Từ ấy
MB: "Từ ấy" nằm trong phần "Máu lửa" là một bài thơ xuất sắc nhất của Tố Hữu. Được sáng tác vào những ngày đầu tiên nhà thơ đứng trong hàng ngũ của Đảng nên "Từ ấy" là tiếng hát trong trẻo, phấn phấn chấn, say mê của người thanh niên Cách mạng trẻ tuổi .Bài thơ đã lột tả rõ được niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của tác giả trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng với cuộc đời của Tố Hữu.
TB: Mở đầu bài thơ là niềm vui sướng của nhà thơ khi được kết nạp vào Đảng. Hai câu thơ mở đầu được bắt đầu bằng "Từ ấy" chỉ thời gian (tháng 7 năm 1938) khi mà Tố Hữu vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng Sản:
" Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim"
Thời điểm đó như một dấu ấn quang trong, một bước ngoặt lớn trong cuộc đời nhà thơ, nó chi phối cả tâm trạng, cảm xúc , thái độ, tình cảm của nhà thơ. Hình ảnh "nắng hạ" mang đến một thứ ánh nắng rực rỡ nhất, chói chang nhất, biểu trưng cho lí tưởng Cánh mạng, có sức mạnh soi sáng cho nhà thơ. Tiếp sau là một hình ảnh bất diệt- hình ảnh mang lại nguồn sáng của sự sống "mặt trời chân lí". Là những gì đúng đắn nhất, được thừ nhận, mang tính chất ẩn dụ chân lí của Đảng, của Cách mạng sáng rực chói, vĩnh viễn, ấm áp, bất diệt và luôn cần thiết cho sự sống của con người. Mang nhiều sắc thái, ý nghĩa sáng tạo mới mẻ, có chiều sâu. Tình cảm thành kính, chân trọng, thái độ, sự xúc động của nhà thơ cũng như của người chiến sĩ khi được đón nhận "mặt trời chân lí". Cùng với hai động từ mạnh "bừng", "chói" để chỉ thứ ánh sáng phát ra bất ngờ, mạnh mẽ, sáng chói Tố Hữu đã cho ta thấy được ánh sáng của Đảng, của Cách mạng có sức xuyên thấu, chói qua tim, có một sự tác động vô cùng mạnh mẽ. Vì vậy ta không thể nào phủ nhận được rằng lí tưởng Cộng sản là một nguồn sáng mới - nguồn sáng mạnh mẽ, vĩ đại làm bừng cả trí tuệ và tâm hồn nhà thơ. Chỉ với hai câu mở đầu khổ thơ thôi, nhà thơ đã diễn tả rõ được niềm vui sướng và say mê khi gặp lí tưởng Cộng sản. Vậy nên đến hai câu thơ sau, tác giả lại sử dụng ngay một cụm từ nhân hóa:
"Hồn tôi như một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim"
Gợi ngay cho chúng ta thấy một hình ảnh của một khu vườn tràn đầy hương sắc, rộn ràng tiếng chim ca hót. Dieẽn tả niềm vui sướng, hân hoan khi được đón nhận lí tưởng Cách mạng cũng như cỏ cây được đón nhậ ánh sánh của mặt trời. Nhà thơ còn sử dụng câu thơ vắt dòng từ câu ba xuống câu bốn tái hiện âm thanh của tiếng reo vui, phấn khởi, rộn ràng, hân hoan. Ở hai câu này Tố Hữu lại tiếp tục sử dụng động từ mạnh "đậm", "rộn" thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ tràn ngập khắp người.
Nếu khổ thơ đầu diễn tả niềm vui sướng, say mê, hạnh phúc, hân hoan tràn ngập tâm hồn chiến sĩ trẻ tuổi thì đến khổ thơ thứ hai Tố Hữu lại giác ngộ được về lẽ sống, về nhận thức. Đó là sự nhận thức về mối quan hệ giữa cái tôi cá nhân với cộng đồng nhân dân quần chúng và đặc biệt là nhân dân lao động:
"Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"
"Buộc" chỉ sự gắn kết, gắn bó, sự giằng buộc, ý thức tự nguyện và quyết tâm của người trí thức được giác ngộ. Điệp từ "để" tạo nhip thơ dồ dập, thôi thúc, và hăm hở, có tác dụng dùng để nhấn mạnh mục đích của hành động buộc lòng kia. Đó cũng là để tình cảm riêng thành một tình cảm lớn, tình yêu đất nước và dân tộc Việt Nam. Để được đồng cam cộng khổ, để "tình trang trải với trăm nới", cùng nhân dân vượt qua khốn khó này. Tạo sự đồng cảm sâu sắc, tâm hồn trải rộng với cuộc đời. Đây là một hình ảnh ẩn dụ trìu tượng hóa sức mạnh tập thể của nhân dân đoàn kêt, gắn bó chặt chẽ, cùng chung cảnh ngộ để làm nên sức mạnh tranh đấu. Câu thơ cuối của khổ thơ thứ hai "gần gũi nhau thêm mẹnh khối đời" như một thông điệp mà nhà thơ muốn đưa ra, đó là phải đoàn kết, phải có sự găn bó vững mạnh của nhân dân thì mới có thể chống lại thực dân xâm chiếm. Nhà thơ đã tự đặt mình vào giữa dòng đời, giữa quần chúng nhân dân lao động, nhà thơ cũng tìn thấy được niềm vui và sức mạnh, tìm tới sự đồng cảm sâu sắc đến từng cảnh ngộ. Như vậy, khổ thơ thứ hai này, Tố Hữu không chỉ vui mừng khi được kết nạp mà còn nhận ra được lí tưởng sống của mình.
Và cuối cùng, ở khổ thơ thứ cuối, nhà thơ lại tiếp tục nhận ra sự chuyển biến trong tình cảm của mình, nhận ra dân tộc Việt Nam thực sự là một đại gia đình lớn. Tác giả sử dụng kiểu câu khẳng định-"tôi đã là...", với phép điệp từ, điệp ngữ "nhà", "của vạn" nhằm khẳng định sự tự nguyện chắc chắn , vững vàng của nhà thơ khi hòa vào khối đời rộng lớn của quần chúng lao động. Ngoài ra tác giả còn sử dụng các đại từ nhân xưng chỉ sự thân mật "con", "em", "anh" để hướng tới những đối tượng cụ thể - những người trong một gia đình, ruột thịt, gần gũi, đầm ấm, thanh khiết và tự nguyện trở thành một phần máu thịt của nhân dân. Từ "đã" làm rõ ý hơn cho câu thơ, nhà thơ muốn cho người đọc thấy được những ý tưởng, những dự định xa xôi nay đã trở thành hiện thực. Và quả thực là không chỉ có gia đình nhỏ của mình mà Tố Hữu còn có một đại gia đình lớn là dân tộc Việt Nam. Nhà thơ tự nhận mình là "con của vạn nhà"- là hình ảnh chỉ số lượng lớn lao, là trách nhiệm cao cả. "Em của vạn kiếp phôi pha"- chỉ những người anh đi trước đã hiến dâng cho cách mạng, những con người quần chúng đau khổ."Anh của vạn đầu em nhỏ" "không áo cơm cù bất cù bơ", lang thang giữa dòng đời xô đẩy, không có nổi một bát cơm, một tấm áo lành để mặc. Ôi! Thật đau thương làm sao! Kết thúc bài thơ như một lời thức tỉnh của nhà thơ về những nỗi đau mà "gia đình lớn" đó đang phải gánh chịu. Tác giả đang hướng về cái ta chung, niềm vui lớn, lý tưởng lớn, lẽ sống lớn hơn. Đồng thời phê phán cuộc chiến tranh phi nghĩa, lên tiếng, hướng tất cả tình cảm của mình về những kiếp người bất hạnh của quần chúng nhân dân Việt Nam. Khép lại khổ thơ cuối, người đọc nhận rõ được sự chuyển biến trong tình cảm của nhà thơ.
KB: Bài thơ có sự kết hợp của những hình ảnh tươi sáng, với ngôn ngữ giàu nhịp điệu, giọng thơ say sưa, dồn dập, hăm hở. Tất cả đã giúp Tố Hữu diễn tả cho người đọc thấy lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cách mạng một cách chân thực nhất.
Lời tâm hự: bài hơi ngắn nên viết chữ to ra... k hay lắm đâu =} mà viết thử ra giấy đi chứ thấy nó ngắn v
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top