ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ PL ĐÂT ĐAI
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT ĐẤT
Trong cộng đồng xã hội, con người có nhiều mối quan hệ khác nhau; nói như các nhà triết học thì con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội (quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ dân sự...). quan hệ đất đai là một trong những mối quan hệ thuộc lĩnh vực kinh tế.
1.Định nghĩa quan hệ pháp luật đất đai
Quan hệ pháp luật đất đai là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai được các qui phạm pháp luật đất đai điều chỉnh.
* Đặc điểm của quan hệ pháp luật đất đai :
+ Quan hệ pháp luật đất đai thể hiện đậm nét tính giai cấp.
+ Quan hệ pháp luật đất đai là quan hệ tài sản nhưng không phải tài sản theo nguyên nghĩa của nó.
+ Quan hệ pháp luật đất đai vừa mang yếu tố kinh tế, vừa mang yếu tố hành chính, môi trường, xã hội.
2. Phân loại quan hệ pháp luật đất đai
Quan hệ pháp luật đất đai ở nước ta có thể chia làm hai nhóm: nhóm quan hệ sở hữu, nhóm quan hệ sử dụng.
*Nhóm quan hệ sở hữu: là nhóm quan hệ phát sinh trong lĩnh vực sở hữu đất đai, hay là trong quá trình quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm những quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản lý Nhà nước với nhau.
Các quan hệ đất đai thuộc nhóm này rất đa dạng và phức tạp. Nhà nước không chỉ đơn thuần là thực hiện vai trò của một chủ sở hữu mà bằng chính pháp luật của mình, bằng các chế độ, thể lệ về quản lý và sử dụng đất, mà Nhà nước thực hiện một cách cụ thể các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai.
* Nhóm quan hệ sử dụng:
Là những quan hệ phát sinh trong lĩnh vực sử dụng đất giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau.
Trong quá trình này các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không tham gia trực tiếp nhưng thực hiện quyền giám sát. Là chủ sở hữu nhưng Nhà nước chỉ trực tiếp sử dụng một phần nhỏ, còn lại giao các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng, cho nên Nhà nước phải có qui định chặt chẽ, để đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu đồng thời đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top