Chương 17: Thôn cổ Long Bối (7)
Ôn Bạch Vũ nghe: "Đứa trẻ kia đến.". Dù ngữ nghĩa rất bình thường, nhưng nhớ lại đứa nhỏ mắt máu, đỉnh đầu ngứa ngáy từng đợt, run run.
Anh vẫn duy trì động tác che miệng, nhỏ giọng hỏi: "Làm sao... làm sao bây giờ?"
Mặc Sĩ Cảnh Hầu không trả lời, lão Ngụy đã cướp lời: "Đứa... đứa trẻ nào?"
Ôn Bạch Vũ nhìn gã, hiển nhiên đối phương rất sốt sắng, còn cực kỳ sợ hãi, như thể mới làm sai chuyện gì đó.
Anh đáp: "Một đứa nhỏ khoảng 6-7 tuổi, mắt đỏ ngầu, không có tay phải."
Lão Ngụy sợ xanh mặt, súng trên tay mất lực suýt thì rơi.
Gã lắp bắp: "Cửa đóng rồi, nó không vào được nữa phải không?"
Ôn Bạch Vũ cảm thấy buồn cười, nói: "Nó là bánh ú đấy, ông đoán xem có cạy được cửa không?"
Gã cuống cuồng: "Vậy phải làm sao?!"
Lão Nguỵ lùi xuống góc tường, chỉ vào một cái động: "Tao cũng rơi từ phía trên xuống, sau đó bò theo đạo động, nhưng nó chỉ nối đến thạch thất này, là ngõ cụt."
Ôn Bạch Vũ hỏi: "Đồng bọn của ông đâu?"
Lão Ngụy chửi tục: "Mẹ nó! Đồng bọn cái ***?! Tao với thằng thọt cùng rơi xuống, tao bị ngất, lúc tỉnh thì không thấy nó nữa, cả balo... cùng ngọc bài cũng biến mất."
Đang nói dở thì có âm thanh vang từ đằng xa, đầu tiên là "Soạt... soạt...", giống như có thứ gì cọ xuống đất.
Tiếng tuy không vang, nhưng ở trong mộ thất thì dĩ nhiên khiến người khác sởn tóc gáy rồi.
Ba người lập tức im lặng, không dám nói nhiều thêm câu nào nữa.
Tiếng "Soạt... soạt..." biến mất, dừng được mấy giây thì cửa đá đột nhiên phát ra tiếng "Rầm rầm!" rất lớn, thậm chí Ôn Bạch Vũ còn cảm thấy nó đang rung chuyển.
Lão Ngụy sợ đến mặt vàng như nghệ: "Này... này..."
Cửa đá hứng chịu lực đập kih khủng, sau những tiếng" Rầm rầm rầm!", đá vụn bắt đầu rơi "Lọc cọc... lọc cọc... lọc cọc..." từ đỉnh xuống.
"Rầm rầm!"
"Rầm rầm!"
Lực đập chỉ tăng chứ không giảm, cửa đá khổng lồ bắt đầu xuất hiện vết nứt, hơn nữa chúng càng ngày càng bành trướng.
Lão Ngụy sợ hãi hét lên: "Chết rồi! Nó sắp phá được rồi! Phải làm sao đây!"
Mặc Sĩ Cảnh Hầu từ đầu đến cuối không nói gì, chỉ quan sát mộ thất một vòng, đột nhiên hắn di chuyển, không phải hướng đến đạo động, mà là nhanh chân nhảy lên bệ đá.
Ôn Bạch Vũ nằm trên lưng hắn hỏi: "Anh làm gì vậy?"
Trong lúc anh hỏi thì Mặc Sĩ Cảnh Hầu đã đặt chân lên bệ đá, quan tài trên này được khắc hoa văn vô cùng tinh xảo, Phượng Hoàng giương cánh ngẩng đầu, đôi cánh mở ra, nhìn vừa cao quý vừa khí phách.
Mặc Sĩ Cảnh Hầu cúi đầu nhìn quan tài, lão Ngụy bây giờ đang sợ muốn chết, nhát gan hơn cả Ôn Bạch Vũ, biểu cảm rất xấu xí.
Ôn Bạch Vũ cũng nhìn quan tài, vách quan tài chỉ có hoa văn, còn lại trống rỗng. Chính giữa có một rãnh tròn lõm xuống, chắc chắn là nơi đặt ngọc bài.
Anh nghi hoặc: "Tại sao lại là Phượng Hoàng? Chẳng lẽ lăng mộ này liên quan đến Tương Vương?"
Mặc Sĩ Cảnh Hầu hờ hững nói: "Đây không phải Phượng Hoàng."
Ôn Bạch Vũ kinh ngạc: "Không phải á?"
Mặc Sĩ Cảnh Hầu như không quan tâm đến tiếng cửa đá bị phá vỡ, vẫn bình tĩnh như thường.
Hắn giải đáp: "Sơn Hải kinh(*) có ghi lại 'Nam có Huyền Điểu, sinh lục vĩ, bất ngô đồng bất tê, bất cam lộ bất uống, kỳ danh vi phượng.'"
(*): Giải thích hơi dài, mọi người kéo xuống cuối cùng để đọc nhé!
Ôn Bạch Vũ "A!" lên, chỉ vào hình điêu khắc, nói: "Con này chỉ có năm đuôi."
Mặc Sĩ Cảnh Hầu nói: "Phượng Hoàng là chim thần, ban phát điềm lành cho dân chúng. Nhưng có một loại Phượng Hoàng luyến tiếc trần thế, kết đôi với người phàm, đời sau của nó thiếu một đuôi."
Giọng hắn trầm thấp, Ôn Bạch Vũ thấy bình thường, mà lão Ngụy thì như muốn tè ra quần, sợ sệt bảo: "Đừng, đừng kể chuyện xưa nữa! Mau chạy thôi! Nó sắp tới rồi!"
Mặc Sĩ Cảnh Hầu không quan tâm gaz, nói tiếp: "Thiếu một đuôi thì không phải chim thần, hơn nữa nó chỉ sinh trưởng trên cây cạnh các ngôi mộ, nên si cũng nghĩ nó không may mắn, tượng trưng cho tai họa và hung thần."
Ôn Bạch Vũ hỏi: "Vậy mà vẫn có người khắc nó lên quan tài? Là không quan tâm phong thủy à?"
Mặc Sĩ Cảnh Hầu đáp: "Bởi vì loại chim này chỉ sống ở cây bên mộ, vì vậy cũng có người coi nó là thần điểu thủ mộ. Những kẻ hạ đấu đều có luật bất thành văn, chỉ cần nhìn thấy trong mộ thờ phụng loại chim này, sẽ không động vào bất kỳ thứ gì trong mộ."
Lão Ngụy run rẩy dữ hơn: "Vì, vì sao?"
Mặc Sĩ Cảnh hầu liếc mắt nhìn lão, lạnh lùng nói: "Vì sợ gặp báo ứng."
Lão Ngụy run lẩy bẩy, Ôn Bạch Vũ thấy lão toát ra rất nhiều mồ hôi hột.
"Rầm rầm!"
Vừa lúc đó cửa đá phát ra tiếng vang rất lớn, vết nứt từ giữa cánh cửa lan ra càng rộng, vô số đá vụn rơi xuống từ đỉnh.
Từ lỗ thủng kia, ba người nhìn thấy một con mắt đỏ ngầu...
Lão Ngụy ngã sấp xuống, hét lên: "Đến rồi! Làm sao đây!"
Mặc Sĩ Cảnh Hầu nói: "Nắm chặt!"
Ôn Bạch Vũ "Ừ!" đáp lại, bỗng thấy hắn cúi người, tay lần mò bên trong quan tài rồi ngừng lại, hình như là sờ thấy cái gì đó, dùng sức ấn xuống.
"Cạch!"
Một tiếng vang giòn bang kên, Ôn Bạch Vũ hiểu đây là tiếng kích hoạt cơ quan.
Theo tiếng vang, cửa đá hoàn toàn bị phá ra, "Rầm rầm rầm!" rung mạnh, những vết nứt tạo thành lỗ hổng, một đứa nhỏ khoảng 6,7 tuổi đang đứng ngay chỗ đó.
Đôi mắt của nó đặc một màu máu nhìn chằm bọn họ, đôi mắt quét qua cả ba người rồi chỉ đăm đăm lão Ngụy.
Lão Ngụy hét "A!" rồi sợ hãi trốn ra sau lưng Mặc Sĩ Cảnh Hầu.
Ôn Bạch Vũ không chắc có phải mình bị ảo giác hay không, màu mắt nó còn đỏ hơn hồi sáng, tròng mắt hơi phát sáng, giống như sẽ có hai hàng máu chảy ra bất kỳ lúc nào.
Anh nghĩ vậy, liền thấy đôi mắt thằng bé thực sự chảy máu, hai dòng máu từ trong hốc mắt chảy ra, đi qua hai gò má rồi "Tách... tách..." rơi xuống nền đất.
Huyết lệ vừa mới chạm vào phiến đá, liền nghe thấy tiếng "Phừng!", vết cháy xuất hiện trên phiến đá.
Ôn Bạch nói: "Thật phản khoa học! Còn khoa trương hơn axit sunfuric (H2SO4)!"
Mặc Sĩ Cảnh Hầu cau mày: "Oán khi so với vừa nãy nặng hơn nhiều, trên người nó có độc thi, chạm vào sẽ lập tức mất mạng."
Trong lúc hai người đang nói chuyện thì cơ quan mới kích hoạt đã làm đáy quan tài tách làm hai.
Chỉ có điều nó mở quá chậm, đứa trẻ kia đã kéo lê thân thể như xác chết di động của mình chậm rãi đến chỗ cả ba.
"Soạt... soạt..."
Ôn Bạch Vũ nghe tiếng chuyển động của nó, tay phải đã bị mất bàn tay cử động làm Ôn Bạch Vũ lạnh sống lưng.
Đáy quan tài đã mở toàn bộ lão Ngụy sợ đến mất bình tĩnh, là người đầu tiên nhảy vào, sau đó hét "A!!", rơi xuống.
Ôn Bạch Vũ nhìn gã "dũng cảm quên mình" xung phong nhảy, ló đầu nhìn vào bên trong, mơ hồ có thể nhìn thấy sườn dốc uốn lượn, họ có thể thuận theo nó trượt xuống.
Mắt thấy đứa trẻ mắt máu đi qua, Mặc Sĩ Cảnh Hầu đột nhiên buông Ôn Bạch Vũ, sau đó nhanh tay ôm eo anh.
Ôn Bạch Vũ rất ngượng với động tác này, hỏi: "Anh làm gì thế?"
Hắn trả lời: "Chân cậu bị gãy nên tôi không thể cõng cậu trượt được, ôm chặt tôi."
Anh biết bây giờ không phải lúc xấu hổ, ngay lập tức ôm chặt eo hắn. Mặc Sĩ Cảnh Hầu bế anh lên, một tay ôm eo đối phương, một tay bảo vệ đầu anh, bảo vệ anh kĩ càng trong ngực mới thả người nhảy vào quan tài.
Ôn Bạch Vũ chỉ cảm thấy mình đang chơi vơi, nhưng được Mặc Sĩ Cảnh Hầu bảo vệ rất chu đáo, không quá mấy giây liền "Bịch!" một phát tiếp đất, dĩ nhiên một chút đất đá cũng không cọ đến, huống chi bị thương.
Hai người từ trên rơi xuống, bên trong tối đen. Lão Ngụy ngồi ở sườn dốc cách đó không xa, tay trái ôm tay phải mềm nhũn, hơn nữa dáng tay rất kỳ lạ, chắc nhảy quá vội nên bị gãy rồi.
Gã bò đến, nửa rên rỉ vì đau, nửa giục giã: "Mau chạy thôi!"
Mặc Sĩ Cảnh Hầu vẫn làm ngơ, lại để Ôn Bạch Vũ lên lưng, sau đó bước đi.
Hắn đi rất nhanh, bước chân vững vàng. Lão Ngụy chạy theo phía sau, đường đi chỉ có một, lại rất hẹp. Vì không muốn Ôn Bạch Vũ bị thương, nên hắn phải hơi khom người.
Lão Ngụy luôn đuổi theo sau, mãi đến lúc Mặc Sĩ Cảnh Hầu dừng bước mới theo kịp, thở hổn hển: "Đợi! Đợi tao nữa!"
Ôn Bạch Vũ nhìn trước mắt, năm cửa động đột nhiên xuất hiện, cái nào cũng lớn và tối om, chẳng nhìn thấy gì.
Nếu muốn tìm điểm khác biệt, thì mỗi cửa đều khắc ít chữ.
Cửa thứ nhất khắc: Sinh lão bệnh tử.
Cái thứ hai: Chia cách nhân duyên.
Cửa thứ ba: Oan gia.
Cửa thứ tư: Không toại nguyện.
Cửa cuối cùng: Ngũ Uẩn (*).
(*)Ngũ uẩn (zh. wǔyùn 五蘊, sa. pañca-skandha, pi. pañca-khandha, bo. phung po lnga ཕུང་པོ་ལྔ་), cũng gọi là Ngũ ấm (五陰), là năm (pañca) nhóm (skandha) tượng trưng cho năm yếu tố tạo thành con người, toàn bộ thân tâm. Ngoài ngũ uẩn đó ra không có gì gọi là cái "ta".
Ngũ uẩn cũng được gọi là năm ràng buộc vì chỉ có Phật hay A-la-hán mới không bị dính mắc nơi chúng. Đặc tính chung của chúng là Vô thường, Vô ngã và Khổ. Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh nhấn mạnh đến tính Không của ngũ uẩn. (Theo Wikipedia)
Ôn Bạch Vũ hỏi: "Đi đường nào đây?"
Hắn lắc đầu trả lời: "Cái nào cũng như nhau."
Lão Ngụy không dám quay đầu, chỉ sợ đứa trẻ kia đuổi đến, giục giã: "Đừng có thừa nước đục thả câu! Mau chọn đi! Đi nhanh lên không nó đuổi kịp bây giờ!"
Mặc Sĩ Cảnh Hầu nhìn chằm chằm gã khiến gã sợ hãi, không hiểu sao lại thấy rất đáng sợ.
Ôn Bạch Vũ thắc mắc: "Giống nhau là sao?"
Mặc Sĩ Cảnh Hầu trả lời: "Đây là dạng cơ quan âm bản, sau khi ngọc bài bị lấy mất mới bị kích hoạt. Nếu tôi không đoán sai, thì con đường này là "Tự tuyệt lộ" chuẩn bị cho bọn trộm mộ. Năm con đường phía trước là năm cái khổ nhân sinh, vừa vặn là năm cái đuôi của thần điểu."
Ôn Bạch Vũ nghe mà sợ, cắn răng bảo: "Nếu đều giống nhau, vậy thì thử vận may đi, dù sao cũng tốt hơn đứng một chỗ chờ chết... Đi cái này."
Anh chỉ vào cái cửa "Không toại nguyện", Mặc Sĩ Cảnh Hầu không do dự, bước chân vào luôn.
Ôn Bạch Vũ loáng thoáng nghe thấy tiếng lão Ngụy kêu gào, vừa mới đi vào thì anh đột nhiên ngửi thấy mùi thơm lạ, sau đó hai mắt tối sầm.
Cho đến lúc tỉnh lại, Mặc Sĩ Cảnh Hầu đã biến mất, chỉ còn mình anh ở con đường sâu hút, bốn bề yên lặng.
Tim Ôn Bạch Vũ đập bình bịch, tay chân lạnh xuống, thở gấp gọi: "Mặc... Mặc Sĩ Cảnh Hầu?"
"Mặc Sĩ Cảnh Hầu..."
"Mặc Sĩ Cảnh Hầu..."
"Mặc Sĩ Cảnh Hầu..."
Chỉ có tiếng anh vọng lại.
Anh mở to mắt, mần mò trong bóng tối đi về phía trước. Đi chưa được mấy bước thì trước mắt lóe ánh sáng, Ôn Bạch Vũ mừng như muốn gào lên, là đường ra, là đường ra!
Ôn Bạch Vũ lao ra khỏi động, bên ngoài là sườn núi, còn có một dòng suối nhỏ, loáng thoáng nghe thấy tiếng chim hót rất yên bình.
Một người đàn ông mặc đồ đen lẳng lặng bên dòng suối, đưa lưng về phía anh.
Ôn Bạch Vũ nhận ra tấm lưng của người kia, là Mặc Sĩ Cảnh Hầu!
Anh mừng như điên, chạy thật nhanh về bên đó gọi: "Mặc Sĩ Cảnh Hầu!"
Anh chạy rất nhanh, mắt thấy người đàn ông còn cách mình tầm mười bước, đột nhiên mặt cứng đờ, sống lưng rùng mình, cảm giác rát buốt xộc thẳng lên đỉnh đầu, đột nhiên dừng bước.
Ôn Bạch Vũ dừng lại, ánh mắt hơi hoảng loạn lộ sự sợ hãi, anh cúi đầu nhìn đôi chân vừa chạy như ngựa của mình.
Chân anh... không bị gãy sao?
--------------------------------------------------
(*)Sơn Hải Kinh là cổ tịch thời Tiên Tần của Trung Quốc, trong đó chủ yếu mô tả các thần thoại, địa lý, động vật, thực vật, khoáng vật, vu thuật, tông giáo, cổ sử, y dược, tập tục, dân tộc thời kỳ cổ đại. Sơn Hải Kinh nguyên bổn có hình vẽ mô tả hẳn hoi, gọi là "Sơn Hải Đồ Kinh", nhưng bản này đến đời Ngụy Tấn thì thất truyền. Có học giả cho rằng, Sơn Hải Kinh không chỉ đơn thuần là quyển sách ghi lại truyện thần thoại, mà là thứ sách địa lý thời cổ đại, bao quát nhiều loài chim thú khắp núi sông vùng Hoa Hạ lẫn các lãnh thổ hải ngoại. Tác giả và thời gian hoàn thành Sơn Hải Kinh chưa được xác định, trước thì cho rằng do Bá Ích và Đại Vũ làm, nhưng hiện giờ các học giả Trung Quốc cho rằng thời gian để hoàn thành sách này trải qua nhiều kỳ, làm bỡi nhiều tác giả khác nhau, niên đại vào khoảng từ thời Chiến Quốc kéo dài cho đến đầu thời Hán. Sách có thể là do nhiều người ở nước Sở, Sơn Đông, Ba Thục cùng người từ nhiều địa phương khác, đến thời Hán thì được tập hợp lại để làm sách dạy học.
Sơn Hải Kinh chuyển tải nhiều thần thoại cố sự mang màu sắc thần bí với hàng loạt quái thú kỳ dị. Trong sách có rất nhiều chuyện được viết từ lời truyền khẩu, tập hợp thành nhiều bản khác nhau. Bản sách được cho là sớm nhất được hai cha con Lưu Hướng, Lưu Hâm soạn thành. Thời Tấn có Quách Phác chú thích và khảo chứng Sơn Hải Kinh. Thời Minh có Vương Sùng Khánh làm "Sơn Hải Kinh thích nghĩa", Dương Thận làm "Sơn Hải Kinh bổ chú", Ngô Nhâm Thần làm "Sơn Hải Kinh nghiễm chú". Thời Thanh, Ngô Thừa CHí soạn "Sơn Hải Kinh địa lý kim thích", Tất Nguyên làm "Sơn Hải Kinh Tân Giáo Chánh", Hác Ý soạn "Sơn Hải Kinh tiên sơ". Thời Dân quốc có lưu hành bản "Sơn Hải Kinh giáo chú" của Viên Kha rất đáng quan tâm.
Toàn bộ Sơn Hải Kinh có 18 quyển, trong đó Sơn Kinh có 5 quyển, Hải Kinh có 8 quyển, "Đại hoang kinh" có 4 quyển, "Hải nội kinh" một quyển, cộng lại khoảng 31.000 chữ. Nó mô tả trọn 100 quốc gia (nhỏ, bên trong Trung Quốc thời xưa), 550 núi, 300 thủy đạo, cùng các phong cảnh địa lý, phong thổ, sản vật của các nước. Trong Sơn Kinh còn có một bộ phận mô tả về vu sư, phương sĩ, và từ quan – những lớp người chuyên cầu đảo phong thuật rất thịnh hài thời xưa. Kinh được miêu tả theo lối truyền kỳ, nhưng có có chút ít giá trị khoa học, rất đáng tham khảo cho người nghiên cứu về sử học, văn học, và ... dịch thuật. Trong Sơn Kinh có bảo tồn nhiều nghi thức tế lễ thần thánh, có thể làm bản đối chiếu và nghiên cứu "Chu lễ" thời xưa, ví dụ như các bản mối được phát hiện thêm như "Bao sơn sở giản", "Vọng sơn sở giản", "Tân Thái sở giản". Truyền thuyết về Nữ Oa thời cổ đại cũng là từ Sơn Hải Kinh mà ra. Các kiệt tác trứ danh khác bao gồm: "Khoa phụ đuổi theo mặt trời", "Nữ oa vá trời", "Hậu nghệ bắn rụng chính mặt trời", "Hoàng đế đại chiến Xi Vưu", "Thần Cộng Công giận quá đập đầu vào Chu sơn dẫn đến cơn Đại hồng Thủy", "Cổn (Cha của vua Hạ Vũ/Đại Vũ) trộm Tức nhưỡng trị thủy thành công", "Thiên đế lấy lại Tức nhưỡng, giết Cổn, cho đến khi vua Đại Vũ trị thủy thành công.
Ngoài ra, Sơn Hải Kinh còn ghi lại những sự kiện kỳ quái mà hầu hết cho đến nay vẫn còn đang được tranh luận. Sách này án theo đất đai ghi lại sự kiện, chứ không ghi theo thời gian. Trong đó, hầu hết sự vật đều phát sinh từ hướng nam, sau đó mới dần lên hướng Tây, hướng Bắc, rồi tới trung bộ (Cửu Châu) của đại lục. Cửu Châu được vây quang bỡi Đông Hải, Tây Hải, Nam Hải, Bắc Hải. Việc thuận theo hướng Nam – Tây – Bắc – Đông này rất khác với thuận hướng Đông Nam Tây Bắc sau này, so với các thư tịch ghi lại chuyện các đại đế thời cổ thường ngồi xoay mặt về hướng nam, rồi quan niệm "thiên nam địa bắc" ... nhất định có liên quan. Từ thời cổ đại, Trung Quốc cứ nhất mực lấy Sơn Hải Kinh làm sách tham khảo cho các đại sử gia, ngay cả như Tư Mã Thiên cũng nhận định trong Sử Ký của mình: "Chí Vũ Bổn kỷ, Sơn Hải Kinh sở hữu quái vật, dư bất cảm ngôn chi dã".
Sơn Hải Kinh có 18 quyển, tạm thời phân ra 5 quyển phần Sơn kinh và 13 quyển Hải kinh.
Tạm dịch thô lời Mặc Sĩ Cảnh Hầu trích dẫn:
"Phía Nam có Huyền Điểu sáu đuôi, không phải ngô đồng không ở, không phải sương ngọt không uống, kỳ danh là Phượng."
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top