Q3 - C4: Tượng đạo sĩ

Chắc người bản địa của huyện Đạo đều biết động Âm Dương chứ? Nghe nói vào năm 80, đoàn làm phim Tây Du Ký còn định lấy cảnh ở đây, nhưng lại gặp trục trặc về kinh phí nên đã hủy bỏ.
Hôm sau, chúng tôi nghỉ ngơi đến hơn 10h mới rời giường.
Tôi đi đến nhà Tiểu Đường, bởi vì động Âm Dương mà Tiết sư thúc nói ở gần đây nhưng vị trí cụ thể thì không ai nắm rõ.
"A! Chào bà, đây là đang định ăn gì vậy?" Tôi thấy bà cụ đang xào một nồi mì vàng to.
Cụ bà hiền lành cười nói: "Đây là dầu hoa trà của người dao chúng tôi, thơm lắm! Cậu trai trẻ đợi lát nữa ăn thử nhé."
"Dạ được! À mà bà, Tiểu Đường đâu? Con có việc muốn tìm em ấy."
Bà cụ chỉ vào phòng, nói cô bé đang làm bài tập.
Nhà của bọn họ rất cũ, trên bức tường bong tróc dán đầy giấy khen. Tôi bước vào nhà bắt gặp Tiểu Đường đang xem sách toán, thấy tôi còn hỏi có gì không anh?
"Không có gì! Tiểu Đường, anh định hỏi em chuyện này. Em có biết đường đi tới động Âm dương không?"
"Em biết. Anh muốn tới đó làm gì?"
Tôi cười nói bản thân chẳng phải đang đi du lịch sao? Muốn chụp vài tấm hình làm kỷ niệm thôi!
Tiểu Đường buông sách, xoa mắt rồi nói: "Động Âm dương ở phía bắc Tể Tể Lĩnh, cứ đi dọc theo bờ sông là tìm thấy. Hồi đó trong động có gừng tây. Lúc em còn nhỏ vẫn thường xuyên cùng bạn tới đó đào. Chỉ có điều, chẳng biết bây giờ còn không?"
Tôi âm thầm ghi nhớ vị trí. Nghĩ đến ngôi miếu nhỏ hôm qua, tôi bèn hỏi: "À Tiểu Đường, miếu của các em thờ tượng thần nào vậy?"
Nghe câu hỏi của tôi, mặt cô bé rõ ràng hiện nét hoảng loạn. "Anh đừng hỏi nữa, em không biết đâu. Em đang bận làm bài tập rồi!"
Thấy cô bé không chịu tiết lộ, tôi cũng ngại hỏi tiếp, sau khi trở về thì kể lại mọi chuyện.
Tiết sư thúc nói: "Việc này không nên chậm trễ. Ăn cơm xong, buổi chiều chúng ta đi ngay!"
Cơm trưa là do Ngư ca làm, trước kia anh ấy cũng từng xuống bếp ở Thiếu Lâm tự.
Chúng tôi đang ở trong phòng ăn cơm thì bỗng nghe được tiếng chiêng gõ ầm ĩ, dường như còn lẫn cả tiếng la hét.
"Cái gì vậy?" Tôi bưng chén, mở cửa ra xem.
Chiêng trống gõ đùng đoàng... Chỉ thấy một cụ ông cao tuổi đang gào thét với đám dân làng mồm to ăn cơm. Vẻ mặt của ông ấy rất hoảng loạn khiến tôi cũng chẳng hiểu đã xảy ra chuyện gì?
"Sư thúc, chú mau đến nghe xem người ta nói gì?"
Tiết sư thúc chạy ra nghe, sắc mặt đột nhiên rất khó coi.
Ông ấy nói: "Xảy ra chuyện rồi! Ông ta nói sáng sớm bên hồ nước gần Quỷ Tể Lĩnh có người chết. Kêu tất cả cùng nhau đi xem!"
"Có người chết à?"
Nghe tin tức như vậy, đám thôn dân đang ăn cơm rào rào buông chén đũa. Ông cụ chạy trước gõ chiêng còn mọi người thì chậm chạp đuổi theo sau.
Tôi cũng buông chén đũa, vội chạy vào phòng báo cáo: "Cai đầu, hình như xảy ra chuyện rồi. Chúng ta cũng đi theo xem!"
Chúng tôi chạy chậm theo dân làng đến địa phương đó, lập tức trông thấy người đàn ông trung niên đang nằm im bất động, úp mặt xuống đường ngay bên cạnh hồ nước. Cái sọt ngã lăn ra đất.
Có thôn dân tiến lên lật lại... Chỉ thấy mặt mũi người này đỏ sậm như màu gan heo, đôi mắt trợn tròng trắng, phía dưới bị mất khống chế ướt đẫm cả quần.
Tắt thở rồi, đã chết!
Lũ trẻ con vây xem thấy vậy thì sợ hãi bật khóc. Đám người lớn cũng tái mét mặt mày. Người phụ nữ trông giống như vợ nạn nhân ngã khụyu ra đất khóc lóc mù trời...
Đúng lúc này, đám đông bỗng nhiên tự động tránh đường. Nhường chỗ cho một bà cụ lưng còng trông rất lợi hại, chống gậy đi tới...
Bà cụ lưng còng sau khi nhìn thấy cái xác đỏ bầm thì đột nhiên quỳ rạp xuống lối vào của Quỷ Tể Lĩnh.
Bà cụ vứt bỏ cây gậy, chắp tay trước ngực liên tục khom lưng dập đầu. Đồng thời còn luôn miệng lẩm bẩm, thốt ra vài câu tiếng địa phương mà tôi nghe không hiểu.
"Nghĩa là sao?"
Tiết sư thúc thì thầm phiên dịch: "Bà ấy nói đây là lạc vào đường âm binh, vô tình đụng phải binh của Quỷ Tể Lĩnh nên bị câu hồn. Chuyện tiểu tiện bị mất khống chế là do nhìn thấy thứ gì đó nên bị hù chết tươi..."
Đám thôn dân nghe vậy thì sợ hãi vô cùng.
Nếu đã là dân địa phương thì ai mà chẳng lớn lên từ trong truyền thuyết của Quỷ Tể Lĩnh. Đời cha ông chú bác cụ kị của họ đều chính miệng kể lại chuyện xưa về nó. Đặc biệt là một bộ phận người cao tuổi, dù là nam hay nữ cũng đều kiêng kỵ vô cùng.
Cho nên mới nói, dân bản địa ở huyện Đạo vô cùng tin tưởng vào thuyết âm binh đi đường hay Quỷ Tể câu hồn ở đây...
Tôi nghe mọi người bàn luận xôn xao mới biết, cụ bà lưng còng chống gậy này chính là nha bà mà Tiểu Đường đã nhắc với tôi.
Bình thường, nha bà phụ trách quản lý miếu Tể Tể trong rừng cây. Tôi nhớ Tiểu Đường từng nói. Nếu ai có việc muốn đi qua Quỷ Tể Lĩnh thì đều phải tới chỗ nha bà nhờ bà ấy thắp hương ở miếu trước rồi mới dám đi qua...
"Vân Phong!" Tiểu Huyên kéo tôi, nhỏ giọng hỏi: "Người này bị hù chết thật sao? Anh tin à?"
Tôi nói mình cũng không biết, chờ xem sao.
Giữa đám đông đang vây xem, nha bà run rẩy chống gậy đứng lên, thì thầm vài câu với một thôn dân. Người đó liên tục gật đầu, sau đó thì chạy đi.
Không bao lâu sau, ông ta quay trở về, còn cầm thêm câu đối đỏ và nắm hương nhang.
Nha bà vẽ gậy thành hình tròn ngay trước đường vào của Quỷ Tể Lĩnh rồi đốt câu đối đỏ ở bên trong, cuối cùng là thắp vài nén nhang cắm lên đống tro tàn.
Tôi ngẩng đầu nhìn lên không trung.
Từng làn khói chậm rãi phiêu phù dường như đang biến ảo thành đường nét của con người. Hơi khói lượn lờ bao trùm kéo dài không tiêu tan khiến nơi này càng trở nên quỷ dị.
Đốt xong câu đối, nha bà còng lưng chậm chạp đi vào Quỷ Tể Lĩnh. Các thôn dân bên ngoài đối mắt nhìn nhau nhưng chẳng ai dám theo sau.
Qua hơn hai mươi phút...
Đột nhiên, có người mắt sắc hoảng loạn la to: "Lão mỗ lãnh! Lão mỗ lãnh!" (Chắc ý chỉ nha bà.)
Ông ta vừa dứt lời thì rất nhiều người cũng nhìn thấy. Nha bà còng lưng gần như không kịp chống gậy đã bò lê bò lết chạy ra khỏi khu rừng.
Tôi cũng nhìn thấy! Bà cụ còng lưng gần như không đứng thẳng nổi lại đang chạy ra ngoài?
Da mặt bà ấy vốn đã sớm trắng bệch, nếp nhăn trên trán đều là đốm đồi mồi. Thế mà bây giờ lại càng tái xanh, đôi môi run rẩy hét lớn: "Đứa quải quải nào tới kéo yêu nghiệt. Bức tượng mất rồi!" (Thằng nào cả gan dám tới gây nghiệt)
Tiết sư thúc lại thì thầm: "CMN, bả nói đứa nào chó chết tới tha bức tượng trong miếu đá rồi!"
"Bức tượng thần đó à?"
Tôi bất chợt nhớ đến bức tượng đất dính bột chu sa cuối thời mạt thanh hôm qua. Là đứa nào trộm rồi? Nhưng mà không đúng, rõ ràng tối qua vẫn còn...
Tôi quay đầu nhìn Đậu Nha Tử: "Chắc không phải là tên nhóc như cậu trộm chứ?"
"A đ.u!" Đậu Nha Tử sốt ruột giải thích: "Liên quan cục kít gì đến tôi? Tôi đâu có trộm!"
Nói chung việc này ầm ĩ rất lớn, người ở các thôn lân cận cũng kéo qua xem. Đông người như vậy khiến chúng tôi buổi chiều cũng không dám đi thám thính động Âm dương.
Kẻ chết bên hồ nước là dân của thôn Điền Quảng. Vợ ông ta nói, sáng sớm chồng mình ra ruộng cắt cỏ khô cho bò, ai ngờ lại mất mạng. (Người trong thôn đều nói là bị hù chết!)
Buổi chiều, Tiết sư thúc không có ở nhà, mãi đến trời chạng vạng tối mới trở về. Ông ta vừa vào phòng thì đã uống ngay một chén nước lớn.
"Khục! CMN, sặc chết tôi! Trưa nay tôi tìm người hỏi thăm cả buổi, cuối cùng mới biết được rõ ràng chút."
Tôi hối thúc ông ấy nói nhanh lên, chuyện miếu đá trong rừng cây như thế nào rồi?
Ông bảo đã thu thập được tin tức. Trên cục văn hoá của huyện có một quyển huyện chí thời nhà Thanh. Người cống sinh nổi tiếng thời bấy giờ đã từng nhắc đến Quỷ Tể Lĩnh. Đây là lần đầu tiên cũng là lần duy nhất, vùng đất này được xuất hiện trên sách sử. Vì trước đó, dù là sách chính sử hay dã sử đều chưa bao giờ thấy nhắc đến nó!
Quyển huyện chí này là sách nguyên bản. Vị cống sinh thời nhà Thanh đã viết: "Ở thôn Điền Quảng có kỳ thạch hình người mọc ra từ trong đất. Có người truyền đó là âm binh, ban đêm dạ hành đi ngang qua hồ nước, vì nghe tiếng gà gáy mà hoá thành tượng đá. Nếu như dân chúng bắt gặp thì sẽ hồn lìa khỏi xác, bất tỉnh nhân sự."
Tiết sư thúc lại nói với tôi: "Dựa vào lời kể của người cao tuổi trong thôn thì sau khi vị cống sinh này viết ra huyện chí, bên hồ nước lại có thêm hai người chết. Sợ có âm binh quấy phá, các thôn dân bèn thừa dịp năm Quang Tự 21 Ất mạt, (tức cuối năm 1985) từ phương xa mời đến một vị đạo sĩ có pháp lực cao cường.
Nghe đồn là vào mùa đông năm 1985, một mình vị đạo sĩ này đã ở cả đêm trên Quỷ Tể Lĩnh. Sáng ra, ông nói: "Nơi đây hung hiểm! Niệm tình các người thiện tâm, ta nguyện trấn thủ ở nơi đây trăm năm. Sau khi ta chết, hãy mang đi hoả táng. Đem tro cốt của ta làm thành tượng đất, dựng miếu thờ cung phụng, có thể bảo hộ thôn các người cả đời bình an!"
"Thạch quỷ (những bức tượng đá) còn chưa ngã thì tượng thần không được rời miếu. Nhớ lấy! Nhớ lấy..."
Có lẽ truyền thuyết hơi khoa trương, nhưng đám người già trong thôn đều kể vậy chứng tỏ nó không chỉ là tin đồn vô căn cứ.
Bởi thế nên kể từ năm 1985, sau khi bức tượng đất đạo sĩ được đặt trong miếu Tể Tể thì chưa từng bị dịch chuyển...
Thật CMN chứ... Không biết là đứa nào trộm!

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top