Không Tên Phần 1


Nhà thơ Thanh Thảo – 1 tài năng đã thực sự phát triển và trưởng thành trong những năm cuối của cuộc chiến tranh chống mĩ cứu nước trường kì. Thanh Thảo đã đem đến cho thơ ca thời đó một tiếng nói trung thực của một thế hệ tinh nguyện cầm súng bảo vệ tổ quốc, vẫn là cái tôi công dân đầy nhiệt huyết nhưng cũng có phần suy tư, trăn trở. Không những thế, ông luôn có ý thức đổi mới, cách tân cho nghệ thuật thơ ca của mình. Bài thơ Đà ghita của Lorca (trích trong khối vuông rubích) là 1 trong những sáng tác tiêu biểu cho phong cách thơ của ông: giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm và nhuốm màu sắc đặc trưng siêu thực, đặc biệt đc thể hiện qua 20 câu thơ đầu: "những tiếng đàn bọt nước...tiếng đàn như cỏ mọc hoang"

Bài thơ viết về cái chết của nhà thơ hiện đại Tây Ban Nha Ph.G. Lorca – 1 cái chết không những gây chấn động trong đất nước Tây Ban Nha mà còn trên toàn thế giới. Thanh Thảo vô cùng yêu mến, ngưỡng mộ tài năng, phẩm chất của Lorca nên đã tâm huyết viết nên bài thơ này như dựng nên một tượng đài sừng sững về Lorca trong lòng những người mến mộ ông qua hình ảnh thơ hết sức độc đáo: cây đàn ghita. Bài thơ đã làm sống lại huyền thoại về một con người, một người chiến sĩ, nghệ sĩ của đất nước có truyền thống về âm nhạc, thi ca và những vũ điệu rực lửa.

Nhan đề "đàn ghita của L" khiến ta liên tưởng về L – 1 ng nghệ sĩ lãng du cùng với cây đàn dã sống và đấu tranh cho tự do, cho sự cách tân nhẹ thuật. Cây đàn này cũng chính là thế giới nghệ thuật của ông, một thế giới trong đó ông đã sống, sáng tạo và hi sinh hết mình., là niềm tự hào, là một phần không thể thiéu của ông và đất nước TBN.

Câu nói nổi tiếng "khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn" được lấy làm lời đề từ cho bài thơ như một chiếc chìa khóa ngầm đưa người đọc có suy nghĩ đúng đắn mà bài thơ muốn gửi đến. cũng chính là sự trân trọng của tác giả trước khát vọng và đạo đức của L, nó tựa một lời di chúc của L đến với những người làm nghệ thuật: hãy biết chôn nghệ thuật của ông để sáng tạo, để đem đến những cái mới cho nghệ thuật, đông thời thể hiện tình yêu của L với nghệ thuật và đất nước yêu dấu của mình.

Mở đầu bài thơ là tiếng đàn đầy hứng khởi, tượng trưng cho tâm hồn sôi nổi mạnh mẽ của L – 1 nghệ sĩ tự do và đơn độc, được thể hiện abừng những phép chấm phá gây ấn tượng mạnh mẽ.

"những tiếng đan bọt nước

TBN áo choàng đỏ gắt

Li la li la li la

Đi lang thang về miền đơn độc

Với vàng trăng chếch choáng

Trên yên ngựa mỏi mòn"

Tác giả đưa ra 1 loạt các hình ảnh đặc trưng cho xứ sở TBN: "tiếng đàn, áo choàng, lila, vầng trăng, yên ngựa". Hình ảnh "áo choàng đỏ" gợi nhớ đến đấu trường đấu bò tót. Nhưng đây không phải cuộc chiến đấu giứa đấu sĩ với bò tót mà là cuộc chiến đấu dài dẳng, bền bỉ, ác liệt giữa khát vọng dân chủ của L với nền phát xít lúc bấy giờ. Từ ngữ "đỏ gắt" vừa gợi lên 1 vẻ đẹp dũng mãnh, uy nghi, tráng lệ, vừa đã gợi ra bầu không khí căng thẳng ấy. Bằng BPTT so sánh kết hợp liên tưởng độc đáo tiéng đàn với bọt nước đã gợi nên một âm thanh trong sáng, thánh thiện mà mong man, dễ vỡ. đáng nâng niu, trân trọng. Qua phông nên mang đậm bản sắc xứ sở TB, hình tượng L đã xuất hiện. "lang thang, đơn độc, chếnh choáng, mỏi mòn", nhìn ở góc độ nào ta cũng thấy một người nghệ sĩ tự do, phóng khoáng trong men say của cảm xúc, rất đỗi bay bổng, lãng mạn, đầy chất nghệ sĩ, tuy mong manh, đơn độc nhưng lại kiên trì bền bỉ trong công cuộc đi tìm, đổi mới cái đẹp trong 1 thế giới bạo tàn. Vẻ đẹp lãng mạn, nghệ sĩ tràn đầy cảm hứng của L, sự cô độc trên hành trình sáng tạo của ông đối lập gay gắt với nền văn hóa, nghệ thuật già cỗi của TBN. Người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của nghệ thuật L, nhân cách cao cả của L mà còn dự cảm được số phận bi thảm, oan khốc của người nghệ sĩ tài hoa này.

Ở các câu thơ tiếp theo, tác giả đã diễn tả cái chết dột ngột của L bằng những chi tiết gây ám ảnh sâu sắc tới người đọc.

"TBN

Hát nghêu ngao tiếng ghita nâu k ai chôn cất tiếng đàn

Bỗng kinh hoàng bầu trời cô gái ấy tiếng đàn như cỏ mọc hoang"

Áo choàng bê bết đỏ tiếng ghita lá xanh biết mấy

L bị điệu về bãi bắn tiếng ghita ròn bọt nước vỡ tan

Chàng đi như 1 ng mộng du tiếng ghita ròng ròng

máu chảy

Thủ pháp nghệ thuật chủ đạo trong 2 đoạn tho này là hoán dụ và đối lập đã được tác giả khia thác triệt để nhằm thể hiện bi kịch của L. Khi mở đầu đoạn thơ là cụm từ "hát nghêu ngao", sự xuất hiện của từ "bỗng" đã tạo nên sự bất ngờ, đột ngột cho người đọc, kèm theo đó là hình tượng "kinh hoang" "áo choàng bê bết đỏ" nhấn mạnh 1 cảnh tượng khủng khiếp về cái chết của L khiến ta không khỏi bàng hoàng, sửng sốt. Đã có sự thay đỏi, vận động thơ của Thanh Thảo, từ màu áo choàng đỏ gắt đã chuyển sang áo choàng bê bết đỏ, từ sự sống tưng bừng bỗng trở thành cái chết kinh hoàng, nghiệt ngã. Sự đối lập giữa khát vọng tự do của người nghệ sĩ với thế lực tàn ác của bọn phát xít, đối lập giữa tiếng đàn, tiếng hát yêu đời vô tư với hiện thức kinh hoàng, phúc phàng, đẫm máu, đối lập giữa cái đẹp với thế lực dã man tàn bạo.

Khi bị điệu về bãi bắn, dẫu biết cái chết đang gần kề mà "chàng đi như người mộng du", vẫn là 1 thái độ ung dung, bình thản, không quan tâm vướng bận của L trước cái chết, ông chỉ nghĩ đến con đường cách tân đơn độc của mình, con đường đi đến nghệ thuật chân chính. Bọn phát xít có thể tiêu diệt L về thể xác nhưng không thể tiêu diệt đc tiếng đàn của ông, bởi nó đã ăn sâu vào cuộc đời ông, vào những con người TBN yêu chuộng hòa bình và những con người yêu nghệ thuật, qua đó thể hiện khí phách, bản lĩnh của người nghệ sĩ chân chính.

Ơ những câu thơ tiếp theo, tác giả đã tập trung miêu tả hình tượng tiếng đàn.

"tiếng ghita nâu

Bầu trời cô gái ấy

Tiếng ghita lá xanh biết mấy

Tiếng ghi ta tròn bọt ước vỡ tan

Tiếng ghita ròng ròng

Máu chảy".

Điệp khúc dồn dập trong nhịp thơ của Thanh Thảo như lột tả đước cái bàng hoàng căm phẫn trong bản ghita bi tráng. Đây chính là khúc biến tấu của tiếng đàn, nó thay màu chuyển gam rất mau lẹ và đặc biệt luôn sinh sôi nảy nở, giọt này vỡ đi thì giọt kia lại trào ra không dứt. tác giả đã sử dụng kết hợp các biện pháp điệp, tăng tiến và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác mang đến sự linh hoạt khi miêu tả tiếng đàn.

Tiếng ghita nâu xuất hiện suy tư, trầm tính đến lạ thường, vừa có thể hiểu là màu sắc thực của cây đàn, vừa gợi ra màu của đất, của nguồn cội , gốc rễ của sức mạnh, như khẳng định rằng tiếng đàn ấy tuy giản dị nhưng sức sống mãnh liệt, bền bỉ. Trước phút từ li, chàng không quên ngước lên nhìn bầu trời xanh tha thiết – nơi có bóng hình của người con gái Digan, mối tình có thật của L, bởi tiếng đàn nâu này còn là tình yêu của L dành cho cô gái, thể hiện khát vọng về tự do, về tình yêu đôi lứa của L. Đối lập với tiếng đàn nâu trầm tính à "tiếng ghita lá xanh biết mấy" , màu xanh của thiên nhiên cỏ cây, của những thảo nguyên xanh bát ngát, những hàng ôliu, hàng bạch dương trải dài nơi L đang yên nghỉ, 1 tiếng đàn tràn ngập sức sống., tràn ngập niềm tin và hi vọng. Tiếng đàn không chỉ mang màu sắc biến tấu mà còn mang hình khối, đường nét như hình hài của sinh mệnh: tiếng đàn tròn, tiếng đàn vỡ tan, tiếng đàn ròng ròng. Hai tiếng "vỡ tan" vừa là sự vỡ tan của bọt nước, vừalà sự phập phồng thổn thức của tiếng đàn. Nó như cất llời lên án phê phán bè lúc phát xít đã hủy diệt cái tài, cái đẹp. Vì thế, bản ghita bi tráng đẩy đến độ cao trào của bi phẫn, nó ròng ròng máu chảy, nó uất nghẹn, tức tưởi đến bật máu thành từng dòng đau thương, nhấn mạnh cảnh tượng chết kinh hoàng của L

Tiếng ghita dường như đã vỡ thành màu sắc, hình khối, người đọc cảm nhận âm thanh không phải bằng thính giác mà bằng thị giác, linh giác. Âm thanh đã hóa thân thành thân phận, tiếng đà đá hóa thânt hành linh hồn, sinh thể. Tác giả mượn hình tượng tiếng đàn để khẳng định tâm hồn, khát vọng, sức sống mãnh liệt và cái chêt oan khuất, số phận bi thảm của L. qua đó thể hiện thái độ trân trọng, ngợica và đồng cảm sâu sắc của tác giả.

Với thủ pháp nghệ thuật so sánh và liên tưởng, Thanh Thảo đã làm sống dậy 1 không gian sinh tồn đầy sức sống mãnh liệt:

"không ai chôn cát tiếng đàn

Tiếng đàn như cỏ mọc hoang

Giọt nước mắt vầng trăng

Long lanh trong đáy giếng"

"Không ai chôn cất tiếng đàn" hay là "không ai nỡ chôn cất tiếng đàn" hay "không ai chôn cất được tiếng đàn". Có lẽ ta nên theo cách hiểu thứ 3, bởi vì nó là di sản văn hóa phi vật thể, là sản phẩm tinh thần đước đúc kết từ tài hoa và phẩm chất cao đẹp của người nghệ sĩ, thứ 2, bởi vì nó mang một sức sống mãnh liệt và hoang dại tựa như loài cỏ hoang. Đây cũng chính là sự bất tử, vĩnh hằng của nghệ thuật.những bài ca tranh đấu của L vẫn xuyên qua thời gian, đồng hành cùng lịch sử và ở mãi trong lòng những con ngừoi yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Người nghệ sĩ tuy không còn nhưng nghệ thuật chân chính vẫn có sinh mệnh riêng, sức sống riêng với sức lan tỏa diệu kì, giản dị mà mạnh mẽ, kiên cường.

Bài thơ là tiếng nói tri ân của nhà thơ Thanh Thảo đối với nghệ thuật chân chính và nghệ sĩ L, nhờ đó mà tác giả đã xây dựng đc hình tượng L – 1 nghệ sĩ đẹp bình dị, số phận bi kịch nhưng nhân cách cao cả, luôn có ý thức tìm kiếm, nỗ lực sáng tạo cái mới, xóa bỏ nhưng ràng buộc lạc hậu. Thái độ ngưỡng mộ đã được biểu đạt bằng 1 hình thức độc đáo: kết hợp hài hòa giữa thơ và nhạc, hình ảnh sáng tạo, đa dạng phong phú, ngôn từ mới mẻ khiến người đọc cảm thấy thích thú và phải vận dụng mọi giác quan của minh để cảm nhận.

Thanh Thảo đã từng viết rằng L là nhà thơ của những giấc mơ, của những linh cảm nhoi nhói, 1 nhà thơ có thể biến giác mơ thanh nhịp điệu, có thể biến linh cảm thành ngôn từ. Nhà thơ đã viết về L bằng rung động mãnh liệt của cảm xúc và bằng sự ngưỡng mộ, trân trọng của mình. Những sáng tạo nghê thuật trong bài thơ đã chứng tỏ tâm huyết và khát vọng đổi mới tho ca của tác giả, góp phần làm cho khả năng biểu đạt của Tiếng Viẹt ngày càng phong phú, đa dạng. Tiếng đàn ghita của L ấy sẽ vang mãi trong lòng người đọc như 1 bản trường ca bất hủ, khó phai nhòa.


Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: