Quyển I - Chương 2 - Part 1.1

Quyển I: Man hoang

Chương 2: Đông Lục mật sứ

1. 1

"A Ma Sắc, vừa thấy gì vậy?"

"Mặt trời theo đi qua tâm trời, tiến vào cung Bò Cạp, thiên cầu [1] xoay nhanh hơn lúc trước một phân năm li, quỹ tích của chủ tinh [2] không đổi, nhưng khi vào đêm rồi, chúng ta cư nhiên sẽ thấy Bắc Thần từ trên đỉnh núi bay lên. Năm trăm năm qua, thiên tướng chỉ xuất hiện ba lần, Bắc Thần là sao chiến tranh, thưa thầy, Bàn Thát Thiên Thần sẽ phù hộ chúng ta thoát khỏi sự trừng phạt của Bắc Thần chứ?"

"Mi hỏi ta, ta biết đi hỏi ai? Chả lẽ muốn ta đi hỏi Bàn Thát Thiên Thần à?"

"Nhưng mà... thầy là Đại Hợp Tát của Thanh Dương chúng ta mà."

"Thầy già này làm Đại Hợp Tát được ba mươi sáu năm, trước giờ ta chưa từng nghe thấy Bàn Thát Thiên Thần nói một câu nào, có thể là Bàn Thát Thiên Thần đã quên Man tộc, có thể là ngài ta đang trong giấc ngủ trưa, Đại Hợp Tát đời trước nói là mỗi lần thần ngủ là ngủ suốt cả nghìn năm, trong nghìn năm ấy chỉ mở mắt có ba lần, tuy rằng ta nghĩ là thân thể mình coi như còn cường kiện, nhưng mà ước chừng cũng không chờ đến nổi ngày đó."

"Mà thầy ơi, thầy nhìn tinh tướng thấy cái gì vậy?"

"Không thấy cái gì hết! Cả đống sao như vậy, lung ta lung tung, mấy đời Đại Hợp Tát trước ta đều muốn nhìn thấu sự biến hoá của chúng, nhưng chả có ai thành công." Ông lão tựa trên lưng ngựa, lấy bình rượu đồng trắng giắt ở hông uống một hớp, mắt say trợn lớn. "Giờ các ông ấy chết cả rồi, không thì ta chẳng lên nổi Đại Hợp Tát đâu."

Giữa trưa tháng bảy, ánh nắng có một tia gay gắt.

Thầy và trò đều là một thân trường y may từ vải lanh, cưỡi hai con tuấn mã, đứng sóng vai trên mảnh đất hoang ở ngoài thành Bắc Đô. Anh học trò trẻ tập trung ngửa mặt lên nhìn trời, cặp mắt anh bị hai tròng kính râm hình dạng cổ quái che khuất, phải như vậy, anh mới có thể ở dưới ánh nắng gay gắt mà quan sát quỹ đạo chuyển động của mặt trời trên vòm trời.

Người học trò tên A Ma Sắc, giống như các quý tộc Bắc Lục khác, anh ta cũng có một cái tên Đông Lục, gọi là Nhan Tĩnh Long, lấy từ câu "trầm tĩnh chi long", ngụ ý là yên tĩnh như con rồng, tên đầy đủ là Nhan Tĩnh Long A Ma Sắc. Nhưng mà trên dưới thành Bắc Đô thường gọi anh là "Nhãn Kính Long" [3] bởi vì đôi kính râm làm từ thạch anh khói đen [4], được chế tạo theo kỹ thuật người Hà Lạc, có thể giúp quan sát chuyển động của mặt trời vào ban ngày.

A Ma Sắc tháo đôi thấu kính thạch anh khói đen xuống, quay đầu nhìn thầy mình đang uể oải trên yên ngựa. Ông lão một bên nốc rượu mạnh, một bên đánh ngáp, cái đầu hói cũng bị hơi rượu hun đến đỏ chót. A Ma Sắc từng có vô số lần nghĩ thầy mình trở thành Đại Hợp Tát của bộ Thanh Dương là một sai lầm, nếu như lão đúng là sứ giả do chính Bàn Thát Thiên Thần chọn lấy, vậy thì Bàn Thát Thiên Thần uống rượu cũng không ít hơn lão bao nhiêu đâu.

Thầy của anh, Đại Hợp Tát Lệ Trường Xuyên, là người được toàn bộ người trên thảo nguyên kính nể. "Đại Hợp Tát" là tôn xưng cao quý, có nghĩa "người đưa tin Bàn Thát Thiên Thần", thủ lĩnh các vu sư [5] Man tộc, đại thiên sư có một không hai. Mỗi thời chỉ có một đại thiên sư, chỉ có người đó mới lĩnh hội được sự thâm sâu trong chuyển động của các vì sao được viết trong sách cổ, tỏ rõ ý của thần linh. Các việc lớn trong bộ lạc, từ xuất chinh đến tế tự, đều cần lão quan sát các vì sao rồi quyết định, từ người dân du mục đến các quý tộc, đều xem lời lão như lời thần linh truyền xuống.

A Ma Sắc theo lão học xem sao trước, cũng xem Hợp Tát như là nửa thần, nhưng mà vào lần đầu tiên anh theo Hợp Tát chủ trì tế tự Tiết Thiêu Cao mỗi năm tổ chức một lần, Hợp Tát liền lộ mặt thật. Tế tự cử hành trên dốc cao ở tít xa, chung quanh đốt lửa, Đại Quân và dân chúng chỉ có thể nhìn từ đằng xa. Hợp Tát đứng trên dốc cao xướng lên bài tế cổ, cả người khoác sức bạc, đầu đội sừng tê lớn, tay cầm chiến đao múa vun vút, trong chốn âm u, tựa hồ đang gọi Thiên Thần nhìn xuống nhân gian, tất cả mọi người liền hướng đến nơi cúng tế mà bái lạy.

Chỉ có người theo sát Hợp Tát là A Ma Sắc đây mới biết, khi đó mặt Hợp Tát đỏ chót, mắt say mê man, trong miệng còn ngậm một bình rượu, một tay cầm đao, một tay gãi nách, chẳng biết có phải để tốt hơn nên trời chả tắm rửa hay sao mà để sinh rận. Bài tế thần nguyên bản có bốn phần, bị lão xén mất một đoạn rưỡi, bởi vì lão quên mất phần đó hát ra làm sao. Thương thay người Thanh Dương mang tấm lòng thành kính, từ giờ sẽ không thể nghe bài tế hoàn chỉnh nữa, bởi vì bản tế thần thánh này không được chép tay mà chỉ truyền miệng qua các đời Đạt Hợp Tát.

Ông lão nuôi một con chuột lữ [6], loài chuột thường thấy trên thảo nguyên, khi có người quý tộc nào đến hỏi lão vấn đề may rủi trong chuyện cưới hỏi hay là ma chay, lão liền chạy vào trong lều, đem con chuột từ lồng tre ra, cho nó ăn lúa mì với kê đen. Nếu con chuột chọn lúa mì, thì là may; nếu chọn kê đen, chính là rủi.

Chỉ có lúc tối trời, người say ngủ, lão mới trở lại làm một Hợp Tát chân chính, khi ấy lão sẽ ngồi trên thảo nguyên trống trải ngước nhìn những vì sao, có khi ngồi nhìn như thế suốt một ngày một đêm. Nhưng đến lúc A Ma Sắc cẩn thận ngồi bên cạnh lão, muốn biết lão đang quan sát ngôi sao nào, thì lại phát hiện ra là Hợp Tát ngồi đó ngủ.

Rất nhiều năm về sau, A Ma Sắc được xưng tụng là Hợp Tát vĩ đại nhất của Man tộc suốt năm trăm năm qua, đem thuật xem sao rảo bước thảo nguyên, danh sư xem sao ở Đông Lục cũng phải bái phục. Nhưng A Ma Sắc bình tĩnh nói rằng thầy của ta mới là người nhìn thấu bí mật của tinh không, thực ra ông đã sớm biết hết tất cả, chỉ là không muốn đem sự thật tàn khốc kia nói ra thôi.

"Nóng chết đi mất! Nóng chết đi mất!" Hợp Tát thấp giọng làu bàu.

Không biết là bởi vì uống nhiều rượu nên nóng hay sao mà mặt lão đỏ gay, lồng ngực xương xẩu phập phồng, không ngừng giũ giũ vạt áo để quạt cho mát. Quạt quạt, ông lão trượt từ trên lưng ngựa xuống như là bùn nhão, A Ma Sắc khiếp đảm, giục ngựa đi vòng vòng quanh con ngựa trắng cao lớn của ông lão, mới phát hiện lão ngồi tránh nắng dưới bụng ngựa.

"Hợp Tát! Hợp Tát!" A Ma Sắc nhanh gọi lão. "Đại Quân còn ở bên kia nhìn kìa."

Ông lão thẳng thắn nghiêng người, nằm ngủ trên cỏ.

A Ma Sắc biết dưới tình huống này đừng hòng gọi lão dậy, liền run run, bất an nhìn về ngọn cờ trắng phía trước.

Đại kỳ trắng phấp phới trong gió, mặt cờ thêu hình con báo giống như thần thú Ma Vân Phi Đằng trong tranh thờ.

Báo răng kiếm [7], là vật tổ [8] của bộ Thanh Dương. Tương truyền, thần thú này có hai nanh sắc như kiếm, nó rảo bước trên thảo nguyên hoang vu, gặp thuỷ tổ của Lữ thị là Lữ Thanh Dương đang chịu bại trận sắp chết, bèn bẻ hai nanh làm vũ khí biếu tặng thuỷ tổ, sau đó chết đi. Lữ Thanh Dương dùng cặp kiếm răng báo lập nên bộ lạc Thanh Dương vĩ đại, mà thân phận thật của báo răng kiếm chính là hoá thân của Bàn Thát Thiên Thần, trong thời điểm nguy nan nhất đã đến cứu vớt con trai ngài.

Đại kỳ hạ xuống, võ sĩ người Man cao lớn đè lại chuôi kiếm đi dẫn đầu [9], lẳng lặng phóng tầm mắt về đường chân trời, hai mắt dài hẹp sắc nét, con ngươi mắt phải có một đốm trắng.

Đại Quân của Thanh Dương, chủ nhân họ Lữ nhà Mạt Tô Nhĩ, Lữ Tung, khi còn trẻ có biệt danh "Bạch Nhãn Ưng", nghĩa là ưng mắt trắng, bởi vì con mắt bị kéo màng này, tóm lại là làm người cảm giác ánh mắt ngài đặc biệt lạnh lùng, nghiêm nghị.

Đại Quân đã qua năm mươi tuổi, nhưng vẫn mạnh mẽ như trước, ngồi trên chiến mã eo lưng thẳng tắp. Chếch trên yên ngựa treo trọng kiếm [10], đó là vũ khí của ngài từ thời trẻ. Ngài không thẹn là võ sĩ Thanh Dương, đã từng cầm trọng kiếm chém đầu vô số kẻ địch.

Sau ngựa của ngài, vài trăm đội kỵ binh dàn hàng, mỗi đội đều trang bị y sức hào hoa, ngựa tốt tựa rồng, người có thân phận cao quý trong thành Bắc Đô đều ở đây. Hôm trước thám mã phi báo hôm nay Cửu Vương Lữ Báo Ẩn khải hoàn trở về, Đại Quân mang theo các quý tộc đứng ngoài cổng thành, nhất mực chờ ông.

"Phụ thân, gần quá ngọ [11], Cửu Vương vẫn chưa trở về, ta về trước dùng chút đồ ăn đi." Nhị Vương tử Thiết Do thúc ngựa tiếp cận cha mình. "Sông Thiết Tuyến cách nơi đây hơn chín trăm dặm, Cửu Vương lại mang theo ba vạn quân hổ báo kỵ, e rằng hôm nay chưa thể trở về. Hay là để con trai phái thám báo đi nghênh tiếp, một khi có tin tức liền trở về báo lại cho phụ thân. Mấy vị Đại Hãn Vương không khoẻ trong người, để họ phơi nắng thế này thì..."

Đại Quân yên lặng xoay đầu, quét mắt nhìn đám người ở đằng sau, mấy vị Vương gia lớn tuổi không chịu nổi nắng nóng, hoặc là uể oải trên yên ngựa, hoặc là xuống ngựa trốn trong dù len, bọn nô lệ ở trong thành mang băng ra, lấy vải sa đưa cho các quý tộc lau mặt. Một đám người như bị phơi dưới mặt trời thành cỏ nuôi dê, nhìn chẳng có chút tinh thần nào.

Đại Quân lắc đầu: "Cửu Vương là thần cung của Thanh Dương chúng ta, tên không bắn hão [12]. Ta đã thấy hắn cầm binh mười mấy năm, chưa bao giờ làm lỡ thời cơ một lần."

Thiết Do dạ dạ, lùi xuống, không dám nói gì nữa.

"Trời xấu như quỷ, nắng tróc cả da chó. Cửu Vương dám để phụ thân chờ lâu thế, gan lớn rồi ha." Thiết Do thấp giọng làu bàu.

Thịnh điển nghênh đón Cửu Vương khải hoàn, các quý tộc đều ăn mặc cực kỳ trang trọng, cả người đổ mồ hôi đều bị bí lại trong áo giáp, không thoát ra ngoài được. Thiết Do một thân trọng giáp, khoác áo gấm thêu, giờ đang nhe răng trợn mắt, hận không thể lột da đi (cho mát).

Một tên hầu đứng sau ngựa tiến lại gần: "Đại Quân cùng các Đại Hãn Vương đều ở đây, Nhị Vương tử có thể đừng oán giận, để người ta nghe thấy..."

Tên hầu đưa cho hắn cái ánh mắt, Thiết Do nhìn theo ánh mắt gã, võ sĩ trẻ tuổi theo sát người phụ thân, ngang nhiên ngồi ngay ngắn trên chiến mã, cùng phụ thân sóng vai, nhìn về phương xa. Chàng ta một thân trọng cẩm chiến bào [13], mặc giáp Minh Quang [14] khảm bạc, tuy rằng uy phong, nhưng dưới khí trời như vậy tuyệt chẳng dễ chịu. Nhưng võ sĩ kia vẫn kiên cường như một cây trường thương, ánh mắt ngưng ở đằng xa, không nhúc nhích.

Đó là con trai thứ ba của Đại Quân, Húc Đạt Hãn.

"Ráng gồng mà chống đỡ!" Thiết Do cười lạnh. "Còn không phải muốn tỏ lòng hiếu thảo với phụ thân sao? Có cố lấy lòng thế nào đi nữa thì cũng chỉ là tiện chủng máu Sóc Bắc, đại ca đã theo Cửu Vương xuất chinh, lập được chiến công! Vẫn muốn tranh vị với đại ca, vọng tưởng!"

Một bên truyền lại tiếng nói khe khẽ, lành lạnh: "Là rác rưởi thì đừng nhiều lời, cẩn thận da bị tróc hết đấy!" (P/s lời edit: tại "ai kia" bảo nắng đến mức con gâu gâu tróc cả da, ý bảo "ai kia" là con gâu gâu)

"Mày chửi ai đó?" Thiết Do gầm nhẹ.

"Ai đang ôm hận thì mắng người đó." Thiếu niên cưỡi con ngựa ô liếc xéo hắn, mang theo biểu tình khiêu khích.

Thiếu niên chừng mười lăm, mười sáu tuổi, nhanh nhẹn như con báo nhỏ, tuy rằng khăn quàng ướt đẫm mồ hôi, không rên một tiếng, chỉ là mở nửa vạt áo ra để toả nhiệt, lộ cả cánh tay phải. Tên đó để lộ cơ tay, to lớn lạ thường, ngón tay vân vê túi da treo lủng lẳng trên yên ngựa, trong đó bỏ một thanh đao lớn, nửa kín nửa hở rút ra, lưỡi đao phản xạ ánh mặt trời, chiếu thẳng vào mặt Thiết Do.

"Thằng nhãi con! Mày muốn gì?" Thiết Do chỉ mặt thiếu niên.

Tên hầu vội vàng đè tay Thiết Do xuống, nhỏ giọng: "Nhị Vương Tử, giờ không phải lúc nổi giận, Tứ Vương Tử đang cố ý gây hấn với ngài, đừng ở trước mặt Đại Quân bị y đưa vào tròng."

Thiếu niên ngồi trên con ngựa ô kia là Tứ Vương tử Quý Mộc. Đại Vương tử Bỉ Mạc Can cùng Nhị Vương tử Thiết Do là anh em một mẹ sinh ra, Húc Đạt Hãn cùng Quý Mộc lại do Đại Yên thị thứ hai sinh ra, bốn anh em không thể nói là sống hoà thuận với nhau. Bỉ Mạc Can cùng Húc Đạt Hãn đều làm việc cho phụ thân, nắm giữ chính vụ, nhưng hở chút là không vừa mắt nhau, mỗi người nhờ một nhóm quý tộc chống đỡ.

A Ma Sắc nhìn các Vương tử một hồi, lắc đầu, trong lòng có chút âu lo.

Quý tộc trong thành Bắc Đô, nếu không nương nhờ Đại Vương tử, nếu không nương nhờ Tam Vương tử, thì sẽ chịu cảnh thân cô thế cô, thành Bắc Đô tuy lớn, cũng chưa chắc tìm được chốn dung thân. Chỉ có Đại Hợp Tát này thì không biết lão nghĩ gì. Thân phận lão so với các Đại Hãn Vương cao quý hơn, tuyệt đối không ít người muốn lôi kéo. Đại Vương tử Bỉ Mạc Can dắt ngựa tốt tới mời lão ra ngoài thành săn bắn, lão hớn hở đi liền, ra ngoài thành săn bắn xong thì nướng thịt hươu nốc rượu ngon thoả thích, xem các cô gái xoay múa trước trướng, Bỉ Mạc Can liền cẩn thận đưa ra lời đề nghị Đại Hợp Tát vào lều tham nghị chính sự. Một bên râu mép Đại Hợp Tát còn đọng rượu, trầm ngâm ngắm vóc người xinh đẹp của các cô gái, cầm trong tay một cái chân hươu, rất lâu mới hồi phục tinh thần: "Lão nghĩ còn có thể cùng Đại Vương tử đi săn, ăn thịt hươu, uống rượu ngon mà Đại Vương tử mang đến. Lần sau ngài mang mấy nàng đẹp hơn đến múa cho lão xem đi há!"

Một khắc đó, A Ma Sắc an vị ở bên, nhìn thấy nụ cười Đại Vương tử cứng ngắc trên mặt, phải nửa ngày mới khôi phục lại như cũ, há há, cười ké mấy tiếng.

Tam Vương tử Húc Đạt Hãn thì biết thu mình hơn, rất ít khi tự đến lều Đại Hợp Tát bái phỏng. Có điều cứ cách mấy tháng, Húc Đạt Hãn lại phái người tặng lễ vật nhập từ Đông Lục, lúc thì kính nhìn trời làm từ ngọc đen [15], lúc thì quyển sách chiêm tinh, đến giờ Đại Hợp Tát còn giữ cái khay bạc khắc hình Hỗn Thiên Tinh – do Húc Đạt Hãn mua lại từ tay thương khách Đông Lục với giá cao, có người nói là đồ cổ trong Khâm Thiên giám ở triều Dận, tận mấy trăm tuổi. Hợp Tát rõ ràng rất thích lễ vật Húc Đạt Hãn tặng mình, người ta tặng bao nhiêu thì cứ lấy bấy nhiêu. Nhưng suốt ba năm qua lão chưa từng sang lều Tam Vương tử đáp lễ lấy một lần.

Tuổi A Ma Sắc còn nhỏ, cũng thấy rõ dụng ý trong đó, cẩn thận nhắc nhở thầy mình là Tam Vương tử đang trông đợi thầy đó. Lúc đó Đại Hợp Tát ngồi trong đống đồ chơi tinh xảo Húc Đạt Hãn tặng lão, cầm mảnh da cừu non xoa xoa cái này một chút, sờ sờ cái kia một tí, trịnh trọng ngẩng đầu lên nói: "Mấy cái này đều do ngài ta tự muốn tặng ta mà, ta có đáp ứng cái gì đâu."

Đại Quân mỗi năm một già, một Vương tử sẽ trở thành Đại Quân mới, chẳng lẽ Đại Hợp Tát không nghĩ cho tương lai mình hay sao?

A Ma Sắc đeo kính thạch anh khói, lần thứ hai ngửa đầu quan sát quỹ đạo mặt trời. Xác thực như ông lão nói, quỹ đạo mặt trời có chút kỳ quái, chủ tinh đơn độc và Bắc Thần chậm rãi bay lên theo đường chân trời, tóm lại là rất khó giải thích về sự biến hoá trong đó. Trận chiến với bộ Chân Nhan đã kết thúc, quỹ đạo mặt trời vẫn chưa khôi phục vị trí ban đầu.

Ngược lại, nó ngày càng hỗn loạn.

"Đến rồi! Đến rồi! Quân của Cửu Vương! Cửu Vương trở về rồi!"

Bỗng nhiên có người hô to, đoàn người sôi trào.

A Ma Sắc phóng mắt nhìn về phía Nam thảo nguyên, nguyên bản nơi đó như đệm cỏ chăn nuôi, không thể nhìn thấy bờ, lúc này dường như mơ hồ có một đường nhợt nhạt. Trong chốc lát, dựng lên bức tường bằng bụi mờ, mọi người có thể cảm nhận được mặt đất đang chấn động, như là sóng thần đang áp sát. Đoàn kỵ quân khổng lộ rốt cục cũng hiện thân trong bụi mù, các chiến sĩ một màu giáp đen ngựa đen, nâng cao hơn nghìn đại kỳ màu trắng hình báo, cờ xí che kín bầu trời, phía Nam thảo nguyên nhất thời đều là màu trắng.

"Là hổ báo kỵ." Cũng không biết ai đã cất tiếng thở dài.

"Hổ báo kỵ" đáng kiêu ngạo của bộ Thanh Dương. Từ khi "Thiết Phù Đồ" bị diệt, chi kỵ binh này xứng đáng trở thành "đệ nhất cường binh", cảm thụ uy thế của nó trước mặt, chỉ có thể nhận ra gió lớn cắt mặt liên miên.

A Ma Sắc muốn gọi lão Hợp Tát đang nấp dưới bụng ngựa dậy, nhưng chợt phát hiện lão không nói không rằng ngồi ngay ngắn trên lưng ngựa, nhìn về phương xa, hai mắt không hề có men say, mà lấp lánh kỳ lạ.

"Rốt cục đã về..." Lão trầm thấp làu bàu một tiếng.

[1] Thiên cầu

[2] Chủ tinh: ngôi sao chính trong một chòm sao

[3] Nhãn Kính Long: mắt kính rồng

[4] Thạch anh khói đen:

[5] Vu sư: phù thuỷ, thầy đồng

[6] Lữ thử: Loài chuột Lemming

[7] Báo răng kiếm

[8] Vật tổ, chữ hán việt là "đồ đằng", là con vật mà một dân tộc nào đó thường thờ cúng, như là người Ấn thờ bò, người Liêu thờ sói.

[9] Nhất mã đăng tiên: con ngựa đi đầu trận chiến, ám chỉ người lãnh đạo, dẫn đầu quần chúng.

[10] Trọng kiếm: kiếm Épée (không biết có phải cây này không)

[11] Ngọ: giữa trưa

[12] Tiễn vô hư phát: tức là tất cả các mũi tên đều cắm vào hồng tâm.

[13] Trọng cẩm chiến bào: chiến bào dệt từ vải thổ cẩm, loại vải được dệt rất tinh tế, nặng hơn vải bình thường.

[14] Giáp Minh Quang

[15] Ngọc đen = mặc ngọc

Chương này quá dài nên xin phép ngắt đoạn nha độc giả

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top