bien dong dan so
Chöông 1
BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ
1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA
Biến động dân số là sự thay đổi số lượng dân số theo thời gian do tác động của ba quá trình sinh, tử và di dân. Trong đó, chênh lệch giữa mức sinh và mức tử là biến động tự nhiên, chênh lệch giữa nhập cư và xuất cư là biến động cơ học. Khái niệm sự gia tăng dân số, biến động dân số hay phát triển dân số là tương đương trong phạm vi Dân số học.
Quy mô dân số của một lãnh thổ theo thời gian có thể tăng lên, giảm đi hoặc giữ nguyên tùy thuộc vào các quá trình dân số có ý nghĩa động lực. Đó là các quá trình sinh sản, tử vong và chuyển cư (bao gồm nhập cư và xuất cư). Chúng tác động qua lại và tạo nên sự biến động của dân số.
Khảo sát sự biến động dân số nhằm mục đích tìm hiểu quá trình phát triển dân số của một quốc gia, một địa phương để biết dân số của vùng lãnh thổ đó thay đổi như thế nào: theo chiều hướng tăng, theo chiều hướng giảm, không tăng, không giảm hay phát triển quá nhanh dẫn đến bùng nổ dân số. Từ đó, đưa ra các giải pháp để cân bằng sự phát triển dân số với sự phát triển kinh tế - xã hội.
1.2. ĐO LƯỜNG BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ
1.2.1. Các loại chỉ tiêu cơ bản để đo lường dân số
- Tỷ số (ratio): là tương quan số lượng giữa hai bộ phận trong dân số (lưu ý là hai bộ phận dân số này không bao trùm lên nhau). Ví dụ: tỷ số giới tính của một dân số là số nam tính trên 100 nữ.
- Tỷ lệ (propotion): là tỷ số thể hiện tương quan số lượng giữa một bộ phận dân số với toàn bộ dân số và tính theo phần trăm (%). Ví dụ: tỷ lệ lao động là tương quan số lượng giữa số người trong tuổi lao động so với tổng số dân của một lãnh thổ. Thuật ngữ tương đương với tỷ lệ là tỷ trọng.
- Tỷ suất (rates): tỷ suất thể hiện tương quan số lượng giữa số lần xuất hiện của một sự kiện hoặc một biến cố nhân khẩu với tổng số thành viên của dân số có khả năng chịu nguy cơ đó (thường là tổng số dân) trong một khoảng thời gian nhất định và được tính bằng phần ngàn (‰).
- Tỷ suất thô (nguyên) là tỷ suất tính cho toàn bộ dân số, mẫu số là tổng số dân (tính trung bình giữa năm).
- Tỷ suất đặc trưng là tỷ suất tính cho một nhóm dân số đặc biệt, mẫu số là số dân đang được quan tâm có khả năng trực tiếp chịu biến cố xảy ra.
- Xác suất (probability): xác suất xảy ra một sự kiện nhân khẩu tương tự như tỷ suất xảy ra sự kiện đó, tuy nhiên, trong cách tính toán khác nhau ở mẫu số: khi tính tỷ suất, lấy dân số ở giữa thời kỳ quan sát (dân số trung bình giữa năm), còn khi tính xác suất thì lấy dân số ở đầu kỳ quan sát (dân số đầu năm).
1.2.2. Phương trình cơ bản của biến động dân số
Quy mô dân số của một nước hay một địa phương có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố: sinh, tử và di dân. Dân số có thể tăng lên do: có trẻ em được sinh ra hay có người từ nơi khác nhập cư đến. Dân số có thể giảm bớt đi do: có người chết hay có người chuyển cư đi nơi khác.
Ba quá trình sinh, tử và di dân kết hợp lại sẽ tạo nên phương trình căn bản của biến động dân số:
Pt = P0 + B - D + I - O
Trong đó:
- Pt là dân số ở thời điểm t cần khảo sát.
- Po là dân số ở thời điểm gốc.
- B, D, I, O lần lượt là số trẻ em được sinh ra, số người chết, số người nhập cư, số người xuất cư trong thời kỳ (0, t).
1.2.3. Gia tăng tự nhiên
Gia tăng tự nhiên hay biến động tự nhiên do tương quan số lượng giữa hai quá trình sinh sản và tử vong quy định hay đó là hiệu quả của hai quá trình sinh và tử của một dân số ở một thời kỳ nhất định.
• Tỷ suất sinh
Tỷ suất sinh là tỷ số tương quan giữa số trẻ sơ sinh trung bình được sinh ra trong năm so với số dân trung bình năm đó, tính theo tỷ suất phần nghìn (‰).
Số sinh
Tỷ suất sinh = ------------------------- x 1000‰
Dân số trung bình
- Số sinh: số trẻ được sinh ra trong năm.
- Dân số trung bình: là trung bình của dân số đầu năm và cuối năm hay dân số của ngày 30/6 hoặc 1/7 hàng năm.
- Nếu tỷ suất sinh < 20‰: sinh suất thấp.
20 - 30‰: sinh suất trung bình.
> 30‰: sinh suất cao.
> 40‰: sinh suất rất cao.
- Về mặt sinh lý, sinh suất tối đa là 60‰.
- Ví dụ, năm 1993, tỷ suất sinh của dân số Việt Nam là 30‰.
• Tỷ suất tử
Tỷ suất tử là tỷ số tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình trong năm đó, tính theo tỷ suất phần nghìn (‰).
Số chết
Tỷ suất tử = ------------------------- x 1000‰
Dân số trung bình
- Số chết: số người chết trong năm thuộc tất cả các độ tuổi và giới tính.
- Nếu tỷ suất tử < 12‰ : tử suất thấp.
12 - 15‰ : tử suất trung bình.
15 - 25‰ : tử suất cao.
> 25‰ : tử suất rất cao.
• Tỷ suất gia tăng tự nhiên
Tỷ suất gia tăng tự nhiên (Rate of Natural Increase) là số chênh lệch giữa tỷ suất sinh và tỷ suất tử của dân số trong một năm trên một lãnh thổ nhất định và được tính theo phần trăm (%o).
Tỷ suất sinh (‰) - Tỷ suất tử (‰)
Tỷ suất gia tăng tự nhiên = ------------------------------------------------
10
hay:
Số sinh - số chết
Tỷ suất gia tăng tự nhiên = ---------------------------- x 1000%
Dân số trung bình
- Nếu tỷ suất gia tăng tự nhiên < 1,0% : tăng suất thấp.
1,0 - 1,5% : tăng suất trung bình.
1,5 - 2,0% : tăng suất cao.
> 2,0% : tăng suất rất cao.
Gia tăng tự nhiên là sự kế tiếp của các thế hệ, trong đó, thế hệ già được thay thế bằng thế hệ trẻ. Tùy thuộc tương quan số lượng giữa hai quá trình dân số cơ bản là sinh và tử vong, về cơ bản, gia tăng tự nhiên là quá trình tái sản xuất dân cư.
• Có ba loại hình tái sản xuất dân cư
+ Tái sản xuất dân cư mở rộng
Có những đặc trưng: tỷ suất sinh cao, tỷ suất tu trung bình hoặc cao, thế hệ sinh sau nhiều hơn thế hệ trước. Loại hình tái sản xuất dân cư kiểu này thường phổ biến ở các nước đang phát triển có trình độ phát triển kinh tế trung bình và chậm phát triển thuộc châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.
+ Tái sản xuất dân cư thu hẹp
Với tỷ suất sinh trung bình, tỷ suất tử vong thấp và ổn định, gia tăng tự nhiên ở mức trung bình, thế hệ sinh sau ít hơn thế hệ trước, do mức sinh giảm nhanh. Tái sản xuất dân cư thu hẹp thường thấy ở các nước công nghiệp mới như: Hàn Quốc, Singapore, Brasil...
+ Tái sản xuất dân cư giản đơn
Với tỷ suất sinh và tỷ suất tử đều thấp và hầu như bằng nhau, tỷ suất gia tăng tự nhiên bằng 0 hoặc âm, số lượng thế hệ trẻ tương đương thế hệ già. Các nước công nghiệp phát triển ở Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật... là những nước có kiểu tái sản xuất dân cư giản đơn.
1.2.4. Gia tăng cơ học
Gia tăng cơ học hay biến động cơ học cũng là nguồn lực quan trọng làm tăng hay giảm quy mô một dân số. Bản chất của gia tăng cơ học là sự di chuyển của dân cư hay nói gọn là sự chuyển cư.
• Tỷ suất nhập cư
Tỷ suất nhập cư là tỷ số tương quan số lượng giữa số người nhập cư đến một nơi định cư mới, tính trên 1000 dân của nơi đến trong năm đó.
Số người nhập cư
Tỷ suất nhập cư = ---------------------------------- x 1000‰
Dân số trung bình nơi đến
• Tỷ suất xuất cư
Tỷ suất xuất cư là tỷ số tương quan số lượng giữa số người xuất cư rời bỏ nơi đang sinh sống, tính trên 1000 dân của nơi họ rời bỏ trong một năm.
Số người xuất cư
Tỷ suất xuất cư = ---------------------------------- x 1000‰
Dân số trung bình nơi đi
• Tỷ suất gia tăng cơ học
Tỷ suất gia tăng cơ học là hiệu quả thực giữa tỷ suất nhập cư và tỷ suất xuất cư của dân số một vùng, tính trên 1000 dân của vùng đó trong một năm.
Tỷ suất sinh (‰) - Tỷ suất tử (‰)
Tỷ suất gia tăng cơ học = ------------------------------------------------
10
hay:
Số sinh - số chết
Tỷ suất gia tăng cơ học = ------------------------- x 100%
Dân số trung bình
1.2.5. Gia tăng dân số
Gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học là hai thành phần để đo lường biến động thực tế của quy mô dân số, hay nói khác đi, chúng là động lực của gia tăng dân số.
Gia tăng dân số = Số sinh - số tử + số nhập cư - số xuất cư
Hay:
Gia tăng dân số = Gia tăng tự nhiên + Gia tăng cơ học
Một nước dân số có thể gia tăng nhưng lại có tỷ suất gia tăng tự nhiên âm, thì số tăng đó là do các luồng nhập cư. Tuy nhiên, gia tăng cơ học chỉ có đối với những quốc gia, những vùng có sự chuyển cư. Nếu xét trên bình diện toàn thế giới thì tỷ suất gia tăng cơ học không còn ý nghĩa nữa trong quá trình biến động dân số thế giới.
Có thể nói gia tăng tự nhiên là thành phần mang tính chất quyết định và được xem là động lực chính của quá trình biến động dân số.
• Tỷ suất gia tăng dân số
Là tỷ suất mà dân số tăng hay giảm trong một năm do gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học, được biểu thị bằng phần trăm của dân số gốc.
r (%) = Tỷ suất gia tăng tự nhiên (%) + Tỷ suất gia tăng cơ học (%)
- Nếu tỷ suất gia tăng dân số bằng 0 (ZPG: zero population growth rate) thì có sự cân bằng giữa: tỷ suất sinh + tỷ suất nhập cư = tỷ suất tử + tỷ suất xuất cư.
+ Dân số đóng
Một dân số không có dòng chuyển cư đến hay đi, sự thay đổi quy mô dân số chỉ do quá trình sinh sản và tử vong quyết định. Tỷ suất gia tăng dân số chính bằng tỷ suất gia tăng tự nhiên của dân số đó. Dùng mô hình dân số đóng có thể nghiên cứu và định hướng mức độ tác động của gia tăng tự nhiên tới cấu trúc dân số theo tuổi, giới và các đặc trưng khác nhau của dân số.
+ Dân số mở
Dân số luôn có các dòng di dân đi và đến. Quy mô dân số, kết cấu tuổi và giới cùng các đặc trưng khác của dân số chịu tác động của cả biến động tự nhiên và biến động cơ học.
+ Dân số ổn định
Một dân số có tỷ suất phát triển dân số không đổi và một cấu trúc tuổi không đổi vì tỷ suất sinh và tỷ suất tử đặc trưng được giữ ở mức bất biến trong một thời kỳ đủ dài.
• Tỷ suất gia tăng dân số giữa hai thời điểm đơn giản
(Pt - P0) / t
r = --------------------- x 100%
(Pt + P0) / 2
Trong đó:
- P0: dân số ở thời điểm trước.
- Pt: dân số ở thời điểm sau.
- t : số năm giữa hai thời điểm t = tt - t0.
• Thời gian dân số tăng gấp đôi
Thời gian dân số tăng gấp đôi là số năm cần thiết để dân số của một vùng, một quốc gia tăng lên gấp đôi trên cơ sở căn cứ vào tỷ suất gia tăng tự nhiên (%).
Để tính thời gian dân số tăng gấp đôi, sử dụng công thức:
P1 = P0. ert
Suy ra:
0,7
t (năm) = --------
r%
hay:
70
t (năm) = --------
r
Thời gian dân số tăng gấp đôi là một chỉ tiêu để đánh giá nhịp độ gia tăng dân số. Khoảng thời gian này càng ngắn chứng tỏ dân số tăng càng nhanh.
Ví dụ, dân số Việt Nam cuối năm 1996 là 76 triệu người, với tỷ lệ gia tăng tự nhiên trung bình là 2,1%/năm thì thời gian để dân số Việt Nam tăng lên 152 triệu là: 70 / 2,1 ~ 33 năm.
1.3. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DÂN SỐ THẾ GIỚI
1.3.1. Tình hình gia tăng
Lịch sử phát triển loài người đã trải qua hàng triệu năm với nhiều biến động do thiên tai, dịch bệnh, đói rét, địch họa... nhưng dân số, cho đến ngày nay vẫn chưa hề giảm đi, mà ngược lại đã không ngừng gia tăng về số lượng với tốc độ phát triển ngày càng nhanh và quy mô ngày càng lớn.
Baûng 1: Gia tăng dân số thế giới qua các thời kỳ
Thời gian Dân số Thời gian tăng gấp đôi
Thời đại đồ đá mới khoảng 100 - 120 triệu
Đầu công nguyên khoảng 200 - 250 triệu Hàng ngàn năm
Giữa thế kỷ XVII (1650) 500 triệu 17 - 18 thế kỷ
Khoảng năm 1840 1,0 tỷ Chưa đầy 2 thế kỷ
Năm 1930 2,0 tỷ Chưa đầy 1 thế kỷ
Năm 1975 4,0 tỷ Chưa đầy 50 năm
Năm 1987 5,0 tỷ
Năm 1995 5,7 tỷ
Năm 1997 > 5,9 tỷ 5.933.646.426 (28/05/97)
Năm 2002 > 6,2 tỷ 6.234.250.387
Năm 2025 dự đoán 8,0 tỷ Khoảng 50 năm
Nhìn qua lịch sử phát triển, có thể thấy dân số thế giới trải qua hai giai đoạn với tốc độ gia tăng khác nhau:
- Giai đoạn tăng chậm kéo dài từ thời tiền sử tới đầu công nguyên.
- Giai đoạn tăng nhanh dần từ đầu công nguyên và nhất là từ sau Đại chiến thế giới thứ hai đến nay, dân số thế giới tăng càng nhanh dẫn đến bùng nổ dân số.
Nhịp độ phát triển dân số diễn ra không đồng đều giữa các nước và có xu hướng ngày càng tăng nhanh, nhất là trong khoảng 3 thế kỷ trở lại đây. Dân số thế giới đã tăng lên gấp 6 lần trong vòng chưa đầy hai thế kỷ và sẽ còn tiếp tục tăng nhanh trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Theo Ủy ban dân số Liên Hiệp Quốc thì từ năm 1991 cho đến năm 2000, trung bình mỗi năm dân số thế giới tăng thêm 90-100 triệu người, với tỷ suất gia tăng tự nhiên dưới 1,72%/năm (trung bình mỗi ngày tăng thêm 240.000 người và 170 người trong mỗi phút).
Nguyên nhân của sự tăng nhanh dân số thực sự là do sự cải thiện các điều kiện vệ sinh y tế, phòng và chữa bệnh, đặc biệt là do sự cải thiện các điều kiện kinh tế - xã hội.
1.3.2. Các thời kỳ phát triển của dân số thế giới
Lịch sử phát triển dân số thế giới liên quan mật thiết với lịch sử phát triển xã hội của loài người. Việc phân chia các thời kỳ phát triển dân số thế giới chủ yếu dựa vào thời gian xuất hiện các chế độ kinh tế - xã hội khác nhau, tuy nhiên các mốc thời gian chỉ mang tính chất tương đối, nhất là những thời kỳ đầu của lịch sử loài người.
Nhìn chung, có thể chia lịch sử phát triển dân số thế giới thành ba thời kỳ chính:
• Thời kỳ tiền sản xuất nông nghiệp
Thời kỳ này tính từ khi loài người xuất hiện cho đến khoảng năm 6000 năm trước công nguyên, với các đặc điểm chế độ công xã nguyên thủy chuyển dần sang chế độ chiếm hữu nô lệ, hoạt động kinh tế của con người chủ yếu gắn liền với việc săn bắn, hái lượm với công cụ lao động bằng đá.
Những số liệu về dân số của thời kỳ này phần lớn mang tính chất phỏng đoán. Trong nhiều thiên niên kỷ, tuy tỷ suất sinh rất cao nhưng tỷ suất tử vong cũng cao xấp xỉ, nên mức gia tăng tự nhiên rất thấp (0,04%). Con người chết vì đói rét, bệnh tật và vì xung đột giữa các bộ lạc.
Đó là kết quả của trình độ phát triển lực lượng sản xuất thấp kém và tình trạng lệ thuộc gần như hoàn toàn của con người vào tự nhiên. Môi trường tự nhiên đã đặt ra giới hạn cho sự phát triển dân số thời kỳ ấy.
• Thời kỳ phát triển hoạt động sản xuất nông nghiệp
Cuộc cách mạng đồ đá mới đã làm xuất hiện chăn nuôi, trồng trọt và chuyển hoạt động từ săn bắt, hái lượm sang sản xuất các sản phẩm nông nghiệp.
Về mặt kinh tế - xã hội, đây là thời kỳ tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ và hình thành chế độ phong kiến. Công cụ lao động bằng đá được thay thế bằng đồ đồng, đồ sắt. Các nền văn minh cổ xưa nhất của loài người ra đời (Hy Lạp, Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ). Lực lượng sản xuất biến đổi không ngừng.
Việc chuyển chăn nuôi và trồng trọt bắt đầu ở vùng Cận Đông đã đóng vai trò quan trọng trong động thái dân số. Sự phát triển của nhân loại gắn liền với việc phát hiện và sử dụng kim loại, nhất là sắt, với việc hoàn thiện các ngành trồng trọt, chăn nuôi và phát minh mới về kỹ thuật. Trên cơ sở này số dân tăng nhanh hơn.
Việc hình thành các khu vực quần cư lớn hàng triệu người tập trung tại các vùng có nền văn minh dựa trên cơ sở nền nông nghiệp được tưới nước như Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc có tác động rất lớn đến mức gia tăng dân số.
Vào đầu công nguyên, dân số thế giới đã đạt 200-250 triệu người, năm 1000 có khoảng 300 triệu người (tăng 20% trong vòng 1000 năm), đến nửa đầu thế kỷ XVII, dân số thế giới đã đạt đến mức 500 triệu dân.
• Thời kỳ cách mạng công nghiệp
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã diễn ra vào nửa sau thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII ở các nước châu Âu đánh dấu bước phát triển của nền kinh tế hiện đại, tạo nên bước chuyển biến to lớn về chất trong các hoạt động của con người. Đây là thời kỳ phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới. Mặt khác, từ thế kỷ XVIII trở đi, việc điều tra dân số đã được tiến hành rộng rãi ở nhiều nước, số liệu dân số đầy đủ và chính xác hơn.
Cuộc cách mạng tư sản ở nhiều nước Tây Âu (cuối thế kỷ XVII-XVIII) đã đẩy nhanh nhịp độ phát triển các ngành kinh tế, trước hết là công nghiệp. Trong công nghiệp và nông nghiệp có nhiều đổi mới, cho phép chuyển một bộ phận từ nông nghiệp sang công nghiệp nhưng năng suất lao động nông nghiệp vẫn tăng. Giao thông vận tải ngày càng được hoàn thiện. Nền y học hiện đại và sự cải thiện điều kiện vệ sinh bắt đầu được quan tâm trên quy mô lớn. Tất cả các yếu tố trên đã góp phần quyết định mức gia tăng dân số thế giới.
Nhịp độ phát triển dân số liên tục tăng: 0,45% (1800), 0,52% (1850), 0,62% (1900), và đạt trên 1% và những năm trước chiến tranh thế giới thứ hai. Dân số thế giới đạt 1 tỷ khoảng năm 1840, 2 tỷ vào năm 1930, 2,5 tỷ vào năm 1945.
Cũng trong thời kỳ này, sự chuyển cư quốc tế được thực hiện với quy mô lớn, làm thay đổi ít nhiều trong sự phân bố dân cư thế giới. Từ năm 1846 đến năm 1930, đã có hơn 50 triêu người từ châu Âu sang định cư tại các châu lục khác, đặc biệt là khu vực Bắc Mỹ, Mỹ Latinh và châu Úc. Cũng trong thời gian này, hàng triệu người từ Trung Quốc và Ấn Độ di cư sang các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, nam Thái Bình Dương và châu Phi.
Thời gian từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, thế giới có nhiều thay đổi lớn về kinh tế và công nghệ. Nhiều kỹ thuật tiên tiến được ứng dụng rộng rãi vào nhiều ngành sản xuất và đời sống ở nhiều nơi trên thế giới. Con người đã khống chế được nạn đói và các loại dịch bệnh.
Bản đồ chính trị của thế giới có nhiều thay đổi, phần lớn các nước thuộc địa đã giành được độc lập, hệ thống xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh. Việc nhiều dân tộc thuộc địa thoát khỏi ách thống trị của đế quốc là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến động lực dân số thế giới.
Dân số thế giới từ sau thế chiến thứ hai gia tăng nhanh và liên tục đã dẫn đến bùng nổ dân số. Dân số thế giới đạt tỷ thứ 4 vào năm 1975 và tỷ thứ năm vào năm 1987, tỷ thứ 6 vào năm 2000.
Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi mức tử vong và tuổi thọ trung bình. Mặt khác, tỷ suất sinh vẫn ở mức cao cùng với việc giảm tỷ suất tử vong đã tạo nên nhịp độ gia tăng dân số rất lớn.
Nhìn chung, tình hình dân số thế giới có nhiều chuyển biến lớn trong thời kỳ thứ ba này. Tuy nhiên, ở mỗi khu vực khác nhau trên thế giới, quá trình phát triển dân số diễn ra không giống nhau, thậm chí hoàn toàn trái ngược nhau. Dân số của các nước kinh tế phát triển trải qua thời kỳ biến đổi mạnh và tiến tới ổn định, trong khi đó, dân số của các nước đang phát triển vẫn tiếp tục gia tăng với nhịp độ cao.
1.3.3. Quá trình chuyển tiếp dân số
Quá trình chuyển tiếp dân số được xây dựng dựa trên sự quan sát quá trình biến động của dân số các nước phát triển, chủ yếu là các nước Tây Âu, nơi có quá trình giảm mức sinh và giảm mức gia tăng dân số diễn ra sớm nhất. Ở đây, tình trạng dân số ổn định mới đã đạt được với mức sinh thấp và tỷ lệ gia tăng thấp thậm chí bằng zero hoặc không tăng hoặc giảm chút ít.
Quá trình dân số đi từ mức sinh cao, mức tử vong cao sang mức sinh thấp, mức tử vong thấp gọi là quá trình chuyến tiếp dân số hay quá độ dân số (demographic transition). Quá trình này trải qua 5 giai đoạn:
- Giai đoạn A: mức sinh cao, mức tử vong cao. Giai đoạn này ứng với tình hình châu Âu trước cách mạng công nghiệp và hiện nay chỉ còn ở một số nước châu Phi nam Sahara.
Năm 1991 Tỷ suất sinh (‰) Tỷ suất tử (‰)
Mali 51 21
Niger 51 19
Sierra Leone 48 22
- Giai đoạn B: mức sinh cao, mức tử vong bắt đầu giảm, tương ứng tình hình dân số của nhiều nước châu Phi và một số nước châu Á.
Năm 1991 Tỷ suất sinh (‰) Tỷ suất tử (‰)
Bờ biển ngà 50 15
Liberia 47 15
Irak 41 15
Bangladesh 37 13
- Giai đoạn C: mức sinh vẫn còn cao nhưng mức tử vong đã giảm xuống rất thấp. Đây là giai đoạn bùng nổ dân số (population boom). Mỹ Latinh và một vài nước châu Phi là những nơi có mức tăng dân số cao nhất thế giới, trên 3%.
Năm 1991 Tỷ suất sinh (‰) Tỷ suất tử (‰)
Kenya 46 7
Cap Vert 40 8
Namibia 43 11
Iran 41 8
- Giai đoạn D: mức sinh đã giảm và mức tử vong rất thấp. Đã ra khỏi giai đoạn bùng nổ dân số và có nhiều hy vọng hoàn tất quá trình chuyển tiếp dân số.
Năm 1991 Tỷ suất sinh (‰) Tỷ suất tử (‰)
Argentina 21 8
Uruguay 18 10
Trung Quốc 21 7
Việt Nam 32 9
Philippines 33 7
- Giai đoạn E: mức sinh rất thấp và mức tử vong rất thấp. Dân số tăng rất ít hoặc ngừng gia tăng.
Năm 1991 Tỷ suất sinh (‰) Tỷ suất tử (‰)
Đan Mạch 12 12
Đức 11 11
Hoa Kỳ 17 9
Nhật Bản 10 7
Trong thực tế, dân số các nước có thể trải qua quá trình này với nhiều mức độ và thời gian dài ngắn khác nhau. Năm giai đoạn này được khái quát hóa thành một sơ đồ gọi là sơ đồ chuyển tiếp dân số với những tiến trình đã được đơn giản hóa tối đa.
1.3.4. Các xu hướng biến động dân số
Trên thế giới có sự phân hóa về tốc độ gia tăng dân số theo lãnh thổ. Sự phân hóa ấy có thể phân biệt ứng với các nước kinh tế phát triển và đang phát triển.
Căn cứ vào tỷ suất gia tăng tự nhiên, có thể phân biệt thành 4 xu hướng biến động dân số như sau:
• Nhóm các nước có dân số không phát triển hoặc phát triển rất chậm
Tỷ suất sinh bằng hoặc thậm chí thấp hơn tỷ suất tử vong, tỷ suất gia tăng dân số hàng năm bằng 0 hoặc mang giá trị âm. Hầu hết các nước châu Âu có dân số ổn định hoặc giảm. Theo UNFPA, các nước Latvia, Estonia, Bulgaria, Hungary, Romania, Croatia có tốc độ phát triển dân số âm bình quân thời kỳ 1995-2000. Nhiều nước có tốc độ phát triển dân số bình quân thời kỳ 1995-2000 bằng không.
• Nhóm các nước có dân số phát triển chậm
Tỷ suất sinh thấp, tỷ suất tử vong cũng thấp, tỷ suất gia tăng hàng năm dưới 1% như Hàn Quốc (0,9% bình quân thời kỳ 1999-2000); Singapore, các nước Bắc Mỹ, Úc, Jamaica và Puerto Rico (0,8%); Cuba và Uruguay (0,6%); Nhật (0,5%); Slovakia, Na Uy, Thụy Điển, Pháp và Phần Lan (0,4%); Ba Lan (0,2%); Cộng hòa Czech (0,1%).
• Nhóm các nước có dân số phát triển ở mức trung bình
Tỷ suất sinh tương đối cao, tỷ suất tử vong trung bình, tỷ suất gia tăng tự nhiên dưới 2% như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ (1,8% bình quân thời kỳ 1995-2000); Indonesia, Israel (1,5%); Trung Quốc, Thái Lan (1,0%).
• Nhóm các nước có dân số phát triển nhanh hoặc rất nhanh
Tỷ suất sinh cao, tỷ suất tử vong thấp hay trung bình, tỷ suất gia tăng tự nhiên thường trên 2%, một số nước xấp xỉ 4%: Kenya (3,9%); Zambia (3,8%); Mozambique (3,4%); Angola, Liban, Nigeria (3,3%); Liberia, Namibia (3,2%); Togo, Zaire (3,0%); Ethiopia, Uganda, Botswana, Benin, Gana, Guinea (2,9% - thời kỳ 1995-2000).
1.4. QUAN ĐIỂM VỀ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ
• Quan điểm của Malthus
Thomas Robert Malthus (1766-1834) là một mục sư, nhà kinh tế học người Anh đã xây dựng nên học thuyết dân số với các quan điểm chính:
- Dân số luôn có xu hướng tăng lên theo cấp số nhân, lương thực thực phẩm và các phương tiện sinh hoạt chỉ tăng theo cấp số cộng.
- Quy luật dân số là quy luật tự nhiên và vĩnh viễn, con người sẽ không hạn chế được sinh sản dưới mức tối đa về mặt sinh học.
- Dân số tăng nhanh là nguồn gốc của đói nghèo, không liên hệ gì hoặc liên hệ rất ít đến cách quản lý xã hội và phân phối thu nhập.
- Nếu không được kiểm soát, sẽ đến một lúc nào đó, dân số tăng tới mức tận dụng hết diện tích đất đai, lúc ấy mức sống sẽ giảm xuống nhanh chóng.
Từ đó, ông đề cập đến các nhân tố liên quan tới tỷ suất tử vong mà ông gọi là các biện pháp hạn chế mạnh để kiểm soát mức gia tăng dân số. Ông cho rằng, sinh đẻ bừa bãi đã gây ra nạn "nhân mãn" làm cho xã hội đói khổ, chiến tranh, dịch bệnh... xảy ra là tất yếu để hạn chế sự gia tăng dân số.
Nhìn chung, quan điểm của Malthus có điểm tích cực là đã nêu lên được sự gia tăng dân số với mức nhanh nhưng cơ sở lý giải và các biện pháp hạn chế sự gia tăng dân số mà ông đưa ra lại mang tính tiêu cực, không phù hợp với nhân bản của con người.
• Quan diểm Marxist
Marx (1818-1883) và Engels (1820-1895) cho rằng:
- Quy luật phát triển dân số không phải là quy luật tự nhiên và vĩnh viễn.
- Mỗi hình thái xã hội đều có quy luật riêng về dân số.
- Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia có trách nhiệm xác định số dân tối ưu của mình căn cứ vào những điều kiện địa lý, tài nguyên, và kinh tế - xã hội cụ thể của đất nước mình.
- Các vấn đề dân số hay dư thừa lao động là kết quả của hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, nguyên nhân của sự nghèo khổ nằm ngay chính trong lòng chủ nghĩa tư bản, mà sự thể hiện ở sự bần cùng hóa giai cấp vô sản và có thể được giải quyết bằng việc lập lại trật tự xã hội.
Marx và Engels cũng bác bỏ quan điểm của Malthus cho rằng sự gia tăng dân số đòi hỏi tăng cường cứu tế, nghèo đói là sản phẩm của người nghèo.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top