Quyển I - Chương 2 - Part 4.2

Quyển I: Man hoang

Chương 2: Đông Lục mật sứ

4.2

"Nếu thực sự như vậy, đó là vận mệnh của ta, cứ để ta gánh chịu tất cả đi." Tốn Vương đã nói như vậy, đúng là một vị anh hùng chân chính.

Cả đời ngài nhìn thấy tộc Man chúng ta cầm cung cưỡi ngựa, đuổi dê bò, lang thang trên thảo nguyên, mãi chẳng thể nghỉ ngơi. Hiện tại thành lớn đã được đắp, không cần phải sợ mảnh đất đầy gió tuyết nữa, tất cả mọi người đều ôm ấp hy vọng, nhưng nó lại là toà thành bị nguyền rủa, Tốn Vương không thể chấp nhận. Cổ Phong Trần cố khuyên thế nào đi nữa, ngài cũng quyết không rời bỏ Bắc Đô.

Lời tiên tri này ứng nghiệm nhanh hơn dự đoán của Cổ Phong Trần. Bảy năm sau, đầu Tốn Vương bị treo trên cửa thành Bắc Đô.

Quân chủ bộ Cửu Nam tấn công thành Bắc Đô, ngài là Đại Quân thứ hai của đại hội Khố Lý Cách.

Đây mới chỉ là bắt đầu, sau đó các bộ lạc thay phiên nhau tấn công thành Bắc Đô, nhưng không thể trụ lại lâu dài. Dài thì mấy chục năm, ngắn thì sáu, bảy năm, rồi cũng bị bộ lạc khác đuổi ra ngoài. Đầu Đại Quân già treo lủng lẳng ở cửa thành để thị chúng. Kỳ thực lời phán đoán của Cổ Phong Trần, nghe hoang đường đấy, vậy mà đại bộ phận quân chủ ở các bộ lạc đều biết, nhưng còn cách nào đây, thành Bắc Đô sau này đã trở thành trung tâm thảo nguyên, muốn xưng bá thì không thể không tiến vào thành Bắc Đô.

Đại khái là bảy mươi năm trước, họ Lữ bộ Thanh Dương chúng ta đánh vào thành Bắc Đô. Khi đó chúng ta có Hổ Báo Kỵ với Thiết Phù Đồ, hai chi kỵ binh thiện nghệ nhất thảo nguyên, Đại Quân đối đãi với sáu bộ lạc còn lại nhân từ hơn so với Đại Quân đời trước, vì lẽ ấy mà trong bảy mươi năm qua tuy vẫn còn đánh trận nhưng vẫn giữ được an ổn.

Có điều không ai dám quên truyền thuyết kia, trong lòng vẫn nhớ kỹ. Từng đời, từng đời đại hợp tát truyền mật ngữ lại cho học trò, cuối cùng tới đời ta làm đại hợp tát thì xảy ra một chuyện.

Vào chín năm trước, theo như lịch thư [1], là "năm mất mùa".

[1] Lịch thư: là loại niên giám của Trung Quốc. Định nghĩa niên giám:

Năm ấy từ lúc vào thu, bão tuyết không ngừng ùa về, những cánh đồng ngập tràn cỏ đại châm mao [2] ở mạn bắc bị quật nát từng mảng một, qua mùa thu thì hết cỏ cho mùa đông. Tuyết rơi chung quanh thành Bắc Đô đã qua chữ "lưng chừng", ở bên núi Đồng Vân càng dày hơn nữa, từng đàn, từng đàn sơn dương và linh dương đầu bò bị tuyết đông cứng đến chết. Dân chăn nuôi không có cỏ cho mùa đông thì mau mau làm thịt những con gầy và con non, còn lại thì đem đi giấu trong khe núi. Quân chủ mấy bộ lạc đem các quý tộc đến trú ở thành Bắc Đô, dù sao thì trên thảo nguyên này cũng chỉ có toà thành Bắc Đô này không sợ gió tuyết.

[2] Đại châm mao: loại cỏ thuộc họ hoà thảo, khá giống bông cỏ lau

Ban đầu mọi người định chờ đến đầu xuân là được rồi. Nhưng gió tuyết năm đó quá quái đản, liên tục ngày đêm, tuyết đọng chồng chất trước cửa thành, gạt mãi không hết. Sông Tuyết Tung với sông Thiết Tuyến đều kết băng dày, ai không sợ chết thì đục băng bắt cá, thường sẽ thấy được cá lớn dài bốn, năm thước bị đông cứng trong băng. Nhưng trừ cá với rái cá thì không săn được gì trên tuyết, kể cả ly ngưu, người ở thành Bắc Đô ăn hết dê rồi là bắt đầu giết ngựa. Tộc Man chúng ta sống trên lưng ngựa, nếu không phải chết đói đến nơi, không ai chịu giết ngựa.

Trong thành nghị luận sôi nổi, người người đều hốt hoảng, có người lén lút nói Đại Quân không kính trời nên Thiên Thần Bàn Thát không phù hộ thảo nguyên. Đại Quân chẳng nói gì cả, nhưng ra lệnh cho ta quan sát lá số tử vi, xem xem khi nào gió tuyết ngưng lại. Ta liền không ăn không ngủ suốt mấy đêm, ghi chép bản đồ sao, suy đoán biến hoá, nhưng suốt cả mùa đông chẳng có lấy ngày nắng, trên trời thì một mảng đen sì, tìm sao chỗ nào? Thế là lòng người ngày càng loạn, vốn dĩ mấy Quân chủ kia chỉ xin vào thành Bắc Đô tránh gió, nhưng sau đó hợp tát mấy bộ lạc thiêu xương bò cúng tế cả ngày, thỉnh thoảng thấy khói đen bay lên, nghe đồn là có người giết nô lệ để tế.

Lòng ta gấp như lửa, mỗi đêm đều mang kính trời với kính biển ngồi chờ trên mặt tuyết, hận không thể tự nổi gió lớn để vạch mây tìm sao.

Ta còn nhớ đó là ngày mùng 4 tháng 1, sau tiết Thiêu Cao bốn ngày, cuối cùng thì ta cũng ngất xỉu trên tuyết.

Khi ấy không có ai ở bên cạnh ta, chỉ còn một con đường chết. Có điều thời điểm ta tỉnh lại ấy, Ba Kháng đang cho ta uống nước ấm. Cũng may thật, vừa vặn khi ấy gần ngày Trắc Yên thị sinh nở, Đại Quân sai Ba Kháng tìm ta để bói toán cho đứa nhỏ sắp chào đời, lúc Ba Kháng tìm được ta thì ta đã bị tuyết chôn nửa người.

Ba Kháng hỏi ta có thể đi hay không, ta bảo chân cứng rồi, gã bèn cõng ta về Kim trướng, cây đuốc cũng bị tuyết làm ướt nhẹp, Ba Kháng liền nắm đuôi ngựa của gã. Lúc đó gã cũng lạnh, tìm được cái gì là đắp lên người ngay, bên ngoài trùm giáp vảy sắt được mài sáng bóng như tuyết của Đông Lục. Tuyết ngừng, gã chậm rãi từng bước, trong lòng ta bất an, uống rượu đến xuất thần. Uống đến mức đầu đau như muốn nứt ra, định ngủ thiếp ngay trên lưng Ba Kháng rồi. Lúc này, ta bỗng nhìn thấy vệt sáng như lửa trên mảnh giáp vảy của Ba Kháng.

Ta ngẩn ra, xung quanh tối đen, không một bóng người, ánh đuốc ở đâu ra? Ta ngẩng đầu xem, giờ mới kinh ngạc đến ngây người, trên trời vẫn phủ một tầng mây mỏng manh, nhưng đằng sau tầng mây mỏng manh ấy là ba ngôi sao băng lớn. Đó là ba ngôi sao băng rơi song song nhau, sáng đến nỗi mây không giấu nổi, màu sắc như lửa. Chúng xẹt qua từ phía đông thiên cầu, cuối cùng rơi vào sau núi Đồng Vân, to như tiếng sấm, nhưng cả đời ta chưa từng nghe sấm dội như vậy. Núi Đồng Vân như bị đốt cháy, đêm khuya lại hiện ra ánh sáng vàng kim, về sau có người bảo ai đứng ở trong trăm dặm sẽ thấy được ánh sáng vàng kim kia.

Nhưng mà bọn họ không có giật mình giống ta, chẳng biết ta làm thế nào mà nhảy từ trên lưng Ba Kháng xuống, liều lĩnh chạy về phía núi Đồng Vân, mãi đến khi chạy không nổi mới nằm nhoài trên tuyết. Ba Kháng hết hồn. Nhưng làm sao ta nói với gã đây, gã sẽ không hiểu được, khi đó vùng trời không sao của Bắc Đô vừa vặn xoay đến đỉnh núi Đồng Vân, ba ngôi sao băng kia đều xuyên qua vùng trời ấy. Ta làm hợp tát được ba mươi năm, cố tìm một ngôi sao trong vùng trời kia để phá vỡ lời tiên tri của Cổ Phong Trần.

Vậy mà thấy được sao rồi thì lại là sao băng bốc cháy. Những ngôi sao băng kia, bị Cốc Huyền đen kịt nuốt chửng.

Lúc ta với Ba Kháng liều mạng chạy về Kim Trướng, chỗ ấy đã tụ tập đầy người. Động tĩnh bên núi Đồng Vân kia đánh cho mọi người tỉnh giấc, các quân chủ, các hợp tát với phù thuỷ, còn có các quý tộc lớn. Mấy phù thuỷ đem một mớ đồ ly kỳ cổ quái để trong lều, mai rùa bị thiêu nứt toác này, xương bò này, xương người chết này, thần bốc trong ao Huyền Minh [3].

[3]Cái này không biết dịch ra sao.

Khi ta đi vào thì yên tĩnh lạ thường, ai cũng nhìn ta, Đại Quân chỉ hỏi ta một câu, hỏi: "Có phải Cốc Huyền không?"

Ta nói: "Phải."

Không ai nói nên lời, mấy phù thuỷ kia liền quỳ trên mặt đất cầu xin, như điên hết rồi ấy. Không khí trầm xuống ghê gớm hơn nữa, chỉ có Đại Quân, Cửu Vương với Long Cách Chân Hoàng tới Bắc Đô tránh gió. Đợi phu nhân Anh thị ôm một đứa trẻ từ trướng sau tiến vào, đầu ta kêu cái vù như muốn nổ tung, máu toàn thân lạnh buốt. Ta chợt nhớ tối đó Thế tử được sinh ra, ta nói câu đó, là đã hại ngài rồi.

Có người bảo khi được sinh ra, Thế tử không thở, Trắc Yên thị cắn ngài một cái, ngài mới sống lại. Có người lại bảo thực ra Trắc Yên thị mang thai đôi, nhưng Thế tử đã ăn đứa em trong bụng mẹ nên khi chỉ còn mình ngài được sinh ra. Khi đó bọn phù thuỷ điên hết rồi, tất cả bọn chúng đều nghị luận sôi nổi làm cách nào để giết đứa bé này đem đi tế Thiên Thần Bàn Thát. Đại Quân không trấn giữ được, Ba Kháng cầm đao che trước Đại Quân, Cửu Vương thì lặng lẽ đi điều binh.

Lúc ấy, Long Cách Chân Hoàng đã cứu Thế tử. Không hiểu vì sao hắn lập tức nổi giận, túm cổ vu sư bộ Chân Nhan của mình xách ra ngoài lều, cắm vào trong một đống tuyết. Ai nấy đều choáng váng, Sư Tử Vương khi đó là đại anh hùng trên thảo nguyên, không ai dám ở gần lúc hắn đang nổi giận.

Ta vẫn còn nhớ Long Cách Chân Hoàng đã nói rằng: "Người bộ Chân Nhan bọn ta bái tế Thiên Thần Bàn Thát vĩ đại, nếu ngài nói đứa trẻ này không lành, ta lập tức giết chết nó. Nhưng ta không tận tai nghe lời Thiên Thần Bàn Thát nói với mình, ta chỉ thấy những đống xương bò với mai rùa dơ bẩn. Nếu đứa trẻ này đúng là không lành, vậy sau này cứ để người tộc Long Cách giết nó, ta chấp nhận nuôi nó!"

Hắn quỳ trước mặt Đại Quân, nhận đứa trẻ kia về, hắn nói: "Vậy để ta đặt cho nó cái tên, ta gọi nó là A Tô Lặc."

A Tô Lặc, có nghĩa là Trường Sinh.

Khói trong nồi nguội đã lạnh từ lâu, ông lão không nói lời nào. A Ma Sắc cũng chả dám lên tiếng, anh nhìn ông lão, tưởng tượng ra đầu tóc chĩa lên như sư tử nộ của người nọ, dĩ nhiên sẽ là phản tặc của Đại hội Khố Lý Cách, bây giờ chỉ còn lại chiếc đầu trong tráp gỗ.

Trong đêm đen, không biết ai mài dao ngoài lều, miết trên đá mài vang lên âm thanh "xoèn xoẹt" nghe mà buốt hết lòng người.

"Lên sáu tuổi, Thế tử tới bộ Chân Nhan." Ông lão hớp một ngụm rượu nhỏ, liếm môi một cái. "Cũng không biết là trùng hợp hay gì, chuyện này đúng lạ luôn, từ nhỏ tới lớn, người bên cạnh ngài chết đặc biệt nhiều. Giờ đến sư tử thảo nguyên cũng chết, ở mấy chỗ ngài ấy đã đi qua chả biết có gì không."

A Ma Sắc rùng mình một cái: "Mấy bà kia bảo... Thế tử là Cốc Huyền... Thật sự có chuyện sao ứng vào vận mệnh à?"

Ông lão lắc đầu một cái: "Chỉ có phái Hoàng Cực của Cổ Phong Trần mới tin chuyện sao ứng vào vận mệnh, nhưng ta từng đọc "thạch cổ quyển"."

A Ma Sắc bỗng nhiên ngồi thẳng. "Thạch cổ quyển" là thánh điển về tử vi của tộc Man, đến giờ anh vẫn chưa biết được quyển sách đó như thế nào.

"Đúng vậy. Ngay đêm hôm ấy, thần bốc trong ao Huyền Minh đỏ toàn thân rồi chết, đèn vạn năng trong miếu tổ ở Địa cung cũng tắt, đỉnh núi Đồng Vân phát ra ánh sáng vàng óng, ba ngôi sao băng đi song song, xuyên qua khoảng trời không sao của thành Bắc Đô, bầu trời sáng như ban ngày. Tất cả những điều ấy đều tương đồng với tiên đoán trong "Thạch cổ quyển", đó là sự trừng phạt của Thiên Thần với nhân thế, thảo nguyên biến thành máu đỏ, biến thành địa vực đầy người chết." Ông lão hít vào một hơi thật dài. "Có điều tộc Man sẽ nghênh đón thời đại mới, anh hùng rút kiếm thần từ trong núi lửa, hùng ưng bắt lấy đầu sư tử thống nhất thảo nguyên, Thiên Thần Bàn Thát nắm giữ bầu trời, đem mặt đất rộng lớn và vùng biển sâu thẳm ban cho con trai ngài. Đứa trẻ ấy chính là Thiết Thấm Vương, vì vương của núi và biển."

A Ma Sắc ngơ ngác nhìn ông lão, toán trù trong tay tung cái "rào" xuống cùng một chỗ.

Ông lão lại yên lặng, ngồi xổm nhặt từng cái toán trù lên, nhét vào tay A Ma Sắc.

"Trò sẽ trở thành hợp tát mới." Lão sờ sờ đầu A Ma Sắc. "Trò biết vì sao không?"

A Ma Sắc mờ mịt lắc đầu.

"Bởi vì trò rất ngu á!" Lão cười một cách quỷ bí.

Lão nốc hết số rượu còn lại trong bình, xoay người ngủ thiếp trên tấm lông rái cá, tiếng hít thở dần dần trầm xuống.

A Ma Sắc đánh bạo ấn ấn bờ vai của lão: "Thầy ơi, cuối cùng thì lần này Thiên Thần Bàn Thát muốn phù hộ thảo nguyên, hay là muốn trừng phạt chúng ta?"

"Không thể đoán được ý thần, học trò ngoan ạ." Tiếng ông lão phảng phất như nói mê. "Trong lồng ngực của thần không có trái tim, mà chỉ có mỗi sắt đá thôi."

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top