Chương 14:
Ngay khi đến Hòa Bình, Nguyễn Thái Học cùng các đảng viên QDĐ đã bị sự thay đổi ở đây làm cho chóng mặt. Những nhà máy công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ mọc lên san sát, những cánh đồng lúa vàng ươm, cảnh mọi người lao động hăng say, binh sỹ huấn luyện chu đáo, vũ khí tinh lương... Tất cả đều mang một không khí mới mẻ nhưng lại không hề thấy cảnh chủ nhà máy, chủ xưởng chửi mắng đánh đập công nhân. Tiểu học, trung học mở cửa liên tục, tất cả trẻ em đều bị bắt buộc đến lớp. Công nhân hầu hết là người nhân bản của hệ thống, Dân chúng cũng bị bắt đi học cái chữ, cái số, Người biết chữ đều bị yêu cầu đi làm giáo viên xóa mù... Các đảng viên QDĐ bị chia thành các tiểu đội 5 người, bị buộc đi làm giáo viên. Những người này đều là thành phần tri thức, nhiều người còn coi khinh nông dân và công nhân nghèo, nhưng bị súng máy chĩa vào lưng, ai nấy đều trở nên ngoan ngoãn.
Quốc Minh cũng phái gián điệp và điệp viên theo dõi những tiểu đội này. Quốc Dân Đảng bị pháp tiêu diệt là vì tổ chức lỏng lẻo, bên trong xuất hiện nhiều Việt Gian, chỉ điểm. Quốc Minh cũng không tin Pháp không gài người vào trong 600 người này, do đó hắn cẩn thận dò xét, dò xét đến khi nào người Pháp bị đuổi khỏi Đông Dương thì thôi.
Quốc Minh cùng Nguyễn Thái Học đã thảo luận xong. Nguyễn Thái Học là chủ tịch đảng, nhưng Quốc Minh tương lai sẽ trở thành tổng thống chế, thống lĩnh toàn bộ quân đội. Quốc Minh cũng không sợ quân đội đảo chính hay trở thành tay sai của quốc hội, bởi vì tất cả người nhân bản đều sinh ra, chiến đấu và chết đi vì hắn. Hắn muốn dùng máu của người nhân bản thay máu cho dân tộc Việt nam, dù như vậy có chút không công bằng, nhưng dù sao, dân Việt khổ lâu rồi, có thời đại nào mà dân tộc Việt Nam ta không phải đổ máu không? Không có. Lũ ngoại xâm có bao giờ để cho đất nước nhỏ bé, dân tộc ngoan cường này được yên. Kể từ thời Tần đến thời Mãn Thanh, tối thiểu cứ trăm năm một lần xâm lược, một lần giết chóc, đốt phá. Máu dân tộc chảy đủ rồi. Nếu đã đến đây thì hãy để ta làm một người thủ hộ, bảo vệ cho dân tộc Việt nam được 1 thời kỳ phát triển an toàn, mạnh mẽ, tựa như cây tre việt nam, dù bão tố mưa sa vẫn đứng thẳng hàng.
Sau 4 tháng xóa mù chữ bắt buộc, dân chúng Hòa Bình về cơ bản đã biết chữ, ai cũng có thể đọc báo. Lúc này, Quốc Dân Đảng ra tờ Quốc Dân Báo, miễn phí dán ở các ngã tư đường, trong đó có đề cập đến mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong tỉnh Hòa Bình và cả nước. Hôm nay một em nhỏ bị ngã xuống sông, một thanh niên vì cứu người mà hy sinh. Ngày mai Kỹ sư Phan Văn Trường ( Người vô tính) đưa ra phương pháp thâm canh gối vụ...
Ở đâu cũng thấy những người dân đứng chụm lại, đánh vần a-o-ao-bờ-ao-bao-sắc-báo... rồi bàn tán xôn xao.
Nguyễn Thái Học cũng bận tối mắt tối mũi. Cái gì dân chính, cái gì tổ chức chính phủ, tổ chức bộ máy, học tập quản lí... rồi cả phát hành báo chí, dạy chữ xóa mù, Quốc Minh toàn bộ giao cho ông ta xử lí. Còn hắn thì dẫn quân đội cùng dân quân bắt đầu đi càn quét. Lúc này, quân chính quy vô tính của Quốc Minh có khoảng 6000 lính, còn quân đội phi chính quy thì chỉ giữ lại 2 tiểu đội quân y cùng 2 tiểu đội trinh sát, còn lại ném cho Nguyễn Thái Học làm quân đội của Quốc Dân Đảng. Dù rất nhiều người muốn tham gia quân ngũ, nhưng Quốc Minh cũng không chấp nhận, yêu cầu mọi người học tập và tham gia lao động, tạm thời quân đội chưa tuyển quân. Nguyễn Thái Học cũng từng cùng Quốc Minh nói về việc tăng binh, nhưng hắn dùng cớ “binh quý hồ tinh, bất quý hồ đa” để từ chối khéo.
Sau 4 tháng phát triển, địa Bàn của Quốc Minh lúc này là toàn bộ các tỉnh Yên bái, Lào Cai, Điện biên, Hòa Bình, Hà Giang ...các tỉnh Mường Nong, Mường Nưa, Mường Sát, LaPan, Sa Lan của xứ Thượng lào. Quân Pháp ở các tỉnh này vừa thấy cờ hiệu cứu quốc quân xuất hiện là bỏ vũ khí, cởi... quần áo giơ tay đầu hàng. Quốc Minh cũng đem toàn bộ thả về Hà Nội
Ngày 15-08 năm 1930. Quốc Minh cùng Nguyễn Thái học ra thông cáo thành lập Đông Dương Liên Hiệp Đồng Minh Hội. Hội trưởng là Nguyễn Thái học, Quốc Minh là Tổng bí thư
Ngày 23 tháng 08 năm 1930, Thành lập Đông Dương Quốc Dân Đảng, trên cơ sở mở rộng Việt nam Quốc Dân Đảng. Chủ tịch là Nguyễn Thái Học
Ngày 10-09-1930: Liên Bang Đông Dương ra đời. Quốc Minh trở thành Tổng thống lĩnh. Quốc hội gồm có 130 thành viên, trong đó có 120 người Việt nam, 10 người là thủ lĩnh người Ai Lao, không có người Cao Miên. Chủ tịch Quốc hội là Nguyễn Thái học
Chính phủ Pháp, nhất là chính phủ Pháp ở Đông Dương kêu gào tuyên bố chính phủ của Quốc Minh là không hợp pháp. Triều Nguyễn tuyên bố Quốc Minh là phản tặc...
Chuyện này chưa qua, chuyện khác đã tới. Ngày 12 -09 năm 1930, khoảng 8000 nông dân Hưng nguyên, Nghệ An kéo về phủ lị, giơ cao khẩu hiệu “Bỏ sưu thuế, Bớt giờ làm, chống Khủng bố trắng, bồi thường cho các gia đình bị tàn sát trong khởi nghĩa Yên bái,... thậm chí là chia lại ruộng đất, đả đảo chủ nghĩa đế quốc, đả đảo phong kiến... Đoàn người vừa đi vừa hô khẩu hiệu, khi đến Vinh số người tham gia mít tinh đã lên đến 3 vạn người. Dân chúng bao vây tỉnh lị, nhà lao, trại lính...
- Toàn lực đàn áp đi! – Ông Pierre hét vào ống nghe điện thoại. Lúc này ông chỉ mong nhanh chóng rời khỏi xứ sở này. Chỉ có vài tháng mà nó để lại cho ông 1 cơn ác mộng khó quên. Nào là Cứu Quốc Quân, nào là Quốc Dân Đảng, rồi khởi nghĩa Yên Bái, rồi bị uy hiếp, giờ lại là mít tinh, khởi nghĩa. Có để cho ông sống không nữa hả trời.
Chỉ trong chốc lát, lính khố xanh, khố đỏ từ Thanh Hóa, Ninh Bình... đổ về Nghệ An, chuẩn bị dùng bạo lực trấn áp khởi nghĩa. Hai chiếc máy bay Villiex cũng được lệnh cất cánh từ sân bay Gia Lâm, mang theo 2 quả bom 100kg chuẩn bị ném vào đoàn khởi nghĩa.
Nhìn thấy máy bay xuất hiện từ phía xa, dân quân Nghệ An bắt đầu hốt hoảng, có người nằm xuống, có người rạp người, có người bỏ chạy, có người cởi áo, vung vũ khí chửi thề.
Phi công máy bay đang chuẩn bị hạ độ cao ném bom thì từ phía xa, 4 chiếc máy bay chiến đấy Meg-21 xuất hiện, kẹp 2 chiếc máy bay ném bom vào giữa. Phi công Meg-21 chỉ chỉ về phía sau, ra hiệu cho phi công Pháp cút đi. Nhìn nhìn những chiếc Meg-21 thiết kế siêu việt, dáng gọn nhẹ, màu thép ánh lên rạng ngời, hơn nữa, ngôi sao trắng nền xanh cho thấy thân phận của 4 chiếc máy bay này, hai phi công Pháp cũng thực thức thời, lập tức liền quay đầu bay về phía Hà Nội. 4 chiếc máy bay lượn qua đầu của nông dân Nghệ An, rải xuống hàng loạt truyền đơn.
Một vài người biết chữ cầm truyền đơn, đọc lớn cho cả đoàn người nghe
“Đây là thông cáo của ủy ban kháng chiến cứu quốc Cứu Quốc Quân, dưới quyền chỉ huy của Tổng thống lĩnh Trần Quốc Minh, Cứu Quốc Quân và Liên Bang Đông Dương toàn lực ủng hộ và duy trì nông dân Nghệ An, Thanh Hóa mít tinh hòa bình. Nếu người Pháp dám sử dụng bạo lực đàn áp dân chúng, Liên Bang đông Dương nhất định sẽ can thiệp vũ trang.
Ký tên: Tổng thống lĩnh Trần Quốc Minh
Chủ tịch Quốc Dân Đảng: Nguyễn Thái Học”
Lập tức cả đoàn người ồ lên. Đại đa số người còn không biết liên bang Đông Dương là cái ký rì, nhưng Quốc Dân Đảng và cứu quốc quân thì không ai không biết. Chỉ bằng 500 người trang bị tinh chuẩn, vài tháng trước đánh bại quân Pháp ở Yên Bái, Hòa Bình, tiêu diệt cả chục vạn quân, bắt sống vài vạn người – Haizzz, tam sao thất bổn, cả Nghệ An nông dân mới có 3 vạn người, lấy đâu ra mà mở miệng là chục vạn với vài vạn! – giờ lại chiếm cả mấy tỉnh, thanh thế mạnh lắm. Có Cứu Quốc Quân ủng hộ, dân chúng trở nên to gan hơn, cái gì cần đập cứ đập, cái gì ta cần ta cứ lấy. Nhà lao – Phá. Phủ lị - phá. Khách sạn – phá nốt... Nói chung là loạn
Ở một căn nhà nhỏ xã Thanh Chương, những người cầm đầu cuộc mít tinh đang ngồi trên cái chõng tre. Họ là Đảng viên Đảng Công Xã Việt nam, vừa được hợp nhất từ 3 đảng: Thanh Niên Cách mạng đảng, An Nam Công Xã Đảng, Việt Nam Cách Mạng đảng...
- Anh Long, anh thấy hành động của Việt nam Quốc Dân Đảng lúc này thế nào? Bọn họ muốn làm gì? – Một người trẻ tuổi hỏi
- Mua danh mượn tiếng chứ làm gì! – Người đàn ông tên Long trả lời một cách hậm hực. hắn vừa từ Hương Cảng trở về, được bí thư Đảng giao trách nhiệm phát động khởi nghĩa, tận lực lôi kéo đồng bào tham gia cách mạng, xây dựng chính quyền Xô Viết. Ai ngờ đâu hiện giờ tất cả là công dã tràng. Chỉ 4 cái máy bay là đã đem dân chúng tín ngưỡng kéo đi hết.
Nếu Quốc Minh nghe được “Chỉ 4 cái Máy bay” 5 chữ này, nhất định phải nhảy lên chửi cả buổi sáng. Ngươi tưởng 4 cái mà dễ à. 120.000 vàng 1 cái, dù có vật liệu thép... các loại cũng còn 85.000 vàng, Phi công huấn luyện cũng vất vả, 2 ngày mới được 1 người, giá tiền còn đắt hơn máy bay, 100.000 1 người. Cả quân trang, quân bị, đạn súng máy, dù nhảy... các loại, mỗi máy bay ăn của hắn 200.000 vàng. Coi như cả 4 tháng trời đánh phá, cướp bóc, khai thác tài nguyên... chỉ đủ hắn mua 4 cái máy bay, mà đám “en nờ qui” (NQ) này dám nói “Chỉ 4 cái máy bay”. Nếu không phải sợ máy bay Pháp ném bom đoàn biểu tình gây thương vong lớn, Quốc Minh sẽ không bỏ 1 khoản tiền lớn như vậy để mua máy bay đâu...
- Hừ! Chẳng qua chỉ là tay sai của Đế quốc bóc lột – một ngôn ngữ sặc mùi chủ nghĩa Mác Xít – Cuối cùng chiến thắng, chính nghĩa sẽ thuộc về giai cấp vô sản chúng ta – một người trẻ tuổi khác lên tiếng. Đó là Nguyễn Thế Nghĩa, người đứng đầu chi bộ đảng ở Hà Tĩnh.
Tuy nhiên chẳng ai lên tiếng đồng ý với hắn. Sức mạnh quân sự của Cứu Quốc Quân không cần phải nói ai cũng biết. Hơn nữa, đứng sau lưng bọn họ là ai. Tại sao Cứu Quốc Quân xuất hiện đã 4 tháng mà không thấy lực lượng nào ra mặt?
Thực ra, QUốc Minh cũng thấy và đang băn khoăn về điều này. Có lực lượng như vậy tại sao không trực tiếp nhảy vào tham chiến hoặc đáng sợ hơn, tổ chức quy mô xâm lược, vậy mà Hệ thống chỉ lấy tài nguyên và giao trả lại nguyên liệu, kỹ thuật để hắn chế tạo vũ khí, hơn nữa, theo công nghiệp nặng bắt đầu xuất hiện, giá cả vũ khí càng lúc càng rẻ. Có đôi khi Quốc Minh cũng tò mò. Thế nhưng mỗi lần hắn đưa ra nghi vấn thì hệ thống đều im lặng không trả lời, làm hắn cũng không biết phải làm sao.
Cuối cùng, hắn tặc lưỡi, thôi kệ, chuyện đâu còn có đó. Nói rồi, hắn đi ra khỏi phủ Thống lĩnh, đây là hệ thống tặng thưởng cho hắn khi hắn kiến quốc thành công. Buổi sáng sớm, lẫn vào mùi ngai ngái của đất rừng là mùi khói nhà máy, mùi đặc trưng của xã hội hiện đại. Thành phố Hòa Bình, Thủ đô Hòa bình chính là kết quả tuyệt vời của hắn, một thành phố công nghiệp giữa núi rừng bao la, hùng vĩ. Đứng trên ban công của phủ tổng đốc, quốc minh có thể nhìn thấy dòng sông Đà bao la đang cuộn chảy, và thủy điện Hòa Bình đang được xây dựng tại thượng nguồn. Từ đó, thành phố Hòa Bình sẽ có điện, sẽ có đủ điện để phát triển, và những cỗ máy chạy bằng điện sẽ giải phóng ra một số lượng lớn công nhân. Số công nhân này có thể trực tiếp chuyển biến thành quân đội, hoặc lại chuyển sang các ngành khác để phát triển xã hội. Quốc Minh đã thấy trước mắt hắn những hàng xe tăng, máy bay, những hàng quân tinh lương, những mảnh đồng vàng lúa chín, những chiếc xe chở nặng hàng hóa, thấy trẻ em được đến lớp, thấy cụ già chạy bộ ngoài phố...
Quốc Minh nắm chặt tay, tự nhủ với lòng: “Cố lên nào! Vì Việt Nam!”
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top