Phần 1

   Thời xưa, khi con cái chết đi mà chưa lấy được vợ hoặc chồng, bố mẹ thường do quá thương xót con mà tìm một mối duyên âm lẻ bóng khác để kết đôi và từ đó, việc thờ phụng, nhang khói của con họ cũng sẽ được bên đối phương chăm lo. Tuy nhiên, minh hôn chỉ diễn ra chủ yếu ở những gia đình giàu có, bởi gia đình bình thường sẽ không có đủ kinh phí để tổ chức hủ tục này.
   Minh hôn chia thành hai loại: Một là đám cưới giữa hai người đã khuất, loại còn lại là giữa người mất với người sống. Tất nhiên, để so sánh thì loại thứ hai này càng kém nhân đạo hơn. Hủ tục này xuất hiện tại Trung Quốc từ thời xa xưa và chưa xác định được thời điểm chính xác. Tuy nhiên, theo một vài điển tích thuật lại, minh hôn đã tồn tại từ trước thời nhà Hán, nổi tiếng phải kể đến con trai của Tào Tháo là Tào Xung mất khi mới 13 tuổi, chưa kịp lập gia đình. Thân làm cha, Tào Tháo thương con trai nên muốn tìm một tiểu thư gia đình quyền quý đã chết để kết duyên cho Tào Xung. Nghe tin nhà họ Chân có cô con gái chết yểu, Tào Tháo bèn tìm đến hỏi cô làm vợ cho con trai, cuối cùng chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ Minh hôn rồi hợp táng hai người họ với nhau.
   Thời nhà Tống là thời kỳ thình hành nhất của minh hôn, đến cuối thời nhà Thanh do có sự tác động của văn hoá phương Tây, nên Minh hôn đã bị coi là một loại phong tục xấu, đáng bị lên án. Thế nhưng không vì vậy mà hủ tục này biến mất hoàn toàn, từ đó cho đến nay, vẫn còn nhiều nơi phổ biến về việc tổ chức minh hôn cho người đã khuất.

Khi còn học đại học, tôi có một người bạ cùng phòng ký túc xá đến từ vùng nông thôn Hoa Bắc, vừa hay, chỗ cậu ấy lại cực kỳ phổ biến về việc tổ chức minh hôn. Tại vùng đất này, đám cưới ma không phải là điều gì hiếm lạ, nó được đặt ngang hàng với những đám cưới bình thường khác và thậm chí còn có người làm nghề mai mối, kết duyên linh hồn lại với nhau. Và đó cũng chính là nới sảy ra câu chuyện minh hôn hôm nay tôi sẽ kể.
Cậu bạn cùng phòng tôi đến từ vùng nông thôn Hoa Bắc, mặc dù không có danh lam thắng cảnh nào nổi tiếng, tuy nhiên nới đây vẫn được biết đến với nhiều cảnh đẹp hữu tình. Vốn chơi thân với nhau, thế nên vào đợt nghỉ hè năm 2 đại học, tôi đã cùng cậu ấy về quê chơi một khoảng thời gian.
Năm đó nông thôn vẫn còn nghèo, nhà cậu ấy chỉ có một chiếc TV đem trắng, nhiễu mờ, vả lại còn chẳng bắt được mấy kênh. Trong vùng cũng không có nhiều tụ điểm vui chơi, giải trí, nên tối đến chúng tôi đi ngủ khá sớm.
Có một đêm nọ, do quá buồn chán không ngủ được, cậu ta liền rủ tôi lại để kể chuyện ma. Cậu hắng giọng, kể cho tôi câu chuyện liên quan đến chồn vàng và baba thành tinh.
Cậu ấy kể rằng trên núi ở vùng này có một cái hồ, gọi là hồ Baba, cái hồ này tuy không lớn, nhưng lại có rất nhiều cá tôm, hồi nhỏ cậu ta cũng thường xuyên lên đó bắt tôm, chỉ cần ngồi một buổi là có thể bê về cả rổ.
Cậu ta nhớ lại, nói tiếp: "Một mùa đông nọ, mẹ tôi bị bệnh, sức khoẻ rất yếu, trông mẹ gầy đi thấy rõ, mà khi đó nhà lại còn nghèo, chẳng có tiền mua thịt cá gì, nên tôi bèn nghĩ hay là lên hồ Baba một chuyến, bắt ít tôm cá về nấu, bồi bổ cho mẹ. Năm đó quê tôi tuyết rơi nặng hạt, với kiểu thời tiết này, ai cũng tránh đi đường rừng bởi sợ xảy ra chuyện không hay. Thế nhưng, trong lòng tôi khi ấy chỉ có một suy nghĩ đó là làm sao để mẹ nhanh chóng khoẻ lại, vậy nên chẳng bận tâm nhiều, tôi liền đeo làn, xách nơm và cần câu cá lén lút đi lên núi."
"Sau khi lên trên núi, tôi đi thẳng tới hồ Baba, tuy nhiên, còn chưa đến nơi thì đã nghe thấy tiếng kêu kỳ lạ. Ban đầu tôi tưởng là có người đặt bẫy săn động vật, thế nhưng tiến đến gần hơn thì phát hiện chỉ có một con chồn vàng. Con chồn vàng đó chạy vòng quanh cây dương, sau đó nó dừng lại, chắp tay thi lễ với cái cây. Hành động và thần thái đó y như một con người thực sự, miệng nó còn không ngừng phát ra tiếng gì đó rất lạ. Không lâu sau, lại có vài âm thanh lạ vang lên từ hồ Baba, nghe vậy chồn vàng liền chạy lại, tôi cũng lén lút đi theo nó, cậu đón xem tôi nhìn thấy gì?" Cậu ta hỏi đứa đang bán tín bán nghi là tôi.
"Nhìn thấy gì thế?" Tôi tò mò hỏi.
Cậu đáp: "Nói ra cậu đừng bảo tôi xạo đấy, tôi nhìn thấy bên trong hồ toàn cá là cá, con to con nhỏ, con trắng con xanh xếp thành một hàng, chúng nhảy lên khỏi mặt nước, có nhiều con còn nhảy thẳng lên bờ, khi đó tôi suýt chút nữa không kìm được mình mà chạy lại, thế nhưng bỗng thấy con chồn vàng kêu lên hai tiếng gọi bầy đàn đến. Một bầy chồng vàng dùng miệng cắp hết những con cá trên bờ đi, không xót lại con nào, cuối cùng chúng còn chạy qua cúi lạy cây dương bên cạnh hồ một lần nữa rồi mới rời đi."
"Trông thấy bóng chúng đã khuất, rất lâu sau tôi mới dám lại gần. Mặt hồ cũng đã lặng hẳn, tôi vội vàng ném cái nơm xuống nước, ngồi bên cạnh bắt đầu câu cá. Nhưng kể ra cũng thật kỳ lạ, rõ ràng trước đó trong hồ quẫy lên rất nhiều cá, vậy mà sau khi ngồi câu hơn tiếng, tôi chẳng thấy con nào cắn câu, kiểm tra trong nơm cũng trống không. Thấy vậy, tôi liền nhớ lại con chồn vàng ban nãy, lúc đó làm liều, học theo dáng vẻ con chồn vàng chạy mấy vòng quanh cây dương, sau đó dập đầu một hồi."
"Tôi vừa cầu xin vừa dập đầu rất lâu, thế nhưng chẳng có điều gì sảy ra cả, mặt hồ vẫn tĩnh lặng như tờ. Tại sao vậy nhỉ? Trong tôi cứ tồn tại cảm giác như trên núi có thứ gì đó đang đối đầu lại với mình, tại sao lũ vật khi nãy đứng đó vái lạy mấy cái liền có cá ăn, còn tôi ngồi ở dưới trời mưa tuyết trắng mấy tiếng đồng hồ, vất vả như vậy mà lại chẳng có gì."
"Vừa mệt vừa bực mình, tôi thầm nghĩ sau khi về nhà sẽ kiếm một lọ thuốc trừ sâu đổ xuống cái hồ này cho đỡ tức. Thế nhưng, khi đang cúi mình thu dọn đồ đạc để trở về, tôi bỗng thấy trong nơm vốn tưởng chẳng có gì, giờ đây lại nặng trịch, chỉ dùng một tay không thể kéo lên nổi, loay hoay một hồi kéo được nơm lên thì phát hiện bên trong toàn là cá chép."
Cậu ta tiếp tục kể: "Cứ nghĩ rằng là do may mắn nên mới bắt được nhiều cá như vậy, nhưng sau khi về nhà kể cho mẹ, mẹ tôi liền nói người già trong thôn đều đồn rằng trên hồ Baba đó có một con baba thành tinh, tu hành đã nhiều năm, tâm thiện lành, hồi trước khi đói kém, người dân trong thôn đều sẽ lên hồ bắt cá và lần nào cũng nặng tay trở về."
"Ấy vậy mà tôi lại chẳng tin lắm về việc có baba thành tinh, mãi cho đến một mùa đông nọ, trong thôn có hộ gia đình muốn sửa nhà nên đã lên núi tìm cây để chặt lấy gỗ, chẳng biết thế nào người đàn ông ấy lại chặt đúng cây dương bên cạnh hồ Baba, kết quả vừa vác cây xuống núi thì sảy ra chuyện. Người chặt cây đó bị baba thành tinh nhập vào, bò như rùa ở dưới đất, trên mặt đất đông cứng đến nỗi người thường dùng xẻng sắt cũng khó mà đào được ấy, anh ta đã dùng tay không đào ra một cái hố."
   "Khi đó, dân làng đều tỏ ra vô cùng sợ hãi, vội vàng khiêng người đó trở về thôn, vừa về đến nơi, trông thấy vô số người xúm lại, người đàn ông liền con rúm thân mình, rụt cổ lại. Thoạt nhìn, quả thật rất giống một con rùa."
   "Sau đó, một vị trưởng bối già ở trong thôn nói với người đàn ông bị baba nhập vào rằng trẻ con không hiểu chuyện, mong ông thông cảm, tha cho nó, rồi khua tay đuổi tất cả những người xung quanh đi chỗ khác. Sau khoảng nữa giờ, anh ta liền khỏi hẳn."
   Nghe cậu ấy kể đến đây tôi liền thắc mắc: "Baba thành tinh mà lại bỏ đi dễ như vậy à?"
   Cậu ta đáp: "Chắc có lẽ do con baba thành tinh này tính tình hiền lành nên mới dễ dàng tha thứ như vậy. Nghe các bô lão trong thôn kể rằng, cây dương bên cạnh hồ đó vốn là nơi ở của nó, ấy vậy mà người đàn ông kia lại chặt cây đi như vậy, khiến cho baba chỉ còn cách nhập vào người anh ta. Còn việc anh ta đào đất sau khi bị nhập là do khi đó có quá nhiều người vây quanh, baba cảm thấy sợ hãi nên đào hố ẩn nấp theo bản năng, kê cả việc anh ta co rúm người, rụt cổ lại cũng là vì lẽ đó. Thế nên trưởng lão mới đuổi hết những người xung quanh đi để baba hết hoảng sợ, trước đó có quá nhiều người nên nó không dám động đậy, sau khi hết người rồi nó cũng sẽ tự rời đi."
   Nghe xong câu chuyện của cậu ấy, tôi không khỏi xuýt xoa: "Quê cậu có nhiều chuyện kỳ lạ thật đấy!"
   Cậu đáp lại: "Lại chẳng, sau đó tôi ngẫm lại thì thấy con chồn vàng đó cũng không đơn giản, mùa đông nó không có đồ ăn liền biết cách đi cầu xin baba, nhưng cũng nhờ nó mà năm đó tôi mới nấu được nồi canh cá tẩm bổ cho mẹ. Sau đó tôi cũng lên hồ Baba mấy lần, thử dùng cách trước đó xem có bắt thêm được con nào không, nhưng chẳng có tác dụng gì, có lẽ sau khi cái cây bị chặt đi, baba cũng đã rời đi nơi khác sống rồi."
   Sau đó chúng tôi có nói chuyện phiếm thêm một lúc, mãi cho đến khi buồn ngủ mới thiếp đi.
   Ngày hôm sau, hai đứa tôi bị đánh thức bởi tiếng chiêng, tiếng trống ầm ĩ bên ngoài, hoà cùng thứ âm thanh rộn ràng đó còn có tiếng phụ nữ khóc âm ỉ. Cậu bạn cùng phòng nói rằng hôn nay trong thôn có tổ chức minh hôn, có lẽ bây giờ bọn họ đang tiến hành lễ rước dâu. Tôi hỏi cậu ta là loại minh hôn nào, cậu ta đáp, lần này là hôn lễ giữa người sống và người chết. Người chết là đằng nam, bố mẹ sợ anh ta ở dưới cô đơn nên đã cưới cho anh ta một người vợ.
   Nói xong cậu ta quay sang hỏi tôi: "Cậu đã từng nghe qua chuyện "đổi hôn" bao giờ chưa?" Đổi hôn thì tôi biết, tục lệ này thường sảy ra ở vùng nông thôn phía Bắc, đặc biệt là vào mấy chục năm trước, để tiết kiệm tiền cưới hỏi, bố mẹ thường dùng con gái ruột của mình để đổi lấy con gái nhà bên làm vợ cho con trai. Nói một cách đơn giản, nhà tôi có một trai một gái, nhà anh cũng một trai một gái, tôi đem con gái mình gả cho con trai nhà anh, con gái nhà anh gả qua làm vợ con trai nhà tôi, đây được gọi là đổi hôn.
   Cậu ta nói đám cưới minh hôn lần này cũng chính là đổi hôn, người nhà họ vì muốn con trai mình cưới được vợ, nên đã trao con gái ruột để đổi lấy con gái nhà bên.
   Khi đó tôi cảm thấy cực kỳ kinh ngạc, điều này chẳng phải quá hoang đường hay sao? Đổi hôn vốn đã là một hủ tục xưa cũ, bất nhân đạo, chứ đừng nói đến việc đem con gái nhà mình gả cho con trai đã chết của nhà bên! Rốt cuộc người nhà cô dâu nghĩ gì mà lại hành động như vậy chứ?
   Thấy tôi bất mãn ra mặt, cậu bản liền giải thích đây đều là số mệnh cả, ở nông thôn, việc trọng nam khinh nữ vốn đã không phải chuyện ngày một ngày hai, nhà có nghèo đến đâu thì cũng phải để con trai cưới được vợ nối dõi tông đường, còn về con gái, gả cho người sống cũng là gả, gả cho người chết cũng là gả, bố mẹ cô dâu ắt hẳn chẳng nghĩ nhiều như tôi.
   Sau khi ăn sáng xong xuôi, cậu ta hỏi tôi có muốn qua đó xem không, nói, tuy rằng minh hôn ở đây rất thường thấy, thế nhưng phần lớn đều là người chết kết hôn với người chết, đây cũng là lần đầu tiên cậu chứng kiến việc người chết với người sống tổ chức minh hôn.
   Trên đường đi, cậu kể cho tôi nghe rằng đằng trai và cô dâu đều là bạn chung hồi tiểu học của mình. Nhà trai khá giàu có, trong thị trấn cũng được coi là có tiền, nhưng từ nhỏ sức khoẻ đã không được tốt, thường xuyên ho khan, khi đó bạn bè cùng lớp đều cười nhạo cậu ta ốm yếu, thế nhưng từ khi lên cấp 2, dã chẳng còn liên lạc, không ngờ rằng lần này về quê lại nghe tin cậu ta mới mất cách đây một tháng trước.
   Bạn cùng phòng tôi nói cô gái minh hôn lần này thật ra khá đáng thương, từ nhỏ đã phải làm việc nặng, cắt cỏ, nhặt củi, nấu cơm, vào thời vụ còn tranh thủ đi cày, dù chăm chỉ là thế, cộng thêm thành tích học tập đáng nể thế nhưng người nhà lại không cho đi học. Anh của cô gái này thì rất tệ, thế nhưng lại được mọi người trong nhà cưng chiều hết mực. Bây giờ, cũng chính vì đứa con trai tệ bạc ấy mà bố mẹ cô đành lòng đem con gái gả cho một người đã chết, quả đúng là táng tận lương tâm.
   Nghe vậy, tôi cũng chả biết nói gì, có lẽ đây chính là nỗi niềm, là bi thương của những người phụ nữ nơi thôn quê.
   Vừa bước đến cổng nhà trai, bà ghế khắp nơi hầu như đều đã kín người, tất cả đều là dân làng trong thôn đến chúc mừng hôn lễ, ai ai cũng cười nói vui vẻ ra mặt, chỉ có cô dâu đang đội khăn trùm đầu màu đỏ đang ngồi trong phòng kia là cô đơn, buồn bã.
   Tôi luôn luôn cho rằng minh hôn là một hủ tục cực kỳ vô nhân đạo, chưa xét đến chuyện ma quỷ, chỉ nói đến áp lực tâm lý cũng đã đủ để khiến con người ta kiệt sức. Hơn nữa, nghi thức minh hôn giữa người sống và người chết ngang với việc trong nhà vừa có chuyện hỷ lại vừa có chuyện tang, khách mời lúc khóc lúc cười, có một số nơi còn dùng hình nhân được trang điểm thành hình dáng của người đã khuất, mặc hôn phục để tiến hành hôn lễ với cô dâu, thậm chí đêm đến còn phải cùng hình nhân đó "động phòng", ngủ chung một giường. Chỉ nghĩ thôi cũng thấy rùng mình, hoảng sợ.
   Trông thấy nét mặt buồn bã của cô dâu trái ngược hẳn với nụ cười ha hả của những vị khách kia khiến tôi và cậu bạn không thể đứng nhìn thêm chút nào nữa.
   Thật trớ trêu!
   Sau khi rời hôn lễ, tôi ở lại nhà cậu bạn chơi thêm mấy hôm rồi quay về Sơn Đông, rất nhanh sau đó tôi đã quên bẵng đi câu chuyện bi kịch này.
   Mãi cho đến nửa năm sau, tôi trở về trường sau khi ăn Tết, cả lũ tụ tập ăn uống mới nghe cậu ấy kể rằng cô gái làm đám cưới ma khi đí đã qua đời rồi.
   Tôi hoang mang không hiểu lý do, cậu liền đáp, trước khi chết, cô gái đó đã mang thai!
   "Mang thai? Sao lại thế được, cô ấy kết hôn với người chết cơ mà? Làm sao mà có thai được?" Tôi hoảng hốt khi nghe lời đáp.
   Cậu ta im lặng một lúc, tự mình uống mấy chén rượu, sau đó nói bản thân cậu cũng vừa mới được người nhà kể lại, đêm động phòng hôm đó coi gái ấy đã xảy ra chút chuyện. Vào cái đêm hôn lễ diễn ra, rất nhiều người trong thôn đã nghe thấy ở đâu đó vang lên tiếng hét thảm thương.
  

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top