Đánh giá hồ sơ tuyển chọn tư vấn:

 (Bằng phương thức tổng hợp điểm kỹ thuật và giá)

Bước 1: Đánh giá sơ bộ (theo điều 18 nghị định 85/2009/NĐ-CP): Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu: Bao gồm tính hợp lệ của Đơn dự thầu, thoả thuận liên danh (nếu có), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, số lượng bản gốc và bản chụp, giấy bảo đảm dự thầu, các phụ lục kèm theo...

Bước 2: Đánh giá chi tiết

Bước 2.1.Mở túi kỹ thuật để đánh giá theo điều 16 nghị định số 85/2009/NĐ-CP

- Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật: sử dụng thang điểm (100, 1.000,…) để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá, bao gồm các nội dung sau đây:

- Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu. Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy định từ 10% - 20% tổng số điểm;

- Giải pháp và phương pháp luận đối với yêu cầu của gói thầu. Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy định từ 30% - 40% tổng số điểm;

- Nhân sự của nhà thầu để thực hiện gói thầu. Tỷ lệ điểm đối với nội dung này quy định từ 50% - 60% tổng số điểm.

            Nhà thầu đạt trên 70% tổng điểm kỹ thuật (với gói thầu thông thường) và  trên 80% (với gói thầu kỹ thuật phức tạp) thì được tuyển vào danh sách ngắn và được xem xét tiếp ở bước 2.2

Bước 2.2: Xem xét đồng thời túi hồ sơ tài chính thương mại

Sử dụng thang điểm (100, 1000,….) thống nhất với thang điểm về mặt kỹ thuật. Điểm tài chính đối với từng hồ sơ dự thầu được xác định như sau:

Công thức:

(Điểm giá của Nhà thầu đang xét)  = (Giá dự thầu thấp nhất x100)/Giá dự thầu đang xét).

            Điểm tổng hợp của Nhà thầu =  Điểm kỹ thuật * K1 + Điểm giá * K2 

Trong đó:

            + K1: Cơ cấu điểm kỹ thuật, K1 >= 70% tổng điểm

            + K2: Cơ cấu của điểm tài chính thương mại

3.2.  Đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp và mua sắm hàng hoá (điều 29 Nghị định 85/2009/NĐ-CP)

Bước 1: Đánh giá sơ bộ:

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu: Bao gồm tính hợp lệ của Đơn dự thầu, thoả thuận liên danh (nếu có), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, số lượng bản gốc và bản chụp, giấy bảo đảm dự thầu, các phụ lục kèm theo...

Bước 2:  Đánh giá chi tiết

Bước 2.1: Đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn .

- Về năng lực kinh nghiệm: Sử dụng tiêu chí “Đạt, không đạt” hoặc thang điểm (100, 1000) để cho điểm đánh giá

Các nhà thầu có điểm kỹ thuật đạt trên 70% tổng điểm kỹ thuật với gói thầu thông dụng và trên 80% với gói thầu phức tạp thì được chọn vào danh sách ngắn.

Bước 2.2: Đánh giá về mặt tài chính, thương mại:

- Sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch thực hiện theo điều 30 nghị định 85/2009/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu.

Bước 3: Xếp hạng nhà thầu

            Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất sẽ được xếp hạng nhất.

3.2.  Đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp và mua sắm hàng hoá (điều 29 Nghị định 85/2009/NĐ-CP)

Bước 1: Đánh giá sơ bộ:

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu: Bao gồm tính hợp lệ của Đơn dự thầu, thoả thuận liên danh (nếu có), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, số lượng bản gốc và bản chụp, giấy bảo đảm dự thầu, các phụ lục kèm theo...

Bước 2:  Đánh giá chi tiết

Bước 2.1: Đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn .

- Về năng lực kinh nghiệm: Sử dụng tiêu chí “Đạt, không đạt” hoặc thang điểm (100, 1000) để cho điểm đánh giá

Các nhà thầu có điểm kỹ thuật đạt trên 70% tổng điểm kỹ thuật với gói thầu thông dụng và trên 80% với gói thầu phức tạp thì được chọn vào danh sách ngắn.

Bước 2.2: Đánh giá về mặt tài chính, thương mại:

- Sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch thực hiện theo điều 30 nghị định 85/2009/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu.

Bước 3: Xếp hạng nhà thầu

            Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất sẽ được xếp hạng nhất.

Chú ý:

Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu áp dụng: theo Luật đấu thầu và Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ban hành ngày 15/10/2009 hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu.

4. Quy định về thời hạn trong đấu thầu:

4.1. Bảo đảm dự thầu: Khoản 5 điều 27 Luật đấu thầu: Trả lại bảo đảm dự thầu cho các nhà thầu không trúng thầu trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu. Đối với các nhà thầu trúng thầu, được trả lại sau khi Nhà thầu thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng.

4.2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng: Điều 55 Luật đấu thầu: Trả lại bảo đảm thực hiện hợp đồng khi kết thúc bàn giao công trình xây dựng, chuyển sang bảo hành.

4.3. Quy định về thời gian đấu thầu: (Điều 31 Luật Đấu thầu)

 -Thời gian sơ tuyển nhà thầu tối đa 30 ngày đối với đấu thầu trong nước, 45 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày phát hành hồ sơ mời sơ tuyển đến khi có kết quả sơ tuyển được duyệt.

- Thời gian thông báo mời thầu tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu.

- Thời gian chuẩn bị hồ sơ mời thầu tối thiểu là 15 ngày (trong nước), 30 ngày (Quốc tế)

- Thời gian có hiệu lực của HSDT tối đa 180 ngày kể từ thời điểm đóng thầu.

- Thời gian đánh giá HSDT tối đa là 45 ngày (trong nước) 60 ngày (Quốc tế)

- Thời gian thẩm định tối đa 20 ngày.

4.4. Thanh lý hợp đồng: Thời hạn 45 ngày kể từ khi chủ đầu tư và Nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ trong hợp đồng. Nếu gói thầu phức tạp thì không qúa 90 ngày.

5. Xử lý những vi phạm đấu thầu:

5.1. Huỷ đấu thầu: Điều 43 Luật đấu thầu: Các trường hợp huỷ:

+ Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã được nêu trong hồ sơ mời thầu;

+ Có bằng chứng cho rằng bên Mời thầu thông đồng với Nhà thầu;

+ Có bằng chứng cho thấy tất cả các Nhà thầu có sự thông đồng làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên Mời thầu

+ Tất cả HSDT không đáp ứng được yêu cầu cơ bản các yêu cầu của HSMT.

5.2. Loại bỏ hồ sơ dự thầu: Điều 45 Luật đấu thầu: Các trường hợp loại bỏ:

+ Không đáp ứng yêu cầu quan trọng của HSMT (điểm kỹ thuật <=70% đối với gói thầu  tư vấn có kỹ thuật thông thường, <=80% đối với gói thầu tư vẫn có kỹ thuật cao, hoặc giá bỏ thầu > giá gói thầu)

+ Có sai lệch với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu (trừ gói tư vấn).

6. Hợp đồng Xây dựng:

6.1. Điều 46: Giá hợp đồng <= Giá trúng thầu trừ trường hợp phát sinh khối lượng công việc hoặc phát sinh số lượng hàng hoá nằm ngoài phạm vi HSMT.

6.2. Điều 47: Nội dung hợp đồng

6.3. Điều 48 - 53:  Hình thức hợp đồng: Có 4 hình thức.

+ Hình thức trọn gói: Giá HĐ không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Chủ đầu tư thanh toán cho Nhà thầu đúng giá này.

+ Hình thức theo đơn giá: Chủ đầu tư thanh toán cho Nhà thầu theo khối lượng thực tế theo đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá điều chỉnh được chấp nhận.

+ Hình thức theo thời gian: Thanh toán theo thời gian theo tháng, tuần ,ngày giờ làm việc thực tế (áp dụng với giám sát, tư vấn thiết kế, đào tạo, huấn luyện)

+ Hình thức theo tỷ lệ phần trăm:

Ví dụ: Hợp đồng tư vấn thiết kế, chi phí tính theo tỷ lệ % của giá trị xây lắp công trình.

Giá hợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #binh