D10 DLDCSVN
Đ ề 10:
Câu1: Phân tích phương châm kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính ? Ý nghĩa của phương châm
+ Toàn dân: Kháng chiến toàn dân :
- Cuộc kháng chiến của ta được Đảng nêu ra ngay từ đầu là một cuộc kháng chiến toàn dân. Với phương châm “đánh lâu dài”, ta có thời gian để tổ chức, động viên nhân dân tham gia kháng chiến. Ta càng đánh thì lực lượng nhân dân ta càng mạnh, đồng thời nếu không động viên để toàn dân tham gia thì không thể có lực lượng đánh lâu dài.
- Muốn phát huy sức mạnh toàn dân kháng chiến phải đánh lâu dài, muốn có lực lượng đánh lâu dài phải huy động toàn dân tham gia kháng chiến.
+ Toàn diện: * Kháng chiến toàn diện :
- Muốn làm cho khẩu hiệu “ toàn dân kháng chiến” có nội dung thực sự thì cuộc kháng chiến phải tiến hành trên cáclĩnh vực : quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao
+ Trường kỳ: * Kháng chiến lâu dài :
- Đây là một chủ trương vô cùng sáng suốt của Đảng ta, không hề khiếp nhược trước vũ khí của kẻ thù. Đồng thời cũng kế thừa và phát triển truyền thống “ lấy yếu chống mạnh”, “ lấy chính nghĩa thắng hung tàn”.
- Lúc đầu địch mạnh hơn ta về vật chất, vũ khí, nhưng ta có ưu thế tuyệt đối về tinh thần chính trị. Chỗ mạnh của ta là rất cơ bản, có thể lấy tinh thần chính trị khắc phục khó khăn về vật chất, nên ta càng đánh mạnh, càng đánh càng thắng.
chống âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của TDP, có thời gian phát huy yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà của ta, chuyển hoá tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch.
+ Dựa vào sức mình là chính: * Kháng chiến dựa vào sức mình là chính :
- Ta rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh
- Ta có nỗ lực chủ quan mới sử dụng và phát huy được hết sức mạnh của mình. Nếu không dựa vào sức mạnh là chính thì không thể đánh lâu dài được.
phải tự cấp, tự túc về mọi mặt vì ta bị bao vây 4 phía, chưa được nước nào giúp đỡ nên phải tự lực cánh sinh. Khi nào có đk ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước song cũng ko được ỷ lại.
Câu2: Phân tích cơ sở hình thành hệ thống chính trị ở Việt Nam. Liên hệ ở VN
Cơ sở hình thành đường lối XDHTCT:
- Đổi mới đường lối xây dựng HTCT phải dựa trên cơ sở đổi mới kinh tế
- Do yêu cầu dân chủ mà phải đổi mới hệ thống chính trị
- Do yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế mà đổi mới hệ thống chính trị
- Nhận thức mới về mối qhệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống ctrị
- Nhận thức mới về mục tiêu đổi mới hệ thống ctrị: đổi mới phương thức lãnh đạo, thực chất của việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị chính là xây dựng nền DCXHCN.
- Nhận thức mới về đấu tranh giai cấp và về động lực chủ yếu phát triển đất nước trong gđ mới: lợi ích giai cấp CN thống nhất với lợi ích của toàn dân tộc trong mục tiêu chung: độc lập DT gắn liền với CNXH, dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh
- Nhận thức mới về cơ cấu và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị: theo cơ chế: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.
- Nhận thức mới về xd nhà nước pháp quyền trong hệ thống ctrị
- Nhận thức mới về vai trò của Đ trong hệ thống ctrị
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top