PHẦN IV

Chuông điện thoại reo.
Trực ban đi vào nhắc chiều nay họp. Giật mình, thiếu tá Nguyễn Lân vội vã bỏ tập hồ sơ lên bàn và đi như chạy vào phòng họp.
Thượng tá Trưởng phòng đích thân ra mở cửa nhìn Lân cười thân mật.
Bước vào, anh đã thấy các đội và 1 số trinh sát các quận đang ngồi xung quanh bàn họp, chờ sẵn.
Ấn vai anh ngồi xuống ghế, trưởng phòng nói:
- Chậm đấy nhé.
- Dạ - Nguyễn Lân cười biết lỗi, thầm nhắc mình không nên có những sơ suất như thế này vào lần sau.
Trưởng phòng ra hiệu cho mọi người cùng ngồi xoay quanh bàn làm việc im lặng, ông cho 1 trinh sát tắt đèn phòng, cho mở máy quay phim.
Thượng tá trưởng phòng nói:
- Thời gian gần đây, trên địa bàn Thành phố có xảy ra 1 vụ án án mạng mà theo tổng kết đánh giá của đơn vị báo về, có khả năng của cùng 1 nhóm đối tượng gây án. Nạn nhân đều là những thanh niên ĐTLA, trẻ, có tuổi từ 17 đến 25. Đến nay đã 3 vụ rồi.
Tiếng máy quay phim chạy rè rè. Trên tường đang xuất hiện hình ảnh được quay tại hiện trường của 3 vụ án. Họ, những nạn nhân đều là những thanh niên rất trẻ. Một điểm dễ thấy các nạn nhân trước khi chết đều bị tra tấn rất tàn bạo, những vết roi, cắt, kìm và tụ máu bầm trên thi thể cho thấy điều đó. Nét mặt nạn nhân đều tỏ rõ sự kinh hoàng đau đớn trước khi chết.
Đều là những trinh sát hình sự dày dạn tiếp xúc với sự sống chết, thế nhưng trong phòng nét mặt các trinh sát vẫn bị căng thẳng trước những cái chết quá ư tàn bạo man rợ như thế này.
Thiếu tá Nguyễn Lân che miệng ho húng hắng. Anh đang cố che dấu cảm xúc trào lên khi thấy nạn nhân là những thanh niên trẻ và đặc biệt nạn nhân cuối có khuôn mặt hao hao giống Hoàng, em trai út của mình. Ang bàng hoàng mất mấy giây không trấn tĩnh nổi. Minh Thanh - đội phó đội 3 ghé tai thì thào " Anh không sao đấy chứ ? ". Lân lắc đầu cố trấn tĩnh bản thân mình, trong lòng anh dâng lên 1 cảm giác đau đớn khó nói.
Đèn bật sáng, Trưởng phòng đứng lên:
- Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng về tính chất của nó mà đến nay nó đã xảy ra tất cả là 3 vụ. Tại các quận 1, 3, 5. Nó có 1 số điểm đáng lưu ý: nạn nhân hầu hết là các thanh niên trẻ, độ tuổi từ 17 đến 25, đều là những kẻ ĐTLA. Họ đều là con nhà đàng hoàng, thậm chí có nạn nhân gia đình khá giả, có học thức. Thủ phạm có thể là 1 nhóm, bởi thủ đoạn gây án giống nhau và bọn này có thể mắc 1 chứng bệnh tâm thần nào đó vì các đối tượng nó nhằm vào đều là giới ĐTLA. Các nạn nhân đều bị tra tấn rất tàn bạo trước khi bị giết chết. Vụ việc là vậy, dù cho các nạn nhân có là ai thì họ đều là công dân và chúng ta là cơ quan bảo vệ pháp luật, chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ họ. chúng ta không chấp nhận để ngoài vòng pháp luật những tên giết người man rợ như vậy. Dư luận khá xôn xao, ban Giám đốc có chỉ đạo bằng mọi cách phải phá vụ án này nhanh nhất. Mức độ rất nguy hiểm, gây dư luận, nên ban Giám đốc quyết định thành lập chuyên án N.86 do tôi làm trưởng ban và thành viên là các đội của phòng và hình sự 1 số quận có liên quan. Phòng ta là đơn vị chủ công và thếu tá Lân, phó trưởng phòng kiêm đội trưởng đội 3 sẽ là thườngbtrực ban chuyên án, có trách nhiệm phối họp với các đơn vị để phá vụ án này.
Mọi người ồ lên khi nghe Trưởng phòng giới thiệu chức danh mới của thiếu tá Nguyễn Lân là phó phòng. Bản thân thiếu tá cũng bị bất ngờ mặc dù biết rằng mình đang được đề bạt, nhưng anh không ngờ lại nhanh đến như vậy.
Một cơn đau thắt chạy ngang ngực, Nguyễn Lân đứng dậy ấp úng.
- Báo cáo đồng chí Trưởng phòng, đồng chí có thể cho riêng cá nhân tôi xin được rút ra khỏi vụ án này. Phân công đồng chí khác được không ạ ?
- Tại sao ?
Trưởng phòng nhìn khuôn mặt nhợt nhạt vã mồ hôi của anh, ngạc nhiên, lo lắng:
- Đồng chí bị bệnh à ?
- Không.... tôi.... - Thiếu tá ấp úng bất lực muốn tìm 1 lời giải thích nhưng sao nói không được. Trưởng phòng nhìn anh ân cần và lắc đầu.
- Nếu đồng chí bị bệnh xin rút thì tôi đồng ý. Lãnh đạo phòng sẽ phân công đồnh chí khác, còn không thì... đây là nhiệm vụ. Bởi vụ án này nằm trong phạm vi địa bàn, công việc của đô,i đồng chí đangbphụ trách.
Thiếu tá Nguyễn Lân hiểu điều ấy, anh đứng im lặng cúi đầu trước cái nhìn dò hỏi của mọi người.
Cắn môi suy nghĩ cuối cùng anh ngẩng đầu ngập ngừng.
- Tôi... báo cao đồng chí tôi xin nhận nhiêm vụ.
- Tốt lắm - Trưởng phòng hài lòng - Hôm nay tôi thông báo kế hoạch như vậy. Lát nữa đồng chí Lân nhận hồ sơ vụ án này về và họp lên kế hoạch báo cáo tôi. Cần bổ sung thêm 1 số trinh sát của các đội tham gia vụ án này. Tôi sẽ chỉ đạo chung, tuy nhiên mọi công việc cụ thể đồng chí Lân sẽ là người chịu trách nhiệm chính và điều động các lực lượng tham gia. Phải nhanh chóng phá án, đấy là mệnh lệnh.
- Rõ.
Mọi người lục tục đứng lên tiến đến bắt tay chúc mừng thiếu tá Lân lao xao. Rửa ghế thôi, vài người vui đùa.
Trưởng phòng kéo Nguyễn Lân ngồi lại. Chỉ còn 2 người trong phòng, ông đẩy ly trà đến trước mặt Lân và trách:
- Dạo này mình thấy cậu có vẻ xuống sắc quá, Huệ nó vẫn chưa về à ?
Nguyễn Lân khẽ lắc đầu.
- Có cần tôi đến giải thích cho cô ấy hiểu không ?
- Không cần anh ạ.
- Không cần ? Vợ chồng cậu lạ thật, ly thân hay ly dị ? Cả 1 năm nay rồi còn gì nữa, 2 đứa bé con dạo này thế nào rồi ?
- Vẫn bình thường. Em cũng đã thuyết phục mấy lần rồi nhưng Huệ vẫn không chịu hiểu, thôi thì tùy cô ấy.
Nguyễn Lân thở dài buồn rầu. Trưởng phòng nhìn anh không hài lòng.
Bầu không khí trong phòng thật nặng nề.
Nguyễn Lân nhìn trưởng phòng cảm kích và cám ơn sự quan tâm của ông, vị lãnh đạo lắc mái tóc hoa râm của mình, ông đẩy tới trước Lân 1 tờ quyết định bổ nhiệm chức vụ mới của anh và chuyển sang đề tài khác:
- Phòng tổ chức thông báo, theo đề nghị của ban giám đốc, Bộ đã có quyết định bổ nhiệm cậu lên phó phòng. Đây là quyết định, nhưng đang có khả năng chuyển cậu về làm Phó công an quận 3. Mình và cấp ủy xin để cậu ở lại làm phó phòng, nhưng nghe nói vì công an quận 3 rất cần người, phó quận phụ trách cảnh sát đang làm thủ tục hưu. Cậu nghĩ sao ?
- Dạ, em sao cũng được, nhưng em thích ở lại phòng này hơn, Làm đây quen rồi.
- Ban chỉ huy phòng cũng muốn cậu ở lại, mình chỉ còn vài năm nữa là hưu, được người như cậu quý lắm. Nhưng còn tùy tổ chức, để mình báo cáo lại với ban Gíam đốc. À vụ Thạc sĩ Bàng sao rồi ?
- Dạ đây là báo cáo tóm tắt của đội. Đang chờ kết quả khám nghiệm hiện trường. Em cũng đã cho trinh sát nắm tình hình rồi. Nhưng vụ việc này có dấu hiệu phức tạp vì có liên quan đến bên An ninh quân đội, họ hẹn với mình sáng mai sẽ sang bàn việc làm cụ thể.
- Ừ, cố lên. Dạo này án nhiều đấy. Nhưng vẫn phải tập trung vào N.86. Về quyết định bổ nhiệm chính thức của cậu, mình sẽ thông báo vào ngày mai, và cậu vẫn tạm kiêm đội trưởng đội 3 một thời gian rồi sẽ bàn người thay thế.
Tiếng mưa lào rào trên mái nhà. Tiếng gió rít lên kéo theo những cành xoài run bần bật tựa như tiếng ai kêu thất thanh. Thiếu tá Nguyễn Lân ngồi trong im lặng nhìn những hạt mưa rơi.
Điếu thuốc cháy bỏng tay làm anh giật mình buông rơi, bối rối nhìn xung quanh. Cả cuộc đời là cảnh sát hình sự vào sống ra chết nhiều lần, từng phá những vụ án xuyên Bắc - Nam, đối đầu với những tên cướp khét tiếng và không ít lần tiếng đạn rít qua đầu, thế nhưng chưa bao giờ anh lại cảm thấy khó chịu như lần này. Cũng vì yêu nghề mà hạnh phúc gia đình anh gần như tan vỡ, cũng vì nghề mà đời anh có những lúc ân hận vì chưa làm tròn trách nhiệm với gia đình, cũng vì.. Thế nhưng trong vụ án này anh rất không muốn nhận vì những khó khăn riêng không thể nói được, nó liên quan đến sự kiện đau lòng của gia đình anh cách đây mấy năm mà lân không muốn nhắc đến. Phải, nó là những nổi niềm khó bày tỏ.
Đồng tính luyến ái, pê đê, gay... Nguyễn Lân căm thù những tiếng đó, nhưng nay anh phải trực tiếp nhận 1 vụ án liên quan đến nó, có ai hiểu cho anh không. Kể ra với cương vị mình, Lân có thể chuyển vụ việc cho bộ phận khác làm, nhưng lương tâm và trách nhiệm không cho anh làm điều đó. Nguyễn Lân hiểu mình.
Thiếu tá đưa đôi bàn tay chai sần to bè của mình lên trước mặt, ngắm nhìn những đường chỉ ngoằn ngoèo nhớ lại lời nói của bà nội khi còn sống. Cuộc đời của con sẽ khổ, khổ mãi nếu con không biết sửa đổi tâm tánh, đấy là số phận. Hồi đó anh ta cười to khi nghe bà nói vậy, thế nhưng sau này, mỗi khi gặp những khó khăn trắc trở trong cuộc sống, anh thường hay giật mình và len lén đưa bàn tay ra nhìn, lời bà năm nào vẫn thường văng vẳng như gió thoảng bên tai.
Bà ơi, 1 tiếng kêu bất ngờ không nén được của anh bật ra làm anh ngơ ngẩn.
Cơn mưa đã dịu, bầu trời đang trong xanh dần, nắng lại ửng hồng.
Đã 40 năm trôi qua, nhưng đến giờ thân thế của tôi vẫn là một sự mờ mịt, bao lung. Khi lớn lên tôi mới biết, và hỏi mọi người nhưng chẳng có ai có thể trả lời được trừ bố, nhưng vô ích, ông không bao giờ muốn bàn về vấn đề này, không ai cạy được răng ông. Sau này thậm chí có lần tôi đã năn nỉ khóc lóc nhưng ông cũng không hề động lòng. Có một lần nhìn vẻ mặt thảm não quá của tôi,ông chỉ nói vắn tắt, quan trọng con là con của bố là được rồi.
Tôi luôn mang trong người một cảm giác của kẻ côi cút từ bé. Ông nội thường xoa đầu tôi thương cảm, người thở dài và cũng biết không nói gì với thằng cháu mình. Cảm nhận được nỗi khát khao tình cha mẹ,sự thiếu vắng trong tôi, nên người cố gắng bằng mọi cách để bù đắp cho tôi. Hôm nay viết đến dòng chữ này,tôi vẫn còn như đang thấy người đến bên mình với chòm râu bạc và nụ cười đôn hậu đang vuốt ve mái tóc của tôi bằng đôi bàn tay mềm ấm áp của người.
Tôi lớn lên lặng lẽ như cây cỏ.
Cha mẹ công tác ở Hà Nội, họ rất ít khi về thăm tôi. Hồi nhỏ,tôi rất mong đợi cha mẹ về thăm và nhiều lúc tôi tủi thân thường khóc một mình khi thấy những đứa bạn như mình đều có cha mẹ bên cạnh, đầm ấm thương yêu. Còn tôi cha mẹ cứ biền biệt xa tít tắp nơi chân trời nào đó. Tại sao họ lại không cho tôi được ở bên họ, lớn lên chút nữa tôi mới hiểu.
Mỗi lần cha mẹ về thăm, đối với tôi là cả một ngày hội, tôi sung sướng quẩn quanh bên họ, thế nhưng cha bao giờ cũng giữ một khoảng cách, lạnh lùng với tôi, còn mẹ thì không giấu được sự căm ghét, khinh bỉ khi tôi sán lại gần. Chưa bao giờ tôi được cầm lấy bàn tay trắng trẻo, nõn nà,thơm ngát của mẹ, bà luôn gườm gườm nhìn tôi. Đôi lúc tôi có cảm giác nếu như được phép thì bà sẵn sàng xé tôi ra thành từng mảnh nhỏ. Nỗi cảm nhậnn về cha mẹ lớn dần trong tôi và sau này tôi không còn mong đợi họ nữa, cho đến một ngày kia tôi hiểu rằng mình là con của cha và mẹ chỉ là mẹ kế. Tôi chấp nhận thực tại. Con nuôi hay con ruột đâu có gì khác nhau, đã là con thì còn nào chẳng là con. Nếu họ chấp nhận nuôi thì tại sao lại căm ghét tôi ?.
Lần duy nhât tôi nghe Ông nội nói với cha về tôi, họ không biết tôi nghe lóm được " Anh là một thằng hèn, anh gây nên tội lỗi, anh để lại một sinh linh trên đời này và anh quẳng nó cho chúng tôi nuôi. Tôi thương nó vì dù sao nó cũng là con cháu họ Phạm, tôi chỉ ngạc nhiên vì đấy là con của anh nhưng anh đối xử với nó quá tàn nhẫn. Đấy không phải là tình người, anh biết không, con thú cũng không vậy, anh cố tình làm như vậy để làm gì ? Anh sợ một người đàn bà hiện là vợ anh, anh muốn có công danh sự nghiệp, nên phải trong sạch...hừ, làm cán bộ mà vậy à ? Chữ nghĩa bao nhiêu năm tôi dạy anh, anh bỏ đâu hết rồi ? "

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top