ôn tập
ĐỀ CƯƠNG ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN
Câu 1: phân tích các quan niệm về cảnh quan và đưa ra quan niệm của bản thân.
v Các quan niệm về cảnh quan.
- Quan niệm cảnh quan theo nghĩa phong cảnh.
+ Theo Grano: Cảnh quan được xem là phần không gian xung quanh có thể quan sát được,... bao gồm cả phần con người có thể cảm nhận được.
+ Theo Từ điển Tiếng Việt (1988): cảnh quan hay phong cảnh là những phần thiên nhiên và nhân tạo mang đến cho con người những cảm xúc và tâm trạng khác nhau.
ð Quan niệm này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, đặc biệt trong lĩnh vực kiến trúc cảnh quan và nghiên cứu phát triển du lịch.
- Quan điểm cảnh quan theo lĩnh vực địa lý học.
· Quan niệm cảnh quan là những cá thể địa lý.
ü Cảnh quan là những cá thể địa lý không lặp lại trong không gian, là đơn vị cơ bản trong hệ thống phân vùng địa lý tự nhiên, có nội dung xác định và chỉ tiêu rõ ràng, thể hiện sự quan hệ tương hỗ của các hợp phần tự nhiên trong một lãnh thổ nhất định.
ü Theo Vũ Tự Lập: CQ là một địa tổng thể, được phân hóa trong phạm vi một đới ngang ở ĐB và một đai cao ở miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu thủy văn, về đại tổ hợp thực vật và bao gồm một tập hợp có quy luật của những dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc ngang đồng nhất.
· Quan niệm cảnh quan là đơn vị kiểu loại.
ü Theo các nhà địa lý nước Xô Viết: cảnh quan là đơn vị kiểu loại (loại hình) , nó không phải là lãnh thổ riêng biệt mà là tập hợp một số tính chất chung điển hình cho từng khu vực, không phụ thuộc vào đặc điểm phân bố của chúng.
ü Theo Antrop (2004): CQ là tổng hợp thể, bao gồm 2 bộ phận:
Ø Bộ phận nhìn thấy được: là tổ hợp giữa đường nét sơn văn của địa hình và lớp phủ mặt đất, tạo nên phong cảnh.
Ø Bộ phận không nhìn thấy được: bao gồm cả những giá trị tinh thần mà con người cảm nhận được và những giá trị chức năng của CQ.
v Quan niệm về CQ của bản thân: xem cảnh quan theo nghĩa phong cảnh, vì: bản thân nghĩ rằng cảnh quan là toàn bộ những không gian, những quang cảnh thiên nhiên và nhân tạo bao quanh ta mà ta có thể quan sát được.
Câu 2: phân tích tính đồng nhất - bất đồng nhất của CQ. Giải thích tại sao cấu trúc đứng càng thiếu đồng nhất thì cấu trúc ngang càng phức tạp. Lấy ví dụ..
- Tính đồng nhất.
· Một địa tổng thể nào đó, một lãnh thổ nào đó trong phạm vi của nó, các thành phần và tính chất của mqh giữa các thành phần đó coi như không đổi, nghĩa là không đổi.
· Tính đồng nhất được xđ dựa vào sự giống nhau về mặt hình thái, quy luật hoặc biểu thị bằng trị số trung bình của một thành phần, thường là thành phần chủ đạo (vd như tương quan nhiệt ẩm ở cấp đới), hay thành phần chỉ thị (vd như năng suất của sinh vật), có khi lại là bằng các cực trị, tần suất lặp lại, độ biến thiên hoặc hệ số tương quan,...(vd như địa tổng thể Đông Bắc phát triển trên miền rìa nền Hoa Nam, các hoạt động kiến tạo trong đại Trung Sinh đã tạo nên các dãy núi hình cánh cung chum đầu ở Tam Đảo nên chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc, mùa đông luôn lạnh hơn ở các nơi từ 1 – 30C. Lớp phủ thực vật bị phá hủy mạnh mẽ để lại các khu vực đồi trọc hoặc truông cây, bụi cỏ.
· Tính đồng nhất có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, là cơ sở để xây dựng quy hoạch, các định hướng phát triển, bố trí không gian sản xuất nhằm khai thác và bảo vệ TNTN, MT.
- Tính không đồng nhất.
· Các địa tổng thể rất phức tạp, không đồng nhất. VD: trong khu vực Đông Bắc có sự khác nhau giữa khu vực duyên hải với khu vực Việt Bắc, giữa các dãy núi với các vùng trũng giữa núi,... Ngay cả trên một thửa ruộng cũng có sự khác nhau giữa phần đất trong ruộng với phần bờ, giữa các luống...
· Vì thế sự thống nhất giữa tính đồng nhất và không đồng nhất trong một địa tổng thể tạo nên tính thống nhất tương đối.
· Trong hệ thống phân vị, các cấp càng lớn thì càng phức tạp, càng không đồng nhất và ngược lại các cấp càng nhỏ, càng đơn giản thì càng đồng nhất.
· Chính sự thống nhất biện chứng giữa tính đồng nhất và không đồng nhất của các địa tổng thể đã khẳng định chúng là một hệ thống cấu trúc, bao gồm một hệ thống các cấp phân vị từ lớn đến nhỏ, gồm cấu trúc đứng và cấu trúc ngang.
ü Cấu trúc đứng: bao gồm các thành phần cấu tạo và mqh tương hỗ giữa chúng. Nó được biểu thị qua lát cắt tổng hợp nói lên sự sắp xếp các thành phần theo tầng từ dưới lên trên và ngược lại. Nằm dưới cùng là nham thạch, rồi đến vỏ phong hóa và đất với các tầng nước ngầm, trên đó là địa hình với mạng lưới sông ngòi, trên tầng cùng là thực bì và lớp không khí bao quanh.
ü Cấu trúc ngang bao gồm các địa tổng thể đồng cấp hay khác cấp tạo nên một đơn vị địa lý nhất định cùng mqh phức tạp giữa các địa tổng thể đó với nhau.
ð Cấu trúc đứng càng thiếu đồng nhất thì cấu trúc ngang càng phức tạp, bởi vì: khi cấu trúc đứng càng không đồng nhất thì càng có thể phân chia thành nhiều đơn vị cấp phân vị thấp hơn, do vậy cấu trúc ngang của địa tổng thể càng phức tạp hơn.
Câu 3: trình bày hệ thống phân loại cảnh quan và chỉ tiêu các cấp phân loại mà bản thân cho là hợp lý. Giải thích và lấy ví dụ minh họa.
Hệ thống phân loại mà bản thân cho là hợp lý gồm các cấp phân loại sau (thứ tự từ cao đến thấp): Kiểu cảnh quan, Lớp cảnh quan, Phụ lớp cảnh quan, Hạng cảnh quan, Loại cảnh quan.
Chỉ tiêu cho từng cấp phân loại như sau:
- Kiểu cảnh quan: đặc trưng chỉ số khô hạn và sự khác biệt về tính nhịp điệu mùa quyết định sự hình thành các kiểu thảm thực vật phát sinh.
- Lớp cảnh quan: đặc trưng bởi hình thái phát sinh của đại địa hình, quy định tính đồng nhất của hai quá trình lớn trong chu trình: bóc mòn – tích tụ vật chất trong cảnh quan.
- Phụ lớp cảnh quan: tính phân tầng của các điều kiện và quá trình tự nhiên.
- Hạng cảnh quan: kiểu địa hình cùng nguồn góc, đá mẹ và cấu trúc hình thái ưu thế.
- Loại cảnh quan: tổ hợp liên kết giữa thảm thực vật hiện tại và thổ nhưỡng trên nền đồng nhất chung của các điều kiện tự nhiên.
Sở dĩ lựa chọn hệ thống phân loại này vì: nó có thể bao quá đầy đủ các cá thể, không quá phức tạp và cồng kềnh nhưng vẫn giữ được các bậc cần thiết. Đồng thời các bậc phân loại có thể áp dụng cho mọi lãnh thổ lớn nhỏ, cả cho miền núi và đồng bằng.
Ví dụ: hệ thống phân loại của huyện Quỳ Châu tỉnh Nghệ An.
Dựa vào chỉ tiêu phân loại của các cấp phân loại như trên, các đơn vị cảnh quan trong hệ thống phân loại huyện Quỳ Châu sẽ có tên gọi như sau:
- Kiểu cảnh quan: kiểu cảnh quan rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm.
- Lớp cảnh quan:
· Lớp cảnh quan núi
· Lớp cảnh quan đồi.
- Phụ lớp cảnh quan:
· PLCQ núi trung bình.
· PLCQ núi thấp.
· PLCQ đồi cao.
· PLCQ đồi thấp.
· Thung lũng sông Hiếu.
- Hạng cảnh quan: gồm 15 hạng cảnh quan.
- Loại cảnh quan: gồm 60 loại cảnh quan.
Câu 4: phân tích các nhân tố thành tạo cảnh quan.
Theo cách tiếp cận nhân sinh, cảnh quan được thành tạo từ yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân sinh.
v Yếu tố tự nhiên.
- Là nền tảng trong quá trình thành tạo cảnh quan.
- Bao gồm: thổ nhưỡng, địa chất - địa hình, khí hậu, thủy văn và sinh vật.
- Địa hình với cấu tạo địa chất và khí hậu là 2 thành phần đặc biệt quan trọng vì chúng là những cái có trước không chỉ theo thời gian xuất hiện trong lịch sử trái đất mà chúng còn là khâu đầu tiên của dây chuyền phản ứng các tác động hỗ trợ.
· Là những thành phần đầu tiên chịu sự tác động trực tiếp của quy luật địa đới và phi địa đới => quan trọng trong sự phân hóa các điều kiện tự nhiên theo không gian và trong việc hình thành ranh giới cảnh quan.
· Thạch quyển là nền tảng của cq, vật chất của thạch quyển đi vào thành phần cấu tạo của sinh vật, thổ nhưỡng, nước, thậm chí cả trong không khí. Nó quyết định đặc điểm hình thái địa hình và động lực của quá trình di chuyển, phân bố lại vật chất trong chu trình sinh địa hóa cq, tạo nên đặc thù cảnh quan hiện đại.
· Khí hậu: sự phân phối lại nhiệt và ẩm trên bề mặt trái đất tạo nên các kiểu khí hậu khác nhau – là cơ sở phân chia các đơn vị cq. Ngoài ra các vật chất trong không khí cũng tham gia vào việc hình thành cảnh quan. Trong đó, oxi là là nguồn vật chất chủ yếu của các phản ứng oxi hóa, CO2 là nguyên liệu chủ yếu cấu tạo vật chất hữu cơ, hơi nước là nguồn cung cấp ẩm và điều hòa chế độ nhiệt của bề mặt trái đất.
- Thủy văn (nước): là nhân tố địa hóa học quan trọng nhất, là môi trường của các phản ứng hóa học. Phần lớn các nguyên tố hóa học di động trong nước, chuyển động cơ học – dòng chảy là nhân tố phân phối lại vật chất giữa các cq và giữa các bộ phận hình thái cq.
- Sinh vật:
· Hình thành nên các thành phần khí và ion của nước trong thiên nhiên cũng như các đặc tính hóa học.
· Lượng ẩm bố hơi từ mặt đất chủ yếu đi qua thực vật => thực bì đóng vai trò quan trọng nhất trong vòng tuần hoàn ẩm.
· Tác động của các thể hữu cơ với nham thạch đã tạo nên thổ nhưỡng. Thổ nhưỡng lại cũng có tác động trở lại sự phát triển của thực vật, hình thành trầm tích, độ ẩm.
v Yếu tố nhân sinh: con người luôn tác động vào cảnh quan qua các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên => hoạt động của con người đóng vai trò chủ đạo trong biến đổi cảnh quan, là yếu tố thành tạo và quản lý cảnh quan.
Câu 5: phân tích cấu trúc đứng của cảnh quan, lấy ví dụ minh họa.
Cấu trúc đứng của cq là mối liên hệ tác động tương hỗ giữa các thành phần cấu tạo nên cảnh quan. Bao gồm: đá mẹ, địa chất, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn, sinh vật và mối liên hệ giữa chúng.
Cấu trúc đứng được biểu thị qua lát cắt tổng hợp nói lên sự sắp xếp các thành phần theo tầng từ dưới lên trên và ngược lại. Nằm dưới cùng là nền địa chất rồi đến vỏ phong hóa và đất với các tầng nước ngầm, trên đó là địa hình với mạng lưới sông ngòi, tầng trên cùng là thực bì và lớp không khí bao quanh.
- Sinh vật là thành phần dễ bị biến đổi nhất, tiếp theo là thổ nhưỡng rồi đến thủy văn, đến khí hậu và cuối cùng là địa chất, địa hình. Ví dụ: kiểu cảnh quan rừng kín nhiệt đới ẩm, khi có một tác động vào kiểu cảnh quan này thì lớp phủ rừng sẽ bị mất đầu tiên, khi đó nó sẽ chuyển sang một kiểu cảnh quan khác (xavan cây bụi).
- Địa chất, địa hình là hợp phần ít bị biến đổi nhất, tuy nhiên một khi nó đã biến đổi thì sẽ tạo nên một sự biến đổi rất lớn. VD: khi một trận động đất hay núi lửa gây ra các dịch chuyển nâng lên hoặc hạ xuống thì địa hình sẽ bị thay đổi mạnh nhất rồi mới ké theo các hợp phần khác thay đổi.
Cấu trúc thẳng đứng tồn tại trong mọi đơn vị lãnh thổ của nó, từ cấp phân vị cao đến cấp phân vị thấp. Vì thế, nó rất phức tạp, nó có sựu khác nhau ở mỗi cấp phân vị, ngay cả các cá thể của cấp phân vị đó. Do đó, xác định cấu trúc thẳng đứng của một địa tổng thể thuộc cấp phân vị nào cần phải xác định rõ các thành phần thuộc cấp phân vị nào tương đương với cấp phân vị của địa tổng thể đang xét.
Tuy nhiên có một số địa tổng thể có thể thiếu một số thành phần cấu tạo trên. Ví dụ: sa mạc thiếu lớp phủ thực vật.
Các hợp phần của cảnh quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên một hệ thống không thể tách rời. Khi một hợp phần thay đổi kéo theo các hợp phần khác cũng thay đổi.
Câu 6: phân tích cấu trúc ngang của cảnh quan, lấy ví dụ minh họa.
Cấu trúc ngang là sự phân hóa lãnh thổ theo chiều ngang, được tạo thành từ những tác động tương hỗ giữa các bộ phận cấu tạo hình thái cảnh quan. Bao gồm các địa tổng thể đồng cấp hay khác cấp tạo nên một đơn vị địa lý nhất định cùng mối quan hệ phức tạp giữa các địa tổng thể đó với nhau
Cấu trúc ngang nói lên tính không đồng nhất của địa tổng thể, địa tổng thể càng lớn, càng thuộc cấp phân vị càng cao thì cấu trúc ngang càng phức tạp.
Nội dung của nghiên cứu cấu trúc ngang:
- Tìm hiểu số lượng cấp dưới đang xét, số lượng cá thể mỗi cấp, đặc trưng của từng cá thể hay từng kiểu loại về mặt hình thái, diện tích, cấu trúc, động lực.
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cá thể hay các kiểu loại, đánh giá vai trò của chúng trong việc hình thành địa tổng thể.
Để phân tích được cấu trúc ngang của một lãnh thổ cần xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan, trong có có tác tiêu chí phân chia các cấp địa tổng thể.
Ví dụ: hệ thống cảnh quan huyện Quỳ Châu.
Ở tỉ lệ 1:50.000 hệ thống cảnh quan huyện quỳ châu được xác lập gồm 5 cấp tự trên xuống: kiểu – lớp – phụ lớp – hạng – loại.
- Kiểu cq: được xđ dựa vào chỉ số khô hạn và sự khác biệt về tính nhịp điệu mùa, các đặc trưng này quyết định sự hình thành các kiểu thảm thực vật phát sinh của các cây trồng.
- Lớp cq: phân chia dựa vào đặc trung hình thái phát sinh của đại địa hình với sự đồng nhất của quá trình địa lý tự nhiên bóc mòn hoặc tích tụ.
- Phụ lớp cq: được xđ dựa theo tính phân tầng của các điều kiện và quá trình tự nhiên.
- Hạng cq: xđ dựa theo tiêu chí về kiểu địa hình có cùng nguồn gốc, đá mẹ và cấu trúc hình thái cụ thể.
- Loại cq: xđ dựa vào tổ hợp liên kết gồm thảm thực vật hiện tại và thổ nhưỡng trên nền đồng nhất chung của điều kiện tự nhiên.
ð Dựa theo các tiêu chí trên, trong phạm vi lãnh thổ huyện quỳ châu đã xác định được 60 loại cq thuộc 15 hạng của 4 phụ lớp, 2 lớp trong phạm vi 1 kiểu cq.
Câu 7: phân tích cấu trúc thời gian và chức năng của cảnh quan, lấy ví dụ minh họa.
Chức năng cảnh quan được phân biệt dưới 2 dạng: chức năng tự nhiên và chức năng kinh tế - xã hội, môi trường.
v Chức năng tự nhiên.
Là hoạt động của cq, là tập hợp các quá trình trao đổi và chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cảnh quan. Các quá trình đó giúp cảnh quan có khả năng chống đỡ với những tác động bên ngoài, tạo nên trạng thái cân bằng trong hệ thống.
Có 3 kênh liên lạc chính giữa các thành phần cấu tạo của cq:
- Sự vận chuyển cơ giới (theo trọng lực): là sự chuyển động một hướng duy nhất (theo chiều ngang) do nguyên nhân trọng lực (không có chiều ngược lại), chủ yếu tạo thành mối liên kết bên ngoài của cq.
- Sự chuyển hóa sinh hóa học: được thực hiện nhờ năng lượng mặt trời, nó giúp điều chỉnh và ổn định cảnh quan.
- Các quá trình vật lý: đảm bảo sự trao đổi theo chiều thẳng đứng giữa các thành phần nhờ có năng lượng mặt trời (trao đổi năng lượng).
ð Mỗi cảnh quan có chức năng chủ yếu khác nhau đối với môi trường tự nhiên và phát triển kinh tế. Đặc điểm các đơn vị cảnh quan cho thấy tiềm năng của mỗi cảnh quan, từ đó có thể định hướng sử dụng khác nhau.
Vd: cảnh quan rừng tự nhiên trên đất Fa thuộc hạng núi thấp bóc mòn thực hiện chức năng bảo tồn, đồng thời do phân bố ở địa hình cao 500 – 700, dốc 20 – 250, đầu nguồn sông suối nên bản thân nó có chức năng phòng hộ đầu nguồn.
v Chức năng kinh tế - xã hội.
Là tiềm năng của cảnh quan – khả năng đơn vị cq đó phục vụ và đáp ứng đối với nhu cầu của con người.
Một cảnh quan có thể đảm nhận nhiều chức năng khác nhau, xđ chức năng tự nhiên của cq tạo cơ sở xđ chức năng kinh tế - xã hội và môi trường.
Các chức năng chính của cq gồm:
- Chức năng phòng hộ và bảo vệ mt.
- Chức năng phục hồi và bảo tồn tự nhiên.
- Chức năng khai thác kinh tế.
- Chức năng định cư.
- Chức năng thủy điện.
- Chức năng nuôi trồng thủy hải sản.
- Chức năng thủy lợi.
- Chức năng phòng hộ bảo vệ bờ biển.
Ví dụ: cảnh quan núi có chức năng bảo tồn đa dạng sinh học và du lịch sinh thái nhưng với vị trí đầu nguồn lại đảm nhận chức năng phòng hộ.
Câu 8: khái niệm bản đồ cảnh quan? Quy trình và phương pháp xây dựng bản đồ cảnh quan, lấy vd minh họa.
Bản đồ cảnh quan là một bản đồ tổng hợp phản ánh một cách đầy đủ, khách quan các đặc điểm của tự nhiên, mối quan hệ tác động tương hỗ giữa các thành phần riêng lẻ của tự nhiên.
Quy trình và phương pháp xây dựng bản đồ cảnh quan:
v Xây dựng bảng chú giải.
- Bảng chú giải của bản đồ cq thể hiện toàn bộ hệ thống phân loại của cq một lãnh thổ, từ bậc phân vị cao đến bậc phân vị thấp => phải xd bảng chú giải trước mới xđ được đơn vị cơ sở để thể hiện trên bản đồ cq.
- Bảng chú giải được xd theo bảng ma trận.
· Các cột dọc ở lề bên trái biểu diễn nền tảng rắn (địa hình, loại đất).
· Cột ngang ở bên trên biểu diễn nền tảng nhiệt - ẩm (kiểu khí hậu, thực vật, thủy văn).
· Giao thoa giữa các cột dọc và cột ngang tạo ra các ô ma trận có ghi số, tô màu và thể hiện các nét chải đặc trưng cho đơn vị cq.
· Từ mỗi ô ma trận, theo chiều ngang sẽ đọc được các thông tin về địa hình, đất, đá, theo chiều dọc sẽ đọc được các thông tin về khí hậu, thủy văn, sinh vật.
v Tiến hành thành lập bản đồ cq.
- Thành lập trên cơ sở chỉnh hợp các bản đồ thành phần như bản đồ địa mạo, bản đồ địa hình, bản đồ sinh khí hậu, bản đồ thảm thực vật, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sd đất.
- Đơn vị cơ sở trên bản đồ thể hiện cho cấp phân vị thấp nhất của cq khu vực nghiên cứu. Tùy theo quy mô lãnh thổ mà có đơn vị cơ sở khác nhau. Trong đó:
· Bản đồ địa hình: là cơ sở nền rắn và phân chia các lớp, hạng cq.
· Bản đồ sinh khí hậu: là cơ sở phân chia các kiểu cq.
· Bản đồ thảm thực vật: là cơ sở phân chia các nhóm thực vật.
· Bản đồ thổ nhưỡng kết hợp với bản đồ thảm thực vật và các bản đồ khác: là cơ sở phân chia các loại cảnh quan.
· Bản đồ hiện trạng sd đất: là cơ sở phân chia các nhóm HST đặc trưng, ví dụ như rừng nguyên sinh ít bị tác động, rừng thứ sinh, rừng trồng, trảng cỏ xen nương rẫy, cây hàng năm và cây công nghiệp, lúa nước, diện tích mặt nước...
- Có 2 phương pháp thành lập:
· Phương pháp họa đồ (thủ công): chồng ghép các bản đồ thành phần bằng tay trên bàn kính hay trên giấy can theo trình tự bản đồ địa mạo, bản đồ địa hình, bản đồ sinh khí hậu, bản đồ thảm thực vật, bản đồ thổ nhưỡng.
· Phương pháp công nghệ GIS: sử dụng các phần mềm thông dụng như phần mềm mapinfo, phần mềm arcgis,... để xử lý, số hóa và chồng xếp các lớp thông tin của bản đồ thành phần lại với nhau.
v Xác định tỉ lệ bản đồ cq.
Có 3 loại tỉ lệ: tỉ lệ nhỏ, tỉ lệ trung bình và tỉ lệ lớn.
- Bản đồ tỉ lệ nhỏ và tỉ lệ trung bình:
· Mang tính khái quát, nhằm phản ánh các quy luật chủ yếu của sự phân hóa tự nhiên trong không gian, trong thời gian và thể hiện mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần trong cảnh quan.
· Bản đồ cq tỉ lệ nhỏ (1/2.000.000 đến 1/1.000.000) lấy đơn vị cơ sở là kiểu cq.
· Bản đồ cq tỉ lệ trung bình (1/500.000 đến 1/250.000) lấy đơn vị cơ sở là hạng cq.
· Ý nghĩa: Có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, là cơ sở đáng tin cậy cho công tác quy hoạch chung, có tính chiến lược về phát triển kt – xh và bảo vệ môi trường.
- Bản đồ cq tỉ lệ lớn (1/100.000 đến 1/10.000):
· Đơn vị cơ sở có thể từ loại đến dạng, diện cq.
· Ý nghĩa: có ý nghĩa thực tiễn cao: việc khai thác đất đai, sử dụng tài nguyên diễn ra trên các đơn vị cq hạng, loại, dạng, diện nên việc nắm được đặc điểm các thành phần và mqh giữa chúng cho phép xđ các biện pháp khai thác hợp lý và phòng ngừa những bất lợi hay những tiêu cực xảy ra sau khai thác => tạo điều kiện cho các tài nguyên phục hồi, tái tạo nhanh hơn, hạn chế tình trạng cạn kiệt nhanh chóng tài nguyên không phục hồi được.
- Ví dụ: đối với các huyện miền núi, lãnh thổ không quá rộng nhưng cảnh quan phân hóa phức tạp, nghiên cứu phân loại cq cần tiến hành ở 2 quy mô: cấp huyện và cấp cụm xã.
· Ở quy mô toàn huyện, thuận lơi: cho phép nhìn nhận tổng thể lãnh thổ, phát hiện tính quy luật của đặc điểm và phân hóa cq trong mối quan hệ với khu vực. Đồng thời, là cơ sở cho việc phân vùng cảnh quan, phục vụ định hướng sd lãnh thổ. Hạn chế: việc nghiên cứu chi tiết cq phục vụ đánh giá kinh tế sinh thái và điều tra, xd mô hình hệ KTST khó thực hiện ở quy mô này.
· Nghiên cứu ở quy mô cấp cụm xã (điểm) là rất cần thiết đối với lãnh thổ miền núi, thích hợp nhất là ở tỉ lệ 1/10.000. Với tỉ lệ bản đồ này, các hợp phần thành tạo cq phân hóa chi tiết nên bản đồ cq phải được xd trên cơ sở các hợp phần cùng tỉ lệ (1/10.000). bậc phân loại cơ sở là cấp dạng và nhóm dạng cq.
Câu 9. Trình bày phương pháp xd bảng chú giải bản đồ cq, lấy vd minh họa.
- Bảng chú giải của bản đồ cq thể hiện toàn bộ hệ thống phân loại của cq một lãnh thổ, từ bậc phân vị cao đến bậc phân vị thấp => phải xd bảng chú giải trước mới xđ được đơn vị cơ sở để thể hiện trên bản đồ cq.
- Bảng chú giải được xd theo bảng ma trận.
· Các cột dọc ở lề bên trái biểu diễn nền tảng rắn (địa hình, loại đất).
· Cột ngang ở bên trên biểu diễn nền tảng nhiệt - ẩm (kiểu khí hậu, thực vật, thủy văn).
· Giao thoa giữa các cột dọc và cột ngang tạo ra các ô ma trận có ghi số, tô màu và thể hiện các nét chải đặc trưng cho đơn vị cq.
· Từ mỗi ô ma trận, theo chiều ngang sẽ đọc được các thông tin về địa hình, đất, đá, theo chiều dọc sẽ đọc được các thông tin về khí hậu, thủy văn, sinh vật.
- Ví dụ: bảng chú giải bản đồ cảnh quan huyện Quỳ Châu (vài ba cấp thôi).
Nền tảng rắn
Nền tảng nhiệt - ẩm
Lớp cq kiểu cảnh quan
Phụ lớp cq
rừng kín thường xanh nhiệt đới mưa mùa
núi Núi trung bình (>700m)
núi Núi thấp (500 – 700m)
Đồi Đồi cao (200 – 500m)
Đồi Đồi thấp và thung
lung (<200m)
Câu 10: nêu khái niệm, trình bày quy trình và phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái cq.
Đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan còn đgl đánh giá mức độ thuận lợi, đánh giá kỹ thuật, đánh giá mức độ thích nghi hoặc đánh giá tiềm năng sản xuất trong nông nghiệp – được hiểu là phân loại các địa tổng thể theo mức độ thích hợp của chúng đối với một hay nhiều dang sd lãnh thổ.
Quy trình và phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái cq gồm 8 bước như sau:
v Bước 1: xác định mục tiêu, nhiệm vụ.
- Đánh giá mức độ thích nghi cây trồng trong nông nghiệp.
- Đánh giá sự phù hợp đối với loại hình du lịch.
ð Xđ đúng mục tiêu, nhiệm vụ là căn cứ cho các bước tiếp theo.
v Bước 2: xđ nhu cầu sinh thái của dạng sd và lập bảng thống kê đặc tính các địa tổng thể.
- Nhu cầu sinh thái của dạng sd:
+ là cơ sở lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá.
+ cần mô tả theo hướng đặc điểm của địa tổng thể (ĐKTN, KTXH đã có kết quả nghiên cứu).
+ dựa vào tỷ lệ bản đồ để mô tả, bản đồ tỉ lệ càng lớn thì càng dễ mô tả.
v Bước 3: lựa chọn chỉ tiêu để đánh giá.
- Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu:
· Các chỉ tiêu lựa chọn phải phản ánh mối quan hệ của chúng đối với chủ thể (dạng sử dụng).
· Số lượng chỉ tiêu được lựa chọn phải ít hơn hoặc bằng số lượng tính chất của các cq đã biết và được liệt kê trong bảng.
· Ưu tiên lựa chọn các chỉ tiêu có sự phân hóa trong không gian.
- Phương pháp lựa chọn:
· Phương pháp so sánh: dựa vào nhu cầu sinh thái của chủ thể (dạng sd) và tiềm năng sinh thái của khách thể (cảnh quan).
· Phương pháp ma trận tam giác: là pp so sánh các yếu tố theo tầm quan trọng hay mức độ ảnh hưởng của chúng đối với yêu cầu sinh thái của các dạng sử dụng.
- Xác định nhân tố giới hạn:
· Là các nhân tố tạo nên đk hoàn toàn bất lợi cho khai thác và sd lãnh thổ hoặc địa tổng thể.
· Việc xđ các nhân tố này cho phép ta đơn giản hóa quá trình đánh giá. Nếu địa tổng thể chứa đựng một yếu tố giới hạn nào đó thì sẽ bị liệt kê vào hạng các địa tổng thể bất lợi mặc dù các yếu tố khác của nó có thể tốt hoặc trung bình.
· Ví dụ: khi đánh giá cây cà phê thì những địa tổng thể nào bị ngập nước hoặc có tần suất xuất hiện sương muối 5 năm/1 lần thì sẽ bị loại ra trong quá trình đánh giá.
- Xác định trọng số (ki):
· Trọng số của các yếu tố quan trọng hơn được tăng lên hoặc của các yếu tố kém quan trọng bị giảm đi.
· Được xđ dựa vào ý kiến của chuyên gia.
· Phương pháp xđ: sd pp ma trận tam giác hoặc pp AHP.
v Bước 4: đánh giá thành phần.
- Xây dựng bảng cơ sở đánh giá thành phần đối với các yếu tố lựa chọn.
· Số lượng bảng đánh giá thành phần phụ thuộc vào các chủ thể (địa tổng thể), có bao nhiêu chủ thể thì có bấy nhiêu bảng đánh giá thành phần.
· Có 2 dạng thể hiện mức độ thích nghi:bằng lời hoặc bằng điểm số.
· Trong mỗi ô của bảng ghi khoảng giá trị đo được của các yếu tố đánh giá lựa chọn tương ứng với từng mức độ thích nghi.
- Tiến hành đánh giá thành phần: dựa vào bảng cơ sở đánh giá thành phần, so sánh giá trị của các chỉ tiêu giữa các địa tổng thể và xđ điểm tương ứng của chúng. Điểm đánh giá được ghi vào bảng.
v Bước 5: đánh giá chung: Là đánh giá địa tổng thể theo từng dạng sử dụng.
- Xđ điểm của từng địa tổng thể theo từng dạng sd (Vd: trồng cà phê, trồng chè,...): có thể sd các pp như tính tổng, tính TBC, TB nhân của các điểm đánh giá thành phần, thường sd pp TBC. Các kết quả đánh giá được ghi vào một bảng dữ liệu để làm cơ sở cho các bước tiếp theo.
· Công thức tính điểm TBC:
M0 =
M0: điểm đánh giá chung.
di: điểm đánh giá yếu tố thứ i.
ki: hệ số tầm quan trọng của yếu tố thứ i.
n: số chỉ tiêu đánh giá.
· Công thức tính điểm tb nhân:
DA =
- Xd bảng cơ sở đánh giá chung.
· Nguyên tắc: có hai bậc cơ bản là thích nghi và không thích nghi, nhưng nếu chỉ sd 2 bậc này thì không đủ nên trong từng bậc lại chia ra một số bậc trung gian.
ü Bậc thích nghi chia thành: rất thích nghi, thích nghi tb và kém thích nghi.
ü Bậc không thích nghi có thể không chia hoặc chia đơn giản thành không thích nghi tạm thời và không thích nghi lâu dài.
· Mỗi bậc sẽ ứng với những khoảng giá trị của điểm đánh giá chung.
· Khoảng cách giữa các bậc thích nghi tính theo công thức:
=
Trong đó: Dmax là điểm đánh giá chung cao nhất.
Dmin là điểm đánh giá chung thấp nhất.
M là số cấp đánh giá.
· Bảng cơ sở đánh giá chung:
Cấp thích nghi
Khoảng điểm
I (rất thích nghi)
II (thích nghi tb)
III (kém thích nghi)
IV (không thích nghi)
- Tiến hành đánh giá chung cho từng địa tổng thể theo từng dạng sd.
v Bước 6: đánh giá tổng hợp thích nghi sinh thái các cảnh quan.
- Là bước cuối cùng trong đánh giá cảnh quan đối với tất các chủ thể với mục đích lựa chọn được loại hình phù hợp nhất cho từng đơn vị cq.
- Để so sánh và đánh giá mức độ thích nghi các cq đối với nhiều sd yêu cầu thống kê kết quả đánh giá chung theo cấp phân hạng.
- Trên cơ sở đó xd biểu đồ đánh giá hoặc nhờ sự hỗ trợ của một số phần mềm chuyên dụng GIS để lựa chọn các dạng sd phù hợp với cq.
v Bước 7: kiểm chứng thực tế và kiến nghị.
- Mọi kết quả đánh giá dù sd pp đơn giản hay hiện đại đều phải được kiểm tra lại so với thực tế.
- Mục tiêu của bước này là so sánh sự phù hợp của các cấp thích nghi của cảnh quan đối với các chủ thể.
- Trong trường hợp không phù hợp với thực tế thì cần phải kiểm tra lại từ bước 2.
- Khi thấy kết quả đánh giá phù hợp với thực tế thì dựa trên cơ sở kết quả đánh giá này tiến hành đề xuất, kiến nghị quy hoạch sd cq.
Câu 11: nêu khái niệm, trình bày quy trình và pp đánh giá kinh tế cảnh quan.
Đánh giá kinh tế cảnh quan là đánh giá hiệu quả sd kinh tế cảnh quan.
Quy trình đánh giá kinh tế cảnh quan:
- Lựa chọn phương pháp.
- Thu thập số liệu phục vụ đánh giá.
- Thực hiện tính toán theo phương pháp đã lựa chọn.
- Đưa các giá trị tính toán về đơn vị cảnh quan.
Phương pháp thường sd là pp phân tích chi phí – lợi ích.
- Là quá trình đánh giá giá trị của một dạng sd cq hoặc 1 công trình dự án được lược hóa bằng tiền all các chi phí bỏ ra và lợi ích thu về. Quá trình đánh giá được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: chọn trục thời gian và chiết khấu.
· Tùy vào dạng cq và loại hình kinh tế, sd cq để chọn khoảng thời gian (t) thích hợp.
· Đối với cây hàng năm: t = 1 năm.
Đối với cây lâu năm: t = 1,..., n.
· Hệ số chiết khấu: có nhiều loại như hệ chiết khấu cho vay ưu đãi, hệ chiết khấu của các ngân hàng,...
ð Cho phép so sánh lợi nhuận và chi phí ở các thời điểm khác nhau trên trục thời gian.
- Bước 2: xđ giá trị hiện thời (PV).
· Công thức tính: PV = Bt – Ct .
ü PV: giá trị hiện thời.
ü Bt : lợi ích năm thứ t.
ü Ct : chi phí năm thứ t.
· PV chỉ cho phép xđ lợi nhuận tại 1 năm cụ thể nào đó, không cho phép so sánh hiệu quả đầu tư giữa các năm.
- Bước 3: xđ giá trị hiện tại ròng (NPV)
· Công thức tính:
NPV =
ü Bt : lợi ích năm t.
ü Ct : chi phí năm t.
ü t: thời gian tương ứng (t = 1,...,n).
ü n: số năm thực hiện dự án sd cảnh quan.
ü r: hệ số chiết khấu (lãi suất).
· NPV là chỉ tiêu được sd nhiều nhất trong phân tích kinh tế.
· Nó xđ giá trị lợi nhuận ròng hiện thời khi chiết khấu dòng lợi ích và chi phí trở về với năm cơ sở ban đầu (năm thứ nhất).
· Phương án được quyết định là phương án có NPV dương, trong trường hợp có nhều phương án lựa chọn thì phương án nào có NPV lớn nhất sẽ là phương án được ưu tiên để quyết định.
- Bước 4: xđ tỉ suất lợi ích – chi phí (BCR or R).
· Là tỷ lệ của tổng giá trị hiện tại của lợi ích so với tổng giá trị hiện tại của chi phí.
· Công thức tính:
R =
· Cho biết khả năng hoàn vốn nhanh hay chậm.
· Phương án được quyết định là phương án có BCR lớn hơn 1, trong trường hợp có nhiều phương án khác nhau phải lựa chọn thì phương án được quyết định là phương án có BCR lớn hơn 1 và lớn nhất.
_c,
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top