Chap 117: Livestream cuối tháng 7 năm 2020

Ngày 25 tháng 7 năm 2020, 15 giờ 10 phút, GMT + 9, giờ Nhật Bản và Hàn Quốc. Tương đương với ngày 25 tháng 7 năm 2020, 13 giờ 10 phút, GMT + 7, giờ Việt Nam và Thái Lan.

"Cập nhật tình hình Covid-19 ở toàn thế giới theo nguồn Worldometers.info lúc ngày 25 tháng 7 năm 2020, 13 giờ 10 phút, GMT + 7, giờ Đông Nam Á, đã có 15,947,431 ca nhiễm toàn thế giới, trong đó có 642,827 ca tử vong và 9,743,298 ca hồi phục. Tình hình virus corona tại Hoa Kỳ (Mỹ), đã ghi nhận 4,248,327 ca nhiễm, 148,490 ca tử vong và 2,028,074 ca hồi phục. Brazil có 2,348,200 ca nhiễm, 85,385 ca tử vong và 1,592,281 ca hồi phục. Ấn Độ có 1,339,067 ca nhiễm, 31,425 ca tử vong, 850,295 ca hồi phục. Trung Quốc có 83,784 ca nhiễm, 4,634 ca tử vong, 78,889 ca hồi phục. Singapore có 49,375 ca nhiễm, 27 ca tử vong, 45,172 ca hồi phục. Nhật Bản có 27,956 ca nhiễm, 992 ca tử vong và 21,328 ca hồi phục. Hàn Quốc có 14,092 ca nhiễm, 298 ca tử vong, 12,866 ca hồi phục. Thái Lan có 3,282 ca nhiễm, 58 ca tử vong, 3,109 ca hồi phục. Việt Nam có 416 ca nhiễm, 0 ca tử vong, 365 ca hồi phục. Các thông số có thể thay đổi trong các cập nhật kế tiếp." Bản tin cập nhật tình hình Covid-19 quốc tế ngày 25 tháng 7 năm 2020 vang lên những thông số.

Và đó là livestream mới nhất của Juru:

"Tôi có biết rằng trong công ty quản lý kha khá nhiều người, có những người dù bạn có dẫn dắt tới đâu cũng không có chút phát triển nào, bởi lẽ họ nhận thức của họ có phần khá thiên lệch, không biết chịu trách nhiệm, không tích cực, dù có thành thạo công việc, thì cũng chỉ dừng lại ở mức thành thạo, rất khó có thể gánh vác được những trọng trách lớn hơn, thậm chí những chuyện hơi quan trọng một chút xíu thôi cũng không dám giao cho họ, vì sợ họ làm hỏng bét hết. Ngược lại, cũng có những người rất dễ bồi dưỡng, bởi bản thân họ có rất nhiều phẩm chất ưu tú, thứ cần thiết chỉ là thành thạo công việc hơn một chút mà thôi. Không biết, không hiểu, không thành thạo, những vấn đề này đều không lớn, bởi lẽ chỉ cần lãnh đạo kiên nhẫn một chút, cho nhân viên thêm chút thời gian thì rồi cuối cùng họ cũng sẽ thành thục. Nhưng nếu như những phương diện khác xảy ra vấn đề thì bất kể ông chủ có dẫn dắt ra sao thì cuối cùng, e là sẽ chỉ cho ra được một nhân viên giỏi chuyên môn nhưng lại không khiến người khác yên tâm giao việc chút nào. Kiểu nhân viên này mới là kiểu khiến lãnh đạo đau đầu nhất. Bạn không chuyên tâm cho công việc, không hết mình với công việc, lãnh đạo làm sao ép bạn ở phương diện tinh thần như thế này được, cuối cùng thì chỉ có thể cho bạn làm những công việc cơ bản, lương thấp, thậm chí bỏ bạn luôn cũng được. Cũng có kinh nghiệm làm quản lý vài năm, tôi phát hiện ra rằng, có những người rất có tiềm lực, chỉ cần cho họ thời gian, họ nhất định sẽ rất tiến bộ."

"Không có công việc nào là không cần học tập, dù có tiền bối đi trước dẫn dắt thì cũng có rất nhiều chi tiết, thực ra cần bạn tự đi học hỏi. Chẳng hạn như khi mở các lớp học hướng dẫn về marketing, đối với những nhân viên mới, chúng tôi sẽ cung cấp tư liệu cụ thể, đồng thời giải đáp từng vấn đề thắc mắc của họ. Nhưng nếu bản thân họ không chủ động đi nghiên cứu một chút mà cứ động một chút lại hỏi, hỏi đi hỏi lại, vậy thì không tốt chút nào phải không? Gần đây, chúng tôi đã thiết kế ra một quy trình làm việc chi tiết, nhưng điều này cũng không thể đảm bảo được rằng mỗi một người đều sẽ làm tốt như nhau. Bởi lẽ có những người làm việc kiểu bị động, cần có người giám sát, đốc thúc, nếu không đốc thúc, họ sẽ không biết mình nên làm gì tiếp theo, hoặc là sẽ kiểu nước tới chân rồi mới nhảy. Một người mà cần người khác thúc, mỗi một chi tiết đều cần phải có người khác để mắt tới, sẽ rất khó làm tốt được một việc gì đó. Vì vậy, trong công việc, nhất định phải tích cực chủ động lên một chút, không hiểu là chuyện thường tình, chẳng ai sinh ra đã có thể hiểu được hết mọi thứ, nhưng ai thì cũng có thể học, cũng có thể chủ động đi học hỏi từ những đồng nghiệp xung quanh. Đừng vì không hiểu nên không hoàn thành công việc đúng hạn, rồi làm mọi việc trở nên rối bung lên, để người khác đi sau dọn bãi chiến trường cho bạn. Trước tiên, chủ động làm tốt công việc mà mình phụ trách, điều này là vô cùng quan trọng."

"Trước đó tôi từng đọc được một câu chuyện trên mạng rằng ông chủ sắp xếp nhiệm vụ và gửi vào nhóm chat công việc, có người rất nhanh nhảu đáp 'Vâng ạ', có người lại đi vào hỏi chi tiết cụ thể, chẳng hạn như bao giờ phải hoàn thành, và phải đạt được mục tiêu ra sao. Trông thì có vẻ như người trả lời 'vâng ạ' sẽ được yêu thích hơn, nhưng thực ra, là một nhà quản lý, họ thích kiểu người còn lại hơn. Vì người trả lời 'vâng ạ', dù trả lời rất sảng khoái, nhưng nghe có vẻ như một câu trả lời cho xong bởi lẽ họ hoàn toàn không hề rõ chi tiết công việc ra sao. Còn kiểu sau, khi đã xác định được cụ thể công việc, họ sẽ có thể đảm bảo được thời gian hoàn thành, đồng thời có thể làm được theo đúng yêu cầu. Có nhiều người có thói quen nói 'vâng', 'được ạ', bất kể lãnh đạo có giao cho việc gì, đều sảng khoái dạ vâng, nhưng lại không có suy nghĩ xác định cụ thể công việc, chỉ biết đi làm cho xong nhiệm vụ, cuối cùng lại làm thành một đống hỗn độn. Kiểu người này nếu không thường xuyên có sự trao đổi với cấp trên, vậy thì sẽ rất dễ xảy ra sai sót trong quá trình làm việc, hoặc là làm ra được thành quả không được như ý muốn. Một nhân viên làm việc không hỏi chi tiết, không kịp thời trao đổi với lãnh đạo, sẽ khiến sếp cảm thấy không yên tâm, vì họ hoàn toàn không biết tiến trình đi tới bước nào rồi, cũng không biết liệu bạn có thể hoàn thành đúng hạn hay không, hoặc xảy ra sai sót gì đó ảnh hưởng tới toàn cục. Đổi tình huống để mọi người hiểu rõ hơn. Chẳng hạn, một người bạn nói với bạn 'mua hộ tớ tấm vé được không?', bạn nói 'ok, không vấn đề'. Nhưng, bạn không hỏi là vé máy bay hay vé tàu, không hỏi là họ muốn đi đâu, cũng không hỏi họ sẽ đi bao lâu. Bạn nói xem, liệu bạn có mua nổi cái vé đúng với ý của người bạn của bạn hay không? Trong công việc, kiểu người này sẽ khiến lãnh đạo rất đau đầu, bởi vì mỗi một lần bạn không hỏi, họ sẽ đều nghĩ là bạn hiểu rồi, nhưng thì ra là bạn lại chẳng hiểu rõ tới như vậy. Suy cho cùng là vì bạn không có dự liệu cũng như bất kì kế hoạch cụ thể nào cho công việc, hoặc đơn giản là bạn lười!"

"Nhiều người khi làm sai gì đó, rất thích trốn tránh trách nhiệm, khôn lỏi, viện cớ là do người khác, tuyệt đối không bao giờ tìm nguyên nhân từ mình. Quả thực là có nhiều việc trách nhiệm không thể chỉ đổ lên một mình bạn, nhưng biết cách tìm nguyên nhân từ mình, bạn mới nhanh có tiến bộ. Rõ ràng mình là người chịu trách nhiệm trong nhóm, nhưng nếu xảy ra sai xót gì, lại chỉ biết ngồi đó đợi ai đó nói hộ mình, bản thân thì rất ít xuất hiện, cũng chẳng hiểu rõ quá trình làm việc của nhóm mình ra sao. Hoặc chẳng hạn như cứ tan làm một cái là sẽ không trả lời bất cứ tin nhắn nào liên quan tới công việc. Vẫn biết sau khi tan làm là thời gian cá nhân, cũng không ai ép bạn tăng ca, nhưng những việc là trách nhiệm của mình thì vẫn phải nghiêm túc mà làm cho tốt. Những việc nhỏ nhặt như vậy thôi mà còn làm không tốt, lãnh đạo sao dám giao cho bạn việc lớn? Chúng ta sẽ phát hiện ra, những người ưu tú, dù đi đâu làm việc thì biểu hiện của họ cũng đều rất ưu tú, đó là bởi họ mang sẵn trong mình những phẩm chất ưu tú, có những phẩm chất này rồi, việc đổi vị trí công việc hay ngành nghề, nó chỉ còn là chuyện tốn bao nhiêu thời gian để thuần thục chuyên môn mà thôi. Dù không có ai dẫn dắt, họ cũng có thể tự mình phát triển nhanh chóng, có người dẫn dắt, chẳng qua chỉ là khiến họ phát triển nhanh hơn mà thôi. Tôi cuối cùng cũng hiểu vì sao có kha khá công ty có yêu cầu về tuổi tác với nhân viên của mình, khi một người qua cái độ tuổi học hỏi, lại không có một năng lực nào quá nổi trội, chỉ có thể đảm nhận những công việc cơ bản nhất, nó nói lên rằng họ đang thiếu đi những phẩm chất ưu tú, và rất khó để dẫn dắt. Nếu bạn muốn thuận lợi ở nơi làm việc, sớm chuẩn bị cho mình những phẩm chất ưu tú này càng nhanh càng tốt: làm việc chủ động tích cực, không biết thì hỏi; xác nhận chi tiết công việc, chủ động trao đổi với lãnh đạo; không khôn lỏi, làm tốt chức trách của mình. Khi có những phẩm chất ưu tú này rồi, bạn nghiễm nhiên đủ trình độ để có thể bướ"Người ta đánh giá và tán thưởng bạn dựa vào kết quả, ít ai nhìn đến quá trình. Một sự thực phũ phàng của cuộc sống này là việc bạn nghĩ gì không quan trọng bằng việc bạn làm được những gì. Mọi người không chỉ trích bạn qua những gì bạn nghĩ, nhưng sẽ dựa vào hành động cũng như những rủi ro mà bạn dám đối mặt để đánh giá bạn. Bạn viết một cuốn sách nhưng không xuất bản, chẳng ai quan tâm cả nhưng khi bạn công bố nó, nhiều người lại muốn tìm hiểu về câu chuyện của bạn. Các nhà nghiên cứu về ung thư có lượng người tán thưởng và hâm mộ ít hơn các siêu mẫu. Một người bán hàng sẽ được đánh giá dựa trên số lượng khách hàng của mình. Nếu bạn làm việc tự do, thu nhập của bạn dựa vào số lượng khách hàng thuê bạn, còn nếu bạn kinh doanh online thì bạn cần đạt được lượng view càng cao càng tốt. Đọc tới đây, bạn thấy có đúng hay không? Chỉ cần chú ý một chút thôi, bạn có thể tìm ra vô số những ví dụ tương tự. Và rồi bạn sẽ nhận ra rằng, cuộc sống đích thực là một trò chơi về số lượng như vậy đấy. Đa phần mọi người sẽ chỉ nhìn vào kết quả để đánh giá bạn, không mấy ai quan tâm xem bạn đã cố gắng, nỗ lực và vất vả ra sao đâu."c vào hàng ngũ của những người ưu tú rồi!"

"Đời là một cuộc chơi dài, những lựa chọn và quyết định của bạn sẽ định đoạt xem bạn đi được bao xa. Tất cả chúng ta thường sẽ rời bỏ cõi đời này sau khoảng 29.000 ngày hoặc 80 năm. Và chính những lựa chọn mỗi ngày của bạn sẽ quyết định cái đích cuối cùng bạn, là vui vẻ, khỏe mạnh, viên mãn hay khốn khổ và nghèo nàn. Nếu bạn áp dụng những quy tắc phù hợp trong mỗi giai đoạn của cuộc đời, bạn có thể sẽ đi được xa hơn một chút. Đó là lý do tại sao chiến lược sống của bạn rất quan trọng. Bạn có hạnh phúc hay không phụ thuộc vào chính bạn. Sự thực là hạnh phúc của bạn phụ thuộc phần lớn vào thái độ của bạn thay vì những sự vật bên ngoài hay ngoại cảnh. Mọi thứ bên ngoài có thể giúp bạn sống tốt hơn nhưng chúng chắc chắn không phải là phương tiện đưa bạn tới đích đến hạnh phúc. Do vậy, nếu bạn trông đợi người khác làm bạn vui thì bạn sẽ chỉ thất vọng mà thôi. Thay vì kiếm tìm niềm vui từ một người, một việc hay yếu tố bên ngoài, bạn nên xem xét về các mối quan hệ hoặc công việc như những công cụ để tự tạo niềm vui cho bản thân. Đồng thời, hãy tập trung vào những cách mà bạn có thể sử dụng để lan tỏa niềm vui đến mọi người. Nếu đang chờ đợi người khác giúp mình tận hưởng cuộc sống thì bạn đi sai đường rồi đấy! Chỉ ngồi im và hy vọng thì cuộc sống viên mãn sẽ không đến với bạn đâu. Bởi vậy, đừng chờ đợi bất cứ ai hay điều gì khác mà hãy cố gắng tự mình tìm kiếm, tận hưởng từng niềm vui nho nhỏ và giản đơn mà bạn tìm thấy. Những thứ tưởng chừng đơn giản và bé nhỏ ấy lại chính là những điều lạ thường nhất, và đôi khi chúng giúp bạn quản lý cuộc sống dễ dàng hơn. Cách bạn sử dụng thời gian mỗi ngày cũng chính là cách bạn sống cuộc đời của mình. Thói quen tìm sự vui vẻ trong những điều nhỏ bé có thể sẽ khiến cuộc sống thay đổi, và đó mới chính là niềm vui đích thực."

"Đời người không phải là một cuộc chạy nước rút hay marathon, nó là một mê cung mà bạn cần lí trí và kiên trì để thoát khỏi. Bạn đừng nên coi cuộc sống như một cuộc chạy nước rút, cũng đừng nghĩ rằng bạn có thể bỏ ra toàn bộ nỗ lực của mình ở một thời điểm và rồi sẽ nhanh chóng đạt được cái đích cuối cùng. Bởi lẽ, cuộc sống đời thực không có bất cứ dấu hiệu hay chỉ dẫn và cũng chẳng có những con đường thẳng tắp tới đích đâu bạn ạ. Cuộc đời đơn giản là một mê cung của những sự lựa chọn không xác định, những thách thức cùng vấn đề. Mê cung ấy chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố bên ngoài, tốt hay xấu đều có cả. Khi đã bước chân vào mê cung cuộc đời này, chúng ta dù có là ai thì chắc chắn vẫn sẽ bị lạc và bị kìm hãm đôi lần. Tuy nhiên, việc có biết dừng chân đúng lúc để xem xét lại, sau đó tìm ra lối đi đúng hay không sẽ tách biệt người chiến thắng với kẻ thua cuộc. Bạn biết không, chúng ta chỉ có duy nhất hai cách để nâng cao cuộc sống của bản thân. Một là tiến về phía trước khi có thể, hai là tạm dừng để suy xét lại về những quyết định của mình và thử một hướng đi mới. Sai lầm lớn nhất mà nhiều người thường mắc phải là dừng lại một chỗ quá lâu. Họ gặp bế tắc nhưng chọn từ bỏ, thậm chí quyên sinh thay vì suy nghĩ kỹ lưỡng lại mọi việc. Họ không nhận rằng vẫn luôn có ánh sáng ở cuối đường hầm đưa chúng ta thoát khỏi khó khăn, chỉ là chúng ta chưa tìm ra hoặc không chịu tìm nó mà thôi."

Juru livestream phủ sóng toàn quốc, những đoạn video của cậu cuốn hút nhiều khán giả. Dù rằng khắp thế giới có rất nhiều người livestream cùng chủ đề như cậu, thậm chí còn bê nguyên xi cả bài giảng của cậu ra, Juru chẳng hề quan tâm vì bận lan truyền sự tử tế cho toàn cầu để an ủi và truyền lửa cho mọi người.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top