CHƯƠNG 18
Chỉ vài ngày sau sự kiện Thiên Phúc Hào, chính quyền Dân Quốc gửi công hàm ngoại giao yêu cầu Việt Nam trả lời về việc tấn công tàu của Trung Quốc trên lãnh hải của họ. Bộ ngoại giao nước Cộng Hòa Đông Dương trả lời Trung Quốc rằng đây là trừng phạt vì việc tấn công thường dân. Tiếp đó là một lần tranh cãi ngoại giao kéo dài suốt 5 tháng
Báo Tân Dân Quốc của Trung Hoa viết:
“Hành động của quân đội An Nam là trắng trợn khiêu khích. Theo thông cáo số 114 của chính phủ Dân Quốc thì vùng biển nằm trong khu vực đường 11 đoạn là của Trung Hoa, Tàu đánh cá của Việt Nam đã vi phạm, lại dùng vũ lực chống lại hải quân Dân Quốc, do đó bị đánh chìm. Người An Nam đã không biết phải trái, lại dùng thủ đoạn ti bỉ tấn công và đánh chìm chiến hạm Thiên Phúc Hào của chúng ta. Hỡi quốc dân, dùng máu và sắt cho bọn man di biết “Minh phạm hán cường giả, tuy viễn tất tru””
Báo Trưa Thượng Hải viết
“Từ bao lâu nay, xứ An Nam vẫn là triều thuộc của thiên triều, nay quy về cũng là nên làm, vậy mà triều đình An Nam không biết tiến thối, lại dám ngang nhiên chống lại thiên triều, cũng là ngược với vận thế vậy. Nay nếu không biết hối cải, đem thủ phạm giao ra rồi nhận lỗi với Dân Quốc, vậy một cơn binh lửa qua đi, hẳn sẽ không còn gì. Chỉ hỏi chính phủ Nam Man 1 câu: Đồng trụ của Mã Viện đâu rồi?”
Đây là khiêu khích, trắng trợn khiêu khích. Nhân dân Việt nam nổi giận rồi. Quốc Minh nổi giận rồi. Hộ quốc Quân cũng nổi giận rồi. Cả đám quan chỉ huy thay nhau đến gặp Quốc Minh xin đánh. Lúc này, Đông Dương Cách Mạng Báo cũng bắt đầu phản kích. Bài viết: “Biển Đông hay Nam Hải, bằng chứng lịch sử” của tác giả N- Á- Q có đoạn:
“Từ thời Tống, Trung Quốc đã có bản đồ phân rõ ranh giới quốc gia, cho đến tận nhà Thanh. Tuy có thay đổi khác nhau, nhưng tất cả đều ghi rõ điểm cực Nam của Trung Hoa chỉ đến đảo hải nam, hay còn gọi là Quỳnh Châu. Còn các bản đồ như Hồng Đức bản đồ, phủ biên tạp lục của nước ta đều đã có Hoàng Sa và Trường Sa, như một thể thống nhất của đất nước vậy. Năm 1816, Vua Gia Long Nguyễn Ánh cũng sai người cắm cờ Hoàng long Kỳ trên khu vực Quần đảo Hoàng Sa, khẳng định chủ quyền của Việt nam trên quần đảo này. Do đó, đường 11 đoạn của Trung Quốc là hoàn toàn vô lí. Trung Quốc đã cố ý bỏ qua các thông lệ quốc tế, muốn dùng thủ đoạn mạnh mẽ để ép buộc nhân dân Việt nam từ bỏ chủ quyền biển, điều đó là hoàn toàn không có khả năng. Dân tộc Việt nam sẽ đem tất cả sức người, sức của để bảo vệ chủ quyền của dân tộc”
Báo Quân đội cũng có bài viết “Bảo hộ quốc gia là nghĩa vụ của quân nhân” có đoạn:
“Chúng ta muốn hòa bình, nhưng hòa bình không phải bằng mồm mép hay ngoại giao mềm mỏng mang lại. Nước yếu thì không có tiếng nói. Hành động của Thiên Phúc Hào đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho quân đội nói riêng và chính phủ nói chung. Thay mặt quân đội, tôi hướng đồng bào gửi đến lời chia buồn sâu sắc nhất, đồng thời cũng xin lỗi vì quân đội đã không hoàn thành nghĩa vụ bảo vệ nhân dân của mình. Những kẻ nợ máu nhân dân trực tiếp là thủy thủ Thiên Phúc Hào đã đền tội, nhưng những kẻ bí mật ra lệnh cho bọn chúng thì vẫn nhơn nhơn ngoài vòng pháp luật. Nhưng tôi cùng các binh sỹ vệ quốc quân xin hướng bà con và hương hồn các ngư dân xin thề, sẽ bắt những kẻ đó phải đền tội. Đối với quân thù phương bắc, chỉ có 1 câu thôi: Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!” – Tổng thống lĩnh quân đội, Tư lệnh Hộ Quốc Quân, Trung Tướng Trần Quốc Minh.
Sau mấy tháng báo chiến và ngoại giao chiến sục sôi, nhưng lại không hề có kết quả, Chu thái Cấu tập trung 5 vạn quân chính quy, 8 vạn dân phu, 5000 kỵ binh tại Giang Môn, nói quá lên rằng có 20 vạn quân đội, chuẩn bị Nam tiến, “dạy cho An Nam một bài học”. Tưởng Giới Thạch đánh điện cho Bạch Sùng Hi, Lý Tông Nhân nói với Chu Thái Cấu đừng nên manh động, nhưng Cấu không nghe.
Sáng ngày 17-02-1933, một ngày mùa xuân nắng đẹp,không hề báo trước hay thanh minh gì, quân Trung Quốc bắt đầu nổ súng tấn công Việt Nam. Quân đoàn 42A dẫn đầu từ Long Châu đánh vào Đồng Đăng, nhằm làm bàn đạp đánh Lạng Sơn, nhánh thứ 2 có quân đoàn 41A từ Tĩnh Tây đánh vào Cao Bằng và Đông Khê. Đám Việt gian gốc Hoa cũng nổi dậy làm loạn, toàn bộ biên giới phía Bắc chìm trong lửa khói.
Ngày 18-02-1933, lúc 8h30 sáng, 4 tốp máy bay MEG-21 gồm 36 chiếc xuất phát từ sân bay quân sự Gia Lâm, thẳng hướng phía Bắc trợ chiến cho các tiểu đoàn dân quân địa phương và biên phòng. Sử dụng súng máy 7,2mm, bom 50kg, 36 chiếc MEG đã gây tổn thất đáng kể cho quân xâm lược.
Ngày 21-02-1933, Hộ Quốc Quân có mặt ở Lạng Sơn. Lúc này, quốc Minh mang đến đây 2 tiểu đoàn dù, 2 tiểu đoàn bộ binh, 3 đại đội Tăng thiết giáp, 1 tiểu đoàn cối, 1 trung đội pháo binh. Tổng cộng 1 vạn quân. Tuy yếu hơn về quân số nhưng quân Việt nam không hề nao núng. Phía sau, Lãnh Tụ và Nguyễn Thái Học cũng bắt đầu tụ tập quân phòng bị Đông Dương và quân tình Nguyện, nhưng yêu cầu khá hà khắc. Nhà con 1, không tuyển. Chưa có vợ con, không tuyển. Dưới 20 tuổi, không tuyển. Công nhân giỏi nghề, nhân viên nhà nước, cũng không tuyển. Tuy thế Quốc hội cũng tập trung được gần 6 vạn quân phòng bị Đông Dương (trên biên chế 9 vạn quân Khố xanh của Pháp ở Việt nam) và gần 10 vạn quân tình nguyện.
Sáng ngày 22-02-1933, tiểu đoàn dù số 13 của Hộ quốc quân chạm trán 300 kỵ binh thuộc trung đoàn kỵ binh Độc lập số 31, quân đoàn 41A Quảng Châu tại một bản nhỏ cách Lạng sơn 38km. Từ phía xa, qua ống nhòm, chỉ huy trưởng tiểu đoàn nhìn thấy 10 tên lính Dân Quốc cưỡi ngựa, đuổi theo phía sau một nhóm nhỏ dân chúng. Đám quân Tưởng thúc ngựa lao vào giữa đám người, vung đao chém loạn xạ, sau đó dừng lại, đợi cho dân chúng chạy được 1 lúc, lại thúc ngựa lao lên.
Trung úy Phạm Ngọc Tuấn, chỉ huy trưởng tiểu đoàn dù số 13 lập tức hạ lệnh tiểu đội pháo cối chuẩn bị, nhằm vào phía sau đám kỵ binh mà nổ súng. Những quả đạn cối xé gió rơi trúng mục tiêu khiến 2 con ngựa lẫn người cưỡi bay lên trời. Các chiến sỹ hộ quốc quân cũng bắt đầu bắn tỉa mục tiêu, chỉ vài phút, toàn bộ 10 tên giặc đã phải đền tội. Sai 2 chiến sỹ đưa đồng bào rút về lạng sơn, tiểu đoàn dù số 3 tiếp tục lên đường.
Bên trong bản, đám lính Khựa vẫn tiếp tục bắt gà bắt vịt, vơ vét của cải, đuổi bắt phụ nữ mà không biết tử thần đã bủa lưới bên ngoài. 1 loạt tiếng nổ vang lên, những đám khói mù màu vàng bốc lên khắp nơi. Các chiến sỹ hộ quốc quân đồng loạt lấy ra mặt nạ phòng hộ đeo vào, sau đó lao vào trong bản. Quân Khựa bị hốt hoảng, ngựa bị khói xông mặc kệ người điều khiển, lao như điên khắp nơi. Tiếng la hét, tiếng chém giết vang lên khắp nơi. Sau 30’ chiến đấu, đám khói cũng dần tan ra, quân Khựa đã hoàn toàn bị tiêu diệt, 100 kỵ binh chỉ còn 30 tên sống sót, còn lại nếu không phải bị ngựa điên dẫm nát thì là bị hất vào đống lửa hoặc bị Hộ Quốc Quân tiêu diệt.
Ngọc tuấn đến trước mặt một căn nhà đang cháy dở, cửa nhà bị chặn bằng gỗ. Hắn hạ lệnh cho binh sỹ tháo bỏ tấm gỗ, mở cửa ra xem bên trong có gì. Đám lính Khựa lúc này mặt xám ngắt, cả người run rẩy. Tấm gỗ vừa được tháo ra, cánh cửa cháy dở đã đổ sập ra dưới sức nặng của bên trong. Tất cả lính Hộ Quốc Quân nhìn thấy cảnh ở bên trong đều tức giận muốn nổ tung, tay nắm chặt lại, mắt bốc lửa... Phải biết Hộ Quốc Quân là lính vô tính, kỷ luật đã ăn sâu vào máu thịt, trái tim đã biến thành sắt đá, vậy thì điều gì có thể khiến những người lính vô cảm này tức giận đến vậy. Bên trong là mấy trăm xác người chết cháy, có người già, phụ nữ, trẻ em. Tất cả đều dồn lại bên cánh cửa duy nhất, hy vọng hít được một ít không khí, tránh xa ngọn lửa tàn bạo... Không nói không rằng, Ngọc Tuấn xách cổ một tên lính Khựa, ném vào căn nhà đang cháy dở gần đó. Tên này giãy giụa, kêu gào thảm thiết khi ngọn lửa ôm lấy hắn, dần dần biến hắn thành tro bụi. Đám lính của tiểu đoàn cũng học theo, xách cổ những tên còn lại chuẩn bị ném vào lửa. Đúng lúc đó lính liên lạc chạy tới, hớt ha hớt hải nói:
- Tư lệnh yêu cầu giữ lại tù binh!
Ngọc tuấn mặt lạnh tanh, nhún nhún vai, quay sang lính tiểu đoàn hỏi:
- Tù binh! Tù binh nào? Chúng ta có tù binh sao các anh em?
Cả tiểu đoàn ầm ĩ đáp lời
- Không có!
- Làm gì có!
- Bọn Khựa chống cự ngoan cố, không chịu đầu hàng lấy đâu ra tù binh!
Sau đó, đem đám lính Khựa còn lại ném vào lửa. Sau đó, Ngọc tuấn bắt đầu ra lệnh cho lính của mình đào bới công sự, bố trí ổ súng máy, súng cối, chuẩn bị giao chiến.
Lúc 9h, 200 kỵ binh Khựa còn lại cùng kéo đến. Kết quả không cần phải nói, toàn bộ tiểu đoàn dù trang bị đều là súng tiểu liên MP40, lại còn có 5 khẩu súng máy MG42, 1 tiểu đội pháo cối, lại có công sự đầy đủ. 200 kỵ binh chỉ chạy thoát không đến 50 tên, số còn lại mãi mãi nằm lại nơi này, trở thành phân bón cho đất rừng Đông Bắc.
Chiều ngày 22-02-1933, Đại đội thiết giáp số 2 cùng tiểu đoàn bộ binh số 6 hợp binh với tiểu đoàn dù 13, chuẩn bị tiêu diệt 4 vạn quân Khựa ở Đông Khê, lực lượng còn lại thì theo Quốc Minh tiến đến chặn lại 8 vạn quân Khựa ở Đồng Đăng. Quốc Minh đưa ra phương án tác chiến là dùng thiết giáp chọc sâu vào trận địa địch, bộ binh yểm trợ cho thiết giáp, máy bay và pháo binh oanh tạc trận địa pháo của địch
Dọc đường hành quân, những cảnh đau thương tang tóc diễn ra ngay trước mắt các chiến sỹ Hộ Quốc Quân. Đâu đâu cũng là những nóc nhà bị đốt cháy, người dân dắt díu nhau chạy loạn, xác chết thảm thương của nhân dân...
Lúc 5h sáng ngày 24-02-1933, nhánh quân số 1 tiến đánh Đông Khê, sau 1 đêm hành quân đã vào vị trí, chuẩn bị chiến đấu. Lúc 5h30, từ Hà Nội, 4 phi đội máy bay cất cánh, hướng về phía Đông Khê. Ngay khi quân Khựa đang nấu đồ ăn sáng, các phi công Việt nam nhằm thẳng chỗ có lửa mà oanh tạc và khai hỏa súng máy. Quân địch bị đánh bất ngờ, dần dần trở nên hỗn loạn. Thừa lúc này, 10 chiếc xe tăng và mấy chục chiếc thiết giáp bắt đầu tiến lên, bộ binh xen kẽ ở giữa. Pháo binh cũng đã được máy bay chỉ điểm, nhắm chuẩn vào khu vực bố trí pháo của Khựa mà nã đạn. Đạn pháo như mưa, đôi khi có phát “may mắn” trúng khu vực để đạn khiến nó nổ tung như pháo hoa, kéo theo là linh kiện của khẩu pháo gần đó văng khắp nơi. Xe tăng cũng không thèm ngừng lại bắn pháo, thi nhau hướng quân Khựa nã súng máy và nghiền ép như xe lu.Chỉ sau 20’ kể từ khi Hộ Quốc Quân bắt đầu khai hỏa, quân Khựa đã thi nhau buông súng đầu hàng hoặc bỏ chạy mất dép. Trận chiến Đông Khê, Hộ Quốc Quân tổn thất 2 xe tăng, 6 xe bọc thép, 30 lính, trong đó có 9 chết, 21 bị thương. Quân Khựa bị tiêu diệt 2 vạn 3 nghìn quân, bắt sống 1 vạn, còn gần 7 nghìn chạy thoát.
Chỉnh đốn lại đội hình, phái bộ đội đưa tù binh Khựa về tuyến sau, nhánh quân số 1 lại tiếp tục Tây tiến, chuẩn bị cắt đứt đường lui của Khựa.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top