Chú Ba nhoài người nằm rạp xuống, không thể không nhịn thở, di chuyển vào bên trong. Đợi khi thân thể lọt vào toàn bộ rồi, chân kéo cửa ngầm ở phía trên một cái, cửa ngầm tự đóng sập xuống.
Trong chốc lát bốn phía yên tĩnh khác thường, chỉ còn tiếng bật lửa cháy leo lét ở phía trước. Chú Ba có chút căng thẳng không rõ nguyên nhân, mồ hôi hột chợt tứa ra ướt đẫm khắp thân người. Chú cố gắng trấn tĩnh lại một lát, lấy đèn pin bật lên chiếu sáng trước mặt.
Ánh đèn pin so với bật lửa thì mạnh hơn nhiều, trong chốc lát đã chiếu đi rất xa. Chú thấy đường hầm này do những phiến đá màu đen xếp thành, đại khái cứ ba mét một phiến, từng phiến từng phiến liền kề nối tiếp nhau, thông thẳng một mạch vào sâu tít phía trong. Toàn bộ đường hầm sạch sẽ khác thường, những phiến đá đen bốn phía cũng được giữ cho cực kỳ trơn nhẵn, không trang trí bất cứ thứ gì, thoáng nhìn trông giống đường ống thông gió của loại điều hòa trung ương kiểu cũ.
Độ lớn và màu sắc của ngọn lửa phát ra từ chiếc bật lửa phía trước đều rất bình thường. Không khí trong đường ngầm chắc hẳn là có lưu thông với bên ngoài, nên việc hít thở không thành vấn đề.
Chú Ba lấy lại bình tĩnh, cắn đèn pin lên miệng, bắt đầu bò vào sâu trong đường hầm.
Tôi cùng từng có kinh nghiệm bò trong đường hầm chật hẹp, nên biết đó hoàn toàn không phải việc nhẹ nhàng. Tuy chú Ba khỏe hơn tôi rất nhiều nhưng mới bò lên vài bước đã thấy thở hổn hển, cộng thêm thỉnh thoảng còn phải đề phòng xung quanh nên bò lại càng thêm vất vả.
Bò được chừng mười phút đồng hồ thì phía trước có chỗ ngoặt, chú Ba bèn vòng qua. Chú cứ tưởng phía sau vẫn là đường ngầm tương tự, nhưng vừa ngoặt một cái, chú liền phát hiện trước mắt hiện ra một bức tường đá đen có khắc phù điêu.
Mới đầu, chú Ba rất sững sờ, ngây ngẩn một lúc lâu mới ý thức được, hóa ra đã đến hết đường hầm rồi.
Thế này là thế nào? Chú choáng váng, vốn tưởng rằng phía cuối của đường ngầm sẽ có một cánh cửa, sau đó có một gian mật thất nữa, mà tất cả mọi bí mật có lẽ sẽ đều nằm trong gian mật thất đó.
Thế mà bây giờ lại chẳng có cái gì cả. Đường hầm chỉ hơi dài một chút, rồi có một bức tường đen lớn chặn kín lối đi.
Không lẽ nữa xưa khi ông cố vào trong đã động chạm phải cơ quan nào đó, khiến đường hầm bị bịt kín hay sao?
Chú Ba gõ lên tường đá, thấy hình như phía sau tường đều đặc kín, lại xem xét mối nối ở bốn phía, phát hiện tường đá đã được gắn chặt vào chỗ này. Nói cách khác, đây chẳng phải là cơ quan gì cả, mà đúng là cuối của đường hầm thật rồi. Năm đó ông cố chui vào chắc cũng đã bò được tới đây.
Thế thì kỳ lạ quá. Nếu chỗ này là điểm cuối của đường hầm, vậy thì đây nhất định là chỗ ông cố trộm được cuốn sách lụa mang ra. Nhưng ở đây làm gì có cái gì đâu? Sách lụa chiến quốc năm đó đã được đặt ở chỗ nào? Không lẽ lại quăng trên mặt đất à?
Chú Ba đánh một vòng, xem xét bốn phía phần cuối đường hầm, rồi quan sát kỹ bức tường đá chặn đường kia một lúc.
Đúng lúc ấy, bức phù điêu trên tường đá đã thu hút sự chú ý của chú.
Đó là một vị thần mặt người mình chim, thân chim tựa loài cú đêm, mà mặt người thì cực kỳ cổ quái. Thủ pháp điêu khắc vô cùng cường điệu, gương mặt lớn như cái chậu rửa chân, miệng há hốc, tóc mai bồng bềnh, nét mặt vô cảm, chẳng biết là nam hay nữ.
(Tôi nghe đến đó liền 'a' lên một tiếng.)
Chú Ba chú ý thấy trên miệng bức phù điêu có một chỗ hơi lõm vào, so sánh bằng hình ảnh một chút thì có thể thấy ngày trước cuốn sách lụa có lẽ đã được cuộn lại, đặt trong miệng phù điêu.
Có điều miệng của phù điêu lại đúc đặc. Nói cách khác, sau khi lấy cuốn sách lụa ra sẽ không có cơ quan nào được khởi động.
Chú ngẩng đầu nhìn xem các bộ phận khác trên mặt phù điêu, mũi, tai, mắt, cuối cùng, ánh mắt chú dừng ở lại ở con mắt của bức phù điêu, nhìn chòng chọc.
Phù điêu mặt người thân chim có bốn con mắt, còn chạm trổ đồng tử hình tròn, nhưng kỳ quái ở chỗ đồng tử của hai con mắt bên trên lồi lên, còn đồng tử của hai con mắt phía dưới lại lõm vào. Có thể nói, đây chính là hai phương pháp chạm khắc phù điêu, là khắc âm và khắc dương.
Chú Ba xưa nay chưa bao giờ gặp phải chuyện như thế này. Không chỉ là chú mà ngay cả tôi cũng biết điều này tuyệt đối là không thể xảy ra được. Tất cả các loại phù điêu nếu không khắc kiểu dương hết thì là khắc kiểu âm hết, không thể sử dụng lộn xộn xen lẫn ở cùng một nơi.
Chú Ba tiến đến ghé sát vào nhìn, không khỏi "a" lên một tiếng. Chú phát hiện, hóa ra hai đôi đồng tử kia không hề chạm khắc gắn liền thành chỉnh thể với bức phù điêu, mà chỉ là ở vị trí mỗi con mắt đều có một viên đá cuội xấu xí màu đen được khảm vào trong hốc mắt. Điều kỳ quặc chính là, hai viên đá của hai con mắt phía trên vẫn còn, nhưng hai viên đá của hai con mắt phía dưới đã bị người ta cạy ra, chỉ còn lại hai hốc mắt hình cầu.
Chú Ba ngắm nghía hai con mắt kia, cảm thấy mọi thứ bắt đầu dần dần sáng tỏ, một phỏng đoán cực kỳ táo bạo xuất hiện trong đầu chú.
.
.
.
Chú thích.
[1] nguyên là "基酒" (cơ tửu), hay tiếng Anh là "base liquors", dùng để chỉ rượu chủ đạo trong pha chế. Trong trường hợp ngữ cảnh ở đây thì mình nghĩ 基酒chỉ đơn giản là để chỉ loại rượu thuần, gần giống như rượu trắng, cay nồng, không có mùi vị đặc biệt thôi.
Chú thích thêm vì thích =]]]]]] Cocktail là đồ uống pha trộn của nhiều loại rượu và các hương liệu/ thành phần khác nhau, nhưng luôn cần một loại rượu chủ đạo để làm nền, gọi là base. Rượu nền dung chứa được những thành phần hương liệu/điều vị/điều sắc và giữ được nguyên vẹn được hiệu quả về mùi hương/vị/màu sắc của các thành phần đó trong hỗn hợp cocktail. Ví dụ, thường nói một ly cocktail có brandy-based thì tức là ly cocktail đó có rượu nền là brandy. Các loại rượu nền thường dùng, mạnh thì là vodka, whiskey, gin, rum, tequila..., nhẹ thì có rượu mùi.
Một ly cocktail thường có 3 thành phần chính là base, main flavoring (tăng mùi thơm và tạo vị dễ uống cho base) và special flavoring (điểm nhấn cho hương vị và màu sắc cho base) ~
[2] xác ướt: xác cổ lúc khai quật lên có ngoại hình hoàn chỉnh, bên ngoài thân hơi ẩm ướt, nội tạng còn đầy đủ, cơ thể vẫn đầy đặn, tứ chi và các khớp xương vẫn có thể vận động được mà không bị căng cứng; khi giải phẫu ra thì các cơ quan lớp lang rõ ràng, mạch máu dây thần kinh không bị hư hại gì, trên da có thể xuất hiện các khối u cục từ muối của axit béo, xương cốt ít nhiều cũng có hiện tượng mất chất vôi.
Bo-nút thêm hình khẩu pạc hoọc phát (〜 ̄▽ ̄)〜
Chương 7. Cửu Thiên Nương Nương bốn mắt
Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo
Beta: Earl Panda
.
.*****
Theo lời chú Ba, vị thần đầu người mình chim trên bức tường đá này đã từng xuất hiện trong truyền thuyết, thần thoại của nhiều vùng đất, nhiều dân tộc. Tôi tin rằng nó và lũ quái điểu mà chúng tôi gặp ở Vân Đỉnh Thiên Cung đều cùng là một loài sinh vật.
Về sau khi tìm hiểu kỹ tôi mới biết, vị thần này còn được người Ai Cập cổđại gọi là: "Ba", tượng trưng cho linh hồn bất tử của con người. Nói cách khác, nếu làở Ai Cập cổđại, ma quỷ nhà bọn họđều đức hạnh ghê gớm như vầy đó. Còn ở bên Ấn Độ thì chuẩn mực hơn được một tý, loại thần này được gọi là"Ca-lăng-tần-già"[1], truyền thuyết kểrằng, chúng là loài chim thần cư ngụ trên núi Tuyết sơn, véo von ca hát cho cõi cực lạc của Phật Tổ.
Ở Trung Quốc, loài chim này còn nổi tiếng hơn cảở hai nơi kia. Đầu người mình chim, chính là "Cửu Thiên Huyền Nữ nương nương"[2] của Trung Quốc, hình như trong "Kinh Thi" hay "Long Ngư HàĐồ", hoặc là cuốn sách cổnào đó khác (mà tôi thật sự nhớ không ra), người đã dạy Hoàng Đế nội hàm sâu xa của các loại kỳ môn độn giáp và"Long Giáp Thần Chương" chính là vị này đây.
Ngoài ra còn rất nhiều truyền thuyết khác nữa, có thuyết còn cho rằng Cửu Thiên Huyền Nữ chính là Tây Vương Mẫu, tuy nhiên đa phần các truyền thuyết rất lộn xộn, cho nên những thứ này không thể kiểm chứng được. Thậm chí, dưới thời Lục Triều, có một lượng lớn những ghi chép của Đạo Giáo cho rằng "Huyền Nữ" là người đã truyền lại cho Hoàng Đế kỹ thuật chăn gối. Không biết bà Huyền Nữ này có phải là Huyền Nữ kia chăng, chứ bị cái thứ như thế kia chỉ dạy kỹ thuật phòng the thì chắc chắn không phải chuyện sung sướng gì. Phải tôi, tôi thà chết quách cho xong. (nghĩ đi đâu vậy :v)
Vậy lúc chú Ba nhìn thấy bốn con mắt trên bức phùđiêu, chú đã nghĩ đến cái gì?
Khi ấy, chúđã suy tính như thế này:
Trên trán bức phùđiêu có bốn vết lõm, hẳn là phải có bốn hòn đá cuội được khảm vào. Hiện giờ chỉ còn hai viên, vậy chắc chắn hai viên còn lại đã bị người ta lấy mất. Mà trong cổ mộ thì không thể nào có người thường xuyên lui tới. Như vậy, người lấy mất hai viên đá kia, tám chín phần làông bác ruột nhà mình năm xưa.
Những điều này đều rất đơn giản, ai cũng có thể nghĩ ra được, khỏi phải giải thích thêm ởđây nữa.
Vấn đề quan trọng là: 2 viên còn lại kia, tại sao vẫn ởnguyên vị trí cũ?
Thổ phu tử không coi trọng việc "Để phần cho con cháu nó hưởng". Nếu ông bác nhà mình đã có hứng thú với thứđá cuội này thì tại sao lúc đó không gỡ hết xuống mà cầm đi, còn chừa lại hai viên làm gì?
Chú ba lại nghĩ tới kết luận lúc nãy của mình: tai họa đã biến bác Hai thành như vậy, chắc chắn đã xảy ra trong mật thất này.
Thế nhưng trong đây lại không có chỗ nào kỳ quái hết, chỉ là một không gian bốn phía bị bịt kín mà thôi.
Điều lạ lùng duy nhất chính là bốn viên đá này. Hai viên đã bị lấy xuống, chả có nhẽ bác Hai lại cố tình để lại 2 viên kia? Như vậy, lẽ nào sự cố năm xưa đã xảy ra ngay khi bác Hai gỡ hai hòn đáđó xuống? Sau khi gỡđược hai viên đá rồi, do đột nhiên gặp phải chuyện gìđó nên ông không còn thời gian lấy nốt 2 viên còn lại sao?
Chú Ba nghĩ đến đây, bỗng nhiên thông suốt. Giả thiết về viên đá và toàn bộ câu chuyện được xâu chuỗi vào với nhau không sơ hở chỗ nào. Chú vội vàng sáp lại gần bức phùđiêu, quan sát thật kỹ hai viên đá cuội màu đen ma quái kia.
Đá được khảm rất sâu vào bức phùđiêu. Cả bức phùđiêu trông như liền một thể, nếu không nhìn kỹ thì sẽkhông thể biết được nó và tường đá là hai bộ phận tách biệt. Sở dĩ chú ba thoáng nhìn đã phát hiện ra là do trong đóđã có hai viên bị lấy mất, chứ lúc đầu cả bốn viên mà cònở nguyên đó, nếu không có khả năng quan sát đáng nểthìđừng hòng phát hiện ra được. Xem ra, ông bác nhà mình năm xưa cũng không phải là nhân vật đơn giản.
Tuy nhiên, nếu nạy mấy viên đá này xuống thì sẽ dẫn đến chuyện gì cơ chứ? Phía sau tường đá chắc chắn không có bẫy rập, vậy chẳng lẽ làđá cóđộc hay sao? Không thểnào, mới nãy chú vừa chạm vào rồi mà.
Chú Ba hơi do dự, một cảm giác kích động không thểkìm nén dâng lên trong lòng chú. Chú quyết định cứ nạy một viên xuống xem sao.
Chú Ba rút con dao quắm ra, quẹt dăm phát lên vách tường bên cạnh để mài rồi mới run rẩy mò sang. Chú dùng mũi nhọn gõ gõ thử lên một viên đá, sau đó lách con dao vào một khe hở rồi nạy ra. "Cách" một tiếng, một viên đáđã rơi vào lòng bàn tay chú.
Viên đá vừa rơi xuống một cái, chú Ba lập tức lùi lại một bước, cảnh giác quan sát bốn bên, chỉ sợ có cái bẫy bí mật nào đột nhiên khởi động.
Thế mà lại chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Viên đá trong lòng bàn tay chú lạnh như băng, im lìm. Bốn phía cũng không cóđộng tĩnh gì lạ. Phùđiêu vẫn là phùđiêu mà bức vách thì cũng vẫn là bức vách.
Chú Ba đợi thêm tý nữa, chắc chắn không có chuyện gì xảy đến mới thở phào nhẹ nhõm, nhưng trong lòng chú lại buồn bực. Chẳng lẽ giả thiết ban nãy của mình sai rồi? Hay là, sự cố năm đó chỉ có thể bị kích hoạt một lần, bây giờ có làm gìđi nữa cũng không khiến nó xảy ra được?
Chú cất kỹ viên đá cuội này, lại cạy tiếp viên còn lại. Thứ tự hành động vẫn như cũ, lách lưỡi dao vào một bên khe hở. Lúc này chúđã trấn tĩnh hơn một chút, sức lực cũng mạnh hơn, gảy một cái, lại nghe "cách", viên đá khẽđộng rồi văng ra.
Chú Ba vội vàng đỡ lấy, nhưng viên đá lại bắn đi quá nhanh, chú không kịp phản ứng. Loáng cái, nó rơi xuống đất nghe "bịch" một tiếng, cứ như tiếng một quả bóng cát rơi xuống nền xi-măng, vừa rơi đã vỡ tan thành bụi đất. Viên đá màu đen làm cuộn lên một đám bụi màu đồng thau, thoắt cái đã lan ra mù mịt trong không khí.
Chú Ba giật mình một cái, nhủ thầm "thôi xong". Chú ho khan một tiếng, phẩy phẩy tay quạt không khí, thấy trong miệng toàn một thứ mùi hăng đến cay xè. Nghĩđến màu sắc trên người con huyết thi, theo bản năng, chú cho rằng đám bụi đất này dễ chừng cóđộc, bèn vội vàng lấy áo che mặt, thối lui về phía sau.
Lùi được vài bước, chú lập tức nhìn lại chỗ viên đá rơi xuống ban nãy. Chỉ thấy trên mặt đất nơi viên đá vỡ nát, ngay chính giữa đống bụi phấn màu đồng thau, bỗng dưng có một con bọ màu đỏ bò ra. Nó cuộn mình lại, kêu "chin chít".
Chú Ba vừa thấy con bọ, trong đầu liền nổ oành một tiếng, bất giác cơ thể rụt cả về phía sau.
Bởi vì vừa nhìn một cái là chúđã nhận ra loài bọ này rồi. Đó là một con bọăn xác, nhưng lại không giống với loại thường gặp. Bọăn xác màu đỏ, theo lời các vị bô lão trong nhà từng bảo thì kịch độc không gì sánh bằng, làác quỷtrong loài sâu bọ, dính vào máu là hết đường sống, chạm nhẹ một cái là trúng độc liền.
Nhưng nghe nói loài bọăn xác màu đỏ này chỉ sống được trong các xác ướp cổ, gần như không ai không gì có thể bắt được nó, sao lại có thể bị người nhốt vào trong một hòn đá như thế này? Rồi còn khảm vào trong bức phùđiêu đây nữa? Mà quái lạ nhất là, con bọ bị nhốt trong viên đá này, sao vẫn còn sống được?
Chú Ba cảm thấy vô cùng kỳ dị. Cóđiều, chú lập tức nhận ra mình không còn thời gian suy nghĩ chuyện này nữa. Trên mặt đất, con bọ nhỏ màu đỏ xoay vài vòng, dần dần duỗi cái thân ra, bắt đầu rung rung cái cánh, bò bò trên đất, hình như là chuẩn bị bay.
Trước đó chú Ba chưa từng gặp bọăn xác chúa, không biết độc tính của nó có lợi hại đến mức như lời kể không, chỉ biết nếu chuyện đó có thật, trong không gian nhỏ hẹp như thế này, con bọ này mà bay lên một cái thì chẳng khác nào tuyên án tử hình cho mình.
Chú cẩn thận từng li từng tí, nhích dần ra sau vài bước, lật ngang con dao quắm định đập chết nó nhân lúc nó chưa bay. Còn chưa kịp đập xuống, chú chợt nghe những tiếng "kèn kẹt kèn kẹt" vang lên từ phía dưới con dao, sau đó một bóng đỏ bay vụt ra, rồi đậu ngay lên chính vai chú!
Tốc độ của chớp sáng đỏấy quá nhanh, chú Ba căn bản không thể né kịp được. Chú giật mình một cái, sợđến mức mồ hôi lạnh tứa ra đầm đìa, con dao trên tay theo phản xạvung về phía sau một cái, đập vào chính vai mình. Con bọăn xác chúa thấy động liền bay lên, đậu ở một bên tường.
Lúc này con bọăn xác chúa đã hoàn toàn tỉnh hẳn. Nó bắt đầu đập cánh, không ngừng phát ra những tiếng "kèn kẹt kèn kẹt" như tiếng ếch nhái kêu. Một mùi thối hăng xè không ngừng toát ra từ trên thân con bọ.
Chú Ba vừa suy xét tình huống, bụng bảo dạ thôi không xong rồi. Cái thứ bỏ mẹ này còn khóđối phó hơn cảhuyết thi, ở lại đây thì chỉ cầm chắc cái chết. Ba mươi sáu chước, chước chuồn là hơn, thôi thì té lẹ. Nghĩđến đó, chú liền co người lại, rón rén lùi dần về phía cửa vào con đường hầm.
Trong đường hầm chật hẹp không thể xoay người được, chú chỉ còn nước bò ngược, lăn lê bò toài mà lủi xuống chỗ cửa đường hầm. Phúc bảy mươi đời là khi quay đầu nhìn sang bên, con bọ màu đỏđó cũng không bám sát lấy chú.
Chú Ba lấy lại bình tĩnh, lần mò tìm cái chốt của cánh cửa ngầm. Nhưng do đang hoảng, tay chú run rẩy ghê gớm, gần như không thểđiều khiển được chính mình.
Khó khăn lắm mới lần mòđược cái chốt, đẩy cánh cửa ngầm lên, chú Ba vừa thở phào nhẹ nhõm thìđột nhiên một luồng sáng đỏ với vận tốc nhanh như chớp bay vọt ra từ trong bóng tối của đường hầm. Tốc độ của nó cực nhanh, cứ như dịch chuyển tức thời trong phim viễn tưởng vậy, chưa gìđã xông thẳng vào mặt chú Ba. Trong nháy mắt, con bọđã vọt đến ngay trước mặt chú rồi.
Chú Ba thầm kêu một câu "Thôi chết", định trốn nhưng đã muộn. Đúng lúc chỉ mành treo chuông đó, giữa cái khó chú ló cái khôn, bèn rụt cổ lại, sau đó dốc hết sức bình sinh thổi mạnh một phát về phía con bọ.
Từ hồi phải thổi lửa bếp lò chú Ba đã luyện được một dung tích phổi kháđáng nể. Hơi chú rất khỏe, thoắt cái đã thổi vù một cái khiến con bọăn xác lạc phương hướng, ngã vật ra rồi đập bộp vào tường.
Nhân cơ hội này chú Ba liền vung tay, nghiêng người lộn từ trong đường ngầm ra ngoài, rồi trở tay đè cửa hầm chặt cứng.
Con bọ chúa phía dưới dường như cũng cùng lúc đi theo, nhưng giờ nóđã chậm một bước, cánh cửa ngầm đã bị bịt kín. Nó"bụp" một tiếng liền đâm phải cửa đá rồi ngã xuống, cứ thế liên tục kêu những tiếng "kèn kẹt kèn kẹt" .
Chú Ba chỉ thấy da đầu tê dại, toàn thân bủn rủn. Chú ngã phịch xuống bên cạnh quan tài, mới phát hiện ra toàn thân mình đều ướt đẫm mồ hôi, phải lâu lắm mới dầu dần khá lên được.
[Tôi đã nếm mùi lợi hại của bọăn xác chúa, nghe đến tên thôi cũng toát mồ hôi lạnh, vội vàng bảo chú kể ngắn gọn thôi, không cần tả sinh động đến như thế. ]
Sau đó, chú Ba cảm thấy nơi này không thểở lâu, cũng chẳng cố kiết gì nữa, bèn thu dọn đồđạc, đào đường hầm quay ngược lại, khuân di cốt của mấy vị tổ tiên trèo ra ngoài mộ cổ.
Chú chọn một chỗ kín đáo hỏa thiêu cái xác, sau đó men theo đường núi đi suốt đêm về thị trấn. Theo cách nói của chính chú thì, khi lên đến đỉnh núi cũng vừa lúc mặt trời ló dạng, chú ngắm vầng thái dương, lần đầu tiên cảm thấy được đứng trên mặt đất tuyệt vời đến thế nào.
Sau này khi trở về Trường Sa, chú Ba không kể lại việc này cho bất cứ ai, kể cảông nội. Nhưng từđó chúôm một niềm hứng thú say mê với cuốn sách lụa Chiến Quốc, bèn bắt đầu âm thầm nghiên cứu. Tuy nhiên, đám bạn bè của chú Ba lúc bấy giờ không phải du côn thì cũng là lưu manh, chẳng có lấy một mống biết làm việc bàn giấy, điều tra nguyên cả nửa năm cũng chẳng ra được kết quả nào. Viên đá mang ra từ trong đường hầm chú cũng tìm rất nhiều vị tiền bối nhờ xem hộ, nhưng họđều chẳng nói ra được cái đầu cua tai nheo gì.
Chú Ba nản lòng nhụt chí, dần dần mất đi hứng thú. Cho đến tận trước chuyến đi Tây Sa, chú tình cờ gặp may, sự việc mới có cơ chuyển biến.
Hồi đó, một người bạn của chú mắc bệnh qua đời. Gia đình mời một gãđạo sĩ mũi trâu về làm lễ. Đạo sĩ thời đó cũng chỉ là nghề tay trái mà thôi, khoác tấm đạo bào vào là biến thành thầy cúng, cởi ra lại có thể là bất cứ ai, cũng chẳng có gìđáng coi trọng. Cúng bái xong xuôi, cảđám ngồi chè chén một bữa no say. Chú Ba cũng quên béng mất lúcấy đã xảy ra chuyện gì, hình như là xỉn quá nên luôn mồm chém gió, lôi viên đá ra khoe khoang.
Nào ngờ gãđạo sĩ kia vừa thấy vật nọ mặt mũi liền biến sắc, lại ngửi ngửi, rồi đột ngột nói rằng đó không phải làđáđâu.
Chú Ba không thèm để mắt đến người này, có phần giễu cợt mà hỏi gã: "Không phải đá cuội thì là cái quái gì?"
Đạo sĩ nghiêm mặt nói với chú: "Đây là một viên linh đơn."
Đạo sĩ mũi trâu nói chắc như bắp, chú Ba thấy không giống kiểu ăn ốc nói mò. Chú tưởng gặp được cao nhân rồi, bèn kéo hắn ra chỗ không người, định hỏi cặn kẽđầu đuôi.Ấy thế mà gã mũi trâu này cũng chỉ là loại nửa mùa, chỉbiết thứ này làđơn dược, lại không biết được lai lịch cụ thểcủa nó. Mà sở dĩ gã biết nó làđơn dược, cũng chỉ vìđạo quán nơi bọn gã trú ngụ cổ kính vô cùng, nghe nói có từthời Ngũ Hồ Loạn Hoa [3] cơđấy. Ởđạo quán có rất nhiều đồ cổ truyền từ mấy đời, đều được giao vào tay gã trông coi, trong đó có rất nhiều công cụ luyện đơn. Trong sốđó gã từng gặp loại đơn dược giống hòn đá thế này, cũng đã từng ngửi hương vị, cho nên mới dám khẳng định vậy đó.
Chú Ba không khỏi thất vọng, nhưng rốt cuộc cũng thấy ánh bình minh. Sau đó chú tới tìm mấy nhà kim thạch học[4], bọn họ cũng công nhận rằng điều đó là chính xác. Vật nọ, quảđúng là một viên "Linh đơn".
Có điều cái món linh đơn này thuộc về lĩnh vực Huyền học, rất nặng tính cá nhân. Hầu như mỗi phương sĩ(*) đều có phương pháp luyện đơn của riêng mình, lại không có văn tự cổđể tham khảo, có mỗi một viên linh đơn thì cũng chả nhìn ra được cái quái gì. Ngược lại, gãđạo sĩ mũi trâu kia bảo với chú, rằng nếu thứ này được tìm thấy trong mộcổ thì chắc chắn nóđược người xưa coi là thuốc trường sinh bất lão rồi, vì chỉ có loại thuốc đó mới được người ta đem đi bồi táng.
(*) Những người luyện đơn, dưỡng khí, tu thiền, khác đạo sĩ.
Chú Ba nghe xong cũng thấy rất hoang mang, bởi vì chú biết trong viên linh đơn này chính là bọăn xác chúa. Đơn dược thông thường là thuốc uống vào trong bụng, mà thứ này ăn phải thì chết là cái chắc, thậm chí còn chết thảm ấy chứ trường sinh cái rắm gì.
Trăm mối tơ vò gỡ mãi chẳng ra, lăn lộn suốt hơn nửa năm, hầu nhưđường nào cũng thử hết cả mà vẫn chẳng có bất cứ tiến triển gì. Đúng lúc chú Ba chuẩn bị bỏ cuộc hoàn toàn, tính quăng viên linh đơn kia vào bồn cầu giật nước cho rồi, thì một chuyện không thể tưởng tượng nổi đã xảy ra.
_____________
Chú thích.
[1] Ca-lăng-tần-già là tên một loài chim quý, lông đen, mỏđỏ, tiếng hót cực hay, êm ái, véo von hơn cả tiếng trời, thường sống thành cặp, không bao giờ rời nhau, sống trên Tuyết sơn (hay chính là Himalaya) phía bắc Ấn Độ. Tiếng hót của loài chim này thường được ví như pháp âm của Phật.
[2] Theo truyền thuyết, Cửu Thiên Huyền Nữ là thầy của Hoàng Đế, học trò của Tây Vương Mẫu, hình tượng thường thấy là nửa người nửa chim (mãi cho đến thời Tống mới được "nhân thần hóa" hoàn toàn, thoát khỏi hình tượng chim mà thành nữ thần cưỡi chim phượng đỏ, trên mây ngũ sắc, mặc áo thần cửu sắc). Khi Hoàng Đếđánh giặc Xi Vưu, bị Xi Vưu dùng phép thuật cho trăm dặm nổi mây mù, khiến quân của Hoàng Đế không phân được phương hướng. Thấy đánh mãi không xong, Hoàng Đế bèn lập đàn cầu thần tới giúp. Vương Mẫu sai Cửu Thiên Huyền Nữ xuống trần, trao cho Hoàng Đế bùa binh tín lục giáp lục nhâm, roi Linh bảo NgũĐế, sách sai khiến quỷ thần, ấn chế ngự yêu ma thông linh ngũ minh, lại dạy cách độn nguyên ngũâm ngũ dương, bức hình Thái Nhất thập tinh tứ thần, khẩu quyết ngũ binh Hàđồ sách tinh, giúp Hoàng Đế diệt trừ Xi Vưu. Sau này bà còn giúp cho nhân gian nhiều việc nữa, thỉnh Gu gồ nốt -3-
Bô-nút thêm cái hình =3= Bên trái là con Bah, bên phải là tượng gốm Ca-lăng-tần-già (nguyên văn tiếng Ấn độ là Kalavinka) của Tây Hạ
Còn đây chính là Cửu Thiên nương nương bốn mắt trong truyện, hàng original chôm từ weibo của chính tác giả ╮( ̄__ ̄)╭
[3] Ngũ Hồ loạn Hoa (năm tộc Hồ làm loạn Trung Hoa) hay Ngũ Hồ thập lục quốc, là một giai đoạn loạn lạc tranh chấp diễn ra sau thời Tấn và trước thời Nam Bắc Triều, do tộc người Hồ phương Bắc kéo vào Trung Quốc và lập thành nhiều quốc gia nhỏ.
[4] Kim thạch học: là môn học nghiên cứu chữ khắc trên các văn vật bằng đồng và bằng đá (bao gồm cả ngọc).
Chương 8. Khúc dạo đầu Tây Sa
Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo
Beta: Earl Panda
.
Beta's Note: Om dấm lâu nghĩ cũng tội các bạn lớm thôi cơ mà cũng kệ ╮( ̄▽ ̄)╭
.
.*****
.
Vào những năm ấy, phong trào khảo cổ và trộm mộđang đến hồi cao trào, hàng tá các đội thám hiểm nước ngoài đổ xô về châu Á, hòng kiếm chác chút đỉnh từ phát kiến vĩđại trong đợt khảo cổ lần thứ hai này.
Bấy giờ, ngành khảo cổ dưới biển của Trung Quốc gần như là một con số không tròn trĩnh. Phải trơ mắt nhìn cơman là quốc bảo bị người ta vơ vét sạch, người trong giới khảo cổ Trung Quốc sao không nóng lòng cho được. Có mấy vị giáo sư già cùng nhau kiến nghị lên cấp trung ương, đề xuất thi hành các giải pháp, nhưng về sau do hoàn cảnh bức ép, đòi tiền chẳng có tiền, đòi người chẳng có người, rốt cục đành giật gấu vá vai lập ra vài "đội khảo sát". Trong sốđó có một đội được phái về Tây Sa, đó chính làđội do Văn Cẩm phụ trách.
Chuyện chú Ba không thể ngờđược đã xảy ra ngay trước khi đội khảo cổ lên đường khoảng chừng một tháng.
Lúc ấy, chú Ba đang lo liệu giúp Văn Cẩm một số trang bị dùng dưới đất, cùng với mấy thứ như máy bơm, thiết bịlặn. Những thứ này cấp trên có chịu trách nhiệm gìđâu, toàn do chú Ba một tay thu xếp hết. Một ngày nọ vào giữa trưa, khi chú Ba đang bận rộn điều chỉnh thử thiết bị, thì bỗng thấy một cậu học trò tiến tới, bảo rằng bên ngoài có người tìm chú.
Chú Ba thầm lấy làm kỳ lạ, có mấy ai biết dạo này mình xây ổởđây đâu, vậy người kia là ai? Đến lúc đi ra ngoài trông thấy người nọ rồi, chú liền không khỏi sững sờ.
Người đó họ Giải, tên Giải Liên Hoàn, hẳn là lấy từ câu "Oán hờn ôm mãi chẳng nguôi. Than sao người thương nỡđoạn tuyệt, tin xa diệu vợi. Dẫu tay thần gỡ tương tư liên miên, như gió tan mưa tạnh vẫn còn bảng lảng sương mây"[1] đấy. Đó là anh em đằng ngoại nhà chú Ba, tính ra thì có thể coi như làông chú họ xa của tôi, vì cùng sống ởTrường Sa nên bình thường vẫn tới chơi, nhưng cũng không thường xuyên lắm.
Năm ấy, đối với chuyện này mà nói, đám chú Ba thì vẫn còn quen biết sơ sơ, chứ các cụđời trước thì chỉ có ngày lễ ngày tết mới họp mặt một chốc, lễ nghĩa cứ gọi là nhạt như nước ốc. Loại họ hàng như vậy lại đột nhiên đến tìm, khiến chú Ba có phần bất ngờ.
Có điều, họ hàng đãđến thăm thì tất nhiên là không thể lạnh nhạt, cũng không tiện hỏi luôn mục đích đến đây của người ta. Chú Ba bèn hoãn việc đang làm dở lại, hàn huyên với gã một lát rồi kéo gã ra ngoài quán ăn cơm. Đến khi được độ nửa tuần rượu, chú mới hỏi gã tìm đến đây có chuyện gì.
Nhà họ Giải cũng là loại thế gia vọng tộc, anh em cảthảy những sáu người, còn đông hơn cả nhàông tôi, đã như vậy thì chắc hẳn không phải là túng tiền rồi. Gãđãđến tìm chú Ba, tất nhiên phải có việc cần giúp đỡ, hơn nữa phải là việc gìđóđặc biệt lắm, bằng không làm gì có chuyện bọn họ không thể tự dàn xếp được cơ chứ.
Gã Giải Liên Hoàn kia õng ẹo một lúc lâu mới kể cho chú nghe, rằng thực ra cũng chẳng có chuyện gì to tát, chỉlà gã tính nhờ cậy mối quan hệ của chú, muốn xin một chân trong đội khảo sát của Văn Cẩm để ra biển xem xét một chút.
Chú Ba nghe xong liền cảm thấy cóđiều gìđó bất thường. Văn Cẩm xinh xắn đáng yêu, ai ai cũng quý mến, vì nhà họ Giải cũng là thân thích nên ít nhiều có quen biết nhau. Thế nhưng Văn Cẩm thái độ rất kín đáo, quen thì quen, nhưng quan hệ chẳng mặn mà thân thiết gì, càng không thể nói chuyện ngày thường tìm gặp nhau chơi. Thếmà không hiểu sao gã Giải Liên Hoàn này lại tự nhiên đưa ra cái yêu sách không biết điều như vậy, nhất định là cóýđồrồi. Chú lập tức lắc đầu, hỏi: "Cái gì mà ra biển xem xét, chú muốn xem làm gì? Đi Hàng Châu mà xem không được à?"
Giải Liên Hoàn khó xử vòđầu, nói rằng chuyện này gã không thể kểđược, nếu cứ nhất định phải biết, thì cứ coi như là gã hiện đang có một mối làm ăn ở ngoài đóđi. Gã cũng chỉ làđược người ta nhờ vả thôi.
Chú Ba lại hỏi gã sao không tựđi mà tìm cách xoay sởđi, thuê một con thuyền đánh cá nào cóđắt đỏ gì cho cam. Gã bèn phân trần, hiện giờ Trung Quốc với Việt Nam đang đối đầu về quân sự, khu vực Tây Sa kia làđịa điểm vô cùng nhạy cảm, không có giấy phép của biên phòng thì tàu bè bình thường không thể ra vào được đâu, cho nên mới nhờ chú Ba giúp cho một bận, trà trộn vào đội khảo sát thì làm ăn gì cũng tiện, mà cũng tuyệt đối không làm ảnh hưởng gìđến Văn Cẩm.
Chú Ba càng nghe càng thấy quái lạ. Đặt gã thổ phu tửnày vào chung với Tây Sa, nghĩ thế nào cũng thấy thật kỳ cục. Nói là có mối làm ăn, nhưng cái xứ Tây Sa đó thì có cái khỉ gì mà làm với chảăn? Nói thật, ngoài đóấy mà, chỉ rặt toàn nước với cát thôi, cùng lắm thì thêm mấy con tàu đắm. Mà muốn xuống coi tàu đắm thì cần quái gì phải ra tận Tây Sa, cứđến Ninh Ba với biển Bột Hải làđược. Hơn nữa, thời ấy nhà họ Giải cũng tính là loại có máu mặt, là gia tộc lâu đời tồn tại đã mấy trăm năm, không thể tựnhiên sa sút đến nỗi phải đi mò hàng dưới biển chứ?
Giải Liên Hoàn kia thấy chú Ba có vẻ khó xử, liền nói nếu không được thì thôi vậy, gãđành nghĩ cách khác.
Lúc ấy nếu mà là tôi, thấy gã nói vậy đảm bảo sẽ thởphào một hơi, thuận theo thời thế mà chối phắt luôn cho nhẹ nợ. Khổ nỗi chú Ba lại không nghĩ thế. Chú vừa nghe vậy, liền nhủ thầm không được rồi, chuyện này còn cóđiều kỳ quặc, nếu mình cự tuyệt thì thằng oắt này sẽ nghĩ cách khác thật luôn, mà cái ngữ nhà nó chẳng phải hạng công dân lương thiện gì, đến lúc đó nhỡ nó làm trò gì quái đản thì thật khóđề phòng. Giờ mình đã xây dựng được quan hệvới Văn Cẩm, không thểđể cho nó phá thối, thôi thì cứđiều tra xem rốt cuộc là nóđang làm cái trò gì.
Vì vậy, chú bèn nói, không phải là không được, cóđiều là chú hơi khó xử, vì vấn đề này không phải chỉ mình chú quyết định màđược. Chú còn phải hỏi ý Văn Cẩm xem đã, chứ việc này không thỏa thuận luôn được đâu. Rồi chú hỏi Giải Liên Hoàn liệu có thể chờ thêm một thời gian ngắn nữa được không.
Giải Liên Hoàn nghe xong liền rối rít cảm ơn, còn lôi ra một đống hàng ngoại bấy giờ là của hiếm, nhờ chú Ba đưa cho Văn Cẩm giùm.
Cả hai mỗi người ôm một bụng âm mưu, tán gẫu mấy chuyện khác thêm một lát rồi gã Giải Liên Hoàn kia đi mất. Chú Ba lập tức đến tìm đám lưu manh du đãng mà chú quen, dúi cho ít tiền, bảo bọn chúng bám theo thằng đó, điều tra xem rốt cuộc là gần đây nóđang làm gì.
Hồi đó, đám lưu manh là cái hội nhạy tin nhất, không lâu sau đã báo về, nói rằng chúng đã bám theo Giải Liên Hoàn mấy ngày trời liền, thấy gãđích thị là một cậu ấm[2], thích nghe kịch hoa cổ[3], bạn bè cũng rặt một đám dân tứchiếng, cực kỳ bình thường luôn. Nếu nói kỳ quặc, thì chỉcó mỗi một điểm kỳ quặc, đó là trong khoảng thời gian gần đây, không hiểu sao gã thường xuyên qua lại với một lão Tây xem chừng thân thiết lắm. Thường thường cứ dăm ba ngày là lại đến quán trà gặp lão Tây kia, nói chuyện cũng không được bao lâu, chừng mười phút đã đi mất.
Chú Ba nghe xong mà lấy làm lạ. Đối với nhóm bọn chú thì làm ăn buôn bán với người Tây cũng là chuyện thường tình, nhưng Giải Liên Hoàn thì khác. Loại như gã căn bản vốn không tham dự vào chuyện làm ăn của gia đình, ở nhà gã chỉ có mỗi việc tiêu tiền, sao tự dưng đi móc nối quan hệ với người Tây cơ chứ?
Chú Ba nghĩ, chuyện này hẳn có trò vui rồi, liền lập tức quyết định đích thân đi xem xét một phen.
Chú hỏi rõ quy luật gặp gỡ của Giải Liên Hoàn với lão Tây kia, rồi tự sắp xếp thời gian. Đến một ngày, chúđổi bộquần áo tầm thường không bắt mắt, từ sáng tinh mơđã lê la ngoài cửa nhà Giải Liên Hoàn chờ gã. Đợi được chừng một giờ thì thấy Giải Liên Hoàn ra ngoài. Chú Ba liền tiến đến, từ xa xa bám theo suốt đường. Đi theo gã phải đến nửa thành Trường Sa, tới khu chợ gạo hẩm thì quả nhiên đằng trước xuất hiện một quán trà. Giải Liên Hoàn cảnh giác ngó ra đằng sau xem xét, không phát hiện ra chú Ba, bèn gạt tấm mành bước vào bên trong.
Chú Ba mừng thầm, ba bước nhảy chỉ còn hai phóng vọt lên, đến chỗ cửa sổ nhìn một cái, thấy ngay Giải Liên Hoàn đang ngồi vào bàn, mà phía đối diện thì quả nhiên đã có một lão Tây ngồi yên vị.
Lão Tây kia đầu tóc màu bạch kim, lưng hùm vai gấu, cao to lực lưỡng, tuy nhìn không ra là người nước nào cảnhưng khí sắc khỏe mạnh, ngồi lừng lững trong quán trà cứ như một con gấu. Lúc này lão đang uống trà, cũng ra dáng phết, còn xỏ dép lào, trông dáng vẻ tự nhiên như vậy, đảm bảo là xông pha ởđất Trung Quốc này đã lâu, quen riết với văn hóa vỉa hè của Trường Sa rồi đấy.
Chú Ba quan sát lão Tây kia một lát, bỗng phát hiện ra người này nhìn mặt hơi quen quen, hình nhưđã gặp ở chỗnào rồi thì phải? Chú không khỏi có chút buồn bực.
Số người Tây làm ăn với chú chỉđếm trên đầu ngón tay là hết, chắc chắn là không có người này, thằng cha kia rõ ràng không phải khách hàng nhà chú. Nhưng mà, ở thời đại đó, cơ hội nhìn thấy người Tây ở Trường Sa ít lắm, đảm bảo không thể là gặp ngoài đường được. Vậy kẻ kia là ai đây?
Chú ráng sức lục lọi trí nhớ, hình dung lại hết một lượt tất cả những người nước ngoài mình đã gặp trong suốt mấy năm nay. Rồi bỗng nhiên giật mình một cái, chú chợt nhớ ra: lão Tây này, chính là một kẻ trong đám người ngoại quốc một năm trước chúđã trông thấy ở Phiêu TửLĩnh! Những gì trải qua năm đó có sức chấn động quá lớn, chú Ba nghĩ lại mà còn thấy kinh như mới ngày hôm qua. Đầu mối vừa được gợi ra, chú lập tức nhớ lại toàn bộ.
Cả người chú Ba lạnh toát . Chú dõi theo hai kẻ trong quán trà, đột nhiên cảm thấy mình ý thức được điều gì, nhưng lại không nắm bắt được hoàn toàn. Một dự cảm không lành bắt đầu trào lên trong lòng chú.
Nói tới đây, tôi bèn đưa tay ngắt lời chú Ba, bảo chú ngừng lại một lát. Tôi cần phải nghĩđã rồi mới nghe tiếp được.
Theo lời chú Ba kể lại từđóđến giờ, sự việc đã rất rõ ràng. Không còn nghi ngờ gì nữa, Giải Liên Hoàn muốn đến Tây Sa làđể giúp lão nước ngoài bíấn kia làm một việc, hơn nữa còn là một việc kháđặc biệt, bởi vì làm ăn buôn bán với người ngoại quốc bình thường ai cùng từng làm rồi, cần gì phải thần thần bí bíđến vậy làm gì.
Mà lão người ngoại quốc kia, lại là một trong số những kẻđịnh đục khoét hầm mộ huyết thi ở Phiêu Tử Lĩnh vào một năm trước. Khi đó chú Ba đã cảm thấy vô cùng quái lạ, bởi vì Phiêu Tử Lĩnh kia nằm trong một xó núi hẻo lánh của Trung Hoa, không phải là nơi mà người nước ngoài có thể dễ dàng xuất hiện. Mà bây giờ, đám người này lại còn muốn nhờ người đến hải phận Tây Sa, đây cũng làđịa điểm mà người nước ngoài càng không nên xuất hiện, vì bấy giờởđóđang có chiến tranh.
Lúc ấy, chú Ba còn chưa biết dưới Tây Sa có một ngôi mộ cổ, cho nên có nhiều chuyện chú chỉ ngờ ngợ chứkhông suy đoán nổi. Nhưng bây giờ tôi đã biết những chuyện xảy ra sau đó, căn cứ vào những kết luận này, chuyện lão người Tây kia phải nhờ vả Giải Liên Hoàn làm chắc hẳn là có liên quan đến ngôi mộ thời Minh dưới đáy biển nọ.
Nói vậy thì, người đầu tiên biết đến sự tồn tại của ngôi mộ dưới đáy biển có thể chính là lão người Tây kia, rồi lão lại nói cho Giải Liên Hoàn biết chuyện.
Vậy thì sẽ xuất hiện một vòng luẩn quẩn không thểgiải thích được, một vấn đề không thể tưởng tượng nổi: lão người Tây kia từđâu mà lần ra được sự tồn tại của mộ cổởPhiêu Tử Lĩnh và ngôi mộ dưới đáy biển Tây Sa? Hai loại mộ huyệt hiếm thấy này, ngay cảông nội tôi cũng chỉ nghe phong thanh, một gã ngoại bang như lão ta sao có thể thần thông quảng đại đến vậy?
Rồi tôi lại nghĩđến lúc Giải Liên Hoàn chết, con xà mi đồng ngư vẫn nắm chặt trong tay. Đây là con xà mi đồng ngưđầu tiên xuất hiện, rõ ràng vật này là do gã chôm từtrong cổ mộ dưới đáy biển ra. Vậy có thể nói thế này hay không: lão người Tây bíẩn nọ, điều lão ta muốn nhờ Giải Liên Hoàn làm, phải chăng chính là vào trong cổ mộ, mang con cáđồng này ra ngoài?
Nói cách khác, lão người Tây kia không những biết trước rằng dưới đáy biển có cổ mộ, mà thậm chí còn biết trong mộ cổ có cái gìư? Thế thì cũng quáăn khớp với nguyên tắc tình báo là số một của dân Mẽo rồi.
Nhưng mà làm thế nào?! Mẹ nó chứ làm thế *éo nào? Rốt cục bọn chúng thế *éo nào lại biết được những chuyện này cơ chứ?
(Cộp mác đánh dấu bản quyền chung cư tờđờ nờ╮( ̄▽ ̄)╭)
Ngay cả chú Ba khi đến Phiêu Tử Lĩnh được ghi chép trong cuốn bút ký của ông tôi cũng phải nhờ vào việc hỏi han dân miền núi ởđịa phương, mấy bận nhọc nhằn mới lần ra được vị trí chính xác. Cổ mộ dưới đáy biển Tây Sa thì lại càng khỏi phải nói. Tôi nghĩ ngoại trừ Uông Tàng Hải, không một ai có thể biết đến sự tồn tại của nó.
Nghĩ tới đây, tôi đột nhiên giật mình đánh thót, tự nhủrằng không phải chứ! Người ta nói, vào lúc không thểđưa ra lời giải, vậy thìđáp án không có khả năng nhất lại làđáp án chính xác nhất.
Giả sử những chuyện này đây đều không có thực, nói vậy thì, đáp án chỉ có một: những lời kể vừa rồi của chú Ba, phải chăng chính là nói dối?
Người này từng có tiền án tiền sự. Tôi bỗng chốc chột dạ, lập tức nhìn chú, quan sát xem vẻ mặt của chú có gì bấtổn hay không.
Chú Ba thấy sắc mặt tôi lầm lầm lì lì thì không hiểu tôi nghĩ cái gì, thấy tôi cứ nhìn chằm chặp, bèn hỏi tôi bị làm sao đấy?
Tôi thử dò hỏi: "Chú Ba này, chú không được bịp tôi nữa đâu đấy. Đã nói đến nước này rồi, chú lại lòe tôi nữa thì thật sự là chả tốt đẹp gì cả."
Chú Ba thấy tôi tỏ vẻ như vậy thì lấy làm lạ, hỏi tôi tại sao lại nghĩ thế? Tôi vừa trình bày thắc mắc của mình ra một cái, chú nghe xong đột nhiên nhíu mày, cũng nhìn trảlại tôi.
Tôi thấy thế là xong, phải ứng này giống như là bị tôi vạch mặt, không biết nói gì nữa, trong lòng không khỏi nặng trĩu.
Ai dè chú nhìn tôi mấy cái xong, bỗng nhiên lại nói: "Mày nghĩ nhiều quá rồi, sự việc không phải như thế. Thật ra đám ngoại quốc đó lúc ấy vốn cũng chẳng biết dưới đáy Tây Sa rốt cuộc có thứ gì, bọn chúng chỉ biết, dưới biển nơi đó chắc chắn có thứ gìđó mà thôi."
Tôi hỏi lại: "Sao mà chú biết được?"
Chú Ba trả lời: "Cái này là chính miệng bọn chúng vềsau kể cho chúđấy. Thật ra mấy thằng ngoại quốc đó, bây giờ chính là sếp sòng cái công ty gia đình của A Ninh đằng kia kìa. Mà kẻ lập ra cái công ty gia đình ấy, mày biết là ai không?"
Tôi lắc đầu, chú Ba bèn đáp: "Chính là kẻ lừa lấy cuốn sách lụa Chiến Quốc từ tay ông nội mày, tay người Mỹnọđấy."
Tôi nghe xong cằm suýt rớt đất, bèn hỏi lại: "Chính là lão ta?"
Chú Ba gật đầu, kể: "Trước lần đi Tây Sa đó, chúđã từng gặp tận mặt lão một lần. Khi ấy lão ta đã không xong rồi, bây giờ phải dựa vào máy móc mà duy trì mạng sống. Lúc đó chính miệng lão đã nói cho chú biết mục đích của việc đầu tư tài chính vào hoạt động ở Trung Quốc suốt mấy chục năm nay."
"Là gì vậy?" Tôi hỏi chú.
Chú Ba đáp: "Nguyên nhân gây ra toàn bộ sự việc, chính là cuốn sách lụa Chiến Quốc năm đó lão bịp bợm chôm được. Hồi ấy lão vẫn còn là giáo viên trung học ởGiáo Hội, thỉnh thoảng đánh quả buôn lậu đồ cổ. Năm xưa lão dùng danh nghĩa làm từ thiện, lừa được bản gốc cuốn sách lụa Chiến Quốc từ tay ông già. Bấy giờ lão này đã cực kỳ thông thạo văn hóa nước ta. Để nâng giá cuốn sách lụa này, lão quyết định giải mã thông tin ghi trên đó." Chú Ba ngừng lại một lát: "Nhưng mà bỏ ra hai năm, thứ giải mã ra được, lại khiến lão kinh hoàng."
Tim gan phèo phổi tôi nhảy vọt lên một cái, vội hỏi: "Lão người Mỹ này mà có thể giải mãđược cuốn sách lụa Chiến Quốc mà nhà ta bao nhiêu năm vẫn không sao giải quyết được cơá?"
Chú Ba gật gù: "Cũng vì lão là dân Mẽo, cho nên lão mới giải được. Bởi vì nguyên tắc tổ hợp mật mã trong sách lụa chỉ là dùng một loại quy tắc toán học. Người như chúng ta cho dù bác học đến mấy, cũng không có cách nào tiếp cận từ góc độ của toán học để giải mã thứ này."
"Thế trên cuốn sách lụa kia ghi cái gì vậy chú?" Tôi tò mò hỏi.
Chú Ba trả lời: "Thông tin ghi lại trên cuốn sách lụa kia, không nói ra thì mày nhất định không thể tưởng tượng được là cái--"
Chú Ba đang nói dở thìđột nhiên có người gõ cửa. Tôi lấy làm lạ, lẽ nào lại có người đến thăm bệnh, ai đến được thìđãđến hết rồi còn gì, đậu má nó chứđứa nào vô duyên pháđám tôi nghe chuyện đấy. Tôi quay đầu lại nhìn, hóa ra là nhân viên chuyển phát nhanh.
Anh ta tiến vào, hỏi: "Ai là Ngô Tàạ?"
Tôi gật đầu, đáp: "Tôi đây."
Anh ta bèn rút từ trong túi ra một gói hàng bọc kín, nói: "Bưu phẩm của anh đây."
Chú Ba cũng thấy rất lạ, sao tự nhiên lại có bưu kiện gửi đến. Chú hỏi tôi có biết người gửi à?
Tôi lật lật nhìn nhìn, thấy trên phong bì ghi: Trương Khởi Linh, lập tức âm thầm hoảng hốt. Tôi ngầm tự hỏi, tại sao hắn lại gửi bưu phẩm cho tôi. Nhìn đến ngày gửi thì thấy cách đây chưa lâu, không lẽ hắn đã chui ra từ khe nứt dưới đất nào rồi. Tôi vội vàng mở ra xem. Trong phong bì là hai món đồ màu đen - chính là hai cuộn băng ghi hình.
.
__________________________________
.
Chú thích.
.
[1] Oán hoài vô thác, thể loại tống từ, tác giả Chu Bang Ngạn, kể về nỗi khổ tương tư.
Nguyên văn đoạn trích: "怨怀无托, 嗟情人断绝, 信音辽邈. 纵妙手, 能解连环, 似风散雨收, 雾轻云薄." Phiên âm: "Oán hoài vô thác, ta tình nhân đoạn tuyệt, tín âm liêu mạc. Túng diệu thủ, năng giải liên hoàn, tự phong tán vũ thu, vụ khinh vân bạc."
Dịch nôm nghĩa đoạn trích:
Ôm oán hờn không nguôi, ấy bởi vì người thương nỡđoạn tuyệt, tin tức thư từ của người lại quáđỗi xa xôi, khiến lòng chất chứa nỗi ai oán giận hờn chẳng biết gởi gắm vào đâu, sầu này chẳng thể giải. Tương tư như sợi xích, tương tư liên miên, vốn không thể gỡ. Với bàn tay khéo léo tuyệt diệu đến đâu, dù gỡđược, nhưng cũng không thể gỡđược hoàn toàn, sợi tương tư dẫu lìa ngóý còn vương tơ lòng, giống như khi mưa tạnh mây tan, khắp trời vẫn bảng lảng mây mỏng sương mù.
[Cả bài có mỗi 8 câu, nhưng ngồi giải nghĩa chi tiết hết ra thì có mà mất mấy trang word, nên chỉ thế này thôi =)))))]
.
[2] nguyên văn là "Nhị thế tổ" (二世祖), xuất phát từTần Nhị Thế thời Tần. Sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà, Triệu Cao lôi kéo Lý Tư, giả truyền di chúc, hại chết con cảcủa Thủy Hoàng là công tử Phù Tô, đưa con nhỏ của Thủy Hoàng là Hồ Hợi lên ngôi, xưng là Tần Nhị Thế. Hồ Hợi ham mê tửu sắc, thích hưởng lạc, giết chết anh chị em, diệt trừ trung thần, bạo ngược vô cùng. Trong vòng ba năm ngắn ngủi, giang sơn rộng lớn Tần Thủy Hoàng vất vả lập nên đều bị Hồ Hợi làm cho mất sạch, nhà Tần tuyệt diệt. Cho nên từ"Nhị thế tổ" không chỉ có nghĩa là cậu ấm, mà còn nghĩa là thằng phá gia chi tử.
.
[3] kịch hoa cổ hay kịch trồng hoa là một loại kịch địa phương lưu hành ở Hồ Nam (Trường Sa thuộc Hồ Nam), Hà Bắc, An Huy...
Chương 9. Băng ghi hình
Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo
Beta: Earl Panda
.
Beta's Note: Thi cử chán ghê ( ̄(エ) ̄) Sắp tới lại thi nữa mà ứ nhớ chữ nào hết ( ̄(エ) ̄)
.
.*****
.
Đương lúc tôi và chú Ba đang nói chuyện thìđột nhiên có người gõ cửa, ngay sau đó, một nhân viên chuyển phát nhanh bước vào hỏi thăm tôi.
Chuyện tôi ở chỗ này chỉ có người nhà và vài người bên A Ninh biết, cho nên tôi mới tưởng đó là người nhà gửi thuốc thang đường sữa đến, hoặc là tài liệu chuyển từnước ngoài về, cũng không quáđể tâm nên ký nhận liền. Đợi ký cọt xong, lúc nhìn kỹ tên người gửi tôi mới phát hiện ra rằng, người ký tên trên kiện hàng thế quái nào lại là Trương Khởi Linh!
Trong nháy mắt, tôi đần mặt ra một chốc, sau đó thì toàn thân lạnh toát.
Trong khoảng thời gian bám trụ tại nơi này, những chuyện xảy ra ở núi Trường Bạch tôi đã dần ném hết vào quên lãng. Có thể nói, ngoại trừ nỗi kinh hoàng, những kýức khác cơ bản đều đã bị những lo toan vụn vặt che khuất hết. Thế nhưng, chỉ một cái tên ba chữ kia nhoáng cái đã kéo căng sợi dây cung vốn đang chùng xuống trong lòng tôi. Chẳng mấy chốc, những kýức mới ghi nhận chưa lâu đã lập tức cuồn cuộn dâng trào trong đầu óc tôi nhưnước triều lên.
Tại sao hắn lại gửi đồ cho tôi? Chẳng phải hắn đã vào trong cánh cửa thanh đồng khổng lồđó rồi sao? Không lẽhắn đã quay ra rồi?......Thời gian gửi là từ lúc nào, trước hay sau khi hắn vào Vân Đỉnh? Tôi lập tức nhìn ngày ghi trên bưu kiện, vừa nhìn mí mắt liền giật nảy một cái: chính là bốn ngày trước!
Vậy tức là hắn ra thật rồi! Hắn đã ra khỏi cánh cửa khổng lồ kia thật!
Tay tôi bắt đầu run bắn lên. Trong đầu tôi lại hiện lên hình ảnh khi Muộn Du Bình bước vào trong cánh cửa thanh đồng khổng lồ, rồi lại nhìn nhìn gói bưu kiện trong tay mà ruột gan rối bời. Tôi tự hỏi đây sẽ là vật gì nhỉ? Lẽnào lại là thứ hắn mang ra từ sau cánh cửa thanh đồng?
Là cái gì nhỉ? Đầu người, minh khí? Hay là Quỷấn?
Trong đầu tôi hiện lên không biết bao nhiêu làý tưởng quái gở. Mãi lâu sau tôi mới chợt nhớ ra là mình nên mởluôn ra coi, bèn vội vàng lục lọi khắp nơi tìm kéo.
Chú Ba ngồi bên thấy sắc mặt tôi biến đổi xoành xoạch, không biết thứ tôi nhận được kia là gì, bèn tò mò châu đầu lại xem. Vừa nhìn thấy ba chữ Trương Khởi Linh kia, chú cũng há hốc mồm hít ngược khí lạnh, vẻ mặt khiếp sợ vô cùng.
Hai chú cháu luống cuống tay chân lục lọi cả buổi, cuối cùng chú Ba tìm được một con dao gọt hoa quảđưa cho tôi, tôi mới cắt mởđược cái hộp gói bên ngoài kiện hàng.
Trong hộp là một gói đồ. Bưu kiện hình hộp, bên ngoài còn dùng băng keo quấn mấy vòng hình chữ thập cực kỳ cẩn thận, khó xé vô cùng. Tôi phải vận sức chín trâu hai hổmới xé ra được một lỗ hổng, bên trong lộ ra hai vật màu đen. Nhịp tim của tôi đột nhiên tăng vọt, phải dừng một lúc, hít thật sâu rồi xé toạc một cái thật mạnh. Hai vật màu đen đã bị tôi rút ra ngoài.
Trong một tích tắc kia, tôi đã chuẩn bị sẵn tâm lý thật tốt để có thể nhìn thấy bất cứ thứđáng sợ nào. Thế nhưng, thứ mà tôi trông thấy khiến tôi đần mặt ra -ấy thế màđó lại chỉ là hai cuốn băng ghi hình kiểu cũ màu đen.
Mới ban nãy đầu óc tôi còn rối như mớ bòng bong, hầu như thứ gì cũng đều liệu trước hết cả rồi, nào ngờ, bên trong lại chỉ là hai cuốn băng ghi hình. Bởi vì cái gã Muộn Du Bình kia, nghĩđến hắn thường dễ nghĩđến thứ gìđó lột từ trong quan tài ra, chứ khó lòng mà liên tưởng hắn với loại thiết bị lỗi thời như cuốn băng ghi hình này lắm.
Bố khỉ, sao hắn lại phải gửi cái thứ này cho tôi? Nội dung bên trong là gì?
Tim tôi lại nhảy vọt lên phấp phỏm, một ý nghĩ lóe lên trong đầu: không phải là tình cảnh sau khi hắn vào sau cánh cửa thanh đồng đấy chứ? Lẽ nào hắn đã thu hình lại hết những thứđằng sau cánh cửa vào cuốn băng ư?
Ôi đệt, nếu thế thì thật quá là... Cóđiều, nghĩ lại thì không thể nào được, lúc ấy tôi đâu có thấy hắn khiêng máy quay vào trong. Hơn nữa, tôi tin chắc phía sau cánh cửa thanh đồng kia cũng chẳng phải chỗ tốt lành gì, hẳn là không đến mức có thể thoải mái vác máy vào chụp ảnh quay phim làm kỷ niệm được đâu.
Vậy thì là gì? Ruột gan tôi tức thì cồn cào như có ngàn vạn con kiến đang bò, quả thật chỉ muốn bật băng lên xem ngay lập tức.
Có điều hai cuộn băng ghi hình này có kiểu dáng và dạng mã hóa dữ liệu đều là loại rất cũ, có thể nói là từ thời Napoleon cởi truồng rồi. Tôi biết băng này nhất định phải dùng đầu băng video kiểu cũ thì mới xem được, mà món này ngày nay khó kiếm lắm.
Chú Ba ra hiệu ý bảo tôi lật lại thử coi. Tôi bèn ném bao bì sang một bên, lấy hai cuộn băng ghi hình ra, trước tiên cẩn thận nhìn xem phía trên và bên cạnh cuốn băng cóđánh dấu thông tin gì hay không.
Băng ghi hình với tôi cũng chẳng có gì xa lạ. Mười năm trước, hồi đầu đường còn mởđầy tiệm thuê băng, xem phim nước ngoài gần như là thú tiêu khiển duy nhất của tôi. Hồi đó một ngày nghỉđảm bảo tôi phải xem cỡ năm cuốn làít. Vì tiếp xúc nhiều nên tất nhiên tôi cũng có chút hiểu biết về kết cấu của thứ này, bình thường những cuốn băng hình tự thu thường sẽ có ghi gìđó trên sống băng, bằng không thì chịu chẳng phân biệt nổi.
Vừa nhìn tôi đã thấy lạ. Sống băng trước kia đúng là có dán nhãn, nhưng nóđã bị xéđi mất. Vết rách vẫn còn rất mới, chứng tỏ nó bị xé chưa lâu. Xem ra, có vẻ như Muộn Du Bình không muốn chúng tôi thấy cái nhãn băng dán bên trên này.
Thế là sao? Đã gửi đồ cho chúng tôi rồi, lại còn xé mất nhãn băng dán bên trên. Trên đó có ghi cái gì tôi không được biết chăng?
"Thế này là thế nào?" Lúc này chú Ba nhặt phong bì trên mặt đất lên, lắc lắc, xác định bên trong không còn gì nữa mới hỏi tôi: "Thằng cháu cả, mẹ kiếp trông mày thếmà bạc bẽo gớm. Sao mày không nói cho chú biết là mày còn liên lạc với hắn?"
Tôi lắc đầu ý nói tuyệt đối không có chuyện đó. Chú Ba vỗ vỗ cuốn băng, hỏi rằng vậy thế thứ này mày giải thích thế nào đây? Tôi bèn đáp: "Chú hỏi cháu, cháu biết hỏi ai."
Chú Ba thấy tôi không giống nhưđang nói dối, liền nhíu mày, chặc lưỡi nói: "Thằng nhãi này cũng thần thông quảng đại gớm, sao nó biết là mày ởđây nhỉ?"
Cả tôi cũng thấy lạ. Từ sau khi ra khỏi Vân Đỉnh Thiên Cung, chỗở của tôi chỉ cóđám A Ninh và người trong gia đình là biết. Hắn không có tin tức của tôi, lại có thể gửi đồcho tôi vào đúng địa chỉ này. Chuyện này thực ra rất khó, không có người thu thập tin tức cho hắn thì sao mà làm được. Xem ra, con nước đằng sau tên kín tiếng này quảthật là thâm sâu khó dò.
Chú Ba ngẫm nghĩ, rồi lại hỏi tôi xem trên hóa đơn có ghi bưu kiện này gửi từđâu tới hay không? Tôi nhặt hóa đơn lên, xem xong liền lắc đầu. Trên hóa đơn chỉ ghi người gửi và ngày gửi, những thông tin khác đều bỏ trống. Không những không cóđịa chỉ người gửi, màđến cả vùng miền nơi nó gửi đi cũng chẳng viết rõ ràng. Thật không hiểu cái bưu kiện này được gửi kiểu gì nữa.
Có điều nóđược gửi từ bốn ngày trước. Ởđây bưu kiện nội tỉnh bình thường chỉ một ngày làđến, ngoại tỉnh gửi tương đối gần thì cũng chỉ cần cỡ hai hôm. Bưu kiện này gửi đã bốn ngày, nếu không phải chỗ gửi cách nơi này rất xa, thì phải là nơi tương đối hẻo lánh, giao thông không thuận lợi. Tôi có thểđiều tra thêm trên hệ thống máy tính của công ty chuyển phát nhanh, nếu bọn họ cóđăng ký trên mạng thì tra một cái là biết ngay thôi.
Nói rồi, tôi và chú Ba nhìn nhau một cái, rồi cùng cười khổ. Bỗng dưng có việc xảy ra chen ngang câu chuyện của chú, nhất thời tôi cũng không biết phải xử lý cuốn băng này như thế nào cho ổn. Chú Ba bèn nói: "Thằng cháu cả, bằng không chúng ta tạm nghỉđã. Tiểu ca này hành động bí hiểm, hắn không vô duyên vô cớ gửi đồđâu. Hai cuốn băng này có khả năng không phải chuyện nhỏ, chúng ta tìm đầu video trước xem bên trong quay lại cái gìđã, thếnào?"
Tôi nghe xong liền lắc đầu luôn, đáp vội nói rằng không được đâu. Tuy tôi cũng cực kỳđể tâm đến nội dung cuốn băng này, nhưng mấy thứ chú Ba kể lại cho tôi hãy còn chưa thấy đầu mối nào cụ thể. Giờ mà tạm thời dừng lại, chờ lát nữa tâm trạng chú thay đổi thì ai biết chú còn chịu kể nữa hay không. Vả lại đầu video đã ngừng sản xuất cả chục năm rồi, mà thời buổi này đến cảđầu VCD cũng đã bịđào thải, ra chợđồ cũ cũng khó mà mua nữa là. Cuốn băng này không thể xem trong một sớm một chiều được.
Có điều, nếu bây giờ cứ xem như hai cuốn băng ghi này này không tồn tại thì cũng không được. Tôi bèn bảo, chúng ta cứ nói tiếp chuyện của chúng ta, chú bảo gã tay chân của chú kia ra phố hỏi xem trong thành phố này có chợđồ cũ nào không, rồi đi xem một vòng, nếu có bán loại đầu máy video này thì mua lại, còn nếu không có thìđểbuổi tối tôi lên mạng tìm cách.
Chú Ba nghe xong thấy cũng có lý, bèn nói: "Cũng được, dù sao tiếp theo cũng sẽ nói đến chuyện của vị Tiểu ca này." Nói xong thì phất tay ra hiệu cho gã tay chân làm theo lời dặn.
Gã tay chân kia nghe chú Ba kể chuyện đương hay, giờbịđuổi cổ thì có phần không cam tâm. Có điều, gã chỉ nguýt chú Ba một cái rồi cũng thôi.
Gã tay chân kia đi rồi, chú Ba liền vỗ vỗ mặt, nói: "Vậy chúng ta nói nhanh một chút. Ban nãy chú kểđến chỗ nào rồi nhỉ?"
Tôi đem chuyện đãđược nghe lược lại rồi kể với chú một lần. Chú Ba liền gật gù: "Đúng, quan trọng làở nội dung của cuốn sách lụa. Lão nước ngoài kia có quan hệ rất sâu xa với cuốn sách lụa Chiến quốc, vấn đề này còn phức tạp lắm, chú còn phải giảng giải từđầu cho mày. Thằng cháu cả, mày làm ăn cũng không phải ngắn ngủi gì, loại sách lụa Chiến quốc này có hiểu biết ít nhiều gì không?"
Tôi bèn ngẫm nghĩ một lúc. Làm nhiều thì quen tay, tuy tôi không thích làm việc với bản rập cho lắm, vì lợi nhuận ít, hơn nữa đám người phải giao thiệp tiếp xúc lại hơi bị gàn dở nữa. Cóđiều, đã làm ăn nhiều năm rồi, đối với cái ngạch này kiến thức của tôi vẫn là tương đối sâu.
Loại sách lụa Chiến quốc này cũng không thể coi là phân loại chính trong ngạch hàng bản rập. Cứ nhìn tên thì biết, sách lụa Chiến quốc chính là sách lụa thời Chiến quốc. Thế nhưng trên thực tế, phạm vi của thời Chiến quốc này tương đối hẹp. Trong những giao dịch chính thức, vật phẩm thời Xuân Thu cũng được quy về trong mảng Chiến quốc hết. Trên thị trường, bản gốc của sách lụa Chiến Quốc còn rất ít, cực kỳ quý giá, và còn được phân ra thành nhiều loại khác nhau dựa vào địa điểm khai quật mộ, ví dụ như sách lụa nước Sở, sách lụa nước Ngụy, vân vân... Nội dung những cuốn sách lụa này cũng không giống nhau, trong đó quý nhất là sách lụa nước Lỗ. Những cuốn được công nhận là sách lụa nước Lỗ mà tôi biết, sốlượng chỉđếm trên mười đầu ngón tay, hơn nữa cũng không hoàn chỉnh. Tuy còn có những cuốn khác cũng tựmạo nhận là sách lụa nước Lỗ, nhưng thật giả khó phân, bình thường Nhà nước không công nhận.
Sách lụa nước Lỗ cũng không phải chỉ có một loại. Dựa theo kiểu chữ cùng độ lớn của bản rập, nó còn được chia ra làm mấy loại nhỏ, trong đó quý nhất là sách lụa vàng nước Lỗ. Nguyên nhân rất đơn giản: chính là vì văn tự ghi trên đó người ta xem không hiểu.
Ngữ pháp của văn tự ghi trên loại sách lụa này vô cùng cổ quái. Nhìn từng chữ thì hiểu được nghĩa, nhưng lại không làm sao đọc được cả câu. Chúng ta biết Trung Quốc có bát đại thiên thư- tám loại chữ cổ khóđọc là: chữThương Hiệt, chữ Hạ Vũ, Hồng Nham thiên thư, Dạ Lang thiên thư, ký hiệu Ba Thục, Khoa Đẩu văn, Đông Ba Công văn và bia Tân Lũ, tất cảđều là những bản văn tựđơn lẻ, không có cách nào để tiến hành giải mã. Thế nhưng văn tựtrên sách lụa nước Lỗ thì lại giống như là mật mã. Giới khảo cổ nước ngoài gọi sách lụa vàng nước Lỗ này là"sách ma pháp Trung Hoa", vì nếu cứđọc văn tự lên theo thứtự thì nghe y như thần chú lên đồng ấy.
Có điều, loại mật mã này đãđược giải vào năm 1974. Thứ này về sau được gọi là"Chiến quốc thưđồ", một dạng mật mã chuyển đổi giữa hình ảnh và ký tự thời cổđại. Tôi đã từng được nghe nói đến khái niệm này ở chỗ chú Ba, sau đó tự tra cứu tư liệu. Đây là một phát hiện lớn, chỉ là, năm 1974 đã xảy ra một sự kiện khác quá lớn, cho nên sựkiện khảo cổ này không gây được tiếng vang gì cho lắm.
Hiện tại, trong các giao dịch về bản rập sách lụa Chiến quốc bình thường, loại sách lụa nước Lỗ này rất nổi tiếng, được nhiều người hỏi thăm. Một thời gian trước, nghe nói căn cứ vào nghiên cứu khảo cổ, loại sách lụa nước Lỗ này khả năng cóđến 120 cuốn, cũng không biết số liệu ước đoán từđâu, nhưng tôi biết rằng có khoảng từ bốn đến năm cuốn đang lưu hành trên thị trường. Những cuốn đóđều đã chính thức được các nhà giám định chuyện nghiệp thẩm định, không thể tìm thấy trên internet. Hơn nữa, những cuốn sách lụa này lại được người nước ngoài đặc biệt ưa chuộng, cho nên dân buôn có rất nhiều người mong vơ vét thứ này, hy vọng có thể kiếm được bản độc. Mà muốn tìm sách lụa nước Lỗ loại hiếm thìắt phải đảo qua hết các tiệm bán bản rập, bởi vì chúng tôi thu mua bản rập hàng loạt chứ không phân loại, các loại lai lịch nào cũng có, bình thường toàn để chất chồng một đống ởđó, nếu chúý, nói không chừng có thể mót được thứ gì bị bỏsót. Những người này nếu tìm được thứ gì ngon cũng sẽkhông khoe tướng lên, mà cầm về tự nghiên cứu, cho nên trên thị trường này, công việc làm ăn vẫn tương đối tốt.
Cuốn sách ông nội tôi trộm từ trong cổ mộ ra chính là sách lụa vàng nước Lỗ. Cóđiều, do nội tình từng có sự việc xảy ra, cho nên thứ này chúng tôi cũng không dám đem ra khoe khoang. Vả lại, trên giang hồ, ông tôi rất có tiếng tăm, không ít người đến dò hỏi chuyện này, thứ này coi như là bảo bối cất đáy hòm của tiệm nhà tôi.
Hiện giờ chúng tôi đã biết, loại sách lụa vàng nước Lỗnày, có lẽ chính là tạp ký thời Chiến quốc của Thiết Diện Sinh. Người này cũng giống như Da Vinci, dùng loại văn tựdo bản thân mình chế ra để viết tạp ký, hết lòng theo chủnghĩa thần bí. Khoảng thời gian sau khi ra khỏi Lỗ Vương Cung kia tôi cũng từng nghiên cứu thứ này. Nghe nói trong lịch sử nhân loại, hễ là người sử dụng mật văn để ghi chép, thìđều là do phát hiện ra được điều gì có thể phá vỡthế giới quan của thời kỳ lúc đó, e sợ bị thế lực thống trị (ví dụ như là Giáo hội thời Da Vinci ấy) trừ khử, mới dùng đến biện pháp bất đắc dĩ như thế.
Về sách lụa, tôi chỉ biết có chừng đó, bèn cứ thế nói lại hết với chú Ba. Chú gật gù rồi đáp: "Ờ không sai, quảnhiên ngồi xổm lâu trong nhà xí, không ịđược thì cũng có thể ngâm nga được."(:v :v :v) Nói rồi chú liền lôi cái ba lô rách nát từ dưới giường lên, lấy từ trong đó ra một tấm ảnh chụp nhăn nhúm. Tôi nhận lấy, phát hiện ra đó là một phần cuốn sách lụa Chiến quốc được chụp lại trong tủ kínhở viện bảo tàng. Xem văn tự sắp xếp trên đó thì có lẽđây chính là phần bản gốc màông tôi trộm được rồi về sau bịlão người Mỹ lừa lấy mất kia.
"Đây là thứ vốn phải thuộc về nhà chúng ta." Chú Ba bảo, "Hồi ông đây đi Mỹ ba năm trước đã tiện tay chụp lại ởBảo tàng New York. Tất cả mọi chuyện đều phát sinh từmón đồ này đấy. Ngẫm lại thìđúng là cũng do số má cả. Nhà chúng ta đã bốn đời nay, cứ y như dính lời nguyền, đều bị cuốn đầu vào trong chuyện này. Đây cũng là nguyên nhân vì sao chú không muốn mày can dự vào, chú chỉmong chuyện này có thể chấm dứt ở thế hệ của chú."
Bốn thế hệ. Đúng rồi nhỉ. Tôi bất chợt cảm khái trong chốc lát rồi hỏi: "Rốt cuộc nội dung viết trong cuốn sách là gì vậy?"
Chú Ba cười cười nói: "Ban nãy chú nói rồi đấy thôi. Nhưng thôi, không kể ra thì mày chắc chắn không thểtưởng tượng nổi đâu. Thực ra trên cuốn sách lụa không hềghi lại điều gì cả, những thứ giải mã ra từ trong đó ra cũng không phải văn tựđâu, mà là một hình vẽ bíẩn."
"Hình vẽư?" Tôi nhíu mày, lại nhớ tới phần sách lụa Chiến Quốc trong Thất tinh Lỗ Vương cung kia. "Không lẽ, đó cũng là một bức địa đồ cổ mộ sao?"
Chú Ba lắc đầu đáp: "Không phải địa đồ, còn phức tạp hơn địa đồ nhiều. Chuyện này một lời khó mà nói hết được. Trước khi đi Tây Sa, lão nước ngoài kia đã kể lại toàn bộ sự tình cho chú biết. Để chú thuật lại một lượt, mày nghe rồi tự khắc sẽ hiểu."
.
.
------
Đến đây rồi nhưng thôi cứ nhắc lại cho bà con nhớ, là mấy bộ truyện kiểu này đọc với tinh thần Tam Quốc diễn nghĩa "3 phần thực 7 phần chém" hết mình, đừng tin thật kẻo ra đường mà lôi ra nói chữ người ta cười cho đới (● ̄(エ) ̄●)
Chương 10. Cầu Đức Khảo
Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo
Beta: Earl Panda
.
.
.*****
.
(Chuyện tiếp theo chú Ba kể rất rắc rối, dính líu đến nhiều vụ việc ở Trường Sa thuở trước. Cóđiều, tôi lại rất có hứng thú với những chuyện như thế này, bởi từ khi còn nhỏ tôi đã rất thích những câu chuyện xưa cũ thoáng tanh mùi đất này, rất có cảm giác nặng tính lịch sử, nghe một chút cũng chẳng hề gì.)
Gã giáo sĩ được nhắc tới trong lời kể của chú Ba là Hendrie Cox, tên tiếng Trung là Cầu Đức Khảo, làm việc tại một trường Công giáo ở Trường Sa, là một trong sốnhững người Mỹ vào Trung Quốc theo phong trào Đông tiến thời kỳ Quốc Dân Đảng. Nhưng người này từ nhỏ lục căn không thanh tịnh, thầy chùa Tây phương không thích làm, lại đi thích văn hóa Trung Hoa. Có lẽ trong quan niệm kinh tế của dân Mỹ, cổ vật cũng chỉ là một loại hàng hóa, có thể tự do mua bán thì dĩ nhiên cũng đem xuất khẩu được. Bởi vậy nên ở Trung Quốc đến năm thứ ba, thỉnh thoảng lão lại lén lút đánh một quả buôn lậu cổ vật. Năm đó lão mới mười chín tuổi.
Những phi vụ buôn lậu của lão vẫn luôn được tiến hành cẩn thận, chứ không tham ăn dày đánh lớn. Ở thời điểm đó, buôn lậu có hai kiểu: một là bán chác với bên quân đội, tẩu tán được sốlượng hàng nhiều nhưng giá trả rất thấp, chơi theo kiểu năm ăn năm thua, vô cùng mạo hiểm. Còn kiểu của Cầu Đức Khảo gọi là"buôn nguội", giáđược trả cao, hàng có thểít nhưng rất an toàn, làm vụ nào thắng vụđó. Cách làm ăn của lão như vậy lại rất hợp khẩu vị ông tôi, cho nên hồi đó quan hệ giữa lão vàông tôi tốt lắm.
Nhưng cái tay Cầu Đức Khảo này lại không phải loại bạn bèđáng kết giao. Từ tận đáy lòng, lão chưa bao giờ xem ông tôi là bằng hữu, thậm chí còn chẳng buồn nhấc ông lên hàng bằng vai phải lứa. Về sau ông nội tôi mới biết, đằng sau lưng, lão lén gọi ông làđồ chấy rận.
Năm 1949, Trường Sa giải phóng. Quốc Dân Đảng hoàn toàn tan tác. Sau đó, năm 1952, Giáo hội bắt đầu rời khỏi Trung Quốc, nhiều người Mỹ từng sống ở Trung Quốc cũng bắt đầu hồi hương. Cầu Đức Khảo nhận được điện tín của Giáo hội, gọi lão trở về nhân lúc hãy còn an toàn.
Lão cảm thấy chuyện làm ăn ở Trung Quốc của mình sắp tới hồi xuống dốc, vì vậy bèn bắt đầu tiến hành những công tác chuẩn bị có liên quan hòng tẩu tán số tài sản của mình. Lúc trước khi đi, lão còn nảy ra một ýđồ nham hiểm. Lão vàđồng bọn bắt đầu vung tay mua vét đồ minh khí, lợi dụng tâm lý tín nhiệm với quan hệ lâu năm của người Trung Quốc để thâu tóm một lượng lớn cổ vật chỉ bằng một số tiền đặt cọc rẻ bèo, trong đó có cuốn sách lụa Chiến quốc của ông tôi.
Năm đó ông tôi cũng không chịu bán món đồ mà cha chú mình phải đánh đổi tính mạng mới đem ra được này đâu. Chính là Cầu Đức Khảo đã nói láo rằng số tiền này sẽđược dùng để xây dựng các ngôi nhà từ thiện, ông tôi thấy đó là tích đức, mới miễn cưỡng ra tay. (Đương nhiên đó làông nội tôi nói thế, chứ ai biết có thật hay không. Còn tôi thấy con người ông ít có khả năng đầy lòng từ bi kiểu đó lắm.)
Sau khi toàn bộ số hàng đãđược chuyển lên tàu hết cả, Cầu Đức Khảo biết trong nhóm người này cũng có vài kẻkhông dễ chọc vào, nên để tránh lưu lại hậu hoạ, khi đãởtrên tàu, lão liền gửi điện báo cho đơn vị kiểm soát thời đó, đem nhân thân của ông nội tôi vàđại khái khoảng mười thổ phu tử khác tiết lộ hết cho quân Giải phóng đang đồn trúở Trường Sa.
Đây chính là "Vụán sách lụa Chiến quốc" cực kỳ nổi tiếng ngày đó. Nó không chỉđơn giản là vụán buôn lậu đồcổ. Bởi Cầu Đức Khảo có quan hệ với tướng lĩnh Quốc Dân đảng trước Giải Phóng nên chuyện này còn liên lụy đến rất nhiều nhân tốđặc biệt của thời đại đó mà ngày nay khó có thể hình dung được, ví dụ như gián điệp, phản quốc v.v... Sự tình trở nên vô cùng phức tạp, suýt thìđánh động cảđến cả chính quyền trung ương. Ngày đó Cầu Đức Khảo hốt được một mẻ lớn, còn đám thổ phu tửđã ky cóp của cải cho lão xơi tái kia, người bị xử bắn, người phải ngồi tù, kêu gào thảm thiết.
Tuy cũng là đúng người đúng tội, thế nhưng cái chết như vậy, quả thật cũng có phần bi thảm quá mức. Sau này đến thời Kế hoạch Đại nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa thì không còn những vụ buôn lậu đồ cổở Trung Quốc nữa, âu cũng là có liên quan tới cái chết của đám người ngày ấy.
Hồi đóông nội tôi nhanh trí, thấy tình hình bất ổn bèn cảđêm chạy trốn lên núi, ẩn nấp trong một tòa cổ mộ. Sau hai tuần lễ ngủ chung với xác chết, ông mới tránh được tai bay vạ gió, sau đó hai bàn tay trắng chạy đến Hàng Châu. Chuyện này đối với ông nội tôi là một đòn đả kích cực lớn, cho nên về sau sách lụa Chiến quốc đối với ông cũng là chuyện cấm kị số một. Thuở sinh tiền, ông vẫn một mực dặn dò chúng tôi không được nói lung tung về chuyện này, cho nên người nhà chúng tôi vẫn kín tiếng như bưng.
Cầu Đức Khảo sau khi trở về Mỹ liền bán đấu giá những cổ vật kia rồi phát tài to. Cuốn sách lụa Chiến Quốc được bán về tay viện bảo tàng Metropolitan ở New York với giá rất hời, trở thành món cổ vật được trả giá cao nhất trong các buổi đấu giá thời ấy. Còn Cầu Đức Khảo một bước trở thành triệu phú, gia nhập vào hàng ngũ trưởng giả mới của xã hội thượng lưu. Chuyện ở Trung Quốc của lão được viết thành hồi ký, lưu hành rộng rãi.
Sau khi phát tài, Cầu Đức Khảo dần dần chuyển sang hứng thú với việc xã giao. Vào khoảng năm 1957, lão được mời đảm nhiệm chức cố vấn mảng nghệ thuật Viễn Đông của bảo tàng Metropolitan New York, làm cố vấn cho công tác nghiên cứu sách lụa Chiến quốc. Giám đốc Viện Bảo tàng này khi đó là Allen(*) tiếng xấu vang dội. Cả hai đều am hiểu về Trung Quốc, đều dựa vào việc thuê thổ phỉđào trộm cổ vật ở Trung Quốc mà phất lên, nên trở thành bè bạn rất nhanh. Cầu Đức Khảo còn tài trợ một khoản tiền lớn cho viện bảo tàng, làm quỹ dùng để thu mua cổ vật Trung Quốc trôi nổi trong dân gian.
(*) Thực ra giám đốc bảo tàng Metropolitan New York trong thời kỳ này là James J. Rorimer, và chả liên quan gìđến trộm mộđất Tàu đâu =))
Đại khái là vì giàu lên rồi, sống an nhàn quá, cộng thêm sự nhiệt tình yêu thích đối với văn hóa Trung Hoa, sau này Cầu Đức Khảo tu thân dưỡng tính, dần dần chìm đắm trong những nghiên cứu về văn hóa Trung Quốc. Lão làm chủ nhiệm một số hạng mục nghiên cứu lớn của bảo tàng Metropolitan, kết quả cũng khá có tiếng tăm. Thếnhưng chuyện khiến lão chính thức được lưu tên trong sửsách, thì lại chính là vụ việc năm 1974, khi lão giải được mật văn trong cuốn sách lụa Chiến Quốc.
Ngày ấy nghiên cứu của lão về sách lụa Chiến Quốc đã dằng dai kéo suốt hai mươi năm. Lúc đầu lão làm thế chỉđểnâng giá cuốn sách lên thôi, nhưng sau này thì hoàn toàn là do có hứng thú với nó.
Lúc mới bắt đầu, chẳng có bất kỳ một ai cho rằng một người Mỹ như lão lại có thể giải được mật mã Trung Hoa cổđại cả. Thế nhưng Cầu Đức Khảo lại làm được chuyện ấy bằng một nghị lực phi thường.
Nhắc tới thì cũng thật trùng hợp. Nhờ linh cảm từ một bản "tú phổ"(**) của Trung Quốc mà lão đã phát hiện được ra cách giải mã"Chiến quốc thưđồ". Cách giải mã này thật ra là giống với cách thức sử dụng con chữđể ghi lại trình tựcác mũi thêu trong tú phổ. Dùng toán học móc nối các điểm thành hình vẽ, nói phức tạp thì cũng không hẳn, nó hoàn toàn chỉ là một sự khôn khéo. Nếu anh có thểnghĩđến nó thì sẽ giải được ra, còn nếu không mảy may nghĩ tới thì dù có tinh thông mật mã học Trung Quốc cổđại đến mấy cũng chỉ vô dụng.
(**) Tú phổ là sơđồ mũi thêu bằng ký tự. Nếu mà bạn có học đan móc, thì nó cũng giống như chart chữ trong móc len sợi ý =")))
Phát hiện ra cách giải mật mã rồi, Cầu Đức Khảo vô cùng mừng rỡ, lập tức triệu tập nhân sự, tiến hành biên dịch lại phần sách lụa Chiến Quốc của ông tôi một cách rất qui mô. Sau một tháng thì cả bản mật mãđãđược phá giải.
Thế nhưng, vượt ra khỏi dựđoán của Cầu Đức Khảo chính là, lúc bấy giờ, thứ xuất hiện trên tờ giấy ghi kết quảgiải mã không phải là cổ văn về bói toán hay phép làm lịch thời Chiến Quốc như lão dự đoán, mà là một hình vẽ cổquái, hoàn toàn không cóý nghĩa gì cả.
Hình vẽ này cổ quái như thế nào là điều thật sự rất khó hình dung. Sau khi tôi nhìn hình vẽ chú Ba phác lại cho mình cũng lần không ra nổi đầu mối. Nếu dùng lời lẽ miêu tả thử, thì chỉ có thể nói là hình vẽ này hết sức đơn giản, chỉđược tạo thành bởi sáu đường cong ngoằn ngoèo và một đường tròn ngẫu nhiên. Những đường cong này cùng trải rộng ra, có phần giống dòng chảy của sông trên bản đồ, hoặc thân dây leo bò lan gìđó, nhưng khi nhìn chúng vây quanh đường tròn kia thì lại cảm thấy là không phải. Cầm lên để ra xa một chút mà nhìn thì trông như một ký tự trừu tượng; nhìn gần, thì lại hoàn toàn chẳng hiểu nó là cái gì.
Ngoài nó ra thì không hề có bất cứ một thông tin nào khác. Nếu anh không bảo rằng hình vẽ này được lấy ra từ một cuộn sách cổ Trung Quốc tàn tạ thì chắc chắn mọi người đều sẽ tưởng đây là những đường cong do đứa trẻmới biết cầm bút vạch bừa trên giấy.
Phải trải qua muôn vàn khó khăn mới giải mãđược, ấy thế mà kết quả lại chỉ là một hình vẽ không thể hiểu nổi, Cầu Đức Khảo cảm thấy kinh ngạc vô cùng. Lão còn từng cho rằng cách giải mã của mình sai rồi, nhưng sau nhiều lần thử nghiệm, lão phát hiện điều đó là không có khảnăng. Nếu làm sai thì sẽ không thể nào đem những ký tựnày chuyển đổi thành hình vẽ một cách liền mạch không chỗ sơ hở như thế này được. Rõ ràng thứđược ghi lại bằng mật văn chính là bảy nét vẽ kia.
Bảy nét vẽđó biểu thị cho cái gì? Vì sao chủ nhân cuốn sách lụa lại phải đem nó giấu trong mớ văn tự này?
Dựa vào kinh nghiệm từ bao nhiêu năm nằm vùng ởTrung Quốc, trực giác mách bảo với lão rằng, có thểđược người ta mã hóa thành mật văn rồi ghi lại trên loại tơ lụa vô cùng đắt giá nhường kia thì không thể là một hình vẽbình thường được. Những đường cong này chắc chắn phải cóý nghĩa đặc biệt gìđó. Nói không chừng là chuyện nghiêm trọng chứ chả chơi.
Lão liền sinh lòng hứng thú say mêđối với chuyện này, lập tức bắt đầu tìm đọc các loại tài liệu. Lão bỏ ra một khoảng thời gian rất lớn đểđảo qua vô số thư viện, đồng thời cũng cầm bức hình này đến các trường đại học đểthỉnh giáo những nhà Hán học người Hoa kiều đương thời. Thế nhưng, đám người sống tại Mỹ kia trình độ có hạn, cù cưa hơn nửa năm vẫn chẳng có bất cứ kết quả nào. Cho dù có người đoán mò, thì cũng chẳng ra đầu cua tai nheo chi sất, hoàn toàn vô căn cứ, nghe một cái là biết ngay họ chỉ nói quàng nói xiên.
Ngay khi hứng thú của lão dần tụt giảm, bắt đầu cảm thấy không nơi bấu víu, thì có một người bạn cùng học đại học đã chỉ cho lão một con đường sáng. Y nói với Cầu Đức Khảo, rằng món đồ Trung Hoa kỳ dị thế này thì có lẽ nên tìm đến những người già cảở Chinatown mà hỏi. Năm ấy đang vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Chinatown có không ít những học giả cao tuổi đến từĐài Loan, là một nơi ngọa hổtàng long, biết đâu tìm được manh mối.
Cừu Đức Khảo nghe xong thấy cũng có lý. Lão bèn ôm hy vọng cuối cùng, tìm đến Chinatown thỉnh giáo.
Chinatown có một loại thư quán dành cho những người già cả tụ tập. Cầu Đức Khảo chỉ chuyên tìm đến những nơi này, giở hình vẽ ra xem xét. Cũng may là lão tốt số nên quả nhiên đã gặp được một cao nhân.
Vị cao nhân này là một ông lão gầy đét, là nhân vật có tiếng trong vùng đó. Hôm ấy ông ta đến quán trà nghe kểchuyện, đúng lúc đụng phải Cầu Đức Khảo vào đến nơi, đang trải bức vẽ trải ra xem xét. Mới vừa nhìn thấy, ông ta liền kinh hãi, lập tức hỏi Cầu Đức Khảo kiếm được nóởđâu.
Cầu Đức Khảo thấy có cửa thì không khỏi mừng húm. Tất nhiên lão đã thủ sẵn một bộ lý do lý trấu để thoái thác không kể rành mạch ngọn nguồn với cụ già nọ, rồi vội vàng hỏi ông cụ phải chăng đã biết được điều gì.
Cụ già lắc đầu nói không đâu, cóđiều, cụ lại bảo với Cầu Đức Khảo rằng, mặc dù không biết lai lịch bức vẽ nọ, nhưng cụđã từng thấy thứ tương tựở một nơi.
Cầu Đức Khảo nghe xong, trong lòng nhấp nhổm. Lão vội hỏi xem ông cụđã thấy thứđóở chỗ nào.
Ông cụ bèn đáp rằng, đó là hồi cụ còn ởđại lục, trong một đạo quán ở Kỳ Mông Sơn, cụđã từng thấy một cái lò luyện đan. Hình vẽ nọ chính làđược khắc trên cái lò luyện đan đó.
Chương 11. Lò luyện đan bằng đồng thau
Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo
Beta: Earl Panda
.
.
.*****
.
Suốt đó giờ, về hình vẽ bíẩn này, tra thế nào cũng không ra được một chút manh mối. Giờ vừa nghe nói nhưvậy, Cầu Đức Khảo liền phấn chấn hẳn lên, lão lập tức gọi một ấm trà ngon, cung kính đưa lên mời vị học giả già kia kể rõ ngọn nguồn.
Vị học giả già kia vốn cũng không bận rộn gì, thấy lão có hứng thúđến vậy thì cũng hào hứng lây, liền kể cho Cầu Đức Khảo nghe sự việc mình đã trải qua ngày ấy.
Đó là chuyện từ ba mươi năm trước. Thời đó, ông cụnày còn làm giáo sư giảng dạy ở khoa Văn hóa Trung Hoa tại trường Đại học Bắc Kinh, là một Đảng viên Quốc Dân Đảng, còn con rể là một lữđoàn trưởng[1] dưới trướng Trương Linh Phủ. Sau khi sưđoàn chỉnh biên số 74[2] bịtiêu diệt, tàn quân Quốc Dân Đảng tan đàn xẻ nghé, con rểông liền dẫn tàn quân chạy vào núi Kỳ Mông[3] làm thổphỉ, lẩn trốn trong núi suốt ba năm. Về sau, quân Giải Phóng tổ chức một cuộc càn quét với quy mô lớn, con rểông bị bức đến đường cùng, phải móc nối với đặc vụ của Quốc Dân Đảng, định trốn sang Mỹ.
Mua được một lối thoát rồi, người con rể liền đón ông cụ và gia đình vào trong núi chờ tin thuyền. Vì sợ tin đồn lan nhanh, mang gia quyến theo bên mình không tiện, cho nên trong khoảng thời gian này, người con rểđã thu xếp cho bọn họở trong một Đạo quán, giả trang thành đạo sĩ, chờ bên đặc vụ tiếp ứng.
Tuy mang danh Đạo quán nhưng thật ra đó chỉ là ngôi miếu dân gian thờ thổđịa của người địa phương mà thôi. Duy có một điều không giống với những ngôi miếu địa phương ở vùng núi khác, đó là tòa Đạo quán này được xây giữa hai vách núi cách nhau không đến năm mươi mét, mặt dưới lơ lửng giữa tầng không, vô cùng kỳ lạ. Cả tòa Đạo quán giống như một cái cầu thang khổng lồ, từng bậc từng bậc một, tổng cộng có bảy tầng. Bốn vách đều là tường đất phết sơn vàng, cực kỳđơn sơ. Bốn tầng trên cùng chính là hai tấm ván gỗ gác giữa hai vách núi, ngay đến lan can cũng chẳng có. Trong mấy điện thờđều đặt tượng Tam Thanh nặn bằng đất, cũng có tượng Quan Âm và thổđịa, rất đậm nét đặc sắc của văn hóa Trung Hoa.
Toàn bộ ngôi miếu Đạo quán chỉ do hai vịđạo sĩ già nua chăm nom, người cao tuổi là cha của người ít tuổi hơn. Năm đóđang thời chiến tranh loạn lạc, khói nhang thưa thớt, con rể ông bèn đưa bọn họít tiền, nhờ họ che chởgiúp.
Thế là người giáo sư già liền sống trong Đạo quán suốt hai tháng trời. Nơi này nằm tít trong núi sâu, leo lên leo xuống bất tiện, cho nên ông chẳng có việc gìđể làm, bèn bắt tay vào nghiên cứu những món đồ cổ bên trong Đạo quán. Chính vào lúc đóông đã phát hiện ra một thứ rất kỳ quái. Trong Đạo quán này có rất nhiều đồ vật, đều là những sản phẩm địa phương thô sơđược sản xuất hàng loạt, chẳng có giá trị gì, tuy thỉnh thoảng có tòi ra vài món đồ cổ nhưng cùng lắm chỉ làđồ thời Minh. Ấy vậy mà, trên tầng cao nhất của Đạo quán lại có một cái lò luyện đan bằng đồng thau, hình dạng vô cùng kỳ lạ, trông như một búp sen bị lật úp, niên đại lại càng cổ xưa, hoàn toàn khác với những món đồ còn lại ởđây.
Vị giáo sư tuy không theo chuyên ngành lịch sử, nhưng những lão phu tử thời đóđều phải từng trải, từng tiếp xúc với những vấn đề như thế này không hềít. Ông cảm thấy rất hứng thú, bèn hỏi vịđạo sĩ già xem lò luyện đan này đến từđâu.
Vịđạo sĩ già kia liền khen ông cóánh mắt tinh đời. Lò luyện đan này quảđúng là không phải vật bình thường, mà là trong một trận địa chấn hồi trước Giải phóng, núi bị lở ra mới bắt gặp được đấy. Hồi ấy, cùng với nó còn có biết bao nhiêu là xương người chết cũng bị lở ra nữa. Người dân trong thôn thấy vậy mà sợ hãi, bèn khiêng cái lò luyện đan này lên đây để thần linh trấn yểm. Chuyện xảy ra đã sáu mươi năm rồi, hồi ấy ông vẫn còn nhỏ, tình hình cụ thểthế nào cũng không được rõ lắm.
Vị giáo sư nghe xong lại càng thêm hứng thú, song khi đóđang chiến tranh loạn lạc, thân phận của ông lại đặc biệt nên cũng chẳng có cách nào điều tra thêm được nữa. Ôngở trong Đạo quán nghiên cứu nghiền ngẫm trong một khoảng thời gian, nhưng vẫn không có kết quả gì. Cóđiều cảnh ngộ vàđiều kiện lúc đó khiến cho ông khắc ghi như in những kýức về sự kiện này. Hình dáng và hoa văn của chiếc lò luyện đan kia ông cũng nhớ cực kỳ rõ ràng, cho nên vừa thấy Cầu Đức Khảo đưa cho mình xem làông đã nhận ra ngay.
Ông cụ nói với Cầu Đức Khảo rằng, hoa văn này làở cái nắp đậy phía trên lò luyện đan, giống hình vẽ nọ nhưđúc, không thể nhớ nhầm được. Nếu muốn biết nhiều hơn nữa thì có thể nghĩ cách đến Đạo quán kia tìm hiểu một phen. Chỉ cóđiều, bao năm trôi qua, vật đổi sao dời, hiện giờchốn kia đã còn hay mất, còn phải trông vào duyên số của lão.
Cầu Đức Khảo sau khi nghe xong, vừa hưng phấn cũng lại vừa thất vọng. Hưng phấn vì rõ ràng những bí mật ẩn sau hình vẽ này còn phong phú hơn mình tưởng; còn thất vọng là vì nghe xong những lời kể kia, lão vẫn hoàn toàn không biết gì về hình vẽ này như trước.
Lão rất muốn được xem tận mắt cái lò luyện đan bằng đồng thau mà vị giáo sư giàđã nhắc đến, nhưng chuyện này vào ngày đó gần như không có cách nào thực hiện nổi. Thời buổi ấy một người Mỹ muốn vào Trung Quốc đã là tương đối khó khăn rồi, chưa kể lão lại còn đeo trên người cái tiếng xấu là con buôn di vật văn hóa.
Song, cái lão Cầu Đức Khảo này một kẻ vô cùng tựphụ. Lão đã muốn làm chuyện gì thìđừng hòng có ai ngăn được. Lão vẫn nghĩ ra một biện pháp: bản thân lão không thểđến Trung Quốc, nhưng do hoạt động buôn bán cổ vật đã nhiều năm nên vẫn có một mạng lưới các mối quan hệdày đặc ở đó. Lão bắt đầu tìm cách liên hệ với những mối cũở Trung Quốc, tìm người đến núi Kỳ Mông, vào tòa Đạo quán trong núi sâu kia xem xét để nắm bắt tình hình, mà tốt nhất là có thể trộm lấy cái lò luyện đan kia ra, vận chuyển sang Mỹ.
Lúc ấy là thời điểm Trung Quốc vừa phải trải qua mười năm tai vạ, ngổn ngang trăm thứ dở dang còn chưa được chỉnh đốn, những quan hệ cũ của lão đã không còn sót lại một mối nào. Trong cuộc thanh trừng sau Giải phóng, đám thổ phu tử thế hệ trước người thì chết, người chạy tháo thân. Toàn bộ mảng buôn lậu đồ cổđều bị quét sạch nhẵn như chùi. Lão nhờ cậy cả quan hệ của mình trong Quốc Dân Đảng, chạy vạy gần hết các cửa mà vẫn không tìm nổi một người quen.
Trăm mối không lần được một, lão chỉ có thể liều mình mạo hiểm xin trợ giúp từ mấy tên tội phạm buôn lậu mà lúc bấy giờ lão không biết rõ, nhờ bọn họ giới thiệu cho vài nhân vật mới đang hành nghềở Trường Sa.
Chuyến này lận đận đến những mấy lần, cóđiều, bỏcông mài sắt rồi cũng có ngày nên kim, mãi rồi lão cũng liên lạc được với một người Trung Quốc bằng lòng hợp tác với lão.
Người này, chính là Giải Liên Hoàn.
Giải Liên Hoàn làm thế nào mà bước chân vào cái nghềnày, ngày ấy chú Ba nghĩđến xoắn cả não vẫn không ra. Vì với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ thì ngay đến ông cụ nhà họ Giải cũng còn chẳng dám đặt chân về nghề cũ, chỉ có thể sống bằng tiền dành dụm. Thời đó buôn lậu văn vật là tội nặng lắm, tương đương với tội buôn lậu thuốc phiện ngày nay, là chuyện đem tính mạng ra màđùa với lửa, bình thường không phải cần gấp đồng tiền cứu mạng thì chẳng ai dám dính vào cái trò này.
Mà Giải Liên Hoàn ngày ấy lại là một công tử quần làáo lượt, là con nhà gia thế chính tông. Cụông nhà họ Giải cóý tẩy rửa nguồn gốc, từ nhỏđã không cho hắn tiếp xúc với việc làm ăn trong nhà, cũng không cho hắn học này học kia, cho nên dù xét vềđảm lược, tầm nhìn, kinh nghiệm hay những điều kiện khách quan khác, hắn đều khó có khả năng bước chân được vào cái nghề này, lại càng chẳng có lý do gì để dây dưa được với trùm buôn lậu người nước ngoài.
Nói nôm na một chút, muốn làm cái nghề buôn lậu văn vật này thì phải có bản lĩnh trong tay. Lấy hàng, giám định, ra giá, những kỹ thuật này không có hai, ba mươi năm tích lũy trui rèn thì sẽ chẳng luyện ra được cái kết quảgì sất. Mà nếu không có những khả năng này thì cho dù anh chủ tâm muốn bước vào nghề, cũng sẽ không có cách nào tìm được cửa. Người mua sẽ không thèm đểýđến anh đâu. Cho nên, nếu Cầu Đức Khảo có thể qua người trung gian tìm được Giải Liên Hoàn, thì chứng tỏ Giải Liên Hoàn đã thường cùng những người này lui tới làm ăn, hơn nữa lại còn được đối phương tín nhiệm. Chuyện này suy xét từbản lãnh của Giải Liên Hoàn thì thấy thế nào cũng rất không khả thi.
Vấn đề này vẫn quấy nhiễu đầu óc chú Ba mãi cho đến tận khi chuyến đi đầu tiên đến Tây Sa trở về. Chú bắt đầu điều tra chuyện này, hỏi người đứng đầu Giải gia thì mới biết được một chút chân tướng sự việc. Cóđiều vấn đề này không liên quan đến vụ Cầu Đức Khảo nên cũng không cần nhắc tới ởđây.
Sau khi Giải Liên Hoàn và Cầu Đức Khảo móc nối được với nhau, Cầu Đức Khảo liền đem kế hoạch của mình gửi cho Giải Liên Hoàn. Đó là một tập tài liệu chi tiết, đính kèm bản phác họa chiếc lò luyện đan bằng đồng thau do cụgià kia vẽ, cùng một cái máy ảnh hiện đại. Lão bảo Giải Liên Hoàn trước tiên nhất định phải xác minh xem tòa Đạo quán kia còn tồn tại không - vào khoảng thời gian đó, đền thờ miếu mạo di tích là những thứ thuộc về"Tứ cựu"(*), có khả năng đã bịđốt bỏ mất rồi - sau đó là thu thập tin tức về chiếc lò luyện đan này, chụp ảnh gửi lại về Mỹđể xác nhận. Nếu như tất cảđều thuận lợi, vậy thì lại tìm cơ hội đem món đồ này tuồn lậu ra nước ngoài.
(*) Là bốn thứ phải tiêu diệt theo khẩu hiệu của Cách mang Văn hóa, gồm: phong tục cũ, văn hóa cũ, thói quen cũ, tưtưởng cũ.
Giải Liên Hoàn tuy không thông thạo chuyện "xuống đất", nhưng chỉ làđến một chỗ, nhìn xem đồ cóởđấy không, hỏi thăm dăm câu ba điều thì hắn vẫn làm được. Sau khi cầm tài liệu đi Sơn Đông, hắn căn cứ vào hồi ức của ông cụ ghi trong tài liệu mà tìm ra tòa Đạo quán cổđược xây trong núi này.
Phúc bảy mươi đời là tòa Đạo quán cực kỳ vắng vẻ lại ởnơi hẻo lánh nên không gặp phải rắc rối lớn nào, qua mười năm phong ba bão táp vẫn được bảo tồn như một kỳ tích. Cóđiều vịđạo sĩ giàđã qua đời, chỉ còn lại người con trai, cũng đã gần đất xa trời rồi. Giải Liên Hoàn chụp lại tòa Đạo quán cùng chiếc lò luyện đan bằng đồng thau kia, gửi sang bên Mỹ. Cầu Đức Khảo giở hình vẽđã giải mãđược ra so thì quả nhiên ông cụ kia nói không sai, đồ hình trên nắp lò luyện đan bằng đồng thau và trên cuốn sách lụa giống nhau nhưđúc. Chẳng qua là lai lịch của chiếc lò luyện đan này, vì niên đại quá cổ xưa nên con trai của vịđạo sĩ già cũng chỉcó thể kểđại khái, nội dung so với những gì ông giáo sư già cung cấp cũng chẳng hơn được là bao, nên không tìm thêm được manh mối nào nữa.
Dù rằng như thế, Cầu Đức Khảo cũng đã quáđỗi vui mừng. Lão chỉ thị cho Giải Liên Hoàn bắt đầu chuẩn bị, tìm biện pháp giấu giếm tuồn lò luyện đan ra khỏi biên giới.
Thế nhưng, khi vừa bắt tay chuẩn bị thì Giải Liên Hòa liền phát hiện ra đây là một nhiệm vụ bất khả thi.
Điều Cầu Đức Khảo đã không lường được là: chiếc lò luyện đan này lớn hơn rất nhiều so với tính toán trước đây của lão. Thời thếđãđổi thay, một vật như vậy ở Trung Quốc thời buổi ấy không thể qua mặt hải quan mà vận chuyển ra khỏi biên giới được. Mà nếu dùng thuyền buôn lậu thì tất phải đi qua vùng Chiết Giang hoặc Quảng Đông trước, cũng rất mạo hiểm. Thời ấy, vùng duyên hải phía Đông Nam loạn lạc đến thế nào, người bình thường không thểnào tưởng tượng được đâu.
Bọn họ thử bao nhiêu cách cũng không có kết quả, ngược lại còn khiến cớm đánh hơi thấy mùi. Rơi vào bước đường cùng, Cầu Đức Khảo lại nảy ra một ýđồ rồ dại: lão bảo Giải Liên Hoàn đập vỡ cả cái lò luyện đan ra, cưa thành hơn bốn mươi mảnh, sau đóđánh sốở bên trên, trà trộn trong hàng tơ lụa bấy giờđược phép xuất khẩu mà tuồn ra ngoài.
Chuyện này đối với giới khảo cổ mà nói thìđúng là hành vi man rợ khiến người ta giận ứa gan. Nhưng Cầu Đức Khảo hoàn toàn không quan tâm, vì món đồ này có giá trị như thế nào, đối với lão mà nói đã không còn ý nghĩa. Cái lão muốn là thông tin ở trên đó kia.
Đây cũng có thể nói là một sự trùng hợp hiếm có. Giải Liên Hoàn trong lúc cưa lò luyện đan ra đã phát hiện thấy dưới đáy chiếc lò này còn có một cơ quan vô cùng xảo diệu. Chính là dựa vào cơ quan này mà bí mật của hình vẽ thần bí trên cuốn sách lụa thời Chiến Quốc rốt cuộc mới được đưa ra ánh sáng.
Chú thích.
[1] Lữđoàn là một đơn vị biên chế trong quân đội, ngang cấp trung đoàn nhưng thường đông hơn. Lữđoàn làđơn vịbinh chủng hỗn hợp gồm cả bộ binh, pháo binh, tăng thiết giáp, lính dù, đặc công, công binh, quân y v.v... khi ra chiến trường có thể là một đơn vị tác chiến độc lập.
[2] Sư 74 là một sưđoàn tinh nhuệđãđược Mỹ chỉnh đốn và trang bị vũ khí cơ giới, là một trong năm đội quân chủ lực lớn của Tưởng Giới Thạch, vào tháng 5 năm 1947 đã bịquân Giải Phóng bao vây tiêu diệt ở khu giải phóng Sơn Đông. Sư trưởng của sưđoàn này, Trương Linh Phủ- tướng yêu của Tưởng Giới Thạch, cũng từng là sinh viên của Đại học Bắc Kinh.
[3] Núi Kỳ Mông - mình tra không thấy ngọn núi này nhưng có một chỗ gọi là Mông Sơn nằm ở huyện Mông Âm, tỉnh Sơn Đông, có vẻ phù hợp với miêu tả của tác giả.
Chương 12. Bản đồ sao
Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo
Beta: Earl Panda
.
Beta's Note: Ngại ghê, hồi trước cứ tưởng thi xong là có thể thảnh thơi cuộc đời, ai ngờ vào năm học lại liền tù tì suốt 1 năm học 1 tuần 6 ngày muốn toét cúc đến vậy ≖‿≖ Cúc đã toét lắm rồi mà thực ra tớ vẫn đang nợ 2 môn chưa đăng kí được tín chỉ để học (đăng ký đc thì chắc thành hoa hướng dương cmnr...) ≖‿≖
Và vấn đề cần thông báo là sang tháng 6 tớ lên rừng đi quân sự hờ hờ (ಥ⌣ಥ) Tuần sau tớ được nghỉ nguyên 1 tuần để ôn thi cuối kỳ, nếu kịp tớ sẽ beta trước rồi đặt lịch cho tháng 6, còn nếu ko kịp thì...........(∪ ̄㋓ ̄∪) Chúc các bạn một mùa hè mát mẻ không kích động (ಥ⌣ಥ)
.
.*****
.
Vừa nói, chú Ba vừa móc hai tấm ảnh chụp nhàu nhĩ từ trong cái ba lô rách nát ra đưa cho tôi.
Tôi biết thứ được chụp trong ảnh chính là chiếc lò luyện đan kia. Mấy tấm ảnh đó hẳn là do lão Tây kia đưa cho chú. Chuyện này tương đối phức tạp, không có mấy tấm ảnh này thì chỉ sợ không thể nào nói cho rõ ràng được, giờ chú cũng đã lấy ra cho tôi xem rồi.
Nhận lấy ảnh, vừa nhìn thêm lần nữa, tôi liền thấy tấm ảnh đầu tiên chính là hình một cái lò luyện đan to khủng bố được trưng bày trong bảo tàng. Lúc chú Ba kể chuyện, tôi còn không ngờ thứ này lại lớn đến vậy, phải cao những ngang tầm một người lớn. Muốn tuồn cái món này ra nước ngoài, ấy lại chả quá bằng nhiệm vụ bất khả thi.
Tấm thứ hai chụp cảnh dưới đáy lò luyện đan. Tôi thấy đáy lò chằng chịt hoa văn thanh đồng, chính giữa đáy lò còn đúc một con thú vọng thiên bằng đồng to bằng cả nắm tay, ngửa đầu trông trời, cực kỳ oai vệ, dựa vào tạo hình mà nói thì nó phải thuộc loại hàng thượng hạng của thượng hạng.
"Đây là lò luyện đan sau khi được phục chế lại trong viện bảo tàng. Tấm thứ hai chụp bên trong lò luyện đan." Chú Ba giải thích cho tôi. "Giải Liên Hoàn phát hiện ra cơ quan dưới đáy lò là một hệ thống cấp nước vô cùng tài tình, dùng để chế thêm nước vào trong lò trong lúc luyện đan. Vách lò rỗng ruột, bên trong có nước, chỉ cần xoay nắp lò luyện đan để hình vẽ trên nắp di chuyển đến một vị trí nhất định là có thể khởi động được cơ quan phía dưới con thú vọng thiên này, nước trong vách lò sẽ phun ra từ miệng con thú, như vậy, lúc luyện đan không cần phải mở nắp lò để tiếp nước."
Tôi gật đầu khen thật kỳ diệu. Có điều, một cơ quan xảo thuật đến vậy thật ra ở Trung Quốc cũng chưa tính là đặc biệt, sao lại nói cơ quan này là mấu chốt để giải mã cuốn sách lụa Chiến quốc chứ?
Chú Ba bảo, vấn đề không phải ở tác dụng của cái cơ quan này, mà là phương thức vận hành của nó. Nói đoạn, chú bèn lấy ra một chiếc kính lúp rồi bảo tôi soi cho kỹ hoa văn dưới đáy lò luyện đan.
Ảnh chụp nhỏ quá, tôi soi tỉ mỉ mãi mới thấy dưới đáy lò này, nếu lấy con thú vọng thiên làm trung tâm, thì bốn phía có rất nhiều những điểm chạm nổi li ti cực nhỏ, nhiều vô cùng, chằng chịt chi chít, không nhìn cẩn thận thì lại tưởng là rỉ đồng.
"Đây là gì?" Tôi vẫn không hiểu nên lại hỏi.
"Mày không biết cũng dễ thông cảm thôi. Phù điêu ở đáy lò này chính là tinh đồ thời thượng cổ đấy."
"Tinh đồ thời cổ?" Tôi sửng sốt một lúc, "Tức là bản đồ vị trí các vì sao trên bầu trời ạ?"
Chú Ba gật đầu, sau đó cầm một tấm ảnh chụp hình vẽ giải mã ra từ cuốn sách lụa Chiến quốc cho tôi so sánh: "Đây là chỗ khéo léo nhất của cơ quan này. Đáy lò là một bức tinh đồ thời cổ, khi xoay nắp lò đến một góc độ chính xác, đường cong trong hình vẽ trên nắp lò này sẽ trùng khớp với sáu vì sao trong bức tinh đồ dưới đáy lò, từ đó sẽ mở được cơ quan."
Tôi nghe xong lập tức nhớ ra điều gì, sau đó nghĩ một lát liền bừng tỉnh đại ngộ: "Hai hình vẽ trùng khớp được lên nhau, nói vậy thì đường cong kỳ quặc trên cuốn sách lụa Chiến quốc thật ra lại là một tấm 'bản đồ sao quay' ư?"
Chú Ba gật đầu: "Đúng vậy."
Bản đồ sao quay(*) là một loại dụng cụ chiêm tinh. Bởi vì sao trên trời phải đến hàng ngàn hàng vạn, hơn nữa, chúng lại di chuyển tùy theo sự biến hóa của từng thời điểm trong mùa, mỗi lần tiến hành chiêm tinh lại phải tìm ra mấy vì sao đặc biệt kia trong hằng ha sa số muôn vì tinh tú là chuyện cực kỳ khó khăn, cho nên từ đó mà loại bản đồ sao này được ra đời. Bình thường, người ta đều căn cứ vào các vì sao và thứ tự sắp xếp của chúng để nối thành đường cong, sau đó chỉ cần đối chiếu với vị trí của sao Bắc Đẩu trên bản đồ cho đúng là sẽ có thể xoay bản đồ sao theo la bàn và nấc của mùa, những đường cong đặc biệt kia sẽ trùng khớp lên những vì sao mà ta đang tìm kiếm.
(*) Nguyên văn là Tinh bàn, tức là cái Astrolabe. Bản đồ sao quay là mình chém vì thấy nó giống thứ được mô tả trong đây. Thực ra astrolabe phức tạp hơn rất nhiều vì nó có nhiều đĩa xoay có thể thay thế cho nhau, thể hiện vị trí sắp xếp của tinh tú trong các chòm sao biến đổi theo nhiều thời điểm trong năm. Mấy cái khấc xung quanh chính là nấc của mùa, dựa vào đó mà quay bản đồ sao cho chuẩn thời điểm, vì vị trí và sắp xếp của các chòm sao sẽ thay đổi tùy mùa.
Tôi không khỏi đập bàn tán thưởng. Chu choa, cái này đâu có phải khó nghĩ lắm đâu mà sao ban nãy lại không nghĩ đến nhỉ. Chuyện này cũng rất hợp logic nhé, thuật chiêm tinh thời Chiến quốc đã cực kỳ phát triển, mà người ở thời đại đó thì cho rằng sự vận hành của thiên tượng là đại diện cho sự vận động của vạn vật, từ đó có thể nhìn thấu được một vài thiên cơ. Những thiên cơ này thường là điềm báo cho những thay đổi của một quốc gia, chiến tranh hoặc những biến cố quan trọng, bình thường không thể tùy tiện tiết lộ. Thiết Diện Sinh đã giấu tinh đồ do chính mình quan sát được vào trong cuốn sách lụa, âu cũng là chuyện dễ hiểu.
Bức tinh đồ này đồng thời lại xuất hiện trên lò luyện đan, có lẽ là thiên tượng này có một hàm nghĩa đặc biệt nào đó, lôi kéo sự chú ý của quá nhiều nhân vật, rất có khả năng là như vậy.
Chú Ba liền gật gù: "Ranh con tiến bộ rồi đấy, nói phải lắm. Sau khi mấy thứ này được vận chuyển sang Mỹ, Cầu Đức Khảo cũng lập tức phát hiện ra được bí mật này. Lão cũng giống như mày, nghĩ ngay đến thuật chiêm tinh."
Đây là một phát hiện khiến người ta cực kỳ phấn chấn, có thể nói là lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử ngành khảo cổ. Cầu Đức Khảo lại một lần nữa tạo được tiếng vang, thế nhưng vào thời điểm đó lão không còn quan tâm đến điều đó nữa. Lão đã hoàn toàn chìm trong mê muội vào cái quá trình khảo cổ này: tinh tượng được khoanh ra trong tấm tinh đồ này mang hàm nghĩa gì? Nó bị che giấu kín đáo đến như vậy, chắc chắn tinh tượng này đã dự báo một sự kiện nào đó vô cùng nghiêm trọng, không thể để người khác biết.
Sau khi đem tinh đồ và bản đồ sao quay chồng khớp lên nhau, lão liền tìm ra được sáu vì tinh tú đặc biệt trong cả tấm tinh đồ, hợp thành hình vẽ tinh tượng, sau đó đi tra trong tư liệu sách cổ hòng tìm hiểu xem tinh tượng này trong thuật chiêm tinh là có ý nghĩa gì.
Thế nhưng, chiêm tinh học của Trung Hoa cổ đại dường như cũng có họ hàng với phong thủy học, cho nên phức tạp vô cùng, thậm chí có khi còn thâm sâu biến ảo khó lường hơn cả phong thủy, gần như không hề có một hệ thống tư liệu nào. Bức tinh đồ ẩn giấu trong cuốn sách lụa Chiến quốc này là biểu thị cho thiên cơ gì, đây là điều hoàn toàn không có cách nào tra cứu nổi.
Lúc đó phương pháp duy nhất để giải bí mật này là phải tìm mấy vị cao nhân kia, thế nhưng thời buổi đó ở Mỹ thì đào đâu ra cao nhân, cho nên Cầu Đức Khảo mới một lần nữa nhờ cậy Giải Liên Hoàn xâm nhập vào xã hội Trung Quốc để dò la tin tức.
Tuy nhiên, lần này Giải Liên Hoàn không thể hoàn thành được nhiệm vụ. Trong thời đại đó, hễ ai có chút hiểu biết về phong thủy Chu Dịch thì đều bị đấu tố đến mức bị nhốt cả trong chuồng bò rồi, những người lọt lưới đều lo sợ nơm nớp, nào ai dám ho he chút gì. Việc dò la thăm hỏi cũng phải lén lén lút lút, bất tiện khủng khiếp.
Một lần tìm kiếm này phải mất đến tận hai năm mà vẫn không thu được kết quả gì, cùng lúc đó, công việc nghiên cứu khác ở Mỹ cũng không hề có bất cứ tiến triển nào.
Rơi vào đường cùng, Cầu Đức Khảo đột nhiên lại nảy ra một sáng kiến. Sự chú ý của lão một lần nữa tập trung vào cuốn sách lụa Chiến quốc. Lão phỏng đoán rằng, cuốn sách lụa đã chứa bức tinh đồ, vậy thì có lẽ trong một cuốn khác sẽ có bí mật của tấm tinh đồ được ghi lại.
Vì thế, lão một mặt bắt đầu thu mua ồ ạt một đống lụa vàng nước Lỗ, một mặt nhăm nhe bám càng ông nội tôi - người đã bán cuốn sách lụa Chiến quốc cho lão năm xưa. Dựa theo kinh nghiệm của lão, thổ phu tử bình thường đều là loại trộm cắp chẳng chịu ra về tay không, cuốn sách lụa này không có thể nào chỉ tồn tại có duy nhất một cuốn, mà ông tôi hẳn đã phải chôm trọn cả bộ mang ra mới đúng. Phần còn lại kia chắc vẫn còn trong tay ông nội.
Lúc bấy giờ quan hệ giữa Giải Liên Hoàn và Cầu Đức Khảo cực kỳ ăn ý. Lòng lang lại gặp dạ sói, hắn liền giúp Cầu Đức Khảo đến chỗ ông tôi thăm hỏi dò la. Đáng tiếc là ông nội nhà tôi miệng ngậm chặt kín như hũ nút (aka Bình Kín Miệng :">), không dò la ra được điều gì. Đến đường cùng, Giải Liên Hoàn bèn đi hỏi chú Ba. Lúc đó, chú Ba đang rất quan tâm đến những ghi chép trong cuốn bút ký của ông nội. Rượu vào một cái, ồ ạt lời tuôn, chú liền đem tất cả những điều ông tôi trải qua lúc trộm sách lụa Chiến quốc ra ngoài làm thành chuyện phiếm kể bô bô hết ráo.
Tôi nghe đến đây, nhịn chẳng được bèn nói: "Chú Ba, thì ra lão già ngoại quốc đó biết rõ chuyện huyết thi cổ mộ, là vì chú tự nói ra sao?"
Chú Ba liền cười khổ, lắc đầu bảo: "Lúc đó thật sự là uống nhiều quá. Rượu vào một cái chú cũng chẳng nhớ nổi rốt cuộc đã kể cho hắn những gì, về sau nói chuyện với lão Tây đó chú mới biết. Chuyện này chú cứ hối đến mức xanh lét cả ruột gan ra rồi đây."
Tôi cũng cười đau khổ với chú. Chuyện này quả thật quá mức kịch tính rồi. Có điều nói ra thì, hồi đó Cầu Đức Khảo chọn Giải Liên Hoàn, chắc cũng sớm biết quan hệ giữa hai nhà họ Ngô và họ Giải, đã sớm có ý định này rồi. Sự quỷ quái bí hiểm trong cách làm việc của lão già người nước ngoài kia thật sự khiến cho người ta phải sợ hãi.
Bấy giờ, sau khi Cầu Đức Khảo nhận được tin tức, lão từng có ý định một lần nữa đi trộm mộ huyết thi, đáng tiếc là Giải Liên Hoàn lại không đổ đấu, mà tìm người khác thì lão không kiếm được ai. Thời đó quan hệ Mỹ - Trung bắt đầu ấm dần trở lại, lão cảm thấy thời cuộc sẽ có biến chuyển, bèn kiên nhẫn náu mình chờ thời trong một thời gian ngắn, và quả nhiên lão đã đợi được một cơ hội chín muồi. Thế là, lão dẫn theo một đám người làm khảo cổ, gấp rút lên đường trở lại Trung Quốc, bắt đầu tính toán cho lần hành động này. Từ đó mới xảy ra những sự việc chú Ba từng gặp phải lúc trước.
Câu chuyện sau đó thì đoán đại cũng ra. Chú Ba đêm trước vừa ra được khỏi mộ cổ, chiều hôm sau Cầu Đức Khảo cũng mò được vào trong. Khỏi nói cũng biết, chuyến đi này rốt cuộc đã biến thành một vụ tai ương. Vào thời điểm bọn chúng mở cái hốc tối dưới đáy quan tài, bọ ăn xác chúa bay ra suýt nữa đã giết sạch mọi người có mặt trong mộ cổ lúc ấy.
Cũng may mà hồi đó Giải Liên Hoàn tìm được một gã tay chân tương đối thông minh. Chính nhờ anh ta châm thuốc nổ vào thời khắc nguy hiểm nhất , khiến căn phòng bên trong nổ sập hoàn toàn nên Cầu Đức Khảo và Giải Liên Hoàn lúc đó đang ở căn phòng bên ngoài mới giữ được tính mạng. Tiếc thay, chính anh ta và toàn bộ những người có liên quan đã bị vùi chết hết trong ngôi mộ cổ.
Cảnh tượng lúc đó cực kỳ khủng khiếp. Cầu Đức Khảo tận mắt chứng kiến những sự ấy, chịu đả kích rất lớn, thần kinh gần như trở nên bất ổn. Những hiểu biết, những suy nghĩ của lão về Trung Quốc được gây dựng trong suốt vài chục năm nay đã hoàn toàn sụp đổ. Sau khi quay lại Trường Sa, lão lập tức trở về nước Mỹ, lâm bệnh nặng một hồi, xém nữa phát điên lên mà chết. Những nghiên cứu về cuốn sách lụa Chiến quốc kia, lão cũng ngừng lại ngay lập tức.
Tuy nhiên, chúng ta đã biết đó chỉ là tạm thời. Một năm sau là đến thời kỳ của đợt khảo cổ dưới biển lần thứ hai. Bánh xe vận mệnh bắt đầu từ dưới mặt biển Tây Sa, càng xoay lại càng điên cuồng.
Chương 13. Chân tướng ở Tây Sa
Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo
Beta: Earl Panda
.
.
.*****
Câu chuyện về Cầu Đức Khảo đến đây tạm dừng, tiếp theo là những diễn biến xảy ra khi Giải Liên Hoàn đi tìm chú Ba.
Lời kể của chú Ba rất rõ ràng, rành mạch, khiến tôi có thể hiểu được nguyên nhân sâu xa bên trong. Tôi thật không ngờ chú Ba đã dính vào chuyện này từ lâu. Hơn nữa là công ty của A Ninh và nhà họ Ngô chúng tôi lại có liên quan sâu sắc đến thế.
Chú Ba sau khi một mạch kể tuồn tuột ra hết thì nghỉ một lát, bảo tôi nếu có câu hỏi gì, hay có gì không tin thì bây giờ có thể hỏi chú luôn.
Tôi biết chú chỉ dỗi thế thôi, rõ ràng là vì ban nãy tôi không tin ổng, cho nên ổng vẫn còn để bụng lắm.
Tôi ngẫm nghĩ một lúc, không thể xổ toẹt là không tin được rồi, nhưng quả thực có mấy chỗ tôi vẫn thấy chưa được rõ ràng.
Vừa rồi chúng ta cũng đã biết, Cầu Đức Khảo và Giải Liên Hoàn đã gian díu với nhau từ lâu, lúc đó thấy mặt nhau chẳng qua chỉ là một lần gặp lại. Vả lại, căn cứ vào những chuyện mà tôi biết sau này, tôi đoán rằng mục đích khiến Cầu Đức Khảo tìm đến Giải Liên Hoàn rất có thể chính là muốn hắn trà trộn vào đoàn khảo cổ Tây Sa của Trần Văn Cẩm, lặn xuống ngôi mộ dưới đáy biển của Uông Tàng Hải để lấy một vật cho lão. Mà vật đó rất có thể là thứ Uông Tàng Hải dùng để cất giấu bí mật của Đông Hạ: xà mi đồng ngư.
Như vậy, Cầu Đức Khảo biết tin tức về mộ huyết thi chính là do tự chú Ba để lộ ra. Điều này không có nghi vấn gì nữa, nhưng còn ngôi mộ dưới đáy biển? Một nơi bí mật như vậy, vì sao Cầu Đức Khảo lại có thể biết đến nó được? Lẽ nào cũng là do chú Ba tiết lộ cho lão biết sao? Không thể có khả năng này được.
Còn nữa, nếu dựa theo cách nói của chú Ba thì rõ ràng toàn bộ nguyên nhân ở đây đều bắt đầu từ cuốn sách lụa Chiến quốc. Thế nhưng, Uông Tàng Hải ở Tây Sa và sách lụa Chiến Quốc thì liên quan quái gì tới nhau được? Vậy thì vì sao Cầu Đức Khảo lại đánh mắt sang đến tận Tây Sa?
Tôi liệt kê những vấn đề này ra, chú Ba nghe xong liền gật đầu bảo: "Mày nghĩ đến đúng điểm mấu chốt rồi đấy. Quả thực kẻ sai Giải Liên Hoàn trà trộn vào đội khảo cổ chính là Cầu Đức Khảo. Nhưng có điều, mày mới chỉ đoán đúng có một nửa thôi. Theo chính lời lão ta đã nói, bảo Giải Liên Hoàn vào cổ mộ lại không phải là vì xà mi đồng ngư, mà chỉ muốn để hắn chụp lại hình ảnh thi thể bên trong quan tài."
Về phần lý do vì sao thì lão người nước ngoài kia không chịu nói. Đồng thời, cả chuyện lão moi được tin tức về mộ Uông Tàng Hải từ đâu ra, lão cũng không chịu tiết lộ nốt. Lúc chú Ba hỏi thì lão bèn dùng một câu cách ngôn của Trung Quốc, ra vẻ thần thần bí bí: "Thiên cơ bất khả lộ."
"Có điều," chú Ba sáp lại gần tôi nói, "Sau này có xảy ra một chuyện, làm chú ít nhiều cũng đoán ra được chút gì đó. Mày nghe thử xem có lý hay không."
Tôi gật đầu bảo được. Chú bèn ngồi ngay trên giường, dùng ngón tay vẽ ra mấy điểm. "Chú từng nghĩ, khi lão già ngoại quốc kia trở lại Trung Quốc, nhắm chòng chọc vào Tây Sa thì đã là một năm sau chuyện ở Trường Sa, suy ra, lão biết đến sự tồn tại của ngôi mộ dưới đáy biển hẳn cũng chỉ trong một năm này. Như vậy, trong một năm ấy chắc chắn đã xảy ra một sự việc gì đó, tiếp theo thì Giải Liên Hoàn nắm được tin tức về việc này."
"Nhưng chúng ta lại biết rõ rằng, trong khoảng thời gian đó Cầu Đức Khảo đã chịu một đả kích rất lớn, dĩ nhiên không thể chỉ vì một tin tức dưới đáy biển có cổ mộ đã hồi tỉnh ngay lập tức, rồi toàn tâm toàn ý tập trung vào một việc khác chả liên quan. Trong lúc đó, chuyện có khả năng thu hút sự chú ý của lão nhất, hẳn chỉ có thể là những chuyện liên quan liên quan đến cuốn sách lụa Chiến quốc mà thôi. Như vậy, chúng ta có thể suy ra được, sự việc kia chắc chắn có liên quan đến cuốn sách lụa. Cầu Đức Khảo bị tin tức về sách lụa Chiến quốc thu hút trước, sau đó mới chú ý đến chuyện Tây Sa."
"Đến đây thì không sao đoán được sự việc đó rốt cuộc là cái gì, tuy nhiên, căn cứ vào những sự kiện đã xảy ra về sau, chú thấy rất có thể lão già nước ngoài này đã gặp được một người. Người này hẳn là đã từng vào trong ngôi cổ mộ dưới đáy biển, và rất có thể, chính kẻ này đã giúp Cầu Đức Khảo giải mã được bí mật đằng sau bản đồ sao trong cuốn sách lụa. Mà bí mật này tất có liên quan đến cổ mộ của Uông Tàng Hải, đẩy sự hứng thú của Cầu Đức Khảo về phía Tây Sa. Vì vậy, Cầu Đức Khảo mới đến Trung Quốc lần nữa, tìm Giải Liên Hoàn, âm mưu trà trộn vào trong đội khảo cổ."
"Sao chú khẳng định là lão ta đã gặp một người, chứ không phải là lại xảy ra một sự việc nào khác?" Tôi hỏi lại.
Chú Ba đáp: "Là bởi vì tài liệu. Những tài liệu của Cầu Đức Khảo về ngôi cổ mộ này quá chính xác, nhất định là do có người đã vào đó trước, rồi sau mới soạn lại, chứ không còn bất cứ khả năng nào khác có thể khiến lão nắm được nhưng thông tin tỉ mỉ đến thế."
Tôi gật đầu. Cái này cũng có lý lắm, nhưng mà bản đồ sao trong cuốn sách lụa Chiến quốc thì có liên quan gì đến cổ mộ thời Minh? Chuyện này thực sự có phần khó tin. Lẽ nào Thiết Diện Sinh xem được tinh tượng, biết hơn ngàn năm sau sẽ có một gã đồng nghiệp xây mộ ở nơi đó chăng?
Nếu xem tinh tượng mà dự đoán được đến cả những thứ lông gà vỏ tỏi thế này thì chỉ e đến nay cũng chẳng thất truyền nổi. Điểm này, còn phải khảo cứu đã.
Sự việc sau đó chính là câu chuyện ở Tây Sa. Sau lần đó, mọi chuyện đều rối thành một mớ bòng bong. Toàn bộ đội khảo cổ đều biến mất trong ngôi cổ mộ dưới đáy Tây Sa sâu thẳm, chỉ có một mình chú Ba là trở về. Có một dạo Cầu Đức Khảo đã từng cho rằng chính chú Ba đã giết chết tất cả mọi người. Thế nhưng, xem biểu hiện của chú Ba sau đó thì chính bản thân chú cũng hoàn toàn không nắm rõ được nội tình cụ thể. Sự việc này đã trở thành một bí ẩn khổng lồ. Chân tướng ra sao, còn phải xem chú Ba nói thế nào đã.
Nghỉ lấy hơi trong chốc lát, chú Ba làm một động tác tay, chuẩn bị tiếp tục kể. Tôi cũng lên dây cót tinh thần trở lại, ngồi thẳng người lên.
Trước tiên, chú hít một hơi thật sâu, hiển nhiên là muốn thay đổi tâm trạng. Vừa rồi kể toàn là chuyện của Cầu Đức Khảo, chẳng ra đâu vào đâu, hiện giờ việc tiếp theo cần nói đến, là những gì chính bản thân chú đã trải qua.
Hít thở xong, sắc mặt chú trầm hẳn xuống, ngữ điệu cũng trở nên thật chậm, có phần do dự.
Chú ngẫm nghĩ, rồi lại rào trước với tôi: "Phải nói lại hồi trước, về vụ Tây Sa, có một việc, lúc ấy ở bệnh viện chỗ Tế Nam đúng là chú Ba đã lừa mày. Có điều, chú cũng là vạn bất đắc dĩ, cho đến nay chú vẫn day dứt vụ đó, thật sự không muốn nhắc lại lần nữa, mày phải hiểu cho chú."
Tôi gật đầu, cũng không đáp lời. Chuyện bị chú Ba lừa tôi đã sớm biết từ lâu. Tôi cũng không muốn trách chú, tôi chỉ cần biết sự thật thôi.
Chú Ba hớp miếng nước rồinói tiếp: "Thực ra, phát hiện thấy ngôi mộ dưới đáy biển chỉ là vở kịch chú mày diễn thôi. Từ rạng sáng hôm đó chú đã cùng Giải Liên Hoàn đi vào đó một lần rồi. Có điều, chỗ chú vào có lẽ không giống với nơi chúng mày vào, bởi vì Giải Liên Hoàn có tài liệu cực kỳ chi tiết. Bọn chú vào là vào thẳng luôn trung tâm cổ mộ, bởi sự ủy thác của lão nước ngoài kia, nên mục tiêu là phòng đặt quan quách của Uông Tàng Hải."
"Ý chú là một trong ba mộ thất ở giữa à?" Tôi nhớ lại kiến trúc của ngôi mộ dưới đáy biển.
Chú Ba liền cười khổ lắc đầu: "Không, chỗ mày nói tới kia chỉ là tầng thứ nhất của cổ mộ. Ngôi mộ thuyền đắm này cực kỳ rộng lớn, lớn hơn tưởng tượng của mày nhiều. Quan quách của Uông Tàng Hải nằm sâu tít tận đáy cổ mộ, hơn nữa lại trong tình trạng cực kỳ cổ quái... dùng ngôn ngữ khó hình dung lắm."
Hồi đó tài liệu mà Giải Liên Hoàn lấy được từ tay Cầu Đức Khảo tương đối chi tiết, có thể thấy tài liệu gốc nằm trong tay Cầu Đức Khảo hẳn là cực kỳ có uy tín. Đồng thời, Cầu Đức Khảo còn cung cấp cho Giải Liên Hoàn một bộ máy ảnh kèm đèn flash. Nghe nói đó là loại tiên tiến nhất thế giới vào năm ấy, cực kỳ nhỏ nhắn, lại còn có tính năng chống thấm.
Tài liệu cho biết, ở bên trái bãi đá san hô ngầm mà đội khảo cổ khảo sát khoảng nửa dặm có một nơi mà dân bản xứ hay gọi là "Sa đầu tiêu", là một hệ thống đá ngầm san hô do mấy chục tảng đá ngầm lớn cùng hằng hà sa số những khối đá ngầm nằm dưới nước tạo thành. Toàn bộ khu vực đá ngầm này nối thành một thể ở dưới nước, là một bộ phận của một rặng san hô khổng lồ. Ở nơi đó, trong một phiến đá ngầm có một động đá vôi chìm trong nước, nằm bên dưới mặt biển, cho dù vào lúc thủy triều xuống cũng chỉ lộ ra một phần rất ít. Đây chính là cửa để thợ thủ công dẫn nước vào phong bế ngôi mộ thuyền đắm. Do đó, đi vào đây là sẽ tiến thẳng được vào tận bên trong rặng đá san hô. Con thuyền đắm khổng lồ dưới đáy biển kia chính là được chôn giấu dưới tầng cát biển trong lòng rặng đá ngầm này.
Chỉ cần đi vào hang đá san hô là có thể một đường tiến thẳng vào bên trong con thuyền đắm. Sau đó phải đi như thế nào, phải cẩn thận với những thứ gì, trong tài liệu đều ghi rất tường tận. Quả thực ngôi mộ cổ này cứ như thể là do Cầu Đức Khảo thiết kế nên vậy.
Tài liệu chi tiết đến vậy, dù có là tài liệu thời cổ đi chăng nữa cũng không thể đạt đến trình độ này được. Cho nên, chú Ba mới ngờ rằng ngôi mộ cổ dưới đáy biển kia, chỉ e từ lâu đã sớm có người đặt chân vào. Có thể, người này tuy vào được đến nơi nhưng ra tay lại không thành, cho nên Cầu Đức Khảo không thể không tìm người hỗ trợ một lần nữa.
Bản thân Giải Liên Hoàn cũng biết người biết ta, hiểu rõ khả năng cũng như vị trí của bản thân, cho nên không đáp ứng bất cứ yêu cầu nào đòi hỏi phải xuống đất. Nhưng thân phận của Cầu Đức Khảo lại khác. Một là Giải Liên Hoàn cảm thấy mình mang nợ lão, hai là trong suốt một năm qua, Giải Liên Hoàn đã tham gia vào rất nhiều hoạt động trong gia tộc, rốt cuộc cũng được xuống đổ đấu vài lần, lá gan, kiến thức và thân thủ đều khác hẳn ngày trước. Vả lại, điều kiện Cầu Đức Khảo đưa ra cũng rất cao, bản thân hẳn lại đang trong độ tuổi tự tin đến mù quáng, cho nên cuối cùng vẫn đáp ứng như bị ma xui quỷ khiến.
Lúc đó, sau khi chú Ba biết lão già ngoại quốc và Giải Liên Hoàn có gian tình (=]]]), liền cực lực phải đối Giải Liên Hoàn tham gia vào đội khảo cổ. Tuy nhiên, sau đó đã xảy ra rất nhiều chuyện, khiến chú Ba cảm thấy sự việc có gì đó cực kỳ không ổn. Vì đã biết mục đích thật sự của lão già ngoại quốc và Giải Liên Hoàn, chú Ba bèn mạo hiểm liều một lần. Chú thuyết phục Văn Cẩm, cố ý để cho Giải Liên Hoàn tham gia đội khảo cổ, ngoài mặt không lộ vẻ gì, nhưng thật ra đà ngấm ngầm theo dõi xem hắn sẽ hành động như thế nào.
Mọi việc cứ thế mà phát triển, cứ như thể ma xui quỷ khiến. Phải nói là chuyện này hãy còn lắm ẩn tình, nhưng những cái đó đều không quan trọng, ở đây giản lược lại, chỉ nói đến chuyện Giải Liên Hoàn ở Tây Sa, và về sự việc xảy ra trước cái đêm hắn gặp sự cố thôi.
Hôm đó, công tác của đội khảo cổ đã tiến vào ngày đầy tiên của giai đoạn cuối cùng, công tác trục vớt chuẩn bị kết thúc, việc cũng nhẹ nhàng, cho nên trước khi đi ngủ mọi người uống chút rượu, ngủ rất say.
Giải Liên Hoàn chờ mãi mới có được cơ hội này. Bây giờ chẳng mấy ngày nữa là kết thúc công việc, hắn biết mình phải tận dụng thời cơ ngay vì sẽ không có lần thứ hai nữa. Vì vậy, sau khi xác định mọi người đã ngủ say hết, hắn bèn giả bộ đi tiểu, nhưng kỳ thực là đi thám thính thực hư, rình cơ hội chuồn xuống biển.
Hắn không biết rằng, thằng bạn chơi chung từ thưở mặc quần thủng đít kia, cái thằng dại gái Ngô Tam Tỉnh, giờ đã là một tay lão luyện giang hồ, tâm tư vừa kín đáo lại tinh ranh, từ lúc leo lên thuyền, nhất cử nhất động của hắn đều đã bị người này theo dõi kỹ càng.
Lại nói, hồi đó chú Ba cũng khá là uất ức. Chú từ lâu đã ngứa mắt đủ kiểu với Giải Liên Hoàn. Vì không biết mục đích của Giải Liên Hoàn, nên khi ở trên thuyền, đối với chú Ba, Giải Liên Hoàn chính là một quả bom hẹn giờ, không rõ uy lực, cũng không biết lúc nào sẽ phát nổ tan tành, cái lúc vốn có thể cùng Văn Cẩm sung sướng tâm sự chuyện yêu đương, thì lại thành ra phải nhăm nhăm phòng bị hắn.
Còn có một nguyên nhân tương đối khó nói mà chú Ba không đề cập trực tiếp, thế nhưng tôi vẫn đoán được từ lời kể của chú: rõ ràng là Văn Cẩm rất ưa thích Giải Liên Hoàn. Hắn ta đích xác là một tên công tử bột chính hiệu, biết cách lấy lòng chị em phụ nữ, tình tính khác với chú Ba rất nhiều; hơn nữa, tướng mạo và nhiều phương diện khác của hắn không hề kém chú Ba chút nào. Chú Ba là loại tay mơ trong tình trường, khó tránh khỏi việc ghen tuông.
Thế nên Giải Liên Hoàn có động tĩnh là chú Ba mừng đến phát cuồng. Lúc Giải Liên Hoàn vừa hạ xuồng cao xu xuống, định chèo ra xa khỏi con tàu đánh cá thì chú Ba đột nhiên xuất hiện, dùng một tay đè hắn xuống, ấn chặt lên boong thuyền.
Chú Ba đột ngột xuất hiện làm Giải Liên Hoàn không kịp lường trước, nhưng khi hắn vừa nhận ra đó là chú Ba thì, ngược lại, không còn sợ hãi nữa. Bởi vì, nếu là người khác thì lúc đó dễ bị ụp cái mũ phản quốc trốn sang Việt Nam, nhưng nếu là chú Ba thì khác. Cả hai đều nắm thóp nhau, chú Ba cũng không phải loại tự bắt bí chính mình, cho nên, hắn bèn nhẹ giọng bảo chú buông tay ra.
Tuy nhiên, chú Ba đã chất chứa căm hờn với hắn từ lâu, hơn nữa vẫn còn khúc mắc, có lý nào lại thả cho hắn chạy đơn giản vậy. Chú nghiến răng nghiến lợi vặn cho hắn suýt gãy tay, hỏi hắn trăm phương ngàn kế hòng chui vào đội khảo cổ, lại chuồn ra biển khuya như vậy, rốt cuộc là muốn làm gì?
Vụ này chú cũng hơi bị mượn gió bẻ măng, cố tình xả nỗi ấm ức của bản thân. Giải Liên Hoàn lúc đầu còn ngang ngạnh cãi bướng, nhưng trong lòng cũng âm ỉ lửa thiêu. Ở Trường Sa, ngoại trừ những bậc bề trên ra thì làm gì có ai dám đối xử với hắn như vậy, vì thế hắn hạ thấp giọng mà chửi bới luôn mồm.
Chú Ba căn bản không tiêu hóa nổi cái bản mặt kia, nghe hắn chửi liền cứ thể thẳng tay dúi đầu hắn xuống nước, cho đến khi mắt hắn trợn trắng mới nhấc lên. Cứ thế lặp lại ba lần bảy lượt, Giải Liên Hoàn đã rũ cả ra, đành phải xin tha.
Bấy giờ chú Ba mới hỏi lại câu ban nãy, hắn bèn đem tất cả mọi chuyện từ trước đến giờ nói rõ ngọn ngành.
Sau khi nghe xong, hai mắt chú Ba sáng lòe, không tin nổi vào lỗ tai mình nữa. Hóa ra dưới đáy biển này lại còn có cả một ngôi mộ thuyền đắm nữa cơ đấy! Đây thật sự là chuyện không thể ngờ được. Trong cuốn bút ký của ông già nhà mình cũng từng ghi lại lời người xưa kể về thuyền táng dưới đáy biển, có điều loại hải đấu này cực kỳ hiếm gặp, chính bản thân ông bô cũng chỉ là nghe nói thôi chứ không phải tự tìm hiểu. Nơi đáy biển mênh mông, cát trải vạn dặm, muốn tìm được một manh mối còn khó hơn gấp vạn lần so với trên đất bằng. Ấy vậy mà một lão già người nước ngoài lại có thể biết được tường tận đến vậy, rốt cuộc lão là thần thánh phương nào?
Nghĩ đến đấy, chú Ba liền thấy trong lòng ngứa ngáy khó chịu, chỉ hận không thể lập tức xuống dưới biển xem tận mắt lấy một lần. Chú liền buông Giải Liên Hoàn ra, nói nhỏ: "Chỉ thế thôi à? Thế mà mẹ kiếp cậu đéo nói sớm, quan hệ giữa tớ với cậu là như nào cơ chớ? Nói ra thì có làm sao? Không lẽ tớ nẫng tay trên của cậu được chắc?"
Giải Liên Hoàn đã oải lắm rồi, bèn nói: "Chuyện này là tớ phải gạt ông già nhà tớ ấy chứ, đương nhiên cũng không muốn cho các cậu biết rồi. Với lại tớ và cậu nào có thân thiết gì đâu, nói ra tớ lại sợ có thêm bất trắc. Cậu cứ thử nói thật lòng mà xem, nếu tớ nói thẳng ra thì cậu có còn cho tớ vào đội khảo cổ nữa không?"
Chú Ba thầm nghĩ thử thấy cũng đúng, đã thả lỏng tinh thần hơn nhiều, liền bảo với hắn: "Coi như cậu có lý. Có điều tớ phải nhắc nhở cậu, lão Cầu Đức Khảo này ở Trường Sa người ta gọi là "lão đầu bạc", cha này cũng không phải loại đơn giản đâu. Này người anh em, tớ thấy cái đấu này đổ cũng chả ngon lành gì, hay là cậu tạm thời bỏ qua đi, chúng ta về tìm mấy người nữa bàn bạc cho kỹ, hoặc là lần này để người anh em là tớ đây đi với cậu, cậu nói sao? Không phải nói khoác chứ anh em nhà cậu đây kinh nghiệm còn phong phú hơn cậu đó."
Giải Liên Hoàn "hứ" một tiếng khinh bỉ, đáp: "Thường nghe Ngô Tam Tỉnh cậu ranh còn hơn khỉ, đúng là không phải nịnh hót. Cậu muốn dây máu ăn phần thì cứ nói thẳng ra, chúng ta đã cùng hội cùng thuyền, đến nước này rồi thì dù cậu có nói thế nào, tôi còn có thể từ chối được hay sao?"
Chú Ba nghe xong, trong lòng cười lạnh, thầm nhủ cái thằng công tử bột này coi như cũng biết điều đấy. Thế là hai người tạm thời kết bè kết đảng, thỏa thuận sau khi đi vào rồi ai thích gì lấy nấy, không ai dính dáng gì đến ai, ra ngoài rồi lỡ có lấy phải hàng lởm thì cũng đừng hối hận.
Hành động của chú Ba lúc đó không thể bảo rằng vì hám lợi, nói ra thì cũng chẳng rõ ràng, thậm chí còn khiến người ta có cảm giác cứ giống hệt như những gì Bàn Tử hay làm, có thể thấy tính tình của chú Ba cũng không phải trưởng thành lên trong một sớm một chiều.
Thề độc xong, thu xếp hoàn chỉnh trang bị, hai người hạ xuồng cao su, thừa lúc đang đêm liền xuống biển, lần mò chèo đi suốt quãng đường. Dựa vào la bàn, chẳng bao lâu đã đến chỗ rặng đá san hồ "Sa đầu tiêu" mà lão nước ngoài nhắc tới. Chú Ba ngẩng đầu nhìn lên, đang lúc mây đen lấp kín mặt trăng, cả rặng đá san hô tối tăm mịt mùng, thầm giật mình một cái, nói với Giải Liên Hoàn: "Cậu đúng là chọn thời cơ tốt ghê gớm, giờ ánh trăng đến một tia sáng cũng chả có, mây đen úp đấu, vào động mù lòa, đi hai về một. Hoặc tớ, hoặc cậu, sợ là sẽ có một đứa phải ở lại trong đây, thôi khỏi màu mè gì nữa, tớ với cậu thân ai nấy lo nhé."
Chương 14. Biển sâu
Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo
Beta: Earl Panda
.*****
Lời này là thật cũng lại là giả. Chú Ba nói như vậy, một là quả thực hôm đó đúng là ngày xấu, hai là ổng muốn dọa cho Giải Liên Hoàn một phen khiếp vía, âu cũng là cái tính khoái giỡn. Ai có một ông anh lớn trong nhà thì có lẽ sẽhiểu suy nghĩ của chú Ba lúc đó, đây là kiểu thằng lớn thích hù dọa thằng bé để nâng cao vị thế của mình đây mà.
Nhưng Giải Liên Hoàn không phải thằng ngố, hắn tuyệt không phản ứng một chút gì, chỉ cười lạnh rồi không thèm đáp lời nữa. Chú Ba tự chuốc lấy xấu hổ.
Rặng đá san hô không lớn, có thể nhìn thấy rõ ràng những tảng đá trồi lên khỏi mặt nước. Mặc dù không biết cửa hang động ở chỗ nào, nhưng cũng không quá khó tìm. Giải Liên Hoàn chèo thuyền, chú Ba thắp cây đèn bão, tiến vào giữa bãi đá ngầm rồi mới bắt đầu chiếu lên từng hòn từng hòn dò xét. Không lâu sau họđã tìm được cửa hang nằm bên dưới một khối đá ngầm hình răng hàm ở mặt Tây của rặng đá san hô.
Cửa hang rộng cỡ hai người chui lọt, sâu không thấy đáy, cứ như thểđã bám rễ trên rặng đá từ lâu. Bên mép đá còn thấy mờ mờ mấy dấu vết mài giũa do người xưa để lại, rõ ràng cái hang này đã từng được sức người đục đẽo mà thành. Cửa hang nằm khuất dưới mặt nước, ăn sâu vào tận chân tảng đá ngầm, nếu không phải làđã biết từ trước thì căn bản không thể phát hiện ra cửa hang từ trên mặt nước được.
Chú Ba khoác trang bị lên, định vào thẳng luôn nhưng bị Giải Liên Hoàn cản lại. Hắn nói rằng đường dưới nước này phức tạp, hắn nắm rõđường đi nước bước, chi bằng đểhắn đi trước thì hơn.
Nói vậy cũng có lý nên chú Ba không tiện miễn cưỡng, bèn để Giải Liên Hoàn chui vào trong hang trước, còn chú bám đít theo sau.
Vào động được ba mươi mét thì có thể thấy được nơi này là hang trống tự nhiên hình thành trong rặng đá ngầm san hô. Bên trong la liệt đầy những bộ xương san hô, măng đá san hô xiên tứ tung, tựa như những chiếc xương trong một bộ xương người khổng lồ cẩn vào hai bên tường hang đá. Cóđiều, đầu mút của những "phiến xương" này đều dung hợp với đá nham bốn phía chung quanh thành một thể, trông như vô số những con sao biển quái dị bị hút dính trên vách tường đá.
Hang động ẩn dưới đáy biển tương đối nguy hiểm, nhưng hai kẻ không có kinh nghiệm kia vốn không hềý thức được mình đang làm cái gì, chưa soạn ra đối sách nào đã bơi thẳng một mạch vào bên trong.
Ước chừng đãđến bên trong hang động, sau khi bòđi khoảng hơn mười phút, chú Ba liền thấy được lối rẽ. Động đá san hô bên trong rặng đá ngầm san hô hệt như xúc tu bạch tuộc vươn dài ra bốn phia, nơi nơi đều là cửa động có thểđi. Có mấy cái rất nông, chiếu đèn pin vào là thấy được đầu kia, có những cái lại rộng đến kinh người, đằng sau cái cửa hang lớn cỡ cả một chiếc xe cam nhông là lòng hang sâu hun hút không thấy đáy. Vìở trong đây ánh mặt trời không chiếu đến được nên hải quỳ và san hô rất ít, thếnhưng lại có rất nhiều những bầy cá nhỏ bảy sắc cầu vồng rực rỡ cùng với sao biển và hải sâm, khiến cho hang động này cũng không đến nỗi hiu quạnh.
Nhờ Giải Liên Hoàn dẫn dắt, chú Ba mới đi qua được hệ thống động đá ngầm san hô khổng lồ lại phức tạp vô cùng này, giống như con chuột đi xuyên qua cái hang chuột lắt léo. Để chừa một phương án hành động, chú dùng dao lặn đánh dấu hết từng chỗ rẽ, phòng khi lúc ởbên trong có gặp bất trắc gì.
Nửa giờđồng hồ sau, bọn họđã ra khỏi động đá san hô. Lúc bật đèn thăm dò rọi khắp chung quanh, chú Ba phát hiện ra mình đã vào đến cái cổ mộ khỉ nào đâu. Hiện ra trước mắt chú, là một nơi kỳ quái không sao hiểu nổi.
Nơi đó tựa như một cái hốđen vĩđại sinh ra trong rặng đá san hô ngầm, bốn phía một màu đen như mực. Chú ngước lên liền bắt gặp những cành san hô thõng xuống trên đỉnh đầu, nhưng lúc chiếu đèn thăm dò xuống dưới chân lại chẳng soi được thứ gì cả, bên dưới là một vùng vực thẳm.
Nhiều năm đã trôi qua, dù tình huống lúc đó rất đỗi hãi hùng, nhưng chú Ba cũng không còn nhớ rõ mọi chi tiết, cho nên chú kể lể cả nửa ngày mà tôi vẫn nghe không hiểu rốt cục bọn chúđã lọt vào một nơi như thế nào. Cuối cùng, tôi đành phải lấy một tờ giấy ra để chú cố mà vẽđại khái lại.
Tài vẽ của chú Ba rất không ra gì, xấu phải gọi bằng cụ, cóđiều vẽ lởm mà thể hiện được nhiều. Dựa vào trí tưởng tượng của mình và lời giải thích của chú Ba, tôi đoán ra được mang máng, dần dần quả thực cũng có hiểu ra một chút.
Theo ý hiểu của tôi, đó hẳn là một hang động khổng lồẩn náu bên trong rặng đá ngầm san hô, cụ thể làởđâu thì không có cách nào để kiểm chứng. Cửa ra của động đá ngầm mà chú Ba đã tiến vào nằm ởđỉnh cao nhất của hang động này. Dưới chân thìđen ngòm một màu, cứ như thể bịlạc vào một khoảng không hư vô tối hù, xem ra độ lớn của hang động này không phải ghê gớm hạng vừa.
Hai người chú Ba đến được nơi này thì không còn đường đểđi tiếp. Đằng trước trái phải đều là một khoảng trống hư vô. Đèn thăm dò chiếu xuống, trong nước xuất hiện cả một khoảng rộng lớn trắng phau phau toàn những con cua biển, phía dưới lại là vực sâu, soi đèn pin khắp nơi chỉ thấy, ngoại trừ rặng đá san hô phía sau ra thì chẳng còn bất cứ vật nào có thể lấy làm mốc nữa. Theo cách miêu tảcủa chính chú Ba, thì cứ như trôi nổi ngoài vũ trụ.
Cái cảm giác khi ấy thực ra khá là gay go, bởi vì, bất kểanh đang ở nơi nào, hễánh sáng đèn pin còn có thể soi tới thứ gìđó thìít nhất anh còn có cảm giác về sự tồn tại. Thếnhưng, khi ở nơi đó, ánh sáng đèn pin của anh chiếu ra không hề có lấy một chút ánh phản chiếu nào, ngoại trừtối đen thì chỉ làđen tối. Anh không biết được có cái gìđang chờđợi anh ở phía trước.
Lúc bấy giờđã tiêu hao rất nhiều dưỡng khí. Lặn xuống hang động dưới nước không giống thám hiểm bình thường, nóđòi hỏi phải kiểm soát chặt chẽ thời gian hoạt động, vì anh cần phải giữ lại một phần dưỡng khíđủđể có thể trở ra bên ngoài động, vì thế cũng yêu cầu người lặn xuống nước phải thường xuyên kiểm tra đồng hồđo dưỡng khí. Chuyện này đối với chú Ba mà nói là một áp lực tâm lý tương đối lớn.
Tuy nhiên Giải Liên Hoàn lại nhưđã có tính toán từtrước. Sau khi lượn lờ mấy vòng trong nước, hắn liền ra hiệu cho chú Ba tắt đèn thăm dò.
Không có đèn thăm dò, vậy thì chính là tối tăm tuyệt đối. Chú Ba lấy làm kỳ lạ, thằng oắt này muốn làm gì vậy nhỉ? Giờđường đã tìm không ra, nó lại còn muốn tắt thứđểchiếu sáng đi.
Có điều, trông bộ dạng khăng khăng một mực của hắn thì có thể thấy, chắc chắn cách làm này cũng là do lão già người nước ngoài kia bày cho rồi. Chú Ba biết bản thân cũng không có lựa chọn nào khác, bèn làm theo ý Giải Liên Hoàn, vặn tắt đèn thăm dò.
Sau khi cả hai ngọn đèn thăm dòđều tắt, màn đêm tối đen như nước mực loang ra bủa vây tới, đồng thời vòng sơn dạ quang ởđèn pin chống thấm trên thắt lưng hai người (thiết kế này làđểđề phòng khi đi lặn vào ban đêm, có lỡđểđèn pin rơi xuống đáy nước cũng còn biết đường tìm lại được) từ từ sáng lên, đánh dấu vị trí của từng người bọn họ.
Giải Liên Hoàn ở bên đó hình nhưđã tháo đèn pin xuống, dùng làm gậy tín hiệu. Chú Ba trông thấy vòng sáng kia vung lên, chỉ ra một phương hướng.
Chú nhìn về cái hướng kia thì lờ mờ thấy được, thật sâu trong vùng tối mịt dưới chân, ở một nơi rất xa có một đám lớn những điểm sáng yếu ớt màu xanh lục, hình nhưlà mắt của một loại sinh vật nào đó, đang chuyển động một cách lững lờ.
Chú Ba giật mình một cái, nhất thời căng thẳng vô cùng, vì chú từng nghe rất nhiều ngư dân kể lại rằng, ởbiển thứ gì cũng có thể có, những đôi mắt màu xanh lục này sẽ không phải là của sinh vật rình rập trong bóng tối gìđóđấy chứ?
Nghĩ tới đó tay chú bất giác mòđến con dao. Đúng lúc này, Giải Liên Hoàn ởđằng kia lại vung đèn pin vài cái. Vòng sáng chỉ thị trên đèn pin bắt đầu chuyển động, ấy thếmà lại đi về phía cụm điểm sáng màu lục kia.
Chú Ba chửi thầm trong bụng. Đừng thấy chú bình thường cẩu thả tùy tiện, thực ra xuống đấu rồi là phong cách hành sự của chú cẩn thận lắm, Giải Liên Hoàn cứđâm thẳng xuyên thủng như vậy thật sự là không ổn. Tuy nhiên, nếu như Giải Liên Hoàn đã hành động như vậy, chứng tỏ hắn ta đã biết những đốm sáng kia là gì rồi, nên mới ra hiệu cho chú cùng qua đó.
Cứ như vậy, vẫn những lời đó, chú Ba không đi theo không được. Chú trong lòng ảo não nhưng cũng chẳng còn cách nào.
Không có ánh đèn chiếu sáng, chỉ lặn xuống bơi theo một vòng sáng lạnh, người ta giống như thể thiếu mất đôi mắt. Cái cảm giác bị hòa tan vào trong bóng tối lạnh lẽo này, trước kia lúc xuống đấu chú Ba đã từng nếm trải vịđắng này, hôm nay lại được nếm lại lần nữa, hơn nữa còn làở trong nước, chú Ba lại càng sinh ra cảm giác bất an.
Những đốm sáng màu lục từng chút từng chút gần sát lại, thế nhưng vìánh sáng yếu quá nên vẫn cứ không thấy rõđược là cái gì. Tiến lại gần hơn, chú Ba kinh hoàng phát hiện ra những điểm chấm kia đúng làđang chuyển động, hơn nữa tốc độ còn không chậm. Ý nghĩ rằng đó là một đám quái vật đại dương lại càng trào dâng mãnh liệt.
Ấy thế mà Giải Liên Hoàn vẫn cứ như không nhận ra điều đó một chút nào, đuổi theo cực nhanh. Chẳng mấy chốc cả hai đã bơi tới chỗ phía trên đốm sáng này ba mươi mấy mét. Cơn sợ hãi của chú Ba đạt tới cực hạn, chú thoắt cái tiến lên, túm lấy Giải Liên hoàn không cho hắn tiếp tục bơi lại gần.
Giải Liên Hoàn không hiểu đầu cua tai nheo thế nào, cũng sợđến nhảy dựng, ngừng lại.
Chú Ba dùng đèn pin làm ra một động tác, Giải Liên Hoàn cũng vẫy lại trả lời, nhưng cả hai đều không thể hiểu ýđối phương muốn diễn đạt.
Chú Ba vô cùng ảo não, thật muốn lập tức bật đèn thăm dò nói cho rõ ràng, nhưng lại sợ khoảng cách gần như vậy, lỡ mà soi ra bên dưới thật sự là thứ gì như cá mập chẳng hạn, thìđúng là ngay cả cơ hội chạy trối chết cũng chẳng có luôn.
Đang lúc lo lắng cân nhắc rốt cuộc phải làm thế nào đểGiải Liên Hoàn hiểu rõý mình thìđột nhiên một luồng sáng trắng lóe lên, Giải Liên Hoàn thế mà lại mởđèn thăm dò sáng choang, rõ ràng hắn cũng thấy bực dọc đủ rồi, thật sự nhịn không nổi ýđịnh hỏi xem chú Ba sao cứ níu chặt lấy hắn.
Chú Ba giật mình hốt hoảng, vừa che đèn, vừa cúi xuống nhìn phía dưới.
Ở bên kia luồng sáng, trong bóng tối bên dưới hiện lên một cái bóng trắng mờ mờảo ảo, đó là vật thể hình người quấn trong lớp áo lụa mỏng rách te tua. Thích ứng dần với ánh sáng đèn thăm dò, chú Ba lại càng thấy rõ ràng, lỗchân lông toàn thân đều rúm ró hết lại.
Đó là một cái xác cổ trôi dật dờ trong nước, tư thế cực kỳ quái dị, mặt mũi mờảo không thấy rõ, tấm áo lụa trắng to lớn cứ như lớp màng của con sứa biển khổng lồ, bồng bềnh phiêu dạt trong nước tựa như một đóa hoa khổng lồđến từ cõi u minh.
Chương 15. Xác trôi
Editor: Rome Mo
Beta: Earl Panda, Cơm Nắm Nướng Chảo
.
.
.*****
Sâu trong màn nước âm u, tấm lụa trắng bọc quanh xác ướp cổ không biết đã ngâm trong nước bao nhiêu năm mà sớm đã nát tướp. Không phân biệt được xác kia là nam hay nữ vì vẫn còn cách đó một khoảng khá xa, chỉ thấy được hình dáng mờ mờảo ảo, không nhìn rõ được tình trạng cụ thể của cái xác.
Chú Ba mướt mồ hôi lạnh, nhưng đã trấn tĩnh lại ngay lập tức. Rõ ràng nếu đây là mộ thuyền táng thật, thì có một cái xác bập bềnh trôi nổi ởđây cũng không tính là chuyện quái gở.
Nhưng khi chú Ba dần bỏ tay đang che đèn ra thì lại thấy ở cuối luồng sáng trắng lạnh buốt như băng, trong bóng tối bên cạnh xác cổ kia lại xuất hiện một cái xác ướp khác, trang phục tương tự, lẩn khuất trong làn nước biển âm u.
Chú Ba có dự cảm chẳng lành. Chú tiếp tục lia đèn thám hiểm, quả nhiên phát hiện trong vùng tối bên dưới còn có rất nhiều xác cổ bọc lụa trắng khác đang bập bềnh trôi, dễ chừng phải đến ba bốn chục cái. Vô số những vạt áo lụa trắng toát cùng dập dềnh uốn lượn, cảnh tượng này thật khiến người ta cảm thấy ớn lạnh như nước đá châm vào tim phổi.
Vì đèn thám hiểm đang bật nên lúc đó không tài nào biết được ánh sáng lạnh lẽo yếu ớt màu xanh lục vừa rồi rốt cuộc là phát ra từ chỗ nào trên xác ướp nữa. Nhưng điều khiến người ta sởn gai ốc nhất chính làđám xác cổ kia lại không chịu đứng im, thi thể cứng đờ trong nước ấy thếmà còn đang chầm chậm di chuyển.
Tim chú Ba cũng muốn vọt ra khỏi cổ họng tới nơi rồi. Bên trong chiếc mũ sắt kín như bưng, đầu chúđầm đìa mồhôi lạnh, bụng thầm nhủ may mà mình đã kéo Giải Liên Hoàn lại, chứ nếu vừa rồi cứ thế bơi qua, tiến sát gần đám xác cổ này mới bật đèn thì chính mình không bị hù chết mới là lạ. Mấy cái thi thể này chắc chắn đã ngâm ởđây phải gần ngàn năm rồi, bình thường đáng ra phải rã hết từ lâu rồi chứ, sao còn bập bềnh ởđây được, lẽ nào lũ này đã biến thành bánh tông hết cả rồi hay sao?
Bản thân chú lúc lặn xuống không hề chuẩn bị gì hết, vốn là không ngờ sẽđụng phải tình huống hiểm ác thế này nên một cái móng lừa cũng chẳng đem theo, đi theo cái thằng chó Giải Liên Hoàn này đúng là thiệt thòi hết chỗnói. Chú Ba đã sớm đã quên tất cả những chuyện này đều là tự chú chuốc lấy.
Lại nhìn Giải Liên Hoàn, mặt mũi hắn cũng kinh hoàng lắm, đủ thấy hành động xồng xộc tiếp cận vừa rồi cũng là do không nắm được tình hình thực sự. Xem ra lão nước ngoài kia cũng không nói cho hắn biết là sẽđụng phải thứ gì.
Chú Ba nghĩ nhanh nhưđiện, trong chớp mắt đã dự trù vài tình huống. Lúc bấy giờ, đám xác cổ từđằng xa đang dần dần trôi tới gần, không nhanh không chậm, lụa trắng thong thả phất phơ. Nếu không phải do bốn phía tối đen cùng với những nét mặt nhạt nhòa không thấy rõthì khung cảnh này thật cũng chẳng khác gì cảnh tiên nhân trong thiên cung đang đạp mây màđi.
Chú Ba quan sát một lúc bỗng trong đầu lóe lên một tia sáng, chúđã hiểu ra được một điều gìđó.
Chú hạ thấp người, lặn xuống mấy mét, áp sát lại gần quan sát thật cẩn thận.
Dường như những cái xác ướp cổ chưa hoàn toàn thối rữa, mặt mũi tuy không rõ, nhưng ít nhất cũng có thể nhìn ra hình dạng con người. Mỗi cái xác lại bày ra một tư thế: có cái nhưđang bưng khay, có cái nhưđang thổi sáo, có cái lại nhưđánh trống, đánh đàn cầm đàn sắt, phong phú vô cùng, tuy rằng cứng đờ như thép, song vẻđẹp trong từng tưthế thì tinh tế không gì sánh kịp. Chú Ba liền hiểu ra mình đang nhìn thấy cái gì.
Trên các bức bích họa của rất nhiều cổ mộđều miêu tảmột cảnh tượng như vậy: đó chính là cảnh chủ mộ thoát xác thăng thiên, trên trời thiên môn mở rộng, quần tiên tụhội nghênh đón, mây lành uốn lượn, thần điểu tung bay, ánh sáng tưng bừng khắp nơi. Trong dạng bích họa này, phía trên bên cạnh hình ảnh chủ mộđạp thang mây sẽ là một bức "Thiên sư vũ nhạc đồ", trong tranh ắt sẽ vẽ vô sốnhững lão tiên chuyên tấu thiên nhạc, đàn trống hòa âm vang dội.
Nhưng chủ mộ nơi này hẳn là cảm thấy vẽ một bức "Thiên sư vũ nhạc đồ" chưa đã ghiền. Cảnh tượng mấy chục cái xác cổ tạo dáng này quả thực đã biến cảnh "thiên sư vũ nhạc, đàn trống hòa âm" thành sự thực, quảđúng là không thể tưởng tượng nổi.
Chú tức khắc hiểu ra vì sao Giải Liên Hoàn lại đi tìm mấy cái xác cổ này, bởi vì con đường có thiên sư vũ nhạc chính là con đường thoát xác thăng thiên của chủ mộ. Đi theo xác cổ là chắc chắn có thể tìm được vị trí của chủ nhân ngôi mộ.
Giải Liên Hoàn bên cạnh đã lấy lại tinh thần, ra hiệu chú Ba theo sau. Vì căng thẳng màđộng tác của hắn méo mó hết cả.
Chú Ba nỗ lực trấn an nhịp tim của mình. Chúđã biết chắc chắn mình sẽ tiến vào một nơi bất trắc khó lường, vì vậy, trái lại, trong lúc này càng không được hoảng sợ. Địa điểm nơi này đãbiết rồi, cổ mộ sẽ không mọc chân chạy mất, chuẩn bị như bây giờ rõ ràng là chưa chu đáo, lý do lý trấu để thuyết phục bản thân rút lui chú đã có đủ mười phần.
Giờ nghĩ lại, vị trí bọn họđang đứng là một vùng vực sâu vô tận, mấy cái xác cổ kia trôi dạt đến chỗ nào, còn trôi bao lâu nữa, chẳng thể nào đoán biết được, nếu cứđi bừa theo thì không biết sẽ lãng phí bao nhiêu thời gian, trong khi đó dưỡng khí không còn nhiều, quả thật là không sáng suốt.
Chú Ba đã tỉnh ngộ ra rồi, chú bèn ngăn cản Giải Liên Hoàn, ra hiệu cho hắn quay trở lại, đừng tiếp tục xuống nữa. Với tình hình hiện tại mà tiếp tục vào sâu hơn thì quá nguy hiểm, cái mạng già vẫn là quan trọng nhất.
Nhưng lúc này Giải Liên Hoàn lại đột nhiên hạ quyết tâm (hay lên cơn là bệnh chung của mấy cậu ấm đàng điếm, có vẻ như tôi cũng có vấn đề tương tự), không đểchú Ba kịp ngăn cản đã xông thẳng về hướng đám nữ thi màđuổi theo.
Chú Ba ở phía sau huơđèn thăm dò ra hiệu vài cái, ý nhắc hắn chờ một lát đã, nhưng Giải Liên Hoàn lại không thèm đểý. Chú Ba thấy thế liền tự nhủ thôi xong rồi, xem ra thằng ranh này muốn vứt mình lại đây mà.
Nãy đã uy hiếp Giải Liên Hoàn để cùng lặn xuống đây, Giải Liên Hoàn chắc chắn tâm không cam tình không nguyện, bây giờ hẳn là sắp đến hồi hạ màn rồi, bèn dứt khoát chia tay luôn.
Dù rằng chẳng có tí cảm tình gì với tên này, nhưng dù gì Giải Liên Hoàn cũng là họ hàng thân thích, hơn nữa mình còn mang tiếng làm anh, trong vấn đề này, người Trung Quốc trước giờ vẫn luôn có gút mắc tâm lý về quan niệm máu mủ tình thâm cũng như chở che em nhỏ. Trong thời khắc này, chú Ba không thể mặc kệ Giải Liên Hoàn được, chỉđành nén một bụng cồn cào lửa giận, vội vãđuổi theo.
(Nói tới đây thìđã nghe không biết bao nhiêu lần chú Ba đề cập tới sự"bất đắc dĩ" với cả"không còn cách nào" của bản thân, lặp đi lặp lại nhiều đến nỗi tôi còn thấy được sự bất thường. Dường như từ trong tiềm thức, chúđãđặc biệt nhấn mạnh chuyện mình đi theo Giải Liên Hoàn chỉ là bất đắc dĩ thôi chớ thực lòng không muốn thếđâu. Trên thực tế, với tính cách của chú Ba mà tôi biết, vào thời điểm đó chú không phải là kiểu người có thể kiềm chếđược tính hiếu kỳ của bản thân như vậy. Vàđến đây, tôi có thể cảm thấy được, tất nhiên, cái chết của Giải Liên Hoàn sau này có lẽ chú Ba là người chịu trách nhiệm lớn nhất.
Sở dĩ tôi nghĩ vậy là vì hồi tôi còn nhỏ, chú Ba đã từng trông nom tôi trong một thời gian. Khi ấy lại đúng lúc người ta gọi chú xuống đấu, vì vậy chú không có cách nào để trông coi tôi được, thế làổng bèn lấy dây thừng buộc tôiở ven đường, để tôi phơi nắng ròng rã suốt một ngày trời, đến nỗi tôi suýt nữa thì cảm nắng. Sau chuyện đó chúđã hối lộ tôi rất nhiều kem que để tôi ém nhẹm vụ này. Lúc bấy giờ tôi không hiểu chuyện nên cũng chẳng nói ra. Chính bởi vì việc này cho nên tôi mới biết rõ thời trẻ tính tình chú khá là bất hảo, khả năng tự kiềm chế kém cỏi lắm.
Nhưng nhớ tới dòng chữ bằng máu Giải Liên Hoàn đểlại trên cổ mộ, tôi vẫn không tài nào tin được chú Ba lại cốý hại hắn. Cho nên khi nghe tới đó thì tôi không kìm được nữa, bắt đầu hồi hộp căng thẳng hẳn lên.)
Sự việc tiếp theo xảy ra cực kỳ chóng vánh.
Chú Ba vừa cân nhắc lượng dưỡng khí tiêu hao, vừa ra sức đuổi theo Giải Liên Hoàn. Chú càng nghĩ càng thấy không ổn, những ngôi cổ mộ dưới đáy biển tương tự nhưnày chúđã từng đặt chân vào bao giờđâu, thực sự là không thể nắm chắc được điều gì.
Thế nhưng, vào lúc này Giải Liên Hoàn đã trốn đâu mất. Hắn đi trước mà lẩn nhanh như trạch. Hơn nữa, lặn ngụp cũng không phải sở trường của chú Ba, nên hiển nhiên là chúđuổi không kịp hắn.
Đi theo ánh đèn trước mặt, cứ thế bơi thẳng về phía trước trong mịt mùng bóng tối được chừng mười phút, hàng tá những vật thể dập dềnh trôi xung quanh chú Ba từlúc nào không hay. Chú nhìn thử thì thấy đóđều là những mảnh đổ nát từ kiến trúc bằng gỗ, nào là song cửa chạm trổ, xà nhà bằng gỗ, hàng ngàn hàng vạn, tất cảđều mục nát nghiêm trọng, bên trên bám đầy những con hà trắng toát.
Ngay sau đó, giữa đống thứ lặt vặt trôi dật dờ này, chú Ba thấy một cái bóng đen xiêu vẹo, tựa như một con quái thú khổng lồ.
Nhóm "xác cổ ca múa" đang bồng bềnh trong nước chợt trôi thẳng về hướng vật nọ, mà Giải Liên Hoàn ởđằng trước đã vượt qua bọn chúng, tiến đến sát cái bóng đen khổng lồ kia. Nương theo ánh đèn của hắn, chú Ba từng chút từng chút thấy rõ mồm ngang mũi dọc của thứ này.
Đó là mũi thuyền của một chiếc thuyền cổđồ sộ bị mắc kẹt trong đá ngầm. Cái từ"đồ sộ"ởđây chỉ là dùng bậy, chú cảm thấy chẳng thể dùng từ ngữ nào miêu tảđể hình dung nổi độ lớn của chiếc mũi thuyền mà chúđược chứng kiến nữa.
Mũi con thuyền đắm trải dài suốt từ trong bãi đá san hô ra tận bên ngoài, phải đến hơn hai trăm mét. Xác thuyền đã hoàn toàn biến dạng, mũi thuyền méo mó phủđầy bụi biển trắng xóa và những mảng san hô kết vảy. Nếu không phải vì hình thù con thuyền quá quái dị, có lẽngười ta sẽ tưởng nhầm đó làđầu lâu của một sinh vật biển khổng lồ.
Đám "xác cổ múa hát" kia dật dờ lượn về phía xác tàu, rồi biến mất rất nhanh trong làn nước biển mịt mùng. Chú Ba cùng Giải Liên Hoàn bám sát phía sau. Dưới ánh sáng chiếu rọi của hai cây đèn thăm dò, hình ảnh xác tàu hiện ra càng ngày càng rõ ràng.
Trên boong ở phía mũi tàu, chú Ba nhìn thấy một lầu gác bằng gỗ chạm trổ hoa văn bị kẹt một nửa trong đá. Có vẻ nhưđó chính là công trình chủ chốt của toàn bộ kiến trúc trên con thuyền gỗ khổng lồ này. Nhưng bây giờ nóđã ngả nghiêng xiêu vẹo, gần như sắp sụp đổ. Phía trên lầu gác có một cánh cửa đá cẩm thạch rạn nứt biến dạng đang mở rộng, hệt như một cái miệng há ngoác ra chờ bọn họ tựchui đầu vào lưới.
Chương 16. Thuyền chìm
Editor: Rome Mo
Beta: Earl Panda, Cơm Nắm Nướng Chảo
.
.
.*****
Nếu mũi tàu kia và căn lầu gác không bị hư hại đến mức ấy thì cảnh tượng dưới nước này cũng phải hoành tráng như dưới thủy cung. Thế mà giờ đây, phủ kín xác tàu là tầng tầng cặn biển và những cục gỉ sét đùn lên do nước biển ăn mòn, tử khí nặng nề. Đặc biệt là căn lầu gác kia đã nghiêng đến bốn mươi độ, nhìn lên liền cảm thấy chỉ cần giơ chân đạp một cái là nó sẽ sụp đổ tan tành.
Dù vậy, hai người chú Ba lúc ấy kinh hãi đến mức suýt nghẹn thở. Một công trình như thế này, đừng nói là dưới biển, dùở trên mặt đất cũng nào có mấy khi được chiêm ngưỡng. Rốt cục đây là mộ thuyền của ai, vì sao lại táng ởmột nơi như thế này?
Lúc lại gần quan sát, chú Ba mới chúý thấy cửa Ngọc môn khảm vào đá ngầm kia quả thực quá mức vĩđại: cao bằng hai người, rộng bốn sải tay, chếch hai bên trái phải ngoài Ngọc môn, bên dưới lớp cặn biển cáu bẩn có thểthấp thoáng thấy hai bức phùđiêu khắc nổi hình hai vịmôn thần. Trên tay mỗi vị là một ông hổ, vẻ ngoài hung mãnh đáng sợ, chú Ba nhìn thì nhận ra bọn họ nhưng lại không gọi nổi tên. Phần lầu gác chìa ra khỏi đá ngầm có mái ngói đầu đao cong vút, những mảnh ngói đã rơi vỡ gần hết, chỉ còn trơ lại bộ khung mái.
Ngọc môn hé mở thành một khe hở rộng cỡ hai người, bên trong sâu thẳm vô cùng, không rõ thông đến tận đâu.
Những "xác cổ ca múa"đằng kia đã hoàn toàn chìm vào lòng vực sâu, không còn nhìn thấy được nữa.
Giải Liên Hoàn không dừng lại mà bơi thẳng vào bên trong Ngọc môn. Chú Ba cắn răng quẫy mạnh hai chân, đẩy nhanh tốc độ, cũng mau chóng bám đuôi theo vào.
Sau khi tiến vào đến là một hành lang rất dài, sáu bảy người gióng hàng ngang đi cũng lọt. Nhưng chỉ một chốc sau, không gian bốn phía lúc càng trở nên chật hẹp, ngược lại khiến ánh đèn càng thêm sáng tỏ hơn.
Cái cảm giác lạnh buốt sâu thẳm, sợ hãi và tuyệt vọng lúc ở bên ngoài kia, khi vào đến đây đã giảm bớt được một chút. Rốt cuộc cũng thấy những cảnh tượng mình quen thuộc, chú Ba hơi trấn tĩnh lại.
Lặn một mạch về phía trước theo hành lang, do thói quen nghề nghiệp nên chú Ba quan sát lướt qua cách bài tríở bốn phía. Chú nhận ra rằng ởđây, kể cả dưới mặt đất, chỗ nào cũng chạm trổ những bức họa quần tiên tụ hội liên miên tiếp nối.
Cuối hành lang xuất hiện một đường cầu thang dẫn thẳng lên trên. Chú ba xoay mình, ngẩng mặt đẩy người lên. Bơi bơi một lúc, đột nhiên chú há hốc miệng kinh hãi, vì chú phát hiện đầu mình đã ló lên khỏi mặt nước rồi.
Lúc đó chú sợđến giật nảy cả người, chuyện này thật khiến người ta hoảng hồn. Ngâm nước đã bốn mươi phút rồi, chú Ba căn bản đâu có ngờ trong cái cổ mộ này lại có không khí. Chú vội vàng xoay người nằm sấp xuống bậc cầu thang, dùng cả tứ chi mà bò lên phía trước.
Một người đã lặn dưới nước rất lâu, một khi lên bờsẽđột nhiên cảm thấy cơ thể nặng nề như khiêng một cục sắt, huống hồ sau lưng chú quả thực có vác một cục chì với bình oxi. Lên được rồi, chú Ba gần nhưđuối sức, phải nghiến răng thật chặt mới không bị ngã lộn cổ vào nước trởlại.
Lảo đảo đi lên khỏi cầu thang, chú thấy Giải Liên Hoàn đã cởi đồ lặn ra, vừa há miệng thở hổn hển vừa lấy đèn pin rọi vào khắp chung quanh căn hầm mộ.
Chú Ba thầm chửi, đúng là cái đồđầu củ cải, lỡ mà gặp phải hơi ngạt(1) thì mày có mà ngỏm củ tỏi sớm. Cơ màđến giờ còn chưa thấy hắn vật sang một bên chết, chứng tỏkhông khí chắc hẳn là không có vấn đề gì. Vì thế chú Ba ngồi xuống bậc thang, cũng cởi bỏ đồ lặn, vừa thả lỏng cơbắp vừa tháo đèn pin xuống soi khắp bốn phía.
(1) Trong hầm mộ người ta dùng một loại thuốc nào đó có khả năng sinh ra một loại khí rất nặng, có thể khiến nhịp tim con người chậm dần, lúc mới đầu sẽ không thấy gì, nhưng càng về sau càng kiệt sức, sau đó trụy tim mà chết. Muốn đối phó với loại khí ngạt này thì chỉ có cách sử dụng bình dưỡng khí, mặt nạ phòng độc cũng vô dụng bởi không rõ thành phần khí này có những gì. Loại cạm bẫy này nguyên văn là闷坑
Đoạn cuối bậc cầu thang nơi chú đang ngồi là một hầm mộ xây bằng gạch, điển hình cho phong cách thời Minh. Độ cao không lớn lắm, chỉ có thể cúi đầu màđi. Bảo đỉnh trên chóp là hình vòm, độ dày đoán chừng cũng là thất phúc thất khoán (2). Trên đỉnh mộ, trong các kẽ gạch có màu sắt, cho thấy chúng đãđược tưới sắt nóng chảy. Từng viên gạch được lát rất khéo, độ cong của bảo đỉnh không hềcó bất cứ góc cạnh nào vị trí không chuẩn, cứ nhưđãđược mài giũa vậy.
(2) Cấu trúc đỉnh mộđặc trưng thời nhà Minh, có hình vòm, bảy trục dọc bảy trục ngang, mười bốn tầng gạch xanh, kẽ gạch đổ sắt lỏng bịt kín, độ dày ước chừng gần 3m - nguồn: baidu
Giữa trung tâm mộ thất, trường minh đăng bằng sứThanh Hoa(3) xếp thành hàng đôi, nối thẳng vào sâu trong mộ. Nơi đó tối om om, chiếu đèn pin vào thì liền phát hiện ở chính giữa cóđặt một cái vạc sắt màu đen cực lớn, chẳng biết có tác dụng gì nhưng nó chắn ngang tầm nhìn. (3) Sứ Thanh Hoa là loại đồ sứ men trắng, trang trí họa tiết màu lam, có nguồn gốc từ cuối thời nhà Nguyên, rất tinh xảo và cực kỳ quý hiếm.
Chú Ba vừa thấy liền có chút hãi hùng. Chúđãđổđấu nhiều, biết rằng mộ thất này tuy lớn nhưng chỉ thuộc cỡbình dân, cùng lắm là của một tay lắm tiền nhiều của. Vậy thì kỳ quái quá rồi! Cứ xem quy mô bên ngoài thì cổ mộvĩđại đến như thế, không có nỗ lực mười năm của mấy vạn phu phen lao dịch thì chỉ e không thể nào xây nổi. Nếu đã không phải là hoàng thân quốc thích, vậy vị dân đen con đỏ nào lại có thể xuất ra một khoản tiền lớn đến vậy đây?
Chú Ba cũng như tôi, lập tức nghĩ ngay đến tay cự phú thời ấy là Thẩm Vạn Tam(4).
(4) Thẩm Vạn Tam là một cự phú nức tiếng sống vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh. Ông đã giúp Chu Nguyên Chương xây dựng một phần ba thành Nam Kinh và còn khao thưởng binh sĩ, vì thế mà bị Chu Nguyên Chương nghi kỵ muốn giết. Sau được Mã hoàng hậu khuyên giải, Chu Nguyên Chương chỉđày ông đi Vân Nam, tịch biên gia sản, chém chết người nhà. Họ Thẩm từđó cũng lụn bại.
Nói vậy thì, lần này đi theo Giải Liên Hoàn, hóa ra lại giúp chú vớđược một cái đấu béo bở. Đây chính là phúc phận tu mấy đời còn không được mà.
Trong lòng chú hưng phấn hẳn lên, lia đèn pin chiếu rọi bốn phía tường mộ.
Trên vách tường mộ thất có vẽ rất nhiều bích họa, nom tương đối hoành tráng. Chú Ba soi một vòng thì nhận ra bích họa được vẽ liên tục, gần như không có dấu hiệu đứt quãng, mà màu cũng không phai quá nhiều.
Ởđây hơi nước mù mịt, có thể bảo tồn được bích họa như vậy thực là hiếm có. Tuy nhiên, từ thời Bắc Tống đã có kỹ thuật bôi sáp, bôi dầu hoặc lòng trắng trứng lên trên đểbảo vệ bích họa, công nghệđã khá tiên tiến rồi. Nơi đây chắc hẳn cũng dùng kĩ thuật này, cho nên bây giờ nhìn kỹlại thấy màu sắc trên các bức bích họa hơi vẩn đục.
Mấy thứ hình vẽ trên bích họa, chú Ba chả nhìn đến bao giờ, lúc này xem mấy bận cũng chẳng hiểu nội dung, chỉ cảm thấy nó cũng chả khác gì so với bích họa trong mộcổ bình thường. Chú bèn lia ánh đèn trở lại, chiếu vào Giải Liên Hoàn ngồi một bên, định hỏi hắn vừa nãy uống lộn thuốc gì mà lại hâm như thế.
Giải Liên Hoàn đã mệt đến hết chịu nổi, vừa hiếu kỳ nhìn tứ phía, vừa thở hồng hộc như trâu, rõ ràng là ban nãy đã cố sống cố chết dùng hết sức lực. Chú Ba gọi một tiếng mà hắn cũng chẳng buồn nghe, căn mộ thất này đã lôi kéo toàn bộ lực chúý của hắn.
Vốn là lúc nãy bị hắn bỏ mặc vứt lại, trong lòng chú Ba đã ngấm ngầm bốc hỏa rồi, nhưng đi vào cái chỗ thế này thì bùng nổ cũng không mấy thích hợp. Chú Ba liền nhịn xuống.
Cả hai chẳng nói chẳng rằng. Chú Ba nghỉ ngơi một chốc liền bình tĩnh lại hẳn, nhịp tim cũng dần ổn định. Chú bèn tiện tay bắt đầu chuẩn bị dụng cụ vào mộ, đồng thời cũng lưu ý, len lén kiểm tra bình oxi của mình với Giải Liên Hoàn.
Vừa xem là chú biết không xong rồi. Của chú thì cònổn, nhưng dưỡng khí của Giải Liên Hoàn lượng tiêu hao quá lớn, đã hụt mất hơn phân nửa.
Thợ lặn càng là loại lão làng giàu kinh nghiệm thì thời gian có thể hoạt động dưới nước càng lâu. Mà người mới tập tọng xuống nước thường sẽ không khống chếđược lượng khí hít vào, vừa thấy mình chìm trong nước liền hít lấy hít để bạt mạng, lượng khí tiêu hao so với thợ lành nghề phải nhiều hơn gần gấp đôi. Chú Ba tuy rằng trình độlặn cũng không cao, nhưng vì thường xuyên đểý bình oxi cho nên tiết kiệm hơn Giải Liên Hoàn rất nhiều. Lúc này chỉ thoáng cái chúđã hiểu ra rằng, Giải Liên Hoàn đã không thể ra khỏi đây được nữa.
Có điều sau khi ngẫm nghĩ một chút, trái lại chú Ba cảm thấy mình chả có gì phải xoắn. Dù sao hắn cũng ra không nổi, còn mình tất nhiên lại phải vào một lần để dẫn hắn đi. Thế thì việc gì mà phải vội vã quay về cơ chứ.
Lúc này Giải Liên Hoàn đang tiến vào sâu trong mộthất. Thế là chú cũng bắt đầu đi theo. Hai người đi tới cái vạc sắt không lồ trước mặt.
Chú Ba dừng lại, đến gần quan sát cái vạc sắt. Còn Giải Liên Hoàn thì cứ như không đếm xỉa gìđến nó, lập tức lách qua đi tiếp.
Cái vạc sắt nặng phải trên năm tấn. Bên trên chạm nổi rất nhiều minh văn (5), hẳn là một loại đồ dùng trong việc cúng tế. Chân vạc đã lún hẳn vào nền gạch xanh. Bên trong vạc trống rỗng, nhưng dưới đáy vạc lại lồi lên một cái phùđiêu hình thân cá, chẳng biết dùng để làm gì.
(5) Chữ"minh"ởđây nghĩa là khắc. Minh văn là một loại văn tự khắc trên đồ vật thôi.
Chú Ba đang định nhìn kĩ minh văn trên vạc xem có chữ nào mình biết hay không, thì bỗng nghe Giải Liên Hoàn kêu thét một tiếng kinh hoàng.
Chú ngoảnh lại nhìn thì thấy hóa ra Giải Liên Hoàn đã chạy tới cuối mộ thất. Đèn pin của hắn đang rọi sáng một cái bệđặt quan tài có ba bậc thềm, bên trên đặt một bộquan quách màu đen cực lớn chạm trổđầy hoa văn.
Bộáo quan nọ cao gần đến ngực Giải Liên Hoàn, đen đến chói mắt vô cùng. Mặt ngoài quan tài tựa hồđược đánh một lớp quang dầu, sáng bóng một cách rất mất tự nhiên. Hoa văn mặt trên thưa thớt nhưng lại cực kì rõ nét, có thểthấy phần lớn văn tự làĐiểu Triện(6). Mà Giải Liên Hoàn, có lẽ do thình lình bắt gặp cỗ quan quách này, cho nên có phần sợ sệt, thối lui về phía sau.
(6) Điểu Triện - là một loại chữ Triện được cách điệu thành hình chim giương cánh. Thực ra còn một loại chữĐiểu Triện nữa, do Thương Hiệt đặt ra theo dấu chân chym, mà giang hồđồn thổi loại chữ này có liên quan đến người Việt cổ, thực hư không biết thế nào.
Bộ quan quách nọ khí thế phi phàm, tràn ngập khí phách ngang ngược, chắc đó chính là quan tài của chủ mộ, chẳng biết là ai được táng bên trong.
Chú Ba đã từng thấy vô số quan tài, đừng nói là loại gỗlim gỗ tạp, đến cả quan tài làm bằng gỗ trầm hương nguyên khối chú cũng đều hân hạnh được bái kiến rồi. Thế nhưng cái cỗ quan tài đen sìở chỗ này đây, chú lại không nhìn ra được nó là chất liệu gì. Chú lập tức nổi lòng hiếu kỳ, vòng qua vạc sắt phăm phăm đi tới.
Đến sau lưng Giải Liên Hoàn rồi, chú liền thấy càng rõ ràng hơn. Bệ quan tài chính làđược xây bằng gạch hoàng tương(7), xếp chồng tầng tầng lớp lớp thành hình đài sen tròn trịa. Sau bệquan tài là một bức tường, mặt trên viết đầy chữ, hẳn là mộ chí ghi chép lại cuộc đời chủ nhân. Chỉtội chú Ba nhìn lướt qua phía sau, chợt cảm thấy sống lưng lạnh ngắt, lực chúý dồn cả vào cỗ quan tài đen nọ. Đồng thời, chú cũng hiểu ra vì sao Giải Liên Hoàn sợ tới mức thụt lùi lại như thế.
(7) Cái này mình tra hoài mà chỉ thấy dùng trong mấy truyện đạo mộ thôi nên không biết là có tồn tại thật ko, nhưng theo 1 bài báo trên zhidao thì họ nói có một loại đá sa thạch tên làđá hoàng tương, dân địa phương thời xưa thường dùng làm gạch xây nhàở. Gạch hoàng tương có lẽlà gạch làm từ loại đá này chăng.
Bởi vì phía trên cỗ quan tài đen to lớn này, lại có một "người"đang nằm.
Chương 17. Tiêu tử quan
Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo
Beta: Earl Panda
.
.
.*****
Đèn pin của chú Ba chiếu về phía quan tài, trong chớp mắt nhìn thấy cái "người" kia, toàn gân cốt toàn thân chú như rúm ró cả lại, da đầu tê dại, vô thức giật lùi về phía sau, lật con dao trong tay ra.
Không phải chú Ba nhát gan, mà là tình cảnh bây giờquá sức quái đản. Trong một ngôi cổ mộ bí mật đến vậy, thế mà tự dưng lại có một "người" nằm chình ình trên quan tài, nếu thình lình trông thấy thì dù có là ai cũng phải run vài cái đã.
Bị hù một cú phát khiếp, Giải Liên Hoàn thụt lùi đến bên cạnh chú Ba. Chắc hẳn từ trước đến tận bây giờ hắn chưa bao giờ gặp phải chuyện gì lớn dưới đấu cho nên giờmới khiếp hãi đến mức mặt biến sắc, lúc lùi lại cũng cuống quá, giẫm béng một phát vào chân chú Ba.
Chú Ba bị hắn giẫm phải, suýt nữa ngã dập mặt. Được cái, vừa đúng lúc đó chú nhìn theo ánh đèn pin, thấy rõ ràng cái thứ trên nóc quan tài. Hóa ra là do thần hồn nát thần tính, cái kẻ nằm trên quan tài thực ra chỉ là một tượng người đúc bằng đồng dính chặt trên nắp quan đen ngòm.
Tạo hình của tượng đồng chạm khắc hình người này rất quái lạ: tóc búi lưu vân, diện mạo được cường điệu hóa lên, trông có phần giống tượng bách hí thời Tần(1), tứ chi to béo ngắn ngủn giống như chân loài sâu bọ, mà quỷ dịnhất chính là cái miệng há ra kia, không ra cười không ra giận, mà chỉ là gắng sức há ngoác miệng ra, trông cứnhưđang kêu gào thảm thiết.
(1) Tượng bách hí là tượng những người làm trò- gồm người diễn kịch hài và làm xiếc - bằng đất nung, được chôn theo người chết, thường thấy trong các lăng mộ thời Tần
Chú Ba nhìn thấy, trong lòng lập tức dâng lên một cảm giác quái đản. Người bình thường ai cũng đều xem trọng sự an lành tốt đẹp, mà cỗ quan tài sắt này cùng với tượng người đồng phối với nhau lại mang vẻâm tà cổ quái không sao nói hết được, chẳng thích hợp một chút nào. Đây đúng là quan quách của chủ mộư?
Chú dùng đèn pin chiếu ra bốn phía. Mộ thất này vừa nhìn liền biết ngay không còn cỗ quan quách nào khác, hiển nhiên nếu nơi này là mộ thất chính thìđây chính là quan quách của chủ mộ chứ không nghi ngờ gì nữa.
Chú Ba rất tin tưởng trực giác của mình, trong lòng có phần bất an.
Để nhìn cho kỹ hơn, chú bèn đẩy Giải Liên Hoàn ra mà bước tới. Đến gần vừa nhìn một cái, lại càng thêm kinh ngạc, chú phát hiện cỗ quan tài đen ngòm khổng lồ kia lại là một cỗ quan tài sắt có chạm khắc hoa văn, còn tượng người đồng kia thì hình như làđồ trang trí sau này mới thêm vào. Điều càng kỳ lạ hơn là vị trí của miệng người đồng kia lại lõm vào theo nắp quan tài, khiến trên nắp quan xuất hiện một cái lỗ sâu hoắm, không biết có xuyên thấu qua nắp hay không.
Không phải chứ! Vừa nhìn thấy, chú Ba liền hít vào một hơi lạnh buốt. Chú lập tức điểm lại các loại mánh lới của mình một lát, trong lòng ôi chao một tiếng, tự nhủrằng ôi thôi bỏ mẹ rồi.
Quan tài bịt kín bằng gang, thân quan có lỗ, vậy chứ cái quan tài này chẳng phải chính là"tiêu tử quan" trong bài giảng vốn liếng đáy hòm của các cụ còn gì?
"Tiêu tử quan" là cách gọi từ trước Giải Phóng trởđi, chứ không phải từ trăm đời truyền lại. Đây là chú Ba được nghe ông già nhà mình giảng giải cho. Nghe nói vào thờiấy, ở vùng Tương Tây có một đạo phiến quân, trong số thủhạ có một nhóm người rất giỏi đổ đấu, kẻ cầm đầu tên là Trương Diêm Thành. Nghe nói người này là hậu duệ của Phát Khâu tướng quân bên Tào Tháo, thần thông quảng đại vô cùng. Năm ngón bàn tay trái của ông ta rất dài, dài không ai bì kịp mà lại gần như bằng chằn chặn, có thể vun đất bằng thành gò mả, nếm đất tìm mộ, công phu trộm mộcực cao siêu. Khi đạo quân đó theo Tôn Trung Sơn Bắc phạt, Trương Diêm Thành tuân lệnh gom góp quân lương, dùng cách thức cổ xưa đi trộm mộ. Một đường thẳng lên phía Bắc không biết bao nhiêu cổ mộ bíẩn đã bị ông ta quật dậy, danh tiếng lẫy lừng. Ngày đó Tương Tây có câu: "Diêm Thành đến, tiểu quỷ chuồn, Diêm Vương tới cũng phải tránh đường", một mặt cho thấy người này đãđược thần thánh hóa, một mặt cũng cho thấy hoạt động trộm mộ của Trương Diêm Thành ngang ngược dữ dội đến thế nào.
Người này khi trộm mộ có một bộ chiêu thức thường dùng rất đặc biệt , ví dụ như nếu gặp phải quan quách lôi ra từ nơi đất huyết sát âm tà, thì sẽ lấy máu bòđổ lên áo quan, theo dõi phản ứng của quan quách. Nếu từ trong quan tài vang lên tiếng động khác thường, tất chủ quan tài có khả năng bị thi biến, binh lính sẽđem quan tài ra khỏi cổ mộ, tàn bạo phơi nắng thật gắt rồi mới mở ra; còn nếu trong quan tài không cóđộng thì sẽ xem xét mặt ngoài của quan tài. Trong phần lớn tình huống máu bò đều không ngưng lại mà chảy xuôi từ thân đến đáy áo quan, tức là không có chuyện gì, cứ việc khai quan không phải sợ.
Thế nhưng còn có một loại tình huống kháđặc biệt, đó là lúc đổ máu bò lên xong thì cứ nhưđổ vào cát, máu thấm thẳng vào thân quan tài. Đây là điềm đại hung còn xúi quẩy hơn cả thi biến, tức là thứ trong quan tài có khả năng không phải là xác người.
Trong quan tài không phải người, vậy thì là cái gì? Đáp án là, một cái xác không thể nói rõ ra được. Ở Trung Quốc, cái loại này được gọi chung là yêu quái.
Lúc này Trương Diêm Thành sẽ sai người đào hố ngay tại chỗ, đem cái quan tài yêu quái vứt xuống hố, bôi bùn nhão lên trên, sau lại nấu chảy binh khí, dùng thép nóng chảy niêm phong kín quan quách, chỉđể lại một cái lỗthủng vừa đủđể nhét một bàn tay qua trên nóc quan. Đợi đến khi thép lỏng nguội lại, ông ta sẽđưa một tay vào trong quan tài thám thính vật bên trong. Tương truyền đây chính là ngón nghề tổ truyền của Phát Khâu Trung Lang tướng nhàông ta: tuyệt kỹ song chỉ thám động.
(đưa hai ngón vào lỗđể thăm dò) (*run rẩy* đậu mịe xin lỗi bà con tôi không nhịn được =]]]]])
Mà lúc thám động, ông ta sẽ sai người dùng một cây kéo tỳ bà dài ba thước kẹp cứng lấy cánh tay mình, sau đóđem "tay cầm" buộc vào đuôi ngựa, để nếu có gì bất ổn thì người bên cạnh có thể lập tức quất ngựa, ngựa hốt hoảng liền chạy, kéo động cái chốt, lưỡi kéo tỳ bà vô cùng sắc bén sẽ lập tức cắt nghiến, chịu mất cánh tay bảo mệnh.
Cỗ quan tài được xử lý như vậy, vì bên trên để lại một cái lỗ, cuối cùng thành ra na ná cái còi khổng lồ cho nên được người ta gọi là"Tiêu tử quan".
(tiêu tử = cái còi)
Số lần Trương Diêm Thành dùng đến công phu song chỉ tham động này, nghe nói cảđời cũng chỉ có ba lần, cả ba lần đều giữđược tay mà trở ra. Một lần ăn đậm nhất làông ta lấy được từ trong quan tài một quả nho bằng vàng có hai mươi bốn mùi hương, chỉ to bằng cái răng hàm, nghe nói làđược giấu trong miệng xác chết. Trương Diêm Thành sau này theo quân Tưởng vào vùng chiến loạn, không rõ tung tích nữa. Có người nói ông ta đầu hàng Cách mạng, cuối cùng đã chết ở khu tập trung trong thời Cách Mạng Văn Hóa. Cũng có người nói ông ta chết ở Hoàng CôĐồn(2). Tóm lại, đây là một nhân vật thần bí.
(2) Là một địa điểm nằm ở phía Tây Thẩm Dương, nơi có chiếc cầu đường sắt bị quân Nhật đặt mìn đểám sát thủlĩnh quân phiệt vùng Đông Bắc Trương Tác Lâm vào tháng Sáu năm 1928. Nói thêm luôn là khu vực Đông Bắc này và họ Trương nhà mình liên quan khá mật thiết với nhau :")
Về truyền thuyết của ông ta, mấy ông già bà cả có hai kiểu nói. Một loại cho rằng ông ta thật sự có Phát Khâu tuyệt kỹ, song chỉ tham động là danh bất hư truyền. Một loại khác lại cho rằng Trương Diêm Thành là tên bịp bợm, lợi dụng sự mê tín sợ hãi của đám binh lính tầm thường, đem quan tài thường bảo là quan tài yêu quái, sau đó làm trò để nâng cao địa vị của mình.
Sự thật thế nào, chẳng ai biết được.
Ông nội tôi lại rất tin tưởng rằng Trương Diêm Thành chính là cao nhân, đó là vì hành động dùng thép chảy niêm phong quan tài yêu quái có một vài căn cứ không chính thống. Nghe nói trước thời Giải Phóng, khi sông Hoàng Hàđổi hướng, người ta đã từng phát hiện thấy trong nước bùn một cái quan quách bằng đồng thau tương tự như câu chuyện kể lại về Trương Diêm Thành. Trên nóc quan tài quả thực có một cái lỗ kích thước vừa bằng cánh tay, mỗi tội chẳng ai dám thò tay vào, có lớn gan lắm cũng chỉ dùng kìm gắp than, nhưng chỉ kẹp được ra từ bên trong rất nhiều bùn nhão vàng khè. Sau này, vào hồi kế hoạch "Đại nhảy vọt"(3), cái quan tài này đã bị ném thẳng vào lò luyện thép, không biết có chuyện xui xẻo nào hay không.
(3) Tức là kế hoạch Năm năm lần thứ hai dự trù kéo dài từ1958 đến 1963 nhằm biến Trung Quốc thành một nước công nghiệp, với kết quả là một nạn đói lớn khiến 20 triệu người chết theo con số thống kê chính thức - 42 triệu theo con số thống kê không chính thức - và nhiều khu vực sinh thái rơi vào thảm họa nghiêm trọng, điển hình là khu vực Nội Mông hiện giờ vẫn càng ngày càng bị sa mạc hóa nặng hơn. Một trong những hạng mục chủ yếu của kếhoạch này là"toàn dân xây dựng lò luyện thép", trưng dựng toàn bộđồ dùng kim loại để"sản xuất" thép trong những "lò thép toàn dân"được dựng ở khắp nơi. Đương nhiên cái quan tài yêu quái trong truyện cũng cùng chung số phận.
Tuy nhiên, cái áo quan sắt này lại vô cùng tinh xảo, hoàn toàn khác với kiểu quan tài đổ thép chảy loạn xạ lên màđúc. Thế nhưng cái lỗ sâu hoắm phía trên quan tài kia thì lại cực kỳ giống "tiêu tử quan" trong truyền thuyết.
Vậy thì kỳ quái ghê. Mộ thất Giải Liên Hoàn dẫn đường vào này, có lẽ làđúng làđất của chủ mộ, vì sao bộquan quách chính trên bệ quan tài lại là cái dạng này? Lẽnào chủ mộ kia không phải người, mà là yêu quái?
Chú Ba nghĩ tới đây liền cảm thấy đến xương sống cũng mọc gai luôn. Ngẫm lại thì cái mộ cổ này nằm tít tận vực sâu dưới đáy biển, lại thần bí quỷ dị như vậy, nói không chừng không phải mộ người thật mà có lẽ là của Hải Long Vương cũng nên. Lại nghĩ tới chuyện đây là do Cầu Đức Khảo bảo Giải Liên Hoàn làm, chú không khỏi chột dạ. Lẽ nào Cầu Đức Khảo biết rõ chủ nhân ngôi mộ này không phải người, cho nên mới bảo Giải Liên Hoàn chụpảnh về nghiên cứu?
Có điều chú Ba lúc ấy còn trẻ trâu, cũng không coi lời người già nói làđúng lắm, mặc dù có phần chột dạ nhưng cũng không hề sợ sệt. Ngược lại lòng hiếu kỳ của chúđã nổi lên, thầm nhủ không biết có thứ gì trong này nhỉ?
Lúc này Giải Liên Hoàn cũng phát hiện là mình chỉthần hồn nát thần tính, liền tiếp tục tiến tới, lòng còn ôm nỗi sợ mà xem xét cái áo quan sắt kia. Xem một vòng rồi hắn liền thửđẩy dịch nắp áo quan.
Chú Ba thấy chân hắn đều đang run rẩy thìđã biết hắn vẫn còn sợ, hành động đó có thể là làm màu trước mặt chú tý thôi, để vớt vát chút ít thể diện từ vụ bị hù lúc nãy.
Chú Ba cảm thấy buồn cười, bèn dùng đèn pin chiếu vào mặt hắn, bảo hằn đừng phí sức nữa. Nếu đây là"tiêu tửquan" thì rõ ràng người chế lại nó phải đồng tông cùng phái với Trương Diêm Thành, thứ bên trong áo quan sắt này tuyệt đối không tốt đẹp gì, hơn nữa cái quan tài sắt này từ lúc chế lại căn bản cũng đâu cóđịnh để cho kẻ khác mởra, muốn lấy được đồ vật bên trong thì chỉ có nước làm nhưTrương Diêm Thành, đưa tay thò vào trong cái lỗáo quan kia kìa.
Nói đoạn chú liền leo lên, dùng đèn pin soi vào cái lỗbên trên quan tài xem có thấy được gì không.
Theo lỗ thủng nhìn xuống dưới, trong quan tài tối om om chẳng phân biệt được gì, có chiếu đèn pin dò xét cái lỗcũng chẳng phải là biện pháp hay ho cho lắm. Ánh sáng phát ra đi được nửa đường đã chiếu không nổi nữa, chú chỉcảm thấy dưới cổ họng cái "người đúc" này toát ra một luồng âm khí, nhìn một cái là cứng cả người, bảo thò tay xuống dưới mà sờ thì thật không phải việc người bình thường làm nổi.
Chú Ba nhớ tới tài liệu Giải Liên Hoàn lấy được từ chỗlão người Tây, cũng cảm thấy phỏng đoán của bản thân làđúng: lão già ngoại quốc kia quen thuộc với kiến trúcởđây như vậy, nhất định là vì bọn chúng trước kia từng sai người đến dò xét rồi. Thế nhưng cái người đã vào đây ấy vì sao còn chưa hoàn thành nhiệm vụ? Chúđoán kẻđó cũng là tay cáo già trong nghề như bọn chú, đi vào rồi liền phát hiện ra bên trong lại có cỗ quan tài sắt như vậy thìđã biết ngay là quan tài sắt niêm phong thi hài không phải chuyện đùa, nên mới tạm thời bỏ qua. Vì vậy lão già ngoại quốc kia mới tìm một đứa gà mờ như Giải Liên Hoàn.
Nói vậy thì bọn chú cũng không thểđụng vào cái quan tài này, nếu không lại chẳng hóa ra thành tường chắn pháo cho Cầu Đức Khảo?
Có điều, nếu không đụng vào quan tài thì hình như lại có phần hèn quá. Chú và Giải Liên Hoàn cùng xuống đấu, Giải Liên Hoàn tay trắng trở lên còn dễăn nói, chứ chính chú cũng cứ vậy mà ra, thì bản thân mình vừa nói Giải Liên Hoàn một chặp như vậy cũng còn mặt mũi nào nữa? Huống chi, cái quan tài này nhìn cũng thật sự có chút mê người.
Chú Ba còn dùng dằng chưa quyết. Cóđiều rồi chú lại xoay qua ý khác, vẫn là lý trí chiếm thượng phong. Chú nhủ thầm rằng, theo kinh nghiệm của ông bàông vải, quan tài này để cuối cùng hẵng đụng đến, còn hiện tại có lẽ chú nên nghía trước xem trong này có món nào tốt ở chỗ khác không. Quan tài hôm nay chú tạm thời không đụng vào thì cái cổ mộ này cũng chẳng mọc chân chạy đi được. Đến mai buổi tối bọn chúđem que cời lò với móng lừa đen xuống lần nữa là bảo đảm hơn rất nhiều so với bây giờ rồi, mà như vậy cũng không bị coi là nhát gan.
Nghĩ xong một cái chú liền thoải mái, lại bảo Giải Liên Hoàn cứởđóđợi, muốn chụp ảnh thì chụp bộ quan quách này đi, lão ngoại quốc kia sẽ hiểu được cho hắn, còn phần chú thì bắt đầu sục sạo chỗ hẻo lánh trong mộ thất, tìm những thứđồ bồi táng khác.
Mộ thất này không có nhĩ thất, thông một thể từđầu đến cuối, bố trí vô cùng cổ quái. Cổ nhân xem trọng chuyện lúc chết ngang với chuyện lúc sống. Cách bố trí của mộ thất thường thường đều mô phỏng theo cách bố trí chỗở của chủ mộ lúc sinh thời mà làm lại, nói cách khác là chủ ngôi mộ này khi còn sống chỗở cũng chả khác gì thếnày, thật nghĩ không ra là cái kiểu tình hình nào. Bên trong cũng không có các loại đồ bồi táng thông thường, chỉcó mấy món đồ sứ khổng lồ vô giá. (Mấy món đồ này, đặt vào thời nay đại khái giá cả phải hơn ba mươi lăm triệu.)
Chú Ba đánh một vòng xem xét quanh mộ thất, chẳng thấy thứ gì có thể chuyển ra được, bèn đảo trở về. Sau bệquan tài là vách tường, chú lách ra sau tường nhìn xem thì thấy còn một chút không gian, mỗi tội trên mặt đất cũng cứ trống hoác như thế.
Chú không khỏi chửi thầm một tiếng, thầm nhủ rằng cũng thật keo cú quáđi, sao lại chả có cái quái gì, lẽ nào cái quan tài kia lớn như vậy, lại còn bằng sắt nữa, là vì của nợkia đem đồ bồi táng nhét hết vào bên trong rồi? Thế này là biến quan tài thành két sắt mà dùng hở?
Ngẫm lại thìđúng là có khả năng, chú không khỏi có hơi bực tức. Lúc này chúđột nhiên nhìn thấy mặt sau của bức tường có phùđiêu được chạm trổ rất phức tạp.
Bích họa thì chẳng đáng tiền, nhưng đồđiêu khắc bằng đá trong cổ mộđều có giá liên thành. Tuy nhiên bức tường này lớn quá, không có khả năng vận chuyển được ra ngoài. Thế nhưng lúc nhìn thấy nó, chú Ba vẫn nhịn không được phải để mắt đến.
Đèn pin chiếu tới cũng làm cho chú rất bất ngờ. Phùđiêu được khắc sau tường không phải là hình vẽ thú mang điềm lành, phật cưỡi mây, hay là cảnh lễ lạt thành tiên, mà là mấy tòa cung điện, phi thiềm phượng đỉnh, điêu lương họa đống, được trạm trổđặc biệt tinh tế, thậm chíđến cả mái ngói cũng là từng mảnh từng mảnh chạm nổi làm nên. Hơn nữa, mỗi toà cung điện bề ngoài đều không giống như nhau. Có tòa hai tầng, có tòa một tầng, tầm nhìn cũng có xa có gần, đan xen hấp dẫn. Chú Ba đếm thử một lát, thấy tổng cộng có bảy tòa, xếp theo thứ tự của Bắc Đẩu thất tinh. Trong không gian của mỗi tòa cung điện lại có thể thấy vô sốđình đài lầu gác nửa ẩn nửa hiện, những chi tiết khác đều bị hình mây mù chạm trổ che khuất. Hậu cảnh của bức phùđiêu này là một mỏm đá núi khổng lồ, hiển nhiên đây là một ngọn núi lớn, mà bố cục của tòa cung điện lại nằm ở phần dưới của cả bức phùđiêu, ý tứ rất rõ ràng rằng đây là bảy tòa cung điện được xây trong một hang núi khổng lồ. Trong hang núi mây mù tràn ngập, khiến những thứ bên ngoài cung điện bị che khuất đến mông lung huyền ảo.
Bức phùđiêu này cóý nghĩa gì? Chú Ba kinh ngạc một lát. Tất cả bích họa trong cổ mộđều cóý nghĩa. Nếu không phải để làm biểu tượng, thì cũng là ca tụng công tích vĩđại của chủ mộ lúc sinh thời. Bức phùđiêu này đại diện cho tiên quốc trong thần thoại, hay làđang ca tụng chủ mộgìđóđây?
Lúc đó chú Ba không biết chủ mộ chỗ này là Uông Tàng Hải, cho nên cũng không thể liên tưởng được. Cóđiều bức phùđiêu tinh xảo này để lại cho chúấn tượng đặc biệt sâu sắc. Chú bảo tới tôi rằng tính từ thời điểm đó thì bức tường này cũng đã là báu vật vô giá, nếu có thểmang ra ngoài thì chú sẽđem nóđặt trong phòng ngủ ngắm nghía mỗi ngày.
Có điều bức tường này vô cùng vĩđại, muốn chuyển ra ngoài ngay lúc đó là chuyện bất khả thi. Chú Ba tuy ngứa ngáy trong lòng nhưng cũng chẳng còn cách nào. Chú ngắm nghía kỹ lưỡng mấy lần, rồi lại muốn để Giải Liên Hoàn tới chụp ảnh thứ này, về sau cũng tiện chém gió với đám cùng nghề.
Đang định mở miệng thì chú bỗng ngửi thấy một thứmùi kỳ quái, cứ như là có cái gì cháy khét vậy.
Chú sững ra một lát, tự hỏi đã có chuyện gì. Chỗ này là mộ thất, sao lại có thể có thứ mùi này xuất hiện chứ? Chú vội vã chạy ra khỏi bức tường, nhìn ra phía ngoài quan sát. Tiếp đó, chú liền thấy được một cảnh khiến mình phải nghẹn họng trân trối nhìn.
Chỉ thấy Giải Liên hoàn đang đứng trên cỗáo quan sắt, chân tay luống cuống, mà trong miệng người đồng trên nóc quan tài sắt kia lại có khói đen cuồn cuộn bốc lên.
Chương 18. Nước tiểu
Editor: Rome Mo
Beta: Earl Panda, Cơm Nắm Nướng Chảo
.
.
.*****
Chú Ba tức thì toát mồ hôi lạnh đầm đìa. Sao tự dưng lại có khói bốc ra từ quan tài thế này?! Nhìn bộ dạng Giải Liên Hoàn, chú cũng cảm thấy không ổn. Lẽ nào thằng ranh này đã đụng chạm phải cái gì rồi?
Chú kéo phắt Giải Liên Hoàn xuống khỏi cỗ quan tài sắt, hỏi hắn mẹ kiếp chuyện gì xảy ra thế?
Giải Liên Hoàn ấp a ấp úng, múa may một loạt các động tác kỳ quặc, hiển nhiên là do quá căng thẳng nên không thốt lên được câu nào ra hồn, ậm ọe nửa ngày mới phun ra hai chữ: "Tôi... Tôi... lửa... lửa."
Chú Ba nhìn động tác của hắn, lại nhìn đến thứ hắn cầm trong tay: là một cái nắp ống giữ lửa(1) -ống giữ lửa là thứđộng một cái đã cháy bùng, nên bình thường đều phải lấy thân sậy đậy kín lại - chú liền lập tức hiểu được chuyện gìđã xảy ra.
(1) nguyên văn là "hỏa chiết tử".
Giải Liên Hoàn nhất định làđã tò mò về thứ bên trong quan tài, bèn thắp một ống giữ lửa lên, ném vào lỗ hổng trên quan tài, sau đó mới dán mắt nhòm vào trong lỗ.
Chiêu này gọi là"khoét vách khoắng sạch", là công phu bắt chước từ bên Bắc phái, cũng là mánh khóe thường dùng của thổ phu tử, đặc biệt với đám người mới khai quan, trước đi ba sau đi bốn(2), phải cẩn thận hơn cả cẩn thận. Thậm chí Mô Kim tặc bên Bắc phái có thể sử dụng chiêu "khoét vách khoắng sạch" này, chẳng cần vào cổ mộvẫn có thể lấy đồ từ trong quan tài, cũng khá là cao tay. Tuy nhiên, chiêu này trong nghềđào cát bị coi là loại bàng môn tảđạo, trong thực tế sử dụng có rất nhiều hạn chế, hơn nữa mức độ nguy hiểm lại rất cao, cho nên bình thường những tay lão luyện không bao giờ dùng. Cách này chẳng biết Giải Liên Hoàn tự nghĩ ra, hay là học nửa vời từmấy mánh khóe nọ kia nữa.
(2) "trước đi ba, sau đi bốn" là một câu tiếng lóng của thổphu tử, ý là khi làm việc gì, trước khi làm phải suy xét ba lần, sau khi làm phải suy xét bốn lần. Một khi thổ phu tửđã xuống đấu thì mỗi hành động đều làđem tính mạng ra đặt cược, làm gì cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng các trường hợp và suy xét các biện pháp ứng phó, phải trở thành một thói quen thường xuyên suy xét như vậy.
Chiêu "khoét vách khoắng sạch" cóđiểm mạo hiểm nhất, chính là khả năng làm cháy hỏng mất minh khí trong quan tài, nhất là khi thi thểđã khôđét, những mảnh tơ lụa khô quắt dính trên thi thể mục nát chỉ cần dính một chút tàn làđã bắt lửa. Một khi đã bốc cháy bùng bùng rồi thì mấy thứ như thẻ tre, da ngọc(3) chỉ một loáng là mất tiêu, có dập lửa ngay cũng không kịp nữa, vậy nên nó yêu cầu người thực hiện phải vô cùng cẩn thận mới được. Thếmà cái thằng Giải Liên Hoàn này chưa thèm suy nghĩđã sửdụng ngay rồi.
(3) nguyên văn là "đấu châu", dùng lớp da bào thai dê con chưa sinh chế thành một loại da lông, vì lông trên mảnh da trông như những chuỗi hạt châu ngọc, cho nên thời cổcòn có tên "trân châu mao", "châu mao", "tiểu mao" hoặc "một hộc châu".
Chú Ba chán nản chửi một tiếng, bụng bảo dạ rằng không trông nom để mắt đến thằng ranh này đúng là dại quá. Bộ quan quách nọ khiến chú thấy rất hứng thú. Chưa nói đến chuyện bên trong đảm bảo có hàng xịn, mà ngay cả thi thể nằm trong đó chú Ba cũng muốn nhìn cái thửxem. Nếu đồ trong quan tài mà bịđốt mất tiêu thìđúng là thật đáng tiếc. Chuyện này truyền ra ngoài thì có mà bịngười ta cười cho thối mũi.
Nghĩ tới đó chú Ba thoắt cái đẩy phắt Giải Liên Hoàn ra, vọt tới bên cỗ quan tài, ra sức thổi phù phù vào cái lỗtrên quan tài. Chú tính thổi tắt lửa trong lỗ, nhưng ai dè vừa thổi một cái, khói đen lại càng cuồn cuộn bốc lên, túa ra ngoài theo cái lỗ hổng trên tấm áo quan, làm chú Ba bịsặc đến suýt phát ói. Chú vội vàng né mặt ra chỗ khác, lại lấy túi nước bên hông dội thẳng vào trong cái lỗ nọ.
Dọc đường tới đây bị gió biển thổi nên mau khát, nước trong túi đã chẳng còn lại bao nhiêu, dốc một tí là sạch nhẵn. Chừng ấy nước căn bản chẳng ăn thua.
"Cái thằng chó này!", chú Ba quýnh quá, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, quay sang Giải Liên Hoàn thì thấy túi nước bên hông hắn vẫn còn phồng phồng. Thấy hắn còn đứng đực ra đó, chú tức quá chửi ầm lên "Còn đần ra đó làm gì, mẹkiếp mày mang cái túi nước qua đây cho tao!"
"Nước? À! Túi nước!" Giải Liên Hoàn lúc này mới kịp phản ứng, vội vàng cởi túi nước xuống. Chú Ba giật phắt lấy, lập tức dốc nửa túi vào. Chỉ thấy khói đen lắc lư tí tẹo, rồi chẳng những không áp được khói, mà lửa ở lỗ hổng còn bùng lên.
Chú Ba vừa nhìn liền thấy không đúng. Sao lại xảy ra tình trạng này?! Chú bèn ngửi túi nước một cái, không khỏi chửi um lên. Hóa ra bên trong là rượu trắng. Chú lại nhìn đến cỗ quan tài nọ. Lỗ hổng trên quan tài sắt cũng bắt đầu cháy rồi, khói đặc bốc lên mù mịt gần như tràn khắp mộ thất.
Lúc đó chú cũng đờ ra trong chốc lát, chẳng biết phải làm thế này bây giờ. Lửa trong quan tài sắt đã cháy phừng phừng, cũng không thể thò tay vào mà dập nữa rồi, vả lại thò tay vào nhỡ bắt phải cái gì, thì ngay đến cái mạng có khi cũng tiêu mất. Dùng nước thì, tí tẹo nước vốn vô tác dụng, nhưng nếu cứđể kệ thì cỗ quan tài này coi nhưđi tong. Cháy thế kia thìđến ngọc thạch cũng có thể bị nung cho nứt ra ấy chứ. Chủ nhân ngôi mộ này vừa nhìn đã biết là chẳng tầm thường, nếu đồ bịđốt mất, mà bên trong quan tài thực sự có dạ minh châu gìđó, thì chính bản thân mình chẳng phải cũng sẽ buồn bực đến chết sao?
(Thực ra lúc ấy chỉ cần lấy thứ gìđó bịt lỗ hổng trên quan tài lại làđược. Chỉ tội dưới tình thế cấp bách, mấy người chú Ba không nghĩ ra mà thôi.)
Nhìn thế lửa càng lúc càng lớn, khói đen từ lỗ quan tài phì phì phun ra, chú với Giải Liên Hoàn lòng nóng như lửa đốt.
Đúng lúc chú Ba đã hết hi vọng trong lòng, bụng bảo dạ rằng ôi thôi cái đấu béo bở thành đấu than mất rồi, thì bỗng Giải Liên Hoàn bên kia lại làm ra một hành động khiến người ta phải trợn mắt há mồm. Hắn nhảy phóc lên nắp quan tài, khụy chân quỳ xuống, tháo thắt lưng rồi ra sức mà tè, tưới đẫm thứ nước canh vàng khè kia vào thẳng lỗ hổng trên quan tài. Trong chốc lát mùi nước tiểu khai khẳn trộn với mùi thây thối, mùi cháy khét cùng lúc bốc lên, khó ngửi khủng khiếp. ( =")))))))) Vâng và biệt hiệu Đái Liên Tục của anh đã ra đời như thế ="))))))))) )
Đó hoàn toàn là cách nghĩ khi cuống quá hóa rồ. Vì hành động của hắn quá bất ngờ nên chú Ba căn bản không kịp cản lại. Đợi tới khi chú phản ứng kịp thìđã muộn mất rồi.
Chú Ba lập tức muốn xỉu. Xưa nay khi xuống đấu, Nam phái tuy phóng khoáng, thường quan niệm chết là hết, khai quan cũng có tính tùy hứng thích làm gì thì làm, nhưng dựa theo tính nguy hiểm của loại hoạt động này, trong thực tế, khi lên sàn diễn, Nam phái cũng phải cẩn thận mười phần. Loại chuyện tội lỗi nhưđái tồ tồ vào quan tài thế này, e rằng Giải Liên Hoàn là kẻ làm đầu tiên. Cũng may màông cụ nhà họ Giải không cóở hiện trường, bằng không chẳng tức chết mới là lạ.
Có điều bãi nước tiểu của Giải Liên Hoàn không ngờ lại có uy lực. Khói bên trong đã giảm hẳn xuống rất nhanh.
Tè xong, chính Giải Liên Hoàn cũng đờ cả ra, bỗng chốc ngã xệp lên quan tài.
Chú Ba đến nước mắt cũng sắp ứa ra rồi. Nhìn hình người kim loại trên hòm áo quan, lại vuốt vuốt mồ hôi lạnh trên đầu, chú chỉ thấy sống lưng lạnh toát, trong lòng nảy sinh vài phần dự cảm chẳng lành.
Con quỷ thổi còi trong "Tiêu tử quan" là vật đại hung, bữa này đã bịđốt một phen lại còn bị tưới một bãi nước tiểu vàng khè, lần này thì cứ gọi là khắc sâu mối hận. Đừng nói là bánh tông, dù có là người sống mà anh hết dùng lửa đốt miệng người ta, rồi lại dội cho đầy mồm nước tiểu, thì người ta chả liều mạng với anh ấy chứ.
Chú toát mồ hôi lạnh đầm đìa mà quan sát cỗ quan tài sắt nọ, suy xét xem sẽ phát sinh chuyện gì, liệu sẽ có thứ gì vọt ra từ lỗ hổng kia không?
Khói càng lúc càng giảm, dần dần hầu như không thấy nữa, xem ra quả thật đã dập được lửa rồi. Hai người đều nhìn nhưđóng đinh vào cỗ quan tài, mãi cho tới khi không còn thấy tý tẹo khói nào nữa.
Nhưng trong quan tài lại không có chút động tĩnh nào, cứ như chuyện vừa rồi trước giờ chưa từng phát sinh.
Chú Ba vuốt vuốt mồ hôi đầu, thở phào nhẹ nhõm, bụng bảo dạ rằng Hoàng Vương(4) phù hộ, xem ra Giải Liên Hoàn tốt số, quan tài này tuy là "tiêu tử quan" song cũng là một cỗ tử quan.
(4) Tham khảo từ Ma Thổi Đèn, Hoàng Vương làđại vương của lũ chồn vàng, cũng được coi là"thần" bảo hộcủa dân trộm mộ.
Tử quan là quan tài mà bánh tông bên trong đã tiêu hết, chỉ còn lại một nắm xương mục nát không có sức uy hiếp. Phần lớn quan tài trong cổ mộđều là tử quan, chứnếu không e rằng cái nghề trộm mộ này đã chẳng có ai làm.
Tử quan thì không hề nguy hiểm. Mới nãy bị một mồi lửa đốt, lại còn tưới một trận nước tiểu, nếu không phải tửquan thì chắc chắn đã có chuyện rồi. Mà lâu như vậy vẫn không thấy động tĩnh, thì chắc cũng có thể xác định được.
Lại đợi thêm một lát, thấy tình hình vẫn thế, chú Ba rốt cuộc mới trút được gánh nặng. Chú lập tức ngã ngồi trên mặt đất. Giải Liên Hoàn thấy chú thả lỏng, biết rằng không việc gì nữa nên cũng ngồi phịch xuống, khóc òa lên.
Chú Ba lắc đầu cười khổ, nghĩ bụng rõ là phải tội. Thếquái nào mà mình lại xuống đất cùng với cái ngữ này cơchứ, tổn thọ mất mấy năm rồi còn đâu, sau này thì xin cạch đến già. Cũng may không có nguy hiểm gì, bằng không lúc này thật sự chắc chắn sẽ bị hắn hại chết mất.
Nghĩ tới đó, chú Ba bỗng nhiên thoáng động tâm. Chú thầm nhủ rằng đã không có gì nguy hiểm, thì chi bằng chẳng cần chờđến mai, ngay hôm nay đã có thể mòđồ rồi đi?
Chỗ này mỗi lần qua lại đều phải chịu mạo hiểm, vả lại suy cho cùng thìđi chung với đội của Văn Cẩm cũng không tiện cho lắm. Hơn nữa, xét vị trí của cái lỗ trên quan tài này, nếu làđằng đầu thì có thể mòđược phần sọ cùng hai bên đầu, còn có ngực, nhất định cũng có thể mòđến. Nếu làđằng chân thì có lòng bàn chân là nơi đặt ngọc khí, cũng có thể có thứ ngon nghẻ, nhưng sẽ không nhiều lắm, một chuyến là có thể khuân hết ra. Hiện giờ nếu lấy đồ luôn thì ngày mai khỏi phải xuống nữa.
Tuy trong lỗ toàn nước tiểu, nhưng đã làm trộm mộ thì còn cái thứ mắc ói nào là chưa từng thấy đâu. Huống hồcòn là của chính mình, cho dù có bịị vào, chú vẫn dám thò tay sục sạo như thường.
Một bên là lòng tham lam đặc thù của trộm mộ tặc, một bên lại là sự kinh sợđối với cỗ quan tài kia. Trong lòng chú Ba lúc bấy giờ nổ ra một trận chiến không khoan nhượng. Thế nhưng, rất nhanh, lòng tham đã thắng thế. Lá gan không lớn thìđã chẳng bước vào được cái nghề này. Chú Ba tự bảo mình rằng, cứđặt mẹ cược một phen đi rồi tính.
Nghĩ thế, chú bèn đứng dậy, leo lên trên quan tài, vái bộ quan quách mấy vái, xắn tay áo lên, nghiến răng nhắm mắt, trước hết xọc tay xuống lỗ hổng trên quan tài nọ, rồi lần mò xuống dưới.
Thế nhưng vừa thò tay được một tấc vào vào lỗ quan tài, nhiệt độ bên trong truyền lên liền làm chú Ba hối hận. Năm đó huyền thoại Trương Diêm Thành ấy, nào có phải dựa vào vận may đâu, mà người ta dựa vào bản lĩnh thực sự của mấy đầu ngón tay đấy chứ. Chuyện này đúng là liều bỏ mẹđi được.
Chú những muốn rút ra. Thế nhưng khi ngoảnh lại, chỉ thấy Giải Liên Hoàn ở dưới trợn mắt há mồm nhìn chú. Lúc này mà rụt lại thì mất mặt chết, nên chúđành phải cốkiết mà tiếp tục mò.
Dùng một tay dò huyệt có một cảm giác không sao tảrõđược. Tay lần mò thò vào được càng sâu, tim chú lại càng đập gấp gáp, rồi thì ngón tay cũng càng tê dại đi. Tuy ngoài mặt chú không hề tỏ vẻ gì, nhưng kì thực khi tay cuối cùng cũng đụng tới thi thể, sau lưng chúđãướt đầm đìa, ngón tay thò vào bên trong run rẩy đến mất hết không còn chút sức lực.
Cái cảm giác này có thể tưởng tượng ra được, tôi nghe chuyện mà còn cảm thấy cả người run bắn. Cứ coi nhưkiếm đại một cái hòm bình thường, đục một lỗ rồi bắt người ta thò tay vào, thì cũng đã tạo ra một loại cảm giác sợhãi hoang mang, huống chi còn là một cái quan tài.
Lúc đã đụng tới thi thể, ấn ấn vài cái thì chú Ba phát hiện thấy ngón tay dính nhớp nháp, da đầu lại càng râm ran run rẩy. Cảm giác thế này chắc hẳn phải là miệng xác cổ rồi. Sờ soạng vài cái, chú chỉ có cảm giác hẳn đây phải là một cỗ thi thể thâm đen phù thũng, miệng há hốc một cách quái dị, tư thế cơ hồ giống y hêt người đồng trên nắp quan tài, có điều sờ thì không rõđược chi tiết. Màđiều khiến chú bất an vô cùng là, khi đụng tới ống giữ lửa đang dính chắc vào miệng xác ướp thì nó vẫn còn nóng rẫy.
Chú thầm nhủ thật đúng là tội vạ, ngay sau đó liền cắn răng di ngón tay vào trong tiếp tục thăm dò. Trước tiên chúđẩy ống giữ lửa sang một bên, sau đóđụng trúng một thứ gìđó cứng cứng có hình tròn.
Ôi chao, đích thị là bánh ngọc tròn áp đầu lưỡi. Chú Ba trong lòng mừng khấp khởi , bèn nói: "Có rồi, thứ này thiêu không hỏng!" Chú liền nắm ngay lấy, những muốn gắp vật nọ từ trong cái lỗ ra.
Thế nhưng mới móc lên được một tí, chú Ba liền cảm thấy không ổn. Bánh ngọc tròn này nặng kinh người, mới nhấc được một nửa đã không động đậy nữa. Cố kéo mạnh thêm, chú liền cảm thấy cả cỗ quan tài bằng sắt hơi rung lên một chút, rồi lại nghe thấy một tràng những tiếng "kèn kẹt kèn kẹt" nặng nề của kim loại hoen rỉ truyền từ dưới lòng bàn chân lên.
Chú Ba mặt mũi tức thì biến sắc trầm trọng, tự nhủôi thôi hỏng bét, đó là cơ quan!
Chương 19. Cơ quan
Editor: Rome Mo
Beta: Earl Panda, Cơm Nắm Nướng Chảo
.
.
.*****
Trong nháy mắt, tiếng cơ quan xoay chuyển liên tiếp vọng lên từ dưới đáy quan tài. Chú Ba còn chưa kịp phản ứng thì đã nghe "rầm" một tiếng rất to ởnơi tối om mà bọn họ vừa lên khỏi mặt nước ban nãy, tựa như có thứ gì rất nặng rơi vào cái vạc sắt khổng lồ mà hai người bắt gặp lúc vừa bước vào mộ. Trong không gian bít bùng, tiếng vang dội đi dội lại khiến ruột gan chú chấn động đến rúm ró.
Chú Ba vội vàng rút tay ra, bất chấp bẩn thỉu chùi đại lên người một cái, rồi lia đèn pin rọi về phía vạc sắt, tự nhủ rằng thôi hỏng bét rồi.
Dưới này không thể so với trên mặt đất, nếu là đá lăn đè lấp cửa mộ, hoặc cát vàng đỉnh mộ trút xuống, thì vẫn còn có thời gian đểđào ngược lối vào động mà trở ra. Chứ chỗ này ở trong rạn đá san hô dưới đáy biển, một khi có bất kì cơ quan gì vây khốn thì bọn họ chỉ có chết chứ không còn đường sống, thôi thì khỏi cần nghĩ cách gì nữa, cứ chọn quách một nơi phơi xác còn hơn.
Giải Liên Hoàn ởđằng kia cũng sợ giật bắn mình. Chấn động truyền ra từ phía cỗ quan tài, cho nên hắn tưởng cái quan tài này sắp có dị biến gì, thoắt cái đã chuồn rõ xa.
Tuy chú Ba đã hận Giải Liên Hoàn thấu xương, chỉ tiếc không thể một đao xẻ thịt hắn, nhưng nói cho cùng hắn vẫn là họ hàng thân thích nhà mình, không thể mặc kệ hắn chạy lung tung được. Chú liền quát Giải Liên Hoàn đứng lại, bảo hắn không được nhúc nhích, rồi chú nhảy xuống khỏi cỗ quan tài sắt, dè dặt nhích từng bước tới gần cái vạc sắt. Chú muốn nhìn thử xem rốt cuộc cơ quan này đãđộng đến cái gì, thứ vừa rơi vào vạc sắt là cái chi.
Cái vạc sắt cách chú chưa đầy hai chục bước, chẳng mấy chốc mà chúđã tới sát ngay cạnh vạc. Lúc này đã không còn nghe thấy tiếng cơ quan vận hành nữa, có vẻ như cơ quan đã ngừng hoạt động rồi. Chú Ba nuốt nước bọt, rọi đèn lên phía trên vạc sắt thì phát hiện đỉnh mộ thất ở phía trên vạc có một cánh cửa lật. Thứ này chúng tôi gọi là "quỷđạp không". Cơ quan trên đỉnh mộ dạng như thế này thường được đặt vô sốđá tảng thật nặng bên trong. Khi cơ quan phát động, đá nặng từ trên đỉnh sẽ rầm rập rơi xuống, trong chốc lát là nện cho người ta nhừ tử nát bét thành thịt xay. Nhưng giờđây thứ rơi xuống từ trên trần lại không phải đá tảng đá hộc gì, mà là hai sợi xích sắt khổng lồ buông thõng xuống tận bên trong vạc sắt.
Chú Ba thấy vậy liền sửng sốt, tự hỏi đây là cơquan kiểu quái gì thế này? Nó chẳng có vẻgiống loại bẫy rập phòng trộm mộ một tí nào. Chốt khởi động cơ quan thì nằm tít tận đáy quan tài, vật nặng rơi thì lại rơi vào trong vạc sắt, có nện trúng người đâu mà chết. Vậy thì thứ vừa rớt xuống là cái khỉ gì?
Nghĩ tới những điều trái khoáy lạ thường trong mộ thất này, chú Ba càng thêm nghi hoặc. Chú lấy lại bình tĩnh, móc dao găm ra kẹp giữa hai hàm răng, nhoài người bò lên trên vạc sắt, cực kì cẩn thận nhìn xuống theo hướng sợi dây xích.
Vừa nhìn xuống, chú liền thấy ngay thứ gìđó rất kỳ quặc nằm dưới đáy vạc sắt. Xem kỹ thì mới phát hiện ra đó là hai cái khóa tỳ bàđen thui như vuốt quỷ, xích chặt vào một bộ hài cốt. Tứ chi xoắn xuýt một chỗ cùng xiềng xích, chân tay đều bị chặt đứt, thoạt trông cứ như một nô lệ tuẫn táng.
Bộ hài cốt cực kỳ cao lớn, thân mặc lân giáp(*) bằng đồng đã rách nát tả tơi, hộp sọ rất kì dị. Chỗ bị khóa tỳ bà xích chặt chính là xương quai xanh của hài cốt, một khúc xương quai xanh đã gãy, khúc còn lại vẫn bị xích rất chắc chắn.
(*) Lân giáp là loại giáp kết bằng những mảnh kim loại xếp so le, trông giống lớp vẩy cá hoặc vẩy bò sát nên mới gọi là lân giáp)
Chú Ba cực kì kinh ngạc, thầm suy tính. Dùng khóa tỳ bà xỏ vào xương quai xanh là một loại cực hình thời cổđại, dùng để hạn chế tự do của phạm nhân. Thời cổđại, kẻ nào võ công cao cường, không thể kìm kẹp được bằng xiềng xích thông thường, thì phải khóa chặt lại bằng cách xích vào xương quai xanh. Xương quai xanh sở dĩ còn gọi là"tỏa cốt"(**) cũng vì nguyên nhân đó.
(**) Xương quai xanh tiếng Trung gọi là xương tỳ bà, vì hình dạng nó nhang nhác giống cái đàn tỳ bà. Chữ tỏa trong đây có nghĩa là khóa.
Hài cốt đã mục rữa hết mức rồi. Xương xẩu rạn nứt thành hình vảy chi chít, dường như chỉ cần chạm vào một cái là vỡ vụn. Chú Ba cẩn thận soi đèn vào thì thấy hộp sọ của bộ hài cốt này khác hẳn người thường. Chưa nói đến kích cỡ hộp sọ, chỉ nội so chiều dài thôi đã thấy gấp đôi người thường. Chú Ba không biết nói thế nào để hình dung, nói thẳng ra là cảm thấy trông nó giống quả chuối tiêu to tướng.
Trong ngôi mộ cổ này lại nhốt một bộ xương người quái dị như vậy, thật là ly kỳ cực độ. Xem kết cấu của mộ thất thì hẳn bộ hài cốt đã bị treo trên đỉnh mộ từ lâu, chỉ cần chạm phải cơ quan trong quan tài một cái là bộ hài cốt này sẽ thình lình rớt xuống. Quả thật là rất tài tình.
Thế nhưng, đây tóm lại làđể làm cái gì? Nếu bảo rằng đó là cơ quan chống trộm, thì tuy cóđáng sợđấy, song chẳng hề có lực sát thương. Kẻ có thểđi vào mộ thất dưới đáy biển, có nhẽ nào lại bị một bộxương người dọa chạy mất chứ? Mà bộ hài cốt được treo này rõ ràng không phải là một cái xác bình thường. Vậy rốt cuộc nó là cái quái gì?
Sức tưởng tượng của chú Ba quá mức nghèo nàn, tâm trí lại bị trói buộc trong cơn hốt hoảng nên càng không tìm ra manh mối. Được cái đầu óc chú xoay xở rất nhanh, trong nháy mắt đã nghĩđến một việc: bộ hài cốt đáng sợ này có khi nào chính là bánh tông đã bị thi biến? Sợi xích sắt kia to bằng miệng bát ăn cơm, lại tròng theo cả khóa tỳ bà, hiển nhiên làđểkhóa thứ gìđó khi còn sống có sức lực vô cùng mạnh mẽ. Từ xưa đã nghe nói, ở Miêu Cương có người nuôi được tiểu quỷ với quỷ nhập tràng trong vùng đất âm. Lẽ nào chủ mộ nơi này cũng dùng khóa tỳ bà xích một cái xác đã thi biến làm chó giữ cửa chăng?
Hài cốt đã mục rữa hết, cho dù có là bánh tông thật thì cũng sắp tan thành tro bụi, còn dọa được ai? Chú Ba nổi trí tò mò, mà lá gan cũng xem như lớn. Thế là, để quan sát kĩ càng hơn, chú lại bò lên trên vạc sắt, trong lúc đó còn gọi Giải Liên Hoàn qua đây chụp ảnh luôn cả thứ này để lúc về chú còn có chỗ tham khảo.
Giải Liên Hoàn lại không thấy đáp lời. Chú Ba dĩ nhiên cũng không thèm đểý, leo tọt vào trong vạc. Chẳng ngờ bên trong vạc sắt phủ một lớp tro bụi dọc từ trên đỉnh xuống, bàn chân ướt nhẹp của chúđạp vào, thế làtrượt oạch một cái, cả người lộn một vòng trên thành vạc, rồi ngã dúi dụi vào trong đống xương cốt.
Đống xương kia vốn đã xốp giòn, lúc nãy rớt xuống lại lỏng lẻo sẵn, nay va chạm như vậy lại càng vụn tơi ra như bột phấn. Chú Ba quýnh quáng lóng ngóng chân tay ngồi thẳng dậy, cầm chắc đèn pin soi lại thì thấy mình đã ngã vào trong lòng bộhài cốt. Cái đầu lâu dị dạng thì lủng lẳng treo bên cạnh đầu chú, bị chú xô vào vách vạc liền vỡ vụn, lộra khoang sọ bên trong. Một đám thứ gì trông nhưtổ ong bám dính vào trong khoang sọ, phía trên có từng viên từng viên trứng côn trùng trông y hệt hạt trân châu phủ kín cả bề mặt.
Chương 20. Trùng não
Editor: Rome Mo
Beta: Earl Panda, Cơm Nắm Nướng Chảo
.
.
.*****
Những cái trứng côn trùng này dính cả vào bên trong hộp sọ. Chúng có màu xám, từng viên từng viên chi chít, nhìn kỹ thì thấy mắc ói cực kỳ, trông cứ như trứng ong lúc nhúc trong một cái tổ ong vậy.
Người thường sao bìđược với chú Ba. Lúc đó chú không hề sợ hãi chút nào, mà trái lại hứng thú càng nổi lên. Chú liền nhoài người lên quan sát cho tỉ mỉ.
Dưới ánh đèn pin chiếu xuống, đám trứng sâu phô ra vẻ nửa trong suốt mơ hồ. Chú Ba lấy dao găm gõ gõ thì thấy cứng như vỏ giáp xác, có vẻchúng đã khô queo.
Đây là cái gì nhỉ? Chú Ba tự hỏi. Trong hộp sọnày lại có nhiều trứng sâu như vậy, lẽ nào đó là ký sinh trùng? Trong xác cổ có ký sinh trùng, vậy cũng hợp lý, trong xác cổ Lâu Lan cũng thường xuyên phát hiện ký sinh trùng. Cóđiều bình thường ký sinh trùng đều sống bám trong lục phủ ngũ tạng, chứ sao lại xuất hiện trứng trùng trong hộp sọ? Đã thế lại còn đẻ lúc nhúc đầy ra tr0ng ấy. Đây là thứcôn trùng quái quỷ gì mà ghê gớm quá vậy...
(*)Lâu Lan là một quốc gia cổ, tồn tại vào thếkỷ thứ II Trước Công nguyên năm ở vùng Đông Bắc sa mạc La Bốở vùng Tân Cương, và nằm trên con đường tơ lụa, có lãnh thổ phần lớn bao quanh bởi sa mạc. Xác cổ Lâu Lan là một tập hợp xác ướp tựnhiên của hơn hai trăm người được phát hiện trong khu vực lòng chảo Tarim, trong đó có "người đẹp Lâu Lan", một trong số 10 xác ướp hoàn hảo nhất thế giới. Mời cuộn xuống cuối trang để xem ảnh "người đẹp" nhé :">
Dạo đó, kiến thức khoa học của chú Ba cực kỳ què cụt. Còn về mảng văn hóa thì phần lớn cũng chỉvõ vẽ vài ba ngón học với Văn Cẩm cho có tý sĩ diện. Nói đến sâu bọ hay côn trùng thời cổđại, trong đầu chú Ba y như rằng sẽ hiện ra hình ảnh các loại sâu róm. Chú ngẫm nghĩ, rồi suy đoán rằng, khi bị loại sâu này bám vào thì chắc vật chủ phải chết rồi, chứkhông một đám sâu lúc nhúc sống trong não thếnày có màđau đến ngủm cùđèo mất, còn ký sinh cái gì nữa. Chắc là trứng của bọăn xác thối đây mà.
Đây chính là một phát hiện lớn, chú Ba thầm nhủ như thế. Chú nhớ lại lời Văn Cẩm giảng giải cho mình về việc phát hiện những giá trị phi vật thểđối với khảo cổ học. Trong khảo cổ, nếu tìm thấy thư tịch cổ, hoặc dấu vết mộ táng hay phong tục tập quán chưa được những người đi trước phát hiện ra, thìđều thuộc về phát hiện vĩđại cả. Cái kiểu phát hiện này đối với chú Ba chỉđáng bỏđi chả khác gì phân chó, nhưng với toàn bộ giới khảo cổ mà nói thì nóđồng nghĩa với thanh danh lừng lẫy vàđịa vị cực cao, là thứ giúp họ lưu danh vào sử sách.
Đối với những thứ này, chú chẳng có một chút hứng thú nào. Mỗi tội hồi đó chú còn đang sa chân vào mối tình nồng cháy, động một tý là tơ tưởng Văn Cẩm. Chú tự nhủ, nếu mang thứ này về cho Văn Cẩm, cô nàng này thế nào cũng sẽ tìm ra chỗhữu dụng. Mà lỡ nó có không giá trị, thì bỏ lại đây cũng cóđể làm gìđâu.
Nghĩ thế, chú bèn móc một cái túi da trâu ra. Cái túi này vốn dùng khi lặn xuống nước mòđồ, dưới đáy có lỗ bịt lại được, khi nào ra khỏi nước thì nước trong túi sẽ tựđộng chảy hết ra. Chú Ba bịt lỗ dưới đáy túi lại, rồi thì vặt cái hộp sọ xuống, còn lèn thêm mấy mảnh xương vỡ cho túi căng phồng, sau đó mới xốc lên lưng.
Xong việc, chú bò ra khỏi vạc sắt đi tìm Giải Liên Hoàn. Bấy giờ, sau khi trải qua hai lần khiếp vía chúđãđủ dựng tóc gáy rồi, lòng tham cũng bị dọa cho biến sạch. Cỗ quan tài nọ chú không dám đụng vào, ngôi mộ thất này lại tà môn chết mẹ, chú không muốn chần chờ thêm một giây nào nữa. Nếu Giải Liên Hoàn đã chụp xong các thứ rồi thì bọn họphải rút khỏi đây ngay lập tức thôi.
Lúc đó chú đã quên béng mất rằng bình dưỡng khí của Giải Liên Hoàn không còn đủ oxy nữa, chứnếu mà còn nhớ thì hẳn chúđã biết rằng lúc này ra được đến bên ngoài đã không còn là chuyện dễdàng.
Nhưng đợi tới khi chú bò ra khỏi vạc sắt, trở lại trước quan tài đúc tượng đồng thì chú chợt nhận ra một điểm bất thường. Thứ nhất, chú không thấy Giải Liên Hoàn đâu nữa. Hắn không còn đứng ở chỗcũđãđành, mà dùng đèn pin chiếu một vòng cũng vẫn không tìm thấy. Thứ hai, đèn pin của Giải Liên Hoàn rơi trên mặt đất, rọi vào một bức bích họa bên cạnh, đang chớp tắt lập lòe.
Chú Ba chỉ sửng sốt chưa đến một giây, rồi mồhôi lạnh túa ra, bởi vì cảnh tượng kiểu này chú từng thấy nhiều lần lắm rồi. Ở trong cổ mộ, hễ có người gặp chuyện chẳng lành thìđảm bảo là đèn pin sẽ rơi xuống đất. Hồi trước đi gắp Lạt Ma đã có nhiều người gặp hạn, cho nên vừa nhác thấy chiếc đèn pin chỏng chơ trên đất là chú lập tức căng thẳng liền.
Lẽ nào trong lúc mình đang rúc trong vạc, Giải Liên Hoàn đã xảy ra chuyện gì, hay đãđộng đến cơquan nào đó rồi?
Lúc nãy chú có nghe thấy âm thanh nào đâu. Nhưng cóđiều là khi đang chui trong vạc, thì quảthật chú cũng chẳng để ý xem bên ngoài có chuyện gì xảy ra không.
Cái gì gọi là kinh nghiệm? Thế này chính là kinh nghiệm đấy. Nếu đó là tôi, thì chắc chắn tôi sẽ chạy tới nhặt đèn pin, sau đóíới gọi vài tiếng. Nhưng chú Ba thì xác định làđã có chuyện rồi, tuy còn chưa biết đó là chuyện gì. Chú lại rút con dao găm, cả người tiến vào trạng thái sẵn sàng, vừa đi về hướng vạc sắt vừa tìm xem Giải Liên Hoàn ở chỗ nào.
Thời gian chúở trong vạc sắt không dài, Giải Liên Hoàn nếu có trúng chiêu thì cũng chỉ có thểngã loanh quanh gần vạc sắt.
Sau khi dè dặt từng ly nhưng vẫn nhanh chóng lượn một vòng quanh chiếc vạc, quả nhiên chú thình lình thấy Giải Liên Hoàn ngã sóng xoài sau cỗquan tài sắt, người cuộn lại thu lu, không hềđộng đậy. Chú Ba bèn rọi đèn pin vào mặt hắn, chẳng thấy hắn phản ứng gì, lại lia một vòng, cũng chẳng phát hiện xung quanh có thứ nào kỳ dị.
Lạ thật, hình như không có dấu hiệu gì làđộng tới cơ quan, làm sao mà hắn lại bị ngã? Chú Ba có phần ngạc nhiên. Nhìn ngó xung quanh, thấy quảthực không cóđộng tĩnh gì, chú liền bước nhanh lại gần, đỡ Giải Liên Hoàn dậy.
Giải Liên Hoàn đã mất tri giác, đờ ra như xác chết, cơ thể co quắp hết cả lại. Chú Ba dựng cổ hắn dậy, phát hiện hắn chưa chết, lại sờ thử mấy chỗhiểm thì thấy sau ót hắn bỏng rát, giơ tay lên xem thì thấy be bét máu.
Đếu mọe! Trong chốc lát, chú Ba tối tăm mặt mũi. Sao lại có thể như thế? Sao thằng ôn này trông cứ y như bị người ta đập cho ngất xỉu thế này.
Nhưng đây đang ở trong cổ mộ cơ mà. Làm gì có cơ quan cổ mộ nào lại được thiết kếđểđập người ta ngất xỉu đâu. Còn bánh tông cũng không thể nào tốt bụng đến mức chỉđập cho anh xỉu. Có thểđánh ngất người ta, chỉ có thể là một người khác mà thôi.
Nghĩ đến đó, chú Ba bỗng cảm thấy ớn lạnh tột cùng. Chú vội vàng quay đầu nhìn khắp bốn phía tối om, tự nhủ, không thể nào, chẳng lẽởđây còn có kẻnào khác?
____________________________________
Bô-nút hình người đẹp Lâu Lan cho các thým ngắm đây nè :">
Chương 21. Kẻ thứ ba trong bóng tối
Editor: Rome Mo
Beta: Earl Panda, Cơm Nắm Nướng Chảo
.
.
.*****
Chú Ba vừa nghĩ tới điểm này, tuy còn không dám tin nhưng mồ hôi lạnh vẫn đầm đìa khắp người. Chú buông Giải Liên Hoàn ra, vội vàng đảo mắt quan sát bốn phía một lượt.
Nhìn ngó một lúc mà vẫn không thấy gì, trong mộ thất lặng tờ chẳng có cái chi sất, nhưng khi ánh đèn pin lờ mờquét qua vách tường mộ thất, không hiểu sao một cơn ớn lạnh tự nhiên xộc thẳng vào trong lục phủ ngũ tạng của chú Ba.
Chú Ba không như bọn tôi. Đối với người từ thuởnhỏđã thường xuyên xuống đất dạo chơi như chú, người chết tuyệt không đáng sợ. Vì xác chết chẳng qua chỉ làđồvật, dù cũng có nguy hiểm đấy, nhưng nó nào có biết tính kế hại người. Song, người sống thì khác. Chú Ba vừa nghĩ tới khả năng có kẻ thứ ba trong mộ thất này thì lập tức bắt đầu lo sợ.
Cú đòn hiểm tương vào gáy Giải Liên Hoàn kia, nói mạnh cũng đúng mà bảo nhẹ cũng chẳng sai. Ngày nay chúng ta thường xem phim truyền hình, thấy muốn ai té xỉu thì cứ việc kiếm cái gì táng đại một phát vào sau đầu hắn là xong. Nhưng người như chú Ba cũng biết rõ rằng, trên thực tế sức lực bỏ ra để choảng cho chết hay đập xỉu người ta là tương đương nhau. Nếu anh phang một cú hơi mạnh, vậy đối phương sống hay chết hoàn toàn phải trông vào số; còn nếu anh đập nhẹ tay tý, thì cùng lắm chỉ khiến đối phương choáng váng trong vài giây là cùng. Phương pháp đánh người bất tỉnh chứ không đập chết thực sự, chính làđánh vào gáy đối phương. Người giỏi võ thậm chí còn chả phải đánh, chỉ cần dùng tay bóp một phát làđối thủlăn đùng ra xỉu ngay tắp lự.
Thế cho nên Giải Liên Hoàn xơi cúđòn này, tình hình lúc đó ra sao chú cũng chịu không hiểu được. Chỉ biết rằng, nếu kẻđánh Giải Liên Hoàn là con người thì rõ ràng cú này xuống tay hắn đã ra đòn sát thủ, chứ nếu bị ngã do vật lộn thì chắc chắn chẳng đến mức nặng đến thế. Thậm chí lỡ có ngã chết cũng phải là do xuất huyết nội, chứ da đầu không thể rách toác ra vậy được.
Nhưng mà, làm sao lại có thể có kẻ thứ ba trong này cơchứ?
Nếu nơi đây là cổ mộ trên đất liền, ngộ nhỡđụng phải một hai người quen, thì dẫu xác suất nhỏ nhưng mà chú còn hiểu được. Chứ chỗ này tít dưới tận đáy biển sâu, lẽnào có kẻ cũng đánh hơi thấy cái xó này, bèn lặn theo xuống đúng lúc thếà?
Không thể nào, khả năng này quá thấp. Chú Ba đầu óc nhanh nhạy, nhoáng cái liền nghĩđến một khả năng khác.
Mẹ kiếp, chẳng nhẽ lúc mình với Giải Liên Hoàn xuống nước đã bị người trên thuyền trông thấy? Có người đã bám theo bọn họ xuống đến tận đây sao?
Giờ nghĩ lại mới thấy đúng là có khả năng. Khó có thểcó tàu bè khác qua lại quanh chỗ này, mà bản thân mình lúc bắt quả tang Giải Liên Hoàn quả thực có làm ầm ĩ lên một lúc, lẽ nào có người bịđánh thức đúng vào lúc đó sao? Hắn không lên tiếng gọi bọn mình, mà ngược lại một mạch bám theo tới tận đây hả?
Suốt dọc đường đi, biển một màu tối mịt. Biển đen nước đen, chính là một khoảng mịt mùng hỗn độn, lại tối tăm đến mức chẳng nhìn rõ cái quỷ gì, nếu có người theo dõi cũng đảm bảo làđừng hòng mà phát hiện ra. Huống hồcả hai lại chỉ lo lên đường cho chóng, căn bản nào có nghĩ tới mấy chuyện này.
Nói thật, lúc đóđối với chú Ba đám người trong đội khảo cổ kia vốn chẳng đáng lo. Chú thấy giả như có bị phát hiện thật, thì Văn Cẩm cũng vẫn có cách bao che cho chú. Lũ người kia cho dù ngờ vực thì cũng chẳng làm được cái quái gì. Thế cho nên khi cùng Giải Liên Hoàn xuống nước, chú hoàn toàn không đểýđến việc có bị kẻ nào phát hiện không. Nhưng chú thực sự không thể ngờ tới được là lại có người lén lút bám đuôi theo xuống.
Liệu sẽ là ai được đây? Người trong đội khảo cổ phần lớn chúđều quen biết, tuy cũng có vài bản mặt lạ hoắc, nhưng bình thường mắt nhìn người của chú khá chuẩn, ngoại trừ Giải Liên Hoàn thì chắc không cóđứa nào khảnghi đâu. Thế nếu là phu lái thuyền thì sao? Cũng có thểlắm. Có lẽ lúc mình xuống nước đã bị tên phu thuyền nào đó thấy được, thế là hắn tò mò nên bèn bám theo sao?
Có điều đã tới đến tận đây thìắt phải cóđồ lặn. Đám phu thuyền bơi lội giỏi thật, nhưng mấy món thiết bị lặn này thì hẳn là họ không biết dùng chứ nhỉ?
Nói vậy thì chắc vẫn là người trong đội khảo cổ. Nhưng là ai mới được cơ?
Chú Ba nghĩ không ra, đành tự nhủ: cho dù có thế nào, nếu như kẻđó do tình cờ mà mòđược tới đây, thì lúc này ắt hẳn phải đánh tiếng đòi thương lượng rồi mới đúng. Đằng này hắn không những chả thèm mở miệng, lại còn ra tay nặng thế, đập Giải Liên Hoàn xỉu luôn. Với lại hồi nãy chú cũng không nghe thấy tiếng kêu la nào lớn, nên hẳn làđánh lén. Vậy nhất định phải có vấn đề rồi. Cứđợi bố tóm cổ mày trước đã, để xem rốt cuộc mày là cái giống gì.
Những suy nghĩ này nháng lên trong đầu chú Ba nhưđiện xẹt. Nghĩ tới đó chú gật gật gù gù, rồi tắt ngoéo đèn pin đi. Bốn phía bỗng chốc tối sầm, chỉ còn le lói vài tia sáng từ chiếc đèn pin của Giải Liên Hoàn đang lúc lắc. Tiếp đó chú liền sụp xuống nằm úp sấp trên mặt đất, lăn qua một bên.
Chú làm vậy làđểđối phương không thể biết vị trí của mình. Địch ngoài sáng ta trong tối, thế thì mới dễ có cơ hội nhất. Màđặc biệt chú Ba đặc nằm sấp xuống, đó là vì sợđối phương nghe ra động tĩnh mà ném ám khí gìđó. Nói ví dụ, loại người giống như Trần Bì A Tứ chẳng hạn, nếu anh cứđứng đực ra đó, thì chỉ cần dựa vào tiếng tim đập là lão ta có thể bắn trúng anh rồi.
Sau khi lăn mấy chục bước, áng chừng mình đã cách xa chiếc quan tài sắt, chú bèn tập trung tinh thần, kìm nén hơi thở, cố gắng lắng nghe tiếng động chung quanh.
Mộ thất vốn đã yên ắng vô cùng, có thể nói đánh rớt cây kim cũng nghe được tiếng. Khi chú Ba tức khắc im hơi lặng tiếng thì nó lại càng tĩnh lặng hơn. Chú thậm chí còn nghe thấy tiếng tim mình đập, vừa to vừa rõ cứ như sét đánh bên tai.
Ngoại trừ tiếng tim đập ra, quả thực chú cũng còn nghe thấy một ít âm thanh quái lạ. Tiếng động này rất khẽ, không nghe rõ phương hướng phát ra, nhưng chắc chắn là chỉởđâu đó quanh đây. Có lẽđó là tiếng hít thở, hoặc cũng có thể là tiếng khẽ khàng cọ sát, khiến chú lập tức toát mồhôi lạnh.
Quả nhiên là có người.
Chú Ba thầm chửi một tiếng, nhắm mắt lại, cố gắng lắng nghe chút âm thanh truyền đến hòng phân tích phương hướng của tiếng động này.
Có điều, mới chỉ nghe được một chốc màâm thanh kia đã chợt biến mất, dường nhưđối phương biết mình bị chú phát hiện nên nín thở rồi.
Tim chú Ba đập dồn dập hơn. Chú vừa từ tốn bò bò lên, vì lỡ kẻ kia còn quanh quẩn gần đó, ngộ nhỡ không cẩn thận lại để cho hắn dẫm phải, thì mình đang nằm sấp thế này đảm bảo là rơi vào thế hạ phong rồi.
Mới bòđược nửa đường, chú bất chợt nghe thấy chênh chếch bên trái phía sau mình có tiếng bẻ khớp ngón tay răng rắc, kề sát cực gần. Chú Ba trong chốc lát có hơi quýnh quáng, bèn xoay người vòng qua, muốn lùi về sau một chút, tránh xa khỏi âm thanh nọ.
Trong nháy mắt đó, chúđột nhiên cảm thấy gió nhẹlướt qua một bên mặt, tự nhủ rằng thôi chết rồi, vội vàng tính hụp đầu xuống né nhưng đã không còn kịp. Từ trong bóng tối bỗng vụt đến một trận kình phong, có người đấm tới một cú rất mạnh, thoắt cái đã tẩn chú Ba ngã vật ra đất. Ngay sau đó, chú cảm thấy chiếc đèn pin bên hông của mình bị rút mất, nhưng tiếp theo lực đánh của thằng này cũng có phần nhẹđi. Chú Ba dồn sức bật người lên định giãy ra, nhưng đột nhiên dưới cằm tê dại, thì ra chúđã bị kẻnọ dùng đèn pin hung bạo đập cho một cú, tức thì hộc máu đầy mồm.
Mẹ kiếp, thằng kia nhìn thấy mình! Trong tích tắc đóý nghĩ này vụt hiện lên trong đầu chú Ba.
Ở chỗ tối om như này mà có thể tấn công chuẩn xác đến nhường ấy, hơn nữa thoắt một cái đã rút mất đèn pin của mình, chứng tỏ là thằng này phải nhìn thấy rất rõ ràng.
Thế *éo nào, chẳng nhẽ mắt nó là mắt mèo à?
Vẫn chưa hết kinh hãi, chú dùng sức lắc đầu né sang chỗ khác. Nhưng sau đóđối phương vẫn nện một cú thứhai rất chuẩn xác không chệch lấy một phân, táng thẳng vào mũi chú Ba. Lần này trúng đòn quá nặng, chú thậm chí không cất nổi đầu lên, một thứ có vị mằn mặn ọc đầy ra trong miệng.
Lần này chú Ba điên máu thật rồi. Từ nhỏ chúđã làm vương làm tướng trong nhà, ngoại trừ bịông nội đánh thì nào có từng chịu thiệt như thế bao giờ? Sát ý lập tức nổi lên, chú ngẩng đầu tìm ngay con dao găm.
Nhưng còn chưa vớđược cái gì, cằm chúđã xơi thêm cúđấm rõ mạnh. Tất cả toàn làđòn sát thủ, cằm chú Ba đau đến mất cả cảm giác. Sau đó, tay cầm dao găm của chú cũng bị người ta tóm chặt.
Bịđè thẳng cẳng thế này nên không vận được tí hơi sức nào, tay thì bị siết chặt ấn ghì sát đất. Chú Ba chửi lớn một tiếng, nghĩ bụng mẹ kiếp mày còn muốn hiếp dâm tao nhưthế nào nữa. Chú thình lình ngẩng đầu lên, cả một miệng đầy nước bọt trộn lẫn với lượng lớn máu tươi đều phun hết ra ngoài.
Dựa vào cảm giác, chú biết đối phương chợt lắc mạnh một cái. Chính ngay trong tích tắc này, chú Ba vặn cả thân mình, vùng lên định thoát ra. Đối phương không ngờ chú Ba vẫn còn có thể giãy giụa, bèn vội vã tỳ cả thân mình xuống, lấy đầu gối chặn lại, vây chú Ba vào giữa.
Bình thường những lúc phang nhau, nếu một người bịkẻ kia ghì xuống, thì một khi đối phương nới lỏng sức lực, ý nghĩđầu tiên xuất hiện trong đầu họ sẽ là giãy ra. Thếnhưng lúc này đối với kẻ phía trên, muốn tiếp tục khống chế anh là việc quá dễ dàng. Thế cho nên chú Ba chỉ giảđò giãy giụa, đợi lúc kẻ nọ lại đè mình xuống, chúđã dùng tay kia vớđược cái túi chống thấm chứa sọ người, bắt đầu dùng nóđập túi bụi.
Sau một cú nện cũng chả biết trúng phải chỗ nào, chú chợt nghe đối phương kêu lên đau đớn, lăn ra ngoài. Chú Ba cười ha hả, vặn mình một cái liền đứng dậy, vơ cái túi chống thấm, cứ nhằm hướng có tiếng rên của kẻđó mà phang.
Tiếc nỗi lúc bấy giờ xương xẩu trong túi đảm bảo đã vỡvụn không còn giữđược hình thù, mà chỉ mỗi cái túi chống thấm thì cóđập thêm cũng chẳng còn uy lực gì nữa. Chú Ba bèn chẳng quản mình đánh có trúng hay không, lảo đảo nhào tới chỗ cái đèn pin của Giải Liên Hoàn, cầm đèn chiếu ra sau lưng.
Lúc trước cứđắn đo suy nghĩ mãi về vấn đề phang nhau trong tối (:v), giờ hóa ra đã vô dụng. Đối thủ dù tối vẫn cứ nhìn thấy chú, thành thử mấy động tác tắt đèn pin, nằm úp sấp, lộn vòng tròn của mình hóa mẹ nó thành trò cười hết ráo. Giờ mà muốn khống chếđịch thủ, thì chỉ có mỗi cách ép hắn phải lộ mặt.
Song, khi ánh đèn pin như chớp lướt nửa vòng, chú lại chẳng thấy ai. Kẻ tập kích chúđã biến mất.
Khi ấy, chú còn đang trong trạng thái tức giận, chẳng còn tỉnh táo gì nữa, thấy người trốn mất bèn chửi ầm lên, xách dao găm đi tìm. Mới đi được một vòng quanh quan tài, chú chợt nghe thấy từ nơi mình lên khỏi mặt biển có tiếng thứ gì nhào vào trong nước.
Mẹ kiếp, trốn đấy hả? Chú Ba nhảy dựng lên, mau chóng đuổi theo. Vừa lao đến sát mép nước thì thấy kẻ kia vừa kịp lặn xuống, nước trên mặt vẫn còn lăn tăn sóng gợn. Chú Ba điên tiết định lao luôn xuống, nhưng thấy làn nước dưới ánh đèn kia đen ngòm, lặn xuống lỡ gặp đối phương mai phục tại đó thì cứ gọi làăn không hết đòn, chúđành nhịn như nhịn cơm sống, chỉ tay xuống nước chửi sồn sồn.
Vì không biết kẻđó là ai, cho nên chú cứ thếđào mả tổtông tất cả cái đám trên thuyền lên chửi một lượt, chỉ chừa lại Văn Cẩm.
Thế nhưng, chửi chửi mắng mắng một hồi, chú bỗng cảm thấy không ổn, vì hình như bên mình cứ có tiếng gì xì xì quái lắm, nghe ngứa cả lỗ tai.
Chú Ba bèn cầm đèn pin chiếu về hướng tiếng động phát ra, tức khắc toàn thân lạnh buốt, thiếu điều ngất xỉu.
Thì ra, bình oxy của chúđã bị người ta vặn van an toàn ra từ lúc nào, dưỡng khíđang xì xì thoát ra ngoài.
Chương 22: Lựa chọn
Editor: Thanh Du
Beta: Cơm Nắm Nướng Chảo, Earl Panda
*****
Nói đến đây chú Ba than thở một hơi rõ dài, day day ấn đường, dường như không hề muốn nhắc đến những chuyện xảy ra sau đó.
Mà tôi nghe đến đây, cả người cũng đầm đìa mồ hôi hột. Chú Ba dừng lại, tôi vừa hay có dịp thở một miếng xảhơi.
Chuyện này thực là kinh hồn bạt vía. Suốt trong lúc nghe tôi cứ thấy hơi nghẹn thở, đặc biệt là khi nghe đến đoạn phát hiện ra kẻ thứ ba, tôi có cảm giác cứ nhưđang nghe kể tiểu thuyết chương hồi(*) vậy.
(*) nguyên văn 评书, một loại hình nghệ thuật hát nói: một người kể chuyện dài, vừa kể chuyện vừa minh họa các cảnh tượng, mô phỏng lại nhân vật, bình phẩm nội dung truyện, có thể dùng quạt, khăn làm đạo cụ.
Kẻ nọ là ai? Tôi thầm nghĩ, xét theo hành động của hắn thì có thể thấy kẻ này tương đối quyết liệt. Van bình dưỡng khí không thể bị hở do chạm vào đâu đó hay tựđộng lỏng ra được, nhưng giờ nó lại bị vặn mở ra, chứng tỏ chắc chắn là do người làm. Hơn nữa, rất có thể nóđã bị mở ra từkhi kẻđó bám gót theo chú Ba tiến vào, dưỡng khí bên trong đương nhiên không còn lại nhiều lắm.
Mộ thất dưới đáy biển này nằm cách mặt nước một khoảng cách khá xa, nếu không có dưỡng khí, hiển nhiên chú Ba và Giải Liên Hoàn sẽ bị chôn sống trong này cho đến khi tắt thở. Kẻ nọ có trở về thuyền thì cũng sẽ không để hở ra chuyện của chú Ba, ngôi cổ mộ này nhất định sẽkhông bị phát hiện. Người trên thuyền muốn tìm cũng đừng hòng tìm thấy, thì dĩ nhiên chẳng thể trông chờ vào khả năng được bọn họ lặn xuống đón lên được. Đây là một đòn sát thủ vô cùng thâm độc, hiển nhiên là kẻ này nhất quyết muốn chú Ba và Giải Liên Hoàn chết luôn trong ấy.
Như vậy, tình cảnh lúc đó của chú Ba thật ra còn gay go hơn cả chúng tôi. Chú chỉ có một mình, vả lại còn lặn sâu dưới đáy biển ở cự ly ghê gớm hơn chúng tôi rất nhiều.
Có điều giờ này chú Ba còn ngồi rung đùi uống trà lù lù trước mặt tôi, chứng tỏ rốt cuộc chú vẫn tìm được cách thoát thân. Cho nên cái thằng tôi đây cũng không cần phải hồi hộp quáđáng.
Khi cả hai đều trấn tĩnh lại, chú Ba ngừng một lát rồi mới kể tiếp.
Lúc ấy, thấy tình cảnh như thế, đầu óc chú lập tức muốn nổ tung, vội vã bổ nhào vào vặn lại chốt van dẫn khí. Vặn chặt xong, chúđã sợđến lạnh toát cả người.
Trong nháy mắt ấy chúđã tưởng mình tiêu đời rồi, đảm bảo lần này chết chắc, hơn nữa còn là kiểu chết chú sợnhất: trong cổ mộ bít bùng, cứ thế bị nhốt chết. Chú vừa hối hận vì mình sơ xuất quá, mà trong lòng thì vừa căm hận ngập tràn. Với chú Ba mà nói, chết trong mộ cổ thì chết trong mộ cổ, chẳng sao. Nếu trúng cạm bẫy rồi chết thì tức là cái số nó thế, chả làm thế nào được, nhưng đểngười ta hại chết thì chú cực kỳ cực kỳ không cam tâm. Thật sự rất ấm ức!
Chú lập tức xem đồng hồđo dưỡng khí, xem xong liền nghiến răng nghiến lợi. Bình dưỡng khí của chú, có lẽ là do cái van có tác dụng chống rò rỉ nên oxy không thoát ra hết sạch, lượng khí oxy chỉ còn lại một phần mười. Bình dưỡng khí của Giải Liên Hoàn cũng chỉ còn một ít, gần như chỉ có xíu xiu, áng chừng thởđược ba bốn chục hơi là cạn.
Điều này có khả năng là do thời gian xả khí tương đối ngắn. Nếu chậm thêm vài phút nữa thì chắc chỉ còn trơ lại mấy cái bình không.
Tí tẹo dưỡng khíấy, khác nào có cũng như không. Lúc bọn họ vào đây chú Ba đã dùng hết một nửa, còn Giải Liên Hoàn thì dùng đến quá nửa. Chừng này dưỡng khí thì còn khướt mới đủđể trở ra.
Nghĩ vậy, chú Ba liền tuyệt vọng. Chú nhìn mộ thất bốn phía tối thui, một cảm giác sợ hãi tột cùng ập đến. Chú tự hỏi lẽ nào mình lại bị nhốt ởđây đến chết thật sao?
Càng nghĩ chú Ba càng sợ hãi, hơn nữa là hoảng sợthật sự chứ không phải căng thẳng hay lo âu. Lúc ấy bỗng có một ý nghĩ lóe lên trong đầu chú, rằng mình không thểchết trong này được, có chết thì cũng phải chết ở chỗ khác. Khoảnh khắc ấy chú suýt nữa định đâm đầu xuống cửa vào ngập nước, tự dìm mình chết đuối cho rồi.
Nhưng chú Ba nói cho cùng vẫn là một kẻ kiêu hùng. Cảm giác sợ hãi này bị chúđè nén xuống rất nhanh. Chú tựgiáng cho mình một cái bạt tai, chửi bản thân làđồ không chí tiến thủ. Thế rồi chú bình tĩnh lại, bắt đầu suy tính xem mình nên làm gì bây giờ.
Khi tôi, Bàn Tử và Muộn Du Bình cùng bị vây nhốt, do một tẹo dưỡng khí cũng chẳng có nên chỉ có thể dồn mọi hy vọng vào việc tìm bình dưỡng khí. Thế nhưng, khi đó chú Ba vẫn còn dưỡng khí, hơn nữa lượng dưỡng khí cũng tầm tầm không nhiều không ít, cực kỳ khó xử, cho nên mọi suy nghĩ của chú nhanh chóng bị thu hút cả vào lượng dưỡng khí này. Việc đầu tiên chú bắt đầu cân nhắc, liệu với chút dưỡng khí này thì mình có tý khả năng nào có thểcầm cựđể ra được đến bên ngoài hay không?
Suy đi tính lại, kỳ thực cũng chẳng ra được kết quảnào, bởi vì dưỡng khí quá ít. Tuy rằng lúc chú tiến vào hồi nãy, do suốt dọc đường cứ cẩn thận dè dặt từng ly nên tốc độ cũng không cao, nếu lúc đi ra tăng tốc một chút thì có thể bớt được một khoảng thời gian khá dài, nhưng mà lúc vào đã dùng đến năm phần dưỡng khí, giờ ra ngoài chỉđược dùng có một phần, hay nói cách khác là tốc độđi ra phải gấp năm lần lúc đi vào.
Lúc vào mất chừng ba mươi phút, thế thìđi ra chỉđược có sáu phút à? Chú có phải cáđâu, sao mà làm được.
Quả này thì chú Ba lại hơi khó chịu rồi. Chú lập tức tát cho mình phát nữa, vỗ về cơn sợ hãi của bản thân, ép mình phải tiếp tục suy nghĩ.
Với sáu phút kia thì liệu có thểđến được chỗ nào đây? Từđây ra đã mất khoảng ba phút, sáu phút thì chỉ có thểđến được miệng cái vực khổng lồ sâu hút hút mà thôi. Đóđã là tốc độ nhanh nhất rồi.
Một khi đãđến được miệng vực sâu, thế thìđại khái chỉcần mười phút là nhất định sẽ ra được bên ngoài, cũng tức là lộ trình nửa tiếng đồng hồđó, nếu tốt số thì có thểđi qua chỉ trong mười sáu phút thôi. Hơn nữa, chú ngóđồng hồ, thuỷ triều sắp rút rồi. Tới lúc đó thì cái miệng hang kia sẽlộ ra khỏi mặt biển một chút, không khí sẽ tràn vào phía trên hang. Như vậy, có lẽ chưa cần ra đến cửa hang đã có thể hít được không khí.
Mà mình còn có thể nín thở một phút, vậy chỉ cần tìm đủ dưỡng khíđể hít thở thêm mười phút làđược.
Tuy nhiên, đào đâu ra dưỡng khíđể thở trong mười phút này đây? Đến đây thì hết cách. Chú Ba vòđầu bứt tai, theo phản xạ nhìn quanh quất khắp nơi, hy vọng có thểtìm thấy thứ nào đó cho mình một gợi ý.
Thế nhưng trong cổ mộ thì có quái gì gợi ýđược đây? Lẽ nào còn có cái bình dưỡng khí bằng gốm sứ thời Minh Thanh cho mình phát hiện ra chắc?
Ý nghĩ này chẳng khác nào nằm mơ giữa ban ngày. Chú Ba ảo não dùng sức vỗđét một cái lên mặt nước chỗcửa vào. Lúc đó chú liền thấy làn nước biển đen ngòm bên dưới phản chiếu cái bóng của mình, bèn xoay đèn pin chênh chếch, cái bóng lại càng rõ ràng hơn. Trong chốc lát, chúđã phát hiện ra thứ có thể cung cấp cho mình mười phút dưỡng khí rồi.
Chú Ba đúng là có sáng kiến lóe lên. Thứ lúc đó chú nhìn thấy, chính là bộđồ lặn trên người mình.
Vậy làm sao đem đồ lặn ra làm bình dưỡng khíđược đây? Ý tưởng mà chú Ba nghĩ đến thật vô cùng tài tình. Chú buộc hết ống tay ống chân bộđồ lặn, sau đó ra sức túm lại, lấy đầy khí vào bên trong rồi buộc kín luôn cảcổáo. Bộđồ lặn liền biến thành một cái túi khí. Chú nhảy vào trong nước, sau đó cởi một ống tay áo làm ống hít dưỡng khí.
Sau một lúc, chú phát hiện ra cái món này đúng là xài được. Mẹ nó chứ, chú hít thởđại khái khoảng ba bốn phút mới cảm thấy không khí bắt đầu ngột ngạt.
Có cửa, có cửa rồi! Chú mừng húm, lập tức trèo lên, lột nốt đồ của Giải Liên Hoàn làm thành một túi khí khác. Sau đó chú lại lấy đầy khí vào hai cái túi nước rỗng, bụng bảo dạ thế là kiếm chác được mười phút rồi!
Nghĩ đến đây thì chú chẳng thểđợi nổi thêm một khắc nào nữa, lập tức kéo hết toàn bộđồ nghề, chuẩn bị lặn xuống nước thoát ra ngoài.
Tính chú Ba không hay ngần ngừ như tôi, cũng sẽkhông chọn cách làm bảo thủ. Cho nên lúc ấy chú không hề do dự chút xíu nào cả.
Có điều, cho dù có thể cầm cự thoát ra ngoài bằng sốdưỡng khí này, thì cũng chỉ có thể miễn cưỡng đủđể một người trở ra. Người này nhất định phải mang cả hai bình dưỡng khí, người còn lại phải ởđây chờ người kia quay vềđón. Nếu người kia chết dọc đường, vậy thì chẳng có ai vềđược nữa. Cho nên lần này áp lực tâm lý cực kỳ lớn.
Lúc đó chú Ba không cảm thấy cái việc này quan trọng đến thế nào. Chú tự nhủ lòng rằng dù sao dưỡng khí của Giải Liên Hoàn vốn đã không đủ, làm thế này chẳng qua chỉ nghiêm trọng hơn chút xíu mà thôi. Vả lại lúc đó chú căn bản cũng chả còn lòng dạ nào mà lo cho Giải Liên Hoàn được nữa. Bản thân chú đã rơi vào một trạng thái kích động cực độ rồi.
Chú đặt Giải Liên Hoàn lên bệ quan tài, sau đó lấy cái túi đựng sọ người ban nãy dùng choảng nhau ra cho hắn gối đầu, lại sửa sang tư thếđể hắn thoải mái dễ chịu chút, rồi quay về cửa vào ngập nước, nhào xuống luôn chẳng thèm nghĩ ngợi gì.
Sự thật đúng như chú Ba dựđoán, sáu phút sau chúđãở trong lòng vực sâu kia. Dưỡng khí thế mà vẫn còn một ít.
Lúc này chú Ba đã yên lòng trở lại, trong thâm tâm chú thật sự bội phục bản thân. Chú tự nhủ rằng làm đến nước này mà còn không nhốt chết được mình, giờ mình trở lại thuyền, cái thằng khốn nạn ám hại mình kia còn không bịhù chết.
Chú chật vật kéo hai cái túi khí vĩđại sau lưng, thế là không chủđịnh thì vẫn nổi lên, cũng giúp chú tiết kiệm được kha khá sức lực. Dựa vào trí nhớ, chú bơi về hướng miệng vực sâu. Nhưng điều khiến chú bất ngờ chính là, đợi tới khi bơi đến chỗ mình vẫn đinh ninh là cửa ra vào, chú lại sững sờ.
Nơi đó trống trơn, chỉ có một mảng đá san hô ngầm gồghề.
Hả? Chú buồn bực, lại chiếu đèn sang bên, cứ thếchiếu lấy chiếu để mà vẫn chẳng thấy lối ra đâu cả.
Trong chốc lát chú lạnh toát người. Mẹ kiếp, mọi việc không hề thuận lợi như chú nghĩ. Xem ra có vẻ như là mình đã nhớ nhầm vị trí lối vào rồi! Thoáng căng thẳng, mồ hôi lạnh toát ra, chú nhìn mức dưỡng khí, đã xuống tới dưới 0.
Chương 23: Mười phút của Thượng Đế
Editor: Thanh Du
Beta: Cơm Nắm Nướng Chảo, Earl Panda
**********
Chú Ba cuống cả lên, nhưng chú cũng còn biết lúc này tuyệt đối không thể mất bình tĩnh. Chú tháo bình dưỡng khí trên người, đá văng đi, sau đó tiếp lấy bình còn lại của Giải Liên Hoàn rồi tiếp tục tìm kiếm lối vào.
Thật ra lúc này tình hình đã gay go lắm lắm rồi. Khi lấy đèn pin chiếu ra xung quanh, chúđã phát hiện bốn bề chỉcòn một màn đêm đen thăm thẳm, ngay cả mình đến từhướng nào chú cũng không thể nhận biết rõ ràng.
Xem ra mình suy nghĩ quá ngây thơ rồi. Chú Ba chửi thầm, một trận tim đập chân run còn dữ dội hơn so với nỗi sợ bị nhốt chết trong cổ mộ bắt đầu ập đến. Đó chính là vì chúý thức được rằng, mình nhiều khả năng chết chắc rồi.
Có điều, sau cơn sợ hãi đến cùng cực ấy, chú Ba trái lại lại lấy được bình tĩnh, tự nhủ mình còn những mười phút thời gian cơ mà. Hy vọng có lẽ chính là nằm ở mười phút này đây. Mà cho dù có tìm không được đường, cũng được, vấn đề chẳng qua chỉ là chết sớm hay chết muộn mà thôi.
Chú dựa vào trực giác tiếp tục lùng sục thêm lần nữa. Nhoáng cái, bình dưỡng khí của Giải Liên Hoàn cũng rỗng không rồi. Chú bèn cởi túi khí, bắt đầu hít không khí bên trong. Nhưng bốn bề vẫn tối om om, cảm giác này khiến người ta thấy bất lực vô cùng, đặc biệt là những khi anh có thứ gìđó cần tìm, nhưng kiếm thế nào cũng không thấy thứấy đâu. Chú Ba bắt đầu rơi vào tuyệt vọng. Đúng lúc này, họa vôđơn chí, bỗng đèn pin của Giải Liên Hoàn nhấp nháy vài cái rồi cứ thế tắt ngóm. Nháy mắt bốn bề cứthế chìm vào bóng tối mịt mùng.
Chú Ba thấy vậy, thầm nghĩ rằng thôi, trời đã bắt ta phải chết thì cũng còn biết làm sao. Đúng lúc đó, chú chợt thấy trong khoảng bóng tối trước mặt mình bỗng nhiên xuất hiện những đốm sáng màu lục.
Ô kìa, là đám xác cổ ca múa! Chú Ba bật cây đèn thăm dò bên hông chiếu sang phía đó thì quả nhiên thấy đám xác cổ nọ lại trôi trở về, hơn nữa còn cách chú cực gần, chỉtầm năm sáu mét.
Trong lòng chú Ba lóe lên một tia hy vọng, thầm nghĩ rằng ừ nhỉ, cửa vào nằm trên quỹđạo di chuyển của đám xác cổ này, cứđi theo chúng thì có thể tìm được cửa rồi.
Thế là chú bơi qua, chui vào giữa đám xác cổ kia, tiến lên theo chúng nó.
Vừa đến gần, chúđã phát hiện ra rằng mấy cái xác cổnày hình nhưđang trôi theo một luồng nước. Chú cũng nhảy vào dòng chảy ấy, bắt đầu tựđộng trôi về phía trước. Đồng thời chú cũng chiếu đèn thăm dò lên quan sát tình hình bên trên.
Song, điều khiến chú hết sức lo lắng làđám xác chết này trôi quá chậm. Chẳng mấy chốc chúđã hít thở gần hết khí trong cái túi đầu tiên mà vẫn chưa tìm được cửa vào.
Chú Ba kể với tôi, rằng lúc ấy chúđã gần như rơi vào trạng thái phát điên rồi. Thế nhưng cũng chẳng còn cách nào khác, chỉ có thể tiếp tục đâm lao phải theo lao. Chú chỉđành gửi gắm hy vọng vào một kỳ tích, hay nói cách khác, lúc ấy trong lòng chú căn bản đã không còn tâm tríđâu mà sợ hãi, cũng chẳng cách nào nghĩđến chuyện dưỡng khí được nữa, chỉ mong mình có thể nhìn thấy cái cửa vào kia ngay lập tức.
Có điều, chờđến khi chú rốt cuộc cũng thấy cái cửa vào đó xuất hiện lên đỉnh đầu thì túi khí thứ hai cũng sắp cạn sạch rồi. Với lượng khíở trong hai túi nước thì cùng lắm chỉcầm cựđược hai phút. Thế này thìđi vào có khác gì tự sát đâu? Còn nếu cứ trôi xuôi theo dòng nước xuống dưới, trái lại còn có hy vọng trở vềđược mộ thất kia.
Chú Ba nhìn cửa vào, lại liếc khoảng tối bên dưới, lập tức đưa ra một quyết định. Gì thì gì chú cũng phải vật lộn một trận. Nếu đi xuống thì chẳng qua chỉ chết muộn hơn một chút mà thôi. Hai phút, dù có bất khả thi nhưng cũng phải thử. Chú không muốn bó tay chờ chết.
Chú hít một ngụm khíđầy rồi bơi lên phía trên, nhưng trong tích tắc bơi ra khỏi luồng chảy, do nước bên ngoài chảy chậm hơn nên chú bịđẩy lộn nhào, thoáng chốc đãđâm sầm vào một cái xác cổ.
Lực đẩy của dòng nước khá lớn, chú Ba không khống chế nổi tư thế của mình, vội vàng ôm lấy cái xác cổ kia, ra sức ổn định lại cơ thể.
Đúng lúc đó, bỗng có một tia sáng lóe lên trong đầu chú. Chú nhìn thấy trên miệng cái xác cổ nọ thế nào mà lại có bọt khí thoát ra. Hả? Chú sững sờ giây lát rồi ấn vào cái xác cổ một cái, thì lập tức phát hiện ra đây không phải người thật, mà là một cái hình nộm làm bằng tre trúc gìđó, bên ngoái trát vữa trộn bột đá và bùn nhão trộn dầu. Hơn nữa rõ ràng là nó rỗng ruột, có không khíở bên trong!
Không phải chứ. Nghĩ tới đó chú Ba lập tức rút dao găm. Dao một nhát xọc vào, bọt khí lập tức trào ra theo chỗthủng.
Chú Ba nhào vào hít lấy hít để không khí bên trong cứnhưđang uống máu. Mới hít được một hơi chúđã biết mình có cửa sống rồi. Tuy không khí bên trong khó ngửi cực kỳ nhưng không phải khíđộc, có thể hô hấp.
Nghĩ vậy, chú liền kéo theo hai khối xác cổ, đẩy ra khỏi dòng nước, tiến vào cửa.
Nói ra thì đúng là ngoài sức tưởng tượng, ai cũng không thể tin được, nhưng quả thật chú Ba cứ thế mà thành công lượm vềđược một mạng đấy.
Lúc chú về tới thuyền thìđã sáng rõ, mặt trời cũng sắp mọc đến nơi rồi. Vừa lên thuyền trở lại là chúđem dụng cụcất kỹ, liền thấy bộ trang thiết bị thứ ba ướt nhẹp quẳng trong xó. Chú lập tức xác nhận rằng kẻ muốn đẩy mình vào chỗ chết nhất định phải thuộc đội khảo cổ.
Nhưng khi trở lại khoang nghỉ, phát hiện mọi người đều ngủ say như chết, chú bèn quan sát từng người một lượt mà căn bản lại không phát hiện ra kẻ nào cóđiểm bất thường.
Nếu là bình thường thìđảm bảo chúđã trói gô từng người lại tra khảo, nhưng giờ nể mặt Văn Cẩm nên chú không thể làm thế, đành phải nhẫn nhịn, cũng giả vờ ngủ. Mãi cho đến hai tiếng sau, trời sáng, chú mới giả vờ phát hiện Giải Liên Hoàn mất tích, thế là bọn họ bắt đầu tìm kiếm. Ban đầu chúđịnh dụ cho bọn họ phát hiện cái động đá ngầm kia. Nhưng không ngờ là lại tìm thấy thi thể của Giải Liên Hoàn chết đuối ngay gần đó.
Chú Ba bảo với tôi rằng: "Chú không biết hắn đã thoát ra như thế nào. Với tình hình lúc đó thì xem ra có khảnăng là sau khi hắn tỉnh lại, phát hiện thấy không có bình dưỡng khí, chỉ còn lại mỗi mình mình, trong cơn hoảng loạn liền cố kiết chạy ra, sau đó thì chết đuối. Chú thật sựkhông ngờ hắn lại ngu xuẩn đến thế. Cóđiều hiện giờngẫm lại, nói ra thì cũng coi như chúđã hại chết hắn."
Tôi nghe xong thở dài một hơi, bảo với chú Ba: "Lúc lên đến nơi, đáng ra chú phải quay xuống cứu hắn ngay lập tức. Nếu thế thì chuyện này đã chẳng xảy ra. Thế mà chú còn ngủđược."
Chú Ba gật đầu, cũng thở dài nói: "Lúc ấy chú cảm thấy xuống cứu người ngay thì quá nguy hiểm. Chú không biết là kẻ nào trên thuyền muốn lấy mạng mình, lại vào trong đó thì chỉ sợ vẫn bị thằng khác bẫy cho phải biết. Dù sao bọn họ tỉnh lại rồi sẽ nhanh chóng phát hiện ra Giải Liên Hoàn đã biến mất, nhất định sẽđi tìm. Chúđã neo cái xuồng cao su lại chỗ bãi đá ngầm, chỉ cần đúng lúc thì dẫn dụ bọn họđến đó, rồi thừa dịp lộn xộn lẻn vào động, đi vềcùng lắm chỉ mất nửa giờ. Bằng không một mình chú mang theo hai bộ dụng cụ xuống biển cảđêm, không chỉkhiến người khác hoài nghi, mà sau khi cứu thoát Giải Liên Hoàn cũng khóăn khó nói." Chú Ba lắc đầu, "Giờ mày đã biết vì sao chú không muốn kể chuyện này ra rồi chứ, đây là chuyện khiến chú Ba mày ân hận nhất đời."
Chuyện này nói ra lại làm tôi nhớđến bức huyết thưkia. Giờ thìđã rõ vì sao Giải Liên Hoàn lại đinh ninh là chú Ba hại hắn. Mẹ nó chứđã bịđánh lén trúng ót, Giải Liên Hoàn đảm bảo chẳng biết đứa nào làm. Hắn không thểngờ rằng trong cổ mộ còn có người thứ ba theo vào. Sau khi tỉnh lại người đầu tiên nghĩđến chính là chú Ba, sau đó lại thấy đồ lặn của mình không cánh mà bay, lại chẳng đinh ninh chú Ba muốn giết hắn.
Thiên cổ kì oan, tôi chợt nghĩđến những hiểu lầm không thể gỡ bỏ trong tiểu thuyết Kim Dung. Còn tưởng đó là văn học cường điệu lên thôi, chẳng ngờấy thế mà có xảy ra thật.
Rốt cuộc Giải Liên Hoàn lấy được Xà mi đồng ngưtừđâu, vì sao thi thể lại xuất hiện dưới dãy đá ngầm, chuyện này đã hết đường kiểm nghiệm. Có lẽ trong cơn tuyệt vọng hắn đã tìm được đường nào đó. Thế nhưng cổmộ nằm dưới nước, dù có thể thoát ra cũng không tránh khỏi một lớp nước biển kia. Giải Liên Hoàn chung quy không thoát nổi số kiếp của mình.
Chuyện Giải Liên Hoàn hiểu lầm vẫn đừng nên kể cho chú Ba nghe thì hơn, kẻo nghe xong chú lại bị dằn vặt. Tôi thầm suy tính thế trong lòng.
Chú Ba tiếp tục bảo: "Chuyện xảy ra sau đó chúđã kểcho mày ở Tế Nam rồi. Đương nhiên lúc ấy chú cũng không muốn cho mày biết cái chết của Giải Liên Hoàn có liên quan đến chú, cho nên những chuyện diễn ra sau khi chú và nhóm Văn Cẩm tiến vào huyệt mộ dưới đáy biển lần thứ hai, chú cũng không đề cập gìđến. Thật ra lúc tiến vào, đúng là chúđã giả vờ ngủ, bởi vì chú sợ bọn họ sẽđến được gian mộ thất kia. Chú không biết Giải Liên Hoàn cóđể lại gì trong đó không, cho nên muốn tranh thủ lúc bọn họ chưa đến thì xem trước. Ngoài ra chú biết sau khi xuống mộ, kẻđã tấn công chú nhất định sẽ lòi đuôi cáo già. Chú muốn dựa vào đóđể tìm ra hắn, báo thù cho Giải Liên Hoàn."
Lúc này, tôi lại nghĩđến những chuyện mà Muộn Du Bình từng kể với mình. Nghĩ thử thì hình như người đềxuất thăm dò cổ mộ chính là Muộn Du Bình. Trong lòng sáng tỏ, tôi bèn hỏi chú Ba: "Vậy chú có nhìn ra kẻđó rốt cuộc là ai không? Có phải chính là Trương Khởi Linh nọhay không?"
Bản lĩnh của hắn, gốc gác của hắn, đều hết sức thần bí. Nếu đó là hắn thì sự việc cũng tương đối dễ giải thích.
Chú Ba liền nhíu mày: "Sau khi bọn họ ra ngoài, chú cũng bám theo sau. Người này đúng là tương đối khả nghi, nhưng có kẻ còn khả nghi hơn. Tóm lại là sau khi quan sát thì chú cũng không rõ lắm nữa. Chú thấy ai cũng khả nghi, nhưng cá nhân chú cho rằng với bản lĩnh của vị Tiểu Ca kia, bằng vào mấy ngón võ mèo cào của chú, chỉ e đã bịđánh chết thẳng cẳng ngay tại trận rồi. Khả năng đó rất không cao."
Tôi cũng ý thức được điều này, nên mới gật đầu. Bình thường Muộn Du Bình trông có vẻ hiền lành yếu ớt, lúc nào cũng nhưđang buồn ngủ, nhưng đã nổi cơn hung đồ là hắn xông thẳng vào vặn cổ người ta ngay. Kể ra thìđó là cách giết người nhanh nhất. Chú Ba nhất định không phải làđối thủ của hắn. Vì thế tôi lại hỏi: "Thế sau đó thì sao?"
"Sau đó...... chờ cậu Tiểu Ca kia dẫn nhóm người ấy ra ngoài, chú mới lén đi theo. Trong cổ mộđó, sau khi bọn họtiến vào mộ thất trong ao nước kia, chú lúc ấy cũng không biết dưới ấy còn cóđường thông ra chỗ khác mà cứ tưởng bọn họđi hết một vòng sẽ quay ra, liền đứng đợi trong chỗtối ở hành lang. Chờ một lúc không thấy bọn họ trở ra, chú chột dạ sợ bọn họ gặp nguy hiểm, mới theo vào. Chuyện xảy ra sau đó thì chắc Tiểu Ca đã kể với mày. Chú chỉ bám theo sau, chuyện hắn kể chắc là có phần rõ ràng hơn chú."
Lúc này tôi đã nhớ ra một chi tiết, bèn hỏi luôn: "Thếhắn bảo chú bắt chước các chị em soi gương rồi dẫn đường cho bọn họ vượt qua trận kỳ môn độn giáp, cũng là thật sao?"
Chú Ba "hử" một tiếng: "Cái gì mà chị em cơ?"
Tôi đem những chuyện Muộn Du Bình hồi đó nói ra kểlại. Chú Ba tức thì tròn cả mắt, "Còn có chuyện đóà?"
Tôi nhếch mép, lòng thầm nhủ rằng đừng bảo ông không biết đấy nhé. Nhưng chú Ba lại thật sự hít một hơi khí lạnh, đứng lên bắt đầu chậm rãi đảo đi đảo lại vài bước: "Hắn nói thế thật à?"
"Với hoàn cảnh lúc đó thìđảm bảo chắc chắn là cháu không thể nghe nhầm rồi."
Chú Ba nheo mắt, bảo tôi kể lại cho rõ ràng. Tôi bèn cốgắng nhớ lại những chuyện Muộn Du Bình đã kể với mình rồi thuật lại tỉ mỉ một lượt.
Chú Ba nghe xong thì vê cằm, lắc đầu liên tục: "Sai bét sai bét! Hắn lừa người!"
"Lừa người?"
"Chú đứng trên thềm đá, sương mù dày quá, đến cảtình hình lúc đó còn không nhìn thấy. Chú có thể lấy Văn Cẩm ra mà thề rằng mình tuyệt đối không hề xuống dưới đó, căn bản cũng không biết trong đấy có cơ quan gì. Lời Tiểu Ca kia chỉ là lời của một bên, không thể cứ thế mà tin hắn được."
Tôi nhíu mày: "Nhưng mà với tình hình lúc đó, cháu không nghĩ hắn cần phải lừa tụi cháu làm gì. Thậm chí nếu hắn không kể chuyện này ra thì tụi cháu cũng có làm gìđược hắn đâu."
Chú Ba vỗđầu cái bộp, ngẫm nghĩ rồi bảo: "Nói cũng phải, giả như những gì hắn nói là thật thì cũng có vấn đề. Mày xem, thằng nhóc này bảo rằng 'chú' ngồi xổm ởđó, hắn thấy bóng lưng 'chú', tất cả phán đoán của bọn họhoàn toàn dựa vào bóng lưng kia, trong suốt quátrình, ngoại trừ Hoắc Linh có thể thấy mặt 'chú' ra, những người khác hoàn toàn chỉ dựa vào một bộđồ lặn màđoán đó là chú......"
Tôi "á à" một tiếng, âm thầm hồi tưởng những câu đối thoại khi đó, phát hiện thấy đúng thế thật. "Nói vậy thì người dẫn bọn họđi xuyên qua ám trận không phải chú, mà là một người có bóng lưng, thậm chí cả tướng mạo đều nhang nhác chú?"
Chú Ba gật đầu, sắc mặt trở nên cực kỳ nghiêm túc: "Nếu Tiểu Ca kia nói thật thì chắc chắn là như vậy. Với lại, mày không phát hiện ra sao? Tiểu Ca kia không thấy mặt chú. Hắn vốn có cơ hội nhìn, mà vì sao lại không làm?"
Tôi nhớ lại những tình tiết Muộn Du Bình đã kể, bỗng dưng giật mình: "Hoắc Linh, hắn đã bị Hoắc Linh cản lại!"
Chú Ba gật đầu nói: "Đúng, chính là chi tiết đó. Chú vẫn không biết có chi tiết này. Thật chẳng ngờ trong vài phút ngắn ngủi mà bên đó còn xảy ra chuyện như thế......"
Tôi cảm thấy nhức cảđầu. Tình hình lúc đó quả thật cực kỳ hỗn loạn, tầm nhìn cũng rất thấp, đúng là Muộn Du Bình hoàn toàn có khả năng trông nhầm. Hơn nữa nếu nhìn nhận lại thì kết luận người kia là chú Ba từđầu đến cuối đều do Hoắc Linh đưa ra. Chỉ có mình cô ta nhìn thấy mặt kẻ nọ. Nếu cô ta làđồng đảng với hắn thìđây có thể là một màn lừa đảo ngoạn mục. Muộn Du Bình và những người khác có lẽđều đã trách oan chú Ba rồi.
Tôi bỗng nhớ ra Muộn Du Bình lúc ấy đã từng nói câu "Nếu kẻđó đúng là chú Ba của cậu", phải chăng hắn lúc đó cũng hoài nghi người kia không phải chú Ba?
Có điều nghĩ thử thì lại thấy vô lý. Muộn Du Bình nhìn thấy chú Ba không chỉ mỗi một lần này, mà trước lúc hôn mê hắn cũng từng thấy, hơn nữa còn nhìn rõ mặt chú. Thếthì làm sao dựa vào bóng lưng mà lường gạt hắn được. Chuyện này phải giải thích thế nào đây?
Tôi nói toẹt vấn đề này ra. Chú Ba bèn thở dài bảo: "Cái đó tao cũng chịu. Chắc Tiểu Ca kia trong lúc sắp mất ý thức nhìn nhầm thôi. Mày nghĩ mà xem, trên đường tiến vào lúc nào hắn cũng nghĩ làđang đuổi theo chú, lúc đó lại mơ mơ màng màng, có khi xuất hiện ảo giác cũng chửa biết chừng."
Tôi lắc đầu nói với chú: "Nói thế thì gượng ép quá. Người như Tiểu Ca không dễ hoa mắt nhìn nhầm đâu."
Chú Ba nghiêm nghịđáp: "Nếu thế, thì nhất định hắn đang nói dối. Vì chú có lừa mày đâu."
Nghe xong câu này, tôi âm thầm thở dài. Chuyện tôi lo sợ nhất thế làđã xảy ra. Cho tới tận lúc đó, mỗi khi nghe kểvề những sự kiện mà chú Ba và Muộn Du Bình từng cùng trải qua, tôi đều hết sức căng thẳng, sợ rằng tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược này sẽ xuất hiện, vìđiều đó nói lên rằng trong hai người nhất định phải có một người nói dối.
Có điều nghe hết một mạch thì tôi thấy câu chuyện của hai người cơ bản là giống nhau, nên tôi đã có chút yên lòng, thầm nghĩ rằng cho dùđó không phải sự thật trăm phần trăm, thì hẳn cũng đã tiếp cận với chân tướng gần lắm rồi. Thế nhưng, cả câu chuyện vẫn liền một mạch, đến lúc sắp thông suốt rồi thì cuối cùng lại gặp bế tắc như vậy, thực sự khiến người ta khó chấp nhận. Hơn nữa điểm bếtắc này lại làđiểm cực kỳ mấu chốt. Nếu chú Ba không ởbên trong thì người chuốc mê bọn họ là kẻ khác, vậy chú Ba hoàn toàn vô tội rồi. Còn nếu chú Ba ở bên trong thì ngược lại hoàn toàn: chú Ba chính là vai phản diện đại gian đại ác bụng dạ khó lường. Chỉ một điểm như vậy, lại dẫn đến hai kết quả hoàn toàn khác biệt.
Trong hai người, tôi vẫn tin tưởng Muộn Du Bình tương đối nhiều hơn, vì anh ta đã tự kể lại chuyện này trong tình huống hoàn toàn không nhất thiết phải nói gì với chúng tôi. Đối với anh ta, việc có lừa gạt tụi tôi hay không hoàn toàn chẳng có một týý nghĩa gì cả. Cóđiều, lời kể lần này của chú Ba hoàn toàn khác với dạo trước, rõ ràng hết sức, vả lại cũng tìm không ra sơ hở. Nếu chú lừa người, thì làm sao lại có thể biên soạn lời nói dối trơn tru đến mức đó. Tôi cảm thấy lần này rất không có khả năng là chú lừa tôi. Hơn nữa chỉ có tý tẹo mâu thuẫn như thế, nếu chú muốn giấu tôi thì có thể thoải mái lấp liếm cho qua, chứ chẳng cần phải nói ra sự thật trái với lời Muộn Du Bình làm gì. Chú có thể nói mình đi theo vào, sau đó cũng hôn mê, đến khi tỉnh dậy thì bọn họđều biến mất. Nếu thếthì tôi căn bản cũng không thể tìm ra sơ hở.
Đây dường như là một vụ Rashomon (*), hoàn toàn không có cách nào vén bức màn bí ẩn trong đó. Dường nhưđiều hai người nói đều là sự thật.
(*) Tên một phim điện ảnh của Nhật được chuyển thể từhai truyện ngắn, nói về một vụán mạng dưới lời kể mâu thuẫn lẫn nhau của bốn người, và cho đến cuối phim người ta vẫn không biết đâu mới là sự thật. Muốn tìm hiểu chi tiết hơn mời vào đâyhttp://watchingcafe.wordpress.com/2014/04/21/rashomon-1950/
Nghĩ đến đây, tôi đột nhiên nảy ra một suy nghĩ quái lạ. Ưu tiên chứng cứ khách quan, vậy nếu tôi cho rằng chú Ba không giấu giếm tôi, Muộn Du Bình cũng không nói dối tôi, thì liệu có thể xảy ra tình huống mà câu chuyện hai người bọn họ kểđều chính xác được hay không?
Đây là cách tư duy mang hơi hướm Bàn Tử, đơn giản minh bạch, chia sự việc ra làm ba khả năng, chứng minh được hai khả năng đầu rồi, thì khả năng cuối cùng dù cho dù khó xảy ra đến mấy, cũng chỉ có thể là sự thật.
Tôi đem suy nghĩ này nói ra. Chú Ba cũng đang suy xét, vừa nghĩđã lắc đầu nói: "Sao có chuyện đóđược? Đểhai lời kểđều chính xác thì trong mộ phải có hai chú Ba mày mới được."
"Hai chú Ba á?" Tôi thầm cân nhắc trong lòng, bụng bảo dạ rằng chuyện này dường như tuyệt đối bất khả thi. Chú Ba không có anh em sinh đôi, cũng nào có biết phân thân, giả thiết này chẳng logic tý nào. Tuy nhiên, nếu muốn phỏng theo lối tư duy của Bàn Tử thì tính logic khỏi cần bàn tới, mà phải liệt kê tất cả các khả năng ra rồi áp dụng phương pháp loại trừ.
Tôi lấy một tờ giấy, bắt đầu viết ra mọi khả năng, nhưng ngẫm nghĩ một lát lại phát hiện, dưới điều kiện tiên quyết là cả hai người đều không nói dối thì chỉ có một kết quả, chính là chú Ba đứng ngoài trận kỳ môn độn giáp, mà người Muộn Du Bình nhìn thấy từ bên trong, là một kẻmặt mũi tương tự chú Ba.
Vậy vấn đề thật ra không phải là làm thế nào lại sinh ra hai chú Ba, mà là người tướng mạo tương tự chú này từđâu màđến? Dùng phương pháp loại trừ thì chỉ còn vài phương án. Một: đó là kẻ xa lạ từ ngoài biển tới. Hai: là người này vẫn luôn ẩn náu trong cổ mộ. Hai giả thiết này đều rất miễn cưỡng. Vậy thì chỉ còn một khả năng: hắn phải là một trong mười người kia.
Giả thiết này cũng có căn cứ. Nhớ lại lời Muộn Du Bình kể liền có thể thấy rằng hai tình huống lúc bọn họ tìm thấy chú Ba đều rất lạ lùng, hoàn toàn có thể là do một trong sốnhững người đi cùng họ xuống biển tạo ra.
Thế nhưng mà tôi chưa từng nghe chú Ba đề cập đến chuyện trong đội khảo cổ có người rất giống chú. Mà giờlại bàn tới chủđề này, nếu có người như vậy thì thể nào chú cũng phải nghĩ ra rồi chứ. Với lại ảnh chụp bọn họ tôi cũng đã từng xem qua, mỗi tội tấm ảnh đó mờ như vậy, trông vào ai nấy đều từa tựa như nhau nên chả chắc chắn được.
Thế thì, có phải là do đóng giả không? Tôi nhớ tới thủđoạn nọ của Tiểu Ca, nhưng vừa nghĩđã biết là không thể. Mỗi lần đóng giả phải mất ba bốn ngày chuẩn bị, năm đến sáu giờ hoá trang. Trong tình trạng lúc đó kẻ kia làm sao mà cải trang kịp được.
Nghĩ đến đây lại đâm vào ngõ cụt, tôi không khỏi uểoải, thở dài một hơi.
Chú Ba thấy nét mặt tôi biến đổi, liền hỏi tôi đang nghĩ gì. Tôi bèn thuật lại một lượt quá trình suy luận của mình. Chú Ba nghe xong thì cười, bảo tôi sao lại đi học lối tư duy của gã Bàn Tử kia. Đầu óc gã toàn nghĩ xiên nghĩ xẹo.
Nhưng mới cười được vài tiếng thì chú hình như nghĩ ra điều gì, biến cả sắc mặt, sau đó hít một hơi khí lạnh: "Ầy, cũng không hẳn. Mẹ kiếp, chả có nhẽ chuyện này lại là như vậy?"
Tôi vội hỏi chú: "Làm sao cơ?"
Chú Ba sắc mặt xám ngoét: "Mày đừng hỏi. Gã mập này có bản lĩnh phết. Nghe mày phân tích như vậy, hình như chúđã rõ chuyện này là thế nào rồi. Nhưng...... nếu quả thực đúng là như vậy, thì vấn đề này cực kỳ bất bình thường, thậm chí còn hơi quái đản."
Tôi vội giục chú nói cho mau. Chú Ba bèn bảo: "Mày nói trong cổ mộ kia còn có một người bề ngoài giống chú, rất có lý. Nhưng chú cảm thấy kẻ này cũng không cần quá giống. Mày nghĩ xem, vị Tiểu Ca kia trúng độc, thần tríắt đã mơ hồ, hơn nữa cách lúc hôn mê chỉ có vài giây, chỉ cần hơi giống một chút là có thể nhầm lẫn rồi."
Tôi gật đầu: "Đúng. Thế nhưng trong đội hình của chú lại có người như vậy sao? Nếu có kẻđó thì nhiều khả năng chúđãđểý từ lâu rồi chứ. Dù sao chuyện trên đời này có hai người giống nhau cũng rất kỳ lạ mà."
Nét mặt Chú Ba hết sức cổ quái. Chú hít một hơi, lắc đầu nói: "Mày nhầm. Thật ra có lúc chuyện trên đời có hai người giống nhau chẳng hề kỳ lạ tí nào đâu. Mà trong đội khảo cổ năm đó, quả thực có một người như thế, giống chúđến bảy phần, nhưng mọi người đều không thấy kỳ lạ."
Tôi "a" một tiếng, tự nhủ sao mà thếđược, rồi vội hỏi: "Ai vậy chú?"
Chú Ba trợn mắt nhìn tôi đáp: "Đương nhiên chính là Giải Liên Hoàn."
Chương 24. Người chết đội mồ sống dậy
Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo
Beta: Earl Panda
.
.
.*****
.
Lập tức tôi sởn gai ốc đầy mình, gần như rụt cả người lại. Tôi thật sự không thể ngờ chú Ba lại nói ra cái tên đó.
Choáng váng hồi lâu tôi mới phản ứng lại được, lắp bắp hỏi chú: "Sao có thể?"
"Cái gì mà không thể? Mẹ kiếp bọn tao là anh em họđó, dạo ấy có nhiều điểm giống nhau dữ lắm. Đặc biệt là trong cái thời buổi đó, mọi người ai nấy đều gần như là cùng một kiểu quần áo tóc tai. Nếu muốn giả thuyết này đứng vững được, thì chỉ mỗi hắn mới có điều kiện phù hợp thôi."
"Nhưng mà, lúc đó chẳng phải là hắn đã chết rồi sao?" Tôi hỏi mà líu cả lưỡi.
Chú Ba hít vào một hơi rất chi thâm thúy, sau đó nằm đờ ra một lát rồi mới cau mày kể: "Quả có vậy. Khi đó hắn chắc chắn đã chết thật rồi. Lúc được phát hiện, thi thểđã cứng đờ, ngâm nước đến trương phềnh cả lên. Bộ dạng như thế thì tuyệt đối không có khả năng cứu sống lại được nữa. Cơ mà ngoại trừ cách giải thích này ra, chú mày chẳng nghĩđược hướng giải quyết nào khác có thể chứng minh là cả tao lẫn cậu Tiểu Ca kia đều trong sạch cả. Mà nhắc lại thì, con thuyền chở thi thể Giải Liên Hoàn sau này cũng không hề cập bến. Tính gộp cả mấy ngư dân kia nữa, nhóm người đó cứ thế biến mất tăm trên biển. Hắn được coi nhưđã mất tích." Chú ngừng một lát rồi lại bảo: "Kỳ thực, chúđôi khi cùng từng nghĩ, rằng có khi nào mình đã quá coi thường Giải Liên Hoàn rồi không?"
"Ý chú là sao?" Tôi thấy trong lòng có phần buốt giá: "Chú muốn nói là hắn giả chết á?"
Chú Ba gật đầu: "Chúđãđiều tra hết tiểu sử của mọi người, đều không có gì khả nghi hết. Chú bèn suy đến tận nước này: liệu có phải Giải Liên Hoàn lúc đó chưa chết, màđã bí mật trở về, cấu kết cùng Hoắc Linh để hoàn thành âm mưu nọ hay chăng? Như thế thì mọi chuyện đều sẽ có lời giải. Cóđiều lúc đó người kiểm tra thi thể hắn chính là chú, chú vẫn còn nhớ như in. Thi thể kia tuyệt đối không thể là chết giả, cho nên về sau chú mới loại trừ khả năng này. Nhưng bây giờ nghe mày nói thế, chú lại cảm thấy nếu hắn không chết, thì ngược lại mọi chuyện đều có thểgiải thích được rồi."
Tôi lắc đầu: "Nếu chúđã xác định là hắn chết rồi thì chúng ta đừng tính đến khả năng này nữa. Gã Giải Liên Hoàn này dù sao cũng đâu phải cương thi. Vậy nhất định là phải có nguyên nhân khác."
Chú Ba thở dài, bảo với tôi rằng vấn đề này thôi cứ tạm thời bỏ qua đừng nghĩ nữa. Hiện tại thông tin chúng tôi nắm được quáít, vị Tiểu Ca kia lại không cóởđây, bàn bạc thêm nữa cũng chẳng đi đến chỗ nào, có lẽ cứđể sau hẵng bàn tiếp. Đợi đến mọi chuyện đều đãđược kể ra, chúng tôi sẽ phân tích lại một lượt từđầu, không chừng sẽ thu hoạch được gìđó.
Tôi cũng cảm thấy nên như vậy. Một bên là lời kể của chú Ba, phía còn lại là lời kể của Muộn Du Bình, toàn bộđều chỉ là lời nói. Không có thứ gìđóng vai bên thứ ba, dẫu muốn suy xét thì cũng chỉ có thể đoán mò. Vì thế tôi lại để chú Ba nói tiếp.
Những chuyện về sau chú Ba kể rất ngắn gọn. Sau khi ra khỏi huyệt mộ dưới đáy biển, chú bắt đầu điều tra toàn bộ sự việc. Bởi vìđã biết kế hoạch của Cầu Đức Khảo thông qua Giải Liên Hoàn, chú bèn coi việc điều tra kẻ nọ là mấu chốt để giải câu đố bíấn này, đồng thời cũng tìm kiếm tung tích của những người đã bị mất tích kia. Về sau mặc dù chúđã có mấy lần tiếp xúc với Cầu Đức Khảo, nhưng từđầu đến cuối Cầu Đức Khảo vẫn không hề hở ra cho chú biết bất cứ tin tức gì, cho đến tận vụ Thất Tinh Lỗ Vương Cung, sau khi Cầu Đức Khảo lại thất bại lần nữa.
Lúc đó Cầu Đức Khảo phát hiện ra rằng, từ nơi toàn bộđội ngũ của lão bị tiêu diệt sạch sẽ, đám người của chú Ba lại có thể thoát thân mà không chịu tổn thất quá nhiều. Lão bắt đầu ý thức được rằng có lẽ sai lầm căn bản nằm ởchính cách làm của lão. Vì thế cho nên lão mới tìm gặp chú Ba. Hai người từng có một buổi thảo luận rất dài, chính là về những nội dung chú Ba kể cho tôi lúc nãy.
Tuy nhiên chú Ba đúng là hung thần của Cầu Đức Khảo. Chú cùng Cầu Đức Khảo hứa hẹn hợp tác, một lần nữa tiến vào huyệt mộ dưới đáy biển, lần này mục đích làđể chụp hình bích họa. Thế nhưng cũng giống nhưnhững gì Cầu Đức Khảo đã mưu tính vào năm đó khi lão phản bội ông tôi ở Trường Sa, chú Ba cũng chỉ lợi dụng nguồn lực của Cầu Đức Khảo. Chú biết rõ mục đích của Cầu Đức Khảo là gì. Chú tiến vào cổ mộ, cưỡng bức kẻđồng hành nói ra rất nhiều bí mật. Lợi dụng những tin tức này, chú biết được mục tiêu kế tiếp của bọn họ chính là Vân Đỉnh Thiên Cung. Thế là chú bắt đầu chạy đua cùng bọn họ.
Khoảng thời gian đó còn có khá nhiều lần đụng độ ly kì, nhưng viết ra thì khó tránh khỏi lan man, nên tôi chỉđềcập một phần làđủ.
Mà về sau đám người A Ninh đến tìm tôi, hoàn toàn không phải là do sự sắp xếp của chú Ba. Chú nói kỳ thật tôi chỉ cần ngẫm lại thì sẽ thấy ngay rằng vốn đã không thể có chuyện chú sai bọn họđến tìm tôi. Với trình độ của tôi, nếu đảm nhận làm hậu phương cho chú thì chắc chắn chỉcóđường chết, chú sao có thể làm hại tôi cơ chứ? Chính xác là tôi đã bị A Ninh lừa rồi. Lúc đó bọn họ cho rằng tôi có thể thoát thân khỏi Lỗ Vương Cung thì hẳn cũng là một tay cao thủ, cho nên mới dùng tròđó gạt tôi.
Chú Ba nói, nguyên nhân lúc đó chú không muốn đểtôi biết nhiều như thế, chính là vì sợ tôi bị liên lụy rồi cuốn vào chuyện này. Đáng tiếc là những việc xảy ra tại LỗVương Cung Cầu Đức Khảo chắc chắn cũng nắm vững nhưlòng bàn tay, cho nên sau đó những người năng động trong vụ Lỗ Vương Cung đều được bọn họ liên lạc cả. Tôi là bị lừa vào tròng. Bàn Tử thìđược thuê. Vị Tiểu Ca kia khảnăng cũng là sau khi đã biết chuyện này, mới quyết định trà trộn vào đội ngũ của bọn họ.
Những chuyện sau đó, tôi đã biết rõ. Sau khi vớđược tấm bích họa, đểđến Vân Đỉnh Thiên Cung sớm hơn một chút so với đám người của A Ninh, bọn chú liền xuất phát luôn. Nhưng một mình trộm cả cái đấu lớn như vậy bao giờ mà chả chột dạ. Thế là chú bèn để lại lời nhắn cho Phan Tử. Chú cũng không định bụng để tôi đi cùng, nhưng hiển nhiên làđã bị gã Sở ca kia tiết lộ thông tin, ton hót hết mọi chuyện với Trần Bì A Tứ. Lão già này liền ngáng đường ngang xương, còn sai gã Sở ca kéo luôn cả tôi đi cùng, dựđịnh đến lúc đó sẽ dùng tôi để uy hiếp chú Ba. Khiấy cái đám kia toàn người rất lợi hại, bọn họ chỉđặc biệt tìm đến con gà mờ nhát cáy tôi đây làđể làm lốp xe dự bị mà thôi.
Chú Ba nói đến đây bèn lắc đầu cảm thán: "Người đã hợp tác nhiều năm như vậy, vừa thấy tao làm ăn không được liền lập tức đầu quân ngay cho Trần Bì A Tứ. Mẹ kiếp thật chẳng tốt lành gì. Giờ phải ngồi tù, âu cũng là quảbáo."
Cầu Đức Khảo thì phản bội ông tôi. Chú Ba thì phản bội Cầu Đức Khảo. Sở ca lại phản bội chú, sau đó là A Ninh phản bội lại chúng tôi. Con người, quả thật là loài động vật đáng sợ.
Những gì chúđã trải qua trong Vân Đỉnh Thiên Cung cũng vô cùng kinh khủng. Đến cuối cùng chỉ còn lại một mình, chú cũng là lần theo manh mối mà những bức bích họa kia cung cấp, thẳng một đường màđi, thế nhưng cuối cùng trúng chiêu, được chúng tôi cứu về. Nếu muốn kể chi tiết thì cũng ngoạn mục lắm, nhưng không cần liệt kê tỉ mỉởđây làm gì nên chú Ba chỉ nhắc lại qua loa. Do trước đó tôi mới nghe chú kể chuyện màđã mướt mồ hôi lạnh đầy mình rồi, cho nên lúc đó cũng không dám nghĩ ngợi nhiều. Rất lâu sau này tôi mới cảm thấy, dường nhưởchỗ này chú Ba hãy còn che giấu điều gì. Nhưng đó là chuyện mãi sau này mới xảy ra.
Chương 25. Lại hé mở
Editor: Romeo Mo
Beta: Cơm Nắm Nướng Chảo, Earl Panda
.
.
.*****
.
Đến đây thì tất thảy những gì chú Ba biết đãđược kể ra hết ngọn nguồn ngóc ngách.
Nói xong câu chuyện, hai chúng tôi đều thở phào một hơi nhẹ nhõm. Chú Ba đại khái có cảm giác trút được bầu tâm sự, còn tôi thì cứ như vừa xem hết một bộ phim.
Hai chúng tôi lại im lặng. Chú Ba ra ngoài đi vệ sinh, còn tôi thì nhắm mắt, nghiền ngẫm lại một lượt đầu đuôi câu chuyện vừa mới được kể.Vài phút sau, tôi đã sắp xếp các sự kiện đâu ra đấy.
Tuy rằng toàn bộ chuyện này chưa phải làđã hoàn toàn sáng tỏ trăm phần trăm, nhưng những căn nguyên hậu quả giữa Cầu Đức Khảo và chú Ba thì phần lớn đã rõ ràng. Chỉ còn vài ba vấn đề là chưa rõ mà thôi.
Về phía chú Ba, những trải nghiệm ở ngôi mộ dưới đáy biển kia đối với chú chính là sự khởi đầu của cơn ác mộng, nhưng cũng chính là một bước ngoặt biến chú từ một thằng thảo khấu lưu manh, dần trở thành một tay lão luyện. Có thể nói, để tìm kiếm đội khảo cổđã biến mất trong ngôi mộ cổ, chú Ba tôi đã bỏ ra cả cuộc đời. Không nói đến ngần ấy tiền bạc lẫn thời gian, chỉ riêng một chuyến Vân Đỉnh Thiên Cung thôi, để trì hoãn hành trình của nhóm A Ninh, chú đã dứt khoát thẳng tay vứt bỏ hết cơđồ sự nghiệp. Ngoại trừ vài người đặc biệt trung thành, còn lại toàn bộđám người làm ở Trường Sa đều đã chạy tứtán. Cần phải nói rằng, trong đám hậu duệ Lão Cửu Môn thì chú Ba phải thuộc hàng nhân vật số một số hai, vậy mà giờ tất cảđã tan thành mây khói.
Giờ đây chính bản thân chú cũng rơi vào cảnh sống dở chết dở, ở cái tuổi mà đáng lý ra chú phải được nghỉ hưu từsớm rồi. Đương nhiên xui xẻo nhất vẫn cứ là tôi, một cổ hai tròng chịu đựng giày vò cả về thể xác lẫn tinh thần, để rồi sau khi nghe thủng vấn đề thì lại phát hiện ra là nó hầu như chả liên quan tí gìđến mình. Giờ ngẫm lại mới cảm thấy, chú Ba lúc trước lừa tôi chắc đúng là muốn tốt cho tôi thật. Nếu ngày đó sớm biết dòng nước này sâu đến thế, chắc bản thân tôi đã chẳng dám nhảy vào.
Tin tức quan trọng nhất mà chú Ba cung cấp cho tôi là thế này: lúc đó trên thuyền của bọn chú, ngoại trừ chú và Giải Liên Hoàn, hình như có kẻ thứ ba biết đến sự tồn tại của ngôi mộ dưới đáy biển. Kẻđó hiển nhiên có quan hệ với Hoắc Linh, hơn nữa hắn rõ ràng còn muốn khử cảGiải Liên Hoàn lẫn chú.
Mà kẻ kia nhất định phải có mặt trong số mười người năm đó, vì thời điểm cuối cùng lúc tiến vào huyệt mộ đáy biển thì trên mặt biển không hề có thuyền bè, mà cũng chỉ có mấy người đó xuống thuyền.
Như vậy, bọn họ tổng cộng có mười người, loại trừ chú Ba, Văn Cẩm, Muộn Du Bình, Hoắc Linh, Giải Liên Hoàn (đã chết) và một người đưa xác hắn về, thì chỉ còn lại nhóm bốn người Lý Tứ. Nếu điều Muộn Du Bình nói là sự thật, vậy kẻ đó có lẽ là một trong số bốn người. Trong bốn người này còn có một phụ nữ, vậy thực ra thì chỉ có ba người để lựa chọn.
Nếu không phải là Giải Liên Hoàn hóa cương thi trở vềthì kẻ thần bí nọ dĩ nhiên là một trong số ba người kia. Đương nhiên, ở đây còn có một nghi vấn, đó là rốt cuộc Muộn Du Bình đã nhìn thấy ai trước lúc hôn mê. Vấn đề này quỷ quái vô cùng. Nếu miễn cưỡng giải thích là trông gà hóa quốc, thì mặc dù cũng có thể cho qua, nhưng tóm lại vẫn cảm thấy có chút vướng mắc. Lúc nào về tôi còn phải nghĩ kỹ lại đã.
Về phía Cầu Đức Khảo, chính là vụ khảo cổ năm đóởTây Sa của lão. Cầu Đức Khảo không chịu hé răng một lời, chứng tỏ sự việc này là mấu chốt quan trọng có liên quan đến cốt lõi của mọi bíẩn. Mà sở dĩ lão lại chịu kể tất cảnhững chuyện lúc trước, giờ xem ra là bởi vìđó toàn là những thứ râu ria không quan trọng. Điều lúc đó lão theo đuổi chỉ làý nghĩa ẩn trong mảnh sách lụa Chiến Quốc, là chuyện nằm trên phương diện học thuật.
Thế nhưng rõ ràng hiện tại mục tiêu của lão đã thay đổi. Ởđây, tôi phát hiện ra một điểm mà chú Ba chưa từng nghĩ tới: mục đích thực sự của Cầu Đức Khảo là gì? Hiện giờ mọi thứđều bị phủ một màn sương mù dày đặc. Chụpảnh người chết, chụp hình bích họa, vào Lỗ Vương Cung, rồi Vân Đỉnh Thiên Cung, chắc chắn đây không phải làđểnghiên cứu khoa học. Rốt cuộc lão ta muốn làm cái gì?
Cầu Đức Khảo đã là một lão giàđã quá chín mươi, vậy mà lão vẫn còn nhúng tay vào vụ này, chứng tỏđộngc cơcửa lão không phải những thứ như tiền bạc hay thanh danh địa vị. Chuyện này thật sự cóđiểm bất thường.
Chú Ba đi vệ sinh về rồi, tôi bèn đem những điều mình nghĩđược ra kể lại với chú. Chú gật gù, bảo tôi rằng: "Thật ra chú có nghĩ tới, nhưng vụ này thật sự quá phức tạp, chú không sao mà trình bày được. Mày xem đấy, những chuyện sau khi lão Cầu Đức Khảo này bắt đầu kế hoạch Tây Sa, chú hoàn toàn không nhìn thấu được. Cóđiều, nếu mày cẩn thận mànghĩ, thì vẫn có thể cảm thấy một chút manh mối. Lỗ Vương Cung, huyệt mộđáy biển, Vân Đỉnh Thiên Cung, đóđều là những nơi Uông Tàng Hải từng đến. Từ ngoài nhìn vào, có thể thấy rất rõ ràng là bọn họ dường nhưđang lần theo dấu chân Uông Tàng Hải. Chú cũng cảm thấy có khi họđang tìm kiếm cái gìđó, một thứ mà rất có thể Uông Tàng Hải đãđể lại trong mấy ngôi mộ cổ kia."
"Đồ vật để lại trong cổ mộà?" Tôi ngẫm nghĩ: "Chẳng lẽlà xà mi đồng ngư sao?"
Năm đó, để truyền lại bí mật của Đông Hạ cho đến ngày nay, Uông Tàng Hải đã sử dụng cách thức này, cất giấu xà mi đồng ngưẩn chứa mật văn vào trong bảo nhãn của Đại phong thủy, hy vọng sau này chúng có thểđược những kẻ trộm mộ phát hiện ra. Cho nên trong mấy ngôi mộ cổ này đều có cất giấu xà mi đồng ngư.
Chú Ba lắc đầu nói không rõ nữa, nhưng cảm giác có vẻ không giống lắm, hình như là thứ gì khác cơ. Bọn chúng tiến vào cổ mộ dưới đáy biển nhiều lần, tựa hồchính làđể nắm được manh mối về những nơi Uông Tàng Hải đã đến, sau đó mới đi tìm.
"Thật ra chú Ba mày vốn đâu có quan tâm xem bọn chúng muốn làm cái gì. Chú Ba mày chỉ muốn biết, nhóm người mất tích dưới đáy Tây Sa kia, rốt cuộc đã có chuyện gì xảy ra với họ? Bọn Văn Cẩm đãđi đâu mất rồi? Chú nhắm vào Cầu Đức Khảo, cũng vì vụ Tây Sa này chắc chắn phải có liên quan đến mục đích của lão. Tiếc nỗi, vấn đềnày càng tìm hiểu lại càng rối rắm." Chú Ba nói xong thì thở dài, "Về sau này, chú cũng chẳng biết bản thân mình đang tìm cái gì nữa. Chú chỉ có thể cố hết sức để nhanh hơn bọn chúng. Phải tìm được thứ bọn chúng muốn trước một bước, thế mới có thể uy hiếp lão già quỷ quyệt kia đểlão khai hết mọi chuyện ra. Thật đáng tiếc, chú Ba con rốt cuộc đã già rồi, rất nhiều chuyện đã lực bất tòng tâm."
Tôi vỗ vỗ an ủi chú, nói: "Đầu mối Đại phong thủy kia hoàn thành rồi, đến Vân Đỉnh Thiên Cung làđiểm kết thúc. Lần đó mục đích của bọn A Ninh rõ ràng là Cửu Long đài thi quan, nhưng khi ấy tình hình hỗn loạn bọn họ vẫn chưa đạt được. Cháu nghĩ bọn họ có thể sẽ lại vào lần nữa. Dù có thế nào, Vân Đỉnh Thiên Cung phải là trạm cuối cùng rồi. Bọn họ vào đó, cho dù có tìm thấy hay không, vấn đề này vẫn có thểđến được hồi kết. Chú Ba, chú cũng đừng cố chấp quá nữa. Có những việc chúđã làm hết sức, thì thôi đừng nghĩ ngợi nhiều."
Chú Ba cười khổ: "Hồi kết à? Từđầu chính chú cũng nghĩ vậy đấy. Nhưng mà, xem ra bây giờ nói điều này vẫn còn quá sớm." Nói xong, chú bèn cầm cuộn băng từ Muộn Du Bình gửi đến, vỗ vỗ, "Chuyện này đảm bảo là chưa xong đâu. Để xem trong đây có cái gì rồi hẵng nói."
Chương 26. Xuất viện
Editor: Yoo Chan
Beta: Cơm Nắm Nướng Chảo, Earl Panda
.
.
.*****
.
Chuyện trò liên tục với chú Ba đã gần hai tiếng đồng hồ, nước lọc cũng uống cạn hai ấm rồi. Sau khi kể xong xuôi câu chuyện, hai người chúng tôi đều cảm thấy bải hoải mỏi mệt vô cùng, cả tinh thần lẫn thể xác. Sức khỏe chú Ba còn chưa hoàn toàn hồi phục, nói xong liền thấy váng đầu. Tôi cũng không muốn quấy rầy chú thêm nữa, bèn sắp xếp mấy đồ đạc bên người chú một chút, thay một bình trà mới nước sôi mới rồi mới tự động rời đi.
Cậu người làm chú Ba sai đi mua đầu video vẫn chưa trở lại. Tôi cũng đoán rằng đi mua thứ đó chắc khổ muốn chết đi, ngừng sản xuất lâu quá rồi, mà cho dù mua được, cũng chắc gì nó đã chạy.
Vừa nãy nghe kể chuyện xong tôi quên béng mất vụbăng ghi hình, giờ nhớ đến thì không khỏi cảm thấy hãi hùng. Lúc trước nghe chú Ba than thở, nói rằng chú sẽ còn tiếp tục bị chuyện này giày vò, thấy giọng chú vừa mệt mỏi vừa bất lực, tôi cũng thấy không thoải mái.
Về chuyện của Muộn Du Bình, những gì chúng tôi biết gần như là con số không. Năm đó là hắn tình cờ có mặt trên thuyền hay cũng vì có mục đích khác mà trà trộn vào đội khảo cổ, ngay cả đến điều này chúng tôi còn không biết. Hơn nữa, tay Muộn Du Bình này không giống với chú Ba, một khi hắn đã không muốn nói cái gì thì dù có bức bách thế nào hắn cũng chẳng thèm phản ứng. Tuy chú Ba có cho tôi biết chút ít về chuyện của hắn, nhưng xét từ phương diện này thì những thứ qua loa mà chú Ba kể không thểtính là chân tướng của câu chuyện được. Thực ra, chú cũng có biết nhiều hơn tôi là mấy đâu.
Nghĩ đến đây, ruột gan tôi vừa nhẹ nhõm đi được tý chút lại bắt đầu thấy áp lực.
Xử lí xong việc, cậu người làm của chú Ba mới trở về, nhưng lại chẳng mua được đồ. Giờ này chợ búa người ta đều đóng cửa hết sạch, chỉ đành để mai tính tiếp.
Lâu lắm rồi không nói chuyện với chú Ba, lại gỡ được khúc mắc trong lòng, tâm tình tôi bắt đầu tốt lên trông thấy. Tối đến, tôi liền cùng mấy người chú Ba trốn viện ra ngoài, tìm một quán nhậu lề đường, làm một chầu rượu chè đã đời. Ăn cơm người ốm suốt bao lâu, mãi mới có dịp thưởng thức mấy món có mùi có vị một chút, chú Ba sung sướng lắm, tay rượu tay thuốc rốt cuộc cũng được một phen xả láng.
Lúc quay về, chú Ba đi làm thủ tục xuất viện, miệng nói sẽ không bao giờ ở lại bệnh viện nữa đâu, rồi bảo tôi lo liệu giúp chú một phòng ở nhà nghỉ.
Tôi uống có hơi quá chén, sau khi về tới nhà nghỉ, giúp chú Ba đặt phòng, tôi bèn tắm táp sạch sẽ, rót cho mình một chén trà thật đặc rồi sửa soạn đi ngủ.
Nhưng tắm rửa xong, mãi vẫn không ngủ được, tôi bèn mở máy tính, lục tìm tấm ảnh cũ mèm chụp lúc chú Ba trước khi xuất phát đến Tây Sa ra xem.
Bức ảnh này tôi xem cả trăm lần rồi, nhưng ảnh chụp đen trắng, ngoại trừ vài người quen còn có thể nhận ra, còn lại những người khác rất khó để phân biệt rõ ràng. Vả lại chú Ba cũng chưa từng chỉ cho tôi biết ai với ai. Trên ảnh, chú Ba gầy gò điềm đạm, chẳng có chỗ nào giống một thổphu tử hết, mà Muộn Du Bình cũng cực kỳ giống một cậu sinh viên bình thường. Tôi thử tìm Giải Liên Hoàn trong bức ảnh, quả có phát hiện ra một người nhìn từa tựa chú Ba tôi, chẳng biết có phải hắn hay không. Tôi không khỏi bùi ngùi. Nào có ai ngờ đằng sau một bức ảnh bình thường như vậy lại ẩn giấu nhiều sự việc đến thế.
Nhìn ngắm nửa ngày, thấy rằng căn bản chẳng có cách nào nhìn ra được điều gì từ tấm ảnh này, tôi bèn dùng modem dial-up của khách sạn để vào trang web của công ty chuyển phát nhanh đã gửi bưu kiện của Muộn Du Bình đến cho tôi, nhập mã số để tra cứu thông tin của kiện hàng chuyển phát nhanh này.
Rất nhanh đã có kết quả tìm kiếm. Tôi kéo chuột đến ô ghi địa điểm gửi hàng, thấy nó không bị để trống mà có ba chữ đề tên một thành phố: Cách Nhĩ Mộc. Cuốn băng hình này được gửi đi từ một địa phương có tên là Cách Nhĩ Mộc.
Tôi liền sửng sốt, tự hỏi đó là nơi nào? Tôi liền tra Google một lúc thì lại càng giật mình hơn. Hóa ra đó là một thành phố ở phía Tây, thuộc tỉnh Thanh Hải.
Thanh Hải? Muộn Du Bình đến đó từ bao giờ? Tôi bắt đầu nghi ngờ. Tên này hành động cũng mau lẹ quá đi, thoắt cái đã chạy tới miền Tây rộng lớn, chả lẽ hắn định đi giúp sức cho sự nghiệp đổ đấu ở miền Tây chăng? Có điều Thanh Hải đâu thuộc địa bàn của thổ phu tử. Đó là khu vực có các dân tộc thiểu số tập trung sinh sống, chỉ có bọn đầu cơ buôn bán xác ướp với tội phạm buôn lậu di vật khảo cổ quốc tế mới thường lui tới mà thôi. Hắn có thể đến đó làm gì nào? Giúp người ta đào giếng chắc?
Thế rồi hắn lại còn gửi cuộn băng hình cho tôi, chuyện này có bắc tám cái thang tre cũng chẳng thấy có tí liên quan nào.
Tôi tra cứu một ít tài liệu về Cách Nhĩ Mộc, tìm hiểu một chút về lịch sử của nơi này thì lại càng ngạc nhiên hơn khi phát hiện ra Cách Nhĩ Mộc là một khu đô thị mới, được xây dựng khi bộ đội giải phóng đi xây sửa đường xá, bốn phía xung quanh đều là sa mạc. Muộn Du Bình mà ởđó thì tôi thực sự nghĩ không ra hắn có thể làm gì. Vả lại hắn còn gửi băng hình từ đó về đây, rốt cuộc nội dung là cái gì nhỉ?
Mẹ kiếp, tôi bắt đầu có phần sốt ruột, bỗng chốc sựhứng thú của tôi đối với cuộn băng hình nọ ngày càng thêm mãnh liệt.
Hớp mấy ngụm trà đặc để trấn áp hơi men xong, tôi liền tổng hợp lại những thông tin mà hôm nay đã nghe được rồi gửi cho mấy người bên A Ninh. Tôi và mấy người này quen nhăng nhố với nhau, hy vọng bọn họ cũng sẽ xem xét giúp tôi, biết đâu lại có phản hồi nào hữu dụng. Tuy chú Ba có dặn tôi là không được kể cho người khác, nhưng tôi nghĩ, nói cho bọn người của Cầu Đức Khảo cũng không thành vấn đề gì lớn. Hơn nữa những nội dung tương đối nhạy cảm mà không quan trọng tôi đều đã lược bỏ hết rồi. Tôi còn hỏi bọn họ xem gần đây công ty có kế hoạch vào Vân Đỉnh Thiên Cung lần nữa hay không.
Làm xong mấy việc này thì chất cồn bắt đầu phát huy tác dụng. Người tôi nhanh chóng rũ ra, mắt lờ đờ rồi chìm vào giấc ngủ. Tôi đánh một giấc yên ổn vô cùng, không hềmộng mị mà ngủ thẳng một lèo đến tận sáng bảnh mắt hôm sau, tôi mới bị tiếng chuông điện thoại đánh thức.
Tôi nhận điện thoại, đó là cậu người làm của chú Ba gọi tới. Cậu ta nói bọn họ đã xuất viện, chú Ba đã sang ở ngay sát vách phòng tôi. Đầu video cũng đã mua được rồi, họgọi tôi sang đó cùng xem.
Chương 27. Hình ảnh
Editor: Yoo Chan
Beta: Cơm Nắm Nướng Chảo, Earl Panda
.
.
.*****
.
Đầu video là do cậu người làm bới được từ chợ đồ cũ ởbãi tàu mang tới, hãng Panasonic. Lúc tôi vào đến phòng chú Ba thì cậu ta đang lúi húi cắm máy. Tôi thấy trên sô pha còn đặt hai chiếc dự phòng giống y chang, là vì sợ lỡhỏng hóc gì lại rách việc. Nhưng cũng may, hàng nhập khẩu thời đó chất lượng tốt lắm, thử cả ba cái đều là dùng được. Tôi liếc qua một cái máy dự phòng, cũ kỹ nặng nề, nhưng đồ thời đó toàn là hàng xịn, không giống như đĩa DVD thời nay, quăng lên một cái là thành đĩa ném đồ chơi cho chó đợp luôn.
Suốt trong lúc cắm đầu video, chú Ba vẫn một mực không mở miệng, chỉ bảo tôi ngồi xuống rồi phì phèo hút thuốc hết điếu nọ lại đến điếu kia, chẳng rõ đang âm thầm suy tính những gì.
Cơn đau đầu do say rượu của tôi cũng đỡ dần. Tôi cảm thấy có hơi căng thẳng, thi thoảng lại nghĩ quàng nghĩ xiên, suy đoán xem rốt cục trong hai cuốn băng đó đã ghi lại những hình ảnh gì. Tôi đã nghĩ đến cả Tây Sa, nhưng thời điểm bọn họ đến Tây Sa thì làm gì có chuyện mang thiết bịghi hình đi theo. (Dạo đó thiết bị loại này tương đối đắt tiền, trong nước vẫn còn phổ biến loại máy quay dùng phim nhựa, cuộn băng vẫn phải dùng tay quay.) Cho nên nội dung trong băng ghi hình chắc chắn không phải được quay trong vụ Tây Sa đó. Tương tự, nội dung cũng không thể là phía sau cánh cửa thanh đồng được. Trừ hai nơi này ra, vậy trong băng hình sẽ là cái gì nhỉ? Thực sự chẳng có tí manh mối nào.
Nối xong được cái đầu máy với tivi, bật công tắc điện lên, tôi lấy một cuộn băng định bỏ vào. Có điều lúc nhét nó vào cửa băng của đầu máy video thì tôi lại do dự, không hiểu sao ruột gan bỗng chốc rối bời cả lên, tôi bèn liếc sang nhìn chú Ba.
Chú Ba khoát khoát tay với tôi, bảo: "Cho vào đi chứnhìn tao làm gì? Mẹ kiếp, mày còn phải sợ hắn bò từ TV ra chắc?"
Lúc ấy tôi mới đẩy cuộn băng vào. Đầu máy kêu loạch xoạch, bắt đầu chuyển động. Tôi quay lại ngồi xuống mé giường. Rất nhanh sau đó, trên màn hình nhấp nháy đầy muỗi. Chú Ba ngừng hút thuốc, ném tọt đầu mẩu vào trong cái ổng nhổ. Hai người chúng tôi cộng thêm cậu người làm của chú đều có phần căng thẳng mà nhổm người ngồi thẳng lên.
Sau hơn mười giây muỗi bay vù vù, trên TV mới bắt đầu xuất hiện hình ảnh. Tuy là tivi màu nhưng hình ảnh lại đen trắng, vậy chắc là do băng rồi. Hình ảnh mới đầu rất mờ, sau mới rõ dần lên.
Đó là một gian phòng gỗ kiểu cổ. Chúng tôi còn thấy cảsàn nhà lát ván, mà hình ảnh cứ không ngừng lắc lư, rõ ràng là người hoặc vật đỡ camera không được ổn định cho lắm. Trong nhà, chúng tôi thấy một cánh cửa sổ trổ ra trên mảng tường phía sau. Cảnh quan bên ngoài mờ tịt, hình như là ban ngày vì máy quay hơi ngược sáng.
Chú Ba và tôi quay sang nhìn nhau. Hình ảnh này có vẻ quần chúng quá, chúng tôi chẳng thể ngờ sẽ thấy thứnhư vậy. Lẽ nào đây là video blog tự quay? Đợi lát nữa sẽthấy Muộn Du Bình vừa húp mỳ vừa đi ra, quay mặt vào màn hình nói rằng đã lâu không gặp, mọi người dạo này thế nào rồi, vân vân chăng?
Phía dưới cửa sổ có kê một chiếc bàn làm việc kiểu cũ, trông có vẻ giống mấy thứ đồ dùng cổ lỗ sĩ trong những bộphim cách mạng. Trên mặt bàn chất chồng đồ đạc. Nào tài liệu, đèn bàn, còn có cả một chiếc điện thoại.
Kiểu điện thoại này tương đối cũ, tuy chưa phải loại già cỗi đến rụng răng. Thời gian ghi hình đoạn phim này hẳn là sau thập kỉ 90 của thế kỉ 20. Dĩ nhiên hiện tại vẫn có nhiều gia đình dùng loại điện thoại này, cho nên rốt cuộc cũng không thể đoán chắc đó là thời nào, chỉ khẳng định được rằng đó không thể là trước những năm 90.
Tiếp theo hình ảnh vẫn nguyên xi quay cảnh trong căn phòng đó, thật cứ y như tranh tĩnh vật. Chúng tôi đợi được một lúc rồi mới nhận ra rằng máy quay được giữ nguyênở một vị trí, giống như những pha quay cố định trong phim điện ảnh, chẳng hề xê dịch.
Nói vậy thì chẳng biết hình ảnh bất động này sẽ còn kéo dài đến bao lâu, chúng tôi cũng không thể cứ ngây ra đó mà nhìn. Chú Ba liền ấn nút tua nhanh. Tua qua đến đoạn chừng hơn 20 phút, thì bỗng có một cái bóng màu đen từtrong phòng lướt vèo qua.
Tôi với chú Ba giật nảy mình.
Chú Ba vội vàng nhấn nút quay chậm tua ngược lại, hóa ra là một người từ ngoài ống kính bước vào trong khung hình. Chúng tôi còn nghe thấy có tiếng đóng mởcửa, hẳn là có người từ bên ngoài trở về phòng. Nhìn kỹ lại thì người vừa đi vào là một phụ nữ, trông không rõ bao nhiêu tuổi, nhìn loáng thoáng thấy dáng dấp cũng khá, tóc buộc túm đuôi ngựa.
Chú Ba lập tức bồn chồn hẳn. Chú bước lên phía trước, gần như dán cả vào màn hình TV.
Thế nhưng cô gái kia đi lại như bay, thoắt cái đã lướt qua ống kính sang phía bên kia, rồi biến mất khỏi màn hình.
Tôi thấy sắc mặt chú Ba bỗng trở nên bất ổn, định hỏi chú có chuyện gì, nhưng chú lại khoát khoát tay với tôi, ý bảo tôi đừng nói chuyện.
Thời gian tiếp tục bị tua nhanh. Năm phút sau, cô gái kia lại xuất hiện trên màn hình, đã thay đồ ngủ. Tiếp đó cô ta đi thẳng đến trước ống kính, màn hình bắt đầu lắc lư, rõ ràng là góc độ của máy quay đang bị điều chỉnh.
Giống như một cảnh quay đặc tả, gương mặt cô gái trực tiếp tiến sát vào màn hình tivi. Tôi thấy cô gái này khá trẻ, tướng mạo lanh lợi xinh xắn, đôi mắt rất to, nhìn tổng thể là loại con gái có phần ngọt ngào đáng yêu.
Chú Ba cũng đang dán sát vào TV, thoáng cái đã mắt đối mắt với cô gái trong màn hình. Điều làm tôi không ngờchính là, trong nháy mắt, chú Ba trước tiên sững sờ một lát, sau đó toàn thân chú đột nhiên run bắn. Chú thét to một tiếng rồi giật lùi lại mấy chục bước, suýt tý nữa đã đạp cho cái tivi bắn ra khỏi ngăn tủ.
Cậu người làm nhà chú vội chạy lại đỡ tivi, tôi thì đỡ lấy chú. Chỉ thấy chú Ba trỏ vào khuôn mặt trong tivi kia, phát ra tiếng kêu run rẩy: "Là cô ta! Hoắc Linh! Là Hoắc Linh!"
Chúng tôi bị phản ứng bất thình lình của chú Ba dọa sợgần chết. Cậu người làm nhà chú vội bỏ cái tivi qua đỡ chú, còn tôi trước tiên đặt tivi ngay ngắn lại, chỉ sợ nó rớt xuống hỏng xừ mất.
Tuy nhiên, cậu người làm nhà chú căn bản đỡ không nổi chú Ba. Chú vừa kêu thét vừa cứ thế giật lùi về phía sau, thoắt cái liền đâm sầm vào bộ sô-pha, xô cho cả cái ghế suýt chút nữa lật nhào, còn bản thân chú thì trượt một cái ngã sóng xoài trên đất. Lần này rõ ràng bị đâm đau hết sức, chú ôm lưng, mặt mũi trắng bệch cả ra. Dẫu có thế, ánh mắt chú vẫn chằm chằm dán vào màn hình tivi, con ngươi trợn trừng như sắp rớt ra đến nơi.
Thế này thì tôi cũng hơi kinh ngạc. Cô gái đó vậy mà lại là Hoắc Linh sao?
Theo lời kể của Muộn Du Bình thì Hoắc Linh là con gái một cán bộ, hồi chuyến khảo cổ Tây Sa năm đó cũng là một trong những người cùng xuống ngôi mộ nằm dưới đáy biển. Tư liệu về cô gái này rất ít. Tôi không biết cô ta là ai trong bức ảnh chụp đen trắng kia nên đương nhiên không nhận ra được. Một người như vậy mà lại xuất hiện trong cuộn băng ghi hình Muộn Du Bình gửi tới... quả thật có phần khó mà cắt nghĩa nổi...
Vả lại, điều khiến tôi cảm thấy quái lạ chính là: cuốn băng ghi hình này được làm ra thế nào? Xem xét từ việc cô nàng điều chỉnh ống kính, thì rõ ràng cô ta đã biết là có máy quay phim, mà quay phim tự sướng thì cũng không ai người ta quay như vậy. Thế này hẳn phải là một kiểu giám thị tự sắp đặt. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là băng ghi hình để giám sát. Cô ấy tại sao phải quay băng lại như vậy, mà cuốn băng này làm thế nào lại đến được tay Muộn Du Bình? Còn Muộn Du Bình vì sao lại gửi cuộn băng này cho tôi cơ chứ?
Trong chuyện này phải có trò gì rồi, tôi bắt đầu thầm ngờ vực trong lòng. Chú Ba nói đúng. Xem ra cả câu chuyện này còn xơi mới khép lại được.
Lúc này trên màn hình cô gái nọ đã điều chỉnh máy quay xong. Màn hình không còn rung lên nữa, cô ta cũng rời xa khỏi màn hình như trước, ngồi xuống bên bàn làm việc, dựng một chiếc gương lên chải đầu. Vì hình ảnh là đen trắng, lại thêm vụ lắc lư vừa rồi nên khung hình trở nên có phần mờ ảo.
Chú Ba dần dần bình tĩnh trở lại, nhưng mặt mày đã tái mét, thần sắc bây giờ so với hồi nãy cứ như hai người khác hẳn nhau. Chú nắm cứng lấy tay vịn ghế sô-pha, toàn thân run lên khe khẽ, rõ ràng là đang căng thẳng hết sức.
Tôi vì muốn chắc chắn, nên bèn hỏi lại chú Ba: "Cô gái này chính là cái cô Hoắc Linh đã cùng bọn chú xuống dưới đáy biển ấy hở?"
Chú Ba không có tý tẹo phản ứng nào. Tôi cũng hết cách, liếc mắt nhìn nhau với cậu người làm nhà chú. Cậu ta cũng chịu chẳng biết phải nói thế nào.
Cô Hoắc Linh trong băng hình lại càng không ngừng chải đầu. Mái tóc buộc đuôi ngựa của cô xõa ra tương đối dài, tôi cũng chả hiểu rốt cuộc cô ta còn phải chải đến thếnào. Đại khái phải tới hai mươi phút sau, cô ta mới dừng tay, lại túm tóc lên buộc đuôi ngựa.
Chải đầu xong xuôi rồi, cô liền đứng lên, có hơi mơmàng trông ra ngoài cửa sổ, tiếp đó chạy thình thịch tới chỗmáy quay phim quay không tới, rồi sau đó cô ta lại chạy trởvề. Thế nhưng khi cô ta quay lại, tôi phát hiện quần áo của cô ta ấy vậy mà đã khác rồi.
Nói cách khác là cô ta đã vào buồng trong thay cả bộquần áo.
Tiếp đó, những hình ảnh khiến tôi thấy khó lòng tưởng tượng liền xuất hiện.
Sau khi bước ra rồi, cô ta lại chạy đến trước máy quay, dường như không hài lòng với góc quay nên lại điều chỉnhống kính. Màn hình bắt đầu rung lên, gương mặt trắng trẻo của cô ta choán lấy toàn bộ màn hình.
Chú Ba phát ra tiếng rên rỉ cực kỳ cổ quái, cứ như thểgương mặt của cô ta đáng sợ vô cùng.
Tôi cứ tưởng cô ta thay quần áo là để ra ngoài, hoặc là nấu cơm nấu nước gì đấy, trong phòng đảm bảo một lúc lâu sau sẽ chẳng thấy bóng người, cho nên tôi cầm lấy điều khiển từ xa nhăm nhe tua tiếp. Đến lúc đó thì lại thấy cô ta ngồi trở về bên bàn làm việc, cầm lược, cởi dây buộc tóc, lại bắt đầu chải!
"Cái cô này bị tâm thần rồi!" Cậu người làm ngồi một bên không kìm được kêu lên.
Chú Ba lập tức giơ tay ra hiệu cho cậu ta đừng lên tiếng, lông mày nhíu rõ chặt.
Cô gái ngồi quay lưng về phía chúng tôi mà chải đầu nên cũng không thấy vẻ mặt của cô. Trong gương chỉ có một cái bóng lờ mờ, động tác cũng gần như đều đặn, tần suất suýt soát hệt như nhau. Tôi nhìn nhìn thử xem, quảthực hoài nghi không biết đầu của cô ta có phải làm bằng sắt không. Phải là tôi thì chải như thế, đầu đã trọc lóc nhăn nheo như quả óc chó từ khuya rồi.
Hình ảnh như thế khiến tôi cảm thấy bầu không khí trởnên có phần quái gở. Tôi chịu đựng tiếp. Lại được thêm tầm 20 phút sau, cô ta mới lại một lần nữa quấn dây buộc tóc, đứng dậy chạy bình bịch ra khỏi màn hình.
Tôi và cậu người làm nọ đều thở phào nhẹ nhõm, nhủthầm rằng cuối cùng cũng xong rồi. Nếu còn chải tiếp nữa thì đầu của tôi cũng bắt đầu muốn phát nhức lên mất.
Thế nhưng, chẳng thèm đợi chúng tôi giãn gân giãn cốt, cô nàng đã lại thay một bộ quần áo khác chạy ra, tiến đến trước máy quay, lần thứ ba bắt đầu điều chỉnh góc độ.
Tôi bỗng thấy mơ mơ hồ hồ, quả thực chả hiểu mô tê gì cả. Cái cô Hoắc Linh này rốt cuộc đang làm gì? Thế này cũng quá khoa trương rồi, chẳng nhẽ đấy là sở thích của cô ta.... hoặc là, lẽ nào cô ta muốn tự sát? Cho nên mới không nề hà chuyện thay quần áo, chỉnh góc độ. Tiếp theo chẳng lẽ cô ta lại muốn chải đầu tiếp hả? Còn chải tiếp như vậy thì răng lược cũng bị mài thành sợi lông mất.
Đúng lúc đó, hình ảnh đột nhiên đứng khựng lại, hóa ra là chú Ba đã ấn nút tạm dừng. Màn hình hai màu đen trắng lập tức đứng nguyên tại pha quay đặc tả khuôn mặt nọ.
Chú Ba sắc mặt tái mét, môi mép còn có phần run rẩy. Chú sáp lại gần xem xét tỉ mỉ rồi khàn khàn thốt lên: "Trờiạ. Cô ấy cũng không hề già đi!"
Chương 28. Người thứ mười một
Editor: Nga Vũ
Beta: Cơm Nắm Nướng Chảo, Earl Panda
.
.
.*****
.
Điều chú Ba nhắc đến, tôi đã quan sát thấy từ lâu, chỉ là không lên tiếng nói ra. Một mặt vì băng hình không được nét, tôi không rõ mình có nhìn lầm hay chăng, mặt khác là vì tôi tin chú sẽ nhanh chóng để ý thấy thôi.
Quả nhiên, chú Ba dừng hình lại rồi tiến lại gần xem. Tôi cũng sáp vào, muốn nhìn cho kỹ để xác định lại một chút.
Liếc nhìn vài lần, tôi liền có kết luận: không nghi ngờ gì nữa, tuổi tác của Hoắc Linh tại thời điểm ghi hình cuốn băng này không thể quá ba mươi. Ở đây không nói đến bềngoài trẻ trung, mà là dáng điệu thiếu nữ thanh xuân đó không phải phụ nữ cứ trang điểm cưa sừng làm nghé vào là có thể đóng giả được. Ngoài ra, tôi không thể không nói thêm rằng cô Hoắc Linh này vẻ ngoài thật sự trông xinh xắn lanh lợi lắm, bảo sao lại chẳng bỏ bùa cho mấy anh chàng trong đội khảo cổ mê đắm đến điên đảo thần hồn. Khả năng truyền tải của màn hình đen trắng so với loại có màu tệ hơn rất nhiều, nhưng ánh mắt hơi hơi mơmàng và nét mặt xinh xắn của cô vẫn có thể khiến tim người ta nhảy thình thình. Với một dung mạo như vậy, có lẽ cô luôn cảm thấy vô cùng tự tin vào bản thân, từ bé đến lớn luôn là tâm điểm được mọi người vây xung quanh yêu mến, chiều chuộng. Thế mà lại gặp phải cái ông "thần sầu" Muộn Du Bình hoàn toàn chẳng thèm đếm xỉa gì đến mình, phản ứng của cô như vậy cũng là hợp lý thôi. Có điều bây giờ nghĩ lại, những phản ứng này có thể chỉ là diễn kịch. Nếu quả thật như vậy thì người phụ nữ này cũng là nhân vật lợi hại đây.
Sắc mặt của chú Ba rất khó coi. Co mình vào trong ghếsô pha, chú chặc lưỡi một tiếng: "Một người đã thế, người thứ hai cũng thế, me kiếp, lẽ nào toàn bộ đám người mất tích đó đều thế này sao? Rốt cuộc bọn họ đã gặp phải chuyện gì?"
Tôi ngẫm nghĩ rồi lắc đầu, bảo với chú Ba rằng không thể đoán bừa như vậy được, ở đây chúng ta đâu có biết thời gian ghi hình cụ thể là lúc nào. Nhìn kiểu dáng điện thoại thì có lẽ là trước hoặc sau thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Thời điểm đó cũng cách lúc cô ấy mất tích trong huyệt mộ đáy biển chẳng được bao lâu. Chúng tôi không biết lúc bấy giờHoắc Linh bao nhiêu tuổi. Nếu hồi đó cô ta chỉ 17-18 tuổi, vậy dẫu có mười năm sau cũng chỉ mới 27-28, vậy thì không thể đưa ra kết luận là cô ấy chẳng hề già đi.
Chú Ba ậm ừ một tiếng, rõ ràng là không quá chú tâm đến lời tôi nói. Chú cho băng ghi hình chiếu tiếp, chúng tôi lại tiếp tục xem.
Tuy nhiên, điều khiến bọn tôi không thể tưởng tượng được là, bật tiếp chưa được bao nhiêu phút, đột nhiên "muỗi" lại tiếp tục nhảy ra đầy màn hình.
Bọn tôi tưởng băng ghi hình có vấn đề, bèn đợi một lát, thế nhưng tiếp theo đó vẫn là "muỗi". Chú Ba bèn tua nhanh, tua mãi cho đến hết, tất cả vẫn rặt những "muỗi".
"Cái gì thế này?" Chú Ba có phần cáu kỉnh. Chú không thạo dùng đồ điện tử, tưởng máy hỏng rồi, bèn định đi ra đập nó.
Tôi ngăn chú lại, kéo cuốn băng ra xem thì phát hiện băng từ không có vẻ gì là bị mốc, liền hiểu ngay ra vấn đề: "Bị xóa mất rồi."
Xét từ tính liên tục của những hình ảnh trong cuốn băng thì đoạn sau hẳn phải có nội dung gì đó. Giờ đột nhiên biến thành chỉ còn nhiễu thì rõ ràng là đã bị xóa mất.
Băng hình từ lúc lấy ra đến giờ hoàn toàn chưa có ai động chạm gì vào, đầu video cũng vừa mới mua, không thểnào là do sai sót khi sử dụng. Hẳn là trước khi được gửi đến đây, cuộn băng đó đã bị xóa một đoạn mất rồi. Nhưng nếu đã cố tình làm thế, vậy thì tại sao không xóa nốt đoạn trước luôn đi, còn phải để lại một đoạn băng hoang đường khó hiểu thế để làm gì? Lẽ nào nội dung đoạn sau có gì đó chúng tôi không được phép xem?
Tôi và chú Ba bốn mắt nhìn nhau, hoàn toàn bó tay không thể hiểu nổi Muộn Du Bình có ý gì. Lẽ nào hắn ghẹo bọn tôi chắc? Không có khả năng đó đâu, vị tiểu ca này đâu có giống kẻ rỗi hơi như vậy chứ.
Chú Ba ngẫm nghĩ một lúc, rồi bảo tôi bỏ lại cuốn băng vào, tua lại từ đầu xem lần nữa. Chú muốn xem kỹ xem phải chăng trong ấy có thứ gì đó mà vừa rồi không phát hiện ra, vì đoạn trước có một khúc bị tua nhanh, không xem kỹ thì chung quy là vẫn có phần không vững dạ.
Lần này chúng tôi thật sự xem lại từng giây từng giây một. Gian phòng lặng ngắt như tờ. Nếu ánh mắt mà có thểmang sức mạnh, thì cái tivi kia có khi bị chúng tôi trợn mắt nhìn đến phát nổ rồi. Tuy nhiên, xem hết một mạch, mắt cũng trợn trừng đến đỏ quạch cả ra mà vẫn không phát hiện được bất cứ manh mối nào có khả năng khiến chúng tôi nảy sinh hứng thú.
Sau đó chúng tôi lại chiếu tiếp cuộn băng ghi hình còn lại. Thế nhưng lần này lại càng quái đản hơn. Cuộn băng đó hoàn toàn trống rỗng, bên trong hoàn toàn chỉ có "muỗi". Bọn tôi tua lại xem "muỗi" liền hai bận, chỉ thấy toàn thân cũng choáng váng cả lên.
Lúc mới bắt đầu xem băng thì hăng lắm, nhưng xem xong lại hết sức chán nản và mụ mẫm. Lúc mới đầu tôi thậm chí còn tưởng là có thể thấy cảnh tượng sau cánh cửa thanh đồng, song thật chẳng thể ngờ bên trong lại là hìnhảnh chả hiểu mô tê gì như thế.
Tắt máy đi, tôi cùng chú Ba suy nghĩ xem rốt cục đã xảy ra chuyện gì. Nhưng mà ngồi nghĩ cả nửa ngày, hai chú cháu tôi mới phát hiện ra rằng vấn đề này hoàn toàn chẳng có điểm nào để mà bắt tay vào giải quyết.
Tôi báo cáo với chú Ba về thông tin tôi tìm được hôm qua. Cuộn băng này đến từ Cách Nhĩ Mộc, tỉnh Thanh Hải. Vậy, có thể cho rằng thế này: Muộn Du Bình gửi kiện hàng này cho chúng tôi từ Thanh Hải, vậy thì hiện giờ bản thân hắn nhất định là ở trong thành phố Cách Nhĩ Mộc đó. Nếu vậy, có thể cho rằng hai cuộn băng này là hắn tìm được ởCách Nhĩ Mộc hay không? Sau đó, hắn mới gửi cho chúng tôi.
Chuyện này cũng hoàn toàn không có cách nào đểkhẳng định được. Có điều, từ nội dung cuốn băng này, ngược lại có thể xác định một vấn đề: đó là, đám người mất tích trong ngôi mộ dưới đáy biển đó rõ ràng là chưa chết. Vào thập kỷ 90 của thế kỷ 20, bọn họ vẫn còn sống, nhưng hành vi có đôi chút khác thường. Người trong nhóm bọn họ có lẽ đại đa số đã chết trong Vân Đỉnh Thiên Cung. Chuyện này tôi không nói với chú Ba, sợ rằng chú sẽ suy sụp vì trong số đó có thể có cả Văn Cẩm.
Về sau tôi lại ép bản thân mình xem vài lần nữa, nhưng thật sự nhìn không ra nổi vấn đề. Chú Ba còn muốn tiếp tục xem băng, tôi bèn về trước ngủ bù. Tiếp đó chú ba đem cuộn băng sao lại một bản, băng gốc thì trả lại cho tôi, bảo rằng để chú còn nghiên cứu mấy hôm sau. Phan Tử nghe nói chú Ba đã tỉnh, liền đến Cát Lâm đón chú đi.
Lần này việc làm ăn của chú Ba thiệt hại cực lớn. Người làm kẻ thì bị bắt, kẻ thì chạy trốn, địa vị của chú ở Trường Sa cũng rớt cả ngàn bậc. Có điều bản thân chú Ba hoàn toàn chẳng để tâm tới việc này. Đối với chú mà nói thì cái gọi là tiền tài này cũng chỉ là một thứ phù hiệu mà thôi. Lúc sắp đi, chú Ba dặn dò tôi, rằng vấn đề này nếu còn tiếp diễn vềsau, thì chú bảo tôi đừng có dây vào thêm nữa. Tôi lúc trước hoàn toàn là sống nhờ cao số, hơn nữa bên mình còn có quý nhân phù trợ, chứ quá tam ba bận, ông trời cũng sẽkhông chiều chuộng tôi được mãi đâu. Cẩn thận kinh doanh cửa hàng nhà mình cho tốt mới là thực tế, sau này mớ tài sản còm nhà chú nói không chừng còn phải nhờ tôi trông coi đấy.
Tôi ngoài mặt thì gật gù, bụng nhủ thầm thôi đi, với cái kiểu sống của chú cháu chỉ sợ chẳng có số được hưởng đâu, thôi về làm nghề cũ cho ăn chắc mặc bền còn hơn.
Tóm gọn lại là sau khi chú Ba rời đi rồi, tôi cũng sửa soạn quay về Hàng Châu. Mỗi tội do chả mấy khi có dịp ngày rộng tháng dài ở lại Cát Lâm, thế là tôi bèn ngâm thêm mấy hôm, liên lạc với mấy đứa bạn ở quanh đó, thứnhất là để xõa một tý, thứ nhì là để chuyện trò ôn lại tý kỷniệm xưa.
Tôi có vài người bạn cùng đại học đang ở Trường Xuân, thế là bọn họ tranh thủ chạy tới. Mấy đứa bọn tôi tung tẩy khắp nơi, tán dóc những chuyện trước kia, tâm trạng tôi mới dần dần tích cực lên. Sau đó lại dạo quanh thành phố, đi chợ đồ cổ , tôi giúp bọn họ chọn dăm ba món, chạy đi chạy lại cũng đã được hai tuần lễ.
Đã nếm trải nhiều chuyện như vậy, thành ra tôi có chút không để ý mấy chuyện vặt vãnh, hồi trước tiêu tiền còn cò kè mặc cả, chứ bây giờ chỉ đơn giản là tiền trao cháo múc. Có điều cứ thế, tiền nong bên người tôi ngót dần đi.
Mấy đứa bạn cũng lấy làm kỳ lạ với sự thay đổi của tôi. Cái thằng cá gỗ mà cũng chịu chơi thì thật quá bất ngờ. Họđều hỏi xem cái gì đã thúc đẩy tôi như thế.
Trong một lần ăn cơm, tôi bèn chọn chơi trò đặc sắc, kểnhững chuyện tôi đã trải qua với mấy người kia, coi như là chém gió một bận. Thế mà nói xong lại chả có ai tin. Một đứa trong đám thì cười hỏi: "Cậu kể chuyện mấy người xuống đáy biển đó, có phải là bức ảnh nhờ tớ điều tra không?"
Tôi nghe cậu ta nói, bấy giờ mới nhớ ra rằng hồi trước tôi tìm được một tấm hình trên mạng, bên dưới có chữ "Cáở chỗ tôi". Lúc đó chính là tôi tóm cổ cậu ta nhờ điều tra giúp. Sau cậu ta chỉ tra ra là nó được gửi lên mạng từ Cát Lâm, còn lại thì cậu ta mặc kệ.
Giờ nghĩ lại thì cũng thật kỳ quái. Cái thứ mạng Internet này mới chính thức bắt đầu phát triển được mấy năm nay. Rốt cuộc là ai đã gửi lên nhỉ?
Đã nhớ ra rồi, tôi bèn hỏi luôn cậu kia xem về sau có còn tra thêm được cái gì nữa không. Cu cậu lắc đầu, rõ ràng cũng chả thèm ghim câu chuyện của tôi trong lòng, chỉ nói thế này: "Ảnh chụp kiểu đó bình thường lắm, hơn nữa thời kỳ cũng quá xưa. Tư liệu thời đó bình thường chả ai đưa lên mạng, tớ chỉ có thể xài mấy mánh chuyên môn. Cái địa chỉIP đó là thứ duy nhất có thể tra ra đấy. Tớ thấy nếu cậu thật sự muốn điều tra, thì chả có gì bằng đến Cục Lưu trữ Quốc gia, tìm xem có đội khảo cổ mười một người nào mất tích hai mươi năm trước không. Chắc là biết được nhiều hơn đấy."
Tôi ậm ừ một tiếng. Vậy cũng có lý lắm chứ. Có người ngồi bên bèn đính chính: "Đằng ấy nhớ sai rồi. Cái ảnh đó tớ cũng xem rồi. Là mười người chứ."
Cậu kia lắc đầu bảo: "Đâu mà, tớ thấy là mười một người."
Ruột gan tôi lộn nhào. Tôi hỏi cậu ấy: "Sao lại thế?"
Cậu ta cười: "Trong ảnh thì là mười người, nhưng không phải còn một người chụp ảnh sao? Chả nhẽ các cậu không nghĩ tới à?"
Chương 29. Vĩ thanh
Editor: Yoo Chan
Beta: Cơm Nắm Nướng Chảo, Earl Panda
.
.*****
.
Người vừa lên tiếng là một anh bạn của tôi, tên Lý Trầm Chu(*), học lớp trên tôi. Tên của cậu ta rất ngộ. Hồi đó tôi cứ tưởng cha mẹ cậu ta có lẽ là fan của Hạng Vũ, đập nồi dìm thuyền. Sau này quen thân rồi, lân la hỏi, tôi mới biết cha mẹ cậu ta là ngư dân, cũng thấy họ rất nghèo, liền tựnhủ rằng xem ra cha mẹ không muốn cậu ta thừa kế cái nghề truyền đời này đây mà.
(*)Trầm Chu lấy từ trong câu phá phủ trầm chu, tức đập nồi dìm thuyền, dựa theo tích: Hạng Vũ đem quân đi đánh Cự Lộc, sau khi qua sông thì dìm hết thuyền, đập vỡ hết nồi niêu để binh sĩ thấy không có đường lui, phải quyết tâm đánh thắng. Nhân tiện nói luôn beta cũng là fan Hạng Vũ~
Tôi với cậu ta cũng chẳng thân nhau lắm, chỉ là người trong nhóm này thường hay chơi với nhau, nói chuyện cũng khá hợp, là bạn bè kiểu quân tử chi giao(**), có việc gì cần thì hỗ trợ lẫn nhau, chứ không phải cái kiểu chả có việc gì cũng cứ phải túm tụm vào một chỗ. Hồi ấy tôi tìm cậu ta nhờ giúp là vì cậu ta hình như làm trong ngành kỹ thuật. Dĩ nhiên là cái nghề buôn đồ cổ này của tôi cũng chả liên quan một tý gì đến cậu ta. Hiện giờ nghề nghiệp cụ thể của cậu ta là gì, tôi còn chẳng biết rõ.
(**)Người xưa có câu "quân tử chi giao đạm nhược thủy", ý chỉ cái tình giữa những người quân tử tuy ngày thường đối đãi nhau chỉ đạm mạc, song khi gian khó thì luôn hết lòng vì nhau~
Bữa nay nghe cậu ta nói một lời như chợt tỉnh cơn mê. Nghe thấy cái thuyết "mười một người" kia, tức thì toàn thân tôi đầm đìa mồ hôi lạnh, đến cả sắc mặt cũng trắng nhợt ra.
Đúng thật! Mẹ kiếp sao tôi lại không nghĩ tới cơ chứ?
Vào thời ấy thì làm gì có máy ảnh ngắm tự động, trong ngôi làng chài ở Hải Nam cũng tuyệt đối không có tiệm chụp ảnh. Người có thể sử dụng máy ảnh đích xác phải là thành viên đội khảo cổ. Tôi chỉ cần động não một tý là nhận ra anh ta nói có lý cực kỳ. Tôi đã từng xem rất nhiều tư liệu khảo cổ ở Tây Sa, bên trong đều có ảnh chụp lại. Thông thường với những trường hợp như này, đều có người của bên thông tin tuyên truyền đi theo làm biên bản.
Thế mà vì sao trong lời kể của chú Ba trước sau gì cũng chỉ nhắc đến mười người, chứ chưa từng đề cập đến người thứ mười một đó? Liệu có phải người bên thông tin tuyên truyền này không ra biển cùng bọn chú, hay là chú Ba vẫn còn giấu giếm điều chi?
Trông thấy bộ dạng của tôi, mấy đứa kia bèn rú lên cười hô hố. Lý Trầm Chu liền bảo: "Đừng nghĩ nữa. Xem ra tớthấy, chú Ba cậu lần này ấy à, đảm bảo lại vẫn đang lừa cậu đấy. Cậu lại bị chơi khăm mẹ nó rồi."
Tôi cũng thoáng thấy chột dạ, bèn nhủ thầm rằng đệch mệ, *éo phải chứ, một cảm giác bực bội pha lẫn sợ hãi lại dâng lên trong lòng. Lập tức tôi liền tự mình lừa mình, chống chế nói: "Không có khả năng đâu. Chuyện chú ấy kểlần này trước sau gì cũng đều ăn khớp lắm. Không thể nào là lừa tớ được. Tớ có phải thằng đần đâu."
Lý Trầm Chu không phát hiện thấy tâm tình tôi biến đổi, bèn vỗ vỗ lưng tôi, tiếp tục tương cho một đòn: "Loại cáo già như chú Ba nhà cậu đương nhiên không thể bịa đại ra một câu chuyện để lòe cậu rồi. Nhất định đó phần lớn là sự thật, đến đoạn mấu chốt mới bịp cậu một cái. Ban nãy nghe cậu kể, tớ liền phát hiện ra một vấn đề: kẻ thứ ba mà chú Ba cậu nhắc đến ấy, thực ra là có cũng được mà không có cũng chả sao. Với lại, cậu chỉ cần nghĩ kỹ một tý là thấy ngay, làm gì có cái người thứ ba kia chứ. Cái lời kể của anh Bình Xì Dầu gì gì mà cậu nói ấy lại không hề mâu thuẫn với những chuyện mà chú Ba cậu kể. Tớ thấy khả năng cậu bịchú Ba lừa có lẽ là lớn hơn một chút đấy." (vâng, Bình Xì dầu kín miệng nhà ta đấy ạ ="))))))) )
Tôi trong lòng có hơi hụt hẫng, tự nhủ rằng cậu suy diễn hay là tớ suy diễn đây hả, bảo cậu ta nói kỹ lại xem đầu cua tai nheo thế nào, sao cứ lái đi đâu rồi.
Cậu ta nốc thêm một đống rượu, rồi dùng tay áo quẹt miệng, đáp: "Nói trắng ra đây này, cậu nghe cho kỹ nhá. Có mấy điểm đáng ngờ này. Thứ nhất, chú Ba cậu trên thuyền bức cung Giải Liên Hoàn, Giải Liên Hoàn liền huỵch toẹt ra là Cầu, ờ......."
"Là Cầu Đức Khảo. Mẹ nhà cậu, đừng có sỉ nhục người bạn quốc tế của giai cấp vô sản chứ." Có người ngồi cạnh sửa lưng.
"À, mặc kệ Cầu Cầu cái khỉ gió gì," Lý Trầm Chu đáp: "Lão Cầu kia bảo hắn xuống ngôi mộ dưới đáy biển, là đểchụp hình bích họa chứ gì? Cậu nghĩ xem, người như Giải Liên Hoàn có thể khai thật với chú Ba cậu hay không?" Cậu ta nhìn xoáy vào tôi. " Làm gì có chuyện đó. Cái loại người này bọn tớ cũng từng tiếp xúc rồi, miệng lưỡi lươn lẹo cứ gọi là bậc nhất. Nghĩ theo hướng đó, mà cậu bảo Giải Liên Hoàn lặn xuống chỉ là vì bích họa thôi á? Tớ thấy chưa chắc đâu. Lật ngược lại vấn đề, chú Ba cậu có thể tin tưởng hắn sao? Cái loại cáo già như chú Ba nhà cậu sao lại tin tưởng hắn được? Ở đây chúng ta rút ra được một kết luận rất có khả năng: Giải Liên Hoàn xuống mộ dưới đáy biển là vì mục đích khác, mà chú Ba nhà cậu cũng biết rằng hắn nói hơi điêu."
Tôi nghe mà trán cứ mướt mồ hôi hột, bụng bảo dạ rằng cũng hơi bị có lý.
Đến lúc này Lý Trầm Chu bèn nằm ngửa ra, nói: "Nếu cậu cũng thấy tớ nói có lý, thì để tớ cho cậu xem một kịch bản khác nhá."
Mấy người còn lại đều bắt đầu thấy hứng thú hẳn lên. Lúc này rượu vào cũng đã kha khá, thuốc cũng đều đã châm, mọi người bèn bảo cậu ta nói tiếp, nếu thấy sơ hởchỗ nào liền bị phạt rượu.
Lý Trầm Chu có phần đắc ý nói: "Chơi luôn. Vậy trước tiên chúng ta đặt mình ở vị trí khác để nghĩ thử chút nhé, đều ngẫm thử xem nếu mình là lão chú Ba phổi bò này, thì lúc đó sẽ nghĩ như thế nào nào? Các cậu xem, nếu chú Ba đó đã biết rằng Giải Liên Hoàn sẽ không khai thật, nhưng mà ở trên thuyền ổng cũng không thể tra tấn ép cung đúng không? Thế thì lão cáo già này sẽ nghĩ gì nào? Nhất định là trước hết cứ theo Giải Liên Hoàn xuống mộ dưới đáy biển. Tiếp đó, ở trong mộ thất, lão cáo già sẽ bắt đầu chất vấn Giải Liên Hoàn về mục đích thực sự của hắn. Chưa nói đến chuyện dùng cả Mãn Thanh thập đại cực hình, nói không chừng lão còn xả bình dưỡng khí của Giải Liên Hoàn, lại bắt y nhìn lượng dưỡng khí càng lúc càng ít đi, không thểkhông khai mục đích thực sự của việc xuống ngôi mộ dưới đáy biển. Mục đích này chính là chuyện mà cái lão nước ngoài Hình Cầu gì gì kia không chịu nói với chú Ba nhà cậu. Sau khi biết được bí mật này rồi, chú Ba cậu mới nảy lòng tư lợi. Cậu có nhớ cái hang trộm ly kỳ trong ngôi mộdưới đáy biển mà cậu kể ấy không? Đảm bảo nó là do hai người bọn họ đào ra khi hành động vì mục đích thật sự kia đó. Sau đấy không biết là do bất trắc, hay do chú Ba nhà cậu bản tính độc địa, hoặc có lẽ nói đúng ra là vì vấn đềdưỡng khí, rốt cuộc Giải Liên Hoàn chết, còn chú Ba nhà cậu thì thoát được ra. Mà chú Ba lúc đó đã lấy được tất cả tưliệu của ngôi mộ dưới đáy biển rồi.
Mà điều càng rõ ràng hơn là chú Ba cậu cũng chưa đạt được mục đích nọ, vì thế ông ta bèn sắp xếp lần xuống mộthứ hai, cũng lợi dụng chuyện mình đã thông thạo về ngôi mộ cổ này mà làm những người kia choáng váng hôn mê đểdễ bề hành động. Tuy nhiên, tớ đoán là khi chú Ba cậu xong việc quay trở lại, liền phát hiện ra những người bị hôn mê đều không thấy đâu nữa, biến mất hết rồi. Cho nên ông ta mới áy náy lưu tâm đến như vậy. Ông ta không biết những người đó đã tự mình thoát ra, hay là gặp phải chuyện gì, còn sống hay đã chết. Mà bởi vì đã biết mục đích thật sự của lão già ngoại quốc Hình Cầu, ông ta mới tiếp tục tham gia vào vụ này. Ông ta cũng vì thế mới có thể hy sinh chuyện làm ăn của mình để lên núi Trường Bạch, chứkhông thì chuyện không có lợi, ông ta nhúng tay vào làm gì?"
Tôi nghe đến đây thì chân tay đã xụi lơ hoàn toàn. Cha nội này cũng quá lợi hại đi. Thế quái nào mà kể ra còn vanh vách hơn cả lời chú Ba. Nhưng nếu đúng là như thế thì chú Ba tôi chẳng phải là trùm phản diện đó sao?
"Có điều tớ cũng chỉ suy đoán bậy bạ không căn cứ mà thôi." Cậu ta nói tiếp: "Thật ra cậu chẳng cần phải tốn công tốn sức với những lời kể của chú Ba cậu làm gì, bởi vì cho dù có là những lời của chú Ba cậu hay lời của cái Bình Xì Dầu kia kể, thì đều không bằng không chứng, chỉ toàn là lời nói gió bay thôi, nghe theo bọn họ thì có mà lẫn lộn tùng phèo hết. Tớ thì tớ thấy, cậu đem tinh thần sức lực đầu tưvào loại chuyện này là chả có một tý ý nghĩa nào cả. Muốn biết sự thật á, quan trọng nhất chính là phải giải thích được một chuyện khác cơ."
"Chuyện gì cơ?" Tôi đã hoàn toàn bị cậu ấy cuốn theo.
"Chú Ba của cậu vì sao lại phải nói dối cậu? Cậu nghĩ mà xem, chuyện này chả có một tý gì là liên quan đến cậu, nói ra sự thật hay không thì có khác qué gì nhau, sao phải tốn cả đống công sức biên soạn ra lời nói dối phức tạp đến thế để đối phó với cậu làm gì?" Cậu ta liếc mắt nhìn tôi đầyẩn ý, "Nguyên nhân căn bản ở chỗ này, sơ hở lớn nhất cũng nằm tại chỗ này luôn."
"Thế cậu nghĩ nguyên nhân là cái quái gì?" Tôi chất vấn cậu ta.
"Có nhiều cách giải thích lắm, trong đó cái đơn giản nhất là chú Ba cậu nói dối rằng chuyện này chẳng có liên quan gì với cậu. Nhưng trong câu chuyện này, chỉ sợ vai trò của cậu lại quan trọng cực kỳ."
Lý Trầm Chu chốt lại một câu: "Mà thôi, đừng nghĩ nữa. Suy cho cùng thì, cứ qua đơn vị cũ của mấy người đó mà tra cứu chẳng phải là sẽ biết sao. Thường thì Viện nghiên cứu Khảo cổ vẫn chịu sự quản lý của ngành văn hóa, hồi đó bọn họ được Viện nghiên cứu nào phái đi, hồ sơcó lẽ vẫn còn lưu. Ở nước mình có rất nhiều hồ sơ được lưu vĩnh viễn mà."
Tôi cũng không nói lời nào, dù sao đây cũng chỉ là phỏng đoán. Nếu như có thời gian thì quả thật cũng có thểđiều tra được. Có điều nếu tra ra đúng là có mười một người, thì tôi biết phải đối mặt với lời biện bạch của chú Ba thế nào đây? Có phải là sẽ bác bỏ toàn bộ mọi điều chú nói không? Nỗi đau xót này có phần quá lớn. Nghĩ tới đây, tôi thấy thà thôi đừng điều tra nữa cho rồi.
Chương 30. Rồng đến nhà tôm
Editor: Nga Vũ
Beta: Cơm Nắm Nướng Chảo, Earl Panda
.
.
.*****
.
Về đến Hàng Châu rồi, thời tiết vẫn vô cùng lạnh giá.
Cửa hàng vẫn vắng tanh không khác gì ngày trước. Vương Minh thấy tôi trở về, một vẻ mệt đừ, thế nào mà mấy tích tắc đầu lại chẳng nhận ra tôi, còn tưởng tôi là khách hàng. Tôi cũng chỉ có thể cười khổ.
Kết quả cuộc thảo luận giữa tôi và mấy đứa bạn đã giáng cho tôi một đòn cực nặng, khiến tâm trạng tôi cứ rối bời không yên, lại không thể đi hỏi chú Ba lần nữa, kẻo ông cụkhốt đó lại chửi tôi chân trong chân ngoài. Sầu não trong lòng không chỗ trút, tôi đành ngày ngày nán lại trong cửa hàng, chơi cờ với ông chủ quầy đối diện. Lại nói năm nay nhiêu khê nhiễu sự, cả phố buôn bán chả khá khẩm tý nào, mọi người đều phải đổ thóc giống ra ăn, sống một cách vô công rồi nghề.
Nói tới thì kể cũng lạ. Những chuyện buồn phiền sau khi về Hàng Châu rồi tôi cũng ít nghĩ tới. Đại khái thành phố này bản thân nó vốn rất dễ khiến người ta thấy nhẹlòng.
Có một khoảng thời gian dài tôi không gặp chú Ba. Bàn Tử có tìm tôi vài lần, nhờ tôi giải quyết mấy việc. Thằng cha này đúng là chả ở yên được, gia tài bạc triệu mà phung phí rõ nhanh, chả mấy chốc đã thấy bảo hết tiền. Hỏi ra thì mới biết là anh ta mở cửa hàng ở Bắc Kinh, liền tiêu mất gần sạch nhẵn rồi. Thời buổi này đúng là không giống trước kia nữa, ôm được một vạn là cả đời khỏi cần lo lắng. Có điều mấy người khách mở miệng toàn nói giọng Bắc Kinh mà anh ta mấy lần dẫn theo cũng đều đặn lấy không ít hàng, chắc hẳn mở rộng kinh doanh rồi thì buôn bán lãi lời cũng khá.
Bữa nay, tôi đang bị ông chủ cửa hàng kế bên chém giết đến mức chỉ còn lại một đôi mã, còn ngoan cố không chịu nhận thua, chuẩn bị cầm cự đến giờ cơm chiều là lại tìm cớhoãn binh, thì chợt nghe có một kẻ vừa đi vừa luôn mồm mắng chửi suốt đến gần. Tôi ngẩng đầu nhìn lên thì hóa ra lại là Bàn Tử. Cha nội này làm ăn cũng khấm khá quá nhỉ.
Chủ cửa hàng bên cạnh đã từng làm ăn với Bàn Tử, không ít lần bắt bí anh ta, vừa thấy Bàn Tử đến liền chuồn mất. Tôi mừng húm vì khỏi phải thua tiền, liền hỏi xem anh ta cáu gắt cái gì.
Bàn Tử hùng hổ mắng mắng chửi chửi, hóa ra là mang hai cái bình sứ đến Hàng Châu, giữa đường bị vỡ mất một cái trên xe lửa, lại chả bắt đền được ai, chỉ có thể cáu gắt.
Tôi với anh ta quen biết đã lâu, chút chuyện tường tận về anh ta tôi cũng biết ít nhiều, bèn chế nhạo, cười anh ta không chịu ngồi máy bay mà cứ chen chúc trên xe lửa. Thếchả phải là bị chập mạch à?
Bàn Tử chửi: "Cậu thì biết cái *éo gì. Bây giờ máy bay họ làm gắt lắm đó. Tôi ở Phan Gia Viên cũng có tên có tuổi, được cớm người ta đặc biệt chăm sóc lắm đấy. Mấy năm nay họp hành quốc tế ở Bắc Kinh nhiều quá, giờ cứ vài ngày lại một trận càn quét. Bố mày có mỗi cái cửa hàng mà ngày nào cũng bị hành cho khốn khổ, hết mẹ cửa làm ăn. Chứkhông á? Bất đắc dĩ lắm mới phải Nam tiến nhá. Giang Nam coi trọng buôn bán, đầu tư tiền vào mới hợp. Có điều con gái Hàng Châu các người hung dữ quá. Bàn gia nhà cậu trên xe lửa mãi mới lựa được chuyện phiếm để giải sầu, thế mà bị ăn một cú vêu mồm. Còn hàng họ của bố thì bịđập cho vỡ mẹ nó hết. Mẹ sư cha đứa nào bảo con gái Giang Nam là làm từ nước đấy? Bịp bố à, có mà là làm từ axit sulphuric thì có."
Chuyện này Bàn Tử lải nhải rất nhiều lần rồi nên tôi biết nó thế nào. Trên xe lửa có một cô bé rõ là gầy. Bàn Tửthấy cô gái gầy như cái xác ve mà mặt còn bự phấn, mồm miệng lại văng ra mấy câu không được thanh lịch cho lắm, phàn nàn trong xe có mùi gì khó ngửi. Dĩ nhiên đây là tại chân Bàn Tử thối quá. Bàn Tử nghe xong lửa giận tích tụ, cũng bởi vì quá rỗi việc, mồm mép liền châm chọc cô ta, nói rằng cô em à, tôi thấy cô dung nhan xinh đẹp thật, mà cớsao lại gầy gò như thế. Xem hai cái ống quần cô kìa, gió thổi qua là đũng quần bay phấp phới như đèn lồng, lắp vào bên trong hai cái cánh quạt, thì mẹ nó đánh rắm còn phát được luồng điện sức gió ấy chứ.
Câu này chưa nói dứt lời đã bị người ta văng cho một cái tát vỡ mồm. Tôi nghe xong cười hớn hở, bảo anh ta rằng người ta tha cho, không lôi anh đến đồn công an đã là tốt lắm rồi đấy. Anh biết không, trên đời này có một loại tội gọi là tội quấy rối, mà anh thì đã là kẻ tình nghi rồi đấy.
Bàn Tử còn loe mồm lên, nói với khuôn mặt đó á, ui da, bảo tôi quấy rối cô ta hả, cớm tuyệt đối sẽ không tin đâu. Tôi nhất định phải là người bị hại mới đúng.
Tôi bèn bày cho anh ta một cách, nói sau này anh không cần đích thân đưa đến nữa. Anh không biết trên đời này có thứ gọi là chuyển phát nhanh à? Anh đó, chỉ cần tựbỏ ít tiền ra, mở công ty chuyển phát nhanh, đút lót nhiều nhiều chút. Cái dịch vụ này vừa chạy, thì cứ từng trạm từng trạm, ở trên mỗi xe lại tống tiễn thêm vài món minh khí còn không phải dễ như ăn cháo là gì.
Bàn Tử riêng về phương diện kinh doanh là đồ chết não, nghe không hiểu những thứ phức tạp, cũng không tám được với tôi về khoản này. Anh ta thổn thức nói: "Nói tới tiền nong, Bàn gia nhà cậu chả bần tiện gì đâu, nhưng mấy tháng nay tôi thực sự đợi đến phát ngấy lên rồi. Cậu nói coi, tiền lời cứ thế mà tiêu, như vậy rất là vô nghĩa. Đám người chúng ta còn phải làm cái việc kia, đúng không? Đó mới gọi là chân lý cuộc đời. Phải rồi, Tam gia nhà cậu đó, gần đây còn gắp Lạt Ma không? Sao chả có tin tức gì vậy?"
Tôi liền bảo bản thân tôi cũng chẳng liên lạc gì. Cứ cảm giác như thể sau chuyện này, tôi với chú Ba đã có một khoảng cách. Chú không dám gặp tôi, mà tôi cũng không dám đi gặp chú. Thỉnh thoảng thấy mặt một lần cũng chẳng nói năng gì.
Bàn Tử cũng không để ý, chỉ bảo: "Phải mà còn có việc gì hay ho, thì nhớ san cho tôi với nhá. Mấy tháng nay xương cốt ngứa ngáy hết cả rồi."
Tôi nhủ thầm rằng anh nói đi nói lại, chẳng phải cũng vì tiền cả sao. Trong lòng thấy tức cười, tôi bèn nói: "Bàn Tửnhà anh, tính tình đúng là quái thật, nếu là nhiều tiền thì anh cũng có chứ không phải không, sao mà đến mức không đủ xài chứ?" Anh ta đáp: "Núi cao còn có núi cao hơn, hào kiệt ở Phan Gia Viên đông như ốc, nguyên một đám đại gia trá hình, có hàng xịn là toàn chặn cục gạch ém trong nhà đó. So với đám người ấy thì có mà ghen tức chết luôn. Thường nghe nói, người sống trên đời chỉ cần còn một hơi thở thì làm gì có chuyện tiền nhiều lại không muốn nhiều tiền hơn nữa chứ!"
Tôi cười vang ha hả, bảo đây mới đúng là lời nói thật.
Đang nói dở thì ngoài cửa hàng đột nhiên có người thò đầu vào, ngẩng mặt liền cười, hỏi: "Ông chủ, có mở cửa làm ăn không đấy......"
Bàn Tử đang gãi gãi cẳng chân, bèn ngước mắt lên nhìn người mới đến, kêu ối chà một tiếng rồi cười lạnh nói: "Là cô hả?"
Tôi ngoái lại nhìn, người đến hóa ra là A Ninh, bữa nay diện một cái áo thun hở rốn, xỏ quần bò, cảm giác khác xa với lúc ở trên biển. Tôi cũng có phần nhận không ra.
A Ninh với tôi chả có mấy khi liên lạc với nhau, tôi cũng đã từng nghe ngóng tin tức về người này, nhưng lại chẳng có thông tin gì. Hôm nay cô nàng đột nhiên đến tìm tôi, lại khiến tôi thấy bất ngờ hết sức.
A Ninh không thèm đếm xỉa gì đến Bàn Tử, trừng mắt liếc anh ta một cái, sau đó ưỡn ẹo lượn một vòng đầy quyến rũ quanh cửa hàng nhà tôi, rồi quay sang tôi nói: "Khá phết nhỉ, bày biện trông cổ kính lắm."
Tôi nghĩ bụng, tôi đây là kinh doanh đồ cổ đấy, thếchẳng nhẽ lai trang trí nội thất kiểu siêu thực à? Tôi cảnh giác hỏi: "Gớm chả mấy khi rồng đến nhà tôm. Cô tìm tôi có việc gì đấy?"
Cô nàng có phần thất vọng nhìn tôi một cái, đại khái là nhận ra thái độ của tôi, bèn ngập ngừng rồi đáp: "Anh đúng là thẳng thắn. Thế thì tôi cũng không khách sáo nữa. Tôi tới tìm anh để anh mời tôi ăn cơm, thế anh có mời không thì bảo?"
Chương 31. Manh mối mới
Editor: Yoo Chan
Beta: Cơm Nắm Nướng Chảo, Earl Panda
.
.
.*****
.
Trong nhà hàng Lâu Ngoại Lâu ở Hàng Châu, tôi ngồi nhìn A Ninh xơi nốt miếng cá chua cuối cùng, thỏa mãn lau lau cái miệng nhỏ nhắn, bày ra một vẻ mặt ngây ngất mà bảo chúng tôi: "Đồ ăn ở Hàng Châu đúng là khá thật, mỗi tội hơi ngọt."
Cơn bực mình trong lòng tôi đã lên đến đỉnh điểm, nhưng lại không tiện bùng ra, chỉ đành nhếch nhếch mép xem như có cười, rồi vẫy tay gọi tính tiền.
Nói thật, là chỗ quen biết với nhau, có mời cô ta ăn một bữa cơm thì cũng chả phải chuyện gì to tát lắm, tôi cũng không phải loại người chưa từng dùng bữa với kẻ xa lạ bao giờ. Nhưng có một bữa cơm mà ăn uống cứ như cà phê nhỏgiọt trong phin ấy, mất đến những hai tiếng đồng hồ lận, cảbuổi lại chẳng nói chẳng rằng lấy một câu, chỉ vừa ăn vừa nhìn chúng tôi rồi cười, thì quả thực là tôi hết chịu nổi.
Còn có Bàn Tử cũng bực mình không kém. Bàn Tử rất có thành kiến với cô ta, vốn đã định phủi đít bỏ đi rồi, nhưng mà tôi thật sự không muốn một mình xơi cơm với cô ả này, nên tôi cố sống cố chết kéo anh ta cùng vào nhà hàng. Giờ thì anh ta hối hận đến tím ruột bầm gan.
Hai đứa bọn tôi ăn chẳng được mấy miếng. Bàn Tử thì một mực ngồi đó uống rượu giải sầu. Mặt mũi cả hai đều sa sầm lại, cứng ngắc. Tôi âm thầm suy đoán xem cô ả này rốt cuộc tới tìm tôi làm gì, vừa nghĩ cách ứng phó, thậm chí cảcách làm sao để phòng tránh nếu lỡ ả ta đột ngột nhảy lên phi ám khí tôi cũng nghĩ luôn rồi.
Nhân viên phục vụ đến viết hóa đơn tổng, trông thấy ánh mắt bọn tôi thì cũng thành ra bực bội cảnh giác.
Cái loại thực khách ngồi cả hai tiếng đồng hồ không buồn trò chuyện, mặt mũi xám ngoét, ở Lâu Ngoại Lâu quảlà ít gặp. Trông ánh mắt của cô phục vụ thì có lẽ cô ta đã cho rằng chúng tôi là đám cho vay nặng lãi rồi, còn cô gái vóc người xinh đẹp kia sau khi ăn xong sẽ bị tôi và Bàn Tử bán luôn vào nhà thổ.
Còn bản thân tôi thì lại cảm thấy mình như đứa học trò đến kì thi không thèm ôn tập, bỗng nhiên phát hiện thầy giáo đến thăm hỏi hai vị phụ huynh nhà mình, chẳng biết là phúc hay họa đây, chính là cái cảm giác nhấp nhổm không yên chờ thầy giáo nói vào câu chuyện đó đó. Tóm lại, cả đời tôi có bữa cơm này là ăn một cách bực bội nhất.
Nhân viên phục vụ đi xa rồi, Bàn Tử nhìn đồ ăn trên bàn cười khẩy một tiếng, hỏi: "Không ngờ cô cũng là kiểu người ăn thùng uống vại đấy nhỉ. Thế nào? Cô bán mạng làm việc cho công ty nhà cô như vậy, mà đến bữa cơm no công ty của các cô cũng không cho được cơ à?"
"Bọn tôi quanh năm suốt tháng ở ngoài bãi hoang, có cầm vàng thỏi theo thì cũng làm gì có gì tử tế mà ăn." A Ninh nhướn mày, "Cứ đem so với lương khô thì thứ gì ăn mà chả ngon."
Bàn Tử cười nhạt, liếc liếc tôi, đưa mắt ra hiệu một cái ý bảo tôi nói tiếp câu chuyện mà anh ta mới khơi lên.
Tôi 'khụ' một tiếng, cũng chả biết nói thế nào. Có điều A Ninh rõ ràng là đến tìm tôi, nếu để Bàn Tử giúp tôi hỏi chuyện thì nhất định là không phải phép. Vì thế tôi đành miễn cưỡng đương đầu với thử thách, hỏi A Ninh: "Cơm thì tôi cũng mời cô ăn rồi, có chuyện gì chúng ta cứ nói thẳng ra đi. Cô lần này tới tìm tôi, rốt cuộc là có chuyện gì?"
A Ninh bèn nhếch khóe môi mỉm cười: "Sao mà cứ hỏi mãi chuyện này thế? Chả nhẽ không có việc thì không đến tìm anh được à? "
Một cái nhếch miệng này chứa biết bao nhiêu quyến rũ lẳng lơ. Tôi thấy con mắt cô ta nhìn tôi đến mức sắp chảy nước ra rồi, trong ngực bỗng nghẹn ứ một cục, những muốn ói máu. Trong vô thức tôi quay sang nhìn Bàn Tử. Bàn Tửlại làm bộ như không nghe thấy, quay ngoắt mặt sang bên khác.
Tôi chỉ đành xoay đầu trở lại, chẳng biết phải hỏi tiếp như nào, bèn "ờ" một tiếng, nửa ngày nói chẳng nên câu, mặt mũi thoắt cái nghẹn đến đỏ lựng cả lên.
A Ninh thấy cái bộ dạng này của tôi, lúc đầu còn muốn khiêu khích xem tôi ứng phó thế nào, kết quả đợi cả nửa buổi vẫn chả thấy tôi nói năng gì, cô nàng đột nhiên cười phá lên, lắc đầu tức cười bảo: "Thật là hết cách bắt chẹt anh, chả biết có phải cái bộ dạng này là anh giả vờ ra không nữa. Thôi bỏ đi, không ghẹo anh nữa. Tôi đúng là tìm anh có việc đây."
Nói đoạn cô ta moi trong túi ra một cái bọc vuông vức rồi đưa cho tôi: "Đây là thứ công ty chúng tôi vừa nhận được. Có liên quan đến anh đấy. Anh xem thử đi."
Tôi xem thử thì thấy đó là một gói bưu phẩm. Áng chừng một chút, trong lòng tôi chợt cồn cào cả lên, đại khái đã biết nó là thứ quái gì rồi. Kích thước như thế, hình dạng như kia, lại thêm kinh nghiệm từ mấy ngày trước, thật sự là nào có khó đoán. Thế là tôi không tự chủ được mà đổ mồhôi lạnh dầm dề.
Bàn Tử không biết rõ nội tình, thấy tôi ngây người ra đó liền giằng lấy cái gói, mở ra xem thì quả nhiên là hai cuộn băng ghi hình màu đen, hơn nữa cũng giống như hai cuộn băng chúng tôi nhận được ở Cát Lâm, đều là băng hình theo chuẩn cũ.
Tuy tôi đã đoán ra được rồi, nhưng khi đã được xác nhận hẳn hoi thì trong lòng vẫn hẫng một cái, tự hỏi chuyện này là thế nào vậy? Lẽ nào Muộn Du Bình không chỉ gửi hai cuộn băng? Cùng với đồ gửi cho tôi, còn có một phần khác gửi đến công ty A Ninh nữa? Hai cuộn băng này, phải chăng cũng có nội dung giống với hai cuộn băng mà chúng tôi đã nhận được?
Thằng cha này rốt cuộc muốn làm gì?
"Đây là thứ mấy ngày hôm trước được gửi đến trụ sở của công ty chúng tôi ở Thượng Hải. Vì người gửi tương đối đặc biệt, nên rất nhanh nó đã đến tay tôi." A Ninh nhìn tôi. "Sau khi xem xong tôi liền biết phải tới tìm anh một chuyến."
Bàn Tử đã nghe tôi kể về chuyện băng ghi hình, bây giờcái vẻ mặt làm gì còn giữ được bí mật nữa, nhắm thẳng vào tôi nhấm nháy ra hiệu. Tôi lại 'khụ' một tiếng, ý bảo anh ta đừng có kích động như vậy, rồi nói với A Ninh: "Người gửi bưu kiện có cái gì đặc biệt thế? Nội dung trong băng là cái gì?"
A Ninh liếc xéo Bàn Tử một cái, như cười như không, quay sang tôi đáp: "Người gửi bưu kiện đúng là hết sức đặc biệt. Đợt chuyển phát nhanh này người gửi chính là....." Cô ta lấy trong túi ra một tờ hóa đơn chuyển phát nhanh, "Anh tự xem xem đó là ai."
Tôi thấy cô ả cứ nói kiểu che che đậy đậy như thế, trong lòng thầm nghĩ người gửi bưu kiện chắc là Trương Khởi Linh rồi. Gì chứ cái tay này thì lại chả đặc biệt hết cỡ. Tôi bây giờ còn có cảm giác chẳng hiểu anh ta rốt cuộc có tồn tại trên cõi đời này hay không nữa. Thế nhưng làm sao mà A Ninh lại biết hắn ta đặc biệt được cơ chứ?
Thế là tôi bèn nhận lấy. Bàn Tử lại thò đầu sang xem. Mới thoáng nhìn thấy là tôi đã sững cả người. Thứ ghi trên tờ hóa đơn kia, tên của người gửi đợt chuyển phát nhanh này, lại chính là Ngô Tà - tên họ của tôi.
"Cậu á?" Bàn Tử bên cạnh chẳng hiểu ra sao cả, bèn kêu lên.
Tôi lập tức lắc đầu, nói với A Ninh: "Tôi không có gửi! Cái này không phải tôi gửi đâu."
A Ninh gật đầu: "Chúng tôi cũng biết. Làm sao có khảnăng anh gửi đồ cho chúng tôi được. Ngưởi gửi đồ ghi lên cái tên này, rõ ràng là để đảm bảo rằng đồ sẽ đến được tay tôi mà thôi."
Hứng thú của Bàn Tử bị khơi lên. Anh ta bèn hỏi A Ninh: "Ở trong quay gì ấy nhể?"
A Ninh đáp: "Thứ bên trong khá là quái đản. Tôi nghĩ các anh nên xem một chút, tự mình cảm nhận đi."
Sự ngờ vực trong lòng tôi đã bị dồn lên đến cao trào. Lúc này tôi quên cả phòng bị, buột miệng hỏi A Ninh: "Có phải có một cô gái cứ liên tục chải đầu không?"
A Ninh rõ ràng là không hiểu gì cả, liếc nhìn tôi một cái rồi lắc đầu trả lời: " Không phải. Thứ trong này, không biết có thể tính là người hay không nữa."
.
.
----------
Thím Ngô Tà tự nhận gu gái của mình là loli Hoàng Dung, thế mà có một con loli Hoàng Dung lù lù trước mặt thật thì lại ghét bỏ ra mặt =A= Quả nhiên đời trai của thím đã không còn cách nào cứu vãn nổi nữa rồi :v
Chương 32. Ngôi nhà cũ trong cuốn băng hình
Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo
Beta: Earl Panda
.
.
.*****
.
Mấy đầu máy video mua tại Cát Lâm tôi đã gửi bưu điện về để ở trong nhà. Vì không muốn A Ninh biết địa chỉ thật của mình (1) - tuy có khả năng cô ta đã sớm biết rồi - nên tôi phân công Vương Minh về nhà tôi lấy. Ở ngay gian trong của cửa hàng, sau khi cắm đầu máy xong, chúng tôi liền bật cuốn băng từ mới nhận trên chiếc TV nhỏ ở đây.
Băng từ vẫn là loại trắng đen không hề thay đổi. Đoạn nhiễu qua đi thì xuất hiện một gian phòng ở bày biện theo kiểu cũ. Lúc mới bắt đầu, tôi còn hơi giật mình, nhưng ngay sau đó liền phát hiện ra cách bài trí của căn phòng kia đã không còn giống như trong cuốn băng chúng tôi đã xemở Cát Lâm, rõ ràng là địa điểm đã thay đổi. Không gian rộng lớn hơn nhiều, nội thất cũng khác hẳn, không biết là ở đâu.
Lúc ấy, khi ở Cát Lâm cùng với chú Ba xem xong hai cuộn băng từ kia, đoạn sau tất cả đều là muỗi, xem đi xem lại cũng không phát hiện được bất cứ đầu dây mối nhợ nào. Hiện giờ có cuốn băng từ mới, tôi thầm nghĩ bên trong chắc sẽ có manh mối, nên xem kỹ lưỡng hơn một chút.
Vương Minh pha trà rót nước cho mọi người. Bàn Tửkhông hề khách sáo, nằm xoài ra trên ghế dựa của tôi. Tôi đành ngồi sang một bên, sau đó đuổi Vương Minh ra ngoài trông hàng, lại còn phải giữ kẽ ráng sức duy trì một khoảng cách với A Ninh. Có điều lúc này A Ninh cũng nghiêm túc rồi, gương mặt lạnh tanh so với vẻ dí dỏm ban nãy cứ nhưhai người hoàn toàn khác hẳn.
Trong căn phòng đó rất tối, ở một bên có ánh sáng loang lổ chiếu vào. Theo hình dạng ánh sáng chiếu xuyên qua thì cửa sổ có phần giống loại song gỗ khắc hoa sử dụng cho kiểu nhà cũ thời Minh-Thanh, tuy nhiên hình ảnh là đen trắng nên nhìn không rõ lắm. Có thể thấy lúc này trong phòng không có người.
Bàn Tử nháy mắt với tôi, ngầm hỏi nội dung có giống cuộn băng ghi hình mà Muộn Du Bình gửi cho tôi không. Tôi thoáng lắc đầu ý bảo không phải. Anh ta để lộ vẻ mặt vô cùng bất ngờ rồi lại quay đầu chăm chú xem băng.
Có điều, một đoạn khoảng mười lăm phút sau hình ảnh vẫn không có gì thay đổi, chỉ là thỉnh thoảng nhiễu một phát làm chúng tôi giật mình thon thót.
Tôi từng có kinh nghiệm nên vẫn còn có thể chịu được. Bàn Tử thì đã không kiên nhẫn được nữa, bèn quay sang phía A Ninh: "Tôi bảo này Ninh tiểu thư, cô cầm nhầm băng rồi hả?"
A Ninh mặc kệ anh ta, chỉ nhìn tôi. Tôi thì lại nín thở, vì tôi biết cuộn băng này có lẽ cũng là băng hình giám sát, có ghi lại hình ảnh phòng ở không một bóng người cũng là cực kỳ bình thường. A Ninh đã muốn đưa cuộn băng từ này tới, thì chắc chắn không lâu sau nữa sẽ có một sự việc gì đó không tầm thường xảy ra trong cuốn băng.
Thấy tôi và A Ninh không nói câu nào, Bàn Tử cũng mất mặt, uống xong ngụm trà liền muốn ra ngoài. Tôi bènấn anh ta xuống, không để anh ta chuồn đi mất. Lúc bấy giờ anh ta mới chịu ngồi lại, nhưng cứ cào cào gãi gãi sồn sột hết chỗ nọ chỗ kia, rõ ràng là cực kỳ sốt ruột.
Tôi trong lòng ngấm ngầm bực dọc nhưng cũng không tiện bùng nổ, đành phải tập trung tư tưởng hạ hỏa, tiếp tục theo dõi căn phòng trên TV. Bản thân tôi cũng có phần mất kiên nhẫn, thật muốn nhấn nút tua nhanh nó lên một chút.
Vừa đúng lúc đó, A Ninh đột nhiên ngồi ngay ngắn hẳn lên, ngoắc tay ra hiệu. Tôi cùng Bàn Tử lập tức cũng ngồi thẳng người, cẩn thận theo dõi màn hình.
Trên màn hình, trong phòng bỗng xuất hiện một cái bóng xám đang di chuyển từ trong bóng tối ra, động tác vô cùng kỳ quái, tốc độ đi cũng cực chậm, cứ như là say rượu.
Tôi nuốt ngụm nước miếng, trong lòng nảy ra vài suy đoán nhưng không biết có chính xác hay không. Lúc này tôi cũng căng thẳng hẳn lên.
Rất nhanh, cái bóng trắng trông rõ ràng hẳn. Đến khi nó di chuyển đến bên cửa sổ thì lúc bấy giờ tôi mới hiểu ra vì sao động tác của người này lại kỳ dị đến thế: đó là vì nó căn bản không phải đang đi, mà là đang bò trên mặt đất.
Người này không biết là nam hay nữ, chỉ thấy nó đầu bù tóc rối, quần áo mặc trên người trông cứ như áo liệm, bò trườn trên mặt đất một cách chậm chạp, đầy gian nan.
Mà điều làm tôi cảm thấy kỳ dị chính là tư thế bò trườn của nó trông cực kỳ quái đản. Nếu không phải là người có tật, thì hẳn là đã phải chịu một sự ngược đãi đến cực độ. Tôi từng xem một bản tin, trong đó nói ở một vùng nông thôn hẻo lánh có gã dân quê đem nhốt bà vợ thần kinh có vấn đềtrong hầm ngầm, đợi đến khi bà vợ được thả ra thì đã không thể nào đi lại bình thường được nữa mà chỉ có thể bò thôi. Động tác của nó đúng là cho tôi loại cảm giác này.
Chúng tôi đều không lên tiếng, nhìn nó bò qua màn hình rồi lẳng lặng không một tiếng động mà biến mất ở đầu đằng kia. Sau đó, trước mắt chúng tôi, căn phòng lại trở vềvẻ yên tĩnh bất động như cũ.
Toàn bộ quá trình chỉ dài hơn bảy phút tý tẹo, nhưng điều khiến người ta gần như phát điên chính là: không có âm thanh. Phải nhìn một người bò qua không chút tiếng động như vậy là một chuyện cực kỳ không thoải mái.
A Ninh ấn điều khiển từ xa, tua lại cuốn băng, sau đó tiếp tục phát một lần nữa. Sau đó, cô ta dừng hình ảnh lại rồi bảo chúng tôi: "Đoạn sau không cần xem nữa. Vấn đề làở đây."
"Tóm lại là có ý gì thế hả?" Bàn Tử không hiểu đầu cua tai nheo gì, lên tiếng hỏi tôi, "Đồng chí Thiên Chân Vô Tà, người kia là ai vậy?"
"Tôi làm sao biết được!" Tôi buồn bực đáp. Vốn tôi cho rằng sẽ nhìn thấy Hoắc Linh xuất hiện lần nữa, ai dè lại không phải. Điều này càng khiến tôi thêm nghi ngờ. Nhìn cái dáng gù gù kia, nếu đúng thật là đồ do cùng một người gửi đi thì trên cuốn băng ghi hình có lẽ vẫn là Hoắc Linh. Lẽ nào lúc Hoắc Linh được ghi lại trong cuốn băng hình này thì đã già đến nỗi đứng cũng không nổi hay sao?
Bàn Tử lại quay sang hỏi A Ninh rốt cuộc đã có chuyện gì xảy ra. Đây là quay thứ gì vậy?
"Các anh cảm thấy mình đã thấy gì?" A Ninh hỏi lại chúng tôi.
"Cái đó còn phải hỏi sao? Đây không phải là một người bò qua trên sàn nhà trong một cái phòng hở?" Bàn Tử trảlời.
A Ninh không để ý tới anh ta mà nhìn tôi đầy thâm ý rồi hỏi: "Anh nói đi?" Dường như cô ta muốn nhìn ra cái gì đó từ trên người tôi vậy.
Tôi theo dõi vẻ mặt của A Ninh, khó hiểu hỏi: "Chẳng lẽkhông phải à?"
Cô ta có phần ngờ vực, lại có vẻ hơi bất ngờ, nheo mắt: "Anh... vẫn không có cảm giác đặc biệt gì khác sao?"
Tôi chẳng hiểu gì cả, liền đưa mắt nhìn Bàn Tử. Bàn Tửthì nhìn chằm chằm vào cuốn băng ghi hình đang phát ra thanh âm "rè rè", lắc đầu: "Không thấy."
A Ninh chằm chặp nhìn tôi rất lâu rồi mới thở dài nói: "Thôi được rồi, chúng ta xem tiếp cuốn thứ hai. Tôi hy vọng các anh có thể chuẩn bị tâm lý thật tốt."
Nói xong thì cuốn băng từ thứ hai cũng được bỏ vào đầu máy. Lần này A Ninh không để chúng tôi xem từ đầu, mà bắt đầu tua nhanh cuộn băng. Đến tận thời điểm băng ghi được mười lăm phút, cô ta mới nhìn tôi nói: "Anh... tốt nhất là hít thở sâu một lát đi!"
Tôi bị cô ta nói thế thật đúng là có phần luống cuống. Bàn Tử thì sốt ruột nói: "Xem thường người ta hả? Cô cũng không dò la một chút, xem đồng chí Tiểu Ngô nhà ta đã trải qua những cảnh ngộ nào. Trèo lên núi tuyết, lặn xuống biển sâu, tôi còn không tin có thứ gì hù dọa được cậu ta, cô đừng có ở đấy mà vẽ vời ra thói đa sầu đa cảm của đám đàn bà con gái các cô nữa. Tiểu Ngô, cậu nói thử xem sao, cái lý lẽ này có đúng hay không vậy hả?"
Tôi mặc kệ lời anh ta nói, bảo A Ninh cứ bắt đầu đi. Ngồi ở phòng trong của cửa hàng nhà mình rồi, tôi cũng chẳng tin tôi sẽ phát hoảng đến mức chạy đi đâu được nữa.
A Ninh trừng mắt nhìn Bàn Tử. Băng ghi hình lại bắt đầu phát, hình ảnh vẫn là căn phòng ở kia, có điều màn hình máy quay có vẻ hơi rung rinh, hình như có người đang điều chỉnh nó. Rung được khoảng hai phút màn hình mới ngay ngắn lại. Tiếp theo, một khuôn mặt từ dưới màn hình ló lên.
Lúc mới đầu tiêu cự chưa được điều chỉnh tốt, áp sát quá gần nên nhìn không rõ lắm, nhưng tôi đã nhận ra người nọ không phải Hoắc Linh. Tiếp đó, khuôn mặt người nọ lại dịch chuyển ra sau, một người mặc áo liệm màu xám giống y lúc trước xuất hiện trên màn ảnh. Người đó run rẩy ngồi dưới đất, tóc tai rối bù nhưng với một vài cử động tôi vẫn nhìn thấy được mặt của nó.
Cùng lúc đó, Bàn Tử kinh ngạc kêu thét lên một tiếng, quay phắt đầu lại nhìn tôi, mà tôi cũng lập tức cảm giác được cơn ớn lạnh xộc thẳng từ sống lưng lên sau gáy mình, đồng thời há hốc cả miệng, tưởng như sắp ngộp thở đến nơi.
Trên màn hình, kẻ quay đầu bốn phía ngó nghiêng nhưngười điên kia có gương mặt vô cùng quen thuộc. Tôi phải mất vài giây mới thừa nhận được: đó lại chính là bản thân mình!
Chương 33. Hoàn toàn rối loạn
Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo
Beta: Earl Panda
.
.
.*****
.
Ba người chúng tôi câm nín đủ mười phút đồng hồ, tất thảy đều im phăng phắc. Trong lúc đó Bàn Tử vẫn cứ nhìn tôi chằm chằm, nhưng không ai nói một câu nào.
A Ninh cho tạm dừng hình ảnh trên tivi lại. Trên khuôn hình đen trắng, hình ảnh đang dừng lại kia chính là khuôn mặt cực kỳ quen thuộc. Dưới mái đầu bù tóc rối đó là gương mặt mà mỗi ngày tôi đều nhìn thấy: khuôn mặt của chính mình. Mới nhìn một lần tôi đã có cảm giác kinh hoàng và quỷ dị đến thế, cho nên tôi không dám nhìn lại nữa.
Một lúc lâu sau, A Ninh mới lên tiếng. Cô ta khẽ nói: "Đây chính là nguyên nhân vì sao tôi nhất định phải tìm bằng được anh."
Tôi không nói câu nào, cũng không biết phải nói thếnào. Đầu óc tôi trống rỗng rồi, căn bản không biết nên phảnứng ra sao nữa.
Bàn Tử há hốc miệng, phát ra vài tiếng ú ớ vô nghĩa rồi mới nhả ra được một câu: "Tiểu Ngô, người đó là cậu hả?"
Tôi lắc đầu, cảm thấy từng cơn choáng váng ập tới, đầu óc hoàn toàn không sao suy nghĩ nổi nữa. Tôi nhéo mũi mình thật mạnh, xua xua tay với họ ý bảo bọn họ đừng hỏi tôi nữa, để cho tôi tỉnh táo lại một chút trước đã.
Bọn họ quả thực không nói lời nào nữa. Tôi hít mạnh mấy hơi thật sâu, gắng sức bình tĩnh trở lại rồi mới hỏi A Ninh: "Là từ đâu gửi đến thế?"
"Theo chữ ghi bên trên thì hẳn là từ Cách Nhĩ Mộc ởThanh Hải gửi tới."
Tôi hít sâu một hơi, quả nhiên là từ cùng một nơi gửi đến. Xét về thời điểm quay cuốn băng này thì thấy cũng cùng một thời kỳ với hai cuốn băng quay Hoắc Linh kia, không quá gần với thời hiện đại bây giờ. Hai cuốn băng này cùng với hai cuốn băng mà tôi nhận được có lẽ có một mối quan hệ nào đó. Có thể loại bỏ khả năng đây là hai sự kiện độc lập rồi.
Nhưng trong đầu tôi nhớ mình chắc chắn chưa bao giờtrải qua chuyện mặc loại quần áo như vậy và bò trườn trong một ngôi nhà cổ. Điều này thật sự không thể tưởng tượng nổi, bản thân tôi rất khó mà tin được rằng người trên màn hình lại là chính mình. Nhất thời, tôi liền có cảm giác đây là một âm mưu.
"Ngoại trừ cái này, còn có manh mối nào khác hay không?" Tôi lại hỏi cô ta. Cô ta lắc đầu: "Đầu mối duy nhất chính là anh, cho nên tôi mới tới tìm anh."
Tôi cầm lên chiếc điều khiển từ xa, tua về rồi xem lại toàn bộ một lần nữa. Chiếc điều khiển bị tôi bóp đến mức kêu lên ken két. Nhìn thấy khoảnh khắc đặc tả trong chớp mắt đó, tôi dù đã có chuẩn bị tâm lý nhưng trong lòng vẫn bất chợt trầm xuống một chút.
Màn hình trắng đen tuy không rõ nhưng người bên trong tuyệt đối chính xác là tôi chứ không sai.
Bàn Tử vẫn còn muốn hỏi nữa nhưng bị A Ninh ngăn lại. Cô ta ra ngoài nói với Vương Minh một câu gì đó, cậu ta bèn đáp một tiếng rồi không lâu sau đó đã liền cầm một chai rượu quay trở lại. A Ninh hắt nước trà của tôi đi, rót cho tôi một chén rượu.
Tôi cười khổ một cái vẻ cảm kích, đón lấy rồi há miệng tợp một ngụm lớn. Vị cay đắng xộc vào khí quản khiến tôi lập tức ho sù sụ. Bàn Tử bên cạnh nhẹ giọng nói với tôi: "Cậu bình tĩnh một chút trước đã, đừng gấp. Chuyện này cũng không khó giải thích đâu. Trước tiên là cậu phải xác định đã, người kia thật sự không phải là cậu chứ hả?"
Tôi lắc đầu: "Người đó đảm bảo không phải là tôi."
"Vậy cậu có anh em gì không, bề ngoài trông rất giống cậu ấy?" Bàn Tử nhếch miệng hỏi tôi, "Không phải ông già cậu ở bên ngoài có này nọ gì đấy chứ-"
Tự tôi cũng cảm thấy nực cười. Đây chẳng phải là mấy tình tiết trong tiểu thuyết võ hiệp sao? Làm sao xảy ra trong thực tế được. Tôi cười khổ lắc đầu, lại hớp thêm một ngụm rượu lớn.
A Ninh quan sát tôi, nhìn một lúc thật lâu rồi mới nói: "Nếu không phải là anh, vậy anh có thể giải thích được đây là chuyện gì không?"
Tôi thầm nghĩ, cô hỏi tôi tôi biết hỏi ai, trong lòng đã rối bời đến nỗi không muốn đối đáp gì với cô ta nữa. Sự việc đã hoàn toàn ra ngoài khỏi phạm vi tôi có thể hiểu được, tạm thời tôi không thể dùng lý trí mà suy nghĩ được nữa. Điều chủ yếu nhất là, hễ mỗi khi tôi lần không ra được manh mối nào nữa thì đồng thời trong lòng lại cứ nảy lên một cảm giác kỳ quái, thế nhưng tôi lại không thể tóm được bất cứ đầu dây mối nhợ nào của cái cảm giác này. Điều này khiến cho tôi đặc biệt điên tiết.
Bàn Tử ngồi một bên lại nói: "Nếu vậy cũng không phải, thì chỉ có thể là người này đeo mặt nạ giả trang thành cậu... Xem ra, chả mấy khi lại có người đặc biệt yêu thích tướng mạo của cậu, cậu hẳn là phải thấy phê lắm. Thử nghĩ xem có phải người ta quay cuốn băng này tới phá cậu chơi không?"
Tôi thầm chửi một tiếng. Mặt nạ da người, nghe thì có vẻ là một cách giải thích tốt, nhưng cái thứ gọi là mặt nạ da người này, dùng để che giấu mặt thật biến thành người lạ thì rất dễ, chứ muốn hóa trang thành một người cụ thểhẳn hoi thì tương đối khó, có thể nói là gần như không có khả năng thực hiện được. Nếu có người muốn phỏng theo mặt mũi tôi làm một chiếc mặt nạ da người, thì phải cực kỳ quen thuộc cấu trúc khuôn mặt tôi mới được, hơn nữa còn phải hiểu rõ các loại vẻ mặt của tôi, nếu không, cho dù có làm được ra mặt nạ, chỉ cần người đeo cười hoặc mở miệng thì lập tức sẽ lộ tẩy ngay.
Hình ảnh trong cuốn băng ghi hình này nhất định là phải ấn chứa điều gì đó. Cho dù thật sự có người đeo mặt nạphỏng theo tướng mạo tôi thì cũng sẽ xuất hiện một đống vấn đề lớn: tỷ như kẻ đó rốt cuộc là ai? Làm thế nào mà biết được tướng mạo của tôi? Đã dùng cái "mặt" của tôi vào việc gì? Tại sao lại xuất hiện trong băng ghi hình? Địa điểm trong băng ghi hình là chỗ nào? Rồi vào lúc nào thì ghi hình lại? Và có liên quan gì với cuốn băng ghi hình của Hoắc Linh?
Sự tình không hề đơn giản như vậy đâu.
Tôi thậm chí còn sinh ra ảo giác, tự hỏi hay là không phải người kia đeo mặt nạ da người, mà chính tôi mới là kẻđeo mặt nạ da người đây?
Tôi sờ lên mặt mình, thế nào lại cứ muốn nhìn xem mình có phải Ngô Tà hay không. Thế nhưng miết lên có cảm giác đau, rõ ràng khuôn mặt tôi là thật, bản thân tôi cũng bật cười.
Cuốn băng quay Hoắc Linh, cùng với cuốn băng ghi hình "tôi" được gửi đến tay tôi và A Ninh dưới một cái tên Trương Khởi Linh và một cái tên Ngô Tà. Hành động đó dù sao cũng phải có ý nghĩa gì đó. Tất cả những chuyện không thể tưởng tượng nổi bỗng chốc đổ ụp cả xuống, cái cảm giác mà mãi tôi mới có thể thoát khỏi được - chính là chấp niệm đối với sự thật nằm sau lời nói dối của chú Ba - lại đột nhiên trào dâng trong lòng tôi.
Tối đến, vẫn ở Lâu Ngoại Lâu, tôi mời Bàn Tử ăn cơm, vẫn là ở cái bàn hồi trưa.
Cả buổi chiều tôi cứ một mực trầm mặc. A Ninh về sau đợi không nổi nữa, bèn để lại một chiếc điện thoại và địa chỉrồi quay về khách sạn của mình. Cô ta nói tôi nếu có nghĩ ra cái gì thì hãy báo cho cô ta biết. Ngày mai cô ta lại tới nữa.
Tôi đoán rằng trong một buổi tối mình cũng sẽ chẳng nghĩ ra điều gì, nên cũng chỉ đáp qua loa vài tiếng rồi tống khứ cô ta đi. Bàn Tử vốn định về luôn tối hôm đó, thếnhưng lại xảy ra cái chuyện này, anh ta cũng có hứng thú nên chuẩn bị đợi tiếp vài ngày, để xem sự việc sẽ tiến triển ra sao. Chỗ anh ta ở là do tôi sắp xếp cho, mà buổi trưa lại chẳng ăn uống gì, bèn tiếp tục ở lại ăn chực cơm của tôi.
Cô phục vụ nọ thấy tôi và Bàn Tử lại tới nữa, nhưng cô gái kia lại không thấy đâu, có lẽ đã cho rằng cô gái ấy bịchúng tôi bán đi thật rồi, nên sắc mặt cứ có vẻ kỳ kỳ. Nếu là lúc bình thường thì chắc tôi đã giở trò trêu cô ta rồi, nhưng hiện giờ tôi thật sự chẳng còn lòng dạ nào nữa.
Cái lúc A Ninh vừa đi, Bàn Tử liền hỏi ngay tôi: "Tiểu Ngô, đám đàn bà con gái phắn rồi, rốt cuộc đã có chuyện gì, cậu nói đi được rồi đó?"
Tôi cũng vẫn nở nụ cười khổ với anh ta, nói tôi thật sựkhông biết, cũng chẳng phải tại có mặt A Ninh nên mới giảbộ lờ ngờ.
Bàn Tử làm ra vẻ không tin. Xem ra trong mắt anh ta, chú Ba tôi là trùm lừa đảo, còn tôi chí ít cũng phải là một con cáo con. Người ở trong cuốn băng ghi hình chắc chắn chính là tôi, còn tôi thì chắc chắn là có nỗi khổ tâm gì đó không nói ra được.
Tôi thật sự không muốn giải thích nữa, tiện mồm thềđộc một câu, anh ta mới miễn cưỡng nửa tin nửa ngờ. Lúc này rượu và đồ nhắm đã dọn lên, Bàn Tử cũng tợp một chập rượu rồi lại hỏi tôi: "Tôi bảo Tiểu Ngô này, tôi thấy chuyện này không đơn giản đâu. Cậu không nói năng gì cảbuổi chiều rồi, tóm lại là có nghĩ ra cái gì không vậy? Cậu không được gạt Bàn gia đâu nhé."
Tôi lắc đầu, cau mày bảo với anh ta: "Thật sự chẳng nghĩ ra được gì. Chuyện này tôi làm sao có thể nghĩ cho rõ ràng được cơ chứ, thậm chí phải bắt đầu nghĩ từ chỗ nào, tôi mẹ kiếp còn *éo biết. Hiện giờ chuyện duy nhất có thể nghĩ là cuộn băng này rốt cuộc do ai gửi tới thôi."
Lúc chiều tôi đã suy nghĩ rất lâu. Những điều khiến tôi lưu tâm, thứ nhất là, theo như nội dung nhìn thấy trên băng hình, "tôi" và Hoắc Linh đều giống nhau, đều biết biết đến sự tồn tại của chiếc máy quay, rõ ràng là "tôi" cũng không kháng cự lại cái vật kia.
Thứ hai là, cuốn băng của Hoắc Linh, thời gian ghi hình rõ ràng từ rất lâu rồi, có lẽ đã quay từ những năm 90 của thế kỷ 20. Nếu như hai cuốn băng đều được ghi từ cùng một thời kỳ, thì "tôi" trong cuốn băng kia của A Ninh có lẽcũng sống ở thập niên 90, mà lúc đó thì tôi còn nhớ rành rành rằng mình vẫn đang học phổ thông. Không chỉ nói riêng rằng tôi không hề có ký ức về việc quay cuốn băng này, mà cho dù có thì hình dáng tôi cũng không giống nhưvậy. Tôi tuy là kẻ theo thuyết âm mưu, nhưng nếu như thời thơ ấu của tôi có gì giả dối, thì những bức ảnh chụp từ nhỏtới lớn của tôi ở trong nhà phải giải thích thế nào? Mấy người học cùng tôi, bạn bè của tôi, thì lại phải giải thích thếnào?
Hiện giờ, xem ra chuyện tôi nghĩ không thông nhất chính là chuyện người gửi cuốn băng này cho A Ninh là ai, và mục đích của người đó là gì. Lẽ nào chỉ là muốn dọa rồtôi một trận? Thật sự rất không có khả năng.
Bàn Tử vỗ vỗ tôi xem như an ủi, lại tự nói với chính mình: "Kẻ mạo danh cậu gửi đồ cho A Ninh ấy, có thể nào cũng là Tiểu Ca kia không?"
Tôi thở dài, lòng tự nhủ chuyện này ai mà biết được. Nhớ tới cách giải thích của A Ninh đối với cái tên ghi trên bưu phẩm, tôi lại nảy ra nghi vấn trong lòng. Nếu kiện hàng của A Ninh chỉ là dùng tên giả để gửi đi, thì có phải hai cuốn băng từ trên tay tôi cũng là dùng tên giả? Dùng tên của Trương Khởi Linh cũng là để cuộn băng đó có thể đến được tay tôi? Người gửi băng không phải là hắn ta, mà là một người hoàn toàn khác?
Dù sao tôi cũng cảm thấy thật sự hắn ta chẳng có lý do gì để mà gửi đi một thứ thế này cả. Băng ghi hình và hắn cũng chả hợp với nhau tý nào.
Tôi bèn hỏi Bàn Tử: "Phải rồi, đầu óc của Bàn Tử anh không giống như người khác. Anh nghĩ thử giúp tôi một tý, xem chuyện này có thể là thế nào đi. Phải dùng trực giác của anh ấy."
"Trực giác á?" Bàn Tử gãi đầu gãi tai, "Mẹ kiếp cậu không phải là muốn làm khó tôi đấy chứ? Bàn gia gần đây đến cả ảo giác còn không có, còn trực giác cái mẹ gì."
Tôi tự nhủ ờ cũng đúng, muốn Bàn Tử suy nghĩ chuyện này thì quả thật có phần thất sách. Dù sao anh ta và Muộn Du Bình đâu có quá quen thân, sự việc ở Tây Sa anh ta cũng không biết, ít ra là chẳng nắm được nhiều như tôi.
Nói đến Muộn Du Bình, thì liệu tôi có được tính là hiểu thấu người này không nhỉ? Tôi vừa nhấp một ngụm rượu vừa suy nghĩ.
Cảm giác tổng thể mà Muộn Du Bình tạo cho tôi là người này không hề giống một con người, mà tựa như một ký hiệu cực đơn giản. Trong trí óc tôi, ngoại trừ mấy lần hắn ta cứu tôi kia, hình như những lúc khác tôi nhìn đến thì đều thấy hắn đang ngủ. Thậm chí tôi còn không có lấy mảy may đầu mối nào để suy luận về tính cách của hắn ta.
Nếu là người bình thường thì luôn luôn có thể phán đoán được tính nết của họ thông qua giọng điệu nói chuyện hoặc là vài cử chỉ vô thức, nhưng mà hắn ta thì lúc nào cũng nói ít đến mức đáng thương, lại chẳng hề có cử chỉ vô thức nào cả, đích xác là một kẻ chẳng hề làm bất cứ việc gì thừa thãi. Chỉ cần hắn ta có động tác là y như rằng có chuyện gì đó xảy ra. Đây cũng là lý do vì sao rất nhiều lần hễ cứ thấy hắn ta biến sắc là tất cả mọi người đều bắt đầu toát hết cả mồ hôi hột.
Tôi ngẫm nghĩ rồi lại nói với Bàn Tử: "Vậy khỏi cần trực giác, anh nói thử xem, đối với vấn đề này anh có cảm giác gì, có chỗ nào bất ổn không? Một tẹo thôi cũng được, góp sức giúp tôi một tí."
Bàn Tử liền thở dài bảo tôi: "Mẹ nó chứ, cậu đúng là làm mất mặt giai cấp vô sản chúng ta. Cảm giác thì tôi không có, cơ mà chỗ bất ổn thì thực ra là có một cái đấy. Lúc cậu vừa nói ban nãy tôi đã để ý thấy có một chi tiết nhỏ, không biết cậu có từng chú ý hay không?"
"Chi tiết gì vậy?" Tôi hỏi anh ta.
"Chẳng phải cậu đã nói rằng băng hình Tiểu Ca gửi cho cậu kia, có những hai cuốn còn gì? Trong đó một cuốn là cô gái kia chải đầu, cuốn còn lại là băng trắng, chẳng có cái gì cả."
Tôi gật đầu, đúng là như thế thật.
Bàn Tử lại nói: "Cái này mẹ kiếp thật bất thường. Nếu là băng trắng thì hắn gửi cho cậu làm quái gì? Cái này chẳng phải vô lý à? Thế quái nào hắn lại không gửi luôn mỗi cái cuộn thứ nhất là xong ấy, cần phải gom hai cuộn lại làm gì?"
Tôi thở dài. Lúc trước tôi cũng từng suy xét vấn đề này, nhưng mà cả câu chuyện cực kỳ khó tưởng tượng nổi, cho nên những phương diện không hợp lý nhỏ nhặt này tôi chẳng có sức mà cẩn thận nghiền ngẫm. Lúc đó cảm thấy đối phương hẳn phải có dụng ý khác, chỉ có điều tôi cũng không hiểu dụng ý của họ mà thôi.
Bàn Tử nghe xong chỉ lắc đầu, bảo rằng không đúng: "Vấn đề này nếu như theo suy nghĩ của cậu như vậy thì cũng quá là bế tắc. Chúng ta đang sống trong thế giới thực tế, đây không phải là truyện thần tiên, chẳng có nhẽ gì mà lại xảy ra chuyện không đầu không đuôi như vậy được. Tôi thấy chúng ta có lẽ đã hơi phức tạp hóa vấn đề quá mức rồi. Có lẽ đối phương gửi cái băng hình này đi, lại với lý do cực kỳ đơn giản."
Tôi trong đầu có chút suy nghĩ phản đối, nhưng lại không muốn nghĩ nưa, liền cứ để anh ta nói ra nhận xét của mình.
Bàn Tử bảo: "Cũng chẳng phải là nhận xét, tôi chỉ thấy cách suy luận vấn đề của cậu không đúng, hình như là bịngười ta xoay cho rối lên rồi. Chúng ta thử nghĩ thẳng vào vấn đề một chút, đối phương gửi hai cuốn băng từ cho cậu, một cuốn có nội dung, một cuốn không có gì. Nói cách khác là có một cuốn hoàn toàn không gửi cũng được, mà đối phương thế nào lại vẫn cứ gửi đi, có đúng không?"
Tôi gật đầu. Bàn Tử nói tiếp: "Thế là chết mẹ rồi đấy. Xét tổng thể thì như vậy là rất bình thường, nhưng vì cái tên người gửi băng từ nên lại làm cho cậu cảm thấy không thể hiểu nổi. Chúng ta chủ quan cho rằng cha đó làm bất cứchuyện gì có lẽ cũng đều có thâm ý cả. Nhưng mà mẹ nó, nếu không nghĩ như vậy, giả sử cái đứa gửi đồ kia chỉ là người bình thường, cậu cho rằng người bình thường trong tình huống này liệu có thể làm như vậy hay không? Tôi thì nghĩ là kiểu gì cũng không thể. Nếu là tôi gửi băng từ cho cậu, tôi làm quái gì mà phải kèm thêm một cuộn băng trắng rồi mới gửi đi? Thế này chẳng phải quá bệnh sao? Tôi thấy ở đây đảm bảo là có ẩn ý. Cậu nghĩ kỹ xem có phải là hợp lý không."
Tôi khẽ gật đầu. Bàn Tử vĩnh viễn làm cho người ta vui mừng kinh ngạc. Đúng là vấn đề này tôi đã không đào sâu suy nghĩ như vậy. Tôi dựa vào ghế suy ngẫm lời của Bàn Tử, rơi vào trầm tư.
Một người bình thường, ở trong tình huống như thếnào thì sẽ dùng cách này để gửi đồ? Một cuốn băng ghi hình có nội dung rồi lại kèm thêm một cuốn băng ghi hình không có nội dung, gói chung lại như vậy là có dụng ý gì?
Không nên phức tạp hóa vấn đề! Tôi tự dặn chính mình, dùng trực giác suy nghĩ, ngẫm lại xem trước kia lúc mượn băng ghi hình, trong tình huống như thế nào thì bản thân mình sẽ làm như vậy?
Vừa nghĩ thì quả đúng là chợt nhớ đến một việc trước kia. Tôi thầm giật nảy mình, cảm thấy hình như đúng là có một hồi nào đó mình cũng đã từng làm chuyện tương tự.
Bàn Tử đang xơi thịt Đông Pha (thịt ba chỉ kho nhừkiểu Tô Đông Pha -东坡肉) ở một bên, thấy bộ dạng tôi nhưvậy bèn hỏi: "Thế nào? Nghĩ ra cái gì rồi hả?"
Tôi ngoẹo đầu bảo anh ta đừng ồn ào, trong lòng nghiền ngẫm chuyện ban nãy mình vừa nghĩ ra. Nghĩ đi nghĩ lại, hồi ức trước kia cũng xuất hiện. Tôi lầm bầm một tiếng, đột nhiên trong chốc lát đã ý thức được chuyện là thếnào. Tôi vùng đứng lên, bảo với Bàn Tử: "Cái đệch, hóa ra đơn giản như vậy! Đừng ăn nữa! Chúng ta về luôn đi!" Nói xong tôi vọt thẳng ra ngoài.
Bàn Tử mới ngoạm hết có nửa đĩa thịt, suýt nữa thì phun ra, gào lên: "Lại không ăn? Buổi trưa cũng không ăn! Mẹ nhà cậu mời khách cái kiểu này đấy à?"
Tôi đang vội quay về để chứng thực suy đoán của mình, bèn quay đầu lại bảo với anh ta: "Thế thì anh ăn xong hẵng qua."
Bàn Tử xoay một vòng tại chỗ cũng chẳng cách nào giữđược tôi, đành phải chạy theo, trước khi đi còn quát lên với bồi bàn: "Bàn đồ ăn này cấm được dọn! Bàn gia trở về còn ăn tiếp. Mẹ nó bố kiểm tra rồi đấy, thiếu cái rễ hành thôi là bố về bố đập nát biển hiệu nhà chúng mày ra!" Nói đoạn liền theo tôi ra cửa.
Chương 34. Bí mật thật sự của băng ghi hình
Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo
Beta: Earl Panda
.
.
.*****
.
Lâu Ngoại Lâu cách cửa hàng của tôi không xa, tôi bèn vội vã chạy bộ trở về. Vương Minh tan tầm vào lúc năm giờmười lăm phút. Cậu này thuộc loại tuyệt đối không ở lại thêm nửa phút nên cửa đã khóa từ lâu. Tôi bèn mở khóa chui tọt vào phòng trong. Cuộn băng A Ninh mang đến cô ta đã lấy về rồi, tôi liền lục ra hai cuốn băng khác của mình. Bàn Tử bám sát theo sau, tiến đến giúp tôi cắm điện.
Thế nhưng ý định của tôi không phải lần nữa xem lại cuốn băng, mà lục lọi ngăn kéo lấy ra một chiếc tuốc-nơ-vít.
Bàn Tử thấy vậy thì chẳng hiểu mô tê gì cả, bèn hỏi tôi định làm gì đấy. Tôi trong lòng nhộn nhạo hết cả rồi nên cũng không buồn trả lời anh ta nữa mà bắt đầu tháo tung cuốn băng từ ra.
Nếu như suy đoán của tôi không sai thì vấn đề này thật đơn con mẹ nó giản quá mức, thậm chí chính bản thân tôi cũng đã làm rất nhiều lần.
Hai cuộn băng từ, trong đó một cuốn lại là băng trắng. Như vậy nói lên rằng, nội dung bên trong cuốn băng căn bản không quan trọng. Thứ đối phương muốn gửi cho tôi chính là bản thân cuốn băng ghi hình chứ không phải đểchúng tôi xem nội dung bên trong, cho nên bên trong chỉlà băng trắng, hoặc cho dù có hình ảnh thì cũng chẳng liên quan một tý nào. Vậy người đó gửi cuốn băng đến, chỉ có một lý do, một lý do đơn giản đến không thể đơn giản hơn, mà phỏng đoán của tôi cũng có thể kiểm chứng cực kỳ dễdàng.
Trước kia, hồi còn học trung học, thứ này tôi cũng từng mó máy không ít rồi nên việc mở nó không khó chút nào, chỉ như một cộng một bằng hai. Tôi tách cuốn băng ra, sau đó cẩn thận cầm một bên lên, run rẩy. Bàn Tử đang đứng cạnh xem liền kêu lên một tiếng kinh ngạc.
Mặt trong của cuốn băng ghi hình, ở một bên phần vỏnhựa plastic quả nhiên có dán một thứ.
"Con bà nó gấu quá đi mất, sao cậu nghĩ ra được thế?" Bàn Tử kinh ngạc hỏi.
Tôi nhếch mép, nhưng cũng không cười nổi, phát cho anh ta một cái: "Là anh nghĩ ra đấy chứ". Kéo vật kia ra xem xét, tôi lại "ui chao" lên một tiếng, chỉ cảm thấy ruột gan quặn hết cả lên.
Đó là một tờ giấy viết thư, mặt trên có mười mấy chữviết rất ngoáy.
Tỉnh Thanh Hải, thành phố Cách Nhĩ Mộc, đường Côn Luân, ngõ Đức Nhi Tham, số 349-5.
Người biết chữ nhìn một lần là hiểu: đó là một địa chỉ ởthành phố Cách Nhĩ Mộc.
"Choáng chưa." Tôi bất giác học theo lối nói Bắc Kinh, lau lau cái trán đẫm mồ hôi, trong lòng sinh ra một cảm giác hớn hở. Mãi rồi tôi cũng đoán trúng được một chuyện, hóa ra đúng là tại tự mình nghĩ phức tạp quá lên thật.
Trò này đúng là một mũi tên trúng những hai con chim. Thứ nhất là có thể bảo vệ món đồ này không bị phá hỏng trên quãng đường vận chuyển dài. Thứ hai là, nếu thứnày có bị người ta chặn được, thì trong lúc nhất thời đối phương sẽ không nghĩ tới còn có đồ giấu ở bên trong. Đặc biệt là nếu như nội dung cuốn băng ghi hình kia đủ để lôi kéo sự chú ý của kẻ ăn chặn nó.
Trong lòng đã sáng tỏ, tôi có thể khẳng định rằng kẻ ăn chặn cuốn băng mà đối phương phải đề phòng nọ chính là chú Ba. Bởi vì chí có chú Ba mới hoảng hốt khi xem nội dung cuốn băng. Sự thật đúng là như thế. Chú thực sự đã bịnội dung bên trong cuốn băng lôi kéo toàn bộ sự chú ý.
Vấn đề này chỉ cần suy đoán một chút là sẽ thấy rất rõ ràng. Bởi vì nếu người ta gửi bưu điện thẳng tới địa chỉ này, dựa theo tình huống lúc đó thì món đồ này tất nhiên sẽ lọt vào tay chú Ba, giống y như phần bản sao sách lụa Chiến Quốc hồi mới đầu.
Nghĩ thông mấy điểm này rồi, tôi liền cảm thấy nhẹnhõm thoải mái cực kỳ, lập tức tiếp tục mở tung cuốn băng từ còn lại ra. Bên trong cuốn băng này không phải giấy, mà là một cái chìa khóa bằng đồng thau cũ kỹ, hơn nữa còn là loại khóa 480 thịnh hành từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước.
Lấy cái chìa khóa ra, tôi phát hiện thấy chiếc chìa khóa này có phần cũ kỹ lắm rồi, lớp đồng bên ngoài hóa đen hết cả. Phía đuôi chìa khóa có dán một miếng băng dính, bên trên viết một hàng chữ số mờ nhạt: 306.
"Xem ra đối phương muốn mời cậu sang đó." Bàn Tửđứng bên cạnh bèn nói, "Đến cả phòng cũng đặt sẵn cho cậu rồi."
Chương 35. Thiệp mời từ địa ngục
Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo
Beta: Earl Panda
.
.
.*****
Tôi nhìn nhìn dòng địa chỉ kia và chiếc chìa khóa mà sững sờ tại chỗ. Bàn Tử nói đúng. Vừa rồi tôi cũng nghĩ đến chuyện này. Xem ra người gửi cuốn băng hình quả thật muốn tôi tìm đến đó. Chiếc chìa khóa này có lẽ là chìa khóa cửa của nơi có địa chỉ ghi ở đây. Kiểu này xem ra dù tôi có đến thì đối phương có khả năng sẽ không ở nhà, người ta là muốn tội tự vào thăm quan hả?
Tôi đột nhiên nảy ra một ý niệm kỳ quái. Không lẽ căn phòng ở kia là nhà của Tiểu Ca? Hắn biết bản thân mình không trở về được, mới nhờ người đem chìa khóa nhà mình gửi cho tôi? Coi như là để lại tài sản cho tôi hả?
Nếu quả thật như thế, vậy tôi cũng nên đến nhà hắn đi, còn có thể hiểu thêm về quá khứ của hắn nữa. Có điều chuyện này nghĩ thế nào cũng quá là không có khả năng...
Ngoài ra, nói vậy thì hai cuốn băng từ của A Ninh kia lẽnào cũng đính kèm thứ gì bên trong?
Đêm hôm đó tôi trằn trọc khó ngủ, ghé vào mép giường hút thuốc hết điếu này lại đến điếu khác. Thường thì chỉ có những lúc buồn bực tôi mới hút một điếu, nhưng lần này có hút bao nhiêu cũng vô dụng, vẫn thấy khó chịu trong lòng.
Ngồi nhớ lại toàn bộ sự việc, bắt đầu từ lúc tôi mới nhận được cuốn băng hình, đến lúc này khi đã phát hiện được món đồ ở bên trong, thời gian mới chỉ có mấy tháng thôi, nhưng mỗi lần thêm một phát hiện lại làm cho mọi việc trởnên càng thêm mù mờ rối rắm, càng thêm phức tạp hơn.
Thực ra, tuy bí mật của cuốn băng ghi hình đã bị tôi phát hiện, nhưng điều thực sự khiến tôi hoang mang bực dọc vẫn là nội dung ở trong băng. Bất kể đối phương muốn dùng nội dung trong đó để che giấu cái gì, hay chỉ là tiện tay nhặt lên hai cuốn băng, thì nội dung đó chắc chắn vẫn sẽthu hút toàn bộ sự chú ý của người xem. Mà những nội dung này lại không thể nào làm giả được. Kiểu người nhưhắn thì không thể nào mà lại quen thuộc với cách ghi hình vào băng được. Vậy thì cuốn băng này hắn lấy được từ đâu?
Băng ghi hình loại đó, tôi có thể khẳng định không chỉcó vài cuốn thế này. Dựa theo dung lượng thời gian của băng thì để ghi hình đủ một ngày phải cần trên dưới tám cuốn. Băng gửi cho tôi một cuốn là băng trắng, một cuốn có nội dung, điều này chứng tỏ đối phương lúc lấy băng ghi hình có rất nhiều lựa chọn. Chuyện đó ít nhất cũng nói lên rằng có khả năng ở nơi đó vẫn còn những cuộn băng ghi hình khác.
Trong băng "Hoắc Linh" và "tôi" tự giám sát hành động của bản thân, tất nhiên phải có mục đích bất đắc dĩ chứkhông phải chỉ để đùa cho vui.
Mà đương nhiên thứ khiến tôi để ý nhất vẫn là hai cuốn băng của A Ninh. Tôi vẫn khăng khăng tự xem mình là người ngoài cuộc, một mực tự nhận rằng mình chỉ là kẻ ăn theo nói leo, tự bám theo chú Ba, lần đầu tiên là vì tính hấp tấp của mình, lần thứ hai là vì tình thế bắt buộc, lần thứ ba là vì ù ù cạc cạc nghe theo người ta sắp xếp. Mỗi một lần, chỉcần nói một tiếng "không" thì sẽ chẳng bao giờ có việc gì dính dáng đến tôi, cho nên sự việc bỗng nhiên đột ngột phát triển đến mức dường như cả tôi cũng bị liên luy vào, tôi thật sự là có chút mất phương hướng.
Có điều lời nhắc nhở của Bàn Tử lúc này khiến tôi nhưngười vừa ngộ đạo. Tôi đã cảm thấy cách suy nghĩ của mình dường như đã quá mức phức tạp rồi. Có lẽ đúng là vì mình có thói quen phức tạp hóa vấn đề lên như vậy nên mới khiến cho sự việc vốn cực kỳ đơn giản trở nên phức tạp. Có lẽ vốn bản thân mọi việc cũng chỉ giống như chuyện này, chẳng rối rắm một tý nào cả.
Tôi nghĩ rất nhiều, lúc này lại nhớ tới lời "Lý Chìm Xuồng" nói với tôi hôm đó, rằng chuyện này có lẽ liên quan đến tôi nhiều dữ lắm. Cứ nghĩ mà xem, chú Ba đã phải vắt óc bày mưu lừa gạt tôi, nếu chú không muốn tôi can dự vào chuyện này, thì tại sao lại muốn cho tôi theo lên núi tuyết? Lời nói của "Lý Chìm Xuồng" thật có lý vô cùng.
(thực ra là Lý Trầm Chu nhưng beta thích vui thú nhân sinh nên làm trò con bò một tí ♉( ̄▿ ̄)♉)
Tôi lại hồi tưởng về quá khứ của mình. Trong ký ức của tôi quả thật là không có bất cứ một tẹo chi tiết nào có khảnăng khiến bản thân tôi dây dưa dính dáng gì vào cái vụ này hết. Hồi còn bé, cha tôi là một người bình thường mờ nhạt, hễ có việc gì cũng đều gánh vác vì gia đình. Ông nội tôi làm mưa làm gió một phương, giữ vai trò trụ cột trong nhà. Chú Hai thì đạo mạo kiệm lời, chú Ba thì chơi bời lêu lổng, hư đốn cứng đầu khó dạy bảo. Hết thảy tập hợp lại trở thành ký ức tuổi thơ của tôi. Bọn họ tuy tính tình khác nhau nhưng đều đối xử với tôi rất tốt . Ngay cảchú Hai cũng chỉ khi nhìn thấy tôi mới nở nụ cười với thằng cháu ruột này.
Có thể nói tuổi thơ của tôi tuy không phải hạnh phúc ngập tràn, nhưng có lẽ cũng giống như thời thơ ấu của những người cùng tuổi, chẳng hề có chỗ nào đặc biệt.
Rồi lại đến mấy năm gọi là đại học này, lại càng bình thường đến cực điểm, ký ức cũng càng thêm rõ ràng hơn. Thật sự là tôi chưa từng trải qua chuyện ăn mặc y nhưngười chết rồi bò qua bò lại trong một căn phòng tăm tối bao giờ.
Tôi mất ngủ cả một buổi tối, cứ chong chong nhìn lên trần nhà cho đến tận hừng đông mà nghĩ quàng nghĩ xiên, càng nghĩ lại càng buồn bực. Toàn bộ mọi chuyện cứ nhưmột tấm lưới bủa vây giăng kín chụp lấy tôi, bất kể tôi chạy đến chỗ nào cũng đều chỉ có thể nhìn thấy vô số lỗ hổng mà lại không sao chạy thoát vì những mắt lưới vướng víu cản đường.
Cục diện thành ra thế này cũng là do tính cách của tôi quyết định. Cái loại tính cách tuy do dự nhưng vẫn không chịu từ bỏ của tôi đã khiến sự việc càng phát triển thì càng phức tạp. Có lẽ khi suy luận vấn đề tôi đừng nên bị động như thế, có những lúc không cần cứ phải chờ người khác cung cấp manh mối cho anh thì anh mới chịu suy xét vấn đề. Làm như thế, manh mối người ta đưa cho anh một là không biết được thật hay giả, hai là sẽ luôn gây ra nhiều nhiễu loạn không đúng lúc.
Nghĩ tới đây, tôi đột nhiên cau mày nhớ tới lời khuyên mà đám bạn đưa ra với tôi vào lúc sắp chia tay. Cậu ta bảo: "Nguyên nhân khiến sự việc trở nên rắc rối phức tạp nhưvậy cũng là vì cậu cứ cố chấp muốn lấy được đáp án từ chỗchú Ba cậu. Cậu nên nghĩ rằng, nếu chú Ba cậu đã lừa gạt cậu rồi thì tức là chắc chắn ông ta không muốn để cậu biết bất cứ chuyện gì, như vậy chú Ba cậu sẽ không có khả năng nói thật với cậu nữa. Dối trá lại kéo theo dối trá, cậu càng hỏi thì chỉ càng khiến bản thân cảm thấy bất cứ điều gì trên đời cũng chẳng còn đáng tin, thông tin sẽ càng lúc càng loạn xạ xà ngầu. Nếu cậu muốn tìm ra chân tướng sự việc, chi bằng tự mình tìm đáp án đi. Ví dụ như đội thám hiểm cậu nói đó có mười người hay mười một người, cậu cứ tra trong tài liệu có liên quan vào năm đó ấy. Tóm lại, muốn phân biệt được lời chú Ba cậu nói là thật hay giả, có nhiều cách lắm."
Giờ này ngẫm lại, quả thực cậu ta nói không sai.
Được rồi! Tôi tự nhủ với chính mình, mẹ kiếp, nếu vấn đề này đã liên quan đến chính tôi, thì tôi đây thực sự cũng cóc thèm tin ai nữa. Lần này tôi sẽ không nói với bất cứ ai, tự mình đi Cách Nhĩ Mộc điều tra xem đây rốt cuộc là có chuyện gì xảy ra."
Chương 36. Tòa nhà ma
Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo
Beta: Earl Panda
.
.
.*****
Không làm thì thôi chứ đã làm thì đừng lề mề. Ngày hôm sau tôi liền lên kế hoạch đi luôn Cách Nhĩ Mộc.
Vì vùng đó tôi chưa từng đến bao giờ, nên tôi tìm người bạn làm ở công ty du lịch hỏi thăm xem tuyến đường đi lại như thế nào. Người bạn này bảo với tôi rằng, vì không có tuyến bay thẳng đến Cách Nhĩ Mộc nên tôi chỉ có thể xuống sân bay Song Lưu ở Thành Đô trước, sau đó tiếp tục đổi máy bay. Vé máy bay thì cứ để cậu ấy lo, thậm chí đặt phòng khách sạn tại địa phương cũng OK hết. Tôi liền đểcậu này giúp tôi xử lý. Vì nơi đó cũng không phải nói đi là đi ngay được nên tôi đặt vé chuyến bay hai ngày sau.
Lần này không phải đi đổ đấu mà chỉ là lượn vài vòng trong thành phố Cách Nhĩ Mộc, hơn nữa cũng không ở lại lâu lắm nên tôi chỉ mang theo vài bộ đồ lót và một ít tiền mặt, gom hết lại nhồi vào một cái ba lô mà vẫn còn thừa chỗ.
Cùng ngày hôm đó Bàn Tử về Bắc Kinh, tôi cũng không đả động gì đến chuyện này với anh ta. Nếu đã quyết định sẽkhông nói với ai rồi, vậy Bàn Tử cũng không phải là ngoại lệ.
Trong thời gian hai ngày này, tôi dặn dò Vương Minh, bảo cậu ta quản lý chuyện cửa hàng, rồi mập mờ thông báo với gia đình một chút, lại sắp xếp một vài mối quan hệ. Hai ngày sau tôi lên máy bay.
Suốt đường đi tôi ngủ thẳng một mạch, đến sân bay Song Lưu ở Thành Đô[1] thì ngủ đã đời con mắt rồi, trong mấy giờ bay đi Cách Nhĩ Mộc tôi bèn suy nghĩ về vụ việc ngay trên máy bay luôn. Hơn tám giờ tối hôm đó tôi mới đặt chân đến thành phố Cách Nhĩ Mộc, vốn được mệnh danh là "Cao nguyên khách sạn".
Nơi đây là một thành phố huyền thoại. Trong tiếng Tạng cái tên Cách Nhĩ Mộc có nghĩa là "nơi sông ngòi giăng kín". Tuy rằng trên suốt đường bay chỉ thấy toàn sa mạc, nhưng cũng có thể tưởng tượng được hình dạng của thành phố vào thời điểm cái tên đó ra đời. Trên máy bay tôi xem mấy tài liệu, thấy nói rằng thành phố này do "cha đẻ của con đường Thanh Tạng"[2] là tướng quân Mộ Sinh Trung, năm đó đã đưa khu lều bạt của những công binh tu sửa con đường Thanh Tạng vào lập đồn đóng ở đây, sau đó liền trởthành một thành phố. Thành phố mới có hơn 50 năm lịch sử, trước kia vô cùng phồn thịnh nhưng sau này địa vị dần dần bị thay thế bởi Lhasa, vì cả thành phố nằm ở vị trí tương đối không thuận tiện.
Sau khi máy bay hạ cánh, kẻ vô cùng mất mặt là tôi liền gặp phản ứng cao nguyên[3], ngất xỉu luôn ngay tại chỗ cửa ra của phi trường trong khoảng hai ba giây. Cái cảm giác này không giống như hồi tôi hôn mê vì kiệt sức ở Tần Lĩnh, mà là một loại cảm giác giống như cả thế giới chạy vụt ra xa khỏi mình, nhoáng cái mọi cảnh vật đều tối sầm lại, sau đó thì tôi gục xuống hôn đất. Cũng may hai ba giây sau tôi lập tức tỉnh lại, thấy mình lúc này đang nằm thẳng cẳng trên mặt đất rồi. Điều càng mất mặt hơn nữa là lúc tôi đi mua thuốc mới biết hóa ra mình đang ở trên cao nguyên Thanh Tạng. Tôi chưa thuộc địa lý Trung Hoa, thế mà lại không biết Cách Nhĩ Mộc nằm ở cao nguyên Thanh Tạng! Báo hại người bán thuốc còn tưởng rằng tôi lên nhầm máy bay.
Sau khi vào một quán trà Tây Tạng mua một chén trà bơ 5 xu uống ực hết với thuốc, tôi bèn đến nhà nghỉ mà cậu bạn đã sắp xếp, bố trí ổn thỏa chỗ ở. Sau đó, bất chấp cái đầu đau như búa bổ, tôi vẫn tiếp tục hành trình không ngừng nghỉ, lên thẳng một chiếc taxi, lấy tờ địa chỉ kia ra bảo tài xế đưa tôi đến đó.
Nhưng bác tài xem địa chỉ xong lập tức lắc đầu nói rằng chỗ ấy là một cái ngõ rất chật, xe hơi không lái vào được đâu. Khu vực đó toàn là nhà ở cũ kỹ, đường xá chật chội lắm. Anh ta có thể đưa tôi đến địa điểm gần đó, cách một con đường, còn sâu hơn nữa ở bên trong thì tôi phải tựmình vào mà hỏi.
Tôi nghe xong cũng đồng ý, bảo anh ta cứ lái đi. Không lâu sau tôi đã tới khu nhà cũ của thành phố.
Bác tài bảo cho tôi hay rằng Cách Nhĩ Mộc là thành phốmới được xây dựng, đường xá bình thường đều rộng rãi. Năm đó khu nhà cũ cũng được mở rộng vô số lần, nhưng khắp nơi đâu đâu cũng có những khu nhà nhỏ nhỏ nhưvậy, lại do vị trí bất tiện nên vẫn cứ để lại y nguyên. Những ngôi nhà trệt này phần lớn đều được xây vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước, bên trong toàn bị cơi nới trái phép. Địa chỉ tôi tìm cũng nằm ở một con hẻm nhỏ trong số đó.
Lúc tôi xuống xe đã là những phút cuối cùng của hoàng hôn. Bóng tối sầm sì ụp xuống, lấm tấm những vệt nắng chiều dần tàn. Tôi ngẩng đầu nhìn lên, trong chỗ khuất sáng chỉ thấy một dãy dài những chiếc bóng đen sì của những ngôi nhà lợp ngói. Chỗ này toàn là nhà tập thể kiểu quân đội[4] xây từ nhưng năm 60, 70 của thế kỷ trước. Giờnày nhìn sang, khu nhà cũ hiện lên có vẻ đặc biệt huyền bí.
Bước vào nhìn thử bốn phía tôi mới phát hiện ra chỗnày kỳ thực cũng không thể gọi là "khu" nữa, mà chẳng qua là vài đoạn phố cũ còn sót lại sau khi mở rộng đô thị. Những kiến trúc này một là không có giá trị văn hóa, hai là không được kiểm tra sửa chữa định kỳ nên trông có phần chông chênh sắp đổ, chắc cũng chẳng trụ lại trong cõi người được bao lâu nữa. Mà trong khu phố cũ này cũng chẳng có bao nhiêu người sinh sống, chỉ thấy lèo tèo vài tiệm cắt tóc nhồi nhét giữa những tòa nhà. Mớ dây điện đen sì sì vắt ngang qua các căn nhà cũ kỹ xen lẫn với ánh đèn màu của tiệm cắt tóc, tạo ra một cảm giác khá là quái gở.
Tôi tạt ngang tạt dọc trong đó ước chừng hai giờ đồng hồ, đi tới đi lui làm cho cô em(*)trong tiệm cắt tóc còn tưởng tôi muốn ăn vụng mà chẳng có gan, còn mở cửa nhìn tôi cười cười. Nhưng quả thật đúng như bác tài taxi đã nói, đường xá nơi đây quá hỗn loạn, rất nhiều gõ nhỏ là do cơi nới trái phép mà ra, đến cả cái bảng tên đường còn không có thì hỏi thăm người ta cũng chẳng ăn thua. Mấy người cán bộ công nhân viên từ bên ngoài vào cũng đều lắc đầu cười thông cảm, đại loại tỏ ý bọn họ cũng chẳng biết chỗ đóở đâu.
(*Nguyên văn là "tiểu thư", ý chỉ gái bao. Quán này là dạng quán gội đầu "thanh nữ" =")))))
Có địa chỉ hẳn hoi mà vẫn không tìm được, đây là lần đầu tiên tôi gặp phải loại chuyện này. Tôi vừa đi vừa cười khổ, cảm thấy sự đời thật là phong phú quá. Đúng vào lúc tôi đã vòng đi vòng lại đến váng cả đầu thì từ phía sau một chiếc xe lôi(**) mui vàng trờ tới. Anh xe lôi hỏi tôi có muốn lên xe không? Tôi cuốc bộ cũng mệt lắm rồi, bèn yên vị trên xe cho anh ta chở đi lòng vòng.
(** loại xe giống xích-lô nhưng chỗ khách ngồi ở đằng sau người lái. Loại xe này trước kia khá thịnh hành ở Sài Gòn, nhưng giờ chắc cũng tuyệt chủng rồi, mấy lần mình vào không thấy nữa ;;___;; )
Anh xe lôi người dân tộc Hán, đoán chừng hồi trước cũng từ miền Nam lên, thấy tôi nói giọng Nam thì hay chuyện hơn hẳn. Anh ta nói với tôi mình là người Tô Bắc (phía bắc Tô Châu), họ Dương nên người ta gọi là NhịDương. Anh ta đạp xe lôi ở đây đã mười hai năm rồi, hỏi tôi muốn đến chỗ nào chơi, thích giá cao hay giá thấp, kiểu Hán hay kiểu Tạng. Mấy cô em bé nhỏ người Duy Ngô Nhĩ anh ta đều biết cả, đi trọn gói còn làm quả giảm giá 20%. Nếu cái đó không hợp khẩu vị, thì du lịch anh ta cũng chơi tuốt. Cách Nhĩ Mộc không có danh lam thắng cảnh di tích gì, nhưng xung quanh sa mạc Gobi có cảnh đẹp nào nổi tiếng anh ta đều biết hết.
Tôi cười thầm, tự nhủ rằng nếu cha anh đặt cho anh cái tên ba chữ thì anh có thể đổi tên thành Hằng Nguyên Tường rồi đấy. Có điều nghe anh ta nói đến đây, tôi trong lòng giật nảy, thầm nghĩ mấy anh xe lôi này bươn chải ởđây nhiều năm rồi, phố lớn ngõ nhỏ phần lớn đều đã thuộc nằm lòng, sao tôi không hỏi thêm vài câu, biết đâu lại moi được ra chút gì từ miệng anh ta ấy chứ.
(Hằng Nguyên Tường là một thương hiệu kinh doanh đủmọi thứ trên đời, ai mua gì cũng bán, ai bán gì cũng mua. Đống chỉ DMC nhà bạn quá nửa khả năng cũng xuất phát từ Hằng Nguyên Tường ;;____;; )
Vì vậy tôi liền đưa địa chỉ cho anh ta xem, hỏi anh ta có biết cái chỗ này hay không.
Vốn cũng chẳng ôm bao nhiêu hy vọng, nhưng tôi vừa hỏi xong thì "Hằng Nguyên Tường" liền gật đầu nói là biết. Nói xong anh ta liền nhấn bàn đạp, chỉ trong chốc lát đã đạp đến một con ngõ nhỏ vô cùng hẻo lánh.
Hai bên đường là nhà cửa cũ kỹ, dưới ánh đèn đường vàng vọt gần như chẳng có người qua lại. Lúc anh ta dừng hẳn xe thật thì tôi sợ phát khiếp, cứ tưởng mình bị bắt cóc rồi. Anh ta thấy bộ dạng tôi như vậy cũng cứ cười mãi, bảo với tôi rằng đã đến chỗ tôi muốn tìm rồi.
Tôi ngẩng đầu nhìn lên thì thấy đó là một tòa nhà ba tầng và một sân. Dưới ánh đèn đường, tòa nhà nhìn vào tối om om, chỉ có thể thấy tường bao bên ngoài, bên trong tựa hồ chẳng có lấy một ai. Cả căn nhà toát ra quỷ khí âm u.
Tôi ớ ra, hỏi anh phu xe xem đây rốt cuộc là chỗ nào. Anh ta nói: chỗ này hồi năm 60 của thế kỷ trước là trại an dưỡng của giải phóng quân, đã bỏ hoang từ rất lâu rồi.
.
.
--
Chú thích.
Btw, Cách Nhĩ Mộc tên tiếng Anh là Golmud, nếu ai có nhu cầu tìm hiểu thêm về những hình ảnh của nó :">~
[1] Sân bay Song Lưu là một cảng hàng không quốc tếlớn nằm ở phía bắc Thành Đô, Tứ Xuyên.
[2] Con đường Thanh Tạng là con đường cắt qua toàn bộ cao nguyên Thanh Tạng, là một phần của quốc lộ 109, khởi đầu từ Tây Ninh ở phía đông tỉnh Thanh Hải, kéo dài đến thủ phủ của Tây Tạng là Lhasa. Con đường này chủ yếu do công binh xây dựng, do tướng Mộ Sinh Trung phụ trách, thông xe vào tháng 12 năm 1954.
[3] Phản ứng cao nguyên là phản ứng xảy ra khi cơ thểchưa kịp thích nghi với lượng oxy thiếu hụt trong môi trường không khí loãng của cao nguyên, triệu chứng gồm: đau đầu, thở dốc, huyết áp tăng, chóng mặt, chảy máu cam.
[4] Là một loại nhà tập thể đặc trưng giành cho quân nhân Trung Quốc vào thời kì đó, gồm một tòa nhà xây vuông vức đơn giản, có khoảng vài ba tầng, mỗi tầng gồm độ hơn chục phòng, nhà tắm và nhà xí dùng chung cho toàn khu.
Chương 37. Phòng 306
Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo
Beta: Earl Panda
.
.
.*****
Tôi xuống xe trả tiền, đứng ngoài cổng đối diện với tấm biển số nhà đã mờ tịt, phát hiện ra địa chỉ trên tờ giấy chính xác là ở đây, trong lòng có phần sợ hãi. Tôi tự nhủ, đây chẳng phải là cái loại nhà ma không người ở mà hồi bé chúng tôi thường đến thám hiểm sao, thế quái nào mà lại có người muốn tôi đến cái nơi như thế này cơ chứ? Bên trong còn có người ở nữa à?
Anh xe lôi vẫn còn đang đếm chỗ tiền lẻ tôi trả. Tôi bèn quay đầu lại hỏi anh ta, người sống trong này là ai thế?
Anh xe lôi chỉ lắc đầu, bảo rằng anh ta cũng không rõ lắm. Anh ta chỉ biết đây là trại an dưỡng được xây dựng từnhững năm 60 của thế kỷ trước. Cách Nhĩ Mộc là thành phố nhà binh, rất đông sĩ quan quân đội, rất nhiều quan chức lãnh đạo thường xuyên đến đây thị sát. Trại an dưỡng này là dành cho các vị lãnh đạo thời ấy đến ở. Vào giữa những năm 80 thì trại an dưỡng này bị hủy bỏ, đem sửa đi làm thành nhà hát kịch, cho nên anh ta cũng đã từng đến đây rồi. Thời bấy giờ ở Hà Đông Hà Tây cũng có mấy nơi giống thế, tôi còn khá may mắn mới gặp được anh ta đấy, chứ nếu chẳng may vớ phải mấy tay xe lôi từ miền Bắc tới thì đảm bảo chẳng tìm thấy chỗ này đâu.
Tôi nghe xong nửa tin nửa ngờ. Anh xe lôi đi rồi, cả con đường chỉ còn mỗi mình tôi. Tôi ngó nghiêng trái phải hai bên, thấy tối mò như hũ nút, chỉ có trước cửa tòa nhà này mới có một ngọn đèn đường tù mù thì cảm thấy có hơi hoảng. Nhưng mà nghĩ lại thì bản thân mình đến cả cổ mộcòn từng mò xuống lúc quá nửa đêm, chỗ này có mỗi cái tòa nhà cũ thì sợ sệt nỗi gì, bèn lập tức đẩy cửa nhà mà vào.
Bên ngoài tòa nhà có tường bao, cửa vào là cửa vòm, cánh cửa là một phiến gỗ lim, không có vòng gõ cửa. Đẩy thử vài cái thì phát hiện sau cửa có khóa sắt, không mở ra được. Có điều chút trở ngại đó không làm khó được tôi đâu. Tôi nhìn quanh quẩn một vòng rồi tới chỗ cột đèn, leo vài phát lên trên rồi phi qua bờ tường vây. Đây là bản lĩnh phá phách ngày bé tôi luyện được, xem ra còn chưa đến nỗi lụt nghề.
Khoảng sân bên trong toàn là cỏ dại, nhảy xuống rồi mới thấy nó được lát gạch xanh, nhưng bị cỏ dại mọc um tùm xen giữa các kẽ hở. Trong sân còn có một cái cây to đã chết queo, đổ rạp vào một bên tường nhà.
Bước đến trước tòa nhà nhỏ, tôi mở bật lửa ra soi sáng mới thấy rõ được cái sự hoang tàn của nó. Song cửa được trạm trổ hoa văn, có điều cũng đã rã rời, khắp nơi mạng nhện chăng kín dọc ngang, cửa ra vào dùng khóa sắt móc chặt, dán giấy niêm phong.
Tôi giật một cánh cửa sổ xuống, cẩn thận hết sức mà bò vào. Bên trong cũng được lát gạch xanh, bụi bặm đóng cảmột tầng dày. Đằng sau cánh cửa là một đại sảnh gần nhưtrống trơn chẳng có đồ đạc gì cả. Tôi giơ cao cái bật lửa, cẩn thận soi một vòng thì chợt thấy có chút quen quen, vừa nhớ lại mồ hôi lạnh liền túa ra.
Đại sảnh này chính là chỗ ở trong băng ghi hình của A Ninh, nơi mà "tôi" bò lết trên sàn nhà.
Đến đúng chỗ rồi đấy, tôi tự bảo với chính mình. Tôi đứng vào góc độ của máy quay phim ở trong băng ghi hình nhìn thử, những viên gạch xanh kia, những cánh cửa khắc hoa này, góc độ giống y như đúc. Tôi càng lúc càng khẳng định được suy đoán của mình, trong lòng sinh ra một loại cảm giác vừa hoảng sợ vừa hưng phấn.
Đi tiếp vào trong thì thấy ngay bên trái của đại sảnh có một chiếc cầu thang xoắn ốc bằng gỗ, là loại rất đơn giản, nhưng tốt xấu gì cũng là cầu thang xoắn ốc, thông lên lầu hai. Tôi rón ra rón rén lại gần, ngước nhìn lên trên lầu thì thấy phía trên cầu thang cũng là một màn đen bao phủ, không có chút ánh sáng nào.
Tôi móc chiếc chìa khóa ra từ trong túi. Phòng 306, vậy thì hẳn là ở lầu ba.
Chỗ này ít nhiều gì cũng có chút khác thường. Tôi cúi đầu chiếu sáng mấy bậc cầu thang, phát hiện thấy trên bậc cầu thang bụi bám dày đặc, thế nhưng trong đám bụi vẫn có thể thấy một ít dấu chân, rõ ràng là ở đây vẫn có người đi lại.
Tôi nhẹ nhàng đặt chân bước lên bậc cầu thang, làm phát ra âm thanh kẽo kẹt, nhưng hẳn là nó vẫn có thể chịu được sức nặng của tôi. Tôi cắn răng cẩn thận từng chút một đi lên phía trên.
Trên lầu tối đen như hũ nút, còn thêm cái thứ tiếng kèn kẹt của gỗ cọ vào nhau, khiến cho tôi thấy hơi hoang mang hoảng hốt. Nhưng chỗ này dù sao cũng không bằng cổ mộ, thần kinh tôi vẫn còn cầm cự được.
Cứ đi thẳng lên trên, đến tầng hai tôi liền phát hiện ra hành lang dẫn vào đó đã bị người ta dùng xi-măng trát kín. Không hề có cửa, bị bịt kín hết toàn bộ rồi. Dựa vào không gian dưới lầu thì có thể thấy phía sau tường xi măng có lẽcòn có rất nhiều phòng. Hình như là để cách ly mới dựng lên nên thợ đổ xi măng làm rất ẩu.
Tôi sờ lên vách tường, cảm thấy có điểm kỳ quái. Chẳng lẽ kết cấu của tòa nhà này gặp vấn đề nên mới phải gia cốchỗ này lại sao?
Có điều có thấy kỳ quái cũng chẳng làm được gì. Lúc này tôi cũng không thừa hơi mà nghĩ những vấn đề này nữa, bèn tiếp tục lên đến tầng ba. Thứ tôi nhìn thấy chính là một dãy hành lang đen kịt. Hai bên hành lang đều là phòng ở, nhưng dưới tất cả những khe cửa đều không lộ ra chút ánh sáng nào, hẳn là không có người, mà trong không khí nồng nặc một thứ mùi cực kỳ khó ngửi do nấm mốc tỏa ra.
Tôi tập trung tinh thần bình tĩnh lại, cẩn thận từng bước tiến vào hành lang. Lách qua từng đám mạng nhện, tôi thấy trên những cánh cửa phòng kia có gắn các tấm biển sơn số phòng đã bị bụi bặm phủ kín. Tôi bèn đọc một loạt, có chút cảm giác mình cứ như nhân vật chính trong mấy bộphim kinh dị Âu Mỹ. Không lâu sau, tôi đã đến trước cửa căn phòng thứ hai đếm từ phía trong ra. Tôi giơ chiếc bật lửa đã nóng rẫy, chiếu lên cánh cửa, liền thấy trên bậu cửa có một cái biển số cực kỳ mờ nhạt: 306.
Trong một tích tắc kia tôi bắt đầu muốn gõ cửa, nghĩ lại thì thấy thật nực cười, vì vậy tôi do dự trước cánh cửa một chút rồi móc chiếc chìa khóa ra. Tôi cắm chìa vào lỗ khóa trên cửa xoay liền một vòng. "Loạch xoạch" một cái, theo tiếng bản lề ma sát chói tai, cánh cửa bị tôi nhẹ nhàng đẩy mở vào trong.
Gian phòng này không lớn, bên trong tối mò mò, bước vào liền thấy mùi nấm mốc trong phòng cực nặng. Đầu tiên tôi mở hé cửa nhìn vào thăm dò, thấy phía bên kia phòng có lẽ là có cửa sổ nữa, vì ánh đèn đường bên ngoài chiếu tận vào bên trong, phác ra những đường nét đại khái của căn phòng, Trong phòng, phía sát tường hình như bày biện rất nhiều đồ gia dụng, đèn đường từ bên ngoài hắt ánh sáng vào tạo ra những cái bóng mờ mờ nên không phân biệt được rõ ràng. Chỉ có điều vừa nhìn là biết không có người ở.
Tôi hít một hơi thật sâu, cẩn thận dò dẫm bước vào, giơcao cái bật lửa nóng rẫy. Dưới ánh lửa yếu ớt, mọi vật ởkhắp bốn phía đều rõ ràng hẳn lên.
Đây là một phòng ngủ đơn. Tôi nhìn thấy một chiếc giường nhỏ kê trong góc, mùi mốc meo là từ chiếc giường này tỏa ra. Lại gần xem, tôi phát hiện chăn chiếu trên giường đã rữa nát đen sì hết cả rồi, bốc mùi cực kỳ khó ngửi. Chăn mền phồng lên, mới thoáng nhìn còn tưởng bên trong còn bọc một người chết. Có điều nhìn kỹ lại thì thấy chỉ là hình dạng của chăn thôi.
Bên cạnh giường có một cái bàn viết, là loại cũ rích nhưchiếc bàn học hồi tôi còn mài đũng quần ở trường cấp mộtấy. Trên mặt bàn là một ít đồ bỏ đi, vải thô, mấy tờ giấy loại và một ít mảng vôi trắng từ trần nhà rơi xuống, mọi thứ đều đóng bụi cả tảng.
Cạnh bàn làm việc là một cái tủ to tướng, rộng phải đến ba bốn mét, còn cao hơn cả tôi. Ván gỗ bên trên có lẽ vì ẩm nên nở ra, cánh cửa tủ bị cong vênh hết cả rồi. Ngẩng đầu nhìn lên trên thì có thể thấy ở trên cái tủ, chỗ tiếp giáp với trần phòng, có một đống lớn những đốm than đá và nước đọng, hiển nhiên là vào ngày mưa thì chỗ đó sẽ bị rỉ nước.
Xem ra nơi này hoang phế đã lâu rồi. Rách nát đến mức này thì chắc cũng phải ngoài năm năm. Có điều căn phòng tuy cũ kỹ nhưng cũng chỉ cũ một cách bình thường. Người gửi băng ghi hình câu kéo tôi đến đây làm gì không biết nữa? Người ta nghĩ tôi sẽ tìm được thông tin gì trong cái phòng này cơ chứ?
Lúc này tâm trạng bồn chồn bất an cũng dần dần bìnhổn trở lại cùng khả năng thích nghi với hoàn cảnh của tôi. Tôi thả cái bật lửa xuống mặt bàn, trước hết bắt đầu tìm ngăn kéo của cái bàn viết kia, mở từng ngăn từng ngăn ra một. Có điều bên trong cơ bản đều rỗng không, có mỗi hai ngăn lót báo cũ bên trong, đều mốc meo hết cả, tôi cũng chẳng dám đụng vào.
Không phải trong ngăn kéo thì chẳng lẽ trên giường? Tôi đến cạnh giường, trước hết xem dưới gậm, thấy toàn là mạng nhện chứ chả có cái gì. Sau đó tôi đến đằng kia lôi ra một cái ngăn kéo, dùng làm dụng cụ để khều đống chăn màn dính bết thành cục xuống. Thế nhưng khều khều vài cái thì từ đống chăn tứa ra nước đen nhớp nháp. Bên trong thì ra lại còn có côn trùng, mùi nấm mốc xông lên nồng nặc. Tôi mắc ói đến suýt nữa thì nôn.
Thật không dễ dàng mới tời được hết đống chăn màn này xuống đất mà lại chẳng phát hiện được cái gì. Thật ra vừa khếu mấy cái tôi cũng ý thức được bên trong chả có gì đâu. Ai lại đem đồ vật nào giấu ở cái chỗ buồn nôn thế chứ.
Cả hai chỗ này đều không có, vậy thì chỉ còn lại cái tủtường to bự, mỗi tội cái tủ này lại có khóa. Tuy cánh cửa tủđã vênh lên rồi, nhưng mà muốn mở cái tủ này tôi vẫn cần bỏ ra chút sức lực, hơn nữa không có dụng cụ cũng chẳng được.
Tôi lại không mang theo thứ gì trong tay, đành phải tìm kiếm ngay tại hiện trường, rốt cuộc cũng tìm được một thứở trên bệ cửa sổ. Đó là cái then cài cửa sổ kiểu cũ, có thể rút ra được. Tuy nó rỉ ngoét ra rồi nhưng then cài cửa hồi xưa ruột đúc đặc, còn bền lắm. Tôi rút lấy một cái dùng làm đòn bẩy, cắm vào khe cửa cong vếu kia, nạy khe hở ra một khoảng đủ để thò ngón tay vào. Sau đó lấy một chân chống lên một mặt, đưa tay với vào cái khe, dùng sức bẻ ra ngoài. Cánh cửa phát ra tiếng cọ sát đáng sợ, bị tôi kéo đến cong véo cả lên, tiếp theo phát ra những tiếng gãy rạn rầm rĩ, cảtấm gỗ cứ như vậy mà gãy đôi ra. Bụi bặm tích trên cửa bay tung tóe, mù mịt đến nỗi tôi không mở nổi mắt.
Vì trong tòa nhà khá yên tĩnh nên những tiếng động tôi gây ra nghe đặc biệt kinh người. Trong khoảnh khắc cánh cửa gãy lìa ra, âm thanh chói tai đó cũng làm tôi sợ đến nỗi cả người đầm đìa mồ hôi lạnh, một lúc lâu sau mới hoàn hồn. Sau đó tôi cầm lấy bật lửa, chiếu vào bên trong tủ.
Trong tủ tường có cái gì, tôi không có một chút dự đoán nào cả, chỉ thấy khả năng lớn nhất vẫn là chẳng có thứ gì đâu, cho nên cũng không chuẩn bị đầy đủ tinh thần cho lắm. Nhưng mà vừa chiếu vào một cái, tôi liền bị dọa một cú kinh hoàng.
Trong tủ tường đúng là trống trơn chẳng có cái gì, nhưng tấm gỗ lưng tủ dựa vào tường đã không cánh mà bay, để lộ ra bức tường xi măng bị cái tủ che khuất. Mà trên bức tường xi măng kia có một cái cổng tò vò tối hun hút, nối với một đường cầu thang dẫn xuống phía dưới, chẳng biết là thông tới nơi nào.
Chương 38. Manh mối
Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo
Beta: Earl Panda
.
.
.*****
Tôi cảm thấy càng lúc càng quái đản. Rõ ràng ở đây có một cái cửa ngầm, có người dùng một cái tủ mất lưng để che nó lại, chỉ cần mở cái tủ này ra là có thể thấy cửa ngầm phía sau rồi. Biện pháp này chưa được tính là cao tay, nhưng hay ở chỗ tiện bố trí, hơn nữa lại dễ ra vào.
Thế nhưng tại sao ở nơi đây lại có cái kiểu kiến trúc nhưthế này cơ chứ? Vậy xem ra cái trại an dưỡng này không đơn giản rồi. Chỗ này trước kia rốt cuộc được dùng để làm gì? Không biết dưới chân cầu thang xi măng kia là một nơi như thế nào đây?
Tôi nhìn chiếc chìa khóa trong tay. Rõ ràng đối phương đã gửi chìa khóa gian phòng này cho tôi tức là đã nghĩ đến chuyện tôi sẽ phát hiện lối cửa ngầm này. Như vậy, có lẽdưới đó có đáp án.
Tôi lau lau mồ hôi lạnh trên đầu, bước vào trong tủ, chui xuống cửa ngầm, lập tức thấy một thứ mùi kỳ quái từdưới kia xộc tới.
Tôi xoay đầu chờ cho đám mùi nồng nặc nhất đó bay qua, sau đó thích ứng một lát, rồi dùng bật lửa rọi xuống.
Cầu thang sâu không thấy đáy, hơn nữa còn có khúc ngoặt, rõ ràng là khá dài, không biết thông xuống tầng hai hay tầng một.
Nhìn xuống cầu thang, nghĩ đến giờ đã là nửa đêm mà thân tôi thì ở trong một cái nhà ma, lại còn phát hiện ra một cái đường ngầm không biết đã được bố trí từ bao giờ, trong lòng tôi không khỏi có phần hoảng sợ. Nhưng dù sao tôi cũng là thằng từng xuống đấu. Ở những chỗ thế này, tôi biết bên ngoài là đường cái và tiệm cắt tóc, trong lòng tựnhiên sẽ có phần bình tĩnh hơn một tẹo.
Tôi chỉ do dự trong một thoáng là lấy lại được bình tình. Một tay cẩn thận hết sức giơ bật lửa, khom người đi vào trong cái cổng tò vò kia, tôi men theo cầu thang đi xuống phía dưới.
Nếu đã đến nước này rồi thì thứ đối phương chỉ đường cho tôi tìm kiếm dĩ nhiên sẽ ở ngay bên dưới cái cầu thang này. Giờ mà tôi rụt chân lại thì cũng chẳng hay. Đã đi tới tận Cách Nhĩ Mộc, tất nhiên là tôi muốn nhìn xem mục đích của đối phương rốt cuộc là cái gì.
Mới đi được vài bước, tôi đã nhận thấy một thứ cảm giác âm u lạnh lẽo khó tả truyền đến từ bóng tối dưới cầu thang, lạnh lẽo đến mức làm cho người ta chưa rét mà đã run lẩy bẩy. Tôi hà hơi một cái, liền phát hiện thấy sương trắng bay ra từ trong miệng. Như vậy thì nhiệt độ dưới đó xem ra thực sự rất thấp.
Nhìn theo ánh sáng của bật lửa, tôi thấy hai bên cầu thang đều là vách tường xi măng trát thô chưa hoàn thiện. Xi măng là loại xi măng cát vàng, loại dùng trong quân đội vào thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Trên đó còn có thể nhìn thấy mờ mờ một ít biểu ngữ quét sơn đỏ, đều đã bay màu đến nỗi chỉ còn đọc ra được mấy nét. Trên trần cầu thang còn có thể thấy dây điện rủ xuống, bị mạng nhện bao kín nên nhìn vào cứ y như một bầy rắn.
So với đám gạch xanh và ngói nhà mồ trong mộ cổ thì những thứ này đã là thân quen lắm rồi. Tôi vừa ám thị bản thân vừa cố hết sức thả lỏng thần kinh. Tuy rằng như thế, tôi vẫn cứ tưởng như dưới chỗ ngoặt của những bậc cầu thang tối tăm này sẽ có thứ gì đó thò mặt ra. Cảm giác sợđến xương sống mọc gai này thực ra lại chẳng kém tý nào so với khi ở trong cổ mộ.
Rất nhanh, tôi đã xuống hết đoạn cầu thang thứ nhất. Cầu thang ngoặt một cái rồi lại tiếp tục đi xuống. Bước chân tôi phát ra những tiếng vang nghe dựng cả lông tóc. Tôi thửcảm nhận độ cao một lát, thấy chỗ này đã là tầng hai rồi, chính là tầng nhà bị tường xi măng bịt kín kia. Thế nhưng ởđây cũng không có bất kỳ cái cổng tò vò nào, bốn phía vẫn bị bịt kín xi măng, rõ ràng lối ra không phải ở đây.
Xem ra không liên quan đến cái tầng hai kia rồi. Tôi thầm nghĩ rồi hít thật sâu một hơi cái thứ không khí nặng mùi, lại tiếp tục xuống thêm một tầng nữa.
Vẫn là tình trạng như vậy, lối ra không nằm ở tầng một. Cầu thang tiếp tục ngoặt một cái rồi dốc xuống, vẫn tối nhưbưng không hề nhìn thấy đáy.
Bên dưới là xuống quá mặt đất rồi, tôi thầm nhủ. Lúc này trong lòng tôi xuất hiện một ý nghĩ: lẽ nào cầu thang này thông đến tầng ngầm sao?
Không lẽ nơi này trước kia được dùng để xây công sựngầm của quân đội?
Tôi vẫn còn nhớ rõ ở Hàng Châu có dinh thự 704 nổi tiếng, cũng được xây dưới danh nghĩa trại an dưỡng, nhưng thật ra kiến trúc bên trong lại đặc kiểu quân sự, thần bí cực kỳ. Nghe nói dưới lòng đất còn có một công trình khổng lồdùng để đối phó khi ở trong tình huống khẩn cấp.
Có điều nhìn cánh cửa ngầm ở đây thì lại cảm thấy không giống cho lắm. Cửa ngầm này chỉ là một cái cổng tò vò sơ sài. Nếu là lối vào công sự ngầm được thiết lập đặc biệt cho quân đội thì ít nhất cũng phải là cửa sắt chứ.
Tôi vừa đi vừa nghĩ lan man, tiếp tục bước xuống dưới. Chẳng biết là do nhiệt độ hạ thấp hay do cảm giác sinh ra từmồ hôi lạnh, tôi bỗng nhiên thấy rét vô cùng, hai hàm va vào nhau lập cập đến rớt cao răng. Tôi nghiến răng nghiến lợi xuống tiếp thêm một tầng nữa. Cầu thang đến chỗ này thì dừng lại, lối ra ở ngay trước mặt. Tôi cẩn thận từng tý một mà bước ra ngoài, phát hiện không gian bên ngoài dường như rất rộng.
Tôi giơ bật lửa lên chiếu sáng hai bên lối ra, phát hiện thấy đây là một tầng hầm được gia cố thêm bằng xi măng. Dưới này vô cùng đơn sơ, ẩm sì ẩm sịt, sàn nhà lát gạch xanh, bốn bề thì trống huyếch trống hoác.
Chỗ này chắc chắn không phải công sự ngầm của quân đội rồi, tôi tự xác định trong lòng như vậy. Xem mẫu xi măng này và gạch xanh trên sàn thì thấy cứ y như loại hầm ngầm đại đội sản xuất ở vùng nông thôn xây dựng tạm lênấy. Tay nghề xây dựng cái nơi này quá sơ sài, không thể là do lính công binh chuyên nghiệp xây được.
Đây là đâu? Không lẽ thật sự chỉ là cái hầm ngầm? Muộn Du Bình mời tôi đến để xem dưa cải hắn muối ăn có ngon hay không ấy hả? (-_-...)
Tôi bị chính ý nghĩ của mình chọc cười, bước tiếp vềphía trung tâm của cái hầm này. Đi chưa được vài bước tôi đã láng máng nhìn thấy chính giữa hầm ngầm có một cái bóng khổng lồ nằm ngang trên mặt đất, trông kỳ quặc vô cùng.
Tôi bước về phía cái bóng kia, dùng bật lửa soi thử một cái, người liền cứng đờ lại. Chỉ thấy chính giữa hầm ngầm này đặt một cỗ quan tài cổ khổng lồ đen nhánh.
Chương 39. Kế hoạch
Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo
Beta: Earl Panda
.
.
.*****
Ánh sáng bật lửa cực kỳ yếu ớt, chiếu xa được hai ba mét đã là khá lắm rồi. Dưới cái kiểu ánh sáng như thế mà bất thình lình đập vào mắt một cái quan tài, tôi lại càng sợđến nhảy dựng cả lên.
Sau khi kịp phản ứng, tôi liền cảm thấy vô cùng kỳ quái, thật sự là chưa gặp cái thể loại này bao giờ. Mẹ nó chứ thếđéo nào mà ở đây lại có một cỗ quan tài, hơn nữa lại còn là quan tài cổ?
(xin lỗi không censored, beta muốn tự sướng tên chung cư ♉( ̄▿ ̄)♉)
Một tòa nhà xây vào những năm sáu mươi bảy mươi của thế kỷ 20, một trại an dưỡng cho các vị lãnh đạo nghỉngơi, mà lại có công trình bí mật dưới lòng đất. Nói ra nghe đã thấy khó tin rồi. Bây giờ ở cái chỗ này lại còn xuất hiện một cỗ quan tài nữa, thế thì thật là ly kỳ quá sức tưởng tượng. Kẻ trong quan tài là ai? Chẳng lẽ là sĩ quan quân đội năm đó chết ở đây sao?
Tôi quay ra nhìn sau lưng. Cầu thang lúc đến ngay ởđằng sau, không đến mức tìm không thấy, tôi bèn vững dạchạy qua xem cỗ quan tài.
Từ xa nhìn lại thì đã biết đây không phải quan tài của người hiện đại. Quan tài màu sắc đen nhánh, được đặt nằm ngang dưới đất ở chính giữa tầng hầm trông thật giống một cái ụ đá hẹp dài khổng lồ. Hình dạng kích cỡ kiểu đó thì đây hẳn là lớp quan quách(*), mà từ thời Dân Quốc trở đi là quan tài đã không còn có quách nữa rồi. Nhìn hình thức cỗquan tài này thì thấy có lẽ cũng có lịch sử tương đối, ít nhất cũng phải trên sáu trăm năm. Hơn nữa xét kích cỡ thì chỉsợ nó không phải loại dành cho nhà thường dân, mà ít nhất cũng phải là người có danh vọng mới được dùng.
(*quách nghĩa là một lớp nữa bọc bên ngoài áo quan đặt người chết. Ngày nay quan tài hiện đại không còn quách nữa, nhưng ví dụ sau khi hỏa thiêu bốc xương cốt vào trong một cái tiểu sành chẳng hạn, có gia đình vẫn yêu cầu đặt tiểu sành vào trong 1 quách đá, cho nên mình vẫn thấy ởVăn Điển người ta bán cả quách đá đấy *ngoáy mũi* =..=)
Tôi lại gần sờ thử một cái, thấy mặt trên có hoa văn tinh tế, lạnh buốt thấu xương. Hình như quan tài bằng đá, nhưng không biết là loại đá gì. Vừa sờ vào một cái, lớp bụi đóng thành tầng trên quan tài đã bị tôi vạch vài vết, để lộmột vài mảng hoa văn nho nhỏ.
Tôi cầm bật lửa tới gần cẩn thận xem xét thì thấy trên nắp quan tài có dấu vết từng bị đục đẽo phá hoại. Khe hởgiữa nắp và thân quách cũng có dấu vết bị xà beng nạy vào. Hiển nhiên tôi không thể nào là người đầu tiên phát hiện ra bộ quan quách cực lớn này. Có kẻ đã từng muốn nạy nó ra. Tôi từng có kinh nghiệm rồi, cho nên đối với chuyện này tôi đặc biệt mẫn cảm.
Một cỗ quan tài cổ không thể nào lại vô duyên vô cớxuất hiện trong hầm ngầm của một công trình hiện đại. Nhất định đã phải có người đưa bộ quan quách này vào đây, mà không biết nguyên nhân là gì.
Nhiệt độ trong hầm ngầm vô cùng thấp. Hơi thở gấp gáp của tôi dần dần bình lặng lại, tôi ra sức thả lỏng để hạbớt nhịp tim đang nhảy bình bịch. Suốt dọc đường xuống đây tôi đã trải qua một sự căng thẳng cực độ. Mặc dù bản thân đã kiềm chế nỗi sợ, nhưng trong lòng vẫn khá là không thoải mái. Vừa hít thật sâu, tôi vừa bắt đầu suy nghĩ.
Có người đã gửi băng ghi hình, địa chỉ và chìa khóa, kéo tôi vào cái trại an dưỡng cũ nát này, dẫn dắt tôi phát hiện ra cái cửa ngầm kia. Sau khi đi qua cầu thang phía sau cửa ngầm tôi liền phát hiện căn phòng dưới đất, mà trong hầm ngầm còn đặt một cỗ quan tài đá.
Chuyện này đã vượt ra khỏi phạm vi của bất cứ trò đùa quái ác nào. Liệu có phải đối phương muốn báo cho tôi biết, rằng trong trại an dưỡng này đã từng xảy ra một số sựviệc nào đó ly kỳ ngoài sức tưởng tượng không?
Xem ra, đằng sau tầng lầu bị bịt kín cùng với tầng ngầm này, và cả cỗ quan tài đá nữa, nhất định phải có cả một câu chuyện tương đối phức tạp.
Tôi đẩy mạnh nắp quan tài đá một cái, dĩ nhiên là không dùng sức quá lớn. Tôi chỉ muốn thử xem có đẩy nó ra được hay không một tý tẹo thôi. Cũng may mà y nhưphán đoán của tôi, cỗ quan tài đá vẫn trơ trơ bất động, rõ ràng không có dụng cụ thì tôi không thể mở nó ra được.
Tôi thở phào một hơi. Ở dưới chỗ này mà mở nắp áo quan, hơn nữa còn chỉ có một mình, tôi chưa từng có kinh nghiệm nào hết, mở không nổi thì cũng chẳng cần cứng đầu cứng cổ tự ép mình làm chi.
Lại quan sát kỹ một lần các chi tiết trên cỗ quan tài đá, thấy không có gì đáng chú ý, tôi liền bỏ qua bộ quan tài bằng đá này để đi tiếp. Bước thẳng đến phía cuối hầm ngầm, tôi lại thấy một cái cửa sắt nhỏ, rất thấp. Tôi đẩy cửa đi vào, đằng sau là một dãy hành lang.
Tôi chỉ đi vài bước thì liền phát hiện kiến trúc ở đây giống hệt trên lầu: một dãy hành lang, hai bền đều là phòng ở. Chỉ có điều dãy hàng lang này kéo dài một mạch không có điểm cuối, hình như thông đến một chỗ khác nữa, mà phòng hai bên hành lang đều không có cánh cửa, hết sức sơ sài.
Tôi cầm bật lửa đi vào gian phòng thứ nhất, soi thử thì thấy hai cái bàn làm việc dựa vào tường kê ở một bên, xung quanh có mấy cái tủ hồ sơ, trên tường dán đầy mấy thứ linh tinh, dưới mặt đất và trên mặt bàn bừa bộn những giấy tờ.
Chỗ này hình như là một phòng làm việc. Tôi lại càng thấy quái lạ. Vì sao phòng làm việc lại bố trí dưới lòng đất? Làm thế này cũng quá quái đản đi. Trong hầm ngầm dưới đất, một bên là quan tài đá, một bên là phòng làm việc. Lẽnào hồi đó nơi này là nhà tang lễ của Cách Nhĩ Mộc hả?
Tôi vừa buồn bực vừa đi đến cạnh bàn làm việc, định xem xem trên bàn có manh mối gì không.
Tiến lại nhìn thử, tôi chợt giật mình sửng sốt. Không hiểu sao mà nhìn cách sắp xếp trên chiếc bàn làm việc này, trong lòng tôi lại nảy ra một cảm giác khác thường, dường như tôi đã bắt gặp cái bàn làm việc này ở chỗ nào rồi.
Giơ cao chiếc bật lửa, tôi nhớ lại một lát, rồi thoáng chốc đã phải hít vào đầy một hơi khí lạnh. Tôi lập tức nhận được ra ngay rằng căn phòng này chính là gian phòng mà Hoắc Linh đã quay trong cuốn băng ghi hình nọ!
Cách bày biện trên bàn làm việc, cảm giác về sàn nhà và tường đều giống y như đúc. Tôi đến bên chiếc bàn làm việc, thậm chí còn thấy được tấm gương cô ấy dùng để chải đầu, vẫn còn đặt ở đúng vị trí trong băng ghi hình.
Bỗng chốc tim tôi nhảy dựng lên vì kinh hoàng. Tôi vội vàng hít sâu một hơi, kiềm chế cảm xúc của bản thân, cảm giác quỷ quái trong lòng đã dâng lên đến đỉnh điểm.
Lúc xem băng ghi hình của Hoắc Linh, tôi vẫn chỉ cho rằng cô ấy ở trong một khu dân cư nào đó. Thật không ngờấy vậy mà nơi đó lại là trong tầng hầm của một trại an dưỡng thế này, hơn nữa tôi lại còn tìm đến tận đây nữa chứ. Vậy thì rõ ràng những điều này đều có thật. Nội dung được ghi lại trong băng ghi hình là có thật.
Năm đó Hoắc Linh ở ngay tại chỗ này, dùng máy quay phim ghi hình lại chính mình. Cô ta ngồi ở đây không ngừng chải đầu, mà "tôi", rất có thể cũng đã thực sự bò qua đại sảnh ở tầng trên.
Trong tích tắc, trong mắt tôi thậm chí còn xuất hiện ảoảnh của cô ấy. Tôi và thế giới của cô như chồng chéo lên nhau. Những hình ảnh trong băng ghi hình nhoáng lên một lát ngay trước mắt tôi.
Nhưng đây rốt cuộc là đã xảy ra chuyện gì? Một cô gái trong hầm ngầm bí mật của một trại an dưỡng, cứ chải đầu không ngừng, và một người trông giống hệt tôi thì bò lết như kẻ tàn tật trên hành lang của trại an dưỡng. Những chuyện này đều đã thật sự xảy ra, hơn nữa còn bị ghi hình lại. Rốt cuộc đó là vì mục đích gì? Bên trong cái trại an dưỡng nằm ngoài màn ảnh này, rốt cuộc đã từng xảy ra chuyện gì?
Đầu óc đã hơi đờ đẫn, tôi bắt đầu thấy chóng mặt hoa mắt. Hiển nhiên người gửi băng ghi hình cho tôi đúng là có mục đích lôi kéo tôi đến xem gian phòng này. Thế nhưng sau khi nhìn thấy rồi, ngược lại những ngờ vực trong tôi lại càng tăng thêm, cảm thấy mình dường như đang ghép lại một bức tranh xếp hình toàn chỗ trống, hoàn toàn không biết phải bắt đầu sắp xếp từ đâu.
Lại hít sâu vài hơi một lần nữa, tôi trấn tĩnh một lát, sau đó cầm bật lửa bắt đầu quan sát bốn phía chung quanh. Tôi phải xem xét nơi này một chút, để xem còn có manh mối gì không.
Chương 40. Đạo Mộ Bút Ký
(Sổ tay trộm mộ)
Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo
Beta: Earl Panda
.
.
.*****
Đây là hầm ngầm trong một trại an dưỡng bí ẩn. Ngay tại nơi này, một người phụ nữ bí ấn đã làm ra một số hành động ngoài sức tưởng tượng. Như thế thì, một khi cô ta đã từng sống ở đây, vậy kiểu gì cũng sẽ để lại đầu dây mối nhợnào đó. Nếu có thể tìm ra một tẹo manh mối thôi, thì có lẽsẽ hiểu rõ chân tướng sự việc hơn một chút. Cho dù có toàn là một mớ tài liệu vô dụng đi chăng nữa thì từ đó tôi vẫn có thể biết được cuộc sống và trạng thái tinh thần của cô ấy vào thời điểm đó thế nào.
Tất cả những chuyện đã xảy ra trong trại an dưỡng này, tôi gần như không biết lấy mảy may. Vì thế tất cả mọi manh mối đối với tôi đều quan trọng hết.
Tôi bắt đầu lục lọi. Chỉ cần là thứ có thể xem thì kiểu gì tôi cũng phải nhìn một cái.
Trần của tầng hầm này rất thấp. Cơ thể tôi chui trong cái xó này phải chịu cảm giác bị đè nén, thế nhưng vì vậy mà ánh sáng của chiếc bật lửa tương đối phát huy tác dụng, có thể chiếu được ra rất xa. Tôi nhìn sơ sơ bốn phía, quyết định bắt đầu điều tra từ chỗ này.
Trong những hình ảnh đen trắng nhòe nhoẹt của băng ghi hình, tôi không thể nào tự do quan sát toàn cảnh căn phòng một cách tỉ mỉ, nhưng giờ thì có thể rồi, mà những thứ được xem lại còn trực quan hơn nữa. Trước hết tôi tưởng tượng ra dáng vẻ chải đầu của Hoắc Linh, khá là khủng khiếp. Tôi vội lắc đầu để phân tán tư tưởng.
Trong tay tôi là một chiếc Zippo (bật lửa xăng) có thểcháy sáng liên tục, nhưng đã bỏng rẫy đến nỗi tôi chỉ cần nhích lên trên miết một cái để bật mà cũng miết hết nổi luôn. Tôi bèn tìmtrên bàn một miếng giẻ rách, bọc nó lại rồi dùng tiếp.
Dưới ánh lửa yếu ớt, trước tiên tôi quan sát vách tường. Gian phòng này vách tường bồn bề đều quét vôi trắng, hiện giờ cũng bị bụi bặm phủ kín. Trên mặt tường bên cạnh cửa ra vào có đóng đinh một thanh gỗ tròn cắm mấy cái móc. Đó là nơi dùng để treo quần áo. Bên dưới thanh gỗ có dán giấy báo, đề phòng quần áo mắc bên trên cọ phải vôi tường. Đi qua thanh gỗ tròn lại đến một cái tủ mất cánh. Đây là chỗHoắc Linh thay y phục, nhưng giờ bên trong đã chẳng còn lại gì. Lúc tôi đến gần để xem thì phát hiện cái tủ cứ như bịthứ gì đó cào phải, toàn những vết khía rất sâu.
Lại nhìn sang tường bên cạnh, chẳng có cái gì cả, chỉ có dây điện chăng bên trên, tất cả đều đã bạc phếch. Một bên còn có một chiếc cổng tò vò thông sang phòng bên cạnh, không biết đã chẳng bịt kín từ lúc xây, hay là về sau mới bị người ta đập ra. Gian phòng bên đó trống không.
Đối diện với tủ là bàn làm việc, hai chiếc kê song song với nhau, bên trên bày đầy đồ đạc, hình như toàn là mấy tờbáo và mấy thứ đồ bỏ đi mà tôi trông không rõ lắm. Trên vách tường cạnh bàn làm việc dán một đống giấy, đều đã phủ đầy bụi.
Tôi thổi bay đám bụi, đọc qua từng tờ từng tờ một thì phát hiện thấy nội dung các tờ giấy được dán trên tường cực kỳ lẻ tẻ vụn vặt. Tôi thấy hóa đơn tiền điện vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước, vài ba dãy số tiện tay viết xuống, chẳng có ý nghĩa gì. Mấy thứ giấy tờ này gần như đã dính tịt lại hòa làm một với mặt tường. Có lẽ đây đều là giấy ghi nhớ để tiện ghi chú khi nghe điện thoại, vì tôi nhớ rõ điện thoại để ở vịtrí này. Có điều bây giờ nó đã không còn nữa, chỉ sót lại có một đoạn dây điện thoại mà thôi.
Những thứ này không thể cho tôi bất cứ một thông tin gì. Tôi chỉ biết được rằng lúc sống ở đây cô ấy có sử dụng điện. Tôi thở dài, sau đó bắt đầu lục lọi những văn bản trên bàn.
Những tờ giấy kia đều ngập trong lớp bụi, khẽ động vào là mù mịt cả lên. Tôi cũng không để ý nhiều như vậy, cứ lật mở từng tờ từng tờ một. Giấy bên trong đã mủn cả rồi, có mấy con du diên rất nhỏ bị tôi quấy nhiễu liền hoảng sợ bò ra. Có điều cái thứ này so với lũ tuyết mao tử ở núi Trường Bạch thì chỉ đáng xách dép thôi. Tôi lại nhanh chóng lật lật giấy tờ, rút ra từ bên trong mấy quyển sổ.
Lấy ra rồi tôi liền run lên một chốc, phát hiện ra đây hình như là giấy viết bản thảo đóng quyển loại lớn(*), trước đây khi chưa có máy vi tính thì toàn dùng nó để viết bản thảo. Ở bên trên đã có chữ gì đó.
(* Là loại giấy chia sẵn từng ô để tiện đếm chữ khi viết bản thảo, mỗi chữ được viết vào một ô.)
Tôi lật ra, đọc trang đầu tiên. Trên đó có ba hàng chữ:
Phòng sau 2-3
Số thứ tự 012-053
Loại: 20, 939, 45
Thế này nghĩa là thế nào? Tôi tự nhủ, hình như là sốthứ tự hồ sơ gì đó. Lẽ nào là tài liệu hoặc sách cổ chép tay gì đó sao?
Giở qua trang đầu tiên, vừa nhìn, tôi liền phát hiện ra là không phải: trên trang thứ hai thế mà lại có một bức tranh, vẽ bằng bút bi. Hơn nữa nét bút khá ẩu, nhìn sơ qua không sao biết được là vẽ cái gì.
Tôi lấy lại bình tĩnh rồi tỉ mỉ phân tích, mất năm sáu phút đồng hồ mới nhìn ra được là bức tranh này là vẽ một nhân vật thời cổ đại. Chỉ có điều, người vẽ rõ ràng không thạo việc vẽ vời, nhân vật này bị vẽ thành gần như biến dạng, nhìn vào thấy quỷ dị vô cùng. Nhân vật cổ đại kia trông chẳng giống người, trái lại còn giống y một con hồ ly mõm dài.
Xung quanh nhân vật này còn vẽ rất nhiều đường cong khó tưởng tượng cực kỳ. Sau khi tôi nhìn ra cái thứ quỷquái kia là một người rồi, ý nghĩa nhân văn của mấy đường cong này cũng rõ ràng hơn, hẳn là bối cảnh đằng sau nhân vật được vẽ kia, có thể là non nước miếu mạo cây cỏ gì đấy.
Tôi không khỏi bật cười, tự nhủ cái gì thế này, không lẽđây là tranh phác họa của Hoắc Linh à? Cô này sở thích cũng phong phú quá nhỉ.
Lại giở qua, rồi liên tục lật tiếp ba bốn mươi trang, toàn bộ đều là những hình vẽ như vậy. Không có nội dung bằng chữ, tôi liền bỏ qua. Lại xem đến một quyển khác thì thấy cũng giống thế, ngoại trừ nội dung trên trang đầu tiên không giống ra, bên trong đều là những hình vẽ chắng khác nhau là mấy. Tôi chẳng biết nó là cái gì, bèn xếp chồng vào một bên, tiếp tục giở những giấy tờ kia. Kết quảlà bên dưới cũng không có gì, chỉ phát hiện bên trong có mấy nùi gì đó na ná giống giẻ lau, ngay cả một tờ giấy có nội dung, lục khắp nơi mà cũng không tìm thấy.
Tôi chửi một tiếng, tự nhủ xem ra lúc bọn họ rời khỏi đây, có khả năng là đem hết những thứ có chứa thông tin đi rồi.
Có điều tôi vẫn không bỏ cuộc. Tôi không tin ai đó lại có thể mang đi sạch bách không chừa lại chút gì. Tôi ngồi vào vị trí Hoắc Linh chải đầu, nghỉ ngơi một lát rồi kéo ngăn bàn trước mặt ra, định xem trong ngăn có cái gì.
Đó là loại bàn làm việc có ngăn. Tôi kéo cái ngăn lớn nhất dưới mặt bàn một cái, liền cảm thấy mình có cửa rồi. Mẹ kiếp cái ngăn kéo này thế mà lại bị khóa cơ đấy, hơn nữa cảm giác còn nặng chình chịch nữa.
Bình thường dọn nhà xong rồi, chẳng ai đem đồ dùng trong nhà khóa lại, hơn nữa cảm giác này cho thấy bên trong có thể có đồ vật. Tôi phấn chấn hẳn lên. Loại khóa này sao có thể làm khó được tôi. Tôi đứng dậy, bẻ một cái móc treo áo sau cửa, cắm vào khe ngăn kéo rồi dùng sức đè xuống, chốc lát đã đè cho khe ngăn kéo mở rộng. Lẫy khóa tuột ra, tôi kéo một cái liền đưa được cái ngăn ra ngoài.
Cầm lấy bật lửa rọi một cái, tôi kêu lên một tiếng "Yes!". Trong ngăn kéo quả nhiên chất đầy đồ đạc. Tôi đặt bật lửa sang bên cạnh ngăn kéo rồi bắt đầu tìm kiếm.
Đây nhất định là ngăn kéo của phụ nữ, bên trong lẫn lộn rất nhiều đồ linh tinh, rất lộn xộn, rõ ràng là lúc rời khỏi đây những thứ còn dùng được đã bị mang đi hết rồi. Đồ đạc còn lại gồm một cây lược gỗ, hộp đồ trang điểm nhỏ trông như cái bánh hồi những năm 90, một chồng bự tạp chí "Điện ảnh thời nay". Những cuốn tạp chí cũ này đã có từ rất lâu rồi, tôi nhớ hồi bé mình còn lấy đọc như văn hóa phẩm đồi trụy đấy. Ngoài ra trong ngăn kéo còn có loại cặp tóc bằng sắt màu đen và rất nhiều phong bì trống rỗng cùng với một quyển album cũng trống không như thế.
Số lượng phong bì rất nhiều nhưng đều chưa từng được sử dụng. Tôi vô cùng kiên nhẫn mở từng phong từng phong ra xem, bên trong chẳng hề có cái gì. Trong cuốn album cũng không có ảnh chụp, có thể thấy vốn nó cũng từng chứa ảnh đấy nhưng đã bị rút hết ra rồi.
Tiếp theo tôi lại lật mấy quyển tạp chí cũ này, giở từng tờ từng trang một cách cực kỳ tỉ mỉ. Thế nhưng vẫn không có phát hiện gì như cũ.
Tôi đổ phịch xuống ghế, cũng chẳng để ý tới bụi bặm bên trên, liền dựa ngay vào đó, có phần mệt mỏi nhìn cái bàn đối diện qua ánh sáng bật lửa lờ mờ. Bốn bề tối đen như mực, yên tĩnh muốn chết, trong lòng tôi cũng thất vọng muốn chết. Rõ ràng là nếu chỗ này thuộc về Hoắc Linh thì người phụ nữ này tương đối kỹ tính, hơn nữa lại còn cố ý không để lại manh mối.
Sự lạnh lẽo khắp bốn phía đã ập xuống "chăm sóc" tôi. Tôi nghiến răng nghiến lợi, không thể bỏ cuộc được. Mẹkiếp, định luật của Roger đã nói rồi(**), không thể nào không còn thứ gì sót lại được! Tôi nhất định sẽ phát hiện ra được cái gì đó! Tôi tự cổ vũ bản thân một lần nữa, tuy trong lòng đã có vài phần tuyệt vọng. Tôi đóng mạnh từng cái từng cái ngăn kéo về chỗ cũ, đứng dậy nhìn chiếc bàn làm việc phía đối diện.
(** Huân tước Roger Penrose, một nhà toán học, triết học và vật lý học người Anh. Định luật Roger nói trên được phát biểu như sau: "Hễ là những chuyện đã từng xảy ra, nhất định sẽ để lại dấu vết". Bác này có vẻ cũng đóng vai trò khá lớn trong những nghiên cứu về vật lý vũ trụ, thuyết tương đối rộng, vật lý lượng tử và cách dùng nó để giải thích những hiện tượng siêu nhiên như ma quỷ hay linh hồn =..=)
Bàn đối diện không có ghế để ngồi, tôi liền khom người xuống, phát hiện chiếc ngăn kéo lớn nhất ở giữa đang bịkhóa. Thế này thì có hơi kỳ quái. Tôi bổn cũ soạn lại, nạy cái ngăn kéo đó ra.
Tôi hoàn toàn tưởng rằng mình sẽ lại thấy một cảnh tượng giống như ban nãy, phải tự mình lục tìm manh mối giữa một đống rác rưởi bỏ đi. Nhưng vượt quá dự liệu của tôi, lúc này, khi rút ngăn kéo ra xem thì lại thấy bên trong cực kỳ sạch sẽ, trống trơng chẳng có gì, chỉ có một chiếc phong bì lớn vỏ vàng được đặt ở chính giữa. Chiếc phong bì căng phồng, lớn cỡ khổ giấy A4, được đặt ngay ngắn ở đó cứnhư là cố tình sắp xếp như thế để chờ tôi đến xem vậy.
"Ơ", trong lòng tôi giật nẩy lên. Ý thức được điều gì, tôi lập tức cầm nó lên xem xét.
Đây là loại phong bì bảo hiểm lao động thời kỳ cuối những năm 80 của thế kỷ 20. Mặt trên còn có chân dung Mao Trạch Đông đã bợt màu. Sờ thử một cái, tôi thấy thứđồ gì đó ở bên trong rất dày, mỗi tội đã bị ẩm hết, sờ lên xù xì những lông, cảm giác cứ mềm mềm nát nát. Trên phong bì không có bất cứ chữ nào.
Tôi thấy vậy là có cửa rồi, vội vàng lật phong bì lại, thọc tay vào bên trong, sau đó móc ra một quyển sổ tay công tác cũ cỡ bằng quyển tạp chí.
Tôi sững sờ một lát, lật trang bìa ra liền phát hiện trên trang đầu tiên của cuốn sổ tay có một đoạn chữ viết bằng bút máy theo thể chữ Hành, nét bút vô cùng thanh tú:
Tôi không biết cô cậu là ai trong số ba người. Nhưng dù có là ai thì thời điểm cô cậu tới đây phát hiện ra phong thư này, tôi tin rằng các người cũng đã vướng vào chuyện đó.
Băng ghi hình là thủ tục bảo hiểm cuối cùng mà chúng tôi bố trí. Băng hình được gửi đi, tức là người trong băng ghi hình đã không thể nào liên lạc được với tôi. Như vậy, cũng tức là tôi đã chết, hoặc là "nó" đã phát hiện ra tôi, cho nên tôi đã rời khỏi thành phố này.
Bất kể là thuộc tình huống nào, nó đều có nghĩa là khảnăng không lâu nữa tôi sẽ rời khỏi nhân thế. Cho nên băng ghi hình sẽ chỉ dẫn cho các người đến đây, để các người thấy được cuốn sổ ghi chép này.
Trong cuốn sổ tay này có ghi lại tâm huyết và kinh nghiệm hơn mười năm nghiên cứu của chúng tôi. Tôi để nó lại cho các người. Các người có thể từ đó biết được những thứ các người muốn biết.
Có điều, tôi cũng phải nhắc nhở các người rằng: nội dung bên trong có liên quan đến một bí mật khổng lồ. Tôi đã từng thề phải mang theo những điều này xuống mộ, nhưng rốt cuộc vẫn không thể tuân thủ lời hứa của chính mình. Những bí mật này, sau khi xem xong họa phúc khó lường. Các người phải tự lo lấy thân mình cho tốt.
Trần Văn Cẩm
Tháng Chín năm 1995
________________________________
Editor tâm sự:
Đến đây, hẳn đã có một số bạn chú ý đến cái tên chương: Đạo Mộ Bút Ký. Chúng mình cố tình không dịch cái tên này, mặc dù sử dụng cụm từ "sổ tay trộm mộ" có vẻphù hợp hơn cho tập tài liệu Trần Văn Cẩm cố tình để lại cho Ngô Tà: một bản sao từ cuốn sổ tay công tác của cô ấy. Lý do ư? Đơn giản thôi, vì từ chương này trở đi, cánh cửa thực sự dẫn tới những bí ẩn của Đạo Mộ Bút Ký mới được mở ra. Cùng với những lời "lật tẩy" chú Ba của anh bạn Lý Trầm Chu, những ghi chép trong sổ tay của Văn Cẩm là thứ lật lại toàn bộ cục diện bàn cờ, từng bước đặt chúng ta vào một mê cung mới: tầng mê cung thực sự của Đạo MộBút Ký, nơi để chúng ta thấm thía câu nói mà các bạn fan Đạo Mộ "bên kia" hay nhắc: nhân tâm còn khủng khiếp hơn quỷ thần.
Và mình rất mừng vì rốt cuộc nhóm cũng lết được tới ngày này ="))))))) Dạo gần đây chúng mình hơi bận (cũng vì Đạo Mộ cả thôi, nhưng công việc ở 1 "chiến tuyến" khác), 1 chương truyện lại dài ra, nên có thể thời gian tới bọn mình sẽ update chậm hơn. Các bạn chịu khó chờ vậy nhé :")
Cảm ơn các bạn vẫn ủng hộ chung cư nhà mìnhtừ trước tới giờ :")
Chương 41. Sổ tay của Văn Cẩm
Editor: Cơm Nắm Nướng Chảo
Beta: Earl Panda
.
.
Ask the beta: thưc ra chương này là editor mới đúng :'P
Mấy chương trước đã có bạn hỏi là "sao Ngô Tà không mang điện thoại di động vào trại an dưỡng mà lại dùng bật lửa Zippo". Mình xin được trả lời luôn là dạo Tam Thúc viết đến chỗ này thì điện thoại di động nó ko được phổ biến nhưbây giờ đâu các bạn ạ, vả lại hồi đó cũng chỉ có loại màn hình mono như Nokia 1100 thôi, ko phải LCD đâu, cũng ko có chức năng đèn pin. Đến cái điện thoại hường huệ của Hoa chảnh chó trùm bằng trộm mộ phần 7 mới xuất hiện, màn hình cũng là mono hết. Trò bản thường xuyên chơi là trò Rắn đó ="))))) Điện thoại ấy mà mang vào nhà ma hay mang đi trộm mộ thì chiếu sáng cũng chả được là bao, cho nên túm cái quần lại, trong Đạo Mộ các bạn hãy cứ coi như Zippo là nhất đi nhé ="))))))))))
.*****
Đọc xong dòng chữ này, tôi phải hít thật sâu một hơi, nỗi kinh hoảng trong lòng quả thực đã không cách nào hình dung nổi.
Nhưng nội dung của đoạn văn này không phải thứ làm tôi kinh ngạc nhất. Nói thật, trong tích tắc nhìn thấy cuốn sổ ghi chép kia, tôi cũng đã nghĩ đến việc có lẽ mình sẽ đọc được nội dung như vậy rồi. Điều khiến hơi thở tôi bị bóp nghẹt trong nháy mắt chính là dòng chữ ký kia cơ.
"Trần Văn Cẩm!"
Trời ạ, tôi thật sự không thể ngờ thứ này lại là do cô ấy để lại. Nói vậy thì người gửi cuốn băng ghi hình cho tôi, lôi kéo tôi tới đây, cũng chính là cô ấy?
Điều này thật sự là một bước ngoặt bất ngờ, khiến người ta thật không sao hiểu nổi. Tuy rằng chú Ba chưa từng nhắc đến bất cứ tin tức gì về cô ấy, nhưng trong quan niệm của tôi, cô hẳn đã chết ở nơi nào đó rồi, sao lại có thể đột ngột xuất hiện trong thời điểm này được, hơn nữa còn dẫn tôi đến tận đây?
Còn nữa, chỉ trong có một đoạn văn ngắn ngủn này lại chứa đựng quá nhiều thông tin. Cái gì mà ba người? Là ba người nào? "Nó" là thứ gì? "Chúng tôi" là chỉ ai, lẽ nào lại là nhóm người ở Tây Sa? "Nghiên cứu" gì? "Bí mật" gì?
Vô số suy nghĩ chợt nảy lên trong đầu tôi, nhưng tôi không kịp suy xét một ý nào. Tôi lấy lại bình tĩnh rồi lập tức lật cuốn sổ tay đọc tiếp phần sau.
Cuốn sổ tay này rất dày, có chừng hai sáu, hai bảy trang chi chít chữ, toàn là những hàng chữ lít nhít viết sít nhau, nét bút cực kỳ nắn nót và còn có rất nhiều hình vẽ. Hình như đó là một cuốn sổ tay công tác.
Tôi đặt bật lửa lên mép cái ngăn kéo vừa được lôi ra, rồi chính mình thì ngồi trên mặt đất, lập tức tập trung tinh thần đọc cuốn sổ.
Vừa mở ra trang đầu tiên nằm ngay phía sau trang bìa trong, tôi lập tức chấn động. Trên trang giấy tôi nhìn thấy một bức tranh rất kỳ quái, được vẽ vô cùng tỉ mỉ.
Bức vẽ này chỉ được tạo nên bởi bảy đường, sáu đường cong uốn lượn và một vòng tròn không ngay ngắn. Tôi chỉcần nhớ lại một chút liền nhận ra ngay đây là thứ mà chú Ba đã miêu tả lại cho tôi: chính là cái đồ hình đã được giải mã từ sách lụa Chiến Quốc kia.
Tôi vô cùng kinh ngạc. Xem ra nhóm của Văn Cẩm cũng ghê gớm phết đây, có thể lấy được cả cái đồ hình cực kỳ khó xơi này cơ đấy. Nói vậy thì cô ấy cũng từng có hứng thú với cái đồ hình này.
Thế nhưng, khác với bản vẽ phác chú Ba cho tôi xem, bức họa lần này lại có đánh dấu ở trên. Tôi vừa xem liền toát mồ hôi lạnh đầy người. Chỉ thấy sáu đường cong nọ, bên trên mỗi cái lại có một chấm đen, có cảm giác dường như đây chính là điều chú Ba đã nói với tôi: tấm bản đồ sao kia xếp đúng vị trí với đường thẳng mà chọn ra sáu vì tinh tú. Song, ở trên bốn cái chấm đen đó, tôi lại nhìn thấy mấy con chữ nhỏ.
Từ trên xuống dưới là:
Núi Trường Bạch - Vân Đỉnh Thiên Cung
Miếu Hạt Dưa - Thất Tinh Lỗ Vương Cung
Núi Phật Nằm - Phật tháp Thiên Quan Tự
Sa Đầu Tiêu - Mộ thuyền chìm đáy biển
Tôi đọc xong liền hít một hơi lạnh, trong lòng bấn loạn mất vài giây. Trong chốc lát, như người vừa ngộ đạo, tôi lập tức sáng tỏ cái thứ mình vừa nhìn thấy đây là cái gì.
Choáng, thật quá choáng! Lẽ nào những đường cong trên đồ hình này lại chính là bản vẽ hướng chạy của từng mạch núi nằm trong đại long mạch mà Uông Tàng Hải đã định ra?
Cẩn thận quan sát những đường cong, tôi liền phát hiện quả đúng là như vậy. Bởi vì không đặt trên bản đồ mà nhìn, cho nên căn bản là tôi không sao liên tưởng sáu đường vẽ này đến điều đó được, mà tôi chỉ thấy chúng trông như những đường gân lá hay bản đồ phân bố sông ngòi. Nhưng bây giờ, vừa nhìn một cái, tôi đã lập tức nhận ra đây kỳ thật là một con "rồng". Sáu đường cong này chính là đầu rồng, đuôi rồng và tứ chi của rồng! Mỗi nét vẽ đều là một mạch núi, mà cái điểm bên trên đường cong, lại chính là bảo nhãn trên mạch núi.
Đây vốn không phải là cái bản đồ sao gì đó như lời Cầu Đức Khảo nói mà!
Trong chốc lát toàn thân tôi lạnh toát, ý thức được điều gì đã xảy ra. Cái đuệch, còn không phải chính là Cầu Đức Khảo cố ý đánh lạc hướng? Còn không phải là cái lão yêu tinh này lừa chú Ba sao?!
Lại nhìn đến hai đường cong không có chữ. Tôi lập tức phát hiện bên trên chúng cũng có chấm đen, có điều bên cạnh ghi toàn là dấu chấm hỏi. Dĩ nhiên mấy cái này cũng có thể là những long mạch trong Đại phong thủy, có điều là không biết rõ vị trí của long nhãn trên long mạch.
Cú đánh liên hoàn từ trên trời giáng xuống này khiến tôi lúng túng không biết phải làm sao. Tôi thật sự không ngờ mở cuốn sổ tay này ra một cái liền ăn ngay mấy cú knock out như thế. Tôi lập tức khép quyển sổ lại, hít một hơi thật sâu, nhưng mà tay tôi vẫn phát run lên. Tôi nhớ tới lời nói trên trang bìa kia: "nội dung bên trong có liên quan đến một vài bí mật khổng lồ". Tôi tự nhủ, cô không nên cứ thế kích thích người ta ngay tại trang đầu tiên nhưvậy chứ!
Thế nhưng, sự kinh hãi đó rất nhanh đã bị cảm giác mừng như điên thay thế. Tôi nghiến răng vỗ vỗ ngực, xóa tan cái cảm giác nghẹt thở đó đi, lại mở cuốn sổ tay ra lần nữa.
Quan sát kỹ bức vẽ, lúc bấy giờ, tôi thấy được một điểm còn mấu chốt hơn cả.
Chỉ thấy ngoài sáu đường cong ra, có một khoảng giấy trống ở giữa do sáu nét vẽ uốn lượn quây tròn xung quanh, bên trong vòng tròn đó cũng có một dấu chấm đen. Chấm đen này không nằm trên đường cong nào cả, đứng độc lập lẻ loi ở vị trí có lẽ là trung tâm của toàn bộ hình vẽ.
Mà bên cạnh chấm đen này cũng có một hàng chữnhỏ: Sài Đạt Mộc - Tháp Mộc Đà
Thứ này thì tôi xem không hiểu, nhưng mà bên dưới dòng chữ nhỏ này bị gạch một đường rất sâu, còn có hai ba dấu chấm hỏi. Rõ ràng là trên tấm bản đồ này thì điểm đó mới là quan trọng nhất. Hơn nữa, trong lúc vẽ, Văn Cẩm có nghi vấn gì đó, cho nên mới vừa nghĩ vừa điền mấy dấu chấm hỏi kia.
Dựa theo kinh nghiệm từ những chỗ bên cạnh thì dấu chấm này có lẽ cũng biểu thị cho một địa điểm. Sài Đạt Mộc? Tháp Mộc Đà? Lẽ nào đó cũng là một ngôi mộ cổsao? Tôi tự hỏi vì sao điểm này lại nằm ngoài những đường cong kia chứ?
Lập tức, tôi bỗng ý thức được rằng những gì mà Văn Cẩm biết còn nhiều hơn chúng tôi rất nhiều. Xem ra cuốn sổ tay này có thể cho tôi biết khá là nhiều điều nghi vấn đây. Nghĩ đoạn, tôi lập tức lại lật sổ tay xem nội dung phần tiếp theo.
Nội dung sau đó đều là những đoạn chữ viết xen lẫn với nhiều hình vẽ. Chữ viết bên trên cũng cực kỳ nắn nót, ghi chép rất có trật tự, thế nhưng cỡ chữ nhỏ quá, dưới ánh sáng có yếu ớt của chiếc bật lửa, muốn đọc phải cực kỳ cốsức.
Tôi lấy lại bình tĩnh, tập trung tinh thần, chăm chú đọc, vừa đọc vừa thấy cảm thấy mối ngờ vực ngày một dâng lên, đồng thời cũng cảm thấy thất vọng ngày một nhiều. Đợi đến khi xem xong, những nghi hoặc và thất vọng của tôi đã lên đến đỉnh điểm. Tôi đờ ra tại chỗ, cái cảm giác trong lòng thật quá khó để hình dung.
Nội dung trong toàn bộ cuốn sổ tay đại khái có thể chia làm ba phần, gồm hơn mười nghìn chữ, đều là biên bản công tác dưới dạng nhật ký, ghi chép cực kỳ rườm rà, nhưng dựa theo nội dung trong đó mà phân ra thì đại khái có thểchia làm ba phần.
Phần thứ nhất là ghi chép từ ngày mùng 2 tháng Tưnăm 1990 đến ngày 6 tháng Ba năm 1991. Vì không thểchép lại cả cuốn sổ tay ở đây nên tôi chỉ có thể tóm tắt và cũng gạn lọc ra những chương mục quan trọng nhất để cho rõ ràng hơn.
Nội dung của phần thứ nhất như sau:
Ngày 2 tháng Tư năm 1990
Chúng tôi đem phần lớn những đồ sứ trong huyệt mộdưới đáy biển ra tiến hành đánh số và phân loại một lượt, sao chép lại tất cả đồ sứ ở đó, đồng thời so sánh với bích họa, hy vọng có thể tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Uông Tàng Hải. Thông qua so sánh như vậy, chúng tôi quả thực đã phát hiện được một vài qui luật: được ghi lại trên bích họa là những chuyện trong cuộc sống của ông ta, còn nội dung vẽ trên đồ sứ là quá trình xây dựng công trình của ông ta. Điều này có thể chứng minh từ các nhóm nội dung mà chúng tôi đã phân loại. Ví dụ như: tiến vào nước Đông Hạ - xây dựng Vân Đỉnh Thiên Cung, được Chu Nguyên Chương phong thưởng - thiết kế hoàng cung thời Minh, đều đã tìm thấy hình vẽ thể hiện. Hơn nữa, dựa theo thứ tự trong mộ thất, có thể phân chia thứ tự trước sau của những khoảng thời gian này rất dễ dàng, hơn nữa từng cái đều phù hợp.
Dựa theo phương thức suy đoán như vậy, những bích họa này đều ghi chép lại công lao hiển hách của bậc thầy phong thủy Uông Tàng Hải. Nội dung được ghi chép lại đều tương ứng với những tác phẩm của ông ta. Còn những việc mà đối với người khác là quan trọng, ví như cưới vợ, săn bắn, thì lại không thấy ghi lại bất cứ điều gì. Tôi gọi cái này là "Thuyết tương đối họ Uông".
----------
Ngày 6 tháng Tư năm 1990
Hôm nay "Thuyết tương đối họ Uông" vấp phải một vấn đề hóc búa. Trong tấm bích họa cuối cùng của Uông Tàng Hải, chúng tôi phát hiện một đoạn nội dung thế này:
(Bên dưới là một bức phác thảo, đoán là vẽ tấm bích họa. Tôi bắt gặp hình vẽ trong này mới nhớ tới ban nãy lục bàn cũng trông thấy mấy thứ vẽ vời như trẻ con kia, hóa ra đều là hình bọn họ sao lại bích họa.)
Nội dung bức phác thảo rất khó miêu tả bởi vì trình vẽquá lởm. Tôi chỉ có thể đại khái nhìn ra nó na ná cảnh tượng một vị quan to quyền quý nào đó tiễn biệt một người khác. Bối cảnh là cửa một cung điện rất lớn, ở bốn phía có các loại động vật như "lạc đà lừa ngựa" xếp thành hàng ngang ngay ngắn chỉnh tề, đương nhiên là bị vẽ cho thành chó với chuột hết một loạt. Tôi hiểu rõ tranh sơn thủy và tranh thú vật thời cổ đại, về mảng kiến thức này tôi đã được đào tạo rất kỹ càng và chặt chẽ, cho nên từ hình dạng và bút pháp tôi có thể đoán ra những động vật hình thù dị hợm này thật ra hẳn phải là ngựa hoặc lạc đà. Đằng sau cửa cung, người hầu kẻ hạ đứng hàng đàn, xếp thành đội hình long trọng. Có thể thấy, trong bức họa là một cảnh tượng khá hoành tráng.
Phía sau còn có hai ba trang toàn hình vẽ. Tôi không có hứng thú xem nên bỏ qua toàn bộ, đọc luôn nội dung phần sau.
Những gì ghi lại trên tấm bích họa này hẳn phải là sựviệc xảy ra sau khi Uông Tàng Hải sáu mươi tám tuổi. Lúc đó ông ta đã hoàn thành công trình cuối cùng của mình, mà nội dung trên tấm bích họa này đại khái nói rằng ông đã nhận lệnh của hoàng đế, xuất phát đến một nơi, một kiểu hoạt động tương tự như đi sứ sang nước ngoài vậy. Cấu trúc của bức bích họa này rõ ràng là mô phỏng theo những tấm bích họa thời Đường vẽ cảnh Đường Huyền Trang đi Tây Vực, vô cùng kỳ lạ. Nhưng mà chúng tôi đã lật xem tất cả đồ sứ ở đây ra, từ đầu đến cuối vẫn không phát hiện được bất cứ hình vẽ nào có khả năng là tương ứng với nó.
Có người nói có thể đây là sự kiện cuối cùng trong cuộc đời ông ta cho nên không có bất cứ một tác phẩm tươngứng nào. Nhưng cũng có người lại khăng khăng cho rằng người như Uông Tàng Hải làm gì có ngoại lệ kiểu này. Không có hình vẽ trên sứ tương ứng thì khả năng là có ẩn ý hoặc nguyên nhân đặc biệt nào đó. Hoặc có thể, tác phẩm đó của ông ta đã được khắc vào một chỗ nào khác chẳng hạn.
Quả thật sau này tiếp tục nghiên cứu thì phát hiện vài năm cuối cùng của Uông Tàng Hải kia cực kỳ thần bí, hoàn toàn không được viết lại trên bất cứ tư liệu lịch sửnào. Trong cả cuộc đời ông ta, có thể nói, quãng thời gian ngắn cuối cùng này là một khoảng trắng.
Trong vài năm đó, rốt cuộc ông ta đã ở đâu, làm gì? Đây là một câu hỏi hóc búa.
----------
Ngày 6 tháng Mười Hai năm 1990
Suốt mấy tháng này, chúng tôi vẫn luôn điều tra hành tung của Uông Tàng Hải trong mấy năm cuối đời. Cuối cùng cũng đã có manh mối. Chúng tôi phát hiện ra rằng, sau công trình cuối cùng, có một lần Uông Tàng Hải đã tháp tùng hoàng đế đi bái tế núi ở Trường Bạch sơn, từ đó về sau không có bất kỳ ghi chép bằng văn tự nào nữa.
Núi Trường Bạch, lẽ nào ông ta đã đi vào trong núi sao? Chúng tôi cực kỳ hoài nghi.
---------
Ngày 7 tháng Mười Hai năm 1990
Đến đây thì không tra cứu thêm được nữa. Chúng tôi thay đổi phương hướng, bắt đầu bắt tay vào tìm hiểu từphía vị hoàng đế kia. Trong Minh Chí có ghi chép kỹ càng việc đi về của các sứ đoàn và các dịp đại điển. Chúng tôi muốn từ đó tìm ra lần đại điển được miêu tả trên bích họa của Uông Tàng Hải, hoặc là ghi chép về chuyện ông ta đi sứ nước ngoài.
(* Minh Chí là tài liệu lịch sử Minh triều liệt kê từng sự kiện theo lối chép sử chính thống, đại điển là các dịp lễ trọng đại có sự tham gia của vua chúa và hoàng tộc )
Kết quả lại khiến chúng tôi kinh ngạc vô cùng. Chúng tôi phát hiện ra rằng, trước khi hoàng đế chết hai năm, tổng cộng có bảy lần đại điển, trong đó sáu lần đều rất bình thường, nhưng lại có một lần rất kỳ quái, ghi chép hết sức đơn giản và không có bất cứ chú giải nào.
"Năm Hồng Vũ thứ hai mươi chín, xưởng vệ bốn mươi sáu người, binh sĩ mười hai người, lừa ngựa một trăm hai mươi sáu con, trân châu mười đấu, hoàng kim ba mươi cân, đi sứ Tháp Mộc Đà. "
Đại điển và đi sứ, đây là hai sự kiện duy nhất được ghi lại đầy đủ. Nhưng bản ghi chép này lại không đề rõ viên quan đi sứ lúc bấy giờ. Mà điều khiến người ta thấy kỳ quái nhất là: Tháp Mộc Đà là nơi nào?
Là một nước sao? Trong chính sử không có bất cứ ghi chép nào cả. Có điều cũng rất có khả năng, vì ở vào khoảng thời Minh, ở hai khu vực Đông Nam Á và Tây Vực có vô số những nước nhỏ. Đây có lẽ là một trong số những tiểu quốc đó. Thế nhưng Uông Tàng Hải lại làm đặc sứ đến một tiểu quốc ư? Điều này có hơi kỳ quái. Với tuổi tác của ông ta thì đâu có hợp để đi lặn lội đường trường.
---------
Ngày 11 tháng Hai năm 1991
Tiếp tục tiến hành điều tra, trong lúc đó chúng tôi đã tiến hành thảo luận hai lần.
(Ở giữa là mười trang viết lan man, toàn thảo luận và suy đoán, nhưng sau đó đều được chứng minh là sai, cho nên đã bị gạch bỏ.)
Bởi vì sử liệu triều Minh đã trải qua một lần đại nạn vào thời nhà Thanh(triều đại sau lên nắm quyền cho tiêu hủy các loại văn bản lịch sử của triều đại trước, chuyện thường ngày ở huyện há ┐( ̄ヮ ̄)┌ ), cho nên lúc này điều tra rất khó khăn, rất lâu mà vẫn không có kết quả, vềsau lại phải chuyển hướng điều tra mới giải quyết được một vấn đề. Chúng tôi so sánh những đồ vật mang theo tới "Tháp Mộc Đà", liền phát hiện chủng loại lễ vật cho thấy đây là một quốc gia Tây Vực, hơn nữa số lượng và hình thức tặng phẩm xem ra khá thấp, thế nhưng lừa ngựa lại rất nhiều. Đây thoạt nhìn thì giống như một thương đội chứkhông phải là đoàn đặc sứ.
---------
Ngày 6 tháng Ba năm 1991
Hoàn toàn không có manh mối, điểm đột phá cũng không tìm thấy nữa. Nghiên cứu trì trệ không có tiến bộ, tâm trạng mọi người đều không tốt.
Đây là đoạn thứ nhất, rõ ràng là trước đoạn này hẳn còn phải có nội dung, nhưng đằng trước lại không phát hiện dấu vết của những trang bị xé. Xem ra đây không phải là một cuốn sổ tay đơn độc. Đây là một cuốn trong một bộ sổtay.
Đoạn thứ nhất miêu tả, trong lúc bọn họ nghiên cứu vềUông Tàng Hải thì phát hiện ra "Tháp Mộc Đà", sau đó lại nghiên cứu "Tháp Mộc Đà", cuối cùng nghiên cứu bị ngưng trệ. Quá trình là như vậy. Từ một đoạn nội dung này có thểthấy được rất nhiều điều. Bọn họ đang nghiên cứu bích họa và đồ sứ trong huyệt mộ dưới đáy biển. Hơn nữa, xem ra nghiên cứu còn cực kỳ chính thống và quy củ, là qui trình khảo cổ kinh điển. (Quá trình tra cứu tư liệu kiểu này có vẻcực kỳ tẻ nhạt, nhưng lại là phương thức nghiên cứu chủyếu hằng này của người làm công tác khảo cổ. Khảo cổchính là khai quật - phục chế - tra cứu). Nhưng vào năm chú Ba ra đi thì căn bản không có điều kiện như thế này. Mộ biển của Uông Tàng Hải lớn là thế, chỉ lèo tèo có mỗi vài người như vậy thì biết phải làm bao lâu mới có thể sao chép lại toàn bộ đồ vật trong huyệt mộ đây? Như vậy, bọn họ đã bắt đầu làm công việc này từ lúc nào?
Đây là một manh mối rất lớn. Có điều tôi không có sức nghiền ngẫm, nên lại đọc tiếp. Lúc đó tôi cho rằng đằng sau sẽ là đoạn kế tiếp của quá trình đó, thế nhưng sau đoạn ngày 6 tháng Ba năm 1991 này, lại xuất hiện một hiện tượng khiến tôi nghi hoặc.
Từ sau một đoạn này có khoảng sáu trang nội dung, đều kể về chuyện thu thập tư liệu, phần này sẽ lược bỏ. Tiếp tục giở về phía sau, lại là một đoạn nhật ký công tác, thời gian lại nhảy tới ngày 19 tháng Một năm 1993.
Sau này nhìn lại nội dung ghi chép trong đó, bạn sẽphát hiện thấy đã có sự khác biệt tương đối lớn so với phần trước. Nội dung đoạn này là vào ngày mười chín tháng Một năm 1993, thẳng đến tận ngày 8 tháng Hai năm 1995, khoảng cách thời gian từng đoạn khá lớn, thế nhưng những thứ được ghi chép lại không nhiều. Nội dung nhưsau:
Ngày 19 tháng Một năm 1993
Qua lần thảo luận trước, chuyện của Uông Tàng Hải đã rõ ràng hẳn lên. Xem ra việc ông ta tới Tháp Mộc Đà thực sự có liên quan đến sự việc hoàng đế tế bái núi Trường Bạch. Có lẽ ông ta trở về Vân Đỉnh Thiên cung, sau đó mới lên đường đến Tháp Mộc Đà. Tháp Mộc Đà này tất nhiên có liên quan đến tình cảnh trong núi Trường Bạch.
---------
Ngày 18 tháng Tư năm 1993
Dựa vào bích họa, chúng tôi đã sắp xếp lại ba tuyến đường dẫn đến Vân Đỉnh Thiên Cung. Chúng tôi quyết định trước hết sẽ đi núi Trường Bạch, tìm hiểu đến tận cùng.
---------
Ngày 30 tháng Năm năm 1993
Tiến vào phạm vi núi Trường Bạch, thời tiết rất tệ.
(Sau đó đại khái có hơn mười trang ghi chép về việc di chuyển trong tuyết như kiểu tiểu thuyết thám hiểm, cũng giống như khi chúng tôi đến Vân Đỉnh Thiên Cung, cho đến tận đoạn tiến vào trong.)
Ngày 15 tháng Sáu năm 1993
Đã mất liên lạc với bọn họ. Hai người chúng tôi tiếp tục tiến lên.
---------
Ngày 17 tháng Sáu năm 1993
Chúng tôi chạm đích Vân Đỉnh Thiên Cung. Tình hình cực kỳ không ổn, những người khác có khả năng lành ít dữnhiều. Chúng tôi cũng không có thời gian do dự. Chúng tôi quyết định tiến vào cửa thanh đồng, xem thử bên trong rốt cuộc là chỗ như thế nào.
---------
Ngày 18 tháng Sáu năm 1993, có vẻ như, tôi đã nhìn thấy Chung Cực!
(Chung cực nghĩa là Tận Cùng)
(Từ đoạn này về sau ở giữa bị ngắt quãng, không có bất cứ nội dung nào. Tiếp theo là đoạn cuối cùng của nhật ký. Hiển nhiên, suốt thời gian một năm rưỡi cô ấy không hềghi chép thứ gì.)
Điều cuối cùng được viết lại là:
Ngày 8 tháng Hai năm 1995
Chúng tôi bắt đầu lên kế hoạch tìm kiếm Tháp Mộc Đà. Tất thảy những thứ này rốt cuộc là chuyện gì, tôi nhất định phải làm cho rõ ràng.
Đây là phần thứ hai. Đến đây có tổng cộng khoảng ba mươi trang nội dung. Điều dễ thất nhất, đó là giữa phần thứnhất và phần thứ hai có những mấy năm nội dung để trống. Tới phần thứ hai thì nhảy luôn vào hành trình của họ đến Vân Đỉnh Thiên Cung. Đọc đến đây, trong lòng tôi đã làm rõ được một nghi vấn: xem ra tại Vân Đỉnh Thiên Cung, những người chết trong đống vàng có lẽ chính là nhóm người bọn họ. Hơn nữa xem xét đồ vật mà bọn họ mang theo và những gì Văn Cẩm tiết lộ với chúng ta ở đây, thì có lẽ đây cũng chính là nhóm người trước kia ở Tây Sa rồi.
Nói vậy thì dường như bọn họ không hề gặp phải tình cảnh đặc biệt quẫn bách gì khác, hơn nữa hình như sinh hoạt còn khá thoải mái nữa? Có điều mấy chuyện này chỉ là thứ yếu. Điều làm cho tôi khiếp sợ là, hiển nhiên Văn Cẩm cũng đã phát hiện ra cánh cửa thanh đồng kia, hơn nữa côấy còn đã đi vào.
"Tôi đã nhìn thấy Chung Cực!" Tôi đọc đến đoạn này liền toát mồ hôi lạnh đầm đìa, lòng tự nhủ đây là ý gì thếnày, cái thứ Chung Cực này là biểu thị cho cái gì?
Xem xét thời gian ghi chép thì thấy sau khi cô ấy vào đó, dường như trong suốt một năm rưỡi không hề viết bất cứ cái gì vào trong nhật ký. Chuyện đó không phù hợp với tính cách của cô ấy. Tôi cảm thấy cực kỳ có khả năng là côấy đã nhìn thấy cái gì đó đằng sau cánh cửa thanh đồng, cho nên mới quá mức khiếp sợ, không còn đầu óc đâu mà nghĩ đến sổ tay gì hết.
Nhìn chung, cảm giác lớn nhất mà phần thứ hai để lại cho tôi, đó là Tháp Mộc Đà kia có lẽ có liên quan rất chặt chẽ với cánh cửa thanh đồng. Sau khi Văn Cẩm bước vào cửa thanh đồng thì mới nhen nhóm ý định đi tìm kiếm "Tháp Mộc Đà" này.
Tiếp về sau là đoạn thứ ba. Phần này đặc biệt dài, nhưng khoảng cách thời gian rất ngắn, từ ngày 8 tháng Hai năm 1995 đến ngày 8 tháng Sáu năm 1995, trong đó xem ra chỉ có một đoạn là đáng nói.
Ngày tám tháng Hai năm 1995
Căn cứ vào tấm bản đồ long mạch kia, chúng tôi đã có thể xác định được vị trí của Tháp Mộc Đà. Chúng tôi chuẩn bị tiến hành một lần khảo sát, hy vọng là trong lần khảo sát này sẽ có thể phát hiện đáp án của một loạt câu đố kia. Phải nói thật là tôi thực sự không ngờ, đằng sau chuyện này lại có nhiều sự tình đến như vậy. Nếu như thứ tôi chứng kiến sau cánh cửa thanh đồng là thực, thì toàn bộchuyện này quả thật quá đáng sợ.
Nội dung sau đó kể về hành trình bọn họ đi đến nơi gọi là "Tháp Mộc Đà" kia. Xem miêu tả trong đó thì "Tháp Mộc Đà" hẳn là một ốc đảo trong sa mạc. Văn Cẩm đi theo một đoàn lạc đà, vào năm 1993 thì xuất phát từ Đôn Hoàng, tiếng vào Sài Đạt Mộc, bắt đầu chặng đường này.
Bọn họ được một người phụ nữ gọi là Định Chủ Trác Mã dẫn đường, bắt đầu tiến vào sa mạc. Sau đó, ở một núi đá, bọn họ chia tay với người đó, đi vào chỗ gọi là "Tháp Mộc Đà". Bên trong ốc đảo kia dường như cực kỳ hung hiểm, trên đường đi chết không ít người, còn thấy trên bản đồhành trình ở sổ tay có rất nhiều ký hiệu nguy hiểm. Cuối cùng, bọn họ tới được Tháp Mộc Đà, có điều cô ấy lại phát sinh mâu thuẫn với một người khác, rốt cuộc chưa đi đến đích đã trở về.
Tôi đọc lướt rất nhanh nội dung này một lần, cũng không xem kỹ. Từ sau những nội dung ấy là khoảng trắng, không còn gì khác. Phần nội dung này có khoảng ba mươi trang, ghi chép cực kỳ kỹ càng, có một lượng lớn bản đồhành trình cùng với những mô tả về tổn hại của thiết bị và thời tiết các loại.
Trong toàn bộ cuốn sổ tay căn bản không hề viết về việc bọn họ làm thế nào có được các thông tin, hoặc là điều tra như thế nào, cũng không nhắc gì đến việc bọn họ mất tích ởTây Sa, hay chuyện ở trại an dưỡng này. Tất cả thông tin bên trong đều có liên quan đến "Tháp Mộc Đài" kia, chiếm hết gần một nửa độ dài, toàn là phân tích về những thứ mà Uông Tàng Hải và Thiết Diện Sinh để lại, hơn nữa từ đó phát hiện ra phương hướng liên quan đến "Tháp Mộc Đà". Mà trên hết, điều khiến tôi rất để ý chính là ba đoạn nội dung này rõ ràng đều bị ngắt quãng ở giữa, có cảm giác dường như cuốn sổ tay này từng bị người ta xé ra đóng lại thành quyển mới, hoặc chỉ là bản sao chép.
Tôi dùng sức kéo căng khe hở giữa các trang, phát hiện không hề có bất cứ dấu vết đóng lại hay vết giấy rách nào. Đây là một cuốn sổ tay nguyên vẹn. Như vậy tức là cuốn sổtay này có thể là một bản Văn Cẩm chép lại. Dường như côấy đã chọn một vài nội dung về Tháp Mộc Đà trong sổ gốc, sao chép rồi tập hợp chúng vào một cuốn sổ tay khác.
Tại sao cô ấy phải làm vậy cơ chứ? Đây cũng là một chuyện khó lòng tưởng tượng nổi. Vì sao nhóm người này lại luôn luôn thần thần bí bí như vậy? Không lẽ trong những nội dung khác của sổ tay có những điều cô ấy không muốn để cho người khác biết sao?
Hơn nữa, xem cuốn sổ tay này thì thấy có một cảm giác rất rõ ràng, dường như chính nó muốn tôi biết rằng "Tháp Mộc Đà" này là địa điểm cực kỳ quan trọng, tựa như muốn tôi tìm đến nơi đó.
Nghi vấn trong lòng nhiều không kể xiết, trong một lúc cũng không lần ra được manh mối gì, tôi day day thái dương, lật cuốn sổ tay trở lại, chuẩn bị đọc lại tỉ mỉ từ đầu đểcòn cẩn thận suy nghĩ xem có rút ra được chút đầu mối gì không. Thế nhưng đúng lúc này cái bật lửa trước mắt lại tối sầm đi. Ngọn lửa đã dần tàn lụi, ánh sáng ảm đạm.
Tôi nhớ ra cái bật lửa này đã dùng một lúc khá lâu rồi, có lẽ là sắp tắt, vì vậy tôi định lôi đống báo chí và cả ngăn kéo ra nhóm lửa, xếp thành một đống lửa luôn, như vậy sẽkhông đến mức lát nữa mình phải sờ soạng trong bóng tối khi mà bật lửa không dùng được. Vì vậy tôi cầm cái bật lửa, đứng lên, giãn gân giãn cốt một lát.
Đúng lúc đó, tôi chợt cảm thấy có gì đó rất không hợp lý, trong đây hình như có chỗ nào đó không giống như hồi nãy. Tôi dứt khoát giơ cao bật lửa, định nhìn một chút xem có phải ảo giác hay không. Vụ này không nhìn còn khá, chứnhìn xong tôi bị dọa thiếu điều chết ngỏm luôn. Chỉ thấy ởcái bàn đối diện không biết từ lúc nào đã xuất hiện một "người". Người này ngồi trên chiếc ghế tôi vừa ngồi ban nãy, nhìn vào trong cái gương kia, đang chải đầu.
Từ chương sau trở đi sẽ là bản dịch của bạn Tống Mặt Than
Chương 42
Bóng tối
Người này có hình dáng rất kỳ quái, ánh sáng màu xanh lơ của bật lửa chỉ chiếu ra được một cái bóng xam xám càng khiến bộ dạng nhìn không được hoàn chỉnh. Nhưng tôi có thể nhìn ra được chỗ kỳ quái của nó, trong lòng dâng lên 1 cảm giác, nói ra thì hơi quá, nhưng tôi không cần đứng dậy vẫn có thể nhìn thấy mặt người đó.
Nó ngồi trên ghế tôi vừa ngồi, hai cánh tay nhỏ dài liên tục trượt từ đầu xuống mạng sường, động tác dị thường. Tôi sửng sốt một chút, mới hiểu ra là nó đang chải đầu. Lúc này, cả người tôi chợt lạnh, tóc gáy dựng đứng lên.
Trong một căn phòng hoang phế đã mười mấy năm, đột nhiên lại nhìn thấy 1 người trong bóng tối chải đầu, hành động như vậy hơn nữa trong trường hợp này, dễ dọa người khác sợ chết khiếp.
Tôi vừa đổ mồ hôi lạnh khắp người, vừa có cảm giác kỳ quái, đây là cái dạng người gì? Ngồi ở đây từ lúc nào? Trong lúc tôi tìm được quyển bút ký này rồi ngồi xem tại đây, cùng lắm cũng chỉ mới 20 phút thế mà nó ngồi xuống cạnh tôi lúc nào tôi không biết? Tôi không cảm nhận được một chút cảm giác nào cả... Hơn nữa trong một căn hầm bỏ hoang như này, sao có thể gặp được người khác nữa?
Hơn nữa động tác vô cùng quỷ dị, ngồi trên ghế kia, soi gương rồi chải đầu, không thế không khiến người khác nghĩ là Hoắc Linh và những người khác không đi cùng nhau, ... Chẳng lẽ người này là Hoắc Linh?
Mồ hôi của tôi đổ xuống không khác gì thác, cũng may thần kinh tôi đã vững hơn trước đây, tuy rằng không thể hiểu được chuyện đang diễn ra trước mắt nhưng cơ thể vẫn tự chủ được, không đến mức không biết phải phản ứng như thế nào. Phản xạ có điều kiện tôi lùi phía sau vài bước, ánh mắt nhìn thẳng vào đối phương, cả người đề phòng.
Nếu như trong phim, nhìn thấy bộ dáng kinh hoàng như vậy, người ngồi trong bóng tối hẳn là sẽ cười vang lên ba tiếng, sau đó đạo diễn sẽ cho một người đặc biệt xuất hiện, hoặc là cầm ra cái súng nhỏ, rồi nói:" không nghĩ là ngươi, tà tiên sinh" ( :v ). Nhưng đây không phải trong phim, sau khi lui lại vài bước, người kia cũng không nhúc nhích, vẫn làm động tác chải đầu, tôi từ từ lùi xa ra, chưa định làm gì thì cái bật lửa càng ngày càng tối, khoảng cách cũng lới rộng dần, người kia liền ẩn vào bóng tối, không còn thấy rõ.
Lui lại 5, 6 bước, tôi cảm thấy đã đủ an toàn, liền dừng lại, cố lấy dũng khí hỏi 1 câu:" là ai ngồi đó?"
Sau khi tôi quay lại được tầng hầm ngầm, không có chuyện gì xảy ra, cổ họng phát ra những tiếng khàn khàn, có vẻ như không giống tiếng của mình, bản thân bỗng giật nảy, nhưng tại đây quá im lặng, đến cả tiếng kim rơi cũng có thể nghe thấy rõ, tiếng khàn khàn lại càng nghe cực vang.
Nhưng, sau khi tôi hỏi, đối phương vẫn không có phản ứng gì, từ bàn làm việc không có tiếng gì vọng lại. Giống như tôi nói chuyện một mình vậy.
Chết tiệt, tưởng làm ta sợ được sao? Tôi thầm mắng 1 tiếng, thật sự bắt đầu sợ hãi, ngẫm lại vừa rồi nhìn thấy thân thể người đó, tâm nói có người như thế này trên đời sao?
Không thể nào, tuyệt đối không thể, tôi phủ định chính ý nghĩ của mình, nói là đây là trong cổ mộ thì còn có lý, chứ đây là nhà ở hiện đại, không có lý nào lại có những thứ như thế ở chỗ này, đây cũng không có quan tài,... Khoan, khoan, khoan đã, không đúng! Chết tiệt, nơi này quả đúng có 1 cái quan tài.
Đầu óc tôi ong 1 tiếng, tâm nói chẳng lẽ thứ này là bánh tông trong quan tài chui ra?
Tôi lại lắc đầu, cố gắng hít thở mấy hơi, tự nhủ bản thân phải thật bình tĩnh.
Điều này cũng không thể nào, đâu có đụng tới trong quan tài đâu mà bánh tông đã chui ra? Nếu như vậy, hẳn là mọi người làm trong nhà tang lễ đều phải được học qua một khóa đào tạo chính quy chống bánh tông rồi.
Lúc này, trong đầu tôi lại đột nhiên hiện lên 1 cái ý niệm, có phải đây là người đã gửi băng ghi hình cho tôi? Chờ tôi ở đây?
Vừa rồi khi tôi đọc bút ký, nghĩ rằng người gửi băng ghi hình chắc hẳn là Văn Cẩm, nhưng trên thực tế không thể xác định, băng ghi hình này có thể chính do cô ấy gửi hoặc cô ấy sắp xếp cho những người khác gửi đi. Nghĩ thế tôi thấy cũng rất có khả năng, trong tầng hầm ngầm như này hẳn ít người biết đên, có thể đi vào đây khẳng định là người trong cuộc, có thể đã luôn ở đây chờ tôi tới, khi thấy tôi vào tới đây, liền đi ra tiếp đón. Nghĩ vậy tôi cảm thấy có chút bình tĩnh hơn. Tôi cố gắng lấy dũng khí, tâm nói nếu là người sống thì không hề đáng sợ, vì thế nhíu mày, đem bật lửa giơ về phía trước, đi vào phòng kia xem rốt cuộc đấy là ai.
Đi lên trước hai ba bước cẩn thận xem xét, đến khi nhìn thấy mơ hồ bàn làm việc, vừa thấy người kia, tôi lại vô cùng hoảng sợ. Người ngồi chỗ kia, đã không thấy đâu nữa.
Tôi nheo nheo mắt, cẩn thận nhìn, quả thật không thấy, trên ghế không có người, trong lòng nghi hoặc, chẳng lẽ vừa rồi mình nhìn nhầm? Là ảo giác?
Không thể nào, mồ hôi ra lạnh toát, tuyệt đối không thể nhìn nhầm, tôi nhất thời liền trở lên bồn chồn, giơ cao cái bật lửa, chiếu xung quanh bốn phía.
Lúc giơ bật lửa lên, động tác quá nhanh, cái bật lửa sáng bừng lên rồi tắt ngấm.
Bốn phía lập tức rơi vào tối đen, bản thân nhìn cũng không thấy 5 đầu ngón tay, chỗ này một chút ánh sáng cũng không có, là hoàn toàn tối tăm, nhất thời trong lòng tôi chợt hoảng, vội vàng đánh liên tiếp mong cho nó lên lửa.
Nhưng đánh mãi, đánh liên tục cũng không thấy nó sáng, dù tôi có đánh như thế nào nó cũng không chịu lên lửa, chỉ thấy những tia lửa văng tung tóe khắp nơi, trong một nơi tuyệt đối tối tăm thế này, tia lửa văng ra hết sức chói mắt, tôi hiểu là chắc đã hết ga.
Trong lòng gào thét, nhìn quanh bốn phía tối mù mịt, tối không thấy tay mình đâu, dự cảm xấu cực độ dâng lên. Tôi bỏ bút ký vào túi, chuẩn bị lui lại phía sau sờ vào cửa, đột nhiên nghe thấy trên trần nhà có tiếng "khúc khích" nghe như tiếng một cô gái đang cười.
Chương 43
Kinh biến
Bình thường tôi không bao giờ hút thuốc, chỉ khi nào cực kỳ buồn chán thì mới hút vài điếu, vậy nên cũng không có để ý tới cái bật lửa. Lúc này đột nhiên nó tắt ngấm khiến tôi vô cùng sợ hãi. Ở những chỗ như thế này mà không có gì chiếu sáng thì chắc chẳng có gì khủng khiếp bằng.
Còn đang cân nhắc xem giờ nên làm gì thì trên đầu bỗng nghe thấy thanh âm "Khúc khích....Khúc khích..." - như tiếng cô gái đang cười.
Lại thấy gáy bỗng lạnh toát, tôi nhớ ra rằng nóc hầm này khá thấp, chỉ cần nhảy lên là chạm vào trần nhà. Tuy không nhìn thấy gì, nhưng theo phản xạ, tôi vội ngửa đầu lên.
Ngẩng đầu lên vẫn không nhìn được gì, nhưng tôi cảm nhận được một mớ lù xù rủ xuống trên mặt mình. Tôi dùng hai tay đưa lên vơ, cả người bàng hoàng, đây chẳng phải là tóc sao, đã thế lại ướt và dinh dính.
Từ sau khi xuống mộ dưới đáy biển, tôi đối với tóc có chút sợ hãi vô hình, lần này vừa chạm phải liền cảm thấy cổ họng sợ run lên, giống như vừa nuốt phải chuột. Tôi vội vã hạ thấp người xuống để lui qua, rồi lấy tay áo lau hết những thứ trên mặt. Lui đến chỗ nào cũng không biết nữa, mắt cứ dán lên trần nhìn trừng trừng khoảng không tối thui.
Bóng tối đen đặc tới mức tôi không thể nghĩ đến nơi nào tối hơn nữa, trong lòng cảm thấy vô cùng hoảng sợ, run lên tự hỏi không biết chuyện gì đây... Trên trần nhà có người! Chẳng lẽ người vừa ngồi ở đây lại leo lên trần nhà? Theo tôi thì điều này không thể xảy ra... Chẳng lẽ nó là thằn lằn!?
Sự tình càng lúc càng khó hiểu, vuốt cái chất dính dính trong tay, ngửi qua một chút, thấy được một mùi hết sức kỳ quái. Lại thấy có điểm quen thuộc, tôi nhớ tới từng ngửi thấy nó ở đâu đó rồi, nhưng dự cảm dâng lên trong lòng dâng lên một điềm vô cùng xấu. Lúc này, thanh âm "Khúc Khích... Khúc khích..." kia lại vang lên, nghe như ngay trên đầu tôi. Tôi lập tức lại lui về sau vài bước.
"Cạch!"
Tôi va vào bàn làm việc. Trong hầm im lặng tới mức có thể nghe rõ cả tiếng kim rơi, cho nên tiếng va chạm vừa rồi giống như sét đánh bên tai, chính mình cũng bị dọa giật nảy, cả người mồ hôi đổ như tắm. Tôi đứng im, nghe xem có tiếng động gì khác xung quanh không. Tôi càng lúc càng luống cuống. Cả người tôi bắt đầu run lên, trong đầu đã dự cảm ra một chuyện vô cùng đáng sợ. Tiếp theo, gáy tôi liền cảm giác được một trận ngứa ngáy, giống như có cái gì rủ xuống sau đầu mình. Tôi nắm chặt cái bật lửa, rốt cuộc thì cũng không nhịn được, run rẩy quay đầu lại, dùng hết sức đánh lửa.
Ba lần tia lửa văng ra, trong khoảng thời gian cực ngắn khi ánh sáng lóe lên, tôi chỉ thấy một mớ tóc lớn từ trần nhà rủ xuống sau đầu mình. Tôi ngẩng đầu tiếp tục đánh lửa, liền nhìn thấy bên trong mớ tóc đen sẫm lộ ra một khuôn mặt kì dị và dữ tợn đang lạnh lùng nhìn về phía mình.
Tia lửa tắt ngấm, trước mắt lại tối mịt mùng, nhưng tôi đã hiểu rõ ràng những gì đang diễn ra trong phòng này.
Cấm bà!
Nhất thời tôi không biết nên phản ứng thế nào. Chết tiệt! Nơi này sao lại có một con Cấm bà?
Trí óc đột nhiên trống rỗng. Tôi kêu lên một tiếng rồi lao đi như điên, không quan tâm trước sau có gì. Thẳng hướng trong bóng tối, trong đầu tôi chỉ có ý niệm duy nhất, phải cố gắng mọi cách để thoát ra khỏi chỗ này.
Không chạy được bao nhiêu bước, tôi va vào tường, ngã xuống đất, đầu óc choáng váng, thật sự giống như đập đầu vào tường tự sát! Nhưng tôi lại lập tức đứng lên, trên đầu nghe liên miên từng hồi "Leng keng! Leng keng!"
Nó đang tiến thẳng tới chỗ tôi. Không có thời gian gạt máu mũi, tôi vùng dậy tiếp tục tìm phương hướng chỗ thoát ra ngoài. Lần này cẩn thận hơn, tôi lấy tay quơ về phía trước. Dựa vào trí nhớ, tôi tìm chỗ đi tới hành lang, sau đó vượt qua tường tới cửa ra, quay đầu đóng cửa lại rồi phi thân vào trong bóng tối. Tôi sờ soạng lung tung, quan trọng bây giờ là tìm được cầu thang lên phía trên.
Nhưng trong cái chỗ tối đen như mực này, muốn tìm cái cổng tò vò kia quả thực khó như mò kim đáy bể. Tôi mò mẫm nửa ngày nhưng ngay cả vách tường cũng không chạm đến. Loạng choạng mãi, tôi đột nhiên vấp vào cái gì đó khiến cả người ngã úp xuống. Tôi lần mò về đằng trước một chút, liền ý thức được chỗ tôi đang nằm úp lên là... trên mặt thạch quan.
Chống tay vào thạch quan, tôi tính đứng dậy, nhưng tay với xuống chẳng thấy nắp thạch quan đâu, khắp người chợt nổi da gà, cảm giác có gì đó không đúng ở đây... Thạch quan đã bị thay đổi. Tôi cố mò thêm một chút, trong đầu liên vỡ ra là nắp thạch quan đã bị ai đó mở ra, tay của tôi đang sờ vào bên trong.
Làm sao mà thạch quan mở ra được? Trong nháy mắt đầu tôi nổi lên nghi vấn, nhưng trong lúc một mớ hỗn loạn rối tinh rối mù thế này, chỉ cần nghĩ thêm là đã thấy choáng váng. Tôi cũng không bận tâm được nữa. Hiện giờ, điều quan trọng nhất là trốn khỏi đây trước đã. Tôi liền đứng dậy, tiếp tục sờ soạng tiến về phía trước.
Ngay lúc đó, đột nhiên như có ai giật mạnh lấy tôi. Dây thần kinh như bị giựt mạnh một cái, đã đến cực hạn. Tôi tựa như bị dọa chết, vừa định ngất đi, liền có một bàn tay với lên bịt lấy miệng tôi. Cả người cũng bị giữ đứng im, không thể động đậy.
Tôi dùng sức gạt ra, nhưng người đằng sau lại khỏe hơn tôi nhiều, ngay cả ngọ nguậy cũng không thể, đồng thời bên tai nghe có một giọng nói rất nhỏ:
"Đừng nhúc nhích!"
Tôi vừa nghe thấy những từ này cả người bỗng kinh hoàng, ngay lập tức đứng im, trong lòng như chết lặng. Tuy rằng chỉ vài từ, nhưng vừa nghe xong tôi đã biết đó là ai!
Đây là giọng của... Muộn Du Bình!
Chương 44
Gặp lại
Trong một khắc tôi đã nhận ngay ra giọng nói kia. Tôi còn tưởng mình sẽ có vô vàn phản ứng nào là nghi hoặc rồi tức giận, kinh ngạc, hoài nghi, sợ hãi, vân vân và vân vân, nhưng trên thực tế đầu óc tôi lại trống rỗng.
Nghe được giọng anh ta ở trong này, thật sự là ngoài dự liệu của tôi, bởi trong ý nghĩ của mình, Muộn Du Bình hiện tại khả năng đang ở một chỗ nào đó thậm chí không phải thuộc về thế giới này. Không bao giờ tôi nghĩ anh ta lại xuất hiện ở đây. Chính xác thì, anh ta sao có thể ở đây? Anh ấy tới đây làm gì? Chẳng lẽ người gửi băng ghi hình thật sự là anh ta? Anh ta trốn ở chỗ này? Hay là cũng như tôi, anh ấy tới đây cũng để tìm manh mối?
Vô vàn nghi vấn như thủy triều tràn lên, tôi không biết nói gì. Trong đầu tôi chợt hiện ra hình ảnh anh ấy đi vào cửa Thanh Đồng. Một nỗi xúc động nhất thời dâng lên. Tôi thật muốn bấu anh ta vài cái, túm lấy cổ anh ấy để hỏi cho rõ, tiểu tử nhà anh đã làm cái quỷ gì?
Nhưng mà sự thật thì anh ấy đang bịt miệng tôi. Trong bóng tối, tôi một tiếng rên rỉ cũng không phát ra được, động đậy cũng không được, hơn nữa cảm nhận rõ hơi thở của anh ấy bên cạnh. Anh ta cơ bản không buông tay ra, mà vẫn đứng giữ chặt lấy tôi như thế. Điều này làm cho tôi không thoải mái, tôi dùng lực gạt tay ra một chút, thế nhưng anh ấy càng giữ chặt. Tôi tựa như không thể thở được.
Lúc này tôi chợt nghe thấy, chỗ tôi vừa ngã bên trên quan tài, phát ra một tiếng rất chói tai... Dường như có cái gì đang mở ra.
Nghe thấy tiếng động bên đó, tôi hít sâu một hơi, lập tức nín lặng, ngưng thở, không dám giãy giụa, cố gắng hết sức nghe ngóng tiếng động dị thường giữa bóng tối.
Cả căn phòng im lặng đến cực điểm. Tôi tập trung nghe ngóng từng tiếng động xung quanh. Dội vào màng nhĩ lại chỉ là tiếng hít thở rất nhỏ cạnh đầu mình. Muộn Du Bình cảm giác được sự im lặng của tôi, hơi nới lỏng tay ra, nhưng vẫn không buông. Bốn phía yên ắng tới mức tôi có thể nghe thấy tiếng tim đập binh bang trong lồng ngực mình.
Cứ đứng như thạch cao trong bóng tối, cũng không biết mất khoảng bao lâu, chợt nghe thấy một tiếng vô cùng kỳ quái: "Phốc! Phốc!" từ phía cửa truyền tới. Lại thêm vài khắc nữa, vẫn không nghe thấy tiếng gì, cánh tay che miệng tôi mới nới lỏng hoàn toàn. Đột nhiên trước mắt tôi chợt lóa lên, một cái bùi nhùi bị đốt bùng sáng.
Mất một lúc lâu tôi mới thích ứng được, nheo mắt nhìn, gương mặt quen thuộc rốt cục cũng xuất hiện rõ ràng trước mắt. Muộn Du Bình bây giờ với lúc biến mất vài tháng trước có vẻ như là không khác nhau là mấy. Chỉ duy nhất có một điểm bất đồng chính là mặt hình như có đen đi. Tôi cảm thấy rất bất ngờ, nhìn kỹ mới phát hiện ra không phải là đen đi, mà là dính đầy tro bụi.
Đầu óc tôi đóng băng, lúc này chỉ biết ngây ra nhìn anh ấy. Những thứ trước giờ nghĩ sẽ nói thì lại đột nhiên quên hết, trong một thời gian ngắn không thể thốt lên lời nào. Mà anh ấy không hề có chút để ý gì đến tôi, chỉ lãnh đạm liếc tôi một cái, cũng chẳng nói gì ( :v ). Anh ta cẩn thận cúi người lần tới bên cạnh cửa, dùng bùi nhùi chiếu vào bên trong cửa, tiếp theo đóng cửa lại.
Sau khi đóng cửa, anh ta đứng thẳng dậy, giơ cái bùi nhùi lên trần nhà, bắt đầu tìm kiếm cái gì đó. Trong lòng tôi bốc hỏa, tính vài lần lao tới hỏi mấy câu đều bị anh ấy dùng tay ngăn lại.
Anh ấy tốc độ rất nhanh, tới vài giây sau tôi mới nhận thức được đang có chuyện gì xảy ra, mà hành động bất thường đó cũng thu hút sự chú ý của tôi, buộc tôi phải hướng mắt nhìn theo ánh sáng trên trần nhà. Ánh sáng bùi nhùi tuy không đủ sáng, nhưng trong một nơi tối tăm như thế này cũng đủ để cho tôi thấy được tình hình đang xảy ra tại đây.
Lúc tiến vào không hề chú ý tới trần hầm, giờ ngẩng đầu lên mới phát hiện bên trên chằng chịt các đường ống dẫn. Các đường ống này với những cái trong gara khá giống nhau, tất cả đều sơn trắng, nhưng bên ngoài bị phủ một lớp bụi. Có thể nhìn ra nơi này từng được tu sửa vài lần, dưới lớp sơn ngoài cùng còn lộ ra một vài lớp sơn cũ. Trên trần tương đối trắng, lớp vữa bên ngoài đã bong ra gần hết, lộ ra một đoạn không có đường ống, xem ra Cấm bà kia từ chỗ đó bò ra.
Nhưng nơi này sao lại có những chuyện như thế! Con mẹ nó chứ! Nói thế nào được đây? Muộn Du Bình nhìn một vòng, xem xét cẩn thận, động tác cũng rất nhanh. Được một lát thì bùi nhùi tắt, anh ta lại nhanh chóng châm lên, quả thật không thấy có cái gì trốn quanh đây, tiếp theo liền đi đến trước mặt tôi.
"Nó không theo ra" - anh ta vừa nhìn về phía cửa vừa nói. Tất cả vấn đề trong đầu tôi như muốn theo miệng phun ra, nhưng mà không nghĩ tới việc anh ta lại quay đầu về phía tôi, làm một động tác thật là nhỏ, tiếp theo bâng quơ hỏi một câu:
"Cậu tới đây làm gì?""
Tôi cảm thấy máu dồn lên não, nhất thời tưởng nhảy dựng lên bóp chết anh được. Trong lòng thầm nghĩ bố nhà anh chứ, lão tử còn chưa kịp hỏi anh thì thôi, là tôi tự mình muốn đến cái chỗ chết tiệt này sao? Nếu không phải vì cái cuộn băng ghi hình của nhà anh thì có đánh chết lão tử cũng không thèm bước một ngón chân vào nơi này! ( :v , máu vãi)
Tôi cắn chặt răng, nhưng nhìn thấy bản mặt anh ấy lúc này, tôi lại không thể nào phát tiết được, khác hẳn nếu trước mặt tôi là Bàn Tử. Không thể chửi anh ấy được một câu khiến tôi tựa như bị nội thương vậy. Tôi cắn răng nhịn xuống thật lâu mới đáp: "Nói thì dài lắm, anh... sao lại ở trong này? Đây rốt cuộc là chỗ nào? Anh.. anh.. anh.... Lúc đấy, không phải anh đã tiến vào trong cái cửa kia rồi sao? Con mẹ nó chứ! Chuyện gì đang xảy ra ở đây vậy?"
Mấy vấn đề này thực sự rất khó nói, trong đầu tôi đã rối thành một mớ bòng bong, cũng không biết nói thế nào để anh ấy hiểu được.
"Chuyện dài lắm!"
Muộn Du Bình cơ bản không muốn trả lời, hoặc là trốn tránh. Lúc tôi hỏi, đầu anh ta hướng về phía quan tài đá kia. Tôi nhìn một chút, quả thật lắp quan tài bị đẩy ra, lộ ra một cái khe lớn, nhưng bên trong tối đen như mực, không biết có cái gì.
Tôi sợ nhất là gặp phải những lúc anh ấy thế này. Nhớ lúc trước, khi gặp mấy vấn đề, tôi chỉ muốn hỏi xem chuyện gì đã xảy ra thì anh ấy đều trả lời bằng cái trạng thái này. Tôi lập tức muốn hỏi lại. Nhưng miệng còn chưa thốt ra được lời nào thì Muộn Du Bình đã quay đầu túm lấy áo tôi, bảo tôi đừng nói gì, sau lại nhìn vào trong quan tài.
Động tác này tôi rất quen thuộc. Tuy không biết chuyện gì xảy ra, tôi liền im luôn, cũng nhìn xem bên trong có cái gì. Bởi Muộn Du Bình đem bùi nhùi chiếu qua bên kia, tôi chỉ thấy được một chút bên trong. Trong quan tài dĩ nhiên trống không, tôi nhìn thấy đáy quan tài rất sạch sẽ, như chưa từng có cái gì bên trong, mà khiến cho người ta kỳ quái là bên dưới quan tài có một cái cửa ngầm.
Vừa lúc tôi hiếu kỳ, chợt nghe thấy bên trong đường ngầm có phát ra một âm thanh nho nhỏ, không nghe ra là cái gì. Chỉ trong chốc lát, đột nhiên có một bàn tay từ bên trong với ra. Một người như con chạch từ trong cửa ngầm chui ra, nhảy khỏi quan tài, nhẹ nhàng đáp xuống trước mặt chúng tôi.
Tôi bị hoảng sợ, chỉ thấy sau khi người nọ chạm đất, lau mồ hôi trên trán, nhìn qua Muộn Du Bình, tiếp theo giơ giơ cái gì đó trong tay lên, nhẹ giọng nói: "Lấy được rồi". Người đó tựa như là đợi ở bên trong, sau khi ra liền vỗ vào lưng tôi nói nhỏ: "Chúng ta đi thôi!"
Tôi đi theo bọn họ, cẩn thận kiễng mũi chân, rón ra rón rén theo đường cũ đi lên, nhưng mà mới bước được hai ba bậc thì nghe phía sau hành lang có tiếng cửa mở.
Người đi trước liền mắng một tiếng, bắt đầu chạy lao đi. Tôi lập tức đuổi theo một mạch, chạy như điên, bổ ra ngoài, chạy khỏi nhà, lao qua tường, sau đó mới dám dừng lại một chút. Tôi mệt thở hồng hộc, khả năng hai người kia không có ý định dừng lại, cứ thế chạy thẳng, không để ý gì tới tôi. Trong lòng tôi lúc này cũng biết không thể ngừng lại, lại thục mạng đuổi theo.
Chạy bán sống bán chết, sau khi ra vào được tới nội thành, đột nhiên có một chiếc xe trong bóng tối vọt ra. Cửa xe vừa mở, hai người ngay tức khắc lao vào bên trong. Xe này vốn không định chờ tôi, cửa xe chuẩn bị đóng lại, không biết là ma xui quỷ khiến thế nào mà tôi cũng trèo luôn lên xe.
Thở lên thở xuống vài hơi, một trận chạy trốn thật khiến trời đất trong tôi chao đảo, tối tăm mặt mũi, lên xe tôi mới bắt đầu thở được, dần lấy lại bình tĩnh. Lập thức tôi ngẩng mặt lên nhìn quanh, vừa mở mắt đã thấy thêm một trận choáng váng, trong xe toàn người là người, đều đang nhìn tôi cười cười. Hơn nữa, không ngờ đây toàn là những người tôi biết. Tôi liếc mắt một cái thấy được toàn gương mặt vô cùng quen thuộc.
Trời, tất cả đều là người của A Ninh trong Vân Đỉnh Thiên Cung may mắn sống sót được. Một đám hổ lốn ở Cát Lâm tôi từng gặp qua một lần. Nhìn biểu hiện kinh ngạc của tôi, vài người quen mặt nở nụ cười. Một Người Da Trắng nước ngoài nói tiếng Trung ngọng nhìn tôi thốt lên: "Ngô siêu nhân (là ngoại hiệu mà A Ninh đặt cho tôi), hữu duyên thiên lý năng tương ngộ". Tiếp theo tôi thấy đầu A Ninh ló ra từ ghế trên quay xuống nhìn tôi vô cùng kinh ngạc.
Tôi nhìn Muộn Du Bình, lại nhìn người vừa đi ra từ trong quan tài. Đó là một thanh niên đeo kính râm xa lạ. Bọn họ hai người không có dấu hiệu mệt mỏi, cũng đang nhìn tôi. Đột nhiên tôi cảm thấy hỗn hoạn, hỏi bọn họ: "Mấy người là cái quái gì vậy, ai có thể cho tôi biết đang có chuyện gì xảy ra không?"
A Ninh nói: "Là tôi nên hỏi cậu mới đúng, cậu làm sao lại ở dưới tầng hầm ngầm đấy?"
Xe ô tô chạy một mạch vội vã, trực tiếp ra khỏi nội thành Cách Nhĩ Mộc, tiến vào sa mạc. Tôi ở bên trong xe, bên ngoài trời vẫn tối, hoàn toàn chẳng hiểu một cái gì cả. Dọc đường, tôi nói chuyện với A Ninh vài lần, đem mọi chuyện kể qua một chút.
Nguyên là A Ninh đã phát hiện địa chỉ cùng chìa khóa trong cuộn băng ghi hình. Trong bút ký của Văn Cẩm có nhắc đến ba người, một người dĩ nhiên là cô ấy. Sau khi phát hiện ra bí mật, cô ấy lập tức liền phân công hai đội, cùng lúc bảo người đến đây tìm địa chỉ, rồi tự mình đi Hàng Châu gặp tôi. Cô ấy muốn biết rốt cục tôi có biết chuyện trong cuộn băng ghi hình này hay không.
Nhưng, cô ấy không ngờ là, tôi cũng có một bản như vậy. Hơn nữa sau khi tới tìm tôi, cả cô ấy và tôi đều xuất phát với tốc độ nhanh nhất đi Cách Nhĩ Mộc, thậm chí hai bên đồng thời tới quỷ lâu kia. (Cũng may là tôi hành động rất nhanh chóng, không do dự nhiều, nếu không liền khẳng định không thể lấy được quyển bút ký của A Ninh. Ngẫm lại mà thấy sợ, nhưng bây giờ tôi đã có chút vui vẻ, sờ sờ vào ba lô của mình, thấy đây là lần đầu tiên tôi tự mình thành công. Xem ra quả nhiên ông nội nói đúng, việc gì cũng nên chủ động làm cho thỏa đáng.)
Sau đó, tôi lại hỏi A Ninh chuyện gì xảy ra với Muộn Du Bình, họ sao lại đi cùng nhau. A Ninh liền cười nói:" Thế nào à? Chú Ba của cậu thật quá chảnh đi, chúng tôi không mời đi được. Hai vị này như là chuyên gia đầu ngành đạo mộ, hiện tại, bọn họ là cố vấn của chúng tôi". Nghe vậy Hắc Nhãn Kính liền nhếch miệng cười, nhìn tôi khoát tay áo.
"Cố vấn?!". Nói đến cố vấn tôi lại nhớ tới Bàn Tử, thầm nghĩ A Ninh cũng giỏi thật, tìm toàn những cao nhân đi, nhưng Muộn Du Bình lại cũng tham gia làm cố vấn cho A Ninh thì thật quái lạ. Tôi có cảm giác như mình bị... phản bội.
Lúc này, Người Da Trắng lại nói: "Đừng nghe cô ta nói bậy, hai vị này hiện tại là người hợp tác với chúng tôi, do ông chủ trực tiếp cắt cử xuống. A Ninh là phó đoàn. Hiện tại hành động chủ yếu đều do họ đảm nhận, chúng tôi chỉ phụ trách tiếp ứng tình báo, cái này tương đối an toàn. Ông chủ nói, những việc cần sự chuyên nghiệp đều do bọn họ đảm đương!"
Người đi Vân Đỉnh Thiên Cung chết rất nhiều, tôi nghĩ lại tình hình lúc đó, lại hỏi: " Chuyện này là sao? Nội dung băng ghi hình, còn có Cấm bà, lại còn có cả mấy người nữa?"
Vài người đều lắc đầu, hơn nữa ánh mắt chuyển hướng Muộn Du Bình cùng Hắc Nhãn Kính. A Ninh liền trừng mắt nhìn bọn họ một cái, sau lại nhìn tôi, nói: "Tình huống cụ thể chúng tôi cũng không rõ lắm, hẳn là không biết nhiều hơn cậu là mấy. Chúng tôi giờ đều là dưới sự chỉ huy của bọn họ, nhưng rất khó có thể moi được thông tin từ hai vị bằng hữu này!"
Sau khi nghe xong, tôi chuyển nhìn Muộn Du Bình. Lúc này đã không kiềm chế được, tôi nhất định phải hỏi anh ta rõ ràng, bắt anh ta phải nói cho tôi biết rốt cuộc là chuyện gì đang xảy ra. Nhưng không đợi tôi chuẩn bị, trong xe bỗng dưng xôn xao. Tài xế kêu lên một tiếng, tất cả mọi người bắt đầu lấy hành lý của mình.
Tiếp theo xe chầm chậm dừng lại, cửa xe mở ra. Ngoài cửa đã có thể nhìn thấy ánh nắng ban mai chiếu từ chân trời, một biển sa mạc đầy gió thổi vào người. Tôi xuống xe, bỗng thấy một cảnh kinh mgạc ngay trước mắt mình - hơn mười con Land Rover xếp thành hàng giữa sa mạc cùng rất nhiều đồ dùng, vật tư chất trên mặt đất. Còn có vài người ngồi quanh lửa trại, tất cả đều mặc áo gió, lại có người đang ngủ trong túi ngủ. Bên cạnh xe có đặt một bộ ăng ten vệ tinh rất lớn và đèn măng xông sáng rực.
Nơi như thế này mà tập kết toàn xe khủng. Tuy nhiên nhìn kỹ thì thấy có chỗ không đúng. Trang thiết bị ở đây đều cùng một bộ, trên cửa xe còn thấy dán một cái hình san hô trông như cái sừng hươu. Tôi nhận ra ngay đó là huy hiệu của công ty A Ninh.
Lại thấy những người trong xe của tôi nhanh chóng tập trung lại. A Ninh nói gì đó với bọn họ, rất nhiều người đột nhiên hoan hô vang dội. Hành đông của họ lúc ấy khiến tôi rất bất ngờ. Tôi túm lấy một người đang hoang hô nhiệt liệt, hỏi hắn đang làm cái gì đấy? Hắn vỗ vỗ vai tôi nói: "Anh bạn, chúng ta sẽ đi Tháp Mộc Đà!"
Chương 45
Doanh địa
Nghe xong tôi kinh ngạc vô cùng, trong bút ký của Văn Cẩm vừa mới nhắc tới địa danh này, giờ thì nhóm người này cũng chuẩn bị đi tới đó. Bọn họ hẳn là chưa từng xem qua bút ký của Văn Cẩm, làm sao biết được có nơi như thế tồn tại?
"Cậu sao vậy?", Người Da Trắng nhìn thấy vẻ mặt kỳ quái của tôi liền hỏi, "sắc mặt cậu trắng bệch rồi kìa."
"Không có gì, tôi vừa bị dọa một trận gần chết thôi", tôi làm bộ như vẫn chưa hết hoảng hốt, lại vừa đi theo hắn vừa hỏi: "Tháp Mộc Đà là nơi nào? Các anh đi đến đó làm gì?"
"Tháp Mộc Đà à? Chuyện đó nói đến thì dài lắm." Người Da Trắng nhìn A Ninh đi trước, nhẹ giọng nói với tôi: "tôi sẽ nói với cậu sau, giờ ta đi xem cái mà Tiểu Ca mang về là cái gì đã."
Tôi nhìn ánh mắt hắn, biết chắc việc này A Ninh không cho phép hắn nói bừa bãi, vì thế ngầm hiểu, không nói thêm tiếng nào.
Trong doanh địa có người tới báo. Những người còn ngủ trong túi ngủ bị đánh thức dậy. Chúng tôi cẩn thận đi qua chỗ họ đang nằm rồi cứ thế đi theo bọn A Ninh. Toàn bộ doanh địa rất lớn, vượt qua cả đường biên, phía sau còn có một khoảng lều trại, trong đó một lều có mái vòm rất lớn trên đỉnh, đường kính khoảng bốn năm thước, hẳn là được dựng bởi dân bản xứ. Trên bạt có đánh dấu tàng văn nhìn như là trạm thu phí quốc gia. A Ninh đưa chúng tôi vào trong. Bên trong ấm áp hơn nhiều. Tôi thấy bên cạnh một lò sưởi nhỏ có đủ mọi loại thảm da trâu, sau này tôi được biết nó gọi là "thảm lông cừu thô", là thứ vô cùng sang quý ở thời điểm hiện tại . Ngoài ra còn có rất nhiều dụng cụ bằng gỗ mang kiểu dáng Tạng dân và một ít đồ gói trong túi bóng.
Trong lều vô cùng thoải mái. A Ninh ngồi xuống trên thảm. Phía trước có một người lạ mặt, dường như là chủ của trại này, tiến vào rót cho chúng tôi mỗi người một tách trà. Tôi cũng ngồi xuống, xem qua từng người một. Điều khiến tôi tức mình chính là Muộn Du Bình. Anh ta ngồi phía đối diện tôi nhưng không nhìn tôi lấy một cái, chỉ tựa vào đống chăn lớn sau lưng, nhắm mắt dưỡng thần. Người trên xe không vào hết, trong lều chỉ có một ít người tôi quen mặt là Ô Lão Tứ và Người Da Trắng, còn đâu tất cả đều là người lạ. Điều này khiến tôi không được tự nhiên.
Những người khác lục tục ngồi vào chỗ của mình, A Ninh liền đem cái mà Hắc Nhãn Kính đem ra từ quỷ ốc để xuống mặt bàn. Đó là một chiếc hòm nhỏ bằng gỗ lim. Sau khi mở ra, bên trong là một chiếc thanh hoa từ bàn (?) đã bị hỏng. Bên trái từ bàn bị thiếu mất một bàn tay.
Phía dưới quan tài đá kia, khẳng định có một khoảng không gian. Đây là cái gì, vì sao bọn Muộn Du Bình muốn trộm cái này ra? Tôi không khỏi có chút tò mò, đang muốn nhỏm người lên để nhìn vật trên bàn rõ hơn thì đột nhiên ngoài trại có hai người đi vào. Đó là một lão thái bà người Tạng tóc đã bạc và một người phụ nữ trung niên. Lão thái bà gầy giống Trần Bì A Tứ, cũng khoảng 70 tuổi, nhưng tinh thần còn minh mẫn, ánh mắt sắc bén. Người phụ nữ trung niên kia thì nhìn như một Tạng nhân bình thường. Hai người bọn họ vừa tiến vào trong trại thì không khí đột nhiên thay đổi. Trừ Hắc Nhãn Kính và Muộn Du Bình ra thì những người khác đều tự động ngồi ngay ngắn lại, hướng mắt nhìn về phía hai người, đặc biệt là lão bà bà. Có hai người còn hướng họ hành lễ. Có vẻ lão thái bà người Tạng này là một người có địa vị cao.
Lão thái bà cũng trả lễ, xem qua từng người, đặc biệt là tôi, có thể bởi vì là người lạ cho nên bà ấy nhìn tôi vài lần, sau đó mới ngồi xuống. A Ninh liền cung kính dâng cái tử bàn kia cho lão thái bà, hỏi: "lão bà, người xem xem, đây có phải là cái mà ngày trước bà từng nhìn thấy không?"
Sau khi nói xong liền có người lập tức phiên dịch sang Tạng ngữ. Lão thái bà nghe xong nhận lấy từ bàn đưa lên mắt nhìn. Nhìn vài lần bà ấy cũng không gật đầu, mà dùng Tạng ngữ nói gì đó. Người phiên dịch bắt đầu thuật lại lời của bà, trong khi vài người xung quanh thì thầm trao đổi qua lại. Bọn họ đối thoại đứt quãng, mà người phiên dịch thì không những trình độ Tạng ngữ không cao lắm, mà tiếng Trung nói cũng không được trôi trảy, cứ lắp ba lắp bắp. Tôi cố gắng nghe cũng không rõ, liền hỏi Ô Lão Tứ bên cạnh, lão thái bà này là ai?
Ô Lão Tứ không trả lời tôi, nhưng Hắc Nhãn Kính bên cạnh nói rất nhỏ với tôi: "bà ấy tên là Định Chủ Trác Mã, là người dẫn đường năm đó của Văn Cẩm."
Tôi nghe đến cái tên, liền "a" một tiếng, trong lòng rõ ràng thêm một chút. Thật sự công ty của A Ninh quá là thần thông quảng đại. Bọn họ không chỉ biết đến Tháp Mộc Đà, mà còn biết cả người dẫn đường năm ấy. Nói như vậy, A Ninh hẳn biết chuyện của Văn Cẩm?
Tôi đọc trong bút ký của Văn Cẩm, khi bọn họ xuất phát từ Đôn Hoàng tiến vào trong Sái Đạt Mộc, quả thực có nhờ một nữ tạng nhân dẫn đường. Tôi bất giác sờ vào quyển bút ký trong túi mình, thầm nghĩ sao lại thế được, chẳng lẽ có người từng xem qua nó trước rồi sao? Nhưng tôi nhớ rõ trong bút ký, Văn Cẩm nói rằng nữ nhân dẫn đường này cũng không cùng họ đi vào quá sâu bên trong bồn địa. Sau khi tiến vào khu vực Sát Ngươi Hãn, nữ dẫn đường cũng không đi theo nữa. Trên thực tế là không có đường để mà dẫn tiếp. Cuối cùng bọn họ chia tay ở cửa núi Diên Sơn, Văn Cẩm tự mình tiếp tục đi vào bên trong. Bồn địa Sái Đạt Mộc diện tích hơn hai mươi tư kilomet vuông, Văn Cẩm cuối cùng đi đến đâu cũng không ai rõ. Xem ra, nếu họ muốn đi Tháp Mộc Đà mà chỉ mang theo lão thái bà này cũng không thể giúp ích gì nhiều. Cùng lắm là dẫn bọn họ tới chỗ trước đây chia tay với đội của Văn Cẩm mà thôi.
Tôi đang suy nghĩ thì Định Chủ Trác Mã cũng đối thoại xong. Sau khi người phụ nữ hành lễ đưa lão bà bà ra ngoài, có mấy người không hiểu gì liền hỏi thế nào. A Ninh không thể che dấu nụ cười trên mặt, hưng phấn nói: "đúng vậy, bà ấy nói Trần Văn Cẩm khi ấy đưa cho xem chính là cái từ bàn này. Bà ta có thể đưa chúng ta tìm đến cửa núi năm đó."
Vài người bỗng xôn xao, Hắc Nhãn Kính lại hỏi: "lúc nào xuất phát?" A Ninh đứng lên, nhìn bọn họ nói: "hôm nay, giữa trưa tầm mười hai giờ, toàn bộ mọi người đều xuất phát". A Ninh nói xong, những người khác cũng đứng dậy đi ra ngoài chuẩn bị. Lúc này Hắc Nhãn Kính mới chỉ vào người tôi, hỏi: "cậu kia thì làm sao đây?" A Ninh quay đầu nhìn về phía tôi, tỏ ra kinh ngạc một chút, tựa như từ đầu đã quên tôi có mặt ở đây. Tôi cũng nhìn chằm chằm A Ninh, chờ xem cô ấy sẽ nói gì.
Không ngờ là A Ninh cũng không mấy quan tâm, nghĩ nghĩ một lát liền chỉ vào Muộn Du Bình, nói với Hắc Nhãn Kính: "cậu ta là do anh này mang về, bảo anh ta đi mà chiếu cố cậu ấy", nói xong thì bỏ ra ngoài. Trong lều chỉ còn lại có hai người là Hắc Nhãn Kính và Muộn Du Bình. Hắc Nhãn Kính cười gượng hai tiếng, cũng dựa vào đống chăn đằng sau, châm một điếu thuốc, sau đó nhìn Muộn Du Bình nói: "tôi đã nói là cậu tự tìm lấy phiền toái mà, vừa rồi không cho cậu ta lên xe có phải tốt hơn không, cậu nói giờ phải làm sao đây?"
Muộn Du Bình ngẩng đầu lên, thản nhiên liếc mắt nhìn tôi, rồi thở dài đánh thượt một cái ra vẻ thật sự rất bất đắc dĩ, nói với tôi: "cậu về đi, chuyện ở đây không liên quan tới cậu, mà cũng không cần phải quay lại cái trại an dưỡng kia nữa, bên trong nguy hiểm lắm."
Tôi nhìn anh ta, trong lòng lửa giận bốc lên ngập đầu. Nói thật, cơ bản tôi không có ý định quay lại cái chỗ chó má đó, tôi cũng không muốn biết A Ninh muốn đến chỗ đấy để làm gì. Hiện tại tôi chỉ muốn biết, Muộn Du Bình đã làm gì ở Vân Đỉnh Thiên Cung, cái cảnh tôi nhìn thấy trước cánh cửa rốt cuộc là chuyện gì. Vì thế tôi trả lời: "muốn tôi về cũng được thôi, tôi chỉ muốn hỏi cậu vài việc."
Muộn Du Bình vẫn thản nhiên nhìn tôi rồi lắc đầu nói: "chuyện của tôi không thể nói cho cậu được, hơn nữa, có một số việc tôi cũng đang tìm đáp án." Nói xong thì anh ấy đứng dậy, cũng không quay lại mà đi thẳng ra khỏi trại.
Tôi giận run người, cảm giác như máu sắp phun ra ngoài, nhìn bóng dáng anh ấy đi mà tôi giận không thể xông lên bóp phát chết luôn đi cho rồi. Hắc Nhãn Kính cũng thở dài, vỗ vỗ vai tôi, nói: "từ đây vào trong thành mất khoảng ba giờ, lên đường may mắn nhé." Nói xong thì Hắc Nhãn Kính cũng đi ra khỏi lều. Trong lều chỉ còn mình tôi. Tình hình càng lúc càng xấu đi. (quá nhọ cho lão Ngô con, bị người ta khi dễ :v )
Điều này làm cho tôi thấy rất xấu hổ, như bị người khác xem thường, thậm chí còn có cảm giác bị vứt bỏ, vô cùng khó chịu. Nhìn cái thái độ vừa rồi của bọn A Ninh, rồi Muộn Du Bình và Hắc Nhãn Kính, quả thực bọn họ cho tôi là người thừa, có cũng được mà không có cũng không sao. Như vậy so với bị nhục mạ còn khó chịu hơn ngàn lần. Nhưng Hắc Nhãn Kính nói cũng đúng. Ngẫm lại thì tôi là do đội của A Ninh cứu ra từ trong cái trại an dưỡng kia, đây là chuyện có thật. Cho nên chuyến này họ cơ bản không có chuẩn bị gì cho tôi, cũng không có trách nhiệm giải thích cho tôi bất cứ chuyện gì, tôi đương nhiên nên đi về nhà.
Nhưng như vậy thật sự tôi không cam lòng. Nhìn khí thế chuẩn bị hừng hực của mọi người bên ngoài trại, tôi cảm thấy huyết quản sôi lên. Tôi nghĩ sau khi trở về thì chuyện gì sẽ xảy ra? Văn Cẩm đã có ý định gửi băng ghi hình tới cho tôi từ lâu rồi. Chú Ba tìm kiếm bọn họ suốt hai mấy năm trời còn không ra, chẳng lẽ tôi lại đi vào vết xe đổ của chú Ba sao? Không thể nào được. Chuyện xảy ra trong trại an dưỡng rất khó giải thích, lại hoàn toàn không có một manh mối nào. Trong bút ký của Văn Cẩm cũng chỉ nói đến cái nơi gọi là Tháp Mộc Đà. Hiện giờ nhóm người ngoài kia đang chuẩn bị xuất phát đi tới đó, trong khi tôi lại bị đuổi về nhà. (nghe đáng thương kinh khủng, phải nói là đoạn này thấy Ngô Tà rất đáng thương)
Toàn chuyện tôi chỉ có duy nhất một đầu mối, chính là quyển bút ký trong túi này. Mà nội dung trong bút ký, gần như là ám chỉ việc đi tới Tháp Mộc Đà. Tôi muốn biết thêm một ít sự tình còn ẩn dấu bên trong. Tôi phải làm gì bây giờ? Trở lại Cách Nhĩ Mộc để làm gì chứ, tôi cũng không muốn thế.
"Làm việc gì quan trọng cũng cẩn phải chủ động."
Bỗng bên tai tôi vang lên lời của ông nội, tiếp theo tôi sờ vào quyển bút ký để trong túi, nhớ lại những chuyện vừa trải qua ở Cách Nhĩ Mộc, hoàn toàn là nhờ tôi quyết đoán mới có thể chiếm được chút tiện nghi. Được lắm, tôi liền đưa ra quyết định trong đầu. Con mẹ nó chứ, Muộn Du Bình, đừng hòng kiêu ngạo, anh nghĩ anh có thể đi mà tôi thì không, tôi sẽ tự mình đi theo! Tôi đứng lên, đi ra ngoài, tới chỗ A Ninh đang chuẩn bị hành lý hỏi: "chỗ cô có thừa bộ trang bị nào không?"
A Ninh đang ăn lương khô, nghe tôi hỏi thế liền làm vẻ mặt vô cùng kinh ngạc hỏi: "trang bị có thừa không à? Cậu muốn làm gì?"
Tôi nhún vai, không biết nói thế nào tiếp: "tôi muốn gia nhập, tôi muốn đi, tôi muốn đến Tháp Mộc Đà!"
"Đi cái đầu cậu!" A Ninh nở nụ cười rồi quay đi, không để ý tới tôi nữa. Nhưng tôi tiếp tục nhìn cô ấy, thuyết phục: "tôi có thể giúp, như trong lần ở Vân Đỉnh Thiên Cung ấy"
A Ninh liền ngẩng đầu, sắc mặt có chút thay đổi. Cô ấy nhìn ánh mắt tôi, cười một cái nói: "cậu thật sự muốn đi chứ?"
Tôi gật đầu, cô ấy liền chỉ tới chỗ trang bị trên xe nói: "cứ lấy những gì cậu muốn, đúng mười hai giờ chúng ta xuất phát, nếu trễ sẽ bị bỏ lại."
Chương 46
Xuất phát
Xe Jeep chạy như bay trong biển cát mênh mông vô bờ bến của sa mạc. Khí hậu khô nóng, các xe phải cách nhau thật sự xa để tránh bụi cát che mất tầm nhìn. Tôi ngồi ở trong xe, đưa mắt nhìn ra ngoài cửa sổ, nghĩ đến quyết định của mình trước đó, không biết có chính xác hay không, nhưng thấy quả thật cũng hơi lỗ mãng. Chẳng qua hiện tại đã trên xe nên cũng không còn nghĩ tới chuyện thay đổi nữa.
Về kế hoạch thì A Ninh đã nói với tôi trước khi xuất phát. Tôi nhận ra con đường này khớp với lộ trình mà trước đây Văn Cẩm đã đi, xuất phát từ Đôn Hoàng, hướng về tỉnh Sát Ngươi Hãn, từ chỗ đó rời khỏi đường chính, tiến vào bồn địa không người Sái Đạt Mộc. Sau đó Định Chủ Trác Mã dẫn đường đến một cửa núi thì chia tay.
Con đường này cùng với con đường mà Văn Cẩm nhắc đến trong bút ký hoàn toàn giống nhau. Tôi cảm thấy có chút bực bội trong lòng, không biết A Ninh lấy thông tin này từ đâu? Căn cứ tình hình hiện tại thì hẳn là cô ấy biết đến Tháp Mộc Đà, biết Định Chủ Trác Mã, biết con đường đi tới địa điểm đó. Tôi nghĩ qua còn tưởng là cô ấy từng xem qua bút ký, nhưng bút ký lại ở chỗ tôi.
Đoàn xe một mạch chạy như bay, rất nhanh đã tiến tới Đôn Hoàng. Có người nói cho tôi biết, đường tới khu không người Sát Ngươi Hãn tương đối an toàn vì vẫn là nơi thường có đoàn du lịch tới tham quan. Hai bên dọc theo đường đi mênh mông cồn cát khiến tôi cảm nhận được rõ sự hoang vu của sa mạc. Trong cái vô định không có điểm dừng này, người ta có cảm giác mình như bị bỏ quên giữa dòng chảy cuộc đời. Cảm giác này trở nên rõ ràng hơn khi nhìn những phế tích thưa thớt, đại diện cho cuộc sống dân cư một thời, cứ thế lùi xa dần. Đến khi chúng tôi rời khỏi Đôn Hoàng, đi vào khu Sát Ngươi Hãn, trực tiếp tiến vào bên trong sa mạc thì không còn thấy một dấu vết nào của con người nữa. Trong mười mấy giờ chạy giữa sa mạc, tất cả những gì chúng tôi nhìn thấy đều không hề thay đổi, chỉ có cát và nắng, khiến người ta vô cùng ngột ngạt. Cũng may khi đội A Ninh hạ trại, âm thanh ồn ào náo động của tiếng người xung quanh cũng xua tan đi phần nào cảm giác trống trải, cho tôi một khoảng thời gian thoải mái ngắn ngủi.
Tôi và Người Da Trắng ở cùng một xe. Anh ta và một người nữa thay phiên nhau lái xe. Trên đường đi, tôi hỏi anh vài chuyện, xem anh ấy có đáp lại không. Người Da Trắng cũng rất thoải mái trả lời tôi, vừa nghe tôi đã thấy chỉ là do mình đã phức tạp hóa vấn đề lên. Đầu tiên tôi cho rằng họ đã xem qua bút ký, sau đó mới biết tới Tháp Mộc Đà, Định Chủ Trác Mã và con đường này. Kỳ thật, chuyện không phải vậy. Sau khi A Ninh nhận được băng ghi hình, cô ấy liền tự mình đi điểu tra công ty chuyển phát nhanh. Thông qua những gì người của công ty chuyển phát nhanh nhớ được, bọn họ tìm được người đã gửi đi bưu kiện này, chính là Định Chủ Trác Mã. Sau khi tìm được đến nhà Định Chủ Trác Mã, vừa hỏi tới bưu kiện chuyển phát nhanh, những dữ kiện như Tháp Mộc Đà, người dẫn đường và cả đường đi đến đó đều được phát hiện. Kế hoạch hiện tại là dựa theo thông tin của Định Chủ Trác Mã.
Nghe xong tôi mới cảm thấy thoải mái, nói như vậy thì nội dung ba phần trong bút ký của Văn Cẩm có tới một nửa là không quan trọng. Điều quan trọng là nơi họ chia tay với Định Chủ Trác Mã để tiến vào bồn địa Tháp Mộc Đà, đáng tiếc là đoạn đó tôi lại chưa xem được kỹ, nhất định phải tìm cơ hội đọc trộm mới được.
Tiếp theo, Người Da Trắng lại nói với tôi nhưng điều anh ta biết về Tháp Mộc Đà. Người Da Trắng nói, Tháp Mộc Đà này chỉ khi họ tìm đến Định Chủ Trác Mã mới phát hiện ra. Căn cứ theo đoạn đối thoại với Văn Cẩm trong trí nhớ của Định Chủ Trác Mã, có vẻ như đây là nơi ở cuối cùng của Uông Tàng Hải. Về phần đây là chỗ nào, chính Văn Cẩm cũng không biết, bản thân cô ấy cũng đang đi tìm. Nhưng Định Chủ Trác Mã sau đó lại nói dựa vào đường đi cùng với kinh nghiệm của mình, bà ấy phát hiện Tháp Mộc Đà mà Văn Cẩm đang tìm là nơi trong truyền thuyết gọi là Tây Vương Nữ Quốc. Ở trong cách gọi của dân bản xứ, địa danh kia có tên là Tháp Nhĩ Mộc Tư Đa, nghĩa là Quỷ Thành Trong Mưa. Sau khi nhận ra điều này, bà ta vô cùng sợ hãi, vì thế giả bộ như không tìm thấy đường nên chia tay với bọn họ.
"Tây Vương Nữ Quốc?" tôi nghe tới đó liền giật mình, "đấy không phải chỉ là địa danh trong thần thoại sao?"
"Kỳ thật không phải vậy. Tây Vương Nữ Quốc là một nơi có thật, hơn nữa là một quốc gia cổ đại. Còn có truyền thuyết rằng Tây Vương Mẫu chính là nữ vương của quốc gia đó. Tỉnh Thanh Hải trong tiếng Khương có nghĩa là "xích tuyết giáp mỗ". "Giáp mỗ" là chỉ Tây Vương Mẫu , mà Tháp Nhĩ Mộc Tư Đa chính là thành trì của Tây Vương Nữ Quốc. Tây Vương Mẫu ở trong truyền thuyết Tây Vực biểu thị cho lực lượng thần thánh. Theo như truyền thuyết của Định Chủ Trác Mã thì thành trì đó chỉ có khi nào trời mưa lớn mới xuất hiện, nếu lúc đó có ai nhìn thấy lập tức sẽ bị cướp đi đôi mắt, vĩnh viễn trở thành người mù, khiến cho người đời vô cùng sợ hãi."
"Vậy ý của anh nói là nơi mà chúng ta hiện đang muốn tìm chính là thành trì của quốc gia cổ đại tên là Tây Vương Nữ Quốc?"
"Có thể nói là như vậy. Căn cứ vào tư liệu phân tích khảo cổ, đặc biệt là vài năm trở lại đây, sự tồn tại của Tây Vương Nữ Quốc gần như đã được chứng thực", Người Da Trắng nói với tôi, "trên thực tế, nếu Tháp Mộc Đà quả thực tồn tại trong bồn địa Sái Đạt Mộc thì có thể khẳng định đó là một bộ phận của Tây Vương Nữ Quốc. Cậu phải biết rằng không phải chúng ta đi tìm Tây Vương Nữ Quốc, mà là nếu chúng ta tìm thấy bất cứ một nơi nào đó ở trong này, nơi đó tự nhiên trở thành Tây Vương Nữ Quốc. Đấy gọi là thám hiển khảo cổ."
Tôi nghe xong liền cười khổ, cái gì mà Tây Vương Mẫu chứ? Tôi nghĩ đó không phải là nơi có thể dễ dàng đến được. Uông Tàng Hải đi sứ lần cuối cùng là tới Tây Vương Nữ Quốc? Điều này nên hiểu thế nào đây? Nghĩ nát óc, tôi lại nhớ đến Hậu Nghệ trong truyền thuyết tìm thuốc trường sinh bất tử, trong lòng thầm nhủ, chẳng lẽ Uông Tàng Hải cũng đi tìm thần dược đó? Cảm giác vô cùng ngớ ngẩn, liền lắc lắc đầu, xua cái ý niệm này đi, không nghĩ tới nó nữa.
Trong số trang bị tôi lấy ở chỗ A Ninh có bộ trang phục đặc chế của công ty bọn họ. Quần áo như của tôi mà tiến vào trong sa mạc, chỉ một ngày sẽ bị phơi giòn mà chết. Ban ngày trời nóng như lửa nhưng đêm lại lạnh xuống tới âm độ, cho nên trên xe tôi đã thay đổi trang phục. Lúc tôi mặc quần áo vào thì phát hiện một điểm bất ngờ, trên thắt lưng của trang phục có dãy số 02200059. Tôi liền hỏi Người Da Trắng đây là dãy số gì. Anh ta nói đây là mã vạch của công ty. Ông chủ của bọn họ thật sự rất thích dãy số này, nghe nói cũng được dịch ra từ trong chiến quốc sách lụa. Tôi vô cùng kinh ngạc, nhớ tới hòm mật mã trong Thất Tinh Lỗ Vương Cung, trong đầu tự nhủ con số này có ý nghĩa đặc biệt gì đây?
Sau hai ngày rong ruổi trong sa mạc, chúng tôi cuối cùng cũng tới được giữa Sái Đạt Mộc. Sau vài lần hạ trại, đối với người của của A Ninh tôi không còn thấy ngại. Lúc trước ở Cát Lâm, tôi có nói chuyện qua với vài người, nhìn chung tất cả đều thân thiện. Những người khác tôi cũng quen dần tính cách họ nên mấy ngày vừa rồi đi cùng nhau cũng không tới mức quá chán. Như vậy cũng có một điểm rất hay là tôi không phải đối mặt với cái biểu hiện chán ngắt của Muộn Du Bình suốt cả ngày. Mà anh ta cũng không có để ý tới tôi. Đây là điểm rất bất thường, bởi vì trước đây khi đi cùng nhau, Muộn Du Bình tuy rằng không phải là một bạn động hành thân thiện, nhưng cũng không có cảm giác xa cách tới mức này. Cuối cùng tôi lại cảm thấy như là anh ta đang dè chừng một chuyện gì đó. Ngược lại thì Hắc Nhãn Kính lại rất có hứng thú đối với tôi, thường xuyên tới tìm tôi nói chuyện.
Sau khi xe tiến vào trong sa mạc, rất nhanh liền ra khỏi đường quốc lộ. Định Chủ Trác Mã bắt đầu dẫn đường. Bà ta cùng con dâu và một người cháu cùng đi với A Ninh, là xe đầu tiên. Tôi cũng không biết tình huống của bọn họ thế nào nhưng từ khi lão thái bà kia bắt đầu dẫn đường thì địa hình càng lúc càng khó đi, không phải do đá vụn mà do lòng sông khô cạn tạo ra vô vàn những khe rãnh trên mặt đất. Cả đội trong chốc lát liền trở lên vô cùng chán chường.
Định chủ Trác Mã giải thích là, muốn tìm đến cái cửa núi năm đó họ chia tay, trước hết phải tìm được một cái thôn. Đoàn của họ khi ấy bắt đầu đi chính là từ cái thôn kia. Ngựa và lạc đà của Văn Cẩm đều là mua trong thôn. Hiện tại thôn đó có thể đã bị bỏ hoang, nhưng di chỉ hẳn là vẫn tồn tại, tìm được nơi đó thì sẽ biết bước tiếp theo tiến hành như thế nào.
Trí nhớ lão thái bà vô cùng tốt, quả nhiên vào lúc chạng vạng, chúng tôi đi tới một thôn nhỏ tên là Lan Sai. Trong thôn vẫn còn người sinh sống, có khoảng hơn ba mươi hộ gia đình. Điều này khiến chúng tôi mừng rỡ vô cùng, nhất là nó chứng thực khả năng dẫn đường của lão thái bà là chính xác. Thứ hai là sự tình phát triển rất tốt, ở trong một sa mạc như thế này lại có thể nhìn đến một nơi có người sống, quả thực rất hạnh phúc. Lúc đấy trời đã tối muộn, chúng tôi quyết định hạ trại trong thôn. Đáng tiếc là lúc chúng tôi vào thôn đã xảy ra một chút sự cố. Một chiếc xe đâm vào trong một tảng đá bị phong hóa, người thì không sao, nhưng xe thì bị hỏng, mà từ đây cách đường quốc lộ đã rất xa, khả năng không thể có thêm viện trợ. Có nghĩ là phải có một xe nữa ở lại đây.
Sau khi chuyện này xảy ra, A Ninh bắt đầu tỏ ra lo lắng. Ban đêm, khi chúng tôi nói xe bị hỏng, phải nghỉ lại, A Ninh liền nói với chúng tôi lo lắng của cô ấy. Cô ấy băn khoăn là tuy rằng trang bị rất tốt, nhưng bốn phía điều kiện rất khắc nghiệt, nếu không thể trong một thời gian ngắn tìm được cửa núi kia, khẳng định không chỉ có một chiếc xe hỏng. Ở đây không thể tìm đâu ra người sửa, nhưng đây chỉ là vấn đề nhỏ, quan trọng là xe sẽ phải để lại trong này. Bọn họ càng tiến vào trong bồn địa, xe hỏng bị bỏ lại cùng với người trong xe, nếu không được cứu viện kịp thời, có khả năng sẽ gặp nguy hiểm. Xe và lạc đà hay ngựa rốt cuộc cũng không giống nhau. Lạc đà mà bị thương thì có thể tự lành lại, vết thương nhỏ thì không ảnh hưởng mấy. Nhưng xe lại là chuyện khác. Chi cần có vấn đề xảy ra liền khiến cho người ta lo lắng, hơn nữa đây dẫu sao cũng chỉ là xe dân dụng không phải là xe quân dụng.
Nhưng cũng không phải là A Ninh không có cách, bởi vì hiện tại trong thời đại này, không có chuyện cả một đội năm mươi người cưỡi lạc đà tiến vào Sái Đạt Mộc. Ở đây không thể tìm được nhiều lạc đà như thế. Năm mươi người, hơn nữa còn thêm hành lý, khả năng cần tới cả trăm con là ít. Một đội lớn như thế khẳng định sẽ gây chú ý tới chính phủ. Tuy là đội sửa chữa cũng nói với A Ninh không cần phải lo lắng vô cớ như thế, bồn địa Sái Đạt Mộc cũng không phải một nơi quá lớn. Hai mươi năm trước người đi qua Sái Đạt Mộc vẫn dùng lạc đà tháp tùng trong sa mạc. Hiện tại cũng chỉ cần mười mấy giờ là có thể đi xuyên qua nửa khu vực này. Trong đó có nhiều căn cứ thăm dò, khu công nghiệp cho nên cũng không cần phải lo lắng như vậy.
Những lo lắng này đều là từ cháu trai của Định Chủ Trác Mã. Tiểu tử đó, tên là Trát Tây, nói chúng tôi quá tin tưởng vào trang bị của mình. Sái Đạt Mộc tuy rằng đã từng bị chinh phục nhưng khu vực an toàn chỉ có 2%, còn lại tới 90% là sa mạc, đầm lấy. Chúng tôi với hơn mười xe và gần năm mươi người, đối với nơi đã từng giết chết không bao nhiêu sinh mạng mấy ngàn năm qua thì quả là không đáng kể. Cậu ta nói, cho dù là có đi theo lộ trình tốt nhất như là đường du lịch thì hàng năm vẫn có người và lạc đà gặp sự cố tử vong chứ chưa nói tới chuyện chúng ta tiến vào khu không người.
Hơn nữa, cậu ta trước kia từng thấy người ta xuyên qua bồn địa với mục đích du lịch nhưng không ai ở lại trong đó quá hai ngày, còn mục đích của chúng tôi đi vào trong bồn địa để tìm kiếm. Nếu không tìm được ngay mà chỉ có thể ở trong sa mạc đi vòng vèo, đây là điều người dân du mục vô cùng kiêng kị. Cho nên, thằng bé lo lắng không phải là vô lý, việc này cẩn thận một chút vẫn là tốt nhất. Lời nói của Trát Tây khiến chúng tôi rơi vào trầm mặc, A Ninh suy nghĩ rất lâu mới hỏi Trát Tây: "vậy cậu có đề nghị gì cho chúng tôi không?"
Trát Tây lắc đầu nói: "các người nếu đã muốn đi vào Sái Đạt Mộc, hẳn là phải chuẩn bị trước tinh thần có thể chết bất cứ lúc nào, chuyện này từ xưa đến nay vẫn vậy."
Cách nói chuyện của Trát Tây thật sự khiến tôi giật mình. Trước đây tôi từng nghe người khác nói qua chuyện cậu ta phản đối gay gắt chuyện bà nội đi theo dẫn đương cho chúng tôi, cho rằng công việc quá mức nguy hiểm. A Ninh còn phải dùng tới kinh tế để thuyết phục bà ấy, nhưng đối với Trát Tây đây là một sai lầm lớn. Cậu ta cho rằng chúng tôi đang mạng lại nguy hiểm cho bà nội. Thế nhưng lão bà bà Định Chủ Trác Mã kia cũng rất kiên quyết. Trong gia đình người Tạng, bà nội có địa vị rất cao. Trát Tây không cách nào phản đối được, đành phải nghe theo đi cùng. Dọc đường tới đây cậu ta vẫn mang định kiến rất lớn với chủng tôi, ngay từ đầu cũng không nói được lời nào hay ho.
Trong sa mạc chỉ có mấy gian nhà nhỏ trong thôn, gió ban đêm thổi lạnh thấu xương. Nhìn ngọn lửa trại lùng bùng trước mắt, toi còn tưởng chúng tôi đang ở một thời đại khác, cách xa thời kỳ văn minh, trong lòng chợt run lên một cảm giác lạnh lẽo mơ hồ. Sau khi Trát Tây nói xong chúng tôi cũng không có hứng nói chuyện nữa, vài người trầm mặc ngồi bên lửa trại thật lâu, sau đó cũng lần lượt chui vào túi ngủ, khép lại một ngày dài mệt nhọc. Sáng mai chúng tôi sẽ tiếp tục xuất phát. A Ninh không hạ lệnh căng lều bạt, tất cả ngủ ngoài trời. Buổi tối nhiệt độ giảm xuống đôi khi chỉ còn không độ, cho nên chúng tôi cùng tránh ở phía sau xe tải, sưởi ấm bên cạnh ngọn lửa.
Khi nằm xuống, tôi có cảm giác nhiều người trằn trọc không ngủ được. Bốn phía gió rít lên khe khẽ. Cũng khó trách, nơi này là chỗ nghỉ chân cuối cùng trước khi tiến vào Sái Đạt Mộc. Chuyến đi này hết sức khó khăn ngay cả với người lão luyện, mà trong đội có rất nhiều người lần đâu tiên bước vào một hành trình dài như vậy, hiển nhiên lúc này sẽ có một cảm giác vô cùng hưng phấn hồi hộp. Tôi cũng không biết mình được xét là một người có kinh nhiệm hay vẫn chỉ là một kẻ mới vào nghề, chỉ biết giương mắt nhìn lên bầu trời, chợt thấy khoảng cách giữa đất và trời không cách nhau quá xa, tinh tú cũng trở lên rõ ràng hơn. Tôi sống ở phía Nam, khi lớn lên cũng ít khi được nhìn thấy bầu trời đầy sao cao và rộng như thế này, chưa bao giờ được nhìn lên dải ngân hà sáng như ngọc trong vắt ngang bầu trời, cũng không còn có cảm giác buồn ngủ.
Nhưng cả quãng đường dài bôn ba khiến thần trí tôi mệt mỏi, dần dần mọi thanh âm xung quanh đều lắng xuống, bốn phía cũng trở lên im lặng. A Ninh có sắp xếp người gác đêm. Có nhiều người làm thuê chịu trách nhiệm về việc này, cho nên tôi cũng không phải thay phiên gác trong đêm nay. Hơn nữa, nơi này là thôn xóm nên không cần quá mức cảnh giác. Trát Tây cũng nói, chỉ có ở gần trong đặc khu phía Tây mới có khả năng gặp phải dã thú, còn nơi này không có cây cối, dễ đến cả con chuột cũng không nhìn thấy, chứ chưa nói tới thú dữ. Vì vậy tôi cũng không nghe thấy tiếng người gác đêm nói chuyện, chắc học cũng ngủ gục đâu đó rồi. Tôi nghe trong tiếng gió mơ hồ như có tiếng động vật kêu, cũng không để ý được nhiều, nếu cả doanh địa có bị tấn công, hẳn cũng không tới lượt tôi bị ăn thịt.
Tôi vừa nghĩ vẩn vơ, vừa nhìn bầu trời đêm cao tít. Cũng không biết là bao lâu, trong lúc đang lơ mơ ngủ, bỗng tôi cảm giác có người đi đến trước mặt mình, tôi sợ giật bắn người, nhỏm dậy thì nhận ra là Trát Tây. Tôi bị cậu ta dọa cho sợ vội ngồi thẳng dậy, tính nói gì đó thì cậu ta cũng ngồi xổm xuống trước mặt tôi, bịt miệng tôi lại nói: "đừng nói gì cả, bà nội tôi muốn gặp anh."
Chương 47
Lời nhắn của Văn Cẩm
Định chủ Trác Mã muốn gặp tôi?
Tôi nhìn Trát Tây tỏ vẻ kỳ lạ, vì tôi và lão bà bà này chưa bao giờ nói chuyện với nhau, cũng không có gì để nói cả, thậm chí tôi còn không thường xuyên nhìn thấy bà ấy, sao bà ấy đột nhiên muốn gặp tôi?
Nhưng vẻ mặt Trác Tây lúc đó thực sự rất nghiêm túc, có cảm giác không thể không nghe theo, kiểu như là nếu bà nội cậu ta mà đã muốn gặp ai, người đó không tới thì chỉ có đường chết, nhìn thấy tôi có vẻ kỳ quái như vậy, cậu ta chỉ nhẹ giọng nói:" Làm ơn mau đi theo tôi, đây là chuyện rất quan trọng!!!".
Tôi lại càng sửng sốt, nhìn vẻ mặt cậu ta thêm một lần nữa, cảm giác không thể từ chối, đành phải gật đầu đi theo. Cậu ta lập tức xoay người, bảo tôi đi mau.
Tôi đi đến nơi mà Định chủ Trác Mã nghỉ ngơi, cách xa chỗ tôi nằm, ở giữa có vài chiếc xe tải. Đại khái là chê chúng tôi ồn ào náo động, bà không thể ở gần được. Tôi đi khoảng 200 thước mới đến được chỗ họ đốt lửa trại, tôi nhìn thấy Định chủ Trác Mã và con dâu của bà ấy không ngủ mà đang ngồi bên đống lửa, trên thân khoác 1 chiếc chăn dày, lửa trại cháy rất lớn, ngoại trừ 2 người phụ nữ kia, bên cạnh còn có 1 người cũng đang chùm chăn. Tôi đến gần nhìn thì kinh hãi lắp bắp đó, không phải ai khác mà chính là... Muộn Du Bình.
Muộn Du Bình ngồi quay lưng lại phía tôi. Vậy nên tôi không nhìn thấy biểu cảm trên gương mặt anh ấy Nhưng dưới ánh lửa, tôi thấy trong nét mặt Định chủ Trác Mã gợn lên một tia hung ác. Tôi không hiểu chuyện gì nên từ tốn bước đến bên cạnh đống lửa, trong lòng thầm nhủ, lại chuyện quái dị gì nữa đây?! Sao lão bà bà này lại nửa đêm vụng trộm gọi chúng tôi tới nơi này!!!
Trát Tây xua tay bảo tôi ngồi xuống, cùng lúc đó con dâu lão bà bà đưa cho tôi 1 cốc trà, tôi cảm ơn rồi đưa tay ra nhận lấy, nhìn thoáng qua Muộn Du Bình đang ngồi bên cạnh, cũng thấy anh ấy liếc nhìn tôi một cái, trong ánh mắt như có một chút bất ngờ.
Trát Tây ngồi phía sau chúng tôi, mắt hướng về phía doanh địa, dùng tàng ngữ nhẹ nhàng nói với Định chủ Trác Mã, lão bà bà gật đầu, đột nhiên dùng khẩu ẩm phổ thông nói chuyện với chúng tôi:" Có người để lại cho ta một ít thông tin, muốn nhờ ta truyển tải lại cho hai người biết!!"
Tôi cùng Muộn Du Bình không nói lời nào, nhưng cả hai thực có điểm kinh ngạc, trong lòng chợt nói là ai đã để lại lời nhắn? Nhưng Muộn Du Bình một chút biểu cảm kinh ngạc cũng không lộ ra, chỉ cúi đầu uống 1 ngụm trà, tôi cảm thấy không nên hỏi gì lúc này thì tốt hơn, chỉ cần nghe là được.
Sau đó, Định chủ Trác Mã nhìn chúng tôi 1 cái, lại nói:" Người bảo ta truyền tin này tới cho các cậu là một người, tên Trần Văn Cẩm, ta tin là các cậu hẳn nhận ra người này, cô ấy bảo ta kể lại cho hai người nghe một chuyện"
Tôi vừa nghe, cả người bỗng ngây ra, còn nghĩ tai mình vừa nghe nhầm, đang định hỏi thì Định chủ Trác Mã lại nói tiếp:" Lúc Trần Văn Cẩm bảo tôi gửi băng ghi hình, cô ấy đại khái cũng đã đoán được trước mọi việc, chuyện gì xảy ra sau đó, nếu các cậu dựa vào nội dung trong bút ký của cô ấy mà tiến vào Tháp Mộc Đà, như vậy cô ấy bảo tôi nói cho các cậu mục đích của cô ấy ở đây đợi các cậu, nhưng... ". Bỗng Trát Tây giơ tay trước mặt Định chủ Trác Mã. Bà ấy nhìn qua rồi nói tiếp :" Thời gian không còn nhiều lắm, tính từ giờ trở đi, nếu 10 giờ nữa cô ấy không gặp được các cậu, cô ấy sẽ tự mình đi vào đó, các cậu tự nghĩ cách đi!!"
Tôi có chút hoảng hốt, trong đầu nghĩ... có chuyện gì đang xảy ra vậy? Mục đích ư? Văn Cẩm đang ở trong Tháp Mộc Đà này đợi chúng tôi? Đây,... Đầu óc tôi lúc này đây không thể vận động được, đành nhìn về phía Muộn Du Bình, chợt thấy Muộn Du Bình lộ ra vẻ mặt vô cùng kinh ngạc.
Nhưng chỉ trong vài giây, anh ta liền trở về trạng thái bình thường. Anh ta ngẩng đầu nhìn Định chủ Trác Mã, hỏi:" Cô ấy nói cho bà chuyện này từ lúc nào?"
Định chủ Trác Mã lạnh lùng nói:" ta chỉ chuyển lời nhắn, chuyện của cô ta, ta không hề biết, các cậu có muốn hỏi, ở đây, nhiều người không tiện nói..." Nói xong, theo phản xạ có điều kiện khiến chúng tôi lập tức nhìn về phía doanh địa.
Muộn Du Bình hơi nhíu nhíu mày, lại hỏi:" Cô ấy có khỏe không?"
Định chủ Trác Mã cười một cái nói:" Nếu cậu kịp gặp cô ấy thì cậu sẽ biết!" Nói xong, bà ta phất tay, cô con dâu bên cạnh liền đỡ bà ấy đứng lên chuẩn bị trở vào trong lều, xem ra là bà ấy không muốn nói gì nữa.
Tôi muốn đứng dậy ngăn bà ta lại thì bị Trát Tây cản, cậu ta lắc đầu ý là không có cách nào lay chuyển được bà ấy.
Đột nhiên Định chủ Trác Mã lại quay đầu lại nhìn chúng tôi nói:" Đúng rồi, còn 1 câu ta chưa nói cho các cậu"
Chúng tôi đều cẩn thận nhìn bà ấy, bà nói:" cô ấy bảo tôi nói cho các cậu biết,
"Nó" ở ngay trong nội bộ các cậu, phải thật cẩn thận!"
Nói xong, bà ta xoay người tiếp tục đi vào trong lều, rốt cuộc cạnh đống lửa giờ chỉ còn 2 người tôi và Muộn Du Bình, ngây ngốc ngồi nhìn vào khoảng không phía trước.
Tôi nhìn Muộn Du Bình, anh ấy nhìn vào đống lửa, không biết trong lòng đang nghĩ gì. Tôi liền hỏi anh ta:" Chuyện gì đang xảy ra vậy? Vì sao lời nhắn lại chỉ gửi tới cho 2 chúng ta?"
Anh ấy không trả lời, nhắm mắt lại, rồi định đứng lên.
Tôi nhìn thái độ của anh ta, lập tức nghĩ tới vô số vấn đề muốn hỏi, bản thân không thể kiểm chế được, lấy tay đè anh ấy lại, nhìn anh hỏi:" Anh định chạy trốn đến bao giờ nữa?"
Anh ấy quay đầu thản nhiên nhìn tôi, không định đứng lên đi nữa, cuối cùng lại ngồi xuống. Hành động của anh ấy rất bất thường, tôi còn nghĩ đến việc anh ấy hất tay tôi ra nghênh ngang đi tiếp, điều này khiến bản thân tôi có vài khắc sửng sốt, không biết nói gì cho phải. Anh ấy vẫn nhìn tôi, hỏi:" Cậu muốn gì?"
Tôi nghe xong lửa lại cháy bùng lên trong đầu, nói:" Tôi có chuyện muốn hỏi anh, anh không thể lại trốn tránh được, anh nhất định phải nói cho tôi biết!!"
Anh ấy quay mặt đi, hai mắt lại dán vào đống lửa, nói:" Tôi không trả lời đâu"
Lần này tôi thực sự nổi giận, khàn giọng nói:" Con mẹ nó chứ! Tại sao?! Anh có cái gì không thể nói cho tôi biết? Anh cứ ở bên cạnh đùa giỡn tôi, ngay cả lí do cũng không cho tôi biết, anh nghĩ tôi là cái quái gì?!"
Nghe tôi nói anh ta quay mặt lại, nhìn tôi trong ánh mắt hiện lên một tia sắc lạnh:" Cậu không thấy mình rất kỳ quái sao?! Tôi làm việc của tôi, sao lại phải nói cho cậu?"
Liền lúc đó, tôi rơi vào câm lặng. Quanh co vài phút, thiết nghĩ thì đúng là như vậy, đấy vốn là chuyện của anh ấy, anh ấy hoàn toàn không cần thiết phải nói cho tôi biết.
Không khí trở lên rất gượng gạo, tôi cũng không biết nói gì cho phải.
Yên lặng 1 lúc lâu, Muộn Du Bình uống 1 ngụm trà đã nguội, bỗng nhiên nhìn tôi nói:" Ngô Tà, cậu tới đây làm gì? Kỳ thật cậu không lên đến nơi này, chú Ba nhà cậu vì cậu mà làm không ít chuyện, về điều này, không phải cậu không biết!!!"
Tôi bỗng nhiên cảm thấy sững sờ, theo bản năng nhìn vào thẳng mặt Muộn Du Bình, 41 từ này anh ấy sao có thể nói một cách bình thản như vậy?! Thật quá khó khăn đi! Nhìn vẻ mặt của anh ấy, tôi không đoán ra được anh ấy đang nghĩ gì.
"Tôi cũng không nghĩ tới điều đó, kỳ thật yêu cầu của tôi rất đơn giản, chỉ cần biết đang có chuyện gì xảy ra, tôi sẽ thỏa mãn ngay, nhưng mọi người cứ cố tình giấu giếm tôi, không cho tôi biết, tôi nghĩ đây cũng không phải là việc xấu xa gì?" Tôi nhìn anh ấy nói.
Muộn Du Bình nhìn nhìn tôi, nói:" Cậu có nghĩ tới nguyên nhân vì sao bọn họ không nói cho cậu biết chân tướng sự việc không?"
Tôi nhìn vào mắt Muộn Du Bình, phát hiện lúc này đây, anh ấy thực đang nói chuyện nghiêm túc cùng với tôi. Điều đó làm tôi không khỏi giật mình, trong đầu nghĩ... anh ấy có uống nhầm thuốc không vậy. Nhưng nói như thế, có lẽ hiện tại Tiểu Ca có thể sẽ nói cho tôi biết chút gì đó!!! Tôi lập tức liền tươi tỉnh hẳn lên, lắc đầu:" Tôi không nghĩ nhiều tới thế, cũng nhiều khi không biết mình đang nghĩ cái gì nữa!?"
Du Bình thản nhiên đáp:" thật ra có đôi khi người ta nói dối một ai đó là vì muốn bảo vệ cho họ, có những sự thật không lên để người đó biết thì tốt hơn!!!"
"Có thể chỉ là do a nghĩ thế thôi!!!" Tôi phản bác.
"Có điều biết đâu người đó không nghĩ như anh- nghĩ là anh đang muốn bảo vệ người ta. Người đó sẽ nghĩ cái chết có lẽ còn dễ chịu hơn thì sao? Anh có biết nỗi khổ của một kẻ mà cả đời vẫn không hiểu nổi chuyện gì đang xảy ra quanh mình không?!"
Tôi chợt nhớ tới lúc anh mất đi trí nhớ. Thật muốn tự mình tát mình một cái. Trong lòng chợt nghĩ, tôi sao tự nhiên lại cãi nhau với anh ta, mà còn nói ra những lời này.
Anh ấy lại nói:"tôi là một người chưa từng có tương lai, tôi làm mọi chuyện chỉ là muốn biết tôi với thế giới này có liên hệ gì, tôi từ đâu tới, vì sao lại ở chỗ này?" Tiểu Ca nhìn vào bàn tay chính mình, thản nhiên nói:" Cậu có thể tưởng tượng được không, nếu có ai đó như tôi, dù có biến mất trên thế giới này, chắc cũng sẽ không ai phát hiện ra, thật tốt là vì dù tôi có hay không tồn tại trên thế giới này cũng vậy thôi, không lưu lại một chút dấu vết gì. Có những lúc tôi nhìn vào gương, cảm thấy hoài nghi chính bản thân mình có thật sự tồn tại hay chỉ là một người ảo ảnh!!!".
Tôi không nói được gì, suy nghĩ một chút mới nói:"Không có chuyện như vậy đâu, nếu anh biến mất trên đời này, thì ít nhất... cũng có tôi phát hiện ra!!!".
Anh ấy lắc đầu, không biết là có ý gì, nói xong liền đứng lên, nhìn tôi đáp:" Chuyện của tôi, có lẽ chờ tới ngày tôi biết đáp án, sẽ nói cho cậu biết, cũng như chuyện của cậu, dù có bắt được tôi, cũng không có đáp án cho cậu đâu. Hiện giờ, hết thảy đối với tôi mà nói, giống như là 1 điều bí ẩn, tôi nghĩ cậu đã hiểu được ít nhiều rồi, không cần nói thêm nữa!!!". Sau khi nó xong liền quay mặt bước đi.
" Anh có thể ít nhất cho tôi biết 1 việc không?" tôi gọi theo bước anh.
Anh ấy dưng lại, quay đầu nhìn tôi.
"Anh vì sao lại trà trộn vào đám âm binh trong cánh cửa thanh đồng kia?!"tôi hỏi anh ấy.
A nghe xong, nghĩ một lát rồi nói:"tôi chỉ làm việc mà Uông Tàng Hải đã làm năm đó thôi!!!"
"Vậy anh đã nhìn thấy cái gì bên trong?" tôi hỏi " sau cánh cửa khổng lồ đó, rốt cục là nơi nào?"
Anh ấy quay đầu phủi hết nhưng hạt cát còn vương trên quần áo, nhìn tôi nói:"bên trong đó, tôi đã nhìn thấy chung cực, tất cả mọi vật trong chung cực"
"Chung cực?" tôi không hiểu ý nghĩa của từ này, còn muốn hỏi tiếp. Anh ấy chỉ nhìn tôi thản nhiên nở 1 nụ cười, xua tay ra hiệu tôi đừng hỏi gì cả, rồi nói:" hiểu theo một cách nào đấy thì trước giờ tôi vẫn luôn đứng bên... cậu". Nói xong từ từ đi xa dần, trong bóng tối giờ chỉ còn lại 1 mình tôi. Tôi gục mặt xuống cát, đầu có cảm giác như đau đớn vô cùng.
Chương 48
Lại xuất phát
Rời khỏi thôn nhỏ Lan Sai, chúng tôi tiếp tục tiến vào sâu bên trong xa mạc, trên bản đồ không có ghi chú gì về đặc khu không người này, nói cách khác, ngay cả đường cho xe chạy cũng không hề có, dưới bánh xe chúng tôi chắc đã vài thập kỷ thậm chí là mấy trăm năm nay không có người bước tới chỗ này, tình hình giao thông ở đây phải nói là rất nan giải, dù là xe việt dã thì e là cũng không chịu nổi con đường như thế này, vì trong sa mạc bạn không thể biết bên dưới lớp cát kia là vực sâu hay là đá ngầm được. Mà Định chủ Trác Mã phải dựa vào những phiến đá phong thực và khu vực lòng trảo mới có thể tìm được dấu hiệu ngày trước, vì thế mà cả đoàn xe không thể không đi sát vào con đường đầy đá dốc này.
Mặt trời chói chang trên đỉnh đầu, đường lại rất xóc, nhiều người vừa rồi còn rất cao hứng thì ngay lập tức đã nhụt trí, từng người một vô cùng ủ rũ vì bị rang dưới ánh mặt trời bỏng rát, ban đầu thì còn có người không chịu cho xe đi tiếp nhưng sau thì tất cả ngoan ngoãn trở lại xếp hàng.
Trong cái gọi là vừa thám hiểm vừa thăm dò hoạt động địa chất, hoạt động trong sa mạc thực ra khác hoàn toàn với thám hiểm trong rừng hay nặn xuống biển, nói cách khác thì chỉ cần bạn có kỹ năng sinh tồn, cả 2 địa thế này bạn đều có thể sống được 1 thời gian dài. Nhưng trong sa mạc thì không giống thế, ở đó, chỉ có cát và cát, cho dù bạn có 3 đầu 6 tay cũng không thể tìm ra cách để duy trì sự sống của mình, vì vậy sa mạc được còn được gọi là "chỗ chết". Mà bọn A Ninh thì đây là lần đầu tiên tiến vào nơi như thế, kinh nhiệm thì không có, hiển nhiên tinh thần và thể chất đang rơi vào trạng thái suy sụp.
Tôi cũng bị phơi nắng tới ngất đi, nhìn bên ngoài cuồn cuộn bụi cát bản thân cảm thấy thoái trí, nhưng ngày hôm qua Định chủ Trác Mã đã chuyển lời nhắn tới tôi và Muộn Du Bình, bảo tôi phải khẩn trương hạ quyết tâm. Nghĩ tới chuyện đêm qua, tôi lại cảm giác được áp lực không thể hình dung.
Nó tồn tại bên cạnh các cậu.
Nó là ai đây?
Trong bút ký của Văn Cẩm có nhiều lần nhắc tới việc trong suốt 20 năm qua luôn phải trốn tránh sự truy tìm của "nó", nó này rốt cuộc là cái quái gì? Mà khiến tôi chú ý là, vì sao lại dùng "nó" mà không phải là "hắn ta" hoặc "cô ta"? Chẳng lẽ nó trong số bọn tôi không phải là người? Thật sự khiến cho người ta có cảm giác bất an.
Khi mới tiến vào khu không người chúng tôi đi theo một cái lưu vực sông đã cạn. Bồn địa Sái Đạt Mộc trước đây là nơi gặp nhau của các con sông, phần lớn các con sông đều bắt nguồn từ trong Cổ Lạp và núi Côn Luân, nhưng gần 10 năm trở lại đây khí hậu biến đổi nên nhiều con sông lớn đều chuyển sang hoạt động ngầm, còn các con sông nhỏ thì không phải nói, hầu như đều cạn trơ đáy, cây cỏ ở những chỗ này rễ phải dài bằng nửa thân người, có vẻ như là đã hai ba năm nay không có nước chảy qua đây, trong vài năm tới, lưu vực cạn này chắc cũng biến mất.
Đi 3 ngày mới đến cuối lưu vực, sa mạc tiếp nối sa mạc, nhưng trong bồn địa Sái Đạt Mộc sa mạc cũng không lớn, chúng giống như là từng mảnh từng mảnh liên kết lại, trang trí cho trung tâm bồn địa, bình thường dân chăn nuôi sẽ không tiến vào trong sa mạc vì bên trong là nơi ở của ma quỷ, hơn nữa cũng không có cỏ cho gia súc ăn. Định chủ Trác Mã nói rằng nếu đi qua sa mạc này sẽ tới nơi năm xưa bà và Văn Cẩm từ biệt trước cửa núi Diêm Sơn, nơi đó có 1 phiến đá vô cùng kỳ quái, giống như 1 cái cổng thành lớn, cho nên rất dễ tìm ra. Tiếp tục tiến vào bên trong, thấy cảnh sa mạc, hồ và đầm lầy giao nhau ở 1 chỗ, mấy thứ này hòa trộn vào nhau bề mặt ngày càng biến đổi, đến cả người có kinh nhiệm dẫn đường cũng không dám đi vào.
Nhưng bọn A Ninh mang theo gps, những cái đó họ không thấy lo lắng tuy rằng Trát Tây luôn nhắc nhở bọn họ, máy móc cũng sẽ có lúc sai lầm. Đặc biệt là trong sự chệnh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm lên đến hơn 50 độ như thế này.
Sau khi ra khỏi lưu vực 2 ngày, gió bắt đầu nổi lên, nếu là trong sa mạc, trận gió này rất có thể giết được người nhưng hiện tại chúng tôi đang ở sa mạc thượng, cùng lắm chỉ bị ảnh hưởng của gió cuốn theo cát vàng, xe cách xe không quá 100 thước, tầm nhìn rất linh động, tốc độ xe cũng chậm tới mức thấp nhất, có điều sau nửa ngày trời nổi gió lớn, xe và điều khiển đều đã đạt cực hạn, không nhìn thấy cái gì, cũng không nghe thấy được gì nữa, vô tuyến điện cũng không thể liên lạc được, khó nhất là không thể dừng lại sửa chữa.
Người Da Trắng vẫn chưa hết hi vọng, nhưng sau đó, chúng tôi nhận ra là cơ bản không biết xe có chạy được nữa không, hoặc là phải chạy về hướng nào, hắn đành phải dừng lại, vòng vo xung quanh tìm phương hướng tìm nơi chắn gió, phòng cát bụi bay vào động cơ, chờ cơn cuồng phong đi qua.
Xe bị gió thổi như muốn lật tung lên, cửa kính xe bị cát đập cho rung lên ầm ầm, mà chúng tôi lại không biết tình huống bên ngoài xe hiện giờ, cảm giác thật sự rất sợ hãi. Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ, bên ngoài tối dần, có thể thấy trời chưa tối nhưng cát bay mù mịt, không cách nào nhìn ra được xa hơn.
Trong xe đợi hơn 10 phút sau, gió gào lại càng thêm dữ dội, tôi cảm giác được toàn xe bị chấn động, như sắp bay lên.
Người Da Trắng lộ ra biểu cảm vô cùng sợ hãi, anh ta nhìn về phía tôi nói:" cậu đã trải qua chuyện này trước kia chưa?"
Trong lòng tôi nói làm gì có chuyện này, nhìn dáng vẻ hoảng hốt của anh, tôi liền an ủi, nói rằng yên tâm đi, xe mình rất nặng tuyệt đối có thể bảo vệ chúng ta, nhưng chỉ vừa mới nói xong, đột nhiên "ầm". 1 tiếng nổ lớn vang lên, như là có cái gì đó va vào xe, chúng tôi kinh hoàng vài khắc, còi cảnh báo lập tứ kêu váng lên.
Tôi nghĩ có lẽ xe đằng sau nhìn không thấy đường nên đụng vào xe chúng tôi, dán mắt vào cửa sổ, Người Da Trắng nhìn qua bên ngoài.
Bên ngoài tối hơn lúc trước rất nhiều, nhưng bởi vì cát bụi là vật rắn nên khi thổi qua vẫn có thể nhìn thấy hình dáng vật phía trước, nếu là xe thì hẳn có thể nhìn thấy đèn pha bật sáng.
Nhưng bên ngoài nhìn ra không thấy có ngọn đèn pha nào, tôi đang kỳ quái nhìn thì Người Da Trắng lại đột nhiên kêu lên, túm lấy tôi kéo qua chỗ anh ấy nhìn, tôi quay đầu lại, nhìn thấy ngoài cửa sổ xe lẫn vào trong cát bụi đang tung mù mịt,không biết từ đâu xuất hiện 1 bóng dáng kỳ dị.
Ngoài cửa sổ xe có 1 bóng đen mơ hồ, nhìn không rõ nhưng hiển nhiên rất gần cửa kính xe, tôi cố gắng nhìn thật kỹ, như là bóng người, nhưng trong bão cát như thế này, sao có người dám đi ra bên ngoài, không phải là tự tìm chỗ chết sao?
Chúng tôi còn chưa kịp hết kinh ngạc thì bóng đen kia đã di chuyển, hắn như đang sờ vào cửa xe, có vẻ muốn tìm cách mở ra, nhưng xe dã chiến này đặc tính rất tốt, hắn đứng ngoài sờ soạng nửa ngày cũng không tìm được khe hở, tiếp theo chúng tôi nhìn thấy một khuôn mặt dán vào trên kính xe. Ngọn đèn trong xe chiếu sáng cái kính gió hắn đeo.
Tôi liền phát hiện ra ngay, kính chắn gió này là trang bị trong đoàn A Ninh, lúc này mới nhẹ nhàng thở ra, trong lòng tự nhủ tên ngông cuồng này là ai, bão cát như vậy hắn xuống xe làm gì, chẳng lẽ tiếng va chạm vừa rồi với xe chúng tôi là do hắn làm ra.
Người bên ngoài cửa cũng thấy được người trong xe, bắt đầu ra hiệu đánh vào kính xe, chỉ vào cửa, hình như là muốn chúng tôi xuống xe, tôi nhìn thời tiết bên ngoài, trong đầu gào lên lão tử mặc kệ đấy!
Còn chưa nghĩ xong, đột nhiên bên cửa kia cũng suất hiện 1 người đội kính chắn gió, người đó bật đèn, đánh mạnh vào cửa xe, hai bên đều đạp dồn dập.
Tôi cảm giác không ổn rồi, có thể có chuyện gì đó xảy ra, họ muốn chúng tôi xuống hỗ trợ, vì thế mỗi người lấy 1 áo choàng và kính chắn gió mặc vào, Người Da Trắng lấy ra 2 cái đèn mỏ, đưa cho tôi 1 cái.
Chúng tôi 2 người hít sâu 1 hơi, dùng lực mở cửa xe, trong chớp mắt cát bụi bay xầm xập vào mặt. Tôi tuy đã chuẩn bị tối nhất có thể nhưng vừa bị thổi cho tối tăm mặt mũi đã lui vào trong xe, phải dùng chân để ngáng ngoài cửa mới không bị hất ngã xuống sàn, lấy hết khí lực tôi lao ra ngoài lần thứ 2, cúi đầu chui ra ngoài, bên ngoài có người túm lấy tôi rồi kéo đi. Người Da Trắng xuống xe bên cửa kia liền bị ngã úp mặt xuống đất, hắn gào lên 1 câu xa đến 10 thước vẫn nghe thấy. Bốn phía đều là tiếng gió gào cùng với tiếng ma xát của cát trong không khí, âm thanh này không thực sự vang, vẫn còn nghe được cả tiếng thở của mình lẫn vào đó.
Vừa đặt chân xuống sa mạc, tôi liền cảm thấy có gì đấy không đúng, vị trí cao hơn trước? Dùng sức trụ vững 2 chân không để gió thổi ngã, tôi dùng đèn mỏ chiếu về phía xe mình, vừa nhìn thấy tôi đã trợn tròn mắt, trời, bánh xe 1 nửa đã không nhìn thấy, xe nghiêng đi 30 độ, nhiều chỗ đã ngập sâu trong cát, hơn nữa xe còn từ từ trôi xuống, giống như là rơi vào 1 hố cát lún. Khó trách xe có đề thế nào cũng vẫn đứng bất động.
Không có xe, chắc chúng tôi chỉ có thể chết ở đây. Tôi hoảng hốt lao tay ra kéo lấy xe định dùng sức lôi nó lên, nhưng vừa lúc đặt chân vào nền cát bên cạnh thì giật mình cảm thấy như có một thế lực bên dưới nuốt lấy chân tôi, giống như là thụt xuống 1 hố nước, tôi thoái lui về phía sau vài bước. Lúc này người lúc trước đập cửa xe chúng tôi liền giữ chặt lấy tôi, cố gắng ra hiệu cho tôi, nói là xe này hết cách rồi, chúng tôi phải rời đi ngay không thì sẽ bị kéo xuống bên dưới.
Người này che chắn kín mít, áo choàng khóa tận miệng, tôi biết hắn cũng đang nói chuyện nhưng trong hoàn cảnh gió máy thể này cơ bản không nghe thấy gì, tôi cũng không nhận ra là ai cả, nhưng nhìn tay hắn ra hiệu tôi cũng hiểu được hắn đang biểu đạt điều gì. Vì thế tôi gật gật đầu, ra hiệu lại hỏi hắn giờ chúng ta đi đâu? Hắn chỉ chỉ cái lọng che phía sau chúng tôi, bảo tôi cầm lấy nó, sau đó 2 tay cùng làm động tác đưa về phía trước.
Đây là ngôn ngữ của người câm điếc, ý của hắn là bảo tôi tìm xem trong những xe khác quanh đây vẫn còn nhiều người, khẳng định không biết bao nhiêu xe đã rơi vào hố cát thế này, chúng tôi phải nhanh chóng đi đến đó để báo cho họ, nếu không mấy cái xe này sẽ trở thành quan tài sắt giá hơn 100 vạn tệ mất.
Tôi nhìn hắn lại gật gật đầu, ra hiệu ok, lại quay lại mở xe ra, lấy trang bị của mình, cúi người, nếu vì thế này mà lưng tôi còng đi thì cũng là điều quá đơn giản. Lúc này, kỳ thật lỗ tai tôi đã bị gió làm cho tê rần, bốn phía nghe không rõ một tiếng gì, hoàn toàn mơ hồ, như là đang xem 1 bộ phim câm, toàn bộ xung quanh trở lên im lặng.
Lúc còn ngồi trên xe tôi có nhìn thấy xe sau chúng tôi đã bị thụt xuống như là bị một con quái vật lớn phía dưới nuốt lấy, tôi nghĩ tới lúc chấn động trong xe, lập tức dùng đèn mỏ chiếu ra xung quanh nhưng không nhìn tơi 1 cái gì, chỉ có bóng dáng Người Da Trắng đang thúc tôi mau đi đi.
Tôi tự trấn an bản thân, trong đầu nhắc nhở có lẽ là gió thổi to quá nên tảng đá phía trên rơi xuống, rồi quay người đi theo những bóng người đang cuốn vào trong cát bụi mờ mịt phía trước.
Đi được hơn 80 thước, tôi cảm giác trong 80 mấy thước ấy không hề gần, lúc đó liền nhìn thấy ánh đèn xe tiếp theo. Chiếc xe này đã bị kéo tụt xuống cát, đầu xe nghếch lên trời, chúng tôi vội nhảy lên, nhìn vào kính trước, thấy bên trong không còn có ai hẳn là tất cả đã thoát ra ngoài. Chúng tôi nhìn xung quanh hơn 10 thước thì thấy được chỗ bọn họ đang lấp, có 1 người rơi mất kính chắn gió, cát bay đầy vào mắt, kêu lên vô cùng đau đớn, chúng tôi quây lại thành 1 bức tướng ngăn không cho gió lùa vào rồi lấy khăn bịt mắt a ta lại.
Chúng tôi giúp a ấy đứng lên rồi dìu đi tiếp về phía trước, vài phút sau lại thấy được 1 chiếc xe nữa, trong xe có 3 người đang ngồi thản nhiên đánh bài, chúng tôi đạp cửa xe nửa ngày họ cũng không để ý, cuối cùng đành phải nhặt 1 cục đá đập vào cửa kính, lúc đấy một nửa chiếc xe đã ngập xuống lòng cát.
Sau khi lôi được bọn họ ra ngoài, cuồng phong đã mạnh tới mức có thể cuốn phăng cả 1 tảng đá, có những viên to bằng nắm tay thính thoảng bay vút qua mặt như viên đạn, chẳng may mà bị va trúng chắc chết. Có một người bị đá văng trúng kính chắn gió, mặt đầy máu, người bên cạnh dùng tay ra hiệu đi tiếp hết sức nguy hiểm, chúng tôi mới đành dừng lại trước hết tìm chỗ lấp dưới trận mưa đá này đã.
Vài người lấy trong ba lô ra 1 vật gì đó, tôi lấy ra 1 cái lắp bằng kim loại che trên mặt, Người Da Trắng lấy ra 1 quyển kinh thánh, nhưng còn chưa kịp mở ra được 1 trang nào thì gió lớn đã cuốn phăng mất hết tất tần tật giấy tờ bên trong, trên tay a ta lúc đó chỉ còn đúng cái bìa sách không.
Tôi nhìn hắn cười to, rướn cổ gào lên:"a mua phải sách lởm rồi!" còn chưa nói xong thì từ trên đầu một cục đá bay tới va trúng vào cái lắp kim loại của tôi, tốc độ va chạm kinh hồn khiến tia lửa văng khắp nơi. Tôi cầm không chắc lại còn bị va chạm làm cho giật mình nên tức thời buông tay khỏi cái lắp, ngay lập tức gió cuốn luôn nó khỏi chỗ tôi, ném nó ra xa tít.
Tôi bị dọa 1 cái chết điếng người, nếu vừa rồi bị rơi trúng đầu, chắc không phải là tia lửa văng ra mà là tia máu văng ra khắp nơi mới đúng, vội vã ôm lấy đầu, cúi mặt vào trong hai cánh tay.
Sau đó thì đột nhiên bốn phía cùng sáng lên, một sức nóng kinh hồn tiến về phía chúng tôi, chúng tôi đều cuống cuồng tản ra, trong lòng gào thét con mợ nó, cái quái gì bay kinh vậy. Không đợi tôi kịp phản ứng, phía trước lại có 3 tia sáng vọt đến, lướt qua hai bên mạng sườn. Ngay lập tức tôi ngửi thấy một mùi cháy khét quen quen, mà thực sự là rất nóng đi. Trong lòng chợt phát hiện ra đây là cái gì, hẳn là pháo sáng đây mà.
Tôi lập tức bốc hỏa, đầu nghĩ sao lại có thằng nghịch dại tới mức dùng cái thứ nguy hiểm như thế vào lúc này, gió thì to mà lửa của pháo sáng thì cháy rất mạnh, chỉ cần chạm vào lập tức có thể thành đuốc sống. Đứng cách 160km vẫn cảm thấy sức nóng của nó huống chi là ngay sát bên cạnh như thế.
Nhưng nghĩ lại thì cũng thấy không đúng lắm, tất cả những người ở đây đều đã qua các lớp huấn luyện chuyên nghiệp, biết phải xử lý trong trường hợp này như thế nào. Trong lúc thám hiểm, bắn đạn tín hiệu chỉ được phép khi có trường hợp cực kỳ khẩn cấp, bởi vì phạm vi báo động rất lớn, tiêu hao nhiều thì chỉ có thể là người của mình quá xa hoặc là do hoàn cảnh không có khả năng thông báo trực tiếp được mới sử dụng. Hiện giờ trong điều kiện ác liệt thế này, dùng đạn tín hiệu thì hẳn là bên đó có đang chuyện khẩn cấp xảy ra.
Tôi nhìn mọi người xung quanh, bọn họ đều có ý nghĩ giống tôi, tôi liền ra tín hiệu, bảo 3 người không bị thương tiến lên, chúng tôi tới đó xe có chuyện gì. Nếu người bên đó cần hỗ trợ, hoặc có người bị thương, cũng có thể xoay xở giúp đỡ.
Đây không phải kiểu nói là làm mà cũng không phải chủ nghĩa a hùng cá nhân gì cả, tôi vừa đứng lên đã bị 1 cục đá bay đập trúng vao vai, chúng tôi vội đem ba lô che lên làm lá chắn, la bàn chỉ hướng bắc, chỗ mà pháo sáng vừa bay tới, đồng thời đề phòng lại có pháo tín hiệu đột nhiên xuất hiện.
Sau khi đi được 1 lúc chúng tôi cũng không biết mình có đi chệch hay không nhưng đại khái là đi được hơn 100 thước chúng tôi nhìn thấy có 3 xe vây vào 1 chỗ, ở giữa lại không thấy có người nào, có vẻ như họ đã rời đi. Chúng tôi tìm tòi xung quanh, cũng không thấy được ai, nhưng ba lô trang bị trong xe đều đã mang đi hết.
Xe vẫn tiếp tục bị nún xuống, chúng tôi mở cửa xe ra trong lòng nói ít nhất vẫn có thể đem cái gì đó dùng được ra ngoài, ngay trong lúc vừa định vào trong xe lại có pháo sáng từ đâu xuất hiện, nhưng lần này ở xa hơn. Ánh sáng chợt lóe lên chếch về phía tay trái chúng tôi, cách chúng tôi một khoảng không xa lắm. Xem ra tôi đã đi lệch hướng. Hoặc là người bắn tín hiệu đã chạy đi khỏi vị trí lúc trước.
Chúng tôi lại đeo ba lô lên, tuy đã rất mệt nhưng may mắn là gió giờ đã không thổi đến người mình, chúng tôi có thể từ tốn đi tới chỗ đạn tín hiệu vừa bắn lên, cứ đi tiếp về phái trước tôi bỗng kinh ngạc nhìn thấy trong cát bụi cuồn cuộn bay lên trước mắt xuất hiện 1 hình dáng như 1 quái vật khổng lồ.
Trong cơn cuồng phong, chúng tôi gò người, dìu nhau đi qua cơn bão cát, nhìn thấy hình dáng khổng lồ đó, tất cả đều ngỡ ngàng, trong đầu bỗng quên mất cái nơi chúng tôi định đi tới.
Người Da Trắng bên cạnh kéo tay áo tôi ra hiệu, hỏi tôi đấy là cái gì. A ta tư duy theo cảm tính, hiện thì đang trên đất trung quốc nên cái gì cũng phải hỏi người trung quốc, mà gần nhất là tôi.
Tôi lắc đầu bỏ a ta đừng có hỏi, trong lòng tôi cũng không biết là cái gì.
Bình thường mà nói cái thứ ở phía trước chúng tôi không đến 200 thước nếu không phải là 1 người trung niên to béo mặc áo bông thì chỉ có thể là một tảng đá lớn, ai cũng nghĩ vậy, nhưng chúng tôi đang ở trên 1 vùng đất bằng phẳng toàn cát là cát, không hề thấy có phiến đá nào to tới vậy.
Táng đá này từ đâu xuất hiện? Chẳng lẽ là do chúng tôi quá mệt mỏi nên sinh ra ảo giác, thực chất là không có cái gì? Trong lòng thầm nghĩ, đầu tiên quan trọng nhất là chúng tôi đi tới đây để tìm chỗ có những tảng đá như thế này, bởi vì chỉ cần có chỗ râm mát để nghỉ ngơi, mà bóng của những phiến đá như thế này thì rất thích hợp. Mà trong sa mạc bình thường những phiến đá cô lập thường rất hiếm, cho nên chúng tôi khẳng định là nếu nó có xuất hiện thật thì chúng tôi cũng đã chú ý.
Nhưng hiện giờ thì không nghĩ được nhiều như vậy, tảng đá to thế, hẳn sẽ là 1 nơi tránh gió lý tưởng, người bắn tín hiệu chắc là cũng muốn cho chúng tôi biết đường mà tới đây tránh gió.
Tôi bắt đầu đi tới chỗ phiến đá, càng đi càng cảm thấy rõ ràng, tới gần phiến đá gió đã giảm xuống nhiều, sức lực lại dâng lên, chay được 1 nửa đường thì trong mắt tôi hiện lên 5 6 ánh sáng đèn mỏ lóe lên.
Tôi mừng quýnh chân tay, lao như điên tới chỗ có ánh sáng, gió đập vào mặt, bước thấp bước cao chạy tới. Nhưng chạy cũng được 1 lúc lâu mà ánh sáng kia vẫn ở xa trước mắt, như là từ lúc nãy tôi vẫn đứng dậm chân tại chỗ, con mẹ nó chứ, trông thế mà xa tới vậy kia, trong đầu như muốn gào lên, càng chạy sức lực càng nhanh kiệt quệ, chạy chậm lại, tôi ra hiệu với người bên cạnh hoãn lại 1 chút, cảm giác có gì đấy không đúng ở đây.
Quay đầu nhì lại phía sau bỗng giật thót một cái, mấy người tưởng từ nãy vẫn đi theo tôi giờ chẳng còn 1 ai, chỉ thấy bão cát và bóng tối cuồn cuộn bốn phía. ( :v tưởng là buồn ngủ gặp được chiếu manh, ai ngờ gặp được xô nước lạnh)
Chương 49
Lạc đường
Cuồng phong đã không còn hoành hành khủng khiếp như lúc trước, nhưng bên tai vẫn nghe thấy tiếng gió gào thét, khẳng định là phía trước kia có chỗ tránh gió chỉ có điều mấy người cùng đi với tôi giờ chẳng thấy đâu nữa. Tôi chạy cũng không nhanh, với tốc độ như vậy mà họ cũng không theo kịp, con mẹ nó chứ , có phải bị đá văng trúng rồi ngất ở chỗ nào không?
Tôi giơ cao cái đèn mỏ trong tay chiếu ra bốn phía xung quanh, không thấy có bóng dáng một ai, trong lòng cảm giác hơi chút hối hận. Vừa rồi tôi chỉ chú ý chạy về phía trước, không để ý tới người chạy đằng sau mình. Nhưng trong bão cát như thế này quả thật xung quanh cũng không có gì đáng để chú ý, gió quá to khiến tai hoàn toàn không nghe thấy xung quanh có động tĩnh gì. Hơn nữa lúc đó tất cả sức lực của tôi lại đều đặt vào mục tiêu trước mắt và giữ cho cơ thể không bị gió cuốn đi.
Giờ thì lạc mất nhau rồi, tôi bỗng cảm thấy có một nỗi sợ hãi vô hình hiên lên trong đầu, nhưng lại vội vã xua nó đi ngay. Tôi nghĩ ngơi trong giây lát rồi lại tiếp tục tiến về phía trước, lúc này tôi không thể lui về phía sau tìm bọn họ. Trong bão cát con người ta rất dễ mất phương hướng, nếu quay lại không biết sẽ phải đi theo hướng nào, tốt nhất là giờ cứ tiếp tục hường về phía trước mà đi.
Tôi bỏ lại phía sau ba lô trang bị là vì nó thật sự rất là nặng, trang bị thám hiểm nước ngoài bao gồm rất nhiều thứ. Có lần tôi còn nhìn thấy người ta còn mang theo cả cái chăn to như cái khung cửa và một chiếc điện thoại bàn kỷ vật của người thân. Giờ tôi cũng chẳng nghĩ được gì hết, chỉ cần trên người càng nhẹ càng có thể chạy thật nhanh tới chỗ kia.
Nhưng, bất luận là tôi có chạy thế nào đi nữa thì cũng không thể tiến gần đến chỗ mấy đốm sáng kia được, giống như là vẫn đứng yên một chỗ. Tôi ho một hơi dài, trong lòng nghĩ hay là buông xuôi, nhưng như vậy thì tôi không cam tâm. Lại tiếp tục chạy, ánh đèn trước mắt liền trở lên mờ ảo.
Trong lúc tôi sắp ngất đi, người đã đổ gục trên mặt đất, đột nhiên cảm giác như có người kéo tôi dựng dậy. Tôi vốn không còn sức nữa, nên họ vừa lôi tôi dậy là tôi lại khụy ngay xuống được. Ngẩn đầu nhìn xuyên qua kính chắn gió tôi nhận ra được ánh mắt của hai người đó, một người là Muộn Du Bình còn người kia là Hắc Nhãn Kính, riêng Hắc Nhãn Kính thì kính chắn gió cũng màu đen ( :v ). Hai người vội vã kéo tôi dậy rồi nhanh chóng lôi đi.
Tôi giữ bọn họ lại, chỉ vào chỗ trước mặt, nghĩ nói với bọn họ có nơi tránh gió.
Nhưng vừa nhìn lại, cả người bỗng ngây ra, không còn nhìn thấy cái gì nữa, ánh đèn vừa rồi cũng biến mất, chỉ có một khoảng tối tăm trước mắt. Ngay cả cái bóng đen khổng lồ cũng không thấy đâu nữa. ( anh bị ngáo gió :v )
Muộn Du Bình và Hắc Nhãn Kính không để ý tới tôi, một mạch kéo tôi chạy xuyên cơn bão, lúc này tôi thấy trong tay Hắc Nhãn Kính cầm súng báo hiệu. (hẳn là hai anh này vừa nghịch dại) Hai người khỏe như voi vậy, tôi tự tin là mình cũng khá nặng nhưng cảm giác mình bị bọn họ lôi đi như bay. Chỉ vài phút sau thì tôi cũng hồi phục được tri giác, có thể tự đi lại được, ra hiệu bảo bọn họ có thể buông ra.
Lúc họ buông ra tôi liền cảm thấy vô cùng hối hận, hai người kia thì chạy quá nhanh khiến tôi phải dùng tất cả sức lực còn lại để đuổi theo họ nhưng cũng khó lòng mà theo được. Cứ cắn răng chạy thục mạng, khoảng cách lới lỏng dần, chạy chừng 20 phút trong mắt chỉ còn lại hai cái bóng thấp thoáng. Trong lúc vật vã như vậy tôi vẫn để ý được là mình đã chạy lên một bờ cát, hai người phía trước xuyên qua cái cồn cát, rồi lập tứ biến mất.
Tôi thầm gào lên khoan đã đợi người ta với chứ, còn chưa kịp nghĩ xong thì dưới chân đột nhiên hẫng một cái, cả người ngã nhào xuống phía dưới sau đó lăn vài vòng mới dừng lại dưới được. Tôi giãy giụa đứng lên, phun hết cát trong miệng ra rồi đưa mắt nhìn bốn phía xung quanh xem mình vừa rơi vào chỗ nào. Dưới cồn cát này là một cái hố nông, bên trong cũng có khá nhiều người đang tránh bão cát. Nhìn thấy tôi ngã lăn xuống, ai lấy đều bất giác ngẩng đầu nhìn lại.
Chúng tôi tránh ở dưới chân dốc, gió cuốn cát bay qua trên đỉnh đầu, nói chung là sa mạc cũng không phải là địa hình bằng phẳng hoàn toàn, đặc biệt là ở những chỗ từng có sông chảy qua. Bờ sông hai bên có thể đã trải qua những trận lũ, nước dâng cao chia thành nhiều nhánh nhỏ, những nhánh này khi chảy qua nhiều năm thì tạo thành những rãnh hằn trên mặt cát. Chúng thường cũng không sâu lắm chỉ sâu khoảng hai ba thước, nhưng tạm thời có thể trở thành tránh gió tương đối an toàn.
Giờ tôi đã sức cùng lực kiệt nên đứng dậy cũng là một vấn đề, vài người đi tới dìu tôi đến bên cái đáy rãnh. Ở giữa hố có một chỗ lõm xuống rất lớn, có vẻ là một gốc cây cổ thụ rất lớn trước đây mọc cạnh hố nước bị gió quật đổ. Cây bị nước cuốn trôi chỉ còn lại cái chỗ trước đây từng là gốc cây, có thể nhìn thấy còn rất nhiều rễ khô sót lại ở thành hố. Tất cả bọn họ đều ngồi dưới chỗ đó, bên trong có một cái lò sưởi, vào tới đây thì không còn lo gì về bão cát bên ngoài nữa.
Bọn họ dìu tôi vào trong, chỗ lõm xuống không nông cũng không sâu, đã có đông người, có người tránh ra cho tôi ngồi ghé vào rồi bên cạnh lại có người đưa thêm nước uống. Nơi này rất khuất gió, không còn nghe thấy gì ngoài kia, nhưng trong tai tôi vẫn ong ong, nhất thời không nghe thấy họ nói gì.
Sau khi uống mấy ngụm nước tôi cảm thấy đã tốt hơn nhiều, tiếp theo liền tháo kính chắn gió của mình ra. Con mẹ nó chứ, Trung Quốc còn đầy chỗ tốt hơn thế này, việc quái gì mà lại cứ phải lao vào đây?
Nhưng bão cát như ở Sái Đạt Mộc này cũng không phải ít thấy, đây vẫn chưa phải là loại bão đáng sợ nhất. Tôi mới xem qua phim phóng sự thăm dò địa chất bồn địa Sái Đạt Mộc, đội thăm dò trong lúc dựng trại ở đây đúng vào mùa gió, kết quả người bị thổi bay như diều đứt dây, vật tự máy móc tất cả đều bị cuốn phăng đi hơn 10km. Có điều tôi vẫn cảm thấy kỳ quái là vì sao Định chủ Trác Mã không cảnh bảo chúng tôi? Gió trong sa mạc cũng thổi theo mùa, không cần phải là người già, chỉ cần là người có một thời gian sống ở đây hẳn sẽ biết quy luật của nó.
Cũng như không biết khi nào thì gió này tắt, tôi thường nghe người đi sa mạc nói rằng nơi này một năm có tới hai mùa gió, mỗi lần cách nửa năm, một khi đã nổi lên thì không biết khi nào dừng. Nếu gió cứ thổi không ngừng thì có khi chúng tôi sẽ phải bỏ mạng ở đây.
Vài phút sau Muộn Du Bình và Hắc Nhãn Kính lại đi ra ngoài lại để tìm thêm những người còn mất tích, những người ở trong hố cát này đều bị bão làm cho kinh hãi không ai nói được lời nào, tất cả cuộn mình ngồi thu lu một chỗ. Trong lòng tôi cũng thấy buồn cười, còn tưởng rằng mấy người này đều giống nhưng Quynh Tư*, nhưng hóa ra là không phải vậy. Hai chân tôi tê dại đi không còn cảm thấy gì nữa, tinh thần cũng đâm ra buồn bực.
Người đưa cho tôi nước hỏi tôi có bị thương ở đâu không? Trên người có bầm tím, rách nát chỗ nào không? Tôi lắc đầu nói không vấn đề gì.
Những gì tôi trải qua ở núi Trường Bạch khi mạo hiểm đương đầu với bão tuyết vẫn còn hiện lên trong đầu tôi rõ mồn một, hiện giờ so với lúc đấy có thể nói là bớt căng thẳng hơn, ít nhất là cũng còn có chỗ mà trú chứ không sợ phải chết rét như ở đó.
Đổ thêm một chút nước nữa để rửa mặt, tay vừa sờ tới chỗ bị kính chắn gió thít vào quanh mắt nên cảm giác rất đau, mất vài phút nó mới từ từ dịu đi.
Sau khi thả lỏng tôi mới có thể quan sát những người đang có mặt trong hố này, không thấy có A Ninh ở đây. Tất cả gồm Định chủ Trác Mã, con dâu của bà ấy, Trác Tây nữa là ba người, bên cạnh còn có Ô lão Tứ và người của hắn. Xem ra bên ngoài kia vẫn còn nhiều người đi lạc, trong những người ngồi đây cũng không thấy có Người Da Trắng.
Tính ra thì có rất đông người tham gia vào chuyến này, tôi thầm nghĩ bọn A Ninh chắc vẫn đang lạc ở bên ngoài. Nhiều người như vậy cho dù Muộn Du Bình có ba đầu sáu tay cũng không thể tìm hết được, may là đây không phải là trong sa mạc, không thì sợ là những người này hẳn là chết chắc rồi.
Sau đó ba tiếng đồng hồ, gió cũng lịm dần, Muộn Du Bình lại đưa thêm vài người nữa trở về, nhưng giờ thể lực hai người họ cũng đã suy kiệt nên không thể tiếp tục ra ngoài tìm kiếm được nữa. Toàn bộ chúng tôi ngồi lại bên trong khu khuất gió, vài người vẫn chưa hết hoảng loạn, tiếp tục đợi cho tới khi trời về đêm. Bên ngoài gió vẫn gào như tiếng quỷ khốc, ban đầu còn khiến cho người ta ghê sợ, nhưng sau đó lại có cảm giác buồn ngủ.
Cuối cùng thì tôi cũng không nhịn được, hai mắt díp lại nặng như đeo chì, không có gì ngạc nhiên là nhiều người đã ngủ từ trước rồi. Có người mạo hiểm lao ra ngoài , lấy một ít thức ăn trong xe hành lý, chia cho chúng tôi ăn cầm hơi, rồi tất cả dựa vào cồn cát chìm vào giấc ngủ.
Không biết ngủ trong bao lâu mà khi tỉnh dậy gió đã nhỏ đi nhiều, chuyện đó tương đối tốt, tôi thấy mọi người vẫn đang ngủ chỉ có Trát Tây ngồi ở trên chỗ lõm để canh gác. Nơi nay chưa hẳn là đã an toàn, trên đầu chúng tôi không phải là phiến đá mà là bùn khô trộn với cát sỏi, cho nên thỉnh thoảng có những hạt cát từ trên vẫn rơi xuống, lúc tôi ngủ miệng rơi đầy cát, cảm giác rất khó chịu. Nghĩ thế nào tôi lại trèo lên ngồi bên cạnh Trát Tây.
Không phải tôi muốn tìm Trát Tây nói chuyện, cậu ta không phải là một người dễ gần hoặc là vì cậu ta luôn có cảm giác đề phòng đối với chúng tôi. Còn tôi cũng không phải loại người mặt dày vạ đâu nói đấy cho nên tôi không có để ý đến thái độ của cậu ấy. Tôi đi đến chỗ cậu ta ngồi chỉ là muốn thay đổi không khí và tìm chỗ ngủ thoải mái hơn thôi. ( :v )
Nhưng qua một lúc, tôi nghe thấy ngoài kia có tiếng gì đó, sau đó có ánh sáng đèn pin rọi lên có vẻ như là bên ngoài có người.
Trong lòng tôi kinh ngạc, hỏi Trát Tây chuyện gì vậy? Trát Tây đưa tôi một điếu thuốc, nói A Ninh đã trở lại lúc gió lặng, bọn họ bảo chúng tôi ra ngoài tìm người mất tích, tiện thể xem xe cộ thế nào.
Tôi nghĩ tới xe của mình đã bị trôi xuống dưới cát, trong lòng lo lắng, bão cát lớn như vậy không biết lôi xe lên rồi có còn dùng được nữa không. Hơn nữa tôi đang lo cho Người Da Trắng, không biết anh ta có trở về được không. Nghĩ thế tôi liền đeo kính chắn gió lên, mặc áo choàng rồi đi ra ngoài hỏi xem tình hình xung quanh giờ thế nào.
Vừa ra khỏi cồn cát trong lòng tôi thở phào nhẹ nhõm, cấp độ gió bây giờ so với tôi nghĩ thì nhỏ hơn rất nhiều rồi, xem ra cơn cuồng phong cũng đã qua. Trong không khí không còn thấy bụi cát tung mù mịt như vài giờ trước, tôi kéo cao cổ áo choàng cho bớt lạnh rồi hít một hơi căng người cái mùi vị của sa mạc, sau đó mới từ từ đi đến chỗ có ánh đèn xa xa.
Bên đó là lưu vực một con sông, lúc tôi đi tới nơi có vẻ như bọn họ đang xem xét tình hình một chiếc xe trôi vào trong hố cát, chỉ còn hở mỗi cái đầu. A Ninh cầm bộ đàm ghé tai nghe ngóng tần suất âm thanh.
Tôi hỏi bọn họ:"thế nào rồi?"
Một người lắc đầu, chỉ nói:"lạc lung tung hết cả rồi!"
Tôi kinh ngạc không hiểu ý của hắn là gì nên ngoái nhìn về phía A Ninh.
Cô ấy thấy tôi định hỏi thì miễn cưỡng cười cười rồi bước tới gần giải thích:" vừa rồi Định chủ Trác Mã nói có thể trời sẽ nổi gió, chúng tôi phải nhanh chóng tìm một nơi tránh trú bão kịp thời. Nhưng đúng lúc đó thì xe lại bị lún xuống cồn cát, còn mấy xe khác thì báo hỏng, chỉ sợ công việc chưa thể tiếp tục, trước hết giờ phải dừng lại đây để sưa chữa" cô ấy nói rồi dừng lại một chút " đau đầu nhất là có bốn người vẫn chưa tìm thấy, có khả năng lúc bão nổi thì mất phương hướng, chúng tôi tìm một vòng vẫn không thấy ai"
Tôi hỏi họ là những ai, A Ninh nói là ngoài Người Da Trắng còn có thêm người tôi không quen nữa.
Người Da Trắng mất tích cùng một chỗ với tôi, tôi liền chỉ cho họ chỗ chúng tôi lạc nhau, hỏi họ có tìm qua chỗ đó chưa. A Ninh gật đầu, cô ấy nói quanh đây chỗ nào cũng đã cho người tìm rồi, bọn họ chắc đã đi xa hơn chúng ta tưởng. Tôi thở dài, an ủi cô ấy vài câu, bảo cô ấy chuyện này không thể gấp được. Những người trong đội đều mang theo gps, hơn nữa gió to như vậy hẳn là cũng chưa đi xa được, bây giờ vẫn còn có gió nên tầm nhìn bị hạn chế, đợi đến sáng mai chúng ta sẽ tiếp tục tìm kiếm rộng ra.
Cô ấy cắn môi lặng lẽ gật đầu, biểu cảm lo âu trên khuôn mặt không chút thay đổi, chính điều đó khiến tôi cảm giác có gì đấy không ổn. Tôi không có nhiều kinh nhiệm trong môi trường này nên có chuyện gì xảy ra cũng chỉ biết im lặng.
Chúng tôi mở cửa hai chiếc xe lầy hết dụng cụ bên trong ra, tiếp theo mọi người muốn tìm những chiếc xe khác, tôi thấy mình cũng nên đi theo xem có việc gì thì phụ họ một tay.
Lúc này tôi thấy xe đã lọt vào giữa lòng sông, giống như người ta thường gọi là bị rơi vào hố cát lún, nhưng khác cái đây là lưu vực sông, đầu xe bị kéo sụp xuống khiến cho cả xe bị trôi xuống dưới, không cách nào lôi lên được. Có người nói với tôi là kiểu địa chất đầm lầy khô phía dưới sa mạc còn rất nhiều. Nới này trước đây là lòng sông nên vào mùa mưa lũ nước đổ về kéo theo rất nhiều tạp vật lắng đọng dưới đáy, sau khi khô cạn sẽ hình thành nhiều khe hở cho nên trong lòng sông này có chỗ đất rất mềm và lún như pho mát. Điều này cũng không quá bất ngờ, đơn giản chỉ là chúng tôi đã dừng xe nhầm chỗ.
Tôi kỳ quái nói:" nhưng chúng ta từ lúc bắt đầu ngược lên đầu sa mạc này tới đây cũng đi lên trên lòng sông, sao không thấy vấn đề gì xảy ra?". Người đó lại nói:" đó là bời vì chỗ trước chúng ta đi qua con rạch đã khô hạn từ lâu, còn lưu vực trũng hơn dưới chân chúng ta mới cạn nước được nửa năm. Cậu có thấy nơi này không còn tồn tại một bụi cây nào sao? " Tôi giật mình nhìn quanh bốn phía, quả nhiên đất đai khô cằn trụi lủi không một mống cây nào.
Người đó lại nhìn tôi nói:" hiện giờ chúng ta định là sẽ đi lên thượng nguồn con sông này, thường thì sông bắt nguồn cừ một ngọn núi cao, nếu không có gì thay đổi, bên cạnh thượng nguồn của con sông này ắt hẳn sẽ có cổ thành hoặc là một di tích khảo cổ nào đấy. Điều này chứng minh lão thái bà người Tạng kia đã không dẫn chúng ta đi nhầm đường. Đầu tiên tôi còn nghĩ là bà ta là một kẻ tham tiền nữa."
Hắn vừa nói vừa chỉ tay về phía xa xa nơi mà được coi là thượng nguồn con sông này, ở đó có một chấm đen nổi lên trên bề mặt bằng phẳng của sa mạc . Chợt tôi nhớ tới trong cơn cuồng phong mình cũng nhìn thấy một bóng đen khổng lồ, lắc lắc đầu nghĩ chắc đó chỉ là ảo giác nhất thời tôi tưởng tượng ra.
Suốt đêm hôm ấy, chúng tôi kéo được toàn bộ xe ra khỏi hố cát, sau đó mang hành lý tập trung lại một chỗ. Tới khi trời hửng sáng, những người khác bắt đầu lục tục tỉnh dậy, A Ninh phân cho họ mỗi người một công việc người thì sửa xe, người thì tiếp tục tìm kiếm những người mất tích.
Mấy hôm liền tôi không được ngủ nên cơ thể mệt mỏi rã rời, lúc được chui vào túi ngủ, cả người mềm nhũn ra, nhắm mắt lại là ngủ một mạch tới tận lúc mặt trời sắp lặn ngày hôm sau. Sau khi tỉnh dậy, gió đã tắt hẳn nhưng cát thì vẫn còn mù mịt, nhóm người kia làm việc hiệu suất rất cao. Mấy cái xe sau khi kéo lên đều đã được sửa xong, chỉ chờ tới lúc xuất phát, các quân tư trang cũng đều được phân phối lại rồi để ở trong xe.
A Ninh một ngày một đêm không ngủ liên tục ngồi trực bộ đàm, Muộn Du Bình cùng Hắc Nhãn Kính cũng không có ở đây, tôi hỏi thì được biết họ cũng đang tìm người mất tích.
Tôi nghe xong thì cảm thấy cũng không yên tâm lắm, đã một ngày trời rồi mà bốn người đó vẫn chưa tìm được, không phải họ có mang theo gps sao? Chẳng lẽ đúng như lời Trát Tây nói, không thể sử dụng được đồ dùng hiện đại tại nới này? Tôi lấy lương khô ra vừa ngồi ăn vừa đi đến bên cạnh A Ninh hỏi tình hình cụ thể. ( :v chả biết có lo thật không :v )
A Ninh cau mày, mắt thâm quầng vì thiếu ngủ, cảm giác cô ấy tiều tụy đi nhiều, tôi hỏi gì cô ấy cũng không buồn trả lời tôi. hai tay ôm bộ đàm phát tín hiệu ra bên ngoài mong bắt được sóng của những người mất tích, cô ấy nói tiếng Anh tôi nghe qua loa cũng biết là không có tin gì tốt. Tôi hỏi cô ấy có muốn tôi đi ra ngoài hỗ trợ tìm kiếm không, cô ấy liền lắc đầu nói không cần, đã có ba đội tìm kiếm được cử đi rồi, thêm một người thì cũng không hữu ích gì mấy rồi sau lại bảo tôi đi thu thập thông tin ở chỗ Trát Tây. Cậu ta hình như vừa phát hiện một quỷ thành* cách đây hơn 20km, chờ chút nữa chúng tôi sẽ tới đó để nghỉ ngơi, có thể tối nay sẽ có bão.
Tôi nhìn bộ dáng cô ấy đã rất suy sụp nên không muốn làm phiền thêm nữa. Lát sau tôi rời khỏi bàn làm việc rồi đi xem người ta sửa xe thế nào, có gì thì phụ một tay.
Đại khái hơn nửa giờ sau Trát Tây từ xa xa phía lòng sông trở về, nhìn chúng tôi nói trời lại chuẩn bị nổi gió, đường chân trời đã bắt đầu có cát cuốn mù mịt, chúng ta phải dời đi trước khi nó tới, bằng không cả xe và người đều khó lòng qua được trận này.
Chúng tôi lập tức chuẩn bị, nhanh chóng đem mọi thứ vào xe. Do thiếu xe vì có mấy cái chưa sửa xong nên phải kéo đằng sau, tôi cùng vài người khác một xe vội vã lên đường hướng về phía mặt trời, ngược lên thượng sa mạc.
Đi tiếp chừng hai mươi phút, bóng chiều tà phía trước xuất hiện những hình dáng kỳ dị, một sơn thạch dựng đứng hiện lên. Trong bộ đàm truyền đến tiếng của Trát Tây, cậu ta dẫn đường cho chúng tôi, chỉ vài phút sau tôi đã thấy một "tòa thành" vô cùng hùng vĩ hiện ra trước mắt.
Đây là chỗ Trát Tây chọn để tránh gió, chúng tôi lập tức tiến thẳng tới đó, càng đến gần càng nhìn rõ tòa thành này được bao bọc bởi một dãy núi đá khổng lồ. Đằng sau chính là trùng trùng lớp lớp những phiến đá to nhỏ, giống như là dàn trận đồ bát quái sau tòa thành.
Quỷ thành này thực ra còn có tên khác là phong thành, vì phiến đá lớn bị phong hóa tạo thành hình dạng địa hình kỳ lạ này. Toàn bộ trong khu vực phân bố vô vàn những tảng đá với đủ mọi hình dạng kích thước, có thể khiến cho người ta tưởng tượng ra rất nhiều chuyện quỷ dị. Hơn nữa khi có gió thổi qua khe hở hình thành giữa những phiến đá sen kẽ nhau, phát ra một âm thanh nghe như là tiếng gào khóc thê lương. Vì vậy người đời mới đặt tên nó là quỷ thành. Hầu như trong tất cả các sa mạc chuyện đó xảy ra rất thường xuyên, tôi trước kia từng đi tới Tân Cương chơi, lần đầu nghe cũng thấy có chút thú vị.
Chúng tôi tới bên ngoài tòa thành, mặt cát bên dưới tương đối bằng phẳng, Trát Tây nhảy xuống trước hô to một tiếng thông báo chúng tôi đã tới nơi, có thể bắt đầu hạ trại ở đây được rồi. Hai giờ sau, quả nhiên bão tới, đất trời ngay lập tức bị che phủ bởi một màu cát bụi, gió nổi tới nửa đêm mới từ từ lịm đi giống với ngày hôm qua.
Cuồng phong quá lớn khiến cho ma quỷ trong thành gào khóc thảm thiết, không ai trong chúng tôi có thể chợp mắt được. Có hai người ban ngày ngủ để đêm thức gác lại cảm thấy hứng thú với quỷ thành, nhìn tôi và Trát Tây đều không ngủ được liền rủ chúng tôi cùng ra ngoài chụp ảnh. Trát Tây bảo bọn họ cẩn thận một chút, không được đi vào bên trong vì rất dễ lạc đường.
Tôi ban ngày cũng ngủ nên tinh thần rất tỉnh táo, A Ninh vẫn còn ngồi trong lều nghĩ cách tìm người, tay lăm lăm bộ đàm, xem ra nếu không tìm thấy mấy người kia thì cô ấy cũng không nghĩ tới việc nghỉ ngơi.
Tôi qua khuyên cô ấy đi nghỉ một chút cho lại sức, còn chưa nói xong mấy câu thì bỗng có người ở xa xa gọi vọng lại:"cấp cứu!cấp cứu!"
Phụ trách y tế của A Ninh là một người khá mập, anh ta cũng không ngủ được nên đang nằm đọc sách, vừa nghe thấy có tiếng tri hô liền bật dậy. Chúng tôi cùng chạy tới chỗ người kia, chợt nghe thấy lại có tiếng gọi :"mau lên, đến đây, tìm được AK rồi!"
AK chính là một trong bốn người mất tích, chúng tôi vừa nghe liền nhảy dựng lên vội vã chạy tới nhìn. Chuyện là hai người đang chụp ảnh quỷ thành thì chợt nhìn thấy giữa một khe đá lớn có hố sâu, nhòm vào phát hiện có người mắc kẹt bên dưới, nghĩ cứu lên thì thấy đó chính là AK.
Bác sĩ chạy chối chết đến nơi, chống tay vào đầu gối thở hồng hộc rồi nhảy xuống, sờ soạng vài cái, ngửa mặt vui mừng nói:" vẫn còn sống!" Những người khác luống cuống chân tay, lao xuống đỡ anh ta lên, bác sĩ vừa phụ vừa kêu trực tiếp nâng AK vào trong lều.
Tình hình vô cùng hỗn loạn, Trát Tây cùng một vài người tới xem vị trí người kia bị mắc kẹt, tôi cũng chạy theo. Nhìn vào cái hố rồi lại nhìn xung quanh, trong lòng thầm kêu, trời ạ, sao người này có thể rơi vào chỗ này được. Từ đây tới nơi chúng tôi dừng xe ngày hôm qua cách nhau những hơn 20km, hơn nữa lại ngược gió. Anh ta đi kiểu gì tới được đây? Vào đến lều bác sĩ, nhìn đội cứu hộ nhanh chóng hồi sức cho AK, bác sĩ nhẹ nhàng thở ra rồi nói người này chỉ vì kiệt sức, đói ăn và thiếu nước nên mới bị ngất đi. Sau khi được bác sĩ châm cứu, vài phút sau anh ta cũng dần dần hồi tỉnh.
Sau khi anh ta tỉnh, chúng tôi hỏi anh ấy chuyện gì đã xảy ra, AK nói anh ấy cũng không nhớ là chuyện gì, chỉ biết cứ thế đi thẳng không nghỉ ngợi gì. Trong mắt nhìn thấy phía trước có bóng đen, nghĩ là có núi đá hay gì đại loại có thể tránh gió nên đi tới, kết quả là anh ta tới tận đây, cũng không biết đi trong bao lâu chỉ biết cuối cùng trượt chân rơi xuống hố. Nói xong AK lại hỏi:" à, có hai người rất cao cũng đi tới đây, họ đã trở về chưa?"
Người rất cao đấy chính là Người Da Trắng, tôi vừa nghe anh ta nhắc tới cái bóng đen khổng lồ kia thì muốn hỏi thêm vài điều, nhưng A Ninh đã cướp lời hỏi anh đã gặp bọn họ rồi à?
AK liền gật đầu, A Ninh quay đầu lại nhìn tôi nói:" có nghe thấy không? Tìm thấy lão K ở ngoài khe đá ngoài thạch địa này, trong kia chính là quỷ thành vậy hẳn là bọn họ đã đi vào đó! Khó trách sao chúng ta tìm thế nào cũng không thấy được."
Trong mắt cô ấy lộ ra thần thái quyết đoán, lập tức vỗ tay bảo chúng tôi đi ra ngoài. Sau khi tất cả lục đục rời khỏi lều, ra đến ngoài lại chụm vào bắt đầu bàn bạc, A Ninh kiên quyết đòi ngay lập tức tiến vào quỷ thành tìm người.
Những người này cũng không biết có gặp chuyện gì bất trắc không, đi ngược gió hơn 20km, lão K thì ở bên ngoài thành hôn mê, người đi vào bên trong khả năng cũng sức cùng lực kiệt. Phải lật tức cứu bọn họ ra ngoài ngay, có như vậy chúng tôi mới thể an tâm được.
Tôi tinh thần vô cùng tỉnh táo, liền gật đầu đồng ý. Chúng tôi lập tức phân công một đội đi vào tìm kiếm, còn nhiều người vẫn đang ngủ mà lại không muốn đánh thức họ nên chỉ có bác sĩ, A Ninh và tôi. Chuẩn bị được ba người đi trước vào trong thám thính một vòng rồi những người bên ngoài chờ sau hai giờ nữa đánh thức những người khác tiếp tục tiến vào sau.
Nói xong chúng tôi bắt đầu chuẩn bị, vừa đem ba lô khoác lên vai thì Trác Tây đi tới, ngăn chúng tôi lại rồi nói:"chờ một chút, bà nội của tôi nói các anh không thể đi vào".
Chương 50
Quỷ thành
A Ninh kỳ quái hỏi:
" Tại sao?"
Trát Tây nói với chúng tôi:
"Bà nội tôi nói trước mặt các người lúc này là một quỷ thành, không phải là địa điểm du lịch, mà khu vực núi đá này ước chừng hơn 80km vuông, vô cùng rộng lớn. Bên trong địa thế vẫn còn nguyên thủy chưa có người từng đặt chân đến, không có lộ trình rõ ràng mà giờ đang là buổi tối, nếu không biết đường bước vào trong chỉ có lạc mà thôi. Hơn nữa nghe nói nơi đây còn có rất nhiều hố cát lún, trong năm 1997 có một đội khảo sát địa chất đã mất tích trong khu vực này, lúc ấy cũng huy động thêm nhiều người tìm kiếm nhưng kết quả vẫn không tìm được ai. Sau đó tới năm 1999 vào mùa gió lại có vài nhiếp ảnh gia đi vào trong này tình cờ phát hiện hai thây khô được xác định là trong đoàn khảo sát đó, những người khác thì tới giờ vẫn không tìm thấy."
A Ninh nghe xong lắc đầu đáp:
" Điều này mấy người đừng lo lắng, chúng tôi đều mang theo gps, nếu đúng như mấy người nói địa hình trong quỷ thành phức tạp tới đâu thì chúng tôi vẫn phải đi vào. Nếu đợi tới khi trời sáng mới vào tìm thì họ chắc lành ít dữ nhiều".
Nói xong không nghe Trát Tây nói thêm lời nào nữa liền thông báo với vài người, bật đèn pin, chuẩn bị tiến vào khu núi đá.
Tôi nghĩ cô ấy nói cùng đúng, Trát Tây tới giờ vẫn đóng vai người thông báo những tin giật gân, như A Ninh nói thì trước giờ cậu ta không hề có muốn tham gia vào đoàn này. Hơn nữa cậu ta ở đây là chỉ vì bà nội cậu, nếu bỏ mặc ba người kia ở bên trong giống như là tự tay giết chết bọn họ, chúng tôi đã xác định được bọn họ ở đâu rồi nên không thể làm ngơ đi được.
Tôi tất nhiên là sẽ đi vào, vì ba người kia mất tích cùng lúc với tôi, hoặc ít nhiều thì tôi cũng phải cố gắng giúp đỡ mọi người trong đoàn, nếu thực sự không có gì xảy ra ngoài ý muốn thì tôi cũng thấy yên tâm hơn. Mà giờ có ở lại đây cũng không tài nào ngủ được.
Trát Tây còn muốn nói thêm nhưng Định chủ Trác Mã từ phía sau đã lên tiếng, bà ấy lắc đầu bảo Trát Tây đừng nói gì nữa, rồi dùng Tạng ngữ nói với Trát Tây vài câu.
Trát Tây lập tức thể hiện thái độ không đồng tình, nhưng Định chủ Trác Mã vô cùng kiên quyết, Trát Tây vẫn muốn phản đối thêm nhưng Định chủ Trác Mã quát lên một tiếng khiến cậu ta phải im lặng. Sau đó Trát Tây ném ánh mắt tức giận về phía chúng tôi rồi nói:" các người gặp may đấy, bà nội tôi bảo tôi đi cùng các người vào bên trong". Nói xong bật đèn pin bước tới bên cạnh hành lý của mình bắt đầu lấy dụng cụ trang bị.
Tôi không hiểu tiếng Tạng, hỏi A Ninh lão bà bà nói gì vây, A Ninh cũng lắc đầu, cô ấy bảo họ nói nhỏ quá nên không nghe rõ, chỉ loáng thoáng nghe thấy cái gì mà người nhận tiền rồi làm tròn trách nhiệm hay đại loại như thế.
Trong lòng tôi bật cười, nhìn thoáng qua Định chủ Trác Mã, lão bà bà này đã quay lại trong lều, xem ra không hề lo lắng gì về vấn đề này.
Trát Tây lấy trang bị của cậu ta ra sắp xếp qua lại một chút rồi bảo chúng tôi cái gì không cần thiết thì không phải mang vào Chủy yếu là cầm theo nước và lương khô là đủ rồi, thêm súng báo hiệu nữa, sau đó đánh thức một lái xe nói cho người ấy quyết định của chúng tôi rồi bảo sau khi bốn người vào thì chờ ở ngoài. Chuẩn bị tiếp ứng chứ không cần thiết phải tiến vào trong, chỉ cần đứng bên ngoài bắn tín hiệu cho chúng tôi biết phương hướng đi ra là được. Nếu không thấy ra, chờ tới khi trời sáng thì cho người đi vào tìm, trên đường đi cậu ta sẽ lưu lại ký hiệu.
Lái xe mơ mơ màng màng gật đầu lia lịa, bốn người chúng tôi chỉnh đốn lại trang bị một chút, sau đó hướng vào bên trong quỷ thành xuất phát.
Nơi chúng tôi tránh gió là bên cạnh quỷ thành, trại được dựng lên đằng sau một khối núi đá khổng lồ, kéo dài xuống phía dưới, khi cơn bão cát đi qua nhìn tòa thành giống như là núi đá, đây là một khối núi đã cao nhất trong quỷ thành.
Trát Tây ở trên dốc dùng vài viên đá đánh dấu lại cho người đi sau biết phương hướng, cậu ta nói, đi vào đây chỉ cần chuyển hướng là cậu ta lại để lại một dấu hiệu. Nếu đi tiếp phát hiện thấy có dấu hiệu ấy thì chúng ta sẽ chuyển sang hướng khác để tránh đi lòng vong. Đó là điều quan trọng nhất khi đi vào một nơi như mê cung thế này.
Chúng tôi cảm thấy rất có lý, cùng nói không thành vấn đề.
Rất nhanh sau khi bước vào qua cổng,chúng tôi tiến tới khu nội thành, bốn phía cảnh vật bắt đầu trở lên quỷ dị, đưa mắt nhìn, dưới ánh trăng tất cả đều là một màu đen loang lổ của đá núi hòa với bóng tối của trời đêm. Nhưng vì có ánh sáng của đèn pin nên chiếu tới đâu cũng có thể nhìn thấy núi đá bị gió và cát phong hóa tạo thành những khe rãnh vô cùng rõ ràng. Trong bóng tối như thế này, những chỗ ánh trăng có thể chiếu đến thì lại trắng toát khiến cho tôi có chút cảm giác như đi trên bề mặt mặt trăng.
Tôi nhìn khắp nơi, tưởng tượng trong nội dung được học về địa chất trước đây, đã quên không còn một ít nào. Chỉ biết là nơi này phong thực chưa sâu sắc, địa thế tương đối kín, khe trong núi đá cũng không sâu, trình độ bào mọn chưa quá lợi hại nên hầu hết núi đá quanh đây còn rất cao.
Trong tình huống này, chúng tôi chỉ có thể đi qua mấy cái khe trong núi đá, không thể giống như là ngoài quỷ thành tùy tiện nhìn vào bên trong được. Nhưng địa thế bên trong khu núi đá này cũng không bằng phẳng, phía trên thì cao và sắc nhọn nhô ra ngoài còn bên dưới thì bị trôn sâu trong cát. Trong địa lý học mà nói thì loại núi đá kiểu này được cho là địa thế khu vực đỉnh núi, nhưng nhìn lên chỉ thấy cáo hơn mười thước, hẳn là bên dưới lớp cát này còn bị chôn sâu tới hàng km, giống như những nhánh núi trong dãy Côn Luân. Nếu như đúng như so sánh thì giờ chúng tôi cảm giác mình như đang đi trên đỉnh Côn Luân vậy.
Nhưng giờ tôi không có nhiều thời gian để nghĩ tới những chuyện đó, tiến vào ba km, A Ninh bắt đầu dùng bộ đàm gọi. Chúng tôi cũng hét lớn lên, hi vọng ba người kia có thể nghe thấy tiếng của chúng tôi rồi đáp lại.
Trong quỷ thành vô cùng yên tĩnh, chỉ nghe thấy tiếng vọng của mình truyền tới vô số lần trong không gian, liên tục vang lên có thể có thể cách xa vẫn còn nghe thấy. Nếu đứng từ xa lắng tai nghe thì sẽ có cảm giác rất quỷ dị giống như là tiếng gọi từ cõi u minh.
Cứ như vậy chúng tôi vừa đi vừa gọi, được khoảng ba hay bốn giờ gì đó thì đi vào sâu bên trong quỷ thành, đèn phin chiếu tới tứ phía núi đá, mắt hướng theo ánh đèn, miệng gọi không ngớt tới mức mỏi quai cả ra. Nhưng không hề phát hiện bóng dáng của bọn Người Da Trắng, chúng tôi gọi liên tục mà không hề có lấy một tiếng hồi âm, chỉ nghe thấy tiếng của mình vọng lại trong tiếng gió khóc nhè nhẹ từ các khe đá.
Chúng tôi đành phải dừng lại nghỉ ngơi, A Ninh hỏi Trát Tây, theo kinh nhiệm của cậu ta, có cơ hội tìm thấy người trong này không?
Trát Tây lắc đầu:
"Cũng chỉ có các người mới dùng cách này, chúng ta đã đi được khoảng 7km nếu tính thẳng 1 mạch từ ngoài vào tới đây, nhưng kỳ thật thì chúng ta đã mất phương hướng và vòng đi vòng lại nhiều lần. Nhìn vào la bàn thì hiện tại chúng ta lại đi ngược trở lại, người bị vây trong này cũng giống con kiến vậy, không thể dùng mắt hay tai để tìm phương hướng nên hiện giờ tôi chỉ có thể cam đoan đưa mọi người đi ra bên ngoài chứ còn về việc tìm người trong quỷ thành này thì tôi không thể đưa ra quyết định... Bọn họ hoàn toàn không có bất kỳ tín hiệu nào cho chúng ta, nếu bọn họ cũng đang tìm đường ra, vậy cho hỏi trong 80km vuông này xác suất để chúng ta gặp được họ là bao nhiêu?"
A Ninh không hài lòng với câu trả lời này của trác tây, nhíu mày nói:
" Trong làng của các cậu trước đây chưa có ai từng bị lạc tới nơi này sao?"
Trát Tây lấy vạch hai đường trên phiến đá, cũng không nhìn A Ninh lắc đầu nói:
" Ở nơi như thế này chúng tôi không bao giờ tiến vào lúc trời tối".
Nói xong cậu ta thở dài, không biết là ý gì nữa.
A Ninh nhìn nét mặt chúng tôi, khuyến khích chúng tôi vài câu rằng không được nản lòng. Nhưng những lời đó cũng không có tác dụng gì lớn, chúng tôi rút ra vài điếu thuốc khôi phục tinh thần rồi tiết tục cuộc tìm kiếm.
Nhưng mọi chuyện vẫn không có tiến triển gì, lại vừa đi vừa gọi, không biết trải qua bao nhiêu tiếng đồng hồ, nghỉ ngơi tổng cộng bốn lần. Trát Tây đã đánh dấu hơn ba mươi chỗ, nhưng người đến cả bóng cũng không thấy, cũng không có tiếng đáp lại, trong quỷ thành yên lặng như muốn nuốt lấy tất cả chúng tôi.
Khiến tôi cảm nhận được rõ ràng nỗi sợ hãi chính là chúng tôi không hề nhìn thấy một cái vạch đánh dấu nào của Trát Tây để lại trên đá. Điều này chứng tỏ là chúng tôi không trở về chỗ cũ vẫn tiếp tục đi vào trong quỷ thành sâu không lường được, không biết cứ đi tiếp thì còn đi tới đâu nữa.
Cả đội lại lầm lũi đi về phía trước, tới một cái khe sâu giữa hai mặt đá giáp lại, một phiến hạ xuống thấp hơn thì thật sự không thể nhấc chân nổi nữa lại phải nghỉ lần thứ sáu. Cổ họng ai lấy đều tắc nghẹn, không thể thốt ra được tiếng nào nữa. Trong lúc ngồi uống nước, cả đội rơi vào trạng thái á khẩu, đầu óc đều trở lên trống rỗng.
Trầm mặc mất một lúc, bác sĩ đột nhiên nói:
"Có phải quỷ thành này có ma quỷ thật không? Có khi nào bọn họ bị quỷ lôi đi rồi không?"
Những lời thốt ra đột ngột tới mức mọi người sửng sốt nhìn về phía bác sĩ, Trát Tây trừng mắt một cái bảo anh ta đừng nói bậy đấy chỉ là truyền thuyết thôi đừng làm cho người khác bất an thêm nữa.
"Ma quỷ thì chắc chắn không có và người cũng chắc chắn vẫn ở trong này".
Sau đó Trát Tây nuốt xong ngụm nước mới từ từ nói tiếp:
"Có điều không biết hiện giờ tình hình ra sao thôi"
Không khí lại trùng xuống, bản thân mọi người đều đang mang tâm trạng nặng nề. Trên thực tế thì tôi hiểu chúng tôi chỉ còn rất ít hi vọng vào kết quả cuộc tìm kiếm này. Lúc mới tiến vào, tôi nghĩ sác xuất tìm được bọn họ sẽ rất cao, ít nhất là cũng thấy được vài manh mối, nhưng hiện giờ thì chỉ toàn là bế tắc, không có lấy một ý tưởng trong đầu.
Nghỉ ngơi thêm một lúc, A Ninh có vẻ đã sẵn sàng, tiếp đó chúng tôi lại chuẩn bị tiếp tục xuất phát, ai lấy phản xạ có điều kiện đều đứng cả lên, hít sâu, vươn vai rồi lấy lại tinh thần tiếp tục gào thét.
Ngay lúc đó, chúng tôi liền nghe thấy trong bộ đàm của A Ninh có truyền ra tiếng người kêu to. Tiếng loa lớn tới mức chói tai, nghe không ra là đang nói cái gì.
Bốn phía đang im lặng như tờ chợt tiếng nói vang lên đột ngột khiến chúng tôi bị một phen dọa chết khiếp, lập tức nhìn về chiếc bộ đàm của A Ninh. A Ninh vẫn còn đang trong trạng thái ngây, vài khắc sau mới phản ứng lại được vội cầm bộ đàm lên nghe. Âm thanh kia lại vang lên một lần nữa, chói tai kinh khủng, nhưng có thể nghe rõ ràng là tiếng người gọi.
"Bọn họ ở quanh đây!" chúng tôi đồng thanh reo lên khiến A Ninh thiếu chút nữa thì nhảy dựng.
Địa hình quỷ thành khiến cho bộ đàm không thể thu được tín hiệu, A Ninh điều chỉnh nhiều lần cốt là muốn bắt được tín hiệu nhưng không hề có kết quả, hiện giờ tín hiệu đột nhiên vang lên hẳn là người dùng bộ đàm đang ở nơi nào đó gần đây. Mọi người nhìn nhau trong lòng ai lấy đều thở phào một cái, A Ninh lập tức bắt đầu xoay cái núm điều khiến, tiếng nói bắt đầu trở lên rõ ràng hơn, nhưng vẫn không nghe ra là đang nói cái gì. Tiếp theo cô ấy ghé bộ đàm sát vào miệng gọi to:
" Tôi là người chỉ huy đội thám hiểm đây, chúng tôi đang đưa người tới cứu các anh, các anh đang ở chỗ nào?"
Tiếng đáp trả chỉ là liên tiếp những câu khó hiểu xen vào đó có rất nhiều nhiễu âm, nhưng ngữ điệu đã có thay đổi, chắc người bên kia đã nghe thấy tiếng của chúng tôi. Vừa rồi thì còn uể oải còn giờ thì người nào cũng hừng hực khí thế, bác sĩ còn hét to một tiếng "yes". Tất cả mọi người đều lấy bộ đàm của mình ra, vỗ vỗ vài cái, chiều chính qua một chút, nhìn xem máy móc có vấn đề gì không, ngay sau đó thì ai cũng nghe thấy tiếng người bên kia truyền lại, âm thanh trở lên ồn ào hỗn độn.
A Ninh lại gọi vào bộ đàm lần nữa, lúc này âm thanh đã rõ ràng hơn một chút, chúng tôi cố gắng lắng tai nghe hi vọng có thể hiểu họ đang nói cái gì. Nghe một lúc tôi mới phát hiện có gì đấy không đúng, người bên kia bộ đàm không phải đang nói chuyện với chúng tôi, ngữ điệu của người này có phần rất cổ quái. Rất khó mà hình dung được là đang nói gì, cẩn thận nghe kỹ từng tí một thì đột nhiên lại nghe thấy tiếng cười lạnh lẽo vang lên.
Chương 51
Tiếng gọi của ma quỷ
Tôi "A!" một tiếng, có một cảm giác rất không ổn, nghe đi nghe lại càng thấy giống. Đây tuyệt đối không phải tiếng người nói chuyện, tuy chưa thể khẳng định có phải tiếng cười không nhưng nghe thì thấy giống lắm. Những người khác cũng nhận ra được điều này, A Ninh im lặng, quay lại nhìn chúng tôi kinh ngạc.
Bác sĩ nói:
"Sao lại như thế này? Bọn họ sao lại ở đó mà cười? Có phải là nghe thấy tiếng chúng ta thì vui tới mức thế không?"
Trát Tây liền hỏi ngược lại:
"Ông có lúc nào vui mà lại đi cười như vậy không?"
Trên mặt A Ninh hiện lên biểu cảm nghi hoặc, cô ấy không gọi nữa mà lại điều chỉnh bộ đàm, muốn nghe rõ hơn thanh âm kia. Điều chỉnh vài lần đều không có tác dụng, thanh âm kia thỉnh thoảng vẫn vang lên đều đặn. Chúng tôi lắng tai nghe phát hiện rõ ràng là tiếng cười lạnh, cảm giác vừa như oán hận vừa như cay độc. Cơ bản không phải là tiếng người bình thường có thể phát ra, hoặc là có thì chỉ trong viện tâm thần mới có khả năng nghe thấy.
Nhưng nếu nghe cẩn thận thì lại cảm giác như sau tiếng cười còn có một vài âm thanh khác nữa, rất nhỏ. Hai ba loại âm thanh trộn lại với nhau, ở trong hoàn cảnh khủng bố như này lại mang thêm màu sắc ma quỷ khiến người nghe kinh hồn rợn tóc gáy.
Điệu cười này nghe rất khủng khiếp, tôi đột nhiên có linh cảm vô cùng bất an. Ngay cả đến người từ lúc đi vào đây vẫn giữ một thái độ hầm hầm như Trát Tây mà cũng lộ ra nét mặt sợ hãi, sắc mặt trắng bệch, nuốt một ngụm nước miếng nói:
"Sao lại như vậy, con mẹ nó chứ, điệu cười này thực sự rất khó nghe"
A Ninh ra dấu bảo cậu ấy đừng nói gì cả, đưa bộ đàm lên ghé vào tai, nghe trong chốc lát mới nói:
"Đây không phải tiếng người!"
"Đừng nói lung tung chứ chị đội trưởng!" bác sĩ kêu lên,"không phải tiếng người chẳng lẽ là tiếng quỷ?"
"Các anh nghe thử mà xem" A Ninh bảo chúng tôi ghé sát tai vào "tiếng này tần suất rất nhanh, hơn nữ, ngữ điệu lại bình ổn, cứ năm phút lại ngừng, ai đã thấy người khác cười được năm phút liên tục không?"
Tôi nghe tới đó thì thấy quả có lý, lại hỏi:
"Vậy đây là tiếng gì?"
"Loại tần suất như này chắc hẳn là tiếng máy móc, ví như là dán dán chiếc đồng hồ trên cái bộ đàm này, nhưng nghe tần suất lại không cố định, cũng có thể là người bên kia đang dùng móng tay liên tục cào vào một phiến kim loại chẳng hạn." A Ninh vừa nói vừa minh họa,"hơn nữa vọng vào trong loa phát ra sẽ nghe thành tiếng này."
"Dùng móng tay cào trên bộ đàm ư, sao họ phải làm vậy?" bác sĩ hỏi "sao lai không kêu lên như thế thì có lẽ chúng ta không cần dùng bộ đàm cũng có thể nghe thấy" .Người đó vừa nói thì Trát Tây và A Ninh sắc mặt thay đổi, tôi cũng đột nhiên hiểu ra được chuyện gì:
"Bọn họ không thể kêu được, cũng không thể nói gì, chỉ có thể dùng cách này để liên lạc với xung quanh"
"Trong hố cát! Bọn họ bị rơi xuống hố cát!" Trát Tây kêu lên,"khả năng chỉ còn mỗi cái đầu vẫn chưa bị chìm xuống, trong tình huống như thế chỉ cần đánh rắm là cũng có thể chìm nghỉm được".
"Chết tiệt!" chúng tôi trở lên vô cùng khẩn trương, lập tức đứng cả dậy nhìn bốn phía tối đen như mực. Trong đầu nghĩ họ có thể ở chỗ nào?
A Ninh lúc này vẫn rất bình tĩnh, cô ấy vỗ vỗ tay bảo chúng tôi không cần cuống lên:"bình tĩnh nào! Bọn họ có thể phát tín hiệu như thế này cho thấy bọn họ hiện giờ đang tạm thời an toàn, chúng ta có thể thu được tín hiệu nghĩa là bộ đàm ở bên cạnh bọn họ, chúng ta có thể tới đó nhanh nhất có thể!"
"Nhưng nói là bên cạnh, nhưng hiện giờ bên cạnh vô cùng lơn, tìm thế nào đây?" A Ninh bảo chúng tôi đi theo, bắt đầu cầm bộ đàm đi xung quanh, phán đoán hướng phát ra tìn hiệu. Tôi thấy sao lại không nghĩ ra cách đơn giản như thế, uổng công luôn tự nghĩ mình là một người uyên bác, đứng một chỗ cũng có thể thu được tín hiệu bộ đàm. Sóng âm thanh là phải từ một nơi nào đó phát ra, mà dựa vào âm tần có thể nhận biết khoảng cách, từ đó suy ra dò sóng bộ đàm có thể đoán ra được nó từ hướng nào tới.
Chúng tôi lập tức làm theo đi quanh một vòng, thì thấy ở trong khe đá có tín hiệu mạnh nhất, chắc hẳn nguồn phát tín hiệu ở ngay bên trong đấy. A Ninh hô to vài tiếng, chúng tôi lập tức chạy tới chỗ đó, đồng thời tập trung đèn pin hướng vào bên trong. Trát Tây kêu lên:
" Để ý dưới chân, đừng xuống vội!".
Chúng tôi cũng không nghĩ được nhiều như vậy. Vừa chạy vừa tìm rất nhanh thì thấy đầu ra của khe sâu đó, ngay trước mặt chúng tôi, xuất hiện một cái động đá hình bán nguyệt bên trong rộng khoảng 100 thước.
"Ngay trong này?" chúng tôi đều toát mồ hôi lạnh, cảm thấy có gì đấy không đúng lắm, bởi vì đèn pin đảo qua thì thấy trong chỗ này đến cả một bóng ma cũng không có.
"Chẳng lẽ đã chìm xuống rồi?" trong lòng tôi bỗng có linh cảm rất xấu.
A Ninh lắc đầu, bởi vì trong bộ đàm vẫn vang lên âm thanh như trước cô ấy liền kêu lên một tiếng bảo chúng tôi tách ra để tìm.
Chúng tôi chia nhau ra cẩn thận tìm tỏi mọi manh mối rất nhanh liền thấy Trát Tây gọi, bên đó có phát hiện mới chúng tôi vội vã chạy tới xem thì thấy có rất nhiều dấu chân hỗn độn ngay trên mặt cát. Không phải dấu chân của chúng tôi.
"Bọn họ ở ngay đây!" Trát Tây nói, "động đá hình bán nguyệt này giống như một cái hang tránh gió, bọn họ chắc chắn là bị cuồng phong dồn tới mức phải chạy vào bên trong, mà ở đây gió không thổi tới mới có thể giữ được giấu chân còn nguyên trên mặt cát".
Chúng tôi lập tức theo dấu chân di vào, dấu vết trên cát rất rõ ràng, có thể thấy được tổng cộng có ba người. Chúng tôi đi theo dấu chân đó khoảng hơn mười thước thì đến cuối hang, dấu chân không hề biến mất, cũng không quẹo sang hai bên, không có hố cát lún ở đây.
"Theo dấu chân này thì không phải là đi vào bên trong sao?" Trát Tây tặc lưỡi nói.
"Không phải!"
Nét mặt A Ninh có vẻ rất kinh ngạc, cô ấy ngẩng đầu nhìn lên trên trần hang, bên trên một khoảng tối đen, cũng không nhìn thấy bất cứ một cái gì.
"Bọn họ trèo lên trên đó"
Thế là thế quái nào, chúng tôi đều sửng sốt, ngần đầu nhìn lên trần rồi nhìn lại vết chân dưới mặt cát, chỉ thấy che hết trong hang là một vùng tối đen như mực. Chỉ có một mầu đen thuần túy, chúng tôi chiếu đèn pin lên vì trên trần thật sự rất cao ánh sáng của đèn pin tản ra không thấy rõ cái gì.
Bọn họ lên đấy làm cái quái gì? Chẳng lẽ trong hang này còn có cái gì nữa?
Lúc này A Ninh bảo chúng tôi lui về phía sau rồi rút ra trong ba lô một khẩu súng báo hiệu, hướng lên trên trần bắn lên. Pháo sáng bay lên giữa không trung nổ mạnh một tiếng rồi chiếu sáng rực lên như ban ngày, trong nháy mắt cảnh tượng xung quanh hiện lên rõ ràng.Toàn bộ chúng tôi đều đưa mắt nhìn bôn phía, trong vài giây ánh sáng đột ngột khiến cho mắt của mọi người không kịp thích ứng, còn chưa thấy gì hết thì chợt nghe A Ninh đã thốt lên vô cùng sợ hãi:
" Trời ạ!".
Chúng tôi nheo nheo mắt ngần đầu nhìn vào không trung, chỗ pháo sáng vừa lóe ra thì thấy dưới cái vòm hình bán nguyệt khổng lồ có khảm một vật thể vô cùng lớn, một nửa bị chôn ở bên trong trần hang, nửa còn lại lộ ra nằm lơ lửng giữa không trung.
Chương 52
Thuyền chìm trong biến cát
Trong mấy chục giây ánh sáng ấy tất cả chúng tôi đều sợ tới ngây người. Mọi người chỉ biết nhìn vật thể rất lớn đấy mà đầu óc hoàn toàn trống rỗng. Mãi cho tới khi pháo sáng tắt, chúng tôi mới ngộ ra được một chút, ngay lập tức lấy tất cả đèn pin chiếu về phía nó. Ánh sáng vụn vặt của đèn pin không thể chiếu ra toàn cảnh xung quanh nên đành phải hạ đèn xuống.
Nhưng đại khái là chúng tôi đã biết trên đó có một vật thể rất lớn, mới nhìn qua nên không thể xác định được rõ ràng hình dạng của nó. Nếu vừa rồi không có pháo sáng chiếu ra cảnh tượng ấy mà chỉ dùng đèn pin đảo qua đảo lại thì chắc chúng tôi sẽ không chú ý tới điểm khác thường này. Hơn nữa chúng tôi lại đang đứng từ phía dưới nhìn lên trên, hẳn là sẽ không phân biệt được đấy là cái gì.
"Đấy là cái gì vậy?" Trát Tây lầu bầu một tiếng.
Không ai có thể giải thích được nó là cái gì, chỉ có thể khẳng định nó là một khối lập phương làm bằng gỗ niên đại cũng khá lâu rồi, chỉ là không biết là hình hài thật sự của nó là cái gì. Thoạt nhìn thì thấy giống như là một cỗ quan tài cỡ lớn, nhưng mà để ý kỹ thì phát hiện không phải thế, nó giống như là cái thùng hơn là quan tài. Nhưng cơ bản là tôi chưa từng nhìn thấy cái thùng nào có hình dạng cổ quái như vậy.
"Xem lại đi!"
Không biết ai đột nhiên thốt lên khiến chúng tôi bừng tỉnh. Vài người đã nghĩ tới cả việc leo lên trên sường dốc, tôi liền chạy tới ngăn bọn họ lại, nói:
" Đừng làm bậy, bính tĩnh một chút đi, cao như vậy, hơn nữa đây là đất dưới lòng sông, không thể tùy tiện đặt chân nên nhỡ chẳng may có gì bất thường xảy ra thì khó lòng mà xử lý kịp"
A Ninh cũng gật đầu nói:" đúng vậy ba người kia còn chưa tìm được mà quanh đây chúng ta đã tim khắp rồi nhưng vẫn không có phát hiện manh mối gì, chắc bọn họ chỉ có thể leo lên trên đấy, hiện giờ cũng không có lấy một chút động tĩnh gì, lẽ nào họ gặp chuyện rồi. Nói không chừng bên trên còn có nguy hiểm, chúng ta phải thật cẩn thận. Hoặc là tôi sẽ lên trên xem trước, nếu không có gì nguy hiểm thì mọi người trèo lên sau."
Nói xong cô ấy dắt đèn vào hông rồi bảo chúng tôi đứng dưới hướng ánh sáng lên cho cô ấy trèo vừa nói cô ấy vừa đặt chân lên vách đá. Lúc này Trát Tây mới ngăn lại nói:"Đừng, để tôi lên trước, chuyện nguy hiểm như thế này không thể để phụ nữ làm. Địa hình đất lòng sông này trước kia tôi đã đi qua rất nhiều nên cũng có kinh nhiệm ít nhất là so với mấy người." Nói rồi không đợi A Ninh đáp lại Trát Tây đã ngậm chủy thủ trèo lên trên mặt đá sau đó một tay cắm chủy thủ, một tay bám vào vách, cứ thế thoăn thoắt leo lên.
Cậu ta động tác nhanh nhẹn, nhìn như con khi đang leo cây. Chúng tôi chiếu đèn cho cậu ấy cũng không chịu chút áp lực gì. Chăm chú theo dõi Trát Tây di chuyển trên mặt đá đến phía bên dưới vật thể kia thì dưng lại. Cậu ta tìm một chỗ thật vững đặt hai chân lên quay lại chỗ chúng tôi ra hiệu, ý là không có gì nguy hiểm, rồi lấy đèn pin chiều vào xem bên trong có gì.
ở phía dưới chúng tôi chỉ có thể nhìn thấy động tác của cậu ấy, cũng không thấy cậu ấy chiếu cái gì, trong lòng hồi hộp, bác sĩ chịu không được liền lên tiếng:
"Đấy là cái gì vậy?"
"Tôi không biết"
Trát Tây vẫn nhìn vào bên trong nói vọng ra. Tôi xem cậu ta đứng trên đó gãi đầu miệng lầm bầm 1 câu tàng ngữ, sau đó lại nói:" trời ạ, đây hình như là một chiếc thuyền!"
"Thuyền?"
Chúng tôi nhìn nhau kinh ngạc. Trát Tây liền nói:"thật sự là thuyền đấy! Các người tự mình lên xem thì biết."
Vừa nói xong thì A Ninh đã sắn tay áo bám lên mặt đá, tôi tự động cũng chạy theo sau A Ninh. Còn bác sĩ thì rất béo nên chỉ trèo lên vài bước đã trượt xuống. Chúng tôi đành bảo anh ta ở dưới chờ vì nếu cứ trèo lên nhỡ may trượt chân ngã xuống thì nguy, sau đó lần lượt từng người trèo lên chỗ Trát Tây đang đứng.
Kiểu đất pha cát này tưởng là khó trèo nhưng khi đặt chân nên rồi thì thấy cũng đơn giản thậm chí còn có thể trèo nhanh là đằng khác tuy rằng có hơi xốp nhưng bề mặt tương đối bằng phẳng lại có nhiều chỗ đặt chân. Chúng tôi làm như Trát Tây vừa trèo vừa dùng chủy thủ cắm vào vách đá làm chỗ tựa, cách này vừa nhanh gọn lại rất hiệu quả.
Tôi phải vận động hết tay chân để di chuyển trên vách đá, bề mặt nó khá lạnh, tôi đạp mấy chỗ đất nhô ra chân bị trượt đi một chút rồi dừng lại, tới được một chỗ tương đối gần vật thể lạ rồi mới nhìn qua chỗ Trát Tây. Nhưng khoảng cách vẫn còn khá xa mà lại bị Trát Tây che khuất nên vẫn không thấy rõ là thuyền hay là cái gì.
Tôi lần lần tiến thêm một chút nữa, tìm cho mình một vị trí thuận tiện để có thể nhìn cái vật thể kia thêm rõ ràng. Dưới ánh đèn của Trát Tây vật thể được khảm vào trong lớp đất pha cát chỉ lộ ra một nửa, nửa còn lại vẫn chôn chặt bên trong xem hình dạng thì quản thật là một con thuyền cổ đại bị đắm.
A Ninh đốt thêm pháo lạnh lên, hướng vào quan sát trong con thuyền. Lúc này bốn phía bừng sáng tôi thấy con thuyền đắm này bị phân giã đã gần như hết sạch, sắp hóa thành một thể với bùn đất, gỗ ở thân thuyền đã biến chất thành than hoàn toàn. Một bên thuyền gỗ còn có một cái khe lớn, bên trong hình như là trống không, tôi có thể nhìn thấy bùn ngập trong khoang thuyền, nhưng chỗ sâu nhất bên trong thì tối đen không thấy rõ gì hết.
Tôi quay đầu nhìn bốn phía nghĩ tới khả năng trước đây chỗ này từng là lưu vực một con sông nên mới có thuyền bị vây hãm ở đây. Có thể là thuyền buôn của thương nhân, thời kỳ sau đó thì lưu vực bị sa mạc hóa, hơn nữa cũng không nghĩ là những thuyền bị chìm trong con sông này lại ở cao hơn mặt đất nhiều như vậy.
A Ninh nói:" đây như là thuyền chiến đi thông thương với Tây Vực, trong này hẳn vẫn còn hàng hóa của bọn họ, thời ký đó quả thực kinh tế rất phát triển, bây giờ còn nhiều người vẫn nhận định là Tây Vực không vận chuyển bằng đường sông."
Thời cổ đại, nơi này được xem là một trong mười bảy tuyến đường nguy hiểm nhất trong hệ thống còn đường tơ lua, mà các quốc gia ở Tây Vực lại phân bố trong những khu vực hoang vu, đây là nơi giao thoa giữa hai nền văn hóa Ả Rập và Trung Quốc. Trước kia nơi này có vô số những con sông tập trung lại hình thành một khu vực giao thương nhộn nhịp, không biết bao nhiêu vải vóc tơ lụa đi qua đây tới tây phương, nghe nói các hoàng cung của quốc gia Tây Vực còn được thưởng thức cả dưa hấu của Trung Nguyên. Lúc ấy lưu vực này còn thiên biến vạn hóa nên có không ít lữ đoàn của thương nhân bị mắc cạn ở trên tuyến đường này, sâu trong xa mạc này có thể trôn vùi hàng trăm thuyền chiến. Nhưng bởi vì sự biến hóa trong sa mạc nên không còn nhìn thấy chúng nữa, không ngờ là tại chỗ này vẫn có thể nhìn thấy một vết tích hiếm có như thế. Bác sĩ ở dưới đất không nhìn thấy cái gì bên trên nóng vội gọi:
"Đó là cái gì vậy? Ba người kia có ở trên đó không?"
Trát Tây nói xuống dưới vài tiếng đáp lời anh ta, bác sĩ còn nói cái gì đấy nữa nhưng nghe không rõ lắm. Lúc này tôi đột nhiên nghĩ tới khả năng bọn Người Da Trắng lúc đi tới đây nhìn thấy chuyền đắm này nên nảy sinh tò mò leo lên trên xem xét. Chúng tôi lại chỉ tìm bên dưới thảo nào không phát hiện được ai, bọn họ chắc chắn là ở trên này. Nhưng đều đã nhìn bốn phía vách đá nhưng không thấy một ai, bọn họ có thể trốn ở chỗ nào được nữa.
Nơi này vách đá dựng đứng trừ có con thuyền đắm náy thì không có chỗ nào có thể làm nơi lẩn trốn, chẳng lẽ ba người đó chui vào bên trong thuyền? Lúc này ánh trăng bị mây che phủ, bốn phía lập tức tối om, ba người loay hoay bám vào thành vách, tôi nói với A Ninh thử mở bộ đàm ra xem có biết được vị trí của bọn họ không.
A Ninh lấy ra bộ đàm, vừa mở ra thì âm thanh bên trong vang lên rất rõ ràng, cô ấy điều chỉnh lại một chút, tín hiệu không hề thay đổi. Tiếp theo Trát Tây chỉ vào trong thuyền bảo cô ấy vào trong xem sao. A Ninh trèo qua đến chỗ khe hở trên thân thuyền thì dừng lại, chúng tôi thật sự nghe thấy một âm thanh vô cùng rõ ràng từ trong bộ đàm truyền ra.
Chúng tôi nhìn nhau, đều cảm nhận tháy thực bất ngờ, xem ra tín hiệu này thật sự là từ bên trong thuyền đắm này phát ra. Trát Tây nhìn vào trong khe hở nói:" thực là gặp ma rồi, chẳng lẽ ba người kia bị ngốc mà lại đi vào bên trong này?"
Cái khe nứt cũng rộng đủ để cho người tôi có thể đi vào, chỉ là không biết bên trong có chứa cái gì. Chúng tôi cầm đèn pin chiếu vào, thấy trong diện tích trong thuyền rất rộng, tận cùng của nó đèn không chiếu tới được, chỉ thấy tối đen một khoảng. Tôi hô vài tiếng, nhưng không có ai đáp lại.
"Làm sao bây giờ?"
"Có thể là bọn họ đi vào nhưng sau đó lại đi ra, còn bộ đàm thì bị rơi ở bên trong" A Ninh nói, " hoặc cũng có thể là họ không hề đi vào trong này"
"Vậy âm thanh kia phát ra như thế nào?" tôi hỏi.
"Điều này thì chưa có câu trả lời được, phải vào xem mới biết thế nào" A Ninh nháy mắt với tôi, nói xong thì đặt ba lô xuống, ý là bảo chúng tôi cùng cô ấy đi vào trong.
Trát Tây dẫn đường, quan trọng là người có kinh nhiệm. Nơi này theo tôi và A Ninh thấy thì có hình dáng bình thường, tôi cũng không có cách này khác để miêu tả. Cô ấy cởi áo khoác, ngậm chủy thủ, cúi người chui qua khe hở.
Sau khi đi vào, trên thân thuyền bùn đất bị dính chặt lại không thể rơi xuống khiến cho cả thân thuyền có một vỏ bọc rắc chắc. Cô ấy ngừng vài giây, ổn định lại một chút, Trát Tây liền đưa đèn pin cho cô ấy. Sau đó tôi cũng cởi áo khoác ngoài ra.
Khe hở bên ngoài chỉ vừa đủ cho tôi chui vào, nhưng bên trong không gian lại tương đối rộng rãi. Tôi nghiêng người đặt chân vào, thấy bên dưới chân đạp lên toàn bùn đất, trên đầu cũng toàn bùn, toàn thân không có cách nào ngồi xuống được, chỉ có thể gò người xuống mà đi. Vốn bên trong khoang thuyền không gian rất lớn, nhưng hiện tại cơ bản là bị nhồi toàn bùn đất, kỷ thật chúng tôi như đang đi trong một cái động bùn vậy.
A Ninh mở bộ đàm lúc này âm thanh phát ra rõ ràng như là tiếng cười lạnh. Âm thanh phát ra trong khoang thuyền vô cùng vang dội. Nhìn trong thuyền một khoảng tối đen, tim của tôi như muốn leo lên tận cổ họng. Rốt cuộc âm thanh này phát ra từ đâu?
A Ninh cúi người từ từ đi vào bên trong kiểu như là lính kéo súng phủ phục trườn tới, cô ấy dùng một tay bám vào khoang thuyền, tay kia ra dấu bảo chúng tôi chiếu đèn cho cô ấy. Tôi hổn hển làm như cô ấy, cũng lấy đèn pin chiếu bốn phía bùn xung quanh, thật sự tất cả chỉ có bùn là bùn, ngoại trừ những thứ linh tinh có thể nhìn thấy bị trôn bên trong bùn là những phiến gỗ, cảm giác như là đang trong thời chiến vậy.
Thuyền đắm này khẳng định là do mạn thuyền bị vỡ bùn mới tràn vào. Ngay lúc đó thuyền chắc vẫn chưa hoàn toàn chìm nghỉm, cho nên bùn không hoàn toàn tràn hết vào trong khoang, phái dưới bùn này chắc hẳn còn rất nhiều hàng hóa, không biết là vận chuyển thứ gì.
Đi vào bên trong khoảng bảy tám thước, chúng tôi có thể trực tiếp nghe thấy cái âm thanh quỷ dị kia. A Ninh chưa tắt bộ đàm, âm thanh bên ngoài nghe hơi khác một chút, là từ tận sâu trong khoang thuyền truyền lại hơn nữa còn rất nhỏ. A Ninh dừng lại tắt bộ đàm, từ từ đi về phía có âm thanh. Tôi cùng cô ấy giữ một chút khoảng cách để nếu đột nhiên có lùi lại phía sau thì vẫn có thể kịp xoay sở.
Chưa đi được vài bước chợt nghe A Ninh hãi hùng kêu lên rồi dưng lại. Tôi cũng chạy nhanh tới bên cạnh cô ấy xem có chuyện gì ngay lập tức nhìn thấy cuối khoang thuyền có một cái hốc nhỏ hình tròn to bằng cái bàn uống nước. Phía dưới vẫn còn một gian nữa, lấy đèn pin chiếu xuống nhìn thấy xung quanh vô cùng hỗn độn, hầu như tất cả đồ đạc đều đổ ụp xuống một chỗ, có một người còn bị trôn ở bên trong chỉ lộ ra nửa người trên.
Tôi lấy đèn pin chiếu tới thì phát hiện ra một trong ba người mất tích, trên mặt đầy bùn đất, da xanh ngắt, không biết còn sống hay đã chết. Tiếng cười lạnh là từ phía dưới đống đất kia vọng lại.
"Có người ở bên trong!"
Tôi kêu to, trong đầu nghĩ đám người này quả thật quá ham hố cái quái gì mà chui tận vào đây, tôi gọi lớn lên rồi nhảy xuống dưới, nghĩ là sẽ chạy xuống đem đào mấy người đó ra.
Không ngờ là khi tôi vừa gọi được một tiếng thì giọng cười kia cũng lập tức biến mất, toàn bộ khoang thuyền im lặng như tờ. Không khí trở lên bất thường làm tôi có chút hoang mang, tay chân tự động dừng lại. Ngay lập tức trong đầu tôi nghĩ tới vừa rồi khi chúng tôi thảo luận xác định âm thanh này là tiếng bọn họ cầu cứu, hiện giờ tôi gọi to một câu mà âm thanh này lại dừng lại, hiển nhiên là có người nghe thấy tiếng kêu của tôi, vì thế dừng phát tín hiệu.
Có hai trường hợp có thể xảy ra ở đây, một là người đấy nghe thấy tiếng của chúng tôi biết là chúng tôi đã tới cứu nên dừng lại, hai là nghe thấy chúng tôi tới thì lập tức buông tay ngất lịm đi.
Bất luận là loại nào chúng tôi cũng phải lập tức lôi người đó ra ngoài, đặc biệt còn một khả năng nữa mà tôi không dám nghĩ tới người cầu cứu chỉ trước khi được cứu một khắc thôi đã không thể cứu sống.
A Ninh với tôi nghĩ giống nhau nên nhờ tôi chiếu đèn cho cô ấy, từ từ lách người xuống, sau đó cẩn thận xoay người vào trong cái hốc kia. Tôi đi theo cô ấy, A Ninh bảo tôi đừng vào trong chỉ cần ở ngoài tiếp ứng thôi là được.
Trát Tây bên ngoài nghe thấy tiếng của tôi kêu ban nãy có chút nóng lòng hỏi vọng vào xem tình hình bên trong thế nào. Tôi bảo cậu cứ bình tĩnh, chúng tôi đang xem xét rồi sẽ báo sau.
Tôi đứng bên trên, nhìn xung quanh rất rõ ràng. Phía dưới khoang này còn có gian đáy chứa hàng hóa hoặc là để nguyên liệu dụng cụ. Bình thường chỉ dùng để đặt một ít đồ dễ vỡ bởi vì dưới đáy thuyền ít lắc lư hơn bên trên. Khoang đáy không gian nhỏ hơn, bên trong cũng chứa đầy bùn đất, nhưng bị phân hóa ít hơn so với chỗ tôi đang đứng.
Tôi cơ bản có thể tưởng tượng ra nơi đây từng là bên trong một con thuyền cỡ lớn, có thể thấy bên trong bùn đất có rất nhiều chum sành, chắc là hàng hóa vẫn được bảo tồn từ đó tới nay, bản thân lại này sinh tò mò muốn biết bên trong đó chứa gì quý giá.
Sau khi A Ninh chui xuống, cô ấy liền vung tay gạt hết đồ đạc đổ trên người của người kia ra, đỡ anh ta ngồi dậy, dùng tay đặt vào động mạch trên cổ nghe mạch đập.
Tôi vội hỏi:
"Thế nào?"
A Ninh run run một chút, nhìn tôi lắc đầu ý là người này đã không thể cứu được. Tôi thở dài, A Ninh đỡ anh ta dậy, nhanh chóng kéo ra rồi dùng sức đặt vào một bên. Lúc này tôi liền nhìn thấy bên dưới chỗ người kia nằm còn thấy thêm một người nữa. Tôi nhìn thấy tóc và một bàn tay của người đó, A Ninh tiếp tục đào ra, nhưng người này có vẻ bị chôn sâu hơn nên không thấy có chuyển biến.
Tôi nhịn không được liền tự mình nhảy xuống hỗ trợ. Vừa động vào tay người đó đã biết là không xong, trong lòng trùng xuống, tay người này vô cùng lạnh chắc cũng đã chết rồi.
Chúng tôi dùng hết sức mới kéo được người đó ra rồi đặt vào bên cạnh người trước. Phía dưới một khoảng tôi chợt nhìn thấy khuôn mặt tái nhợt của Người Da Trắng, anh ta cuộn mình ngồi thu lu thành một đống, mắt trợn trừng, tay vươn về phía trước trong lòng bàn tay còn nắm bộ đàm, hai tay giữ một tư thế cứng nhắc như là muốn bò ra ngoài.
Nhìn thấy bộ đàm là tôi hiểu anh ta là người phát ra những âm thanh đó. Tôi lôi anh ấy ra ngoài, A Ninh sờ sờ động mạch trên cổ, mặt biến sắc nói:
" Còn sống!"
Ngay lập tức cô ấy lới lỏng trang phục Người Da Trắng ra, sau đó làm hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực cho anh ấy tỉnh lại, đồng thời bảo tôi:
"Nói với Trát Tây gọi cho bác sĩ chuẩn bị cứu người, có người bị ngạt thở".
Nói xong lại tiếp tục hô hấp cho Người Da Trắng. Tôi chạy lên bên ngoài gọi Trát Tây, sau khi nghe thấy tiếng tôi, cậu ta lao ngay ra ngoài thồn báo với bác sĩ.
Tôi quay đầu lại liền nhìn thấy Người Da Trắng đã bắt đầu run rẩy một chút, người co giật, đồng thời lại nôn thốc nôn tháo ra, nhưng có thể đoán được là anh ta đã có thể khôi phục hô hấp.
"Cậu đi lên trên đỡ lấy anh ấy cho tôi!"
A Ninh nói một câu rất vội vã, ngữ khí bình tĩnh những tràn đầy uy nghiêm.
Tôi sửng sốt trong lòng, đột nhiên bị thần thái của cô ấy đốn gục, giống như có phản xạ liền làm theo cô ấy ngay lập tức. Tiếp theo A Ninh nhanh chóng cởi áo của cô ấy, buộc vào trên Người Da Trắng, làm thành một cái cáng, đem tay áo đưa cho tôi, bảo tôi dùng sức đưa lên trên.
Tôi ở phía trên cắn răng hết sức đưa Người Da Trắng lên khỏi miệng hốc, cô ấy phía dưới nâng thân người anh ta lên, cả ba nhúc nhích từng chút một. Sau đó cũng đem được anh ta ra khỏi cái khe nứt của con thuyền đắm. Bên ngoài Trát Tây cũng đã chuẩn bị, Người Da Trắng vừa được đưa ra, Trát Tây liền đưa anh ta cõng lên lưng, dùng thắt lưng cố định lại rồi từ từ leo xuống. Tôi mệt tới mức không kịp thở, vội quay lại dìu A Ninh từ trong đi ra, hai người cùng thở hồng hộc không kịp nghỉ lại tiếp tục phụ Trát Tây đưa Người Da Trắng đi xuống phía dưới chỗ bác sĩ đang chờ.
Phải vận tới mười thành công lực chúng tôi mới đưa được anh ta đi xuống dưới an toàn, Trát Tây suýt nữa thì ngã, may mà cậu ấy phản ứng nhanh, mỗi lần chuẩn bị trượt chân là chủy thủ trong tay lại găm mạnh vào thành vách đá để giữ thăng bằng cho cả người. Để đi được xuống bên dưới thật vô cùng vất vả, bác sĩ đã chuẩn bị hết mọi thứ, chỉ đợi đem người xuống là có thể trị thương, hồi sức, cấp cứu, đủ cả.
Nhưng vừa xé áo bên trong của Người Da Trắng ra thì anh ta đột nhiên run bắn lên, hai tay quơ lên túm lấy áo của bác sĩ. Chúng tôi phải lao vào đè anh ấy lại, bác sĩ từ từ vạch áo khoác của anh ra, tôi vừa nhìn đã thấy cổ họng lờ lợ như trực nôn ra ngoài, bên trong áo khoác của anh ấy toàn là máu, nhưng không hề nhìn thấy có vết thương nào.
Bác sĩ lại dùng kéo cắt hết nội y bên trong, đặt chúng sang một bên rồi thốt lên kinh ngạc:
"Trời ạ!".
Lúc này tôi đã muốn ói hết ra rồi, trên bụng Người Da Trắng toàn bộ là những lỗ máu nhỏ tới lúc này vẫn còn đang tiếp tục suất huyết, chúng chỉ nhỏ như lỗ kim châm, nhưng rất nhiều đếm xơ qua là ba mươi lỗ.
"Đây là kiểu vết thương gì?" Trát Tây hỏi.
Bác sĩ lắc đầu nói:"tôi không biết, hình như là bị cái gì đó đâm vào, giống như là bị ốc vít cực nhỏ cắm khắp bụng vậy. Nhưng quần áo lại không có một vết rách thủng nào, các cậu có chú ý tới hiện trường xung quanh nạn nhân không?"
Chúng tôi đều lắc đầu, kỳ thật lúc ấy hỗn loạn như vậy không ai còn tâm trí đâu mà nhìn đến bụng anh ấy, nhưng quần áo lại không có lỗ thủng nào thì chúng tôi có thể khẳng định được. Chắc không phải là do bị ngã mà thành.
Hiện giờ cũng không nghĩ được nhiều như vậy, bác sĩ bảo chúng tôi giữ chặt anh ấy, đầu tiên phải rửa sạch vết thương, sau đó mới tiếp tục kiểm tra được, vừa nói bác sĩ vừa tiêm cho a ấy một mũi thuốc, cuối cùng lấy một bình dưỡng khí nhỏ cho anh ấy hô hấp.
Đại khái là có chút tác dụng, Người Da Trắng cuối cùng cũng không còn co giật nữa. Làm xong mấy công tác xơ cứu, cả người ai lấy đều đầy mô hôi, bác sĩ lau mồ hôi rồi bảo chúng tôi nghĩ cách, anh ấy đang rất nguy kịch, chúng tôi không thể cứ thế này đem ra bên ngoài, phải có thiết bị đầy đủ trên xe thì mới có thể cứu sống anh ta. Cần phải vận chuyển chúng vào đây, mặt khác cũng phải có túi ngủ và trại để giữ ấm cho anh ấy, chờ tới khi anh ta ổn định lại trạng thái thì mới tiếp tục nghĩ tới việc mang ra ngoài.
Trong chúng tôi chỉ có Trát Tây mới biết cậu ấy đánh dấu ở những chỗ nào, cậu ấy xung phong tiến ra ngoài tiện thể gọi thêm người khác vào trong hỗ trợ. Chúng tôi đi vào đây cũng đã mất một khoảng thời gian dài, nhưng giờ đi ra sẽ nhanh hơn nhiêu. Tôi nói sẽ đi cùng cậu ấy nhưng Trát Tây nói không cần, cậu ấy đi một mình sẽ nhanh hơn còn tôi thì phải ở trong này tiếp ứng với bác sĩ và A Ninh.
Nói xong cậu ta liền chạy đi ngay. Bác sĩ cởi chiếc áo của A Ninh buộc trên thân Người Da Trắng ra, trả lại cho cô ấy, sau đó lấy từ trong ba lô ra một vài túi chườm nóng, để lên những huyệt trọng yếu trên người anh ta.
Tôi đốt tạm một đống lửa bằng nguyên liệu khô mình mang theo, để ở bên cạnh cho mọi người cùng sưởi ấm, đồng thời lấy thêm ít rượu trắng chia cho hai người bọn họ uống để ấm lòng.
Chúng tôi vừa toát đầy người mồ hôi lạnh, mà bên trong sa mạc nhiệt độ ban đêm giảm sâu, rất dễ sinh bệnh. Lửa vừa nhóm lên, bốn phía sáng bừng xung quanh liền cảm thấy ấm áp. Bác sĩ vẫn tiếp tục xử lý vết thương trên người Người Da Trắng, tôi cùng A Ninh ngồi lui lại phía sau, vài giờ mệt nhọc vừa qua thật sự khiến cơ thể rã rời.
Tôi ngồi lên một tảng đá uống nước, A Ninh khoác thêm áo, chúng tôi hai người mặt đầy bùn vô cùng uể oải. Tôi nhìn cô ấy cười khổ một cái, lại thấy cô ấy dựa đầu vào trên vách đá, nét mặt vô cùng mệt mỏi trên tay mân mê cái bộ đàm. Tôi nghĩ vài phút trước thôi cô ấy vẫn còn hừng hực khí thế, trong lòng có chút rung động, làm thân con gái có giỏi giang đến mấy thì sau khi trải qua những chuyện như này tinh thần thể xác đều sẽ chịu vô vàn áp lực, ngẫm lại thì cô ấy thật sự rất mạnh mẽ, can trường, thực đáng khâm phục.
Nhưng nghĩ cũng thấy thật kỳ quái, nhìn cô ấy cũng không đến mức nghèo túng gì mà tại sao lại mà những việc bán mạng như thế cho Cấu Đức Khảo. Rốt cuộc là vì sao cô ấy lại phải làm vây? Liều mạng tới mức này thật không thể nghĩ ra là vì cái gì, sau này nếu có cơ hội thì tôi sẽ hỏi cô ấy.
Uống thêm mấy ngụm nước nữa thì thấy có cảm giác hơi bí bách, liền đi loanh quanh tìm chỗ gửi tình yêu vào đất, ở trong sa mạc thì ai cũng phải làm thế này, tôi dần dần cũng thành quen. Đang đi wc tôi bỗng nhiên nghe thấy phiến đá đằng sau truyền lại một âm thanh nghe mà rởn da gà.
Là tiếng cười vô cùng quái đản vừa rồi nghe thấy trong bộ đàm, nhất thời tôi bị dọa cho cả người đờ ra tại chỗ. Vội vã quay đầu lại nhìn về phía phiến đá đằng sau, trong lòng thầm nghĩ chẳng lẽ là mình bị ám ảnh bởi cái âm thanh kinh dị đó, sao trong không gian im lặng như này lại có thể tưởng tượng ra được?
Chương 53
Quan tài Tây Vương Mẫu.
Mấy giờ vừa qua liên tục nghe tiếng cười lạnh đầy ai oán kia khiến tôi cảm thấy như mình thực sự bị nó ám ảnh, nên cảm giác trong đầu lúc nào cũng như là văng vẳng nghe thấy âm thanh đó, nhớ tới lúc trong thuyền tiếng cười đột nhiên biến mất làm tôi bị bất ngờ. Không hiểu sao giờ lại nghe thấy âm thanh ấy vang ra từ trong bóng tối, trong lòng chợt lạnh cảm giác thấy có chuyện bất thường.
Tuy cũng nghĩ là mình nghe nhầm hoặc là cái âm thanh này vẫn đang luẩn quẩn trong đầu nhưng tôi vẫn theo phản xạ tự động trở lên cảnh giác, kéo cái khóa quần lại, bật đèn pin lên rồi chiếu lên trên mặt phiến đá kiểm tra. Phiến đá sắp xếp không theo trật tự nào cũng chẳng biết là cấu thành từ chất liệu gì.
Nơi này chủ yếu là đất pha cát, không biết đá này từ đâu chui ra, nhìn thì thấy không cùng loại với những phiến đá khác. Sau phiến đá là khoảng không tối đen, có một chỗ đèn pin không thể chiếu tới. Phải đi qua bên đó nhìn thì không thấy có gì, sau phiến đá là một cái khe hở rất nhỏ, không thể chứa cái gì bên trong được.
Tôi dùng chân đá vào bề mặt vách vài cái, thấy không ổn lắm liền tiếp tục chiếu đèn ra xung quanh trước sau phiến đá, chẳng có gì đáng chú ý, hết thảy mọi thứ đều rất bình thường, trong lòng thầm nghĩ mình có lẽ bị áo giác rồi. Lắc đầu vài cái, tôi bước trở về chỗ đống lửa, A Ninh hỏi tôi bị sao vậy, tôi nói với cô ấy chắc vì thần kinh quá nhạy cảm nên đã nghĩ ngợi lung tung.
Ngồi xuống bên đống lửa sưởi ấm, hai người cùng không nói chuyện gì, tôi tựa đầu ra sau tảng đá định nhắm mắt dưỡng thần một lúc nghĩ nếu có chuyện gì thì sẽ bật dậy ngay. Nhưng do mệt mỏi quá mức nên đầu óc chợt mơ mơ màng màng, cũng không biết là chìm vào giấc ngủ từ lúc nào.
Lúc tôi tỉnh dậy, trời đã sáng, nhưng chưa tới mức giữa trưa mà giờ mới chỉ là sáng sớm. Lúc này gió đã ngưng hoàn toàn, tôi nghe thấy tiếng Trát Tây, đứng lên thì thấy bọn họ đã vào từ lúc nào, rất nhiều người từ bên ngoài cũng đã vào tới trong này, bốn phía đều đốt lửa dựng trại.
Người Da Trắng đã được đưa vào trong lều cứu chữa, A Ninh vẫn còn ngủ bên trong túi ngủ cạnh tôi, xung quanh ai lấy đều bận rộn. Trên người tôi có hai chiếc chăn, không biết là ai đã đắp lên, tôi đứng dậy vươn vai, ngáp dài một tiếng, đưa mắt nhìn bốn phía.
Ngay lập tức đập vào mắt là cảnh núi đá bị phong hóa vô cùng kỳ thú, tôi không khỏi có chút sửng sốt trong lòng. Ban ngày trong quỷ thành tầm nhìn rất rộng, độ bao quát so với trong đêm lớn hơn nhiều, khung cảnh cũng trở lên vô cùng kỳ vĩ, núi đá từ trong cát mọc lên đồ sộ như một kim tự tháp đứng sừng sững vây quanh chúng tôi.
Buổi tối hôm qua chỉ nhìn thấy những vách đá nham nhở dưới ánh sáng vàng vọt của đèn hiện ra vô số hình thù kì quái, còn giờ thì chúng hoành tráng khó mà dùng lời nào để tả hết. Nơi này chưa hoàn toàn bị gió và cát phong thực, liệu trong một trăm, một vạn năm tới chúng sẽ bị bào mòn tới mức nào nữa?
Tôi ngẩn người trong chốc lát mới lấy lại được tinh thần, chuyển hướng sang nhìn những người xung quanh, bọn họ đang vận chuyển đồ từ bên trong con thuyền đắm ra. Tối hôm qua nhìn lên trên thuyền thấy cao hơn so với bây giờ nhìn nhiều, người ta lấy dây thừng và đinh đóng lại thành một cái dòng dọc có thể dễ dàng di chuyển lên xuống trên đó.
Định chủ Trác Mã cùng con dâu bà ấy đang nấu điểm tâm và trà nóng, bà ta nhìn thấy tôi ngủ dậy thì ra hiệu cho tôi đến ăn cùng. Tôi đi tới xin một cốc trà, cầm thêm cái bánh bao, vừa ăn vừa đi đến chỗ Ô lão Tứ, hỏi bọn họ đang làm cái gì vậy.
Ô lão Tứ nghe nói là người rất có năng lực trong công ty, được Cầu Đức Khảo chính tay tuyển chọn cho chuyến này, hắn ta đối với tôi có cũng có chút thiện cảm, thấy tôi đi đến liền gật gật đầu. Sau đó nói với tôi tình hình thương thế của Người Da Trắng có vẻ nghiêm trọng, bác sĩ vẫn đang tích cực cứu chữa vết thương trên bụng anh ta. Chưa có dấu hiệu gì khả quan, cho nên quan trọng bây giờ là cứu người trước đã, các chuyện khác tính sau.
Bọn họ không nghĩ tới việc tay không trở về, lại thấy con thuyền đắm ở trong khu vực này cũng là một phát hiện kỳ thú nên mang ra mổ xẻ xem bên trong có thu được cái gì có giá trị hay không, có thể đem về làm quà cho công ty. Tôi ngồi bên cạnh hắn ta uống trà, nhìn lên con thuyền đắm trên đỉnh đầu, quả là ghê gớm thật!
Buổi tối không có cảm giác nó to tới mức này, nhìn qua thì thấy nó là một thuyền buôn chính quy, đầu của nó vì vùi trong hình thế đất pha cát lâu ngày nên sụp xuống lộ ra ngoài, toàn bộ phần còn lại vẫn bị vùi sâu bên trong, nhìn nó lơ lửng trong không trung, mấy phiến đá bên dưới như là một cái giá.
Lại cúi đầu xem bọn họ đang rửa cái gì đó lấy ra từ bên trong. Đấy là một đống chum sành bình sứ, không bị sứt mẻ gì, xem ra quá trình thuyền bị đắm diễn ra rất chậm. Trên mặt bình còn có khắc những hoa văn tiêu tiểu cho văn hóa Tây Vực, có cả ký tự, không phải chữ hán.
Tôi hỏi những chữ này có nghĩa là gì, Ô lão Tứ lắc đầu nói không ai biết được. Văn hóa Tây Vực vô cùng đặc biết lại cũng rất thần bí, hơn nữa ghi chép lại không nhiều. Hàng nghìn năm lịch sử của Tây Vực cùng với vô số thành trì cổ đại đều bị sa mạc vùi lấp. Thời kỳ vận chuyển hàng hóa thông thương tấp lập với phương tây nơi đây cũng vẫn là một vùng hoang sơ, dân cư phân bố thưa thớt, hiện tại để nghiên cứu về lịch sử nơi này vô cùng khó khăn.
"Nhưng những bình sứ này có lịch sử rất lâu đời, bình thường chúng ta giao dịch với Tây Vực là buôn bán đồ sứ. Những bình gốm chum sành này hẳn là đang trong thời kỳ phát triển đỉnh cao nhất của nghệ thuật đồ gốm mĩ nghệ, có thể xác định là từ thời nhà Đường. Không biết là Trung Nguyên chuyển tới Tây Vực hay là Tây Vực chuyển tới Ả Rập nữa. Khu vực này hẳn là rất gần với lãnh thổ Tây Nương Nữ Quốc, không biết chúng có quan hệ gì với quốc gia này không" có một người đeo kính bên cạnh tôi nói.
Ô lão Tứ liền gật đầu đồng ý nói:" tôi cũng cảm thấy có thể thế, cậu xem này" hắn chỉ vào một hoa văn trên bình sứ, đó là một bức tranh minh họa.
"Đây là đồ thờ của Tây Vương Mẫu, quốc gia này thờ một loại linh vật là chim xanh ba đầu. Đương nhiên cũng không ngoại trừ khả năng người trong nước đó cũng thờ cúng chúng. Bởi vì lúc ấy Tây Nương Nữ Quốc vẫn là linh hồn của Tây Vực, bởi vì điều này vô cùng thần bí, cho dù quốc gia này đã không còn trong thời kỳ phồn vinh thì vẫn có những truyền thuyết về Tây Vương Mẫu khiến người đời khiếp sợ, đời đời kiếp kiếp sùng bái như thần thánh."
Tôi đới với những phạm trù này không hề có hứng thú, những điều này thuộc về khảo cổ học, vì thế liền bảo bọn họ dừng lại, hỏi:"trong bình này chứa cái gì vậy? Có quý báu gì không, nhiều như vậy thì quả là lãng phí?"
Miệng bình đều bị bịt kín bằng một loại bùn phủ lên trên, màu xanh đen, nhìn qua tưởng là bình rượu. Tôi ngửi ngửi có mùi cay cay xộc vào mũi, cảm giác rất quen, hình như đã từng ngửi thấy ở đâu rồi, nhất thời không nhớ ra, nhưng chắc bên trong không phải là chất lỏng.
Tôi hỏi bọn họ sao không mở thử ra xem bên trong có gì? Ô lão Tứ nói không cần thiết phải làm vỡ những vật có giá trị văn hóa như thế này, đợi lát nữa rửa sạch rồi nhìn xem có sứt mẻ chỗ nào không, nếu không thì không cần mở, nếu bên trong có gì quý giá, nhỡ mở ra bị oxy hóa như vậy sẽ thật lãng phí. Tôi liền nở nụ cười, trong lòng nói nếu đây là tam thúc hay Bàn Tử thì chắc đã lập tức đập ra xem vật bên trong rồi.
Nhưng chúng tôi tôn trọng phương pháp làm việc của người khác, tôi ăn xong miếng bánh, uống thêm một ngụm trà, liền nói với bọn họ đi xem xét tình hình quanh đây, nếu có mở bình thì báo tôi một tiếng.
Nói xong liền bước vào trong lều của Người Da Trắng, xem tình hình của anh ấy thế nào. Vừa đi vào trong lều thì thấy bên trong có vẻ hơi chật, nhìn kỹ mới phát hiện bên cạnh có hai thi thể được bọc trong túi ngủ. Bác sĩ một đêm không ngủ hai mắt thâm quầng, đang đo nhiệt độ cơ thể bên cạnh Người Da Trắng.
Tôi hỏi tình hình anh ấy thế nào, bác sĩ nói cho tôi nghe qua, tình hình người này rất khó nói, vẫn hay mê sảng, nhưng so với lúc trước thì tình hình có vẻ khả quan hơn rồi, không thở được không phải vì xung quanh bị thiếu không khí mà thực chất liên quan tới những vết thương kỳ quái trên bụng anh ta.
Bác sĩ nói rồi cho tôi xem trên hai thi thể còn lại cũng có những vết thương như thế, một người là ở trên ngực, còn người kia là ở trên đùi cạnh sườn, vẫn còn suất huyết, nhưng trên quần áo không có vết trầy xước, không biết làm thế nào lại bị như vậy.
Tôi đi đến bên cạnh Người Da Trắng, nhìn sắc mặt trắng nhợt của anh ta, trên trán đầy mồ hôi, nhưng không còn cần tới bình oxy có thể nói đã ổn định được hô hấp. Tôi nhìn thấy môi anh ấy mấp máy như đang nói cái gì đấy, ghé sát tai lại nghe, nhưng không phải tiếng trung mà là tiếng anh.
"Anh ta nói cái gì vậy?" tôi hỏi bác sĩ.
Tiếng Anh của tôi cũng không được giỏi lắm, bình thường nói chuyện thì còn có thể bập bõm, chứ nghe tiếng nói mê sảng như này thì chịu. Bác sĩ cũng lắc đầu, nói cũng không nghe ra là đang nói gì ,tiếng anh của bác sĩ cũng không tốt.
Người Da Trắng luôn miệng lẩm bẩm một câu như vậy, nhưng chúng tôi nghe mãi cũng chẳng hiểu là đang nói về cái gì. Tôi cúi người thêm lần nữa, nghĩ ghé sát tai vào xem có nhận ra cái gì không, nhưng kết quả vẫn thế, cũng đành buông xuôi. Đi ra khỏi lều, nghĩ quay lại chỗ cũ ngủ thêm chút nữa, dẫu sao thì chuyện ở đây cũng không liên quan tới tôi.
Đến chỗ ngủ, nằm xuống cân nhắc một vài chuyện rồi từ từ thiếp đi, không biết ngủ được bao lâu, thì đột nhiên nghe có người gọi tên mình. Tôi mơ mơ màng màng ngồi dậy, nhìn thấy Ô lão Tứ và rất nhiều người khác đang tụm lại, hắn ta thì nhìn về phía tôi ngoắc ngoắc tay, giống như bên đó vừa xảy ra chuyện gì.
Tôi đứng dậy đi tới phía đó. Vừa tới gần đã ngửi thấy một mùi vô cùng cổ quái xộc ra, nói thối cũng không hẳn là thối, nhưng ngửi thấy thì cổ họng có cảm giác nóng rát, giống như là ngửi thấy mùi acid, vô cùng khó chịu. Tôi che mũi ngó và xem, nhìn thấy bọn họ tìm thấy vài cái bình bị nứt đang chuẩn bị đập, Ô lão Tứ gọi tôi qua xem vật bên trong.
Có mười mấy cái bình đã bị đập vỡ, Ô lão Tứ đang từng bước tưng bước đem thứ bên trong lấy ra xem là vật gì. Đầu tiên tôi nhìn thấy là bùn, tất cả bùn đều có một màu đen, từ trong lớp bùn còn lấy ra một vật có hình cầu nhìn qua thấy vô cùng kinh tởm.
Kỳ quái ở chỗ, tôi thấy bề ngoài của vật đó có bao phủ một lớp lông đen, nhìn rất quái. Một lúc lấy ra mười mấy cái cầu trát đất, không tưởng tượng ra là cái gì, trong lòng thầm nghĩ, chẳng lẽ đây là quả dưa ngày xưa, giờ teo lại biến thành tảng đá? Đến gần nhìn kỹ, tôi liền cảm giác khó thở.
Tôi phát hiện ra cái hình cầu đầy bùn này thực chất là đầu người, vô số lông màu đen phủ bên ngoài chắc hẳn là tóc mọc ra từ trên những cái đầu này.
Chương 54
Đầu quỷ
Tôi cảm thấy vô cùng ghê tởm, Ô lão Tứ hiển nhiên cũng không nghĩ tới trong mấy cái chum sành này lại là đầu người, ai lấy đều thể hiện một thái độ vừa kinh ngạc vừa chán trường. Những người đang làm việc bên ngoài cũng tò mò xúm vào xem, hầu như mọi người ở đây đều chưa từng thấy qua việc như này nên đều rất đỗi ngạc nhiên.
Tôi bịt mũi nhìn Ô lão Tứ đeo bao tay cầm cái đầu người lên, đem đi rửa sạch. Mấy cái đầu này niên đại tính ra thì rất xa, nhưng tóc không hề có chút phân hủy nào, chỉ có da đầu trong quá trình rửa thì bị rơi rớt ít nhiều chứ thực chất vẫn còn khá nguyên vẹn, sau khi rửa sạch thì nhìn vào hai hốc mắt cơ bản đã rỗng không.
Người đeo kính bên cạnh liền lấy cái miệng bình so sánh đường kính với cái đầu rồi kết luận: đầu lâu này hẳn là to hơn cái miệng bình, chắc chắn không thể cho lọt được vào bên trong. Vậy chuyện này giải thích thê nào? Tôi liền hỏi hắn.
"Đây là truyền thống quỷ dị của bộ lạc Tây Vương Mẫu, đầu này chắc là của một người nô lệ dưới thời bộ lạc này cai trị, khả năng bị đút đầu vào trong cái bình này từ khi mới hai, ba tuổi, vẫn có thể lớn được cho tới khi miệng bình bị cổ chắn lại không thể đưa cơm vào được mới thôi, khi đó người này đã không có khả năng sống được, tiếp theo người ta sẽ chặt đầu của nó, đem bình này bịt lại, đem đi làm cống phẩm cho Tây Vương Mẫu, đầu người là một vật hiến tế truyền thống trong các buổi hành lễ" bốn mắt nói.
"Thế quái nào, cái này cũng quá ma tà đi, chúng ta xem trong tây du ký có vương quốc nữ nhi vô cùng thân thiện, không thể nào độc ác tới mức ấy" một người tặc lưỡi nói.
"Đấy là Tây Nương Nữ Quốc của Trung Nguyên, còn đây là Tây Nương Nữ Quốc của Tây Vực, truyền thuyết thực sự trong lịch sử có ghi Tây Vương Mẫu là giống như một nữ quỷ, cơ bản không phải là con người." Có người liền xóa nạn mù chữ cho hắn.
"Ngay trong thời đại đó, lấy nhu thì không trị được lòng dân, nên mới tạo ra những nghi thức quỷ dị để mị người, tất cả các nghi lễ đều nhuốm màu sắc ma quỷ siêu nhiên để tiến hành cai trị".
Tôi liền hỏi Ô lão Tứ, vì sao đầu người này bị cho vào bình? Sao không chém luôn đi, làm như vậy có phải đỡ phiền toái không. Ô lão Tứ nói:
"Có rất nhiều bộ lạc ở Tây Vực cho rằng người sau khi chết đi sẽ giải phóng lin hồn từ trong mắt hoặc từ trong tai ( :D ), nhét đầu vào trong bình sứ là để vây hãm linh hồn này ở bên trong, như thế lễ hiến tế mới có ý nghĩa. Sau khi hoàn thành nghi lễ, bình chứa đầu và xác của họ đều bị phơi ra ngoài trời cho quạ rỉa hoặc bị vứt xuống nước cho cá ăn. ở Trung Nguyên cũng có tục này, người ta gọi nó là huyện đầu quỷ, huyện Hà Bắc là một nơi như thế nên từng được gọi là "huyện đầu người", giống với truyền thuyết này."
Tôi càng nghe càng cảm thấy khó thở, chuyện như vậy chỉ có trong thời kỳ mông muội mới có, nhưng tôi lại nghĩ rốt cuộc ai là người phát minh ra cái hủ tục như vậy? Cổ nhân từ khi nào đã bắt đầu thờ phụng cái nghi lễ quái đản này?
"Nhưng đem đầu người nhét vào bên trong bình sứ này, người đó bình thường phải sống như thế nào đây?" có người hỏi.
"Sống ư? Cậu không thể tưởng tượng được đâu, cuộc sống của những tế phẩm vô cùng sung sướng, khi lựa chọn thực phẩm cho người hiến tế ăn phải chọn những cực phẩm của bộ lạc đó, ngoài ăn ra thì không phải làm gì cả, đến khi trưởng thanh thì sẽ được chọn một cô gái xinh đẹp nhất bộ lạc để duy trì nỏi giống. ( :v ) Vì muốn nhanh chóng có thể sử dụng người hiến tế thì người ta sẽ hạn chế vận động của của tế phẩm, có nhiều người được tẩm bổ trở lên béo tốt, còn chưa tới tuổi hiến tế đã bị tắc cổ mà chết ( :v )"
Có người nói:"so sánh với những người đó, người ngoài phải làm việc cật lực, có thể sống tới ba mươi tuổi cũng không sướng bằng mấy người nô lệ này, có thể sống sung sướng trong mười mấy năm chết cũng coi như là đã đi, có lẽ họ cũng không nghĩ là đã sai lầm khi chọn cho mình con đương ấy".
Người đó lại vuốt cằm:"nghe cũng thú quá đi chứ, tôi đối với ăn uống thì không có hứng lắm, nhưng nếu là gái đẹp nhất bộ lạc thì còn gì bằng, nếu được làm tế phầm thì tôi sẽ không ăn nhiều để cổ không bị phình ra, sau đó có thể...".
Nói còn chưa dứt lời tất cả mọi người xung quanh đều cười rộ lên, tôi vỗ vỗ đầu anh ta một cái, nói trong đầu anh đang nghĩ tới cái gì vây. Mọi người cười nói trong chốc lát, Ô lão Tứ bắt đầu dùng một loại dung dịch để rửa hết cái đầu lâu, đây là một bài tập khảo cổ học, những người khác xem không hứng thú liền từ từ tản đi làm việc của mình, người chuẩn bị lại đi chuẩn bị, người sửa xe lại về sửa xe.
Chuẩn bị tốt rồi chúng tôi lại xuất phát tiếp. Người còn chưa đi hết, đột nhiên tất cả lại nghe thấy một tiếng cười lạnh đầy quỷ dị, rõ ràng là phát ra từ bên trong đám người đang tụm vào xem. Vừa nghe tôi đã toát mồ hôi hột, những người khác đều dừng lại quay ra nhìn nhau, tôi thấy nét mặt của họ thì biết chắc bản thân mình cũng không phải nghe nhầm, trong lòng có chút ớn lạnh, nghĩ chuyện quỷ gì nữa đây? Là ai vừa cười?
Không cần tôi nghĩ nhiều, tiếng cười lạnh lại tiếp tục vang lên, lần này đã có chuẩn bị nên chúng tôi cùng lắng tai nghe xem nó phát ra từ đâu, thì phát hiện, thanh ấm đó, lại từ bên trong một cái đầu lâu phát ra. Ô lão Tứ sợ tới mức ném luôn cái sọ đang cầm trên tay đi.
Da đầu tôi chợt tê rân rân, trong đầu gào lên thế quái nào lại có chuyện đầu lâu biết cười? Ngay tiếp đó, mấy người đột nhiên nhảy dựng lên, rồi có tiếng thét chói tai một vài người hốt hoảng kêu:
" Nhìn kìa, đầu người động đậy!".
Tôi quay ra nhìn thì giật mình thấy đầu lâu đó đang động đậy thật, lớp bùn trượt xuống từ từ, giống như là nó vẫn còn sống. Tôi cảm giác khó thở nghẹn lên tận họng, nghĩ sao có thể thế được? Lúc này ở trong chỗ bùn vừa rơi xuống, đột nhiên sọ nứt ra, hai con côn trùng nhỏ màu đỏ như máu bò ra, mỗi con đều chỉ to bằng cái móng tay, nhìn rất quen.
Tôi vừa thấy, trong đầu liền ong một tiếng, quả thực không dám tin vào hai mắt minh nữa, nhìn kỹ lại mới thực sự hồn siêu phách tan, đấy chính là hai con bọ ăn xác chúa!
Chân tay tôi bỗng bủn rủn, như muốn ngã ngửa ra đằng sau. Nhìn lại thì không phải chỉ là hai, ba con mà có tới cả đoàn chi chít trùng đỏ tuôn ra từ bên trong cái sọ đầu lâu, mấy con này đích thị là cái con tôi gặp ở Thất tinh Lỗ Vương cung! Trong chốc lát chúng liền bay tỏa ra.
" Đây là con côn trùng gì vậy, tôi chưa thấy chúng bao giờ"
Lúc này lại có người tò mò, liền đến gần nhìn xem. Tôi hét to 1 tiếng:
"Đừng có ngốc! Nó có độc đấy, mau lui lại đi, không được xờ vào nó!".
Người đó quay đầu nhìn về phía tôi, vừa mới quay lại thì đột nhiên một con bọ ăn xác chúa đã bay lên, đậu vào vai người đó, tôi kêu to không được động đậy! Thì đã không kịp, phạn xạ có điều kiện đã khiến người đó lấy tay chộp lấy nó.
"A!!!!"
Một tiếng hét thảm vang lên, hắn như chộp phải lửa, lập tức rụt tay lại, nhìn vào lòng bàn tay, chỉ thấy màu đỏ tràn lên như thủy triều, trong nháy mắt đã lan ra khắp cả bàn tay.
Bốn phía người hét rầm lên, tất cả lập tức lui hết về phía sau. Người kia nhìn tay mình nhanh trong bị biến thành màu đỏ, hoảng sợ vô cùng, miệng thét lên:
"Cấp cứu! Cấp cứu!"
Sau đó ngã nhào xuống đất. Có người liền chạy tới rìu người kia, có người chạy đi tìm bác sĩ, tôi biết người kia chắc chắn không cứu được, thầm mắng mắng tiếng, xông lên giữ chặt tay người đang tính chạy tới cứu, nhìn những người khác kêu lên:
"Không được đụng vào người kia, động vào là chết! Đừng ngần ra nữa, mau nghĩ cách tiêu diệt hết bọn trung này trước đã, chờ chúng bay ra hết thì tất cả chúng ta chắc chết!"
Nghe xong mọi người mới bừng tỉnh, bắt đầu lui về phía sau nhìn quanh, có người cởi áo, chụp lấy đám côn trung này. Nhưng mà vô dụng, chúng lập tức tản ra, chụp không trúng mấy con chúng lại đi ra càng nhiều.
Ngay sau đó lại nghe thấy có tiếng người kêu thảm thiết. Trong lúc hỗn loạn, Ô lão Tứ cần cái hộp công cụ hướng tới chỗ đầu lâu đập nát, những đầu lâu này đã sớm bị mục rữa, đập một cái liền nát bét.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top