Chương 21
Sau khi Cẩm Khê dọn xong tuyết chuồng lừa, trong nhà không còn chuyện gì làm nữa, cậu bèn sang nhà Trương Thành chơi. Hôm nay tuyết rơi không lớn như hai ngày trước.
“Sao chỉ có mình cậu ở nhà thế?” Lúc Cẩm Khê đến, Trương Thành đang ngồi máy tính xem phim, tuy không thể lên mạng nhưng có điện thì vẫn có thể xem phim.
“Ông Tào bọn họ ra ngoài rồi, hình như có ai đó bị bệnh nên họ đến nhà người đó khám, chắc cũng sắp về rồi. Lên giường ngồi đi, bên ngoài có lạnh lắm không?”
“Dĩ nhiên là có, đến âm bốn mươi độ cơ mà.” Cẩm Khê cởi áo lông ra, bên trong là chiếc áo lót lông cừu.
Ngày đó đem đống áo về lại, để cho thím Hai và Anh Tử chọn mấy cái họ thích trước, rồi ông nội đưa cho bà nội hai cái để cắt phá, hai cái áo khoác này rất mốt nhưng tác dụng làm đẹp vượt quá tác dụng giữ ấm, bà nội bèn đem áo cắt ngắn, may may vá vá thành cái áo lót cộc tay, bên ngoài mặc thêm áo bông hoặc áo lông sẽ vừa ấm áp vừa không chói mắt.
Mấy chiếc áo lông cừu sau khi chia xong đều đem cất kỹ, bây giờ chưa cần dùng lắm, cũng không dám ăn mặc như vậy ra đường, dù cho chị dâu Anh Tử rất thích một chiếc áo choàng cũng chỉ mặc đi vài vòng trong nhà rồi cởi ra ngay, lúc này mà mặc như vậy đi lại trong thôn thì chính xác là muốn gây chú ý.
Cẩm Khê và Trương Thành nằm sấp trên giường đất đắp chăn cùng xem phim đĩa, được một lát thì nghe tiếng động ở ngoài, Trương Thành ngồi lên “Họ về rồi kìa!”
Lát sau, cửa mở ra, Trương Trung mang theo hơi lạnh vào nhà.
“Sao chỉ có mình anh về thế kia?” Trương Thành không thấy người nào sau lưng ông anh mình.
“Anh về lấy thuốc trị thương thôi. Trong thôn có hai nhà bị tuyết đè sập.” Trương Trung vỗ vỗ tuyết vương trên áo mình, vào nhà lấy thuốc.
“Nhà ai vậy ạ?” Cẩm Khê thấy căng thẳng, hỏi.
“Anh cũng không rõ lắm, chính là nhà có một cây đại thụ trước cửa ấy và nhà ở phía sau nhà đó. Lúc đào ra một người ở nhà phía trước bị gãy chân, còn một người ở nhà phía sau đã chết.” Trương Trung vừa nói vừa tìm thuốc trong ngăn kéo.
“Đó là nhà Nhị Bình Tử, nhà phía sau là nhà chú Hai con ông chú Năm của em.” Cẩm Khê suy nghĩ một chút, nói “Không được, em phải đi xem một chút.” Cẩm Khê đứng lên bước xuống giường.
Tuổi của Nhị Bình Tử xấp xỉ cậu, trước đây hai người còn học chung một trường, ông chú Năm là em ruột của ông nội cậu, tuy nhà chú Hai với nhà họ ít qua lại với nhau.
“Tôi đi cùng cậu” Trương Thành cũng xuống giường mang giày mặc quần áo.
“Cậu với anh Trung đi trước, tôi về nhà báo cho ông nội cái đã” Cẩm Khê mặc áo lông vào.
Vừa mới nói cho ông nội biết, quả nhiên ông cũng ngồi không yên, cả nhà liền nhanh chóng chạy qua xem sao.
Trên đường tuyết ngập quá cao, rất khó đi, Cẩm Khê dìu ông nội.
Đến nơi liền nghe thấy tiếng khóc, bị đè chết là con trai thứ nhà chú Hai con ông chú Năm, mới hơn mười tuổi. Cẩm Khê nghe tiếng khóc của thím hai, trong lòng đặc biệt không dễ chịu thì nói chi là ông nội, vì lên thủ đô học nên cậu với mấy đứa nhỏ trong thôn tiếp xúc không nhiều lắm, nhưng ông nội cậu thì gần như là nhìn mấy đứa trẻ này sinh ra rồi lớn lên.
Ông nội an ủi ông chú Năm đang khóc trong chết lặng, Cẩm Khê đi qua phụ, trong nhà vẫn còn một người bị kẹt. Có tiếng động, không bị thương, bất quá ra không được.
Bên này đang bề bộn, chợt nghe tiếng ầm ầm vang dội.
“Lại có nhà bị sập.”
“Là nhà Cẩm Kỳ.”
“Cẩm Kỳ, là nhà cậu!” Một người kéo người bên cạnh, lúc này Cẩm Khê mới phát hiện người bị kéo đó chính là Diệp Cẩm Kỳ.
Diệp Cẩm Kỳ ngẩn người một lát, đột nhiên phản ứng kịp thời “Cha, mẹ —— Cẩm Lân mọi người đâu rồi?” Tiếng la rất lớn làm Cẩm Khê đứng cách đó không xa bị ù tai.
“Chỗ này này! Ta và mẹ mi không có việc gì.” Nghe thanh âm ồm ồm này, là cha hắn.
“Anh ơi, em ở đây nè” Lát sau một thằng nhóc chừng mười tuổi vừa chạy đến vừa la.
Diệp Cẩm Khê nhìn Diệp Cẩm Kỳ thở phào nhẹ nhõm thấy rõ.
“Người không sao là tốt rồi.”
Mọi người cũng đều thở phào, cả nhà đều chạy ra đây giúp đỡ nên thoát được một kiếp.
Ông chú Sáu trưởng thôn nhìn ba căn nhà chỉ còn lại một đống đổ nát thì nhanh chóng phân người đi thông báo cho từng nhà, nhà nào không vững chắc thì mau chạy ra ngoài, nhà có rắn chắc cũng phải mau dọn tuyết.
Sau đó mọi người phát hiện mấy căn nhà bị sụp gần như ở cùng một tuyến, trưởng thôn cấp tốc thông báo cho dãy nhà ở hai bên tuyến đường này nhanh chóng chuyển chỗ. Phỏng chừng đợt địa chấn lúc trước khiến cho nền đất tuyến đường này bị nứt, nếu không sao các nhà sụp toàn ở trên tuyến này.
Lúc cứu được toàn bộ người bị kẹt trong mấy nhà sập thì trời đã tối, tuyết cũng lớn hơn, người nhà bị sập tạm thời sang nhà thân thích ở trước, ngày mai sẽ tổ chức nhân lực lấy lương thực ở mấy căn nhà sập ra, hơn nữa nơi ở mới của họ cũng cần phải bàn bạc, sắp xếp lại.
Ngày hôm sau, Cẩm Khê tỉnh dậy, liền nghe Cẩm Dương sáng sớm đã ra ngoài nói đêm qua có thêm hai căn bị sập, mấy căn nhà này vừa lúc cùng một tuyến với căn nhà của Triệu Sinh trước đây, xem ra đợt chấn động kia đã để lại mối họa cho thôn họ.
Trời lạnh không thể xây nhà, trong thôn vẫn còn vài nhà trống, một nhà con thứ Hai ông chú Năm thì đến nhà ông chú Năm ở, nhà Diệp Cẩm Kỳ bốn miệng ăn thì dọn sang nhà ông nội hắn, người trong thôn hỗ trợ đào lấy thức ăn trong hầm ngầm ra giúp họ. Vài ngày sau, trong thôn cũng yên bình lại.
Khoảng hơn một tuần sau đó trời trong trở lại, nhưng bên ngoài lại ngày càng lạnh, nếu không có việc gì người trong thôn cũng không muốn ra khỏi phòng, bà nội và thím Hai làm cho nhóm Trương Trung mỗi người hai bộ áo quần bông, một bộ mỏng mặc ở nhà, một bộ dày bên ngoài đính thêm da do bà nội cắt từ một cái áo lông cừu để làm, bọn Trương Trung nhìn thấy liền thích, rồi lục từ một đống quần áo còn dư bên họ lựa ra mấy kiểu đồ không thể mặc đưa sang cho bà nội sử dụng, chất liệu tốt mà kiểu dáng không thể mặc còn không bằng đem đi tái chế.
Thời tiết giá rét, ban đêm có lúc xuống tới âm sáu mươi độ, người già trẻ con đều không thể ra khỏi phòng, mỗi ngày vì để cho gian nhà ấm áp nên không ngừng đốt nóng giường, củi lửa trong nhà giảm rất nhanh.
Có lẽ trời lạnh khiến đám lừa đám dê trong nhà cũng ăn ngày càng nhiều, thức ăn cho gia súc không còn nhiều chỉ đủ chống đỡ đến đầu xuân sang năm, trong thôn không còn mấy nhà nuôi gia súc, nhà còn nuôi gia cầm cũng không nhiều, đầu năm không có thu hoạch nên mọi nhà không có thêm thức ăn cho gia súc, nhân lúc trời lạnh đem giết rồi đông lạnh có thể ăn được đến sang năm. Lão gia tử ra ngoài tản bộ cũng có vài người khuyên ông nên sớm giết dê và lừa, không thì giết phân nửa cũng có thể tiết kiệm kha khá thức ăn gia súc.
Lão gia tử về nhà thương lượng với Cẩm Khê, nhưng Cẩm Khê không đồng ý.
Từ lúc tai nạn phát sinh, Cẩm Khê đối với đám động vật nuôi phải nói là rất chăm sóc, nếu không phải đám heo nhà chú thím Hai bị châu chấu doạ sợ, càng nuôi càng ốm thì cậu cũng muốn giữ chúng lại rồi.
Nửa năm này lừa trong nhà cao hơn rất nhiều, nếu không phải có nét đặc trưng rõ ràng không chừng sẽ có người nhầm chúng với ngựa, trời lạnh cóng đến thế mà hai con lừa dường như không hề bị ảnh hưởng, lông trên người thậm chí còn dài ra thêm. Còn đám gà nữa, gà mái thì tốt, ngoại trừ đẻ trứng nhiều, lông dày hơn thì biến đổi không quá lớn, nhưng gà trống lại cao thêm nửa thước, lông nó rực rỡ như lông vũ, mào gà nhô cao, cái đuôi thật dài.
Đám dê mình cũng dài lông cũng dày, cái đầu cao lên, trong hoàn cảnh giá lạnh mà chúng vẫn sống tốt như cũ.
Con chó Đại Hoàng trong nhà lông cũng dài thêm, phải cột đám lông trên đầu thành từng nhúm gọn cho nó nhìn đường, chuồng chó là sau này Cẩm Dương gia cố lại một lần, chung quanh còn vây thêm cỏ tranh thật dày. Tuy ngoài lông dài ra thì con chó không lớn hơn bao nhiêu, nhưng Cẩm Khê cảm thấy nó có biến hóa, chẳng hạn như là tính cảnh giác cao hơn, chỉ cần có chút tiếng động lạ trong sân là nó sẽ sủa to, rồi nếu là thức ăn do người ngoài đưa thì nó sẽ không ăn, trước đây không có như vậy, ai đưa gì nó cũng ăn tất, cách đây vài ngày Cẩm Khê thấy gần chuồng chó có hai chiếc bánh bắp bị đông cứng, một chút nó cũng không ăn.
Sau đó Cẩm Khê đã nhờ Trương Trung giúp kiểm tra hai cái bánh, phát hiện trong bánh có thuốc ngủ, xem ra trong thôn có người ý đồ không tốt muốn trộm chó nhà cậu.
Những biến hóa này Cẩm Khê đều nhìn thấy, cậu không biết như vậy là tốt hay xấu, chỉ là theo bản năng muốn giữ lại những động vật này. Cậu mơ hồ có dự cảm trong tương lai động vật sẽ rất hữu dụng. Từ lúc cảnh trong mơ thành sự thật, Cẩm Khê càng thêm tín nhiệm dự cảm của mình.
Hiếm có được một ngày không gió không tuyết mặt trời lại lớn như hôm nay, Cẩm Khê nghĩ Đại Bảo ở trong nhà nhiều ngày như vậy hẳn là rất chán, bèn rủ thêm Trương Thành cùng ra ngoài chơi.
Cũng không đi đâu xa, cả bọn dắt nhau lên núi Đông Sơn, tuyết lớn làm khắp nơi đều nhuốm một màu trắng phau, Cẩm Khê dẫn họ đến một sườn núi bằng phẳng, không có hố trũng trượt tuyết.
Tuyết rất dày, đi bộ lên dốc sau đó trượt xuống, lúc họ đến cũng đụng phải mấy người trẻ tuổi khác trong thôn. Lâu rồi mới có một ngày đẹp trời nên phân nửa thôn dân đều ra ngoài dạo chơi, tiếng vui cười lần nữa rộn ràng khắp cả vùng nông thôn.
Lâu rồi chưa được thấy tuyết đồ sộ thế này, Cẩm Khê nhớ hồi bé cậu thường leo lên sườn núi trượt tuyết, đôi lúc không cần cả tấm ván trượt mà trực tiếp ngồi trên tuyết trượt xuống luôn, mỗi lần về nhà quần bông đều ướt, cuối cùng bị bà nội niệm cho một trận. Nhân hôm nay cậu phải thoải mái vui chơi một phen, quăng hết thảy phiền não thiên tai ra sau.
Hôm nay nhà Cẩm Khê gói sủi cảo nhân thịt heo cải chua, bà nội chế biến hương liệu rất thơm làm mọi người ăn mãi không dừng, Trương Thành ở lì nhà Cẩm Khê luôn, nói là ăn no quá không muốn ra ngoài hứng lạnh.
Sau khi ăn uống no nê thì ngồi lên giường đất cùng với Đại Bảo Cẩm Dương bốn người chơi trò “Tìm Joker”(*), đây là trò chơi đơn giản nhất, Đại Bảo suy nghĩ đơn thuần nên nhìn nét mặt của anh là mọi người đều đoán ra được, bất quả cả nhà đều thích xem bộ dạng lén lút vui mừng của anh khi bẫy được người khác nên cũng hùa theo anh. Hổ Tử chạy tới chạy lui trên giường, một hồi xem bài người này, một hồi ngó bài người kia, sau đó chạy đến mật báo cho Đại Bảo, nhóc có ý tốt đó, tuy là đã phạm quy nhưng chỉ là trò chơi cho vui thôi nên chả ai nghiêm túc.
*Từ này QT dịch ra là “trừu vương bát” nghĩa là bắt rùa, dùng bài để chơi, giống trò tìm joker nên mình để vậy cho dễ hiểu.
Một buổi sớm, Đại Bảo ra ngoài nhặt trứng gà tươi, lúc trở về thì buồn rười rượi.
“Anh làm sao vậy?” Cẩm Khê bưng một nồi cháo bắp ra khỏi nhà bếp, thấy bộ dạng Đại Bảo như vậy thì quan tâm hỏi.
“Gà mái không ngoan mổ tay anh” Đại Bảo nói, vành mắt đỏ ửng.
“Không khóc, vào nhà để em xem cho anh.” Cẩm Khê nói, nhanh chóng bưng nồi cháo đặt lên bàn trên giường đất gian nhà giữa rồi xem vết thương cho Đại Bảo, cũng may da chỉ hơi sưng đỏ, phỏng chừng chút nữa là hết, “Không có việc gì, không có việc gì, thổi chút là hết đau ngay, lát nữa em đi đánh nó báo thù cho anh.”
“Không nhặt được trứng gà.” Đại Bảo dẩu môi, đây là công việc anh thích làm nhất, mặc kệ trời buổi sớm lạnh bao nhiêu anh cũng chạy đi nhặt trứng gà.
“Vậy để em bắt nó đi anh nhân lúc đó nhặt trứng nhé” Cẩm Khê nói xong xoa xoa cho Đại Bảo, không phải vì anh đau mà là vì anh chưa mặc áo khoác đã ra ngoài nên cả người lạnh buốt.
Chà chà cho nóng chân, kéo Đại Bảo đến chuồng gà, kết quả nhìn thấy gà mái đang ấp trứng.
“Sao gà mái lại ấp trong lúc này nhỉ, trời lạnh như vậy chưa chắc trứng đã sống được.” Thím Hai vừa săm soi trứng gà vừa nói.
“Ai biết được, đầu năm nay thứ gì cũng trở nên kỳ lạ, không chừng chúng cũng vậy.” Bà lão đếm đếm, đúng ba mươi trứng gà “Đủ rồi, tiếp theo sao nữa?”
Thím Hai nghe vậy bỏ quả trứng trên tay xuống, “Bỏ lên giường đất phòng con ấy.”
“Để ở phòng Cẩm Khê đi, phòng con nhiều người, Hổ Tử còn ở chung với các con đấy.”
“Phải đấy thím Hai, thả chúng ở phòng con ấy, phòng con ít người.” Cẩm Khê từ bên ngoài vào, nghe thấy liền nói.
“Cháu không sợ bẩn à” Thím Hai cười cười, Cẩm Khê giữ phòng mình sạch sẽ gọn gàng hơn cả bà.
“Ngại gì chứ ạ, tụi nó là tài sản quan trọng nhà ta mà” Cẩm Khê nói, nhìn rổ trứng gà “Bà nội chọn thêm vài trứng đi ạ, con thấy hình như gà mái lớn hơn rất nhiều với mỗi ngày đều đốt giường đất, cũng đủ độ ấm”
“Không cần đâu, dạo này lạnh như vầy không biết nở ra rồi có sống nổi hay không nữa”
“Sợ gì ạ, mới nở thì nuôi ở trong phòng, chờ lớn hơn chút mới thả ra ngoài, mấy con gà nhà ta không phải đều khoẻ mạnh hết sao” Nhưng tốc độ đẻ trứng thì giảm trở về như trước kia, hai hay ba ngày một trứng.
Bà cụ ngẫm nghĩ thấy cũng đúng, cứ ấp trước rồi nói, lại chọn thêm mười quả nữa.
Gà mái ấp trứng dời qua phòng Cẩm Khê, bà cụ chiếu cố chúng rất tỉ mỉ, luôn chú ý nhiệt độ. Cẩm Khê còn đem châu chấu bắt được hồi chúng đến quấy phá cắt ra cho gà mái ăn, thứ này nhà cậu đã mua không ít từ mấy người đánh bắt châu chấu, đều đem phơi khô để dành. Mỗi lần Cẩm Khê nhìn thấy đều luôn thắc mắc không biết đám châu chấu này làm cách nào mà lớn được chừng này.
Thời gian từ từ trôi qua, lúc rét lạnh mọi người đều không ra khỏi phòng, tuy không còn những đợt tuyết kéo dài liên tục nhưng cứ hai ba ngày vẫn có một lần tuyết nhẹ, người trong thôn bắt đầu gom tụ chơi mạt chược hoặc chơi bài, tâm trạng cũng không khẩn trương như trước đây.
Cẩm Khê không có ra ngoài, nhưng đôi khi mấy anh em họ đến rủ cậu chơi bài, Trương Thành thì mỗi ngày đều sang nhà cậu chơi, hai người đã xem hết đống phim trong máy tính của Trương Thành, thỉnh thoảng cả nhà tụ lại cùng xem máy tính, đích thực là không có chuyện gì để làm.
Bình thường gà mái ấp trứng hai mươi mốt ngày là trứng nở, nhưng gà mái nhà họ ủ suốt ba mươi ngày vẫn chưa có động tĩnh gì, bà nội hơi lo lắng, rất sợ trứng không nở được, cũng may vào đêm thứ ba mươi mốt Cẩm Khê nghe có tiếng “Rắc! Rắc!”, mở đèn lên nhìn, gà con đã ra rồi.
Sinh mệnh mới ra đời luôn khiến người ta vui mừng, trong bốn mươi trứng bà nội và thím Hai chọn chỉ có ba trứng không nở, ba mươi bảy con khác đều sống. Một đám tròn vo lông vàng nhỏ nhắn dễ thương khiến cho Cẩm Khê yêu quý không thôi, ba mươi bảy chú gà con này khoẻ mạnh hơn gà con trước kia nhiều lắm, vừa mới nở ra đã nhảy nhót khắp cả giường, ríu ra ríu rít tràn trề sức sống. Nuôi vài ngày thì lông tơ trên mình đã mọc toàn bộ, rất dày, tới khi mỗi con to chừng quả nắm tay thì nuôi ở ngoài nhà giữa. Mỗi ngày Cẩm Khê đều đi dọn ổ cho tụi nó.
Quan sát lâu ngày, Cẩm Khê phát hiện mỗi lần cửa mở làm gió lạnh bên ngoài xông vào, đám gà con lập tức chen chúc vào một chỗ sưởi ấm cho nhau, chờ cửa đóng lại chúng nó liền tản ra tiếp tục chơi đùa như thường. Có một lần Hổ Tử xốc cái lồng lên bắt hai con ra chơi, đúng lúc ông nội từ ngoài trở về, không chú ý làm hai con gà chui được ra ngoài, Cẩm Khê sợ chúng bị đông chết bèn đem con gà mái gọi chúng về, không ngờ hai con gà này thay đổi nơi ở lại không bị ảnh hưởng gì. Có thể thấy khả năng thích ứng hoàn cảnh của loài gà rất lợi hại.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top