Chap 111: Hịch kịch sĩ tấu hài
Ngày 22 tháng 7 năm 2020, 14 giờ 20 phút, GMT + 9, giờ Nhật Bản và Hàn Quốc. Tương đương với ngày 22 tháng 7 năm 2020, 12 giờ 20 phút, GMT + 7, giờ Việt Nam và Thái Lan.
Hội nhà quái vật đã quấy phá nhà Super Sentai đã bị chính các anh nam thần nhà Super Sentai tiễn vong vĩnh viễn sau một trận đấu đá với những pha biến thân ảo diệu và những màn đi đường quyền sặc sỡ. Chắc chắn.
Ngày 22 tháng 7 năm 2020, 14 giờ 20 phút, GMT + 9, giờ Nhật Bản và Hàn Quốc. Tương đương với ngày 22 tháng 7 năm 2020, 12 giờ 20 phút, GMT + 7, giờ Việt Nam và Thái Lan.
Juru lên hội trường tại một tòa nhà hội nghị cấp cao. Nếu các bạn có bước vào, trước mắt các bạn là một khung cảnh hoành tráng. Mọi thứ đều hào nhoáng để thể hiện đẳng cấp của kịch sĩ. Đặc biệt, bàn ghế màu đỏ, thảm đỏ,...mọi thứ đều màu đỏ. Màu đỏ là màu của quyết định, của động lực. Nó sẽ góp phần tạo hưng phấn và khiến các học viên móc hầu bao. Ánh sáng, loa đài lớn để cuốn mọi người tham gia vào chương trình. Tất cả những bài nhạc, tiếng vỗ tay (đôi khi được phát ra từ loa) trong chương trình kèm với ánh sáng chiếu vào kịch sĩ đều được lên kịch bản chính xác trong từng phần chương trình. Âm thanh và ánh sáng, cùng tông giọng phải hài hòa, nhịp nhàng để khiến người tham gia phải khóc khi nghe những câu chuyện buồn (nhạc êm đềm, suy tư, đèn mù mờ hoặc tắt) và cười lớn khi nghe chuyện vui (nhạc đầy năng lượng, đèn sáng). Trên hết, hội trường sẽ được thiết kế đặc biệt và không hề có cửa sổ. Nếu hội trường có cửa sổ thì bìa cứng sẽ được che chắn, dán băng keo đen và che dèm dày để ánh sáng không thể lọt được vào. Trong hội trường không bao giờ có một chiếc đồng hồ treo tường. Tất cả những đều đó sẽ khiến các bạn bị mất khái niệm về thời gian và tham gia chương trình không hề biết mệt mỏi.
Vì hôm nay là lúc cả đất nước đang thực hiện lệnh cách ly xã hội nên hội trường của Juru chỉ có một mình cậu.
Và đây là tiết mục chém gió độc diễn của Juru, trước hàng đống máy quay và ánh sáng lòe loẹt cùng tiếng nhạc xập xình. Cậu được ghi hình trực tiếp trên mạng. Đúng vậy. Ghi hình trực tiếp. Livestream cho công chúng cùng xem.
Đây là nguyên văn của bài diễn thuyết:
"Xuất phát điểm của bạn như thế nào không quan trọng, quan trọng là bạn có đủ ý chỉ và niềm tin vào chính mình để chinh phục thành công hay không?"
"Nếu được quan sát, gặp gỡ và làm việc với nhiều người giàu có và thành đạt cả trong và ngoài nước, chúng ta sẽ nhận ra một điều: tất cả những người tự thân giàu có một cách chân chính đều có một điểm chung là sự khiêm nhường. Chưa ai dám vỗ ngực xưng tên tôi là người giàu đây này, lại đây tôi dạy cho chút bí quyết cho mà làm giàu. Trải nghiệm chỉ có giá trị khi nó được chia sẻ bởi chính những người đã trải qua nó. Làm sao bạn có thể học được cách kiếm được triệu đô từ những người vẫn đang kiếm triệu đồng? Thành công tuyệt nhiên không phải là thứ có thể dễ dàng truyền tải hay vẽ đường thông qua một khoá học cấp tốc vài ngày. Bí quyết một khi đã được chia sẻ, tự thân nó đã không còn là bí quyết nữa. Và quan trọng hơn cả, thành công không đến từ sự bắt chước.Không phải ai bỏ học giữa chừng để tự kinh doanh đều trở thành Bill Gates hay Steve Jobs với những tên tuổi lừng lẫy như Microsoft hay Apple. Như vậy, tham gia vào các khóa học làm giàu lừa đảo chỉ có tiền mất, tư tưởng lệch lạc, thậm chí còn phải kể đến mất đi cơ hội nghề nghiệp nếu cứ đi theo con đường ảo tưởng."
"Giấu trời qua biển tức là nói theo ý câu tục ngữ qua được biển ắt là thần tiên. Trong hoàn cảnh bị người khác khống chế hoặc đang ở thế không có lợi muốn giành chủ động, chuyển bại thành thắng, rất dễ nảy sinh ý nghĩ giấu trời qua biển. Bởi vì kế này nằm ở chỗ lợi dụng sự lơ là nhất thời của đối phương, mà không nhất định trực tiếp uy hiếp hoặc gây nguy hại cho đối phương, lại dễ áp dụng, dễ đạt hiệu quả. Giấu trời qua biển là một kế hoạch hoàn chỉnh, có mục đích nhất định, làm ngu muội người khác ngay trong tầm tay mình. Hậu quả của giấu trời qua biển và bịt tai lấy trộm chuông tuy khác nhau, song đều xuất phát từ nghệ thuật lừa dối, lừa được người tức là qua được biển là thần tiên, không lừa được thì như rùa lọt vào chum."
"Một tên hai đích còn được gọi là một hòn đá ném hai con chim. Thi hành kế này cũng không phải đơn giản, càng không phải dễ dàng, bởi vì cùng một lúc phải đối đầu với mấy người, không thận trọng là phải mang vạ vào thân. Cho nên trước và sau khi thi hành kế đều không được để lộ mặt mình, càng không được quá nôn nóng, phải chịu đựng được sự thử thách của thời gian và không gian. Tư tưởng và hành động con người phát triển theo nhiều hướng, nhưng chung quy cũng không ngoài danh và lợi. Bởi vì người ta mà háo danh thì phải tranh, háo lợi thì phải giành. Lớn thì tranh lớn, kết quả của tranh giành là có bên hả hê có bên đau đớn, hoặc là thất bại ê chề cả đôi bên. Khi tiến hành kế sách, thì phải dựa vào nguyên tắc này, tức là phải điều tra nắm vững tường tận về tình hình tư tưởng, điều kiện và hoàn cảnh của đối phương, so sánh những điểm giống nhau của mỗi bên, tìm hiểu thấu đáo những mâu thuẫn giữa họ với nhau. Nếu đối phương là hạng háo danh thì phải chuẩn bị tâng bốc cho nhiều, nếu là hạng hám lợi thì phải năng đi lại lấy lòng, nếu gặp kẻ hám cả danh lẫn lợi thì chỉ còn cách là vài lời tâng bốc lại kèm thêm một hạt kim cương mới được. Đó tức là lấy lòng của người ta, mục đích là để đối phương không nghi ngờ gì mình, mà cho rằng có nghi ngờ cũng không đến nỗi chĩa dao vào mặt mình. Cứ như thế mưa dầm thấm lâu cho đến lúc điều kiện chín muồi, sau đó mới giở món đòn độc đáo, gây chuyện ra, để cho đối phương đụng đầu với nhau, mình chỉ còn việc tọa sơn quan hổ đấu (ngồi trên núi xem hổ đánh nhau), chờ cho xương hổ rơi xuống mà đem về. Người thông minh nhất là sau khi giết người, làm cho cái đầu rơi xuống đất còn biết quay lại nói lời tạ ơn."
"Giết người mà phải mượn dao tức là mượn tay người khác giết người. Khi bản thân không có cách gì khác hoặc là do hoàn cảnh hạn chế mình không tự ra tay, bảo người khác thay mình thực hiện ý đồ giết người, đó gọi là mượn dao giết người. Giết người tuy tàn nhẫn, thế nhưng trên đời còn khối kẻ đáng giết, cũng có vô số người không nên giết mà cũng bị giết oan. Giết người căn bản không cần phải nghiên cứu những gì là nhân nghĩa đạo đức, định giết là người thế nào, người đó có đáng giết hay không. Tóm lại, kẻ nào trái với mình thì phải chết, đó là một nguyên tắc hết sức phổ biến từ xưa đến nay trong lịch sử. Thế nhưng giết người cũng có hai loại hiền và ngu. Kẻ ngu dốt giết người trực tiếp, dao trắng đâm vào và dao đỏ rút ra, bề mặt xem ra có vẻ anh hùng, vừa hả hê nữa nhưng làm thế khó trốn khỏi lưới pháp luật, người đời cũng sẽ nói là tên tàn ác vô lương. Người thông minh không giết người như thế, họ chẳng hề nhúng tay, công khai dùng pháp luật hoặc muợn tay người khác, như vậy mục đích vẫn đạt được mà còn phết thêm lên cái mặt nạ nhân nghĩa đạo đức một lớp sơn hào nhoáng. Cho nên câu nói giết người đừng thấy máu, thấy máu không anh hùng là một lời thuyết minh rất đầy đủ.
"Lấy nghỉ ngơi đánh mệt mỏi là câu nói gọn có xuất xứ từ trong quân tranh biên của binh pháp Tôn Tử 'quân sự lấy gần đãi xa, lấy nghỉ ngơi đãi mệt mỏi'; tức là trên chiến thuật mình nên đứng ở thế chủ động để ứng phó với sự tấn công của kẻ địch. Nếu trong khi vận dụng, phàm việc gì cũng chuẩn bị trước cho đầy đủ, bình tĩnh, điềm đạm mà ứng phó với sự quấy rối từ bên ngoài, bất kể việc gì cũng đều có thể lấy nghỉ ngơi mà đối xử với mệt mỏi. Nguyên tắc xử sự khác với làm người, làm việc thì việc hôm nay chớ để ngày mai, hiệu suất càng nhanh càng tốt, làm người nhất là phải xử lý một vấn đề nhân sự rắc rối, thì lần nữa mới là một biện pháp tốt nhất. Lần nữa không có nghĩa là nhút nhát yếu hèn, cũng không phải là tắc trách, mà nó là một thủ đoạn quyền biến, muốn cho ý chí của mình không bị lôi cuốn bởi những sự kiện đột ngột xảy ra, để mình vĩnh viễn đứng ở địa vị chủ động, đó chính là cái người ta gọi là chính sách kéo dài. Nói về mặt tiêu cực là ngồi yên mà xem sự vật thay đổi để làm quyết sách cuối cùng. Về mặt tích cực mà nói là tìm cách làm cho đối phương mệt mỏi vì chạy đây chạy đó, làm nhụt nhuệ khí của họ đi, sau đó thừa cơ xuất kích, làm cho nó ngã xuống là không dậy nổi, cũng như Tôn Tử nói là vùi nó xuống chín tấc đất, tung nó lên chín tầng mây. Khi dùng sách lược này, cốt yếu là phải điềm tĩnh ứng biến, phải tính toán so sánh rõ ràng hoàn cảnh và ý đồ, cả về thực lực giữa mình và đối phương, từng lúc từng nơi khôn khéo chú ý sự thay đổi của sự việc, thời cơ chưa chín muồi thì im như núi đá, thời cơ đến thì phải gầm sông nghiêng biển. Sách lược này nếu có thể áp dụng tốt có thể lấy ít thắng nhiều, lấy yếu thắng mạnh, trong lịch sử đã từng có nhiều chiến dịch vì thế mà xoay chuyển được tình hình."
"Mượn lửa cướp của là thừa cơ để gây rối. Có hai loại phương thức: một là nhân lửa cháy mà cướp của, hai là đốt cho cháy rồi vào cướp của. Mượn lửa cướp của thừa lúc người ta lâm nguy để đục nước béo cò, châm lửa cướp của là tự mình đốt cháy rồi sau đó vừa ăn cướp vừa la làng để đạt ý đồ của mình. Bất kể là mượn lửa cũng thế mà châm lửa cũng vậy, mục đích của nó đều là cướp lấy của người khác và làm no béo cho mình. Mượn lửa tuy không phải tự tay mình làm nên, song hành động thuộc dạng bị động, bị động nên không có bản sắc anh hùng. Đại trượng phu làm việc gì đều giành chủ động, đề người khác tạo nên cơ hội cho mình, không cần phải tự mình đi tạo nên cơ hội, hoặc là vạch ra đường lối để kẻ khác tạo ra cơ hội cho mình. Giải thích chuyện mượn lửa hay châm lửa cũng giống như sự biến đổi kỳ lạ của nước và không khí, suy cho cùng đều đặt lợi ích của mình lên đau khổ của người khác. Bọn đế quốc có thể làm việc tốt, có thể làm việc xấu nhưng vĩnh viễn không bao giờ làm việc lầm. Bởi vì chúng làm gì cũng đều có một nguyên tắc, chúng đánh anh là căn cứ vào nguyên tắc đế quốc, chúng cướp của anh là căn cứ vào nguyên tắc kinh tế, nô dịch anh là căn cứ vào nguyên tắc thực dân. Hiểu rõ điều đó thì cũng hiểu được quá nửa sự trộm cướp. Tóm lại, muốn cho mình trở nên nhân vật anh hùng, không thể không châm lửa, không thể không cướp của, cho dù mười mắt có nhìn, mười tay có chỉ, chỉ cần giơ ra được cái chiêu bài kêu xoang xoảng, đưa ra được bộ mặt u sầu ảo não là được."
"Trên thực tế, việc vứt, xé hay đốt sách vở sau mỗi kì thi ở Việt Nam trong giữa cuối tháng 7 năm 2020 hiện nay đã không còn quá mới hay thậm chí việc này còn trở thành 'trào lưu' đối với nhiều học sinh trên thế giới để giải tỏa căng thẳng. Tại Trung Quốc tình trạng học sinh xé sách vở cũng xảy ra hàng năm. Theo đó trước kỳ thi đại học, học sinh lớp 12 thường xé sạch sách vở và vứt xuống sân trường, tạo thành khung cảnh trắng xóa như tuyết rơi. Việc làm này nhận phải rất nhiều chỉ trích nhưng phần đông học sinh đều ngó lơ và cho rằng nó chỉ là cách để giải tỏa áp lực. Tại Hàn Quốc, việc vứt sách vở sau kì thi đã dần trở thành việc làm quen thuộc. Thậm chí việc này trở thành một 'thông lệ' không thể thiếu của học sinh mỗi khi kì thi kết thúc. Thực tế, ai cũng biết học sinh phải trải qua những áp lực, căng thẳng như nào trong mỗi kỳ thi. Nhưng việc xé, đốt, vứt sách vở không phải là một hành vi nên có ở người học trò. Hành động này chỉ cho thấy học sinh đang không tôn trọng những kiến thức gặt hái được những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường, công ơn dạy dỗ của thầy cô. Các em vận dụng tri thức từ sách vở để vượt qua được các kì thi, có được những tấm bằng để làm bàn đạp bước chân vào xã hội. Vậy mà, vừa 'qua cầu' xong, đã vội 'rút ván' bằng cách vứt, đốt hết cả. Hơn thế nữa, không phải ai cũng có điều kiện để mua sắm đầy đủ những bộ sách giáo khoa để đi học. Thay vì vứt bỏ, các em nên tặng lại cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn hơn. Những thế hệ học sinh trước thường được bố mẹ dạy phải tôn trọng sách vở. Người Nhật Bản chúng tôi được giáo dục là không nên ngồi lên cặp sách hay sách vở, nếu không sẽ bị 'quở quang' thành học dốt, xúi quẩy chuyện thi cử. Tuy có mang thành phần mê tín, nhưng đó là cách người lớn dạy những đứa trẻ non nớt hiểu việc phải tôn trọng sách vở, tôn trọng tri thức. Còn nói về áp lực thi cử, chắc nhiều người đều đồng ý rằng học sinh xưa hay nay thì đều giống nhau cả. Vậy nhưng thế hệ trước chẳng có cô cậu học sinh nào hủy hoại sách vở để 'sả xì trét' cả. Giải tỏa áp lực có nhiều cách và đừng bao giờ chọn lựa những cách tiêu cực, phản cảm. Hãy nhớ, thái độ 'tôn sư trọng đạo' sẽ giúp đỡ chúng ta trong rất nhiều lĩnh vực từ công việc đến đời sống cá nhân."
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top