cứu thương

I – Cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh

1. Đặc điểm của các vết thương trong chiến tranh

1.1.Vũ khí lạnh

 Gồm : Gươm , giáo, lê, dao găm, chông .

Đặc điểm : Các tổn thương do vũ khí lạnh gây ra tương đối đơn giản, ít để lại di chứng.

1.2.Vũ khí nổ

Gồm : Súng bộ binh, hỏa lực, pháo binh, bom, mìn, lựu đạn

Đặc điểm : Vũ khí nổ gây sát thương bằng tác động trực tiếp của đầu đạn, mảnh phá, viên bi trong bom, đạn gây ra vết thương dập nát nhiều ngõ ngách, vết thương mạch máu, vết thương thần kinh hoặc vết thương các nội tạng trong cơ thể.

                 Các loại vũ khí sát thương các nội tạng trong cơ thể như đầu đạn, bom, mìn, đạn phá gây sức ép mạnh đối với người gần tâm nổ, tạo những chấn thương kín ở các tạng có khi rất nặng.

1.3.Vũ khí hạt nhân

Gồm : Bức xạ quang, bức xạ xuyên, sóng chấn động, chất phóng xạ .

Đặc điểm : Gây tổn thương hỗn hợp làm cho vết thương nặng và phức tạp. Một người có thể bị đồng thời các tổn thương như bỏng và bệnh phóng xạ,; chấn thương và bệnh phóng xạ; bỏng và chấn thương.

1.4.Vũ khí hóa học

    - Là loại sử dụng chất độc hóa học chứa đựng trong tên lửa, bom, đạn, pháo .

Đặc điểm : tổn thương do vũ khí hóa học là nhiễm độc toàn than, nhiễm độc thần kinh, gây loét, nát; gây ngạt thở …

1.5. Vũ khí sinh học

     Vũ khí sinh học cũng thuộc loại vũ khí sát thương hang loạt. Đó là các loại chứa các vi khuẩn, vi trùng gây bệnh làm ô nhiễm các nguồn thức ăn, nước uống .

Đặc điểm : Vũ khí thường gây bùng nổ các vụ dịch hang loạt, mãnh liệt nhiều người mắc trong một thời gian.

2. Cấp cứu ban đầu vết thương do vũ khí nổ(vũ khí thông thường)

2.1. Khái niệm vết thương kín, vết thương hở

       Vết thương kín là loại vết thương không bị rách da hoặc chảy máu ra ngoài, thường gọi là chấn thương. Loại vết thươgn này gây rất nguy hiểm, cần được phát hiện sớm và xử lý kịp thời

       Vết thương hở : là loại vết thương rách nát da và các mô gặp rất phổ biến trong chiến tranh.

2.2. Vết thương phần mềm

         Là loại vết thương có tổn thương da, gân, cơ; trong đó cơ là chủ yếu

  * Đặc điểm : Vết thương cả ở bộ phận khác kết hợp có tổn thương phần mềm. Vết thương phần mềm được xử lý tốt là cơ sở cho việc điều trị các tổn thương khác như gãy xương, vết thương trong…

  * Biến chứng : Các mô dập nát và hoại tử. Vết thương nhiễm khuẩn nặng có nhiều ngõ ngách dễ nhiễm uốn ván, ngoại thương, sinh hơi. Vùng bị thương có nhiều khối cơ dày như vùng mông, đùi , bắp chân. Sức đề kháng kém cũng dễ bị nhiễm khuẩn, phát triển nặng thêm

   * Sơ cứu đầu tiên : Băng vết thương : cầm máu, tránh nhiễm khuẩn; Đưa bị thương ra khỏi nơi nguy hiểm, tổ chức vận chuyển an toàn

2.3. Vết thương mạch máu

    * Đặc điểm :  Phần lớn có kết hợp với các tổn thương phần mềm, gẫy xương, đứt dây thần kinh thường là phức tạp, cấp cứu và điều trị tương đối khó .

      Vết thương do trúng đạn : có thể gây tổn thương mạch máu từ nhỏ đến dập nát đến đứt hẳn .

       Vết thương gãy xương có nhiều mảnh xương sắc nhọn, cũng có thể gây thủng, rách hoặc đứt mạch máu.

        Nguy hiểm nhất là tổn thương động mạch lớn, tổn thương động mạch tứ chi.

     * Biến chứng: Choáng do mất máu nhiều dễ dẫn đến tử vong; Vết thương mạch máu đều bị ô nhiễm; Chảy máu lần thứ hai.

     * Sơ cứu ban đầu : Phải cầm máu tạm thời nhanh, khẩn trương, nhanh chóng, đúng chỉ định theo yêu cầu của vết thương, không được làm bừa làm ẩu .

2.4. Vết thương gẫy xương

       Trong chiến tranh, phần lớn là vết thương hở do bom, mìn, mảnh đạn gây nên, nhưng cũng có thể gẫy xương kín, tổn thương càng phức tạp.

* Đặc điểm : + Đối với vết thương gãy xương kín : Da không rách có thể cầm cứu hoặc đầu xương gãy độn mặt da lên.

                      + Đối với vết thương gãy xương hở : Da bị rách, mô xung quanh ổ xương bị gãy, bị dập nát, có thể nhìn thấy đầu xương gãy .

* Biến chứng : Choáng, đau đớn, nhiễm khuẩn nặng .

* Sơ cứu đầu tiên : Cầm máu tạm thời ; băng với vết thương hở; Cố định tạm thời vết thương gãy; Đưa thương binh vào nơi tương đối an toàn.

2.5.Bỏng

        - Trong chiến tranh loại vũ khí gây cháy : súng phun lửa, các loại tên lửa, vũ khí hạt nhân …

       - Cấp cứu bỏng : dập tắt lửa bằng nước, cát, chăn…

                                 + Bỏng do chất lân phải dùng chất sunphat đồng đắp lên vết thương bỏng hoặc dùng chăn ướt .

                                  + Băng các vết bỏng : Không làm vỡ vết phồng, băng phải vô khuẩn .

                                  + Nếu vết thương quá rộng có thể dùng chăn, màn sạch vải phủ kín lên .

                                   +  Về trạm quân y tiêm thuốc giảm đau và vận chuyển nhẹ nhàng về nhà.

2.6. Tổn thương do vùi lấp

        * Nguyên nhân : + Bom đạn làm sập,đổ nhà cửa, hầm hào, mưa lũ làm sụp lở đất đá, hầm mỏ .

                                    + Trong những giờ sau khi bị vùi lấp dẫn tới suy thoái gây tử vong và có thể kèm theo các tổn thương khác như chấn thương sọ não, cột sống, gẫy xương tứu chi… dẫn đến suy thận.

2.7.Vết thương bụng, vết thương ngực

       Vết thương bụng là vết thương nặng làm tổn thương nhiều bộ phận có thể bị tổn thương cả dạ dày, ruột, gan, lách…

      * Biến chứng : ngay sau khi bị thương bị choáng và bị chảy máu là biến chứng sớm nhất; viêm khúc mạc là biến chứng nặng nhất gây tử vong.

        Vết thương thấu ngực cũng là loại vết thương nặng được chia làm ba loại : vết thương ngực kín , vết thương ngực hở , vết thương khí phế mạc van

       * Triệu chứng : có khi đầy đủ rõ rệt nhưng cũng có khi khó phán đoán

2.8. Vết thương sọ não, vết thương cột sống

         *Vết thương sọ não được chia làm hai loại :

                 - Vết thương phần mềm ở sọ

                 - Vết thương thấu não làm vỡ xương và tổn thương não rất dễ bị nhiễm khuẩn.

          * Vết thương cột sống được chia làm hai loại :

                 - Vết thương cột sống không chạm tủy sống

                 - Vết thương cột sống có chạm tủy sống

            * Cách xử lý : Những nguyên tắc cấp cứu : Chống choáng, chống khó thở, băng bó cầm máu, vận chuyển nhanh thương binh về phía sau .

2.9.Vết thương ở hàm, mặt, mắt 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: