CHƯƠNG 20

Quốc Minh ngồi trong nhà, nhìn ra phía ngoài lan can. Đà Lạt đang mưa, những cơn mưa rả rích mang theo cái se lạnh của khí hậu ôn đới làm hắn khẽ rùng mình. Ở một nơi khác, ở đó có gia đình hắn, có người hắn yêu thương. Nhưng nếu hắn có cơ hội trở về, liệu hắn có trở về không. Có lẽ có, cũng có lẽ không. Ít nhất, cho đến khi quân đội Việt Nam có thể tự bảo vệ mình, Việt Nam có thể chế tạo đủ máy bay, xe tăng dùng, hắn mới có thể trở về. Hắn tuy không phải thánh nhân, nhưng cứ nghĩ đến dân Việt bị chết đói năm 1945, bị tàn sát ở Mỹ Lai, ở biên giới phía Bắc và Tây Nam, nghĩ đến những chàng trai xếp bút nghiên theo nghiệp binh đao, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến, “đôi môi khô đạn xé, vẫn chưa hề biết hôn”... là hắn lại không thể ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình được. 

- Thiếu tướng, mời ngài uống cà phê! – Ngọc Vân bưng một ly cà phê sữa mang đến. Cà phê mua của người dân Đà Lạt, vẫn còn thơm mùi sương sớm. Quốc Minh nhấp 1 ngụm, sảng khoái cả tinh thần.

Ngọc Vân nhẹ nhàng đứng đằng sau, dùng đôi tay nhỏ nhắn bóp bóp vai cho hắn. Quốc Minh ngả đầu trên ghế, hưởng thụ phút giây bình tĩnh hiếm có này. 

Đầu năm 1934, lúc này, nắm trong tay toàn bộ tài nguyên của Đông Dương, Quốc Minh đã có thể xây dựng được 3 đội quân có thể nói là hùng mạnh số 1 số 2 ở Châu Á lúc bấy giờ. Hộ Quốc Quân biên chế 4 vạn người, vũ khí hiện tại đã thay đổi thành súng tiểu liên Sturmgewehr 44, súng máy MG40. 1 tập đoàn xe tăng 100 chiếc, trong đó có 5 chiếc xe tăng Vua Hổ, 20 chiếc xe tăng Panzer IV Tiger, 40 chiếc xe tăng Panzer IV Panther, còn lại là Panzer III. Thiết giáp cũng có khoảng 300 chiếc, bao gồm xe thiết giáp chở quân, xe vận tải, thiết giáp phòng không, pháo tự hành các loại... 1 trung đoàn pháo binh có 20 khẩu pháo hạng nặng 150mm, 40 khẩu 105mm, gần 100 khẩu các loại. Đặc biệt có 1 quái vật khổng lồ, đó là đoàn tàu pháo mang tên Lý Thường Kiệt với vũ trang tương ứng với 1 thiết giáp hạm trên biển: 1 chủ pháo 350mm, 1 pháo phụ 150mm, 2 pháo 88mm, 4 ụ phòng không Wirbelwind. Về không quân, hiện tại Hộ Quốc Quân có 200 máy bay các loại, chủ yếu là máy bay tiêm kích MEG-21, máy bay ném bom mục tiêu SrA-320, máy bay ném bom chiến thuật Bi 2, Bi 5... Về hải quân, ngoài 2 thiết giáp hạm Quang Trung và Ngọc Hân, Quốc Minh còn bổ sung thêm 4 tàu tuần dương lần lượt là Tuần dương hạm Yết kiêu, Tuần dương hạm Mạc Đĩnh Chi, tuần dương hạm Tô Hiến Thành, Tuần dương hạm Nguyễn Thượng Hiền; 10 tàu khu trục lần lượt mang tên Lạc Long, Âu Cơ, Sùng Lãm, Mai An Tiêm, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mỵ Nương, Chử Đồng Tử, Tiên Dung, Ngọc Hoa. 

Đội quân thứ 2 là An Quốc Quân của trung tá Nguyễn Sơn, biên chế 1 quân 2 sư, 4 vạn người. Vũ khí là súng trường Gewher 98, súng tiểu liên MP40, 20 chiếc tăng Panzer II, 10 chiếc Panzer III, 4 chiếc Panzer IV Panther, 100 xe bọc thép và pháo tự hành các loại. 

Đội quân thứ 3 là Vệ Quốc Quân của Võ Nguyên Giáp, biên chế 1 quân và 20 đại đội độc lập, 4 vạn người, vũ khí là súng bắn tỉa Karl 88 có ống ngắm, súng trường Gewher 98, tiểu liên MP40, 300 xe gắn máy 3 bánh, 30 tăng Panzer II, 50 xe bọc thép và pháo tự hành các loại. Mỗi đại đội Độc lập có 10 xe gắn máy 3 bánh, 1 tiểu đội cối, 2 súng máy MG42. Võ Nguyên Giáp chủ trương độc lập, cơ động, tập kích, quấy phá. Huấn luyện viên của các đại đội độc lập đều là các sỹ quan đặc công SS xuất sắc nhất người nhân bản.

Quân phòng bị Đông Dương lúc này biên chế cũng chỉ còn 3 vạn lính, trang bị là thấp nhất, toàn bộ là súng trường cũ của Pháp, xe cộ là thiết giáp và xe ba bánh. Nhưng Quốc hội lại nắm trong tay 1 lực lượng cực kỳ khủng bố, đó chính là 2 tổ chức tình báo Nhện Đen và Rắn độc. Rắn Độc là các chuyên viên giỏi về theo dõi, chống gián điệp, bảo vệ yếu nhân, bảo vệ tài liệu mật... chủ yếu tập trung về đối nội. Các nhân viên Rắn độc nấp trong chỗ tối, tựa như những con rắn đang súc mình lại, co mình lại, chỉ chờ phóng ra đớp lấy con mồi. Nhện Đen phụ trách tình báo đối ngoại, giỏi về ám sát, mua chuộc... Mạng lưới của Nhện đen với hàng ngàn đầu mối khắp thế giới, đủ mọi màu da, sắc tộc, tôn giáo... và sẽ kịp thời nhất công bố các tin tức quan trọng đến đầu não của Nhện. Vấn đề là, tuy Nhện đen và Rắn độc đều thề trung thành cùng Quốc hội, nhưng tất cả đầu não của 2 tổ chức này đều là... người nhân bản... Nhện đen và Rắn độc cũng được cung cấp các loại vũ khí tối tân như súng bút, máy nghe trộm, máy phá giải mật mã, độc dược... Quân phòng bị Đông Dương cũng được trang bị gần 20 chiếc tàu khu trục để bảo vệ bờ biển và hải đảo. Những chiếc tàu này đều là sản phẩm tự đóng bởi các quân nhân kỹ thuật hàng hải Vinh, cũng không quá đẹp, nhưng chất lượng có thể đảm bảo

2 năm trời tiến hành cải cách và giáo dục, giờ đây Đông Dương đã thay đổi bộ mặt. Đại bộ phận dân chúng Đông Dương đều đã biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ. Trường tiểu học – trung học mọc lên như nấm ở các nơi. Tại các thành phố lớn đều xuất hiện các trường Đại học chuyên nghiệp, các trường trung cấp dạy nghề. Nếu muốn nghiên cứu thì học đại học, còn nếu đi làm để kiếm ăn thì hầu hết đều chọn trung cấp. Các công nhân tốt nghiệp được các nhà xưởng tranh nhau không còn. 

Về công nghiệp, hiện tại cơ cấu công nghiệp của Đông Dương đã tương đối hoàn thiện. Hệ thống công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ phân bố đồng đều khắp cả nước. Tại hầu hết các thành phố lớn, nơi nào cũng thấy những ống khói, những phân xưởng, nhà xưởng bố trí khắp nơi. Công nhân được trả lương đầy đủ, được bảo đảm quyền lợi, làm việc có thời gian giãn...

Về nông nghiệp, từ khi cải cách ruộng đất tiến hành đến nay, hầu hết đất đai của địa chủ phản động đều đã trở về trong tay của nhà nước, sau đó được đem phân chia cho nông dân hoặc tá điền. Các địa chủ yêu nước thì tập hợp nhau lại, cùng nông dân trong vùng cùng canh tác, tạo thành các đồn điền, trang trại tư nhân tồn tại song song với các hợp tác xã nông nghiệp, không chỉ tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh mà còn thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng. Có thêm các kỹ sư nông nghiệp, các nông dân là người nhân bản giúp đỡ, 2 vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long kéo dài khắp lãnh thổ Đông Dương trở thành 4 vựa lúa lớn không chỉ nuôi sống nhân dân 3 nước, mà mỗi năm còn có một số lượng lớn lương thực trở thành dự trữ, biến thành vàng trong tài khoản của Quốc Minh.

Về Giao thông, mạng lưới quốc lộ, đường sắt trở nên chằng chịt, ngoài ra bắt đầu xuất hiện giao thông đường không với máy bay hành khách loại nhỏ và các khinh khí cầu, và giao thông đường thủy với sự xuất hiện của công ty vận tải đường sông “Tân Bạch Thái công ty” của Bạch Thái Long, con trai của Bạch Thái Bưởi.

Về ngoại giao, hiện nay rất nhiều quốc gia đã bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Bang, bao gồm cả cựu Mẫu quốc Pháp. Đại sứ quán các nước được đặt ở Hà Nội, các nhân viên ngoại giao thường xuyên qua lại phủ chủ tịch và nhà khách chính phủ, thi nhau lôi kéo, mua chuộc.

Quốc Minh đang đọc báo cáo của Nhện Đen và Rắn Độc về các hoạt động của các nhà ngoại giao, đại khái thì có 3 phe đang lôi kéo Việt Nam: Chính phủ Nhật Bản muốn Liên Bang tham gia vào phe trục, sau đó cùng nhau tấn công Trung Hoa, chính phủ Mỹ thì muốn Liên Bang trở thành 1 đối trọng với Nhật ở Á Châu, chính phủ Liên Xô thì bí mật lôi kéo Lãnh Tụ, muốn làm chính biến biến Việt Nam thành 1 nước trong phe Xô Viết... Còn lại thì người Đức ngạc nhiên về độ “giống” của Vũ khí, quân phục Việt và Đức, và muốn cùng trao đổi khoa học kỹ thuật. Nước Pháp, Anh và vài nước khác thì muốn mua sắm vũ khí, khí tài... Riêng nước Pháp, hiện tại còn một loạt nhà xưởng, đồn điền tư nhân được bảo hộ theo hiệp ước Pháp – Việt 1932, đang ùn ùn mang lại tài nguyên, tiền tài cho nước Pháp, thậm chí còn nhiều hơn cả lúc Pháp đô hộ Đông Dương... Thêm vào đó là cuộc vận động “Thuộc địa tự trị” của ông Henry, đến đầu năm 34, đã có 4 thuộc địa của Pháp ở châu Á và châu Mỹ được trao trả quyền tự trị...

Hiện tại, quốc hội cũng như nhân dân Việt nam tạm thời bằng lòng với chế độ Quân – Quyền phân lập này. Đến tháng 12 năm 1933, Quốc hội ra chính sách về thẻ công dân, có dán ảnh và đăng ký thông tin mỗi cá nhân, Quốc Minh cũng không tiếp tục tạo ra người vô tính, mà hiện tại ở Đông Dương, dân số người vô tính đã lên đến 1,3 triệu người, một con số tương đối lớn. Người vô tính chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng, kỹ thuật quốc phòng... Hoặc là làm việc trong các hợp tác xã, đồn điền, trang trại...

Sắp đến Tết rồi, trời đất bắt đầu trở nên se lạnh. Cuối tháng chạp năm 1934, một đợt rét đậm ùa vào miền Bắc, trẻ em xúng xính trong các bộ quần áo mới, mặc kệ là nhà giàu hay nhà nghèo, có cha mẹ hay mồ côi. Năm nay, không còn nhà nào phải co ro trong góc nhà chịu đói trong dịp tết, nghe pháo chào xuân lại chạnh lòng nữa. Mấy nhà gộp nhau lại làm một nồi bánh chưng, đặc biệt là trong các đồn điền, trang trại, tất cả các hộ tập trung trong nhà địa chủ, giết lợn, mổ gà, luộc bánh chưng, không khí vô cùng đầm ấm.

Cụ Thái Gia Cẩn, năm nay 76 tuổi, là một địa chủ yêu nước ở Gia Lâm, hà Nội. Lúc cải cách, nhiều người trong làng ghen ghét với sự giàu có của cụ, phê bình cụ một cách dã man, đổ cho cụ bóc lột, hiếp dâm... Nhưng may mà các cán bộ xem xét tận nơi, tường tận, đã khiến cho những kẻ ngậm máu phun người đó bị giáo dục, phải trước mặt dân làng xin lỗi cụ. Sau đó, cụ cùng mấy gia đình trung nông và khoảng chục hộ nông dân, dưới sự hướng dẫn của chuyên gia chính phủ, đã đứng ra tổ chức một cái đồn điền, sau đó bắt đầu cùng nhau canh tác. Nhìn thấy mấy đứa con cứ học xong lại ra ruộng, cùng bạn bè đồng lứa cấy cầy, canh tác, cụ Cẩn thấy vui vui lạ. May nhờ có mấy cái trường học, các con cụ được học cái chữ, học cái lễ, kẻ có tiền không cậy giàu mà lên mặt, kẻ khó không vì nghèo đói mà tự ti... Tết năm nay, cả đồn điền tụ tập trong nhà cụ Cẩn, chuẩn bị cùng nhau ăn tết. Cụ Cẩn cũng dặn người nhà làm nhiều nhiều bánh một chút, để dành cho những kẻ lỡ dặm đường xa, không kịp về nhà ăn tết ghé qua.

Còn cách giao thừa 4 tiếng đồng hồ, có tiếng gõ cửa vang lên ngoài đầu hồi. Cụ Cẩn lộc cộc chống gậy ra mở cửa, thầm nghĩ “chắc lại người lỡ bận đường xa đây mà”

Mở ra cửa ngõ, trước mặt cụ là một chàng trai tuổi chừng 20- 25 và một cô gái khoảng 20, cả hai đều mặc quân phục chỉnh tề, chàng trai còn có vẻ mệt mỏi.

Cô gái bước lên trước, giơ tay chào cụ Cẩn, sau đó nhẹ nhàng nói:

- Thưa cụ, chúng cháu là sỹ quan hộ quốc quân, đi công tác về qua đây thì xe hỏng, vào đồn điền nhà ta xin nghỉ nhờ một đêm được không ạ?

Cụ Cẩn run rẩy:

- Mời... mời các ... quan lớn vào... – Hộ Quốc quân, có người dân nào mà không biết đến danh tiếng của họ chứ, giang sơn này lớn như vậy là do Hộ Quốc quân 1 tay đánh xuống đấy...

- Cụ không cần sợ, bọn cháu cũng không phải quan lớn gì đâu. – chàng trai tiến lên đỡ lấy cụ già.

Hai người cùng cụ vào nhà, trong nhà, mọi người đang quây quần bên mâm cơm tất niên, bật đài chờ nghe lời chúc tết của Lãnh Tụ. Quốc Minh – đúng vậy, chính là tên lười này – cùng Ngọc Vân vào nhà, cởi bỏ chiếc áo khoác dài màu xám của mình, chỉ mặc bộ quân phục màu đen, mỉm cười chào mọi người. Quốc Minh ngồi xuống chiếu trên cùng cụ Cẩn, Ngọc Vân đứng đằng sau, dù mọi người mời thế nào cũng bất động. Cuối cùng quốc minh phải ra lệnh nàng mới chịu rời vị trí xuống ngồi cùng mâm phụ nữ trong nhà. Lúc 12h, tiếng Lãnh Tụ ấm áp vang lên qua radio, người thăm hỏi bà con, chúc tết đồng bào, sau đó là đọc thơ chúc tết. Cả đám đàn ông trong nhà đều giơ lên cốc rượu nếp, hô to: “Chúc sức khỏe Lãnh Tụ vĩ đại, chúc sức khỏe Tổng thống Lĩnh, chúc sức khỏe chủ tịch Nguyễn Thái Học... Cạn chén”

Mâm phụ nữ, các cô các bà hâm mộ dáng người của Ngọc vân, nói nói, trêu trêu, làm cho nàng đỏ hết cả mặt. 

Sáng hôm sau, một đoàn lính Hộ Quốc quân có xe bọc thép và xe ba bánh tiến vào đồn điền, khiến mọi người hoảng loạn, cuối cùng mới biết họ đến đón tổng thống lĩnh. Ai cũng trơ hết cả mặt ra, không ngờ tối hôm qua, người uống rượu cùng mình chính là Tổng thống lĩnh, tất nhiên, mấy tên chuyên gia người vô tính biết từ lâu, nhưng chỉ như khúc gỗ bọn họ cũng không nói cái gì không được nói, thế nên Quốc Minh đi từ lâu mà cả đồn điền vẫn cứ đứng như trời trồng trước cửa, mãi đến khi có đứa bé 1 tuổi khóc ré lên vì đói mới giật mình tỉnh lại

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top