đạo đức
1. Vai trò và sức mạnh của đạo đức theo TTHCM?
• Cơ sở hình thành :
- Truyền thống tư tưởng đạo đức của dân tộc Việt Nam
- Tinh hoa đạo đức của văn hóa phương Đông và phương Tây
- Tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác-Lênin.
• Vai trò:
- Đạo đức là cái gốc của người cách mạng
+ Đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người (như gốc của cây, ngọn nguồn của song suối). HCM " Cũng như sông thì có nguồn mới có nước,không có nguồn thì sông cạn.Cây phải có gốc,không có gốc thì cây héo.Người cách mạng phai có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân"
+ Đảng phải là đạo đức , là văn minh. Đảng CS là tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc. HCM " Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm lien chính, chí côg vô tư.Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phả xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân"
+ Đạo đức cảu người đảng viên " đức là gốc của tài, hồng là gốc của chuyên, phẩm chất là gốc của năng lực"
- Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của CNXH:
+ phẩm chất cao đẹp của những con người cộng sản
+ sức hấp dẫn của CNXH chưa phải là ở lý tưởng cao xa, ở mức sống vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng mà trước hết là ơ những giá trị đạo đức tốt đẹp.
2. Phân tích nội dung đạo đức "trung với nước, hiếu với dân"?
- Đây là phẩm chất bao trùm và quan trọng nhất. Về quan hệ đạo đức, thì mối quan hệ của mỗi con người đối với đất nước,nhân dân,dân tộc mình là lớn nhất
- Chữ "trung" dưới thời phong kiến chỉ là "trung quân" ,trung với vua. Chữ "hiếu" chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình là hiếu với cha mẹ
- HCM đã mượn khái niệm " trung,hiếu" trong tư tưởng đạo đức truyền thống dân tộc và đưa vào đó 1 nội dung mới " trung với nước,hiếu với dân" tạo nên 1 cuộc cách mạng trong quan niệm về đạo đức.
- 3 nội dung chính của câu nói
+ Đặt lợi ích cách mạng tổ quốc lên trên hết
+ Thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà Nước
+ Lấy dân làm gốc
- HCM cho rằng "trung với nước" phải gắn liền với "hiếu với dân" vì nước là nước của dân ,còn dân là chủ nhân của nước; bao nhiều quyền hạn và lực lượng đều nằm ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, cán bộ là đầy tớ của nhân dân chứ không phải là "quan cách mạng".
- Trug với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành với con đường đi lên của đất nước, là suốt đời phấn đấu cho Đảng và cho cách mạng.
- Hiếu với dân thể hiện ở chỗ yêu thương, tin dân, phục vụ nhân dân hết lòng, nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, thường xuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao
dân trí
9. Quan điểm HCM về phẩm chất " cần kiệm liêm chính chí công vô tư"?
- Đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hằng ngày của Người, là đại cương đạo đức HCM.
- Đây cũng là một biểu hiện cụ thể một nội dung của phẩm chất " trung với nước ,hiếu với dân"
- Đây là khái niệm cũ trog truyền thống dân tộc đã được HCM lọc bỏ nội dung không phù hợp và đưa những nội dung mới vào đáp ứng nhu cầu của cách mạng
+ Cần : là siêng năng, chăm chỉ ; lao động có kế hoạch,có hiệu quả, có năng suất cao với tinh thần tự lực cánh sinh.
+ Kiệm : là tiết kiệm ( thời gian,công sức, của cải..) của nước của dân; không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương hình thức, không lien hoan chè chén lu bù
cần và kiệm đi đôi với nhau như "hai chân của con người"
+ Liêm : là luôn tôn trọng của công và của dân . Phải trong sạch, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng
+ Chính : là thẳng thắn, đứng đắn, trước hết là với bản thần và sau đó là đối với người khác.
4 đức tính trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, cán bộ đảng viên phải là người thực hành trước để gương mẫu cho dân. Nếu không giữ được CKLC thì dễ trở nên hủ bại, làm sâu mọt của dân. Đối với 1 quốc gia thì CKLC là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, thể hiện sự văn minh tiến bộ.CKLC còn là nền tảng của đời sống mới và các phong trào yêu nước.
+ Chí công vô tư : là công bằng, công tâm, không thiên tư,thiên vi; làm việc gì cũng không được nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì dân tộc " lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ" nêu cao chủ nghĩa tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân..Chủ nghĩa ca nhân theo HCM là 1 thứ vi trùng rất độc , có thể tạo hang trăm thứ bệnh nguy hiểm : quan lieu, tham ô,lãnh phí, coi thường tập thể, tự cao tự đại...... CNXH không thể thắng lợi nếu không loại trừ chủ nghĩa cá nhân.
10. Nguyên tắc xây dựng đạo đức mới?(1đ)
• Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
- Đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong việc xây dựng đạo đức mới
- Nói đi đôi với làm là đặc trưng bản chất của TTHCM- đạo đức cách mạng
- Nêu gương đạo đức là 1 nét đẹp của truyền thống văn hóa phương Đông ( tt nho giáo)
" lấy gương người tốt việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là 1 trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mơi"
• Xây đi đôi với chống
- Xây dựng đạo đức cách mạng bằng việc giáo dụ những phẩm chất những chuẩn mực đạo đức mới.Việc giáo dục đạo đức phải phù hợp với từng giai đoạn cách mạng.Mỗi con người đều có csai thiện và ác ở trong long, ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân.
- Xây phải đi đôi với chống, với việc loại bỏ cái sai,cái xấu,cái vô đạo đức trong đời sống hằng ngày.
• Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời:
- Đạo đức cách mạng đòi hỏi mỗi người phải tự giác rèn luyện thông qua các hoạt động thực tiễn, trong công việc, trong các mối quan hệ của mình.
- Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống.Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển cà củng cố.Cũng như ngọc càng mài càng sang, vàng càng luyện càng trong.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top