Chap 127: Livestream đầu tháng 8 năm 2020 của Juru
Ngày 1 tháng 8 năm 2020, 9 giờ 15 phút, GMT + 9, giờ Nhật Bản và Hàn Quốc. Tương đương với ngày 1 tháng 8 năm 2020, 8 giờ 15 phút, GMT + 8, giờ Trung Hoa Đại Lục. Tương đương với ngày 1 tháng 8 năm 2020, 7 giờ 15 phút, GMT + 7, giờ Việt Nam và Thái Lan.
"Cập nhật tình hình Covid-19 ở toàn thế giới theo nguồn Worldometers.info lúc ngày 1 tháng 8 năm 2020, 2 giờ 40 phút, GMT + 7, giờ Đông Nam Á, đã có 17,644,238 ca nhiễm toàn thế giới, trong đó có 679,917 ca tử vong và 11,036,027 ca hồi phục. Tình hình virus corona tại Hoa Kỳ (Mỹ), đã ghi nhận 4,680,975 ca nhiễm, 156,173 ca tử vong, 2,302,188 ca hồi phục. Brazil có 2,625,612 ca nhiễm, 91,607 ca tử vong và 1,824,095 ca hồi phục. Ấn Độ có 1,696,780 ca nhiễm, 36,551 ca tử vong, 1,095,647 ca hồi phục. Nga có 839,981 ca nhiễm, 13,963 ca tử vong, 638,410 ca hồi phục. Trung Quốc có 84,292 ca nhiễm, 4,634 ca tử vong, 78,974 ca hồi phục. Singapore có 52,205 ca nhiễm, 27 ca tử vong, 46,491 ca hồi phục. Nhật Bản có 33,049 ca nhiễm, 1,004 ca tử vong và 24,179 ca hồi phục. Hàn Quốc có 14,305 ca nhiễm, 301 ca tử vong, 13,183 ca hồi phục. Thái Lan có 3,310 ca nhiễm, 58 ca tử vong, 3,125 ca hồi phục. Việt Nam có 546 ca nhiễm, 2 ca tử vong, 373 ca hồi phục. Các thông số có thể thay đổi trong các cập nhật kế tiếp." Bản tin cập nhật tình hình Covid-19 quốc tế ngày 1 tháng 8 năm 2020 vang lên những thông số.
Juru lên livestream sau khi ăn sáng với gia đình. Cậu mặc lên người một chiếc áo thun đen cổ tròn, một chiếc áo khoác dài tay màu xanh xám, một chiếc quần dài. Đó là bộ đồ cậu mặc lúc buổi sáng khi đi ăn sáng xong. Đứng trước máy ghi hình trong bộ đồ này, Juru dõng dạc từng chữ từng câu để ghi từng nét mặt và ngôn ngữ cơ thể vào đoạn video livestream cậu đang làm. Bây giờ Juru đang làm một nhà hùng biện, hiện tại Greta Thunberg người Thụy Điển vẫn còn là một tên tuổi đang nóng bỏng trong UNICEF nhưng Juru chẳng muốn tự so bì chính mình với cô bé ấy vì biết quá rõ rằng họ rất khác nhau hoàn toàn và họ chỉ hoạt động theo mách bảo của lý trí và con tim chính mình chứ chẳng muốn tranh giành ảnh hưởng của nhau. Có người kháo nhau rằng sau này Juru sẽ dấn thân vào ngành chính trị xã hội, nhưng có lẽ như điều đó chưa biết có khả năng xảy ra hay không.
"Sáng 31/7/2020 (GMT+7), tại Việt Nam, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu ban điều trị bệnh nhân mắc COVID-19, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 cho biết, đến 30/7/2020, Việt Nam có 7 ca bệnh rất nặng đang điều trị tại các bệnh viện ở Đà Nẵng gồm: BN416, BN418, BN428, BN431, BN436, BN437, BN438. Ngoài 7 ca bệnh trên, một số bệnh nhân tiên lượng nặng lên như: BN429, BN426, BN427, BN430, BN422, BN433. Bây giờ BN428 và BN437 đã chết vì COVID-19 và các bệnh nền có sẵn, và thi hài của họ đã được xử lý một cách an toàn. Vậy nên, đây là lời tôi nhắn nhủ cho những người còn đang lo âu hoảng sợ sau biến cố này, từ người Việt Nam nói riêng, người Nhật Bản và Hàn Quốc nói riêng, toàn thế giới nói chung. Tỉ lệ tử vong trên 1 triệu dân toàn thế giới do COVID-19 là 87.3, tỉ lệ tử vong trên 1 triệu dân ở Việt Nam là 0.02, của Nhật Bản là 8, của Hàn Quốc là 6, của Trung Quốc là 3, có nghĩa là xác suất tử vong của Việt Nam hiện nay là rất ít so với ba nước kể trên nói riêng và thế giới nói chung, ít hơn hẳn cả tỉ lệ tử vong trên 1 triệu dân của Uganda (châu Phi) là 0.07, mặc dù rất cao so với Macau, Vatican City và Timor-Leste có tỉ lệ tử vong trên 1 triệu dân là 0 nếu tính luôn cả mốc thời gian từ tháng 1 năm 2020 là khi COVID-19 bắt đầu bùng phát toàn cầu. Đơn giản là vì hiện nay Trung Quốc không thấy những ca tử vong gia tăng mặc dù vẫn còn tăng số ca nhiễm cộng đồng và số ca lành bệnh. Hiện nay Macau, Vatican City, Timor-Leste đều đã không còn ca nhiễm và cũng chẳng có ca tử vong. Nhưng tóm lại như sau, tính đến ngày 1/8/2020, Việt Nam vẫn là quốc gia có ca tử vong trên 1 triệu dân thấp nhất nếu nói về số liệu được thống kê toàn cầu hiện nay, chứng tỏ rằng họ phòng chống dịch rất tốt dù điều kiện kinh tế chẳng cao bằng Nhật, Hàn, Trung, Mỹ, và cũng chứng tỏ rằng họ ưu tiên sức khỏe người dân nhiều hơn phát triển kinh tế lúc đại dịch COVID-19, vì khi sức khỏe nhân dân không được đảm bảo tốt thì kinh tế quốc gia và sức khỏe xã hội đều suy sụp, dẫn đến việc cả quốc gia suy yếu."
"Nói về tình hình đang nguy biến bất ổn hiện nay, tôi chỉ nhắn nhủ một điều thôi, các y bác sĩ hãy vững vàng chiến đấu chống đại dịch COVID-19, toàn dân mọi quốc gia hãy cùng chung tay ngăn chặn bệnh dịch lây ra cộng đồng, dù có người tử vong nhiều đến mấy cũng tuyệt đối không được đầu hàng virus corona. Toàn thế giới cùng tiến lên."
"Ngày nay, chiến tranh xung đột vẫn thường xuyên diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Nếu như cuộc chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra, sẽ không chỉ gây nên một sự thương vong và tổn thất khổng lồ, mà sẽ là cuộc chiến tranh hạt nhân dẫn đến sự hủy diệt toàn nhân loại. Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt để bảo vệ sự sống của con người và nên văn minh nhân loại đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn thể mọi người. Loài người cần mau chóng tìm ra giải pháp để tháo gỡ xung đột, hạn chế tối đã các cuộc chiến tranh mang tính khu vực đang diễn ra hoặc có nguy cơ diễn ra trên thế giới."
"Xung quanh chúng ta thường bắt gặp kiểu người thế này: Có tài ăn nói, đầu óc thông minh, mối nhân duyên tốt, lại có kiến thức sâu rộng, nhưng lại không có nổi cho mình một người bạn thực sự. Họ cô độc và cho rằng giữa người với người không tồn tại thứ gọi là chân tình nhưng lại chưa hề thử nhìn lại xem, điều gì khiến bản thân họ rơi vào thảm cảnh ấy. Người như vậy thường chia thành thành 4 kiểu, hãy đọc để xem xung quanh mình có ai như vậy không nhé."
"Đầu tiên, những người quá keo kiệt bủn xỉn. Người cực kỳ keo kiệt giống như nô lệ canh giữ của cải vậy. Kết giao với những người này sẽ khiến bản thân ngột ngạt, khó chịu. Ví dụ như trong trường hợp một nhóm bạn cùng đi du lịch, người keo kiệt sẽ không muốn bỏ ra dù chỉ một đồng, đồ uống sẽ do người khác mua, thức ăn vặt cũng là người khác bỏ tiền, ngay cả đồ ăn trưa của người này cũng là phần do mọi người góp vào. Chỉ có những khi không thể không chi tiền ra thì người này mới chịu bỏ tiền túi. Ở chung với người như vậy sẽ có cảm giác rất áp lực. Người ki bo bủn xỉn không phải là do gia đình họ túng quẫn hay tình hình tài chính quá eo hẹp mà do họ vốn đã có tính cách như vậy. Họ rất coi trọng tiền bạc, đặt tiền bạc lên hàng đầu. Còn tình cảm đối với họ rất nhạt nhoà, chỉ xếp ở vị trí thứ hai. Nếu gia cảnh quá bần hàn, không có tiền thì có thể thông cảm được. Nhưng ở đây thì không phải vậy. Người đặt vấn đề tiền bạc nặng hơn tình nghĩa bạn bè thì khó mà kết thân được."
"Thứ hai, người hám lợi. Khi bạn bàn luận bất cứ chuyện gì với kiểu người này, họ đều sẽ cân nhắc trước xem chuyện này rốt cuộc có lợi với họ hay không. Kiểu người này nếu ở trên thương trường thì không có gì chê trách, nhưng nếu ở trên phương diện tình cảm, quan hệ bạn bè thì khó có thể thoải mái vô tư kết giao được. Vốn dĩ việc giao lưu tình cảm giữa những người bạn với nhau là một việc rất tuyệt vời. Nhưng người kiểu này lại cân đo đong đếm lợi ích cho bản thân ngay trong việc tuyệt vời đó, hành động này thực sự rất kỳ cục. Từng có một chàng thanh niên nghèo vì muốn theo đuổi một cô gái giàu có, anh ta đã dùng đủ mọi cách và cuối cùng cũng rước được người đẹp về nhà, hơn nữa còn đạt được nguồn lợi ích khổng lồ từ cô gái. Anh ta lợi dụng tình cảm của cô gái, có được khối tài sản kếch xù nhưng mọi người đều cho rằng đó là kẻ hám danh hám của nên rất coi thường anh ta. Đến cuối cùng, kiểu người này cũng không thể có được người bạn thực sự."
"Thứ ba, người chanh chua cay nghiệt. Có một kiểu người hay ăn nói chua ngoa, những lời phát ra từ miệng họ giống như mũi tên sắc nhọn đâm vào tai người nghe, khiến người ta khiếp sợ. Nếu chỉ xét về tướng mạo, kiểu người này dễ khiến người khác mất cảm tình. Giống như nhân vật bà mai mối trong các vở kịch xưa với bộ mặt chua ngoa đay nghiến, nhận được lợi lộc thì hớn hở tươi cười, còn khi có người làm phật lòng thì trưng bộ mặt hung ác, tuôn ra những lời gây tổn thương người nghe. Kiểu người này không thể kết giao. Một khi làm trái ý họ, sẽ chỉ nhận lại những lời chửi rủa và công kích ác độc. Họ giống như hung thần khiến người khác phải sợ hãi dè chừng. Vì thế, kiểu người này rốt cuộc cũng chẳng có được người bạn chân tình."
"Thứ tư, người 'quá khôn khéo' Còn có một kiểu người mà khi nói chuyện với họ, bạn sẽ thấy người này 'quá khôn khéo', thoạt nghe giống như họ đang khen ngợi mình, nhưng nghĩ sâu xa hơn thì không phải vậy. Từ 'khôn khéo' ở đây mang ý chỉ người giỏi mưu mô tính toán. Đặc điểm của những người mưu mô tính toán là khi người khác có lòng đối xử tốt với anh ta, anh ta lại mưu tính sau lưng, làm hại người khác. Những hành động tính toán ấy chủ yếu là làm sau lưng người khác nên càng khiến người khác phẫn nộ. Bạn lại không thể nói rõ ràng, vì nói ra có thể sẽ phải gánh chịu hậu quả càng tồi tệ hơn, nên chỉ có thể ngậm đắng nuốt cay cho êm chuyện. Người như vậy cũng sẽ chẳng có nổi một người bạn chân thành. Mọi người khi đã hiểu người này đều sẽ tránh xa họ."
"Cả đời muốn vui vẻ hạnh phúc thì phải làm một người lương thiện nhân hậu thông thái. Khôn khéo một chút cũng không sao. Nhưng nhất định đừng biến bản thân trở thành 4 kiểu người trên, nếu không bạn sẽ phải chịu cảnh bị bạn bè xa lánh, cô đơn lạc lõng giữa dòng người."
"Thượng đế chẳng cho ai quá nhiều, cũng chẳng để ai quá ít. Thượng đế tặng bạn một phần, muốn có được phần còn lại bạn phải tự dựa vào sự cố gắng của bản thân mà đoạt lấy. Chỉ có không ngừng cố gắng, dựa vào chính đôi bàn tay và công sức của bản thân, chúng ta mới có thể dễ dàng đạt được những thứ mà mình muốn. Và chỉ khi phải đánh đổi bằng mồ hôi xương máu của bản thân, những thứ chúng ta có được mới càng đáng trân trọng, nâng niu. Những thứ dễ dàng có được rồi cũng sẽ dễ dàng mất đi. Ngược lại, những thứ phải vất vả khó khăn mới có được sẽ tự nhiên trở nên quý giá. Chỉ có dựa vào chính mình, mỗi bước chân của chúng ta mới thật sự chắc chắn để không ngừng tiến bước trên hành trình của cuộc đời. Sẽ ra sao nếu một người chỉ biết ngồi chờ đợi, dựa dẫm vào người khác? Một người như thế tự nhiên sẽ đánh mất đi rất rất nhiều, đó là sự chủ động, đó là ý chí vươn lên, đó là khả năng chiến đấu, là sĩ diện của bản thân, là tương lai, là cả cuộc đời đáng ra sẽ không như thế... Trên đời này không có cái gì là miễn phí, đừng bao giờ trông chờ vào sự ban ơn của người khác. Chỉ khi bản thân mỗi người chủ động đứng lên và bắt tay vào làm việc chăm chỉ chuyên cần, chúng ta mới xứng đáng có được mọi thứ. Thay vì chờ đợi người khác, hãy dựa vào chính mình, thúc giục chính mình hãy cố gắng để cuộc đời mỗi lúc một tươi sáng hơn."
"Có người nói rằng, kẻ yếu thì cáu kỉnh như hổ, còn kẻ mạnh thì bình tĩnh như nước. Sự tức giận không chỉ hủy hoại cơ thể và tinh thần của bạn mà còn gây ảnh hưởng đến người khác. Mỗi ngày trong cuộc sống sẽ đưa đến những trải nghiệm hoàn toàn mới, và mỗi khoảnh khắc trôi qua sẽ không bao giờ lặp lại. Việc để những cảm xúc tiêu cực làm tổn thương chính bản và những người xung quanh chính là đang lãng phí những phút giây đáng quý của cuộc sống. Một cuộc sống khôn ngoan cần một sự quản lý đúng cách cảm xúc. Tôn trọng cuộc sống của bản thân chính là tạo cho bản thân một tương lai tốt đẹp hơn."
"Người có hiểu biết, luôn luôn rộng rãi độ lượng trong cư xử, người lòng dạ hẹp hòi, lại thích so đo vì những chuyện nhỏ nhặt. Hẹp hòi, so đo tính toán chính là sự khởi nguồn của nghèo khó. Hẹp hòi là một kiểu thiếu sót về nhân cách, là chướng ngại lớn nhất cản trở phẩm chất thăng hoa. Hẹp hòi cũng có thể xem là một cơ chế tự phòng ngự tiêu cực, của những người thường chỉ biết đến cái tôi cá nhân, lợi ích cá nhân, lạnh lùng, sống khép kín, khó có thể giao lưu với bên ngoài, khiến cuộc sống rơi vào vòng tuần hoàn ác tính, ngày càng trở nên xấu đi. Thường thì những người rộng rãi, đều dễ thành công hơn những người hẹp hòi, bởi suy nghĩ hẹp hòi ngay từ đầu đã chặn đứng những phẩm chất cần có cho sự phát triển bền vững. Một người có thể sống tự do tự tại, không phải vì họ có được nhiều thứ, mà vì họ không hẹp hòi, ít so đo hơn người khác."
"Một người không có gì, cũng có thể cho người khác bảy thứ tốt đẹp. Thứ nhất, đó là vẻ mặt, hãy dùng nụ cười để giải quyết mọi việc. Thứ hai là ngôn, hãy nói những lời tán dương, an ủi, dễ đi vào lòng người. Thứ ba là tâm, hãy mở rộng lòng, đối xử tử tế hài hòa với những người xung quanh. Thứ tư là mắt, hãy dùng ánh mắt đầy thiện ý để nhìn mọi người. Thứ năm là thân, hãy dùng hành động để giúp đỡ người khác. Thứ sáu là tọa, hãy nhường chỗ cho người khác nếu có thể. Thứ bảy là bao dung, hãy có một trái tim yêu thương, bao dung với người xung quanh. Sống ở trên đời, đừng có suy tính thiệt hơn nhiều quá, đừng hẹp hòi quá, cứ rộng rãi cho đi, ta có thể thu về những thứ thậm chí bản thân mình còn không bao giờ nghĩ tới."
"Tiểu thuyết gia Jack Kerouac đã từng nói: Những linh hồn chân chính không bị trói buộc sẽ không so đo gì, bởi vì sâu trong nội tâm của họ có sự kiêu ngạo của một quốc vương. Thứ quan trọng của đời người không nằm ở sự so đo thật giả, được mất, danh lợi, địa vị cao thấp, giàu nghèo, mà là làm thế nào để trân trọng cuộc sống và khám phá ra những ý thơ từ trong cuộc sống. Nếu tâm mình so đo, khắp nơi đều là những lời oán giận. Còn nếu tâm mình rộng mở, sẽ luôn luôn nhìn thấy mùa xuân. Cho đi là sự giao tiếp tốt nhất, bởi vì cho sẽ hạnh phúc hơn so với nhận, cho đi sẽ khiến con người cảm thấy vui hơn nhiều lần so với việc nhận lại. Đời người vui vẻ vì biết cho đi, muốn có được hạnh phúc cũng cần phải chia sẻ với người khác, nếu không lòng người cũng chỉ giống như biển chết vậy, dòng nước chỉ chảy vào chứ không chảy ra, cuối cùng cũng chỉ là một vùng tĩnh mịch mà thôi. Đạt được có lẽ sẽ mang đến cảm giác thoả mãn, nhưng cho đi sẽ mang lại một niềm vui khác, một cảm giác khác. Một người chỉ khi đặt lòng so đo của mình xuống, học được cách cho đi, mới có thể gặt hái được hạnh phúc, hiểu được sự cho đi mới có thể nhận lại nhiều sự báo đáp hơn!"
"Vậy là đoạn video của tôi kết thúc được rồi. Kính chúc quý khán giả toàn thế giới được mạnh khỏe bình yên và cùng vượt qua những gian lao khó nhọc trong mùa dịch này."
Ngày 1 tháng 8 năm 2020, 11 giờ 15 phút, GMT + 9, giờ Nhật Bản và Hàn Quốc. Tương đương với ngày 1 tháng 8 năm 2020, 10 giờ 15 phút, GMT + 8, giờ Trung Hoa Đại Lục. Tương đương với ngày 1 tháng 8 năm 2020, 9 giờ 15 phút, GMT + 7, giờ Việt Nam và Thái Lan.
Juru ở nhà dọn dẹp phòng khách cùng gia đình và cùng nấu bữa trưa để thưởng thức một bữa cơm ấm cúng cho thư giãn tinh thần. Bữa ăn của họ khá đơn giản, loay hoay vài ba món rau củ tươi và ngâm chua, dăm ba món cá thịt, một chút trứng và sữa, nước, cơm trắng và canh súp. Chỉ nhiêu đó thôi là đủ no bụng cả nhà.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top