Đà Nẵng

Đà Nẵng

Đà Nẵng

Thành phố trực thuộc Trung ương

Thành phố Đà Nẵng

.

Tọa độ: 16°01′55″B, 108°13′14″Đ

.

Quốc gia

Việt Nam

Miền

Nam Trung Bộ

Tên khác

Không

Chính quyền

 – Chủ tịch UBND

Trần Văn Minh

 – Chủ tịch HĐND

Nguyễn Bá Thanh

 – Bí thư Thành ủy

Nguyễn Bá Thanh

Phân chia hành chính

6 quận và 2 huyện

.

Diện tích

1.255,53 km²

Dân số

887.070 (điều tra dân số 01/04/2009)

mật độ

906,7 người/km²

.

Múi giờ

G (UTC+7)

Mã bưu chính

59

Mã điện thoại

511

Bảng số xe

43

Web

danang.gov.vn

Đà Nẵng là trung tâm kinh tế và là một trong những trung tâm văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam[1]. Thành phố nằm dọc theo vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đà Nẵng hiện là một trong 3 đô thị loại 1trực thuộc Trung ương của Việt Nam [2] (cùng với Hải Phòng và Cần Thơ).

 Địa danh

Đà Nẵng trong lịch sử có những tên gọi khác. Vì nằm ở cửa sông Hàn nên còn được gọi là Cửa Hàn. Người Pháp gọi Đà Nẵng là Tourane vì đọc nhầm thôn Thạc (碩) Gián thành Tu(須) Gián và Tu Gián được phiên âm ra "Tourane".

Nguồn gốc từ "ĐÀ NẴNG". Là biến dạng của từ Chăm "DAKNAN". Theo tài liệu của cụ Bố Thuận (nhà nghiên cứu Chăm, gốc Phan Rí, sống vào đầu thế kỷ XX) thì chữ DAK có nghĩa là nước (Chăm cổ), NAN là rộng, lớn, hoặc già. Địa danh DAKNAN hàm ý chỉ vùng sông nước rộng mênh mông (sông lớn hoặc sông già - cửa sông Hàn bây giờ). Người Việt phiên âm ra thành Đà Nẵng. Vào thời Pháp thuộc (và trước đó), địa danh Đà Nẵng thường được gọi là Tourane. Vậy từ Tourane này do đâu mà ra? Cũng theo tài liệu của cụ Bố Thuận thì chữ DAKNAN của dân tộc Chăm mà người Trung Hoa gốc Hải Nam đọc là TOUNAN, do đó mà phiên âm thành Tourane.

[sửa] Hành chính

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm 6 quận nội thành, 1 huyện ngoại thành và 1 huyện đảo. Tổng cộng gồm 57 phường, xã và thị trấn.[3]

Đơn vị hành chính

Diện tích (km²)

(2009)

Dân số (người)

(2009)

Mật độ (người/km²)

(2009)

Thành phố Đà Nẵng

1.255,53

887.070

906,7

Quận Hải Châu (13 phường)

24,08

/

/

Quận Thanh Khê (10 phường)

9,3

/

/

Quận Sơn Trà (7 phường)

60,78

/

/

Quận Ngũ Hành Sơn (4 phường)

36,52

/

/

Quận Liên Chiểu (5 phường)

82,37

/

/

Quận Cẩm Lệ (6 phường)

33,3

/

/

Huyện Hòa Vang (11 xã, 1 thị trấn)

704,18

/

/

Huyện đảo Hoàng Sa (gồm 18 đảo)

315

X

X

[sửa] Tự nhiên

Toàn thành phố có diện tích 1.255,53 km² (trong đó phần đất liền là 950,53 km²; phần huyện đảo Hoàng Sa là 305 km²). Đà Nẵng hiện tại có tất cả là 6 quận, và 2 huyện là Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa.

[sửa] Vị trí địa lý

Thành phố Đà Nẵng nhìn từ đỉnh Sơn Trà

Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến 108°20' Đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách kinh đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc.

[sửa] Địa hình

Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.

Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố.

Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.

[sửa] Khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23 °C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 °C.

Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 85,67-87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình 76,67-77,33%.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình 23-40 mm/tháng.

Sông Hàn

Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng.

[sửa] Tài nguyên

Tài nguyên Đất: Đà Nẵng có diện tích đất tự nhiên là 1.255,53 km². Trong đó, đất lâm nghiệp chiếm 512,21 km²; đất nông nghiệp là 117,22 km²; đất chuyên dùng là 385,69 km²; đất ở 30,79 km² và đất chưa sử dụng 207,62 km². Đất ở Đà nẵng có các loại: cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng…

Tài nguyên Rừng: Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là 67.148 ha, tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Tỷ lệ che phủ rừng là 49,6%. Trữ lượng gỗ khoảng 3 triệu m³. Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch với các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân.

Tài nguyên Biển: Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km², có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài. Tổng trữ lượng hải sản các loại là 1.136.000 tấn. Hàng năm có khả năng khai thác 150.000 – 200.000 tấn.

Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Quanh khu vực bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được tiến hành thăm dò dầu khí, chất đốt…

Tài nguyên Khoáng sản: khoáng sản ở Đà Nẵng gồm các loại: cát trắng, đá hoa cương, đá xây dựng, đá phiến lợp, cát, cuội, sỏi xây dựng, laterir, vật liệu san lấp, đất sét, nước khoáng. Đặc biệt, vùng thềm lục địa có nhiều triển vọng về dầu khí.

[sửa] Sông ngòi

Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh Quảng Nam.

Sông Hàn

Sông Cu Đê

Sông Cổ Cò (là một loại sông đang lấp, khác với địa danh sông Cổ Cò ở tỉnh Sóc Trăng)

Sông Yên

Sông Vĩnh Điện

Sông Cầu Đỏ

Sông Túy Loan

Sông Phú Lộc

Sông Chu Bái

[sửa] Lịch sử

[sửa] Trước thế kỷ 19

Giữa thế kỷ 16, khi Hội An đã là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam thì Đà Nẵng mới là vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền.

Người Đàng Trong tại Đà Nẵng thời Tây Sơn - Tranh của họa sĩ người Anh William Alexander

Đầu thế kỷ 18, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở Châu Âu phát triển với những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng.

[sửa] Thời nhà Nguyễn

Năm 1835, khi vua Minh Mạng có dụ: "Tàu Tây chỉ được đậu tại Cửa Hàn, còn các cửa biển khác không được tới buôn bán" thì Đà Nẵng trở thành một thương cảng lớn bậc nhất miền Trung. Tiểu thủ công nghiệp địa phương phát triển với những ngành sửa chữa tàu thuyền, sơ chế nông lâm hải sản; dịch vụ thương mại cũng phát đạt.

[sửa] Thời Pháp thuộc

Năm 1858, cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu bằng cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Sau khi thành lập Liên bang Đông Dương thì Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam với tính cách là một nhượng địa (concession) và đổi tên thành Tourane. Đơn vị hành chính này chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương thay vì triều đình Huế tuy thị trấn này nằm trong xứ Trung Kỳ. Tên gọi Tourane có lẽ bắt nguồn từ việc phát âm trại từ "Cửa Hàn" bởi người Pháp. Hội đồng thị xã Tourane được lập năm 1908; đứng đầu là một viên đốc lý (résident-maire) người Pháp.

Quân Pháp tấn công Đà Nẵng, 1858.

Đầu thế kỷ 20, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương. Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư. Các ngành nghề sản xuất và kinh doanh được hình thành và phát triển: sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu (chè, lương thực, thực phẩm, nước ngọt, nước đá, rượu, nước mắm, cá khô, sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ. Cùng với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành trung tâm thương mại quan trọng của cả nước.

[sửa] Thời Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa

Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính phủ Quốc gia Việt Nam dưới Quốc trưởngBảo Đại. Tiếp theo năm 1955 dưới quyền quản trị của Việt Nam Cộng hòa, thị xã Đà Nẵng được chia thành ba quận với 18 khu phố.[4]

Trong khi đó chiến cuộc gia tăng. Tháng 3 năm 1965 các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Năm 1967, Đà Nẵng được chính quyền Việt Nam Cộng hòa ấn định là thành phố trực thuộc trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật. Mỹ cho xây dựng ở Đà Nẵng các căn cứ quân sự và kết cấu hạ tầng: sân bay, cảng, kho bãi, đường sá, công trình công cộng, cơ sở thông tin liên lạc, lập tín dụng ngân hàng. Khu kỹ nghệ Hòa Khánh sản xuất ôxy, acêtylen, bột giặt, xay xát, dệt... Ở thời kỳ này công nghiệp được phát triển ở mức độ cao hơn: các khu kỹ nghệ thay thế cho công trường thủ công. Tuy nhiên, chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề, hàng trăm nghìn dân quê phải chạy vào các trại tỵ nạn, các khu ổ chuột đô thị; tệ nạn xã hội tăng nhanh, sản xuất không phát triển.

Năm 1973, khi quân Mỹ rút khỏi Việt Nam, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cho phân chia lại địa giới hành chính Đà Nẵng, giữ nguyên 3 quận như cũ, chỉ sáp nhập 28 khu phố bên dưới cấp quận thành 19 phường. Thị xã Đà Nẵng được đặt dưới quyền điều hành của Hội đồng thị xã, gồm 12 ủy viên, do một thị trưởng đứng đầu.[5]

Quận I: gồm 7 phường: Triệu Bình, Xương Bình, Thạch Thang, Hải Châu, Nam Phước, Bình Hiên, Hòa Thuận.

Quận II: gồm 5 phường: Chính Gián, Thạc Gián, An Khê, Thanh Lộc Đán, Hà Tam Xuân.

Quận III: gồm 7 phường: Nam Thọ, Mân Quang, Mân Thái, An Hải Tây, Phước Mỹ, Nại Nghĩa, An Hải Bắc.

[sửa] Thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Năm 1975, hòa bình lập lại, Đà Nẵng (là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Mặc dù còn lắm khó khăn nhưng công cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã đạt nhiều thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau 1986.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua nghị quyết cho phép tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương. Về địa giới hành chính, thành phố Đà Nẵng mới bao gồm thành phố Đà Nẵng trước đây, huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa. Trên thực tế huyện đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng, và ủy ban nhân dân huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc Sở Nội Vụ thành phố Đà Nẵng.

Ngày 1 tháng 1 năm 1997, Đà Nẵng chính thức trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Ngày 15 tháng 7 năm 2003, Đà Nẵng được công nhận là đô thị loại 1.

Năm 2005, một phần huyện Hòa Vang được tách ra và thành lập nên quận mới là quận Cẩm Lệ. [6]

[sửa] Quốc phòng

Quân khu 5 - trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là một trong 8 quân khu của Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay, trụ sở chính đặt tại thành phố Đà Nẵng, có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy quân đội chiến đấu bảo vệ vùng Nam Trung BộViệt Nam bao gồm các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Vùng 3 Hải quân thuộc Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam, trụ sở Bộ chỉ huy tại Đà Nẵng có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ vùng biển và thềm lục địa đoạn giữa khu vực miền Trung, từ Quảng Bình đến Bình Định, bao gồm các đảo Cồn Cỏ, Hoàng Sa, Lý Sơn...

[sửa] Biểu trưng

Biểu trưng TP.Đà Nẵng

Từ ý tưởng thành phố Đà Nẵng là một cảng biển lâu đời, đứng liền kề với núi, sông, đồng ruộng, trong một cảnh quan thiên nhiên hài hoà, kỳ thú, nằm ở trung độ của cả nước, biểu trưng của Đà Nẵng được thiết kế với chủ đề "Xanh núi, xanh sông, xanh biển. Trắng gió, trắng trời, trắng cát" với các hình tượng nhằm miêu tả quần thể Ngũ Hành Sơn ngoạn mục với truyền thuyết trứng Rùa Thần, soi bóng bên sông nước, ruộng đồng của Hoà Vang, những gợn sóng nhấp nhô gợi nhớ đến những bãi biển xanh trong, những bờ cát óng ánh của Thanh Khê, Liên Chiểu, và cây cầu nối liền Hải Châu, Sơn Trà trong một thành phố Đà Nẵng đa dạng mà gắn kết.

Biểu trưng đơn giản ít màu, hình ảnh kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên và con người, giữa dân tộc và hiện đại, song nổi bật, dễ nhận biết về thành phố Đà Nẵng, dễ thể hiện trên nhiều chất liệu. Tác giả của biểu trưng Đà Nẵng là họa sĩ Nguyễn Thủy Liên.

Ngoài logo chính thức, cầu sông Hàn cũng thường được xem như một hình ảnh biểu tượng của thành phố.

[sửa] Giao thông

Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là cửa ngõ giao thông quan trọng của cả miền Trung và Tây Nguyên. Thành phố còn là điểm cuối trên Hành lang kinh tế Đông - Tây đi qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam.

[sửa] Đường sắt

Hầm đèo Hải Vân (cửa Bắc)

Tuyến đường sắt huyết mạch Bắc - Nam chạy dọc thành phố với tổng chiều dài khoảng 30 km. Trên địa bàn thành phố hiện nay có 5 ga: Ga Đà Nẵng, Ga Thanh Khê, Ga Kim Liên, Ga Hải Vân Nam và Ga Lệ Trạch. Ga Đà Nẵng là một trong những ga trọng yếu nhất trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, tất cả các chuyến tàu đều đỗ tại ga để đón và trả khách. Tuy nhiên, ga nằm ở trung tâm thành phố nên thường gây ra tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường cùng các tệ nạn xã hội.

[sửa] Đường bộ

Trên địa bàn thành phố có tổng cộng 525,889 km đường bộ (không kể đường hẻm, đường kiệt, đường đất) trong đó:

Quốc lộ: 69,126 km

Tỉnh lộ: 99,916 km

Đường nội thị: 356,847 km

Cầu Thuận Phước

Chiều rộng trung bình của mặt đường là 8 m. Mật độ đường bộ phân bố không đều, ở trung tâm là 3 km/km², ngoại thành là 0,33 km/km².

Hệ thống quốc lộ: Thành phố Đà Nẵng kết nối với các địa phương trong nước thông qua 2 đường quốc lộ:

Quốc lộ 1A: Tuyến đường bộ huyết mạch Bắc - Nam của Việt Nam đi qua thành phố ở km 929.

Quốc lộ 14B: Bắt đầu từ cảng Tiên Sa, tuyến quốc lộ này nối Đà Nẵng với các tỉnh miền Nam Trung Bộ và Tây NguyênViệt Nam.

Ngoài ra, với việc đưa vào sử dụng hầm đường bộ Hải Vân xuyên qua núi nối liền thành phố và tỉnh Thừa Thiên-Huế, giao thông trên quốc lộ 1A trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Thời gian lưu thông được rút ngắn, tại nạn giao thông vốn thường xuyên xảy ra trên đèo Hải Vân được giảm thiểu.

Đường Bạch Đằng (hay Bạch Đằng Tây)

Đường Trần Hưng Đạo (hay Bạch Đằng Đông)

Đường Nguyễn Tất Thành

Hệ thống đường nội thị: Đà Nẵng có những bước tiến rất dài trong giao thông nội thị. Kể từ ngày bắt đầu chỉnh trang đô thị đến nay, nhiều con đường cũ đã được mở rộng và kéo dài. Một số con đường được xây dựng mới góp phần điều tiết giao thông và làm đẹp đô thị. Các con đường đặc trưng nhất ở Đà Nẵng hiện nay:

1. Đường Bạch Đằng: chạy dọc theo bờ Tây của sông Hàn - là con đường đẹp nhất tại Đà Nẵng hiện nay. Trên đường này có nhiều khu kiến trúc Pháp còn được lưu giữ khá nguyên vẹn như: Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chămpa, Ủy ban Nhân dân thành phố, Hội đồng Nhân dân thành phố, Thư viện thành phố.

2. Đường Điện Biên Phủ: cửa ngõ vào trung tâm thành phố, nối trung tâm thành phố với quốc lộ 1A.

3. Đường Nguyễn Tất Thành (còn gọi là đường Liên Chiểu - Thuận Phước): chạy dọc bờ biển theo hướng Bắc từ đường Bạch Đằng ra đến chân đèo Hải Vân.

4. Đường Hoàng Sa - Trường Sa (trước ngày 14/7/2010 là đường Sơn Trà - Điện Ngọc): chạy dọc bờ biển theo hướng Nam nối Đà Nẵng với đô thị cổ Hội An. Được mệnh danh là "con đường 5☆" của Đà Nẵng, vì là nơi tập trung hàng loạt resort cao cấp 4☆ và 5☆tiêu chuẩn Quốc tế.

5. Đường Phạm Văn Đồng: chạy từ chân cầu sông Hàn ra đến đường Hoàng Sa - Trường Sa.

Hệ thống cầu qua sông Hàn: Sông Hàn chạy suốt theo chiều dài thành phố, chia Đà Nẵng thành 2 nửa Đông - Tây với sự khác nhau rõ rệt. Bờ Đông là những quận huyện ngoại thành kém phát triển hơn nhiều so với bờ Tây nơi tập trung các trung tâm hành chính, dịch vụ. Kể từ ngày cầu sông Hàn nối liền hai bờ, sự khác nhau ngày càng giảm. Theo qui hoạch, sẽ có khoảng 10 cây cầu bắc ngang qua dòng sông Hàn. Những cây cầu đã và đang xây dựng:

1. Cầu Thuận Phước là cây cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam (dài 1.850m, hơn cầu Mỹ Thuận 300m) bắc qua eo biển, vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng đã được khánh thành năm 2009, nối từ cuối đường Nguyễn Tất Thành đến bán đảo Sơn Trà, được xem như là biểu tượng đón chào thuyền bè vào cửa vịnh Đà Nẵng. Cầu có 4 làn xe, khoảng cách giữa hai trụ lên đến 405 m, hai trụ chính cao 92 m, độ tĩnh không thông thuyền 27 m. Cây cầu thể hiện hình dáng của một cánh chim đang vươn cao đôi cánh, tượng trưng cho sự trỗi dậy vươn mình ra biển lớn của một thành phố năng động và giàu tiềm năng.

Một góc đường Bạch Đằng

2. Cầu sông Hàn, cây cầu xoay duy nhất của Việt Nam, được xây dựng bằng tiền quyên góp của nhân dân thành phố. Khánh thành vào năm 2000, cây cầu là biểu tượng và cũng là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng.

3. Cầu Nguyễn Văn Trỗi trước đây không có tên, đây là cây cầu dã chiến được quân đội Mỹ xây dựng năm 1968, lắp ghép từ các ống thép, mặt cầu bằng gỗ dùng để phục vụ cho việc chuyên chở khí tài chiến tranh từ cảng sâu Tiên Sa vào thị xã Đà Nẵng.

4. Cầu Trần Thị Lý là cây cầu cổ nhất bắc qua sông Hàn. Thời Pháp thuộc, cầu được gọi là de Lattre de Tassigny. Trước năm 1975, cầu có tên là cầu Trịnh Minh Thế, nguyên là cầu đường sắt được nâng cấp, nằm cách cầu Nguyễn Văn Trỗi khoảng 20m về phía thượng lưu.

5. Cầu mới Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý, thay thế hai cây cầu Nguyễn Văn Trỗi và Trần Thị Lý hiện nay, đã được khởi công xây dựng. Cầu có tổng vốn đầu tư 1.498 tỷ đồng, là loại cầu dây văng một trụ tháp nghiêng, cao 145 m so với mức nước biển, trên đỉnh tháp có bố trí một vọng cảnh phục vụ cho du khách tham quan thành phố.

6. Cầu Tuyên Sơn là cầu bê tông cốt thép, mới được đưa vào sử dụng.

7. Cầu Cẩm Lệ là cây cầu bắc qua sông Cẩm Lệ, một nhánh của sông Hàn.

8. Cầu Rồng bắc qua sông Hàn đã được khởi công, nối dài tuyến đường Nguyễn Văn Linh từ sân bay Quốc tế Đà Nẵng đến đường Hoàng Sa - Trường Sa. Cầu có tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng do công ty Louis Bergen Group, Inc (Mỹ) thiết kế. Cầu Rồng mô phỏng hình con rồng mạnh mẽ vươn ra biển, có chiều dài 666 m với 6 làn xe, 2 làn đi bộ. Dự kiến cầu Rồng sẽ hoàn thành vào năm 2013.

9. Cầu Hòa Xuân là cầu bê tông cốt thép, nối giữa trung tâm phường Hòa Xuân bờ Đông với đường Cách mạng Tháng Tám bờ Tây sông Hàn.

[sửa] Đường hàng không

Trước năm 1975, sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong những sân bay nhộn nhịp nhất thế giới và hiện là một trong ba sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam (sau Nội Bài và Tân Sơn Nhất), sân bay này được tổ chức hàng không quốc tế xác định là điểm trung chuyển của đường bay Đông - Tây. Đường hàng không Đà Nẵng có thể nối trực tiếp với Singapore, Bangkok, Taipei, Guangzhou, HongKong, Seoul, Tokyo...là một điều rất thuận lợi trong giao lưu quốc tế. Sân bay quốc tế Đà Nẵng đang được đầu tư nâng cấp và xây mới nhà ga với tổng vốn 84 triệu USD, đến năm 2012 khi hoàn thành sẽ đạt công suất đón trên 4 triệu lượt khách/năm, mở thêm một số đường bay quốc tế mới.

Hiện nay, bên cạnh các đường bay nội địa đến các thành phố lớn của Việt Nam, sân bay này chỉ còn một số ít các đường bay quốc tế. Tuy nhiên, sân bay quốc tế Đà Nẵng hiện vẫn là cảng hàng không quan trọng nhất cho cả miền Trung và Tây Nguyên.

Vịnh Đà Nẵng được bao quanh bởi núi

Nội địa:

Hà Nội (Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, Air Mekong)

Buôn Mê Thuột, Đà Lạt, Nha Trang, Pleiku, Quy Nhơn (Vietnam Airlines)

Thành phố Hồ Chí Minh (Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, Air Mekong)

Quốc tế:

Xiêm Riệp, Singapore (SilkAir)

Đài Bắc (TransAsia Airways)

Quảng Châu (Sounthern China Airlines)

Hồng Kông (Vietnam Airlines)

Seoul (Hàn Quốc, Asiana và Korean Air)

Narita - Tokyo (Nhật Bản, Vietnam Airlines)

[sửa] Đường biển

Với một vị trí đặc biệt thuận lợi về giao thông đường biển, Đà Nẵng chỉ cách cảng Hải Phòng 310 hải lý, cảng Sài Gòn 520 hải lý, cảng Macao 480 hải lý, cảng Hồng Kông 550 hải lý, cảng Manila 720 hải lý, cảng Malaysia 720 hải lý, cảng Singapore 960 hải lý, cảng Đài Loan 1.030 hải lý, cảng Thái Lan 1060 hải lý...nên rất thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển. Chỉ cần khoảng 2 ngày đêm là các loại hàng hóa từ các nước trong khu vực như Phillipin, Malaysia, Singapore, Thái Lan...đã có thể đến Đà Nẵng và ngược lại.

Là thương cảng lớn thứ 3 của Việt Nam, cảng Đà Nẵng có độ sâu trung bình từ 15 - 20 m, có khả năng tiếp nhận các tàu lớn có trọng tải đến 28.000 tấn và có chiều dài trên 220 m. Vịnh Đà Nẵng rộng và kín gió, là nơi neo đậu thuyền rất an toàn trong mùa mưa bão. Vào những năm đầu thế kỷ 21, khi cảng Liên Chiểu với công suất 20 triệu tấn/năm được xây dựng xong thì hệ thống cảng Đà Nẵng được nối liền với cảng Kỳ Hà, Dung Quất ở phía Nam sẽ trở thành một cụm cảng liên hoàn lớn nhất nước, giữ vị trí quan trọng trên tuyến hàng hải Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Hiện đã có 6 hãng vận tải container nước ngoài mở tuyến đến Cảng Đà Nẵng, đặc biệt hãng vận tải K-Line (Nhật Bản) là một trong 5 hãng tàu lớn nhất thế giới đã chính thức mở tuyến vận tải container đến Cảng Tiên Sa.

Đà Nẵng đang phát huy thế mạnh vị thế cảng biển của mình. Năm 2007 đã có hơn 3 triệu tấn hàng hóa vận chuyển qua cảng. Nhiều tàu du lịch với hàng ngàn du khách bốn phương đã cập cảng Đà Nẵng.

Cảng Đà Nẵng hiện bao gồm:

Cảng Đà Nẵng (khu Sông Hàn và khu Tiên Sa, 26 Bạch Đằng)

Cảng Nguyễn Văn Trỗi (đường 2/9)

Cảng Xi măng Hải Vân (66 Nguyễn Văn Cừ)

Cảng Sông Hàn 9 (156 Bạch Đằng)

[sửa] Kinh tế

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố Đà Nẵng năm 2010 đạt 10.400 tỉ đồng, tăng bình quân 11%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 33,2 triệu đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2005 và bằng 1,6 lần mức bình quân chung cả nước.

Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng đầu Việt Nam liên tiếp trong 3 năm 2008, 2009 và 2010, đồng thời đứng đầu về chỉ số hạ tầng, xếp thứ 4 về môi trường đầu tư. Tính đến tháng 5 năm 2010, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Đà Nẵng đạt gần 2,7 tỷ USD và vốn thực hiện ước đạt 1,3 tỷ USD với 99 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Hiện vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài có 80% đổ vào xây dựng khu đô thị, du lịch và căn hộ biệt thự cao cấp.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP năm 2009 đạt 50,5%; công nghiệp - xây dựng đạt 46,5% và nông nghiệp đạt 3%. Cơ cấu lao động chuyển biến tích cực, đến năm 2010, tỷ lệ lao động nông nghiệp (thủy sản - nông - lâm) ước còn 9,6%, lao động công nghiệp - xây dựng là 35,1% và dịch vụ 55,3%.

[sửa] Công nghiệp

Một góc trung tâm Đà Nẵng

Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Đà Nẵng là nơi hội tụ các công ty lớn của các ngành dệt may, da giày, nước uống giải khát, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến thủy sản, công nghiệp cơ khí, công nghiệp phần mềm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng...Ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm. Hiện nay, hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, diện tích hơn 2.158 ha, thu hút trên 360 dự án trong và ngoài nước, vốn đăng ký của các dự án đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp ước đạt 618 triệu USD và vốn trong nước đạt hơn 10.000 tỷ đồng. Đến năm 2010, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã có tổng doanh thu 2.609 tỷ đồng và 188 triệu USD, nộp ngân sách khoảng 365 tỷ đồng, giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng từ 21 triệu USD năm 1998 lên trên 200 triệu USD vào năm 2010, chiếm trên 30% giá trị kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Trên toàn thành phố Đà Nẵng hiện có hơn 240.000 công nhân đang làm việc trong hơn 10.000 công ty, doanh nghiệp.

Đà Nẵng đã có chủ trương ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, vừa phục vụ mục tiêu “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường”, vừa góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, thu hút lao động chất lượng cao đến với thành phố. Trong bối cảnh Đà Nẵng đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng du lịch - dịch vụ - công nghiệp, thì các dự án công nghiệp phải đảm bảo tiêu chí công nghiệp "sạch", không gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể, năm 2008 chính quyền thành phố đã từ chối 2 dự án FDI sản xuất thép và giấy, với tổng vốn đăng ký lên đến 2,5 tỷ USD. Thành phố đang đề ra mục tiêu trở thành một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Việt Nam, trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020. Hiện nay, Đà Nẵng lựa chọn một số ngành như thuỷ sản, dệt may, da giày, cao su... là những lĩnh vực mũi nhọn để tập trung phát triển. Bên cạnh đó, thành phố còn chú tâm đến ngành CNTT (Công viên Phần mềm Đà Nẵng, Khu đô thị Công nghệ FPT Đà Nẵng, Khu Công nghệ cao), ngành công nghệ sinh học (Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng - Danang Biotechnology Center (DanaBC)) và phát triển ngành du lịch.

Hiện tại trên địa bàn thành phố có các khu công nghiệp:

Khu công nghiệp An Đồn

Khu công nghiệp Hòa Khánh

Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng

Khu công nghiệp Liên Chiểu

Khu công nghiệp Hòa Cầm

Khu công nghiệp Thọ Quang

Khu công nghiệp Công nghệ cao

Khu công nghiệp Dịch vụ Thuỷ sản

Khu công nghiệp Công nghệ Thông tin

Khu công nghiệp Thanh Vinh

Khu công nghiệp Phước Lý

[sửa] Thương mại

Hạ tầng thương mại của thành phố Đà Nẵng được đầu tư đồng bộ, hiện đại với 24 Trung tâm thương mại và Siêu thị, 88 chợ các loại theo hướng văn minh, lịch sự, an toàn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 21,1%/năm.

Đà Nẵng hiện có 2 chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là chợ Hàn và chợ Cồn; cùng những siêu thị lớn mới mở trong vòng vài năm trở lại đây như Bài Thơ Plaza, Metro, BigC, Co.opMart, Intimex, Viettronimex, Đệ Nhất Phan Khang, Đại Dương, Nguyễn Kim Sài Gòn [7]...Đó là những trung tâm thương mại chủ yếu của Đà Nẵng.

Cùng với hàng loạt chi nhánh, đại lý phân phối cấp 1 của các tập đoàn, công ty lớn trong và ngoài nước mở ra ở đây, đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm thương mại hàng đầu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

[sửa] Dịch vụ

Tài chính - Ngân hàng

Đà Nẵng hiện là trung tâm tài chính lớn nhất của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, với 59 chi nhánh cấp 1 của các tổ chức tín dụng, tài chính, bao gồm 1 ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh (Việt - Thái, VID Public, Indovina, Việt - Nga và HSBC), 39 ngân hàng thương mại cổ phần(Ngoại thương, Kỹ thương, Á Châu, VPBank, Hàng Hải, EximBank, Việt Á, Đông Á, Sài Gòn Thương tín, Sài Gòn Công thương, Phương Nam, Phương Đông, Phương Tây, Quân Đội, Quốc tế, GP.Bank, PGBank, An Bình, SHB, Nam Việt, Gia Định, Đại Tín, Kiên Long, ViệtBank, HDBank, OceanBank...), 9 ngân hàng nhà nước (Ngân hàng Nhà nước TP Đà Nẵng, Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Đầu tư và Phát triển Việt Nam, MHB...), 1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 ngân hàng phát triển, 1 công ty tài chính, 3 công ty cho thuê tài chính, 01 Quỹ Đầu tư Phát triển địa phương và hơn 200 phòng giao dịch ngân hàng. Cùng với hàng chục trung tâm giao dịch chứng khoán quy mô lớn; được tập trung chủ yếu trên đường Nguyễn Văn Linh - con đường được mệnh danh là " Phố Wall" của miền Trung [8].

Bưu chính - Viễn thông

Đà Nẵng hiện được xem là một trong ba trung tâm bưu điện lớn nhất nước với tất cả các loại hình phục vụ hiện đại và tiện lợi, như điện thoại cố định, điện thoại di động, điện thoại thẻ, máy nhắn tin, Internet...(viễn thông), chuyển tiền nhanh, chuyển phát nhanh điện hoa...(bưu chính). Mạng lưới viễn thông của thành phố hiện nay gồm 2 tổng đài chính và 12 tổng đài vệ tinh với dung lượng hơn 40.000 số. Chất lượng và số lượng các dịch vụ viễn thông ngày càng được nâng cao nhờ vào khai thác, sử dụng những công nghệ hàng đầu thế giới như mạng Viba số PDH - 140 Mb/s, mang cáp quang SDH - 2,5 bb/s tổng đài Toll AXE-10...các tuyến cáp quang biển quốc tế, khu vực và quốc gia, đặc biệt là tuyến cáp quang biển SMW3 đã và sẽ đưa vào khai thác sử dụng cho phép Bưu điện Đà Nẵng nâng cao hiệu quả kinh doanh, phục vụ lên ngang tầm với các nước tiên tiến có nền kỹ thuật viễn thông phát triển.

Công nghệ Thông tin

Đà Nẵng cũng là trung tâm công nghệ thông tin lớn nhất của miền Trung, nơi cung cấp các sản phẩm công nghệ thông tin và là đầu mối phân phối linh kiện máy tính cho các tỉnh thành trong khu vực, với các thiết bị công nghệ hiện đại. Nói đến công nghệ thông tin, người ta nghĩ ngay đến đường Hàm Nghi, Nguyễn Văn Linh...là những nơi tập trung nhiều công ty chuyên cung cấp các linh kiện máy tính, laptop lớn nhất Đà Nẵng.

[sửa] Du lịch

Thành phố Đà Nẵng nằm bên dòng sông Hàn; phía Đông vươn ra biển Đông với những bãi biển dài tăm tắp và bán đảo Sơn Trà còn rất hoang sơ; phía Bắc và phía Tây được bao bọc bởi đèo núi cao. Đèo Hải Vân cheo leo hiểm trở là ranh giới tự nhiên giữa thành phố và tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Đêm Đà Nẵng nhìn từ đỉnh Sơn Trà

Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên cho Đà Nẵng, thành phố còn được bao bọc bởi 3 di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giớiVườn Quốc gia Bạch Mã, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung.

Năm 2010 là năm thành công của du lịch Đà Nẵng với tổng số lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng ước đạt 1,77 triệu lượt khách, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2009, đạt 122% kế hoạch năm. Đáng chú ý là lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng đã bắt đầu tăng mạnh trở lại với 370 ngàn người, tăng 18% so với năm 2009 và khách nội địa chiếm đến 1,4 triệu lượt người, tăng 38%.

Sự khởi sắc về số lượng khách khiến tổng doanh thu chuyên ngành Du lịch năm 2010 của Đà Nẵng ước đạt 1.239 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2009, tổng thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch cũng mang lại 3.097 tỷ đồng. Năm 2011, ngành Du lịch Đà Nẵng phấn đấu đón 2,1 triệu lượt khách.

[sửa] Danh lam thắng cảnh

Vịnh Đà Nẵng với bãi cát mịn chạy dài

Ngũ Hành Sơn (còn gọi là Non Nước) nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về hướng Đông Nam. Ngũ Hành Sơn bao gồm 6 ngọn núi: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Dương Hỏa Sơn, Âm Hoả Sơn và Thổ Sơn tượng trưng cho 5 yếu tố của vũ trụ (Ngũ hành). Trong lòng núi có nhiều hang động đẹp, có rất nhiều chim yến sinh sống và nhiều chùa chiền cổ. Dưới chân núi còn có làng nghề đá Non Nước nổi tiếng. Bên cạnh là bãi biển Non Nước còn khá hoang sơ.

Bà Nà - Núi Chúa là một khu nghỉ mát cách trung tâm thành phố 40 km về phía Tây Nam. Được ví như Đà Lạt của miền Trung, và cũng như Đà Lạt, Bà Nà - Núi Chúa được xây dựng thành nơi nghỉ ngơi cho các quan chức người Pháp trong thời kì Pháp còn đô hộ Việt Nam. Sau khi thực dân Pháp rút khỏi Đông Dương, khu này bị bỏ hoang và bị tàn phá nhiều bởi chiến tranh và thời gian. Gần đây, thành phố Đà Nẵng cho tái tạo lại và hi vọng trong tương lai Bà Nà - Núi Chúa sẽ lại trở thành một khu nghỉ dưỡng cao cấp. Năm 2009, thành phố đưa vào hoạt động hệ thống cáp treo hiện đại lên đỉnh Bà Nà với 2 kỉ lục Thế giới: tuyến cáp treo một dây dài nhất (5.042 m) và có cao độ chênh lệch giữa ga trên và ga dưới lớn nhất (1.291 m).

Bán đảo Sơn Trà còn được người Mỹ gọi là Núi Khỉ (Monkey Mountain), là nơi mà Đà Nẵng vươn ra biển Đông xa nhất. Nơi đây là khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều động thực vật quý hiếm. Dưới chân bán đảo Sơn Trà là khu du lịch Suối Đá và nhiều bãi biển đẹp như: Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi Nồm.

Đèo Hải Vân (được mệnh danh là "Thiên hạ Đệ nhất Hùng quan") là nơi dãy Trường Sơn nhô ra biển. Cheo leo và hiểm trở, đèo Hải Vân không chỉ là ranh giới giữa hai miền Nam - Bắc mà còn là một chứng tích hùng hồn cho thời kỳ "mang gươm đi mở cõi" của người Việt. Ngày nay, hầm Hải Vân xuyên qua lòng núi giúp cho giao thông giữa hai miền tiện lợi hơn bao giờ hết. Đường hầm dài nhất Đông Nam Á này đã phần nào đặt dấu chấm hết cho tầm quan trọng của con đèo đã đi vào huyền thoại. Tuy vậy, đường đèo Hải Vân vẫn được khách du lịch ưa thích vì cảnh sắc thiên nhiên rất kỳ thú.

Bãi biển Mỹ Khê

Bãi biển: Đà Nẵng nổi tiếng là thiên đường biển với những bãi biển cát vàng còn hoang sơ chạy dài hàng cây số, nước trong xanh và ấm áp quanh năm.

Bãi biển Mỹ Khê của Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.

Bãi biển Nam Ô

Bãi biển Xuân Thiều

Bãi biển Thanh Bình

Bãi biển Bắc Mỹ An

Bãi biển Non Nước

Bãi biển T20

Bãi biển Pham Văn Đồng

Bãi Bụt Sơn Trà

[sửa] Di tích lịch sử

Danh thắng Ngũ Hành Sơn

Thành Điện Hải là nơi để lại dấu tích hào hùng về một thời chống thực dân Pháp của nhân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương. Đây cũng là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của thành phố [9].

Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chămpa (thường gọi là Cổ viện Chàm) là nơi lưu giữ cả một nền văn hóa Chăm rực rỡ với những pho tượng cổ, những linh vật của Vương quốc Chăm - pa hùng mạnh một thời. Đây là bảo tàng độc đáo và duy nhất của thế giới về nền văn hóa Chăm.

Đình Hải Châu nằm tại kiệt 42, đường Phan Chu Trinh, thuộc Tổ 6, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, là đình cổ nhất tại Đà Nẵng. Trong đình thờ 42 bài vị của 42 tộc họ. 42 tộc họ này đều từ thôn Hiếu Hiền, xã Hải Châu, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa, theo vua Lê Thánh Tôn vào Nam từ năm Tân Mão (1471). Năm 1719, Chúa Nguyễn Phúc Chu trong 1 chuyến tuần du phương Nam đã ghé qua và nghỉ lại ở đình này. Sau này, khi chúa băng hà, người dân trong vùng đã lập bài vị thờ chúa tại đây. Đình được Bộ văn hóa thông tích công nhận là di tích lịch sử vào ngày 12/7/2001.

Khu du lịch sinh thái Bà Nà

Đình Nại Nam nay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu. Đình được xây dựng năm Ất Tỵ (1905). Ngày 4/1/1999 Đình được Bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Đình Tuý Loan hiện ở tại thôn Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ XVIII, cụ thể là vào năm Thành Thái thứ nhất (1889). Cũng như đình Nại Nam và Bồ Bản, đình Túy Loan thờ Thành hoàng bổn xứ và các vị tiền hiền, hậu hiền của làng. Ngày xưa, hằng năm nhân dân tổ chức lễ tế Xuân vào 14 - 15 tháng 2 âm lịch và tế Thu vào 14 - 15 tháng 8 âm lịch tại đình. Hiện nay, đình Túy Loan là ngôi đình duy nhất còn giữ được 15 sắc phong từ thời Minh Mạng đến Bảo Đại.

Ngoài ra, Đà Nẵng còn có lễ Hội Quan Thế Âm được tổ chức vào tháng giêng Âm lịch hàng năm, đây là một trong những lễ hội tôn giáo lớn nhất của cộng đồng Phật giáo tại Đà Nẵng. Lễ Hội Quan Thế Âm được tổ chức dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, thu hút hàng vạn phật tử và du khách trong cả nước về hành hương, thăm viếng.

[sửa] Khu du lịch, nghỉ dưỡng

Khu resort Bãi Bụt

Thành phố Đà Nẵng là một điểm dừng chân lý tưởng, du khách có thể thưởng thức những giây phút tuyệt vời trên đỉnh núi, trong rừng sâu hay bên bờ sông, bờ biển; cũng có thể hưởng thụ những dịch vụ với chất lượng quốc tế khi nghỉ ngơi tại các khu du lịch của thành phố. Đà Nẵng, với định hướng là một trung tâm dịch vụ, du lịch của miền Trung, của cả nước và xa hơn nữa là khu vực, quốc tế. Hàng loạt khu du lịch đã và đang được xây dựng, hài hòa với thiên nhiên nhưng cũng không kém phần hiện đại. Từ những khu nghỉ dưỡng cực kỳ sang trọng mang tiêu chuẩn 4☆ - 5☆như Furama, SliverShore Hoàng Đạt, Olalani, Sandy Beach, Sơn Trà Resort & Spa... hay những khu du lịch sinh thái trong lành như Bà Nà Hills Mountain Resort, Suối Lương, Sơn Trà, Non Nước...

Tính đến giữa năm 2010, trên địa bàn Đà Nẵng có 55 dự án du lịch được UBND TP có chủ trương cho phép đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 54 nghìn tỷ đồng. Trong đó có 38 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư trên 20.000 tỷ đồng và 17 dự án nước ngoài với tổng vốn gần 2 tỷ USD, thu hút nhiều tập đoàn lớn như VinaCapital, Indochina Capital… đầu tư vào các sân golf, khách sạn, resort cao cấp. Các cơ sở du lịch lớn mới được đưa vào sử dụng như: Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ, SliverShore Hoàng Đạt, Xuân Thiều Resort, Olalani Resort, Khu du lịch bán đảo Sơn Trà, nâng cấp khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, bãi tắm du lịch kiểu mẫu Mỹ Khê và T18… [10].

[sửa] Hệ thống khách sạn

Hiện tại, Đà Nẵng có 145 khách sạn[11] với tổng cộng 4.383 phòng, trong đó có 4 khách sạn 5☆, 2 khách sạn 4☆và 17 khách sạn 3☆với gần 2.066 phòng, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu lưu trú của hơn 8.000 du khách đến Đà Nẵng trong cùng thời điểm. Các khách sạn lớn tập trung chủ yếu ở năm quận: Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê, Sơn Trà và Liên Chiểu. Quận Hải Châu là trung tâm hành chính, thương mại và dịch vụ của Đà Nẵng, do đó là quận có thị phần cao nhất về số phòng khách sạn cũng như số lượng khách sạn. Theo ước tính, từ năm 2010 - 2012, nguồn cung thị trường khách sạn tại Đà Nẵng sẽ có thêm khoảng 45 dự án mới, cung cấp khoảng 7.000 phòng từ khách sạn 3☆đến 5☆, trong đó 2/3 số dự án mới nằm ở quận Ngũ Hành Sơn với khoảng 4.300 phòng.

[sửa] Văn hóa

[sửa] Bảo tàng

Tượng nữ thần tại Bảo tàng điêu khắc Chămpa

Bảo tàng Điêu khắc Chămpa

Bảo tàng Lịch sử Đà Nẵng

Bảo tàng Hoàng Sa

Bảo tàng Khu V

Bảo tàng Hồ Chí Minh (chi nhánh Quân khu V)

[sửa] Nhà hát

Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh

Nhà hát Trưng Vương

Nhà Biểu diễn đa năng

[sửa] Ẩm thực

Mì Quảng

Bánh tráng cuốn thịt heo

Bánh xèo

Thịt bê thui

Bún chả cá

Bún mắm

Bánh khô mè

Nước mắm Nam Ô

Gỏi cá Nam Ô

Mít trộn

Bò né

[sửa] Sự kiện Văn hóa

Lễ hội Quan Thế âm

Lễ hội pháo hoa Quốc tế thường niên (27 - 28/03)

Thả đèn hoa đăng đón năm mới trên sông Hàn

Lễ hội Mục đồng vào ngày 27 và 28-11 tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang

[sửa] Y tế

Tại thành phố Đà Nẵng hiện có 19 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, 11 bệnh viện và trung tâm y tế quận huyện, 47 trạm y tế xã phường và trên 1.000 phòng khám chữa bệnh tư nhân. Với sự hình thành của trường Đại học Y Dược và trường Đại học Kỹ thuật Y tế trên địa bàn thành phố, Đà Nẵng đang hướng đến mục tiêu trở thành một trung tâm y tế lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Cung cấp nguồn nhân lực và dịch vụ y tế chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hệ thống bệnh viện tại thành phố:

Bệnh viện Đà Nẵng (1.100 giường)

Bệnh viện Đa khoa (600 giường)

Bệnh viện C (600 giường)

Bệnh viện Quân y C17

Bệnh viện 119

Bệnh viện Mắt

Bệnh viện Da liễu

Bệnh viện Lao phổi

Bệnh viện Ung bướu

Bệnh viện Phụ nữ

Bệnh viện Sản - Nhi

Bệnh viện Tâm thần

Bệnh viện Y học Dân tộc

Bệnh viện Giao thông Vận tải 5

Bệnh viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng

Bệnh viện Bình Dân

Bệnh viện Hoàn Mỹ

Bệnh viện Vĩnh Toàn

Bệnh viện Nguyễn Văn Thái

[sửa] Giáo dục và Đào tạo

Đà Nẵng là một trong những trung tâm giáo dục & đào tạo lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 13 trường đại học, học viện; 18 trường cao đẳng; 50 trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và hơn 200 trường học từ bậc học phổ thông tới ngành học mầm non. Theo Đề án phát triển Đại học Đà Nẵng đến năm 2015 đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt, sắp tới trên địa bàn thành phố sẽ có thêm một số trường đại học, viện nghiên cứu được thành lập như: Đại học Quốc tế, Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Y Dược (Nâng cấp từ khoa Y - Dược hiện nay), Đại học Kỹ thuật Y tế (Nâng cấp từ trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế TW II), Đại học Mở, Viện Đào tạo Sau đại học...[12]

Khuôn viên trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng

Trường Đại học

Đại học Đà Nẵng

Đại học Bách khoa (thuộc Đại học Đà Nẵng)

Đại học Kinh tế (thuộc Đại học Đà Nẵng)

Đại học Sư phạm (thuộc Đại học Đà Nẵng)

Đại học Ngoại ngữ (thuộc Đại học Đà Nẵng)

Khoa Y Dược (thuộc Đại học Đà Nẵng)

Đại học Duy Tân

Đại học Kiến trúc

Đại học Đông Á

Đại học Thể dục Thể thao III

Đại học FPT (cơ sở tại Đà Nẵng)

Đại học Quốc tế Mỹ - Thái Bình Dương (tổng vốn đầu tư 100 triệu USD - đã khởi công tháng 09/2010)

Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III

Phân hiệu Đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng

Trường Cao đẳng

Cao đẳng Công nghệ (thuộc Đại học Đà Nẵng)

Cao đẳng Công nghệ Thông tin (thuộc Đại học Đà Nẵng)

Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt - Hàn

Cao đẳng Nội vụ (cơ sở tại Đà Nẵng)

Cao đẳng Bách khoa

Cao đẳng Thương mại

Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch

Cao đẳng Kỹ thuật Y tế TW II

Cao đẳng Giao thông Vận tải II

Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm

Cao đẳng Lạc Việt

Cao đẳng Đức Trí

Cao đẳng Đông Du

Cao đẳng nghề Đà Nẵng

Cao đẳng nghề Hoàng Diệu

Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi

Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng

Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phương Đông

Cao đẳng Công nghệ và Kinh doanh Việt Tiến

Trường Trung học chuyên nghiệp

Trung cấp Kỹ thuật Công nghệ

Trung cấp Kỹ thuật Bưu điện

Trung cấp Kỹ thuật Xây dựng

Trung cấp Kỹ thuật Đường sắt

Trung cấp Giao thông Công chính

Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật

Trung cấp Công nghiệp Tàu thủy

Trung cấp nghề Cao Thắng

Trung cấp Công Kỹ Nghệ Việt Tiến

Trung cấp Du lịch - Dịch vụ Việt Úc

Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đức Minh

Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Miền Trung

Trung cấp Kinh tế - Nghiệp vụ Thăng Long

[sửa] Thể dục - Thể thao

Với vai trò là trung tâm của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Đà Nẵng là nơi tập trung các trung tâm huấn luyện, đào tạo thể thao thành tích cao cùng các công trình thể thao quan trọng của khu vực và cả nước. Điển hình là Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia III, Trung tâm Thể thao Quốc phòng III và Đại học Thể dục Thể thao III.

Hiện nay, thành phố có câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng đang thi đấu ở giải chuyên nghiệp. Để thu hút nhân tài thể thao của nhiều bộ môn, ngoài những quan tâm đáng kể của lãnh đạo thành phố và ngành Thể dục Thể thao, các chế độ như tiền công, tiền ăn hay tiền thưởng của thể thao Đà Nẵng thuộc loại cao nhất nước. Ngoài ra, các vận động viên hàng đầu của thành phố còn được tạo điều kiện đi tập huấn trong và ngoài nước thường xuyên. Trong giai đoạn 2006 - 2010, thành tích huy chương tại các giải thi đấu trong nước và quốc tế của các đội tuyển, các vận động viên thể thao Đà Nẵng đã tăng tiến sau mỗi mùa thi đấu. Nổi bật trong số đó, các vận động viên Đà Nẵng đã mạnh dạn hướng đến mục tiêu tại các giải thể thao quốc tế với thành tích được cải thiện đáng kể. Trong đó, Hoàng Anh Tuấn (HCB Olympic Bắc Kinh 2008), Lê Thị Hồng Ngoan (HCV SEA Games 2009), Hoàng Quý Phước (HCĐ SEA Games 2009)...đã góp phần quan trọng tạo dựng nên “thương hiệu” cho Thể thao Đà Nẵng.

Thành phố đã ưu tiên cho ngành Thể dục Thể thao được sở hữu Làng vận động viên và Khu tập luyện bóng đá rộng gần 8 ha, hay Khu thể thao thành tích cao rộng 7 ha, đều nằm ở khu đô thị mới Tuyên Sơn - Hòa Cường, trục đường nối trung tâm thành phố với khu nghỉ mát Furama. Gần đây nhất, ngoài việc đang xây dựng Nhà thi đấu Thể dục Thể thao hiện đại bậc nhất Đông Nam Á với quy mô 7.000 chỗ ngồi, tổng mức đầu tư gần 1000 tỷ đồng, thành phố đã quan tâm đầu tư để ngành Thể dục Thể thao cải tạo Sân vận động Chi Lăng, nâng cấp đường piste; nâng cấp, cải tạo và lợp mái vòm Bể bơi thành tích cao; xây dựng Hồ đua thuyền Canoeing, Rowing tại khu Đồng Xanh - Đồng Nghệ (Huyện Hòa Vang)…

Trong tương lai gần, Sân vận động Chi Lăng sẽ được giải tỏa để xây dựng khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng [13], UBND thành phố Đà Nẵng đã lập phương án quy hoạch tổng thể Khu liên hợp thể thao Hoà Xuân và phương án thiết kế kiến trúc hai sân vận động mới với quy mô 20.000 và 50.000 chỗ ngồi ở phía Nam cầu Cẩm Lệ, không chỉ phục vụ các giải đấu trong nước mà còn đủ sức tổ chức các giải đấu Quốc tế.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: