cvc 18-1

Câu hỏi chuyên đề : Quản lý Nhà nước về kinh tế

GCHD : TS Đào Đăng Kiên      phó trưởng khoa QLNN Học viện Chính trị

Điện thoại : 0919999468

Câu hỏi 1:  Cho biết chức năng , nhiệm vụ của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế quốc dân ? Cho ví dụ minh họa trong thực tế ?

Trong quản ly nhà nước về kinh tế, Nhà nước thực hiện các chức năng cơ bản sau :

1-Định hướng phát triển kinh tế :

- Định hướng phát triển kinh tế là xác định con đường và hướng sự vận động của nền kinh tế nhằm đạt đến một đích nhất định (gọi là mục tiêu) căn cứ vào đặc điểm kinh tế, xã hội của đất nước trong từng thời kỳ nhất định (cách đi, bước đi cụ thể, trình tự thời gian cho từng bước đi để đạt được mục tiêu).

Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước phải thực hiện chức năng định hướng phát triển kinh tế của mình vì các lý do sau đây:

+ Sự vận hành của nền kinh tế thị trường mang tính tự phát và tính không xác định rất lớn.

+Giúp cho các doanh nghiệp dự đoán được sự biến đổi của thị trường, nắm bắt cơ hội trong sản xuất kinh doanh cũng như lường trước và hạn chế những bất lợi có thể xảy ra trong cơ chế thị trường, khắc phục những ngành phát triển tự phát không phù hợp với lợi ích xã hội, đẩy mạnh những ngành mũi nhọn.

Để thực hiện chức năng định hướng phát triển kinh tế Nhà nước phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Phân tích đánh giá thực trạng của nền kinh tế hiện nay, những nhân tố trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến sự phát triển hiện tại và tương lai của nền kinh tế.

+ Dự báo phát triển kinh tế.

+ Hoạch định phát triển kinh tế, bao gồm : Xây dựng đường lối phát triển kinh tế xã hội, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội, hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội, hoạch định phát triển ngành,vùng, địa phưong, lập chương trình mục tiêu và dự án để phát triển.

2-Điều chỉnh, điều tiết quan hệ thị trường :

- Nhà nươ'c sử dụng quyền năng chi phối của mình lên các hành vi kinh tế của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường, ngăn chặc các tác động tiêu cực đến các quá trình kinh tế, ràng buộc chúng phải tuân thủ các quy tắc hoạt động kinh tế đã định sẵn nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường của nền kinh tế.

Trong nền kinh tế thị trường, cần có sự điều chỉnh, điều tiết quan hệ thị trường của Nhà nước vì các lý do sau đây :

+Nền kinh tế thị trường có khả năng tự điều tiết các hành vi kinh tế, các hoạt động kinh tế theo các quy luật khách quan của nó. Tuy nhiên, trên thực tế có những hành vi kinh tế nằm ngoài sự điều tiết của bản thân thị trường (như gian lận thương mại, trốn thuế, hộ trợ người nghèo...).

+ Quá trình phát triển của nền kinh tế do chịu sự tác động của nhiều nhân tố không ổn định (như hệ thống pháp luật không hoàn thiện, hệ thống thông tin khiếm khuyết,sự không ổn định của xã hội...) đưa đến hàng loạt hoạt động kinh tế không bình thường. Và khi đó, chức năng tự điều chỉnh của nền kinh tế xã hội, sự điều tiết của thị trường khó phát huy được tác dụng; vì vậy, cần có sự điều tiết có hiệu quả của Nhà nước để nền kinh tế hoạt động trở lại bình thường.

- Để điều chỉnh, điều tiết thị trường, Nhà nước sử dụng nhiều biện pháp để điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó có 02 quan hệ chủ yếu sau :

+ Các quan hệ lao động :trong quá trình tiến hành lao động trong nền kinh tế thị trường, diễn ra các mối quan hệ trong phân công và hiệp tác lao động giữa các cá nhân, giữa các chủ thể kinh tế với nhau dưới nhiều hình thức, trong đó vai trò của Nhà nước là điều tiết sao cho các quan hệ đó được thiết lập 01 cách tối ưu, đem lại hiệu quả.

+ Các quan hệ phân phối lợi ích :

Nhà nước điều tiết quanhệ cung cầu sản xuất hàng hóa để trao đổi và tiêu dùng trên thị trường bình thường, chống gian lận thương mại...

Nhà nước điều tiết quan hệ phân chia lợi tức trong các công ty sao cho công bằng, văn minh, quan hệ chủ-thợ tốt đẹp.

Các doanh nhân có trách nhiệm,nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách do họ sử dụng tài nguyên, công sản và do gây ô nhiễmmôi trường.

Nhà nước điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao, những vùng có thu nhập cao vào ngân sách và phân phối lại,hỗ trợ cho những người có thu nhập thấp.

3.Tạo môi trường:

Môi trường cho sự phát triển kinh tế là tập hợp các yếu tố, các điểu kiện tạo nên khung cảnh tồn tại và phát triển của nền kinh tế.Nói cách khác, là tổng thể các yếu tố, điềukiện khách quan, chủ quan; bên ngoài, bên trong; có mối liên hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến việc phát triển kinh tế và quyết định đến hiệu quả kinh tế.

Các loại môi trường cầnthiết cho sự phát triển của nền kinh tế bao gồm : môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường chính trị, môi trường văn hóa xã hội, môi trường sinh thái,môi trường kỹ thuật, môi trường dân số,môi trường quốc tế

Để tạo lập các môi trường, Nhà nước cần tập trung các vấn đề sau :

- Đảm bảo sự ổn định về chính trị và an ninh quốc phòng, mở rộng quan hệ đối ngoại trong đó có quan hệ kinh tế đôi ngoại.

- Xây dựng và thực thi một cách nhất quan các chính sách kinh tế - xã hội theo hướng đổi mới và chính sách dân số hợp lý.

- xây dựng và không ngừng hoàn tiện hệ thống pháp luật.

- Xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước, thông tin, dự trữ quốc gia...)

- Xây dựng nền văn hóa mang bản sắc văn hóa dân tộc và kế thừa tinh hoa văn hóa của nhân loại trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

- Xây dựng nền khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến cần thiết và phù hợp, cải cách nền giáo dục để đào tạo được nguồn nhân lực có kỹ thuật và trí tuệ phục vụ cho sự phát triển kinh tế.

- Xây dựng và thực thi chính sách và pháp luật về bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên của đất nước, bảo vệ và hoàn thiện môi trường tự nhiên, sinh thái.

4.Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế:

- Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế là Nhà nước xem xét, đánh giá tình trạng tồt xấu của các hoạt động kinh tế, và theo dõi, xét xem sự hoạt động kinh tế được thực thi đúng hoặc sai đối với các quy định pháp luật.

- KIểm tra, giám sát hoạt động kinh tề là cần thiết vì các lý do sau đây:

+ Quá trình hoạtđộng kinh tế không phải lúc nào cũng diễn ra một cách bình thường và đưa lâi kết quả mong muốn. Sự kiểm tra, giám sát nhằm để kịp thời phát hiện những mặt tích cực và tiêu cực,những thành công và thất bại, nền kinh tế đang trong trạng thái phồn vinh hay khủng hoảng, suy thoái, dao động hay ổn định, hiệu quả hay kém hiệu quả, đúng hướng hay chệch hướng...Trên cơ sở đó, rút ra những kết luận, nguyên nhân, kinh nghiệm và đề ra những giải pháp phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm, đồng thời phát hiện ra các cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế quốc dân và đưa nền kinh tế tiến lên 01 bước mới.

- Những giải pháp chủ yếu thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế :

* Liên hệ thực tế (có thể xem phân tích ở một số lĩnh vực sau):

-Lĩnh vực giao thông : vấn đề tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông gây thiệt hại lớn về người và tài sản, làm hạn chế sự phát triển.

-Lĩnh vực đất đai :những vướng mắc, yếu kém trong quyết định thu hồi đất, đền bù, tái định cư không những đã làm chậm trễ mất cơ hội của các nhà đầu tưmà còn làm cho đời sồng một bộ phân dân cư trong diện thu hồi đất gặp nhiều khó khăn và là nguyên nhân chính gây nên những vụ khiếu kiện kéo dài.

- Lĩnh vực môi trường : công tác bảo vệ môi trường còn nhiều yếu kém. Kinh tế tăng trưởng cùng với quá trình đô thị hóa và dân số tăng nhanh đã làm gia tăng ô nhiễm và gây áp lực lớn đối với môi trường sống, nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường trầm trọng nhưng chưa có biện pháp xử lý thích đáng./.

Hết

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #18-1