Chương 15
Tháng 10 năm 1930, Nước Cộng Hòa Pháp cử ông Henry sang Việt Nam làm toàn quyền thay cho ông Pierre. Ngài Henry đến Việt Nam lập tức làm 2 việc, đó là chuyển phủ toàn quyền vào Sài Gòn, và cho người đến đàm phán với Cứu Quốc Quân.
Sau gần 5 tháng dằng co, ngày 23-03-1931, Hiệp Ước Hà Nội 1931 được ký kết, theo đó, Pháp thỏa thuận giao trả Bắc Kỳ cho nước Cộng Hòa Đông Dương, đổi lại, Nước Cộng Hòa Đông Dương ký kết với Pháp hợp đồng khai thác mỏ, Pháp mở công ty, góp vốn kỹ thuật, người Việt góp nhân lực, quặng khai thác được chia theo tỷ lệ 6:4, Việt 6 Pháp 4. Nhưng đối với vàng thì Quốc Minh từ chối cho Pháp khai thác. Chỉ vì chuyện khai thác Vàng mà đoàn ngoại giao 2 bên đã cãi nhau suốt 2 tháng trời.
Ngày ký kết hiệp ước, Quốc Minh cùng với ông henry đã có buổi gặp mặt và nói chuyện với nhau
Ông Henry nhấp 1 chén rượu Napoleon 1873, miệng cười đon đả nói:
- Thật không ngờ ngài lại còn trẻ thế. Ở Pháp, khi nhắc đến Tổng thống lĩnh Trần Quốc Minh, người ta cứ nghĩ đến đó là một người bản xứ cao to, mặt xanh nanh vàng, râu ria xồm xoàm cơ.
Quốc Minh mỉm cười
- Ồ, hóa ra người Pháp mang tôi ra để làm quỷ dọa trẻ con à. Thế cũng tốt
Ông Henry có lẽ nào không hiểu ẩn ý trong lời nói của hắn, nhưng ông cũng mặc kệ
- Vậy sắp tới Tổng thống lĩnh có dự định gì. Ở Nghệ An, quân phản loạn đang nổi dậy khắp nơi, ngài có...
- Xin lỗi phải cắt ngang, nhưng với ngài họ là phản loạn, với tôi, đó là đồng bào, là anh chị em. Họ khổ quá mới phải nổi dậy, nếu cơm no áo ấm họ chống lại làm gì.
Tựa vào lan can phủ toàn quyền, Quốc Minh nhìn trời đầy sao, khẽ thở dài
- Tôi có một ước nguyện nho nhỏ, rất nhỏ thôi. Đó là nông dân không còn bị đói, công nhân không còn bị đánh đập, bóc lột đến chết. Trẻ em được đến lớp, người già được nghỉ ngơi. Dân tộc tôi không còn bị áp bức, bị bóc lột nữa
- Ngài là người theo chủ nghĩa Mác?
- Cũng không hẳn. Tôi là người theo chủ nghĩa xã hội khoa học. – Quốc Minh mỉm cười. – Tôi rất khâm phục lí luận về tư bản của Mác, nhưng mà nếu không có giá trị thặng dư thì người tư bản lấy lãi ở đâu ra. Nếu không có lãi thì không thể mở rộng sản xuất, như vậy thì xã hội làm sao phát triển được. Chỉ có giai cấp, có giai tầng mới kích thích xã hội không ngừng phát triển, không ngừng tiến lên.
- Tôi rất ngạc nhiên về ý tưởng của ngài
- Ngài mới đến, tôi cũng không biết ngài là người như thế nào, nhưng tôi rất khâm phục mấy vị tiền nhiệm của ngài, ngài Jean Beau, ngài Albert Sarraut, ngài Maurice Long, ngài Alexandre Varenne... Các ngài ấy đều là người có tư tưởng cấp tiến, đã cấp cho dân bị trị được điều kiện sống tốt hơn. Tôi cũng rất khâm phục các ông Galoa, Pasteur của nước Pháp, tài năng và nhân cách của họ đều đã vượt qua lãnh thổ 1 quốc gia
Cả 2 trầm ngâm không nói. CUối cùng Quốc Minh lên tiếng
- Liệu nước Pháp có đồng ý để Đông Dương độc lập không?
- Rất khó. Hiện tại đang có rất nhiều người kêu gào viễn chinh Đông Dương
Quốc Minh cười mỉa mai
- Xuất binh Đông Dương. Nếu sa lầy ở đây, 8 năm nữa các ông chỉ có mà khóc
- ???
- Ngài biết Đảng Quốc Xã chứ?
- Vâng.
- Nước Pháp không hề e ngại một nước Đức hùng mạnh hay sao
- Hùng mạnh? Ha ha. Nước Đức giờ chỉ là một con cọp giấy mà thôi. Nó đã kiệt quệ rồi
Hớp 1 hớp rượu mạnh, Quốc Minh mỉm cười
- Người Do Thái thì sao?
- Ý ngài là người Do thái và người Đức sẽ liên kết lại với nhau – Ông henry giật mình
- Không, hoàn toàn ngược lại.
- Ý ngài là...
- Người Đức sẽ tàn sát người Do Thái, vậy thì của cải của người Do Thái sẽ thuộc về họ. Lúc đó...
Ông Henry giật mình, mồ hôi lạnh. Phải biết quân đội Pháp ở bản thổ là bạc nhược nhất, quân đội mạnh mẽ nhất là các trung đoàn Lê Dương hiện đang đóng ở nước ngoài. Nếu Quốc Minh nói là thật thì...
Do đó, trong suốt gần 8 năm sau này, ngài Henry liên tục vận động độc lập cho các quốc gia, đổi lấy quân đội Viễn chinh pháp trở về, và thêm gần 12 vạn lính đánh thuê các nước.Đến năm 1940 khi Đức xâm lược Pháp, đội quân này đã trở thành ác mộng của Phát xít Đức, vì vậy đến tận năm 1942, Đức mới chiếm được nước Pháp, khiến tình hình thế giới biến đổi không ngờ.
Tháng 6 năm 1931, quân Pháp toàn bộ rút khỏi Bắc Việt. Quốc Minh chỉnh hợp lính khố xanh, tạo thành lực lượng phòng bị Đông Dương. Còn quân đội của hắn thì đổi tên thành Cứu Quốc Quân Đông Dương. Lúc này, hắn giao việc kiến thiết miền Bắc cho Nguyễn Thái Học, còn chính mình, mang theo 2000 Cứu Quốc Quân tiến về Nghệ An, chuẩn bị gặp mặt những người đứng đầu Đảng Công Xã Việt Nam
Không biết Quốc Minh nói gì, nhưng đến tháng 10 năm 1931, Lãnh Tụ cùng các đảng viên Đảng Công Xã ra nhập tân chính phủ. Đảng Công Xã cùng đảng Quốc Dân hợp lại tạo thành Đảng Quốc Xã (^^ thú vị không) đùa thôi, thành Đảng Cộng Hòa. Lãnh Tụ trở thành chủ tịch Đảng, còn Nguyễn Thái Học nắm chức phó chủ tịch.
Tháng 1 năm 1932, Ông henry thuyết phục người Pháp buông bỏ mọi đặc quyền chính trị ở Đông Dương, chỉ giữ lại đặc quyền kinh tế. Tháng 2 năm 1932, ông Henry bị gọi về Pháp, thay thế là tướng Jacquess. Tên này vừa đến Sài Gòn liền hô hào Bắc tiến. Ai ngờ đâu, ngày mùng 10-02 năm 1932, kỷ niệm 2 năm khởi nghĩa Yên Bái, Quốc Minh đánh úp Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Hạ Lào, đóng binh 1 vạn Cứu Quốc Quân, 120 xe tăng, 15 máy bay, 2 vạn quân phi chính quy thuộc lực lượng phòng bị. Vua Bảo Đại không kịp tuyên bố “thà làm người dân 1 nước tự do còn hơn là vua 1 nước thuộc địa” đã bị bí mật bắt giam. Là dân Du lịch, Quốc Minh quyết định giữ lại toàn bộ chính phủ Huế, biến thành con khỉ cho người ta xem. Cũng vì thế mà sau này, hoàng gia Việt nam trở thành biểu tượng du lịch của Việt nam. Âu cũng là đáng đời quân lá mặt lá trái, không có chủ kiến vậy.
Người Pháp lúc này hốt hoảng rồi. Jacquess phái ra thiết giáp hạm Provence, định dùng pháo hạng nặng của chiến hạm để uy hiếp Cứu quốc Quân, giống như năm xưa tiền nhiệm của hắn đã dùng để uy hiếp triều Nguyễn. Không ngờ, vừa đến eo biển Lăng cô, thiết giáp hạm Provence bị 2 thiết giáp hạm Quang Trung (Lớp Bismarch) và thiết giáp hạm Ngọc Hân (Lớp Scharnhost) chặn lại.
Người Pháp lúc này điên mất rồi. Nếu nói xe tăng, máy bay còn là người khác giúp đỡ, vậy 2 chiến hạm này... Rõ ràng là thủy thủ người An Nam. Người Việt từ lúc nào có thể lái được thiết giáp hạm rồi.
Tháng 3 năm 1932, Ông Henry lại trở thành toàn quyền Đông Dương. Để “chúc mừng” quốc Minh bắn pháo hoa tại... Bình Định. Ông Henry cười như mếu. Ông vừa về Pháp có 1 tháng, lãnh thổ của ông đã giảm 1 nửa. Cuối cùng, dưới sự vận động của ông, quân đội Pháp toàn bộ rút khỏi đông dương. Ông Henry được bổ nhiệm làm toàn quyền Algieri. Hôm chia tay, Quốc Minh thay mặt chính phủ tặng ông 1 huân chương: “Vì sự nghiệp giải phóng Dân tộc Việt nam và Đông Dương” làm ông này không nói được gì luôn.
Tháng 4 năm 1932, cả nước tổng tuyển cử. Lãnh Tụ được bầu làm Chủ tịch nước, Nguyễn thái Học là phó chủ tịch, Lê Văn Dục (sinh ngày 06-09-1902) được bầu là tổng bí thư đảng. Quốc hội họp phiên đầu tiên ngày 25-04-1932, đưa ra điều luật:
Tổng thống lĩnh nắm toàn quyền điều khiển quân đội, toàn quyền đưa ra các quyết định về quân sự, chỉ phải chịu trách nhiệm về hành động của quân đội trước quốc hội
Tổng thống lĩnh có nhiệm kỳ vĩnh viễn. Tân Tổng thống lĩnh do tổng thống lĩnh đề ra 3 người không có quan hệ huyết thống với nhau để quốc hội lựa chọn. Nếu tổng thống lĩnh qua đời đột ngột thì sẽ do các tướng quân bầu cử ra 3 người
Cứu quốc quân đông Dương đổi tên thành Hộ Quốc Quân Đông Dương. Bảo vệ đất nước, trọng trách này lại đặt lên vai của Cứu Quốc Quân.
Quốc Minh đương nhiên sẽ trở thành tổng thống lĩnh đời đầu tiên rồi. Lúc này, hắn đang nghỉ ngơi trong biệt thự của mình ở Sapa. Đánh nhau mãi mệt rồi, hắn tranh thủ nghỉ ngơi 1 lúc. Từ khi xuyên qua đến giờ, hắn mới có thời gian để thư giãn. Nhìn mái tóc của mình, Quốc Minh thấy hai bên mai đã lấm tấm bạc. Haizzz. Hắn bao nhiêu tuổi. Mới có 25 mà thôi. Hai năm qua, liên tục phải phát triển, liên tục phải quản lí, rồi chiến đấu, sức trẻ của hắn gần như bị vắt kiệt rồi. Lúc này, tạm thời có được bình yên, nhưng Quốc Minh biết đó chỉ là tạm thời thôi. Chiến tranh thế giới thứ 2 sẽ mang đến những cơn sóng to hơn, mạnh hơn.
Chỉ có điều, hắn không ngờ, sóng gió đến nhanh thế. Ngày 30-06-1932, Cục Phương vực Bộ Nội Chính Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đưa ra “bản đồ vị trí các đảo Nam Hải” trong đó quy định đường 11 đoạn bao phủ ranh giới biển của Trung Quốc
Ngày 23-08 năm 1932, hai tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị tàu chiến Thiên Phúc Hào của hải quân Trung Hoa dân Quốc đánh chìm. 12 ngư dân thiệt mạng
Ngày 26-08-1932, Thiên Phúc Hào lại tiến vào cách bờ biển 30 km, nã pháo vào làng chài ở Sầm Sơn, sau đó quay lưng bỏ đi, để lại 31 người thiệt mạng cùng 13 ngôi nhà bị sập
Ngày 29-08, dân chúng Nghệ an, Thanh Hóa biểu tình phản đối. Ở Hà Nội, dân chúng tấn công khu nhà người Hoa, lực lượng phòng bị Đông Dương phải xuất hiện để ngăn chặn đoàn người quá khích
Ngày 13-09-1932, Tổng đốc Lưỡng Quảng Chu Thái Cấu tuyên bố xuất binh An Nam, “bảo vệ” Hoa Kiều.
Ngày 14-09-1932, Thiên Phúc Hào bị tàu Quang Trung chặn lại cách đảo Hải Nam 120km về phía Đông.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top