PN3

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong những phạm vi hết sức hạn chế, trong trường hợp này chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì có trước và sau? Ngoài giới hạn đó thì không còn nghi ngờ gì nữa đằng sau sự đối lập đó là tương đối.

Vật chất quyết định ý thức

Vật chất là cái có trước, ý thức có sau. Vật chất quyết định ý thức, còn ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào trong bộ não con người. Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức: không có sự tác động của thế giới khách quan vào trong bộ não người thì sẽ không có ý thức. Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người. Thế giới vật chất là nguồn gốc khách quan của ý thức. Vật chất quyết định nội dung của ý thức: ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, nội dung của ý thức mang tính khách quan, do thế giới khách quan quy định. Vật chất quyết định bản chất của ý thức. Vật chất quyết định phương thức, kết cấu của ý thức.

Sự tác động của ý thức

Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Biểu hiện ở chỗ: ý thức trang bị cho con người sự hiểu biết về thế giới xung quanh, giúp con người xác định mục tiêu, lựa chọn phương pháp cho hoạt động của mình tạo nên ở con người tình cảm, niềm tin, ý chí, thôi thúc con người nỗ lực hành động để đạt được mục tiêu đề ra. Ý thức có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự vận động, phát triển của những điều kiện vật chất ở những mức độ nhất định.

Nếu ý thức phản ánh phù hợp với hiện thực thì nó sẽ làm thúc đẩy sự phát triển của các điều kiện vật chất. Nếu ý thức phản ánh không phù hợp với hiện thực thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của các điều kiện vật chất. Song sự kìm hãm đó chỉ mang tính tạm thời, bởi vì sự vật vận động theo các quy luật khách quan vốn có của nó, nên nhất định phải có ý thức tiến bộ, phù hợp, thay thế cho ý thức lạc hậu, không phù hợp.

Trong cuộc đấu tranh, bút chiến về quan hệ vật chất và ý thức Ph.Ăng-ghen đã bảo vệ quan điểm của Các Mác và phê phán lại rằng khi đấu tranh với những người theo chủ nghĩa duy tâm, Mác buộc phải nhấn mạnh vào cái nguyên lý chủ yếu mà họ phủ nhận, nhưng không có nghĩa là hạ thấp vai trò của ý thức, tinh thần. Chỉ có chủ nghĩa duy vật tầm thường, không biện chứng mới phủ nhận, coi nhẹ tác động của tinh thần mà thôi.

Theo: Giáo trình Triết học Mác Lê-nin.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top