CHƯƠNG 1: ĐẠI THẮNG QUÂN MINH

Hồi 1: Quốc Tổ Chương Hoàng Đế

Tháng chạp năm 1415, Quý Ly đầu tóc rủ rượi, bạch bào rách vai, khe môi nhém ít máu với vài vết thương trên người, hai dòng lệ bậc oán:

- Quý Ly ta, một bậc Quân Vương khai triều quán đại, tân chính, cải cách tịch điền, tiền tệ, chấn chỉnh vũ phòng, trấn hưng văn hóa, muốn xoay chuyển thời thế loạn ly này, vậy có gì sai với thiên hạ mà đến nông nỗi này?

Thượng hoàng băng, thọ 79 tuổi, làm vua 296 ngày, làm thượng hoàng 14 năm, chỉ huy kháng quân Minh 9 năm và tử trận, miếu hiệu (Quốc Tổ), thụy hiệu (Khai Minh Đại Thuận Nhân Quang Triết Liệt Văn Vũ Chương Hoàng Đế) còn được hậu nhân gọi là Hồ Chương Hoàng (胡章皇). Ông là vị vua khai quốc của triều đại họ Hồ trên đất Việt Thường và đổi quốc hiệu từ Đại Việt sang Đại Ngu được tồn tại 236 năm thăng trầm suốt chiều dài lịch sử của "Nghĩa Truyện Thế Giới".

Trở lại 15 năm về trước, tức tháng giêng năm 1400, ở độ tuổi 64, Quý Ly gây áp lực cho các quan thần và tông thất họ Trần ba lần dâng biểu khuyên lên ngôi với ba lần từ chối. Ông lắc đầu, phẩy vạt áo, tay cầm biểu dâng và nói:

- Ta sắp xuống lỗ rồi, còn mặt mũi nào trông thấy tiên đế ở dưới đất nữa.

Các quan thần nước mắt rưng rưng để phụ họa cho sự tiếm ngôi. Quý Ly kéo tay áo lại, đứng xỏm lên, nước mắt cũng rơi xuống ướt cả râu ông, đi lên hai bước và dõng dạt nói:

- Nếu ý trời đã vậy, ý thiên hạ như vậy, ý quan thần là vậy, tiên đế hãy tha tội cho thần, thần xin thuận theo thiên ý, tận tụy dìu dắt vương triều và dân chúng qua cơn bỉ cực này, một long một dạ đến chết mới thôi! Rồi chấp nhận lên ngôi làm vua kế nghiệp họ Trần.

Ngày 22 tháng 3 năm 1400, Quý Ly chính thức lên ngôi vua, thay triều quán đại. Vua mặc cổn bào, đội mũ bình thiên, đeo đủ 12 chương 12 lưu uy quyền của trời nam. Hai con là Nguyên Trừng và Hán Thương mặc cổn bào 9 chương, đội mũ xung thiên đứng cạnh hai bên ngai vàng để nhìn thấy quan gia mới của nước nam từng bước tiến đến. Vua nói:

- Đã gần 100 năm can qua không ngừng, từ khi loạn tặc Nhật Lễ đến Nghệ Tông, Duệ Tông, Thuận Tông, chiến tranh không ngừng, sưu cao thuế nặng, dân không có gốc để ăn, năng thần không có đất để dung, họ Trần suy nhượt. Quả nhân là con cháu của Ngu Thuấn, kế thừa ý chí của Ngu Thuấn, sẽ dốc hết tâm can sức lực để chấn hưng nước nam.

- Nay đặt tên nước là Đại Ngu để tỏa sự khao khát hòa bình mãi mãi cho dân chúng, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên năm thứ nhất để tỏ rõ chí kế thừa vương đạo của các bậc thánh nhân tiên tổ, trọng đãi người hiền, lìa bọn tiểu nhân, đưa Đại Ngu Quốc trở thành một đại quốc hùng mạnh.

Nói xong, vua ngồi xuống ngự tọa, Lễ nhạc nổi lên, Hán Thương và Nguyên Trừng đưa hốt ra quỳ xuống, các quan thần hai bên cũng quỳ theo, đồng thanh chúc:

- Quan Gia vạn tuế, Đại Ngu vạn tuế, Quan Gia vạn tuế, Đại Ngu vạn tuế

Lễ xong, Vua bèn cùng Hán Thương và Nguyên Trừng đến cung của Bảo Ninh Vương, Vua xoa đầu vương và bảo:

- Án nhi ngoan, từ giờ không còn tông thất nào có thể dụng tâm hay tính kế lợi dụng con được, chuyện của con là vui vẻ sống với mẹ và lớn lên với những điều đơn giản, còn điều khó thì đã có ngoại tổ phụ lo rồi, hãy để ngoại tổ phụ đối phó với lũ tông thất ấy.

Nói xong, Vua im lặng một hồi, Nguyên Trừng bổng đi tới nói với Hán Thương:

- Từ giờ, dù muốn dù không, hậu thế sẽ nói chúng ta là những kẻ tiếm ngôi, nhưng có mấy ai thật sự hiểu chúng ta đây. Vì cháu của ta, vì sự chống đối của tông thất, vì muốn xoay chuyển tình thế loạn ly này mà phụ hoàng đã ra một quyết định không thể nào lui được!

Hán Thương đáp:

- Đã phóng lao thì phải theo lao, em đây tuy bất tài, nhưng cũng sẽ thề giúp Quan Gia chống chọi cho cái đất nước sắp mất này, để không phụ lại sự mong ngóng của dân chúng về một cuộc sống yên bình, dù có bị thiên hạ hay hậu nhân mắng!

Vua một mình bước ra ngoài, Bảo Ninh Vương chạy theo níu lại xin rằng:

- Ngoại tổ phụ đừng bỏ Án và mẹ ở cung này một mình!

Hán Thương và Nguyên Trừng ôm vương lại, vua quay lại nói:

- Án nhi ở đây không lâu đâu, để tránh những kẻ có mưu đồ với con, ngoại sẽ đón con ra sau khi dẹp được hết chúng, con và mẹ yên tâm, ngoại luôn yêu thương các con!

Nói xong, Vua đi lên kiệu, Hán Thương và Nguyên Trừng dắt vương vào trong nội cung và dặn kẻ hầu phải chăm sóc cho vương và công chúa thật tốt.

Bấy giờ, Vương La Khải của Chiêm Thành mới băng, Thế Tử Ba Đích La lên nối ngôi, có ý phô trương sức mạnh để khôi phục thời hoàng kim của Chế Bồng Nga, Tân Vương Chiêm Thành cho luyện binh, đúc binh khí, trưng thu lương thực. Triều đình nghị gấp, Vua bước nhanh nhưng vẫn giữ bình tĩnh để không làm mất khi chất của chiếc bạch bào mà các bậc tiên đế họ Trần vẫn tự hào. Trên ngự tọa, thượng tướng Đỗ Mãn tâu:

- Tâu Quan Gia, man di Chiêm có mưu đánh cướp phía nam một lần nữa, Vương mọi lại ỷ là binh tướng mà mưu làm can trên đất văn hoa, tính chọc vào thiên triều mà chúng thờ phụng bấy lâu, xin Quan Gia cho phép thần cất thủy binh đi dẹp.

Thượng tướng Trần Tùng cũng tâu:

- Thần bẩm tấu Quan Gia, đánh Chiêm, thủy binh là chủ yếu, nhưng thần thiết nghĩ dù địa hình xứ ấy có khó khăn cho bộ binh quân ta xâm nhập, nhưng ta có thể dẫn quân bộ để trợ uy và hỗ trợ thủy quân vây ép Đồ Bàn Thành. Ta có lợi thế về quân số lẫn chiến thuyền, tại sao ta lại không dùng cả hai đường để uy hiếp xứ Chiêm Thành, ép chúng phải quy phục, đó cũng là cách để giảm thương vng và tỏ binh uy của Đại Ngu ta, thưa Quan Gia.

Vua nghe vậy, tỏ ra đồng thuận, các quan liền nhân dịp khen đúng và sáng suốt. Phía trên, Thái Tử - Hán Thương nhìn qua Tả Tưởng Quốc, Vệ Vương - Nguyên Trừng với ý không đồng tình, vương gật đầu mang hốc bước ra bẩm tấu:

- Tâu Quan Gia, nghe thấy ý kiến bá quan và thượng tướng, lòng thần vừa mừng lại vừa lo!

Vua vội hỏi Vương:

- Tại sao lại là vừa mừng vừa lo, Vương cứ nói, Quả Nhân và quần thần đều muốn nghe chính kiến từ Vương đây.

Vương bèn cầm hốc nâng đến đỉnh đầu và nói:

- Binh đao là chuyện hệ trọng, thần trộm nghĩ về tình huống xấu hơn là chủ quan cho tình huống tốt để trù tính trước. Nay ta cất binh hai đạo thủy bộ cùng tiến, việc cung ứng tất phải chu toàn cho cả hai, nhưng việc liên lạc giữa hai đạo sẽ rất khó khăn, vì xứ Chiêm đa số là núi non hiểm địa, bộ sẽ khó vượt và tiến độ hành quân thất thường, Đồ Bàn Thành nằm sâu, thủy tiến vào cũng gặp trở ngại. Trong trường hợp, bộ thủy nhỡ đều gặp khó, thì làm sau có thể gặp nhau để tập trung hạ Đồ Bàn Thành. Nếu địch quân nắm được cơ hội đó, chúng có thể phản công tiêu diệt từng đạo một, đó sẽ là tử điểm của quân ta, thưa Quan Gia!

Vua nghe xong cảm thấy không được vui, các quan phía dưới chính điện cũng xì xầm không ngớt, tông thất họ Trần thì lặng im không có động tĩnh. Thấy vậy, Thái Tử thừa dịp bước ra giữa đại điện với bộ hồng bào trên người để phối hợp với Vương mà tâu Vua:

- Nhân Vệ Vương tâu, thần cũng có vài ý muốn tỏ bày cùng Quan Gia và quần thần.

Vua phẩy vạt áo, bảo Thái Tử trình bày, Thái Tử bền tiếp lời:

- Thời nay, Quan Gia mới vừa nối đại thống, thay niên hiệu, đổi quốc hiệu, dân chúng mừng rỡ vô cùng. Tuy nhiên, trong nước chưa yên, dân chúng đói khổ, không phải là điều kiện tốt để cất binh chinh phạt man di. Thần thấy triều ta nên cũng cố nội trị, thực hiện cải cách, đến lúc dân yên quốc ổn rồi hả tính đến chuyện binh đao. Huống chi Chiêm Thành Vương vẫn chưa có động thái khiêu khích rõ ràng, nếu ta cất quân thì khoog phục thiên hạ.

Vua nghe xong, vén vạc áo thụng của bạch bào mà đứng lên, nhìn Vệ Vương và Thái Tử, rồi sau đó nhìn các quan, Vua hỏi:

- Các khanh khi nghe ý của Vệ Vương và Thái Tử thì nghĩ như thế nào?

Hai hàng quan lại phía dưới nhìn nhau mà lặng thing, thấy vậy, Vua bèn bước xuống , nắm lấy tay của Thái Tử và Vệ Vương, cười lớn và nói:

- Ta có hai hoàng nam, một biết lo trù bị thắng thua được mất cho quân quốc đại sự, một biết lo cho bách tính và vương đạo, phúc của Quả Nhân, phúc của Đại Ngu!

Các quan liền đua nhau hô vang:

- Quan Gia anh minh, Thái Tử sáng suốt, Vệ Vương sáng suốt

Sau đó, Vua bèn bãi chuyện cất binh chinh phạt và tập trung nghị bàn về phương sách cải cách cho Đại Ngu dù biết các võ tướng phía dưới vẫn không ưng chịu lắm. Vệ Vương và Thái Tử đều biết rằng tâm của Vua cũng rất muốn đánh Chiêm để rửa nổi nhục từ thời tiên đế Nghệ Tông, nhưng vì đại cục vẫn giữ bình tĩnh mà kiềm lại. Vệ Vương vừa nhìn Thái Tử, cũng chính là em trai mình, vừa nhớ lại những khó xử của Vua về việc lập Thái Tử dạo trước. Cách đây 1 tháng, Vua cho vời Nguyên Trừng lúc này là Tả Thừa Tướng và Hán Thương lúc này là Thái Phó vào và ra câu đối:

- Phiến đá kỳ lạ này, có lúc làm mây làm mưa để làm tươi mát cho dân sinh

Nguyên Trừng biết ý phụ hoàng liền đáp:

- Ba tấc gỗ thông đây, một ngày kia sẽ làm rường làm cột giúp xã tắc

Khi Vua nghe được, biết ý Nguyên Trừng muốn hết lòng phò trợ Hán Thuơng. Vì vậy, Hán Thương được lập làm Thái Tử ngay sau đó để yên lòng tông thất họ Trần. Những khó xử của Vua được Nguyên Trừng và Hán Thương thấu hiểu và cam chịu cùng để ổn định đại cục là vậy.

"Thiên hạ có lúc yên lúc động, Vương vị có lúc sáng lúc mờ, người thi hành đạo trời dẹp yên thiên hạ chính là chân mệnh thiên tử của trời Nam, thế cục xoay dần sẽ tạo ra chuyển biến lớn, nếu các chí sĩ muốn biết, hồi sau sẽ rõ"- .

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top