dang thi quyen 4

Câu 4 phân tích những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội và liên hệ với những đặc trưng cơ bản xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng

Những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa

Vừa dựa trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, vừa dựa trên thực

tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội và tổng kết lý luận, chúng ta có thể nêu ra những

đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa sau đây:

1. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (hay xã hội xã hội chủ nghĩa)

là nền sản xuất công nghiệp hiện đại.

Cả mặt thực tế, cả lôgíc - lý luận khoa học đều chứng minh rằng, xã hội xã hội

chủ nghĩa là sự kế tiếp sau xã hội tư bản chủ nghĩa, có nhiệm vụ giải quyết

những mâu thuẫn mà chủ nghĩa tư bản đã không thể giải quyết triệt để. Đặc biệt

là giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu xã hội hoá ngày càng tăng của lực lượng sản

xuất ngày càng hiện đại hơn với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư

liệu sản xuất. Do đó, lực lượng sản xuất của xã hội xã hội chủ nghĩa, khi nó

hoàn thiện, phải cao hơn so với chủ nghĩa tư bản. Đương nhiên, các nước tư bản

phát triển đã có lực lượng sản xuất cao (như G7...) thì lên xã hội xã hội chủ

nghĩa giai cấp vô sản ở đó chủ yếu chỉ phải trải qua một cuộc cách mạng chính

trị thành công. Khi đó chính trình độ lực lượng sản xuất đã phát triển cao là

một cơ sở rất thuận lợi cho việc tiếp tục xây dựng thắng lợi, hoàn thiện chủ

nghĩa xã hội - cả quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất cao hơn chủ nghĩa tư

bản.

ở những nước xã hội chủ nghĩa "bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa" (như Việt Nam và

các nước khác) thì đương nhiên phải có quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện

đại hoá, xây dựng từng bước cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại của chủ nghĩa xã

hội. Hiện nay, Trung Quốc, Việt Nam, Cuba... đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp

hoá, hiện đại hoá với tốc độ khá cao, đạt được nhiều thành tựu to lớn và ngày

càng vững chắc.

2. Xã hội xã hội chủ nghĩa đã xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập

chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ, chủ nghĩa xã hội không xoá

bỏ chế độ tư hữu nói chung mà chủ yếu xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về

tư liệu sản xuất (còn các chế độ tư hữu khác: chế độ tư hữu chủ nô, phong kiến,

xét trên toàn cầu thì đã bị chủ nghĩa tư bản xoá bỏ trước đó rồi). Bởi vì chế độ

tư hữu tư bản chủ nghĩa đã nô dịch, áp bức bóc lột giá trị thặng dư đối với đại

đa số nhân dân lao động, đem lại lợi nhuận ngày càng cao cho thiểu số các tập

đoàn tư bản lũng đoạn và giai cấp

84

thống trị xã hội.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kết cấu xã hội còn đan xen nhiều giai

cấp, tầng lớp xã hội; cơ sở kinh tế quá độ còn nhiều thành phần vận hành theo cơ

chế sản xuất hàng hoá, quan hệ thị trường, vẫn tồn tại những quan hệ kinh tế cụ

thể như thuê mướn lao động... cá nhân người này vẫn có thể còn bóc lột những cá

nhân khác. Đó chỉ là những quan hệ bóc lột cụ thể chứ không phải xem xét trên cả

một chế độ xã hội, giai cấp này bóc lột các giai cấp, tầng lớp khác. V.I. Lênin

và Đảng Cộng sản Nga, sau một thời gian áp dụng "Chính sách cộng sản thời chiến"

(trưng thu lương thực... do yêu cầu phục vụ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc) đã bãi

bỏ chính sách này khi bước vào thời kỳ quá độ, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là

thời kỳ thực hiện "Chính sách kinh tế mới" (NEP) với kinh tế hàng hoá 5 thành

phần và tự do lưu thông hàng hoá trên thị trường nhiều loại sản phẩm. Đó là một

đặc trưng kinh tế của thời kỳ quá độ và cả của chủ nghĩa xã hội. Việc xoá bỏ một

cách nóng vội những đặc điểm trên, sa vào bệnh chủ quan duy ý chí trong mấy thập

kỷ cuối thế kỷ XX của các nước xã hội chủ nghĩa là trái với quan điểm của V.I.

Lênin về nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

3. Xã hội xã hội chủ nghĩa tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới

Quá trình xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội là một quá trình hoạt động tự giác

của đại đa số nhân dân, vì lợi ích của đa số nhân dân. Chính từ bản chất và mục

đích đó mà các nhà kinh điển Mác-Lênin đã đưa ra những kết luận khoa học cho đến

nay vẫn còn giá trị: chủ nghĩa xã hội sẽ là một kiểu tổ chức lao động mới của

bản thân nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo, hướng dẫn của đảng cộng sản, đội

tiên phong của giai cấp công nhân và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Do đó, kỷ luật

lao động mới cũng có những đặc trưng mới, vừa là kỷ luật chặt chẽ theo những quy

định chung của luật pháp, pháp chế xã hội chủ nghĩa, vừa có tính tự giác - kỷ

luật tự giác (tức là mỗi người lao động giác ngộ về vai trò làm chủ đích thực

của mình trước xã hội, trước mọi công việc được phân công ngày càng tốt hơn).

Đương nhiên, để mọi người lao động có được tổ chức và kỷ luật lao động mới tự

giác như thế, phải trải qua quá trình đấu tranh, từng bước hoàn thiện chủ nghĩa

xã hội.

4. Xã hội xã hội chủ nghĩa thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động - nguyên

tắc phân phối cơ bản nhất

Trong quá trình lao động cụ thể, mỗi người lao động sẽ nhận được từ xã hội một

số lượng sản phẩm tiêu dùng có giá trị tương đương số lượng,

85

chất lượng và hiệu quả lao động của họ đã tạo ra cho xã hội, sau khi đã trừ đi

một số khoản đóng góp chung cho xã hội. Nguyên tắc phân phối này là phù hợp với

tính chất và trình độ phát triển lực lượng sản xuất trong giai đoạn xây dựng chủ

nghĩa xã hội. Đó là một trong những cơ sở của công bằng xã hội ở giai đoạn này.

5. Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân

rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc; thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân

Khi đề cập đến hệ thống chuyên chính vô sản, chủ nghĩa Mác-Lênin đã xác định rõ

bản chất, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước chuyên chính vô sản. Thực chất nhà

nước đó là do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, nhân dân tổ chức ra. Thông

qua nhà nước là chủ yếu mà đảng lãnh đạo toàn xã hội về mọi mặt và nhân dân lao

động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình trên mọi mặt của xã hội. Nhân dân

ngày càng tham gia nhiều vào công việc nhà nước, theo V.I. Lênin, nhà nước

chuyên chính vô sản (hay nhà nước xã hội chủ nghĩa) không còn nguyên nghĩa như

nhà nước của chủ nghĩa tư bản, mà là "nhà nước nửa nhà nước", với tính tự giác,

tự quản của nhân dân rất cao, thể hiện các quyền dân chủ, làm chủ và lợi ích của

chính mình ngày càng rõ hơn.

6. Xã hội xã hội chủ nghĩa là chế độ đã giải phóng con người thoát khỏi áp bức

bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, tạo những điều kiện cơ

bản để con người phát triển toàn diện

Việc giành chính quyền, độc lập, tự do, dân chủ - giải phóng con người về chính

trị suy cho cùng cũng là để giải phóng con người về kinh tế, về đời sống vật

chất và tinh thần. Dù lúc đầu mới có chính quyền, trình độ kinh tế, mức sống vật

chất của nhân dân còn thấp, nhưng đã bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội là đã

không còn chế độ tư hữu, áp bức bất công với tư cách một chế độ xã hội. Đây là

những tiền đề chính trị, kinh tế khác về bản chất so với các chế độ cũ để từng

bước thực hiện việc giải phóng con người và phát triển con người toàn diện.

Không có những tiền đề cơ bản đó không thể giải phóng con người, không thực hiện

được công bằng, bình đẳng, tiến bộ và văn minh xã hội... Nói bình đẳng trong chủ

nghĩa xã hội, là nói trong điều kiện, giai đoạn xã hội vẫn còn giai cấp, còn nhà

nước, trước hết bình đẳng giữa các công dân, giữa các chủ thể sản xuất - kinh

doanh (dù họ ở thành phần kinh tế nào...) trước pháp luật chung của nhà nước;

bình đẳng nam - nữ, bình đẳng giữa các dân tộc và đoàn kết toàn dân tộc, v.v..

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: