Đảng lãnh đạo sự nghiệp đổi mới công nghiệp hoá đất nước (1986 - nay)
Đảng lãnh đạo sự nghiệp đổi mới công nghiệp hoá đất nước (1986 - nay)
I. ĐH đại biểu toàn quốc làn VI và đường lối đổi mới của Đảng.
1. Hoàn cảnh lịch sử.
a. Thế giới.
Cách mạng KHKT → thành tựu lớn.
Với chính sách đóng cửa của mình, Liên Xô - Đông Âu đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng nên các nước này đã tiến hành cải tổ với trọng tâm về chính trị, nên hầu hết các ĐCS đều mất vai trò lãnh đạo → CNXH ở LX và Đông Âu đứng trước cuộc khủng trầm trọng → sụp đổ.
Các thế lực thù địch , đứng đầu là Mỹ tăng cường tấn công vào CNXH nhằm thủ tiêu hệ thống CNXH trên toàn thế giới để thực hiện thế giới ... do Mỹ cầm đầu.
1978, TQuốc thực hiện công cuộc cải cách với trọng tâm là KT - XH. Trung Quốc không ngừng phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện.
b. Việt Nam.
Trong 10 năm (1975 - 1985) xây dựng CNXH chúng ta đã đạt được những thành tựu cơ bản có ý nghĩa với đất nước như: sản xuất lương thực thực phẩm tăng; sản xuất CN không ngừng phát triển (9,6% / năm); chúng ta xây dựng được hàng ngàn công trình nhỏ và hàng trăm công trình vừa và lớn để phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân (thủy điện Hòa Bình, thủy điện Trị An, ...); sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc và làm nghĩa vụ quốc tế thu hoạch nhiều thắng lợi lớn. Tuy nhiên trong 10 năm đi lên CNXH, kinh tế Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng:
+ Sản xuất tăng trưởng chậm, không tương xứng với công sức bỏ ra nên không nhanh chóng ổn định được đời sống nhân dân.
+ Các chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm đều không thực hiện được.
+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên bị lãng phí, ngân sách Nhà nước thiếu hụt, lưu thông phân phối rối ren căng thẳng, lạm phát cao.
+ Vấn đề công ăn việc làm trở thành vấn đề nhức nhối của toàn XH.
+ Các hiện tượng tiêu cực trong XH không ngừng phát triển: tham ô, tham nhũng, ...
Đứng trước khó khăn khủng hoảng trên, quần chúng giảm lòng tin vào Đảng → Đòi hỏi Đảng phải nhanh chóng đổi mới để đưa Đất nước vượt qua khó khăn khủng hoảng này.
2. ĐH toàn quốc lần thứ VI và đường lối đổi mới của Đảng.
• ĐH VI diễn ra 15 - 18/12/1986 trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật trên cả mặt được và không được.
• ĐH VI đã tìm được những nguyên nhân của những sai lầm dẫn đến khủng hoảng KT - XH này:
+Nguyên nhân khách quan - 3 nguyên nhân: Xuất phát điểm thấp; chiến tranh liên tiếp xảy ra, tàn phá nặng nề; các thế lực thù địch tăng cường chống phá.
+ Nguyên nhân chủ quan: Do sai lầm trong việc đề ra đường lối và lãnh đạo thực hiện của Đảng và Nhà nước như: Đề ra mục tiêu không sat thực tế, nhanh chóng phá bỏ các thành phần KT XHCN, chưa coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu
• ĐH VI đã rút ra 4 bài học kinh nghiệm:
+ Trong toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát điểm lấy dân làm gốc.
+ Phải tôn trọng và hành động theo thực tại khách quan.
+ Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong điều kiện lịch sử mới.
+ Xây dựng Đảng ngang tầm là một Đảng cầm quyền.
• Đổi mới nhận thức con đường quá độ đi lên CNXH là cả một chặng đường lịch sử tương đối dài không thể nóng vội, không thể đốt cháy giai đoạn và khẳng định chúng ta đang ở những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ.
• ĐH VI đã đề ra mục tiêu tổng quát và nhiệm vụ bao trùm của những năm còn lại chặng đường đầu tiên: Đảng ổn định mọi mặt tình hình KT - XH và tiếp tục xây dựng cơ sỏ vật chất kinh tế cần thiết để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiêp hoá XHCN ở những chặng đường tiếp theo.
• Đã xác định được 5 mục tiêu cụ thể:
+ Sản xuất đủ tiêu dùng có tích lũy.
+ Bước đầu tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất.
+ Bước đầu hoàn thiện quan hệ sản xuất mới cho phù hợp tính chất và trình độ lực lượng sản xuất.
+ Tạo sự chuyển biến tốt mọi mặt xã hội.
+ Đảm bảo nhu cầu củng cố an ninh quốc phòng.
Đổi mới kinh tế là trọng tâm của sự nghiệp đổi mới (chú ý có câu hỏi):
Câu hỏi: Tại sao đổi mới kinh tế là trọng tâm của sự nghiệp đổi mới:
• Khó khăn khủng hoảng xuất phát từ kinh tế.
• Trên cơ sở đổi mới kinh tế để làm bàn đạp để đổi mới nhưng cái khác.(chính trị,...)
• Vật chất quyết định ý thức làm đòn bẩy về mặt chính trị
Rút kinh nghiệm sự sụp đổ của CNXH Liên Xô - Đông Âu: Khi rơi vào khủng hoảng thì các nước này lại tổ chức cải tổ với trọng tâm về chính trị nên hầu hết các ĐCS đều mất vai trò lãnh đạo → CNXH ở LX và Đông Âu đứng trước cuộc khủng trầm trọng → sụp đổ.
•
Có 5 đổi mới:
Đổi mới cơ cấu kinh tế: phải bố trí lại cả kinh tế và cơ cấu đầu tư cho hợp lý nhằm tập trung sức người sức của thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn của Nhà nước là: hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
Khẳng định cần có các chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế, coi kinh tế nhiều thành phần là dặc trưng cả thời kỳ quá độ.
Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế: Dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế kế hoạch hoá hạch toán kinh doanh XHCN.
Coi KHKT là một trong những động lực phát triển KTXH.
Mở rộng tăng cường kinh tế đối ngoại.
Song song đổi mới kinh tế, chúng ta từng bước đổi mới về mặt chính trị:
Đổi mới chính trị không có nghĩa là thay đổi chế độ chính trị mà là đổi mới sự lãnh đạo của Đảng cho phù hợp cơ chế mới, cơ chế quản lý mới. Phải tiến hành đổi mới tư duy, tổ chức, phương thức lãnh đạo của Đảng để nâng cao phẩm chất lãnh đạo của mỗi Đảng viên.
Phải chăm lo đời sống nhân dân, phát huy quyền dân chủ nhân dân, để thực hiện thành công khẩu hiệu: dân biết, dân bàn, dân kiểm tra.
Đổi mới về ngoại giao:
Thực hiện quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới dựa trên nguyên tắc: độc lập, tự chủ và các bên cùng có lợi
Thực hiện ngoại giao trên quan hệ VN và các nước:
+ Tăng cường mối quan hệ với Liên Xô, Đông Âu và bình đẳng hoá quan hệ quốc tế.
+ Mở rộng hợp tác các nước TBCN phương tây.
3. Ý nghĩa ĐH VI.
ĐH VI đã đề ra được đường lối đổi mới toàn diện sâu sắc trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao. Do vậy đã tạo ra bước ngoặt mới trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở VN.
Đường lối đổi mới đề ra là hoàn toàn phù hợp yêu cầu lịch sử nên được nhân dân ủng hộ và tin theo.
Đưa đến sự phát triển của kinh tế, xã hội:
+ Nền kinh tế nhiều thành phần, bước đầu xác lập trên phạm vi cả nước.
+ Chúng ta đạt được một số thành tựu trên lĩnh vực kinh tế như có gạo và dầu thô xuất khẩu.
+ Lạm phát đã được kiềm chế.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top