sáu

                                  ***

Có một sự im lặng đặc biệt sau khi ông bác sĩ ra về; không khí dường như im lặng hơn sau khi một người bỏ đi so với trước đó. Tôi vẫn nằm lả trong phòng tắm, đầu óc tôi không suy nghĩ gì nữa. Tôi bắt đầu nhìn thấy nhiều màu sắc nhảy múa. Có lẽ chỉ vài phút trôi qua trước khi cánh cửa bật mở và giọng Hita vang lên đánh thức tôi dậy: “Chị về rồi đây, Batuk. Em đâu rồi?”. Tôi không nói gì mà vẫn nằm bất động. Tôi nghe Hita gọi: “Batuk... Batuk...” Hita bước vào phòng tắm với một gói đồ lớn màu nâu. Cô nhìn sững tôi kinh hoàng nhưng vẫn không làm rơi gói đồ. Cô rít lên: “Chuyện gì xảy ra với em vậy?”

Tôi thì thào: “Ông bác sĩ”.

Hita nhíu mày không tin: “Bác sĩ Prathi làm thế này với em à?”

Tôi gật đầu.

“Đừng có điên, em bị ngã phải không?”.

Cô kéo tôi lên, giúp tôi đứng dựa vào tường, sau đó cô nhìn mặt tôi và rít lên: “Ông ta làm em bầm tím rồi. Em chảy máu này. Đồ trời đánh!”.

Mặt Hita trắng bệch vì giận dữ. Cô đỡ tôi vào giường. Tấm khăn trải giường màu xanh lốm đốm máu. Cô ngồi kế tôi, bấm điện thoại. Giọng Hita ngắt quãng: “Bác sĩ Prathi... đúng vậy, chính ông ta... ông ta tấn công cô bé... đánh cô bé bầm tím... hãm hiếp cô bé... miệng cô bé chảy máu... vâng, tôi nghĩ cô bé sẽ ổn... cô bé tỉnh... tay và lưng... tôi sẽ... tạm biệt”. Tôi có thể nghe giọng đàn ông qua điện thoại nhưng tôi không nghe được ông ta nói gì. Hita gác máy thở dài.

                                    ***

Hita quay lại phía tôi: “Thôi, em cần tắm rửa! Em thật ngốc, em không cần phải chiến đấu với hắn... Hắn là một lão già ngu xuẩn! Nhìn em kìa... nhìn em kìa”. Cô giúp tôiđi vào phòng tắm vì tôi vẫn còn loạng choạng. Cô mở nước ấm vào bồn rửa tay (nơi mà tôi suýt chết đuối trong đó), để cho nước chảy. Cô xả nước vào bồn tắm, hai chúng tôi đứng trước gương. Khi nhìn ảnh mình trong gương, tôi đưa tay sờ vào nó. Tôi cảm thấy lớp kiếng nhưng tôi biết mình không phải làm bằng kiếng. Nếu làm bằng kiếng, hẳn tôi đã vỡ lâu rồi.

Gương mặt tôi trông như một vườn hoa; một bông hoa tím chỗ này, một bụi cây chỗ kia. Dù trồng thêm cây hay cày xới đất, nó sẽ luôn là một vườn hoa.

Có một vết bầm trên má trái của tôi. Dù mặt tôi dính máu khô nhưng không có vết trầy xước nào cả; máu đó có lẽ từ vết thương trong miệng tôi hoặc trên tay ông bác sĩ. Hita nhẹ nhàng lau mặt tôi bằng một chiếc khăn nhỏ thấm nước ấm. Khi cô lau xong, ngoại trừ vết bầm dưới mắt trái, trông mặt tôi như không có chuyện gì xảy ra, dù người tôi vẫn có những vết bầm tím đen trên vai phải và dấu vết những ngón tay ông ta trên cổ tay tôi. Lưng và hông tôi vẫn còn đau sau cú ngã. Hita bảo tôi ngồi lên bồn toilet; cô quỳ trước mặt tôi, dang hai chân tôi ra và nhìn vào giữa. Cô thoáng mỉm cười rồi bảo tôi đi tắm dù nước vẫn chưa đầy.

Nghệ thuật trang điểm của Hita thật tuyệt vời; cô thoa phấn che giấu vết bầm dưới mắt tôi một cách thẩm mỹ đến mức không ai nhận ra được. Tôi thích ngắm mình trong gương. Suốt thời gian Hita trang điểm cho tôi, tôi ngồi ngắm mình hơn một tiếng đồng hồ. Tôi nhìn vào mắt mình trong gương nhưng không thấy gì trong đó cả. “Mình đang ở đâu”, tôi nghĩ. Tôi cố gắng nhìn mình trong gương từ mọi góc cạnh. Làm thế nào tôi xác định được chính xác mình là ai, so với những hình ảnh phản chiếu tôi trong gương? Câu trả lời đơn giản nhất, có lẽ tôi là chính tôi như tôi đang ngồi đây lúc này. Với cách suy nghĩ này, mọi thứ chính xác là chính nó và không có gì khác cả. Những xúc cảm, những suy nghĩ, những giác quan không có ý nghĩa gì khi tôi là chính tôi vào lúc này đây: một con điếm mười lăm tuổi bầm tím đang được trang điểm thành một thiếu nữ xinh đẹp trong một phòng tắm sang trọng.

Với cách suy nghĩ đó, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy những người khác cảm nhận về mình như thế nào. Tôi là một thực thể dễ hiểu bởi vì mọi người đều nhìn tôi theo cùng một cách. Tôi làm bánh và tôi không là gì khác. Tôi ăn, thở, sống, chuyển động chỉ để đáp ứng vai trò duy nhất đó. Những người khác có thể có những chức năng phức tạp hơn. Ví dụ như người bán hàng rong đi dọc Đường Chung mỗi ngày. Ông mang một giỏ hàng quanh cổ chứa giày dép, vòng cổ, pin, thuốc lá, cùng những thứ linh tinh khác. Ông nghiêng chiếc nón rơm rộng che mặt để tất cả những gì bạn nhìn thấy chỉ là một nhúm tóc bạc sau gáy. Sự tương tác giữa ông và khách hàng cũng hoàn toàn vô danh; họ chỉ tay vào một món đồ, ông ra giá, họ trả tiền, ông thối tiền. Đối với khách hàng, ông chỉ là một cái nón rơm, một nhúm tóc bạc, một giọng nói. Đó là vai trò thứ nhất của ông - người bán hàng. Khi ông mua các sản phẩm của mình từ một người bán sỉ ở đâu đó, ông đóng vai trò thứ hai: một khách hàng. Rồi khi về nhà, dù tôi không chắc lắm nhưng có thể ông là một người chồng nồng nhiệt hay là một người cha trong gia đình. Vai trò thứ ba: một người cha. Bạn thấy đấy, ngay cả một người bán hàng già cỗi cũng là một động vật có nhiều đầu; với nhiều vai trò khác nhau như thế, ông là ai? Ông là một người bán thuốc lá trên Đường Chung, một khách hàng của người khác, một người tình nồng nhiệt, hay một người cha khả kính? Khi nào một vai trò kết thúc và vai trò khác bắt đầu, hay tất cả cùng tồn tại trong một con người? Dĩ nhiên bạn sẽ nói rằng ông là một người đảm đương nhiều vai trò khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thấy rằng có những cách giải thích khác không? Một người chỉ có một bề ngoài, đó chính là bề ngoài vào lúc mà bạn nhìn thấy nó; khi ông bán thuốc lá với chiếc nón rơm, vai trò duy nhất của ông trên thế giới này là người bán thuốc lá (vào thời điểm đó, ông không phải một người cha hay một người chồng mà chỉ là một người bán thuốc lá). Thực tế bên ngoài của chúng ta chính là vai trò chúng ta đang làm tại một thời điểm nào đó; quá khứ và tương lai không có ý nghĩa gì cả.

Đó là triết lý của một con điếm. Tôi là chính tôi vào lúc này; quá khứ không đè nặng lên vai tôi, tương lai tôi không xác định. Tôi không là gì khác và không có gì khác. Khi tôi nhìn vào ảnh mình trong gương, tôi ngộ ra rằng cái cây đã nói đúng - tất cả được tạo ra chỉ để dành cho tôi. Tôi nhắm mắt lại và nghe tiếng lá cây đang cười xào xạc.

                                  ***

Cho đến lúc này, nhịp điệu cuộc sống mới của tôi ở Căn hộ Con Hổ không thể đo được; thời gian đơn giản trôi qua theo từng sự kiện. Những sự kiện không xảy ra theo cùng một nhịp điệu và không có bà Hà Mã ghi chép lại. Đó là một điều lạ lùng với tôi, bởi vì từ trước đến nay, cuộc sống của tôi diễn ra theo nhịp đồng hồ. Khi mới bước vào cái ổ của mình vài năm trước, tôi sẽ cảm thấy lo lắng nếu đồng hồ gõ nhịp quá nhiều trong khi tôi không có bánh để làm. Cùng với thời gian sống trên Đường Chung, tôi tự phát triển một nhịp điệu riêng cho mình, và cuộc sống diễn ra theo nhịp điệu này. Ở Căn hộ Con Hổ, mọi thứ khác hẳn; cái đồng hồ đã ngừng quay. Tôi nhìn cây kim giây, biết rằng không lâu nữa nó sẽ nhảy lại, nhưng tôi không biết khi nào. Nhiều lần tôi cầu mong thời gian ngừng lại, nhưng tôi biết mình nên cẩn thận với những giấc mơ như thế, bởi vì nếu nó xảy ra, mọi thứ sẽ diễn ra theo một cách khác. Không có nhịp bước đồng hồ, chúng ta bị xáo trộn và hoang mang. Để chờ một chiếc xe buýt không bao giờ đến, tôi phải vươn dài rễ cây xuống đất để tự nuôi sống mình, nhưng vẫn phải rướn người lên cao để xem nó có đến không.

                              ***
Thời gian diễn ra trong Căn hộ Con Hổ giống như người đàn ông lưng còng lê bước trên Đường Chung với cây gậy. Tôi nằm trên giường nhìn chằm chằm ra ngoài cửa sổ, biết rằng sẽ có một sự kiện diễn ra tiếp theo sự kiện vừa rồi nhưng không biết khi nào. Khi trời sẫm tối, hoàng hôn buông xuống ngoài cửa sổ, tôi ra khỏi giường, bước đến gần cửa sổ. Ánh đèn trên con đường đi dạo đã bật lên và những hàng ánh sáng dài soi bóng dòng người qua lại, khách du lịch, những người giàu, những kẻ ăn xin. Tôi không biết mình đứng nhìn bao lâu, nhưng có lẽ một thời gian khá dài.

Trong khi đó, Hita loay hoay ở phòng chính. Lát sau, cô bước vào phòng ngủ, hỏi tôi cảm thấy thế nào (“Em khỏe, cảm ơn chị”), và bảo tôi mặc quần áo vào. Hita mở gói đồ màu nâu, bên trong là những bộ y phục mà tôi chỉ được thấy trên các tấm bảng quảng cáo hoặc trên những tạp chí cũ mà thỉnh thoảng bà Mamaki mang đến cho chúng tôi. Hita giúp tôi mặc một chiếc áo đầm dài màu đỏ viền vàng bó sát, phía trước xẻ đến tận giữa ngực còn phía sau trống đến giữa lưng. Tôi không mặc áo lót hay áo ngực gì cả, bộ ngực tự nhiên của tôi tạo nên một khoảng nâng nhẹ. Lớp vải áo mềm mại đến ngạc nhiên. Tôi giơ tay lên rồi hạ tay xuống, thích thú với cảm giác lớp vải mềm cọ xát vào người. Phần đuôi áo được xẻ một bên nên khi tôi bước đi, chân trái tôi như lộ hẳn ra ngoài. Hita mang cho tôi một đôi giày bằng da màu đen có hình dạng như một con cá, gót giày cao khiến tôi cảm thấy rất khó đi lại. Khi mang đôi giày vào, dường như tôi cao lên đến gần một tấc. Cuối cùng, Hita đeo một sợi dây chuyền ngọc trai vào cổ tôi. Tôi sung sướng đến mức suýt nhảy cỡn lên. Hita khẳng định: “Không áo ngực, không quần lót”. Lớp trang điểm ngoài việc che giấu vết bầm còn khiến mặt tôi trông già hơn. Tôi nghĩ Puneet hẳn sẽ không thể nhận ra tôi được. Con Hổ dường như cũng không thốt nên lời.

Màn đêm buông xuống, những ngôi sao lấp lánh ngoài cửa sổ. Hita gọi đồ ăn, người phục vụ khách sạn mang bữa tối lên cho tôi. Tôi rất đói. Trước khi tôi bắt đầu ăn, Hita choàng một chiếc khăn quanh người tôi để thức ăn khỏi vấy bẩn chiếc áo đẹp. Sau khi tôi ăn xong, cô lại trang điểm một chút cho tôi. Cô tỏ vẻ rất hài lòng với sản phẩm của mình. Tôi cảm thấy lý do của việc mình di chuyển từ cái ổ Đường Chung đến Căn hộ Con Hổ đang từ từ đến gần. Khi chúng tôi chờ trong phòng chính, Hita đi tới đi lui còn tôi ngồi nói chuyện với Con Hổ.

                     ***

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy cuộc phiêu lưu này bắt đầu chuyển hướng là những tiếng ồn ào bên ngoài cửa chính. Sau đó, gần như một cơn bùng nổ núi lửa, hai cánh cửaphòng bật mở và ba người đàn ông xuất hiện. Người đi đầu có một thân hình to cao lực lưỡng, tiếp theo là người đàn ông trong bộ vest xanh nhạt (ông vẫn mặc bộ vest đó - hoặc có thể ông có nhiều bộ vest giống nhau). Người thứ ba trẻ nhất, thấp nhất mà cũng gầy ốm nhất trong ba người.

Có lẽ người dẫn đầu là ông chủ chính. Ông tươi cười nhìn chúng tôi. Ông đứng thấp hơn so với người đàn ông mặc vest xanh nhạt nhưng lại mập hơn một chút. Ông mặc một bộ vest màu xám; lớp vải mềm mại có những đường sọc ngang nhỏ tinh tế màu trắng. Ông mang một chiếc cà vạt màu vàng đồng nổi bật trên nền áo sơmi trắng tinh. Cổ tay trái ông đeo một chiếc đồng hồ khảm ngọc cùng ít nhất bốn cái vòng vàng. Tay phải ông đeo một chiếc nhẫn vàng khổng lồ nạm kim cương. Cổ tay phải ông cũng mang một chiếc vòng vàng dày cộm, trên đó treo những hạt nước nhỏ cũng bằng vàng. Những món nữ trang cồng kềnh trông thật tương phản với bộ vest xám thanh lịch có sọc trắng nhỏ.

Những chuyển động của ông khiến tôi nhớ lại bài múa dân gian mà chị họ tôi từng múa. Chị đeo những chiếc chuông nhỏ trên cổ tay và mắt cá chân nên mỗi cử động của chị đều vang lên tiếng nhạc, mỗi vòng xoay tạo nên một giai điệu. Khi người đàn ông to lớn di chuyển cũng có tiếng nhạc vang lên; tiếng kim loại va chạm kêu lanh canh và tiếng quần áo sột soạt. Tôi thích ông ngay khi vừa gặp mặt. Ông là típ người có thể khiến bạn phải bật cười ngay cả khi đang có chuyện buồn. “Bubba”, ông nói với tôi và chìa tay ra. Tôi mỉm cười định bước lên bắt tay ông, nhưng chân trái tôi vướng vào chiếc váy, tôi loạng choạng suýt té. Ông bật cười to. Khi tôi đến gần, ông bỏ tay xuống, ôm hôn lên má tôi. Ông xức nước hoa rất đậm. Rồi ông thả tôi ra, nói với người đàn ông mặc vest xanh nhạt: “Cô bé hoàn hảo”. Sau đó ông quay lại gọi to: “Iftikhar, Iftikhar, con đâu rồi? Xem này, cô ấy đây”. Sau lưng ông Bubba, Iftikhar ló đầu ra. Nếu vào lúc đó có ai bảo tôi rằng Iftikhar là con trai ông Bubba, hẳn tôi sẽ không thể tin được.

Chàng thanh niên bước lên phía trước hoàn toàn trái ngược với cha mình. Trong khi bề ngoài ông Bubba trông rất rộng rãi thì Iftikhar có vẻ rất bủn xỉn. Ông Bubba mặc một bộ vest xám đắt tiền, còn Iftikhar mặc một bộ áo truyền thống màu trắng chật chội. Ông Bubba đeo cà vạt màu vàng đồng và những trang sức kêu lanh canh, còn Iftikhar không đeo gì cả mà có vẻ rất trầm lặng. Một người như con voi ồn ào sôi nổi, còn người kia là một con mèo kín đáo dè dặt. Điểm tương đồng duy nhất giữa hai người có lẽ là cả hai đều mang giày.

Người gác cửa già giấu mặt nhẹ nhàng khép cửa lại. Dù có năm người trong phòng nhưng chỉ có ba nhân vật chính: ông Bubba, con trai ông và tôi. Hita cùng người đàn ông mặc vest xanh nhạt lùi ra phía sau và trở nên vô hình. Ông cha gật đầu nhìn cậu con: “Con thích cô ấy chứ, con trai?”. Anh con trai nặn một nụ cười đáp: “Vâng, thưa cha, con thích cô ta”.

Có một giây tĩnh lặng cứ như không khí được làm dịu đi. Đột nhiên Iftikhar phá vỡ sự im lặng bằng cách bước đến cái bàn. Anh có một dáng đi nhẹ nhàng nhanh nhẹn, khác hẳn cảm tưởng của tôi về bề ngoài mỏng manh của anh. Chuyển động của anh khiến tôi nghĩ đến một con linh dương. Thân hình anh mỏng lét trông như một chiếc áo khoác phủ lên bộ xương khô. Với bề ngoài gầy còm, trông anh trẻ hơn tôi nghĩ. Có lẽ anh vào khoảng mười tám tuổi. Cũng vì bề ngoài ốm tong teo nên cái đầu anh trông có vẻ to hơn thân mình. Gương mặt anh như một hình tam giác, đôi lông mày rậm, cằm nhỏ, má hóp. Bộ ria mép bên dưới cái mũi dài hẹp như muốn cố gắng phình gương mặt ra nhưng không đạt hiệu quả lắm.

Khi còn là một đứa trẻ, đôi lúc tôi bắt thằn lằn bằng tay không. Việc đó đòi hỏi một sự kiên nhẫn rất lớn, ngồi yên tĩnh tại, và khi đã chuyển động thì phải chuyển động rất nhanh. Cái miệng của Iftikhar khiến tôi nhớ đến cái mõm con thằn lằn với cặp môi mỏng tím tái cuộn vào trong răng. Đó là một cái miệng sẽ kìm giữ từ ngữ thay vì phun hết những suy nghĩ bên trong ra ngoài. Tóc anh như một mớ lông đen dày hỗn độn. Chỉ có đôi mắt anh là đáng chú ý. Đôi mắt màu đen hơi ngả sang nâu với một cái nhìn kiên định, khiến tôi có cảm giác anh đang ở đâu đó “trên trời”. Ban đầu người ta có thể nghĩ rằng đứa con trai của một người đàn ông giàu có với giọng nói rổn rảng này sẽ là một cậu bé ngoan hiền dễ bảo. Iftikhar không phải như thế. Đôi mắt anh có tia nhìn thép. Anh là một cỗ máy lặng lẽ quay theo ý muốn của riêng mình, không bị ngoại cảnh chi phối. Đôi mắt anh là đôi mắt của một ý chí tiềm ẩn, trái với bề ngoài ốm yếu nhu nhược. Đây là một con người mà bạn không thể coi thường.

Giọng nói của Iftikhar cũng phù hợp với bề ngoài của anh, giọng cao hơi the thé. So với một người đàn ông thì giọng nói của Iftikhar nghe có vẻ nhút nhát, do dự và có phần nữ tính.

Anh nói: “Tại sao lại có đống giấy trên bàn?”

Đó là một câu hỏi nhằm cố ý lảng sang một vấn đề khác. Mọi người đều tập trung nhìn vào đống giấy của tôi. Hita đáp: “Đống giấy đó của cô bé”. “Của cô bé à?”, Iftikhar lặp lại.

Hita chỉ tay về phía tôi: “Cô ấy thích viết truyện” “Vậy à?”, Iftikhar hếch mặt lên.

Anh nhìn tôi định nói gì đó nữa nhưng ông Bubba xen vào: “Con có một cô bé thông minh đấy, Ifti... Thôi, chúc hai người vui vẻ. Cha phải đi lo công việc”. Ông liếc nhìn người đàn ông mặc vest xanh nhạt, ông này lặng lẽ gật đầu đồng ý, và hai người quay lưng. Khi họ bước đi, tôi nghe ông Bubba nói với người đàn ông mặc vest xanh nhạt: “Ông luôn luôn xuất sắc, ông Vas”.

                              ***

Cánh cửa khép lại sau lưng họ. Có một sự im lặng dài, cả tôi lẫn Iftikhar đều nhìn Hita như thể cô biết rõ bước tiếp theo của điệu múa. Trong một thoáng, Hita trấn tĩnh bảo tôi: “Vào phòng tắm đi, Batuk, chị sẽ kiểm tra lại lớp trang điểm của em”. Tôi biết lớp trang điểm trên mặt tôi rất hoàn hảo nhưng vẫn theo cô vào phòng tắm. “Ngồi xuống đi!”, Hita bảo tôi, chỉ tay vào bồn toilet đang đóng nắp. “Chị sẽ nói đơn giản”, cô tiếp tục, “Em đến đây để giúp Iftikhar vui vẻ”. Cô hắng giọng và nhìn xuống sàn đá: “Em sẽ dạy cậu ta làm thế nào để... làm thế nào để... làm chồng”. Cô hắng giọng lần nữa: “Với một phụ nữ. Em hiểu không?”. Cô nắm hai vai tôi, lặp lại: “Em hiểu không?”. Tôi chưa bao giờ thật sự nghi ngờ tại sao mình được đưa từ cái ổ của mình đến lâu đài này. Tôi hiểu tác động của thời gian lên các sự kiện, và lúc này, mục đích chuyến đi đã rõ ràng. Tôi nhìn Hita gật đầu.

Hita tiếp tục: “Em là một cô gái khôn ngoan, chị biết em sẽ làm cho Iftikhar vui vẻ... Nếu làm được, em có thể được trọng thưởng, còn nếu không... hmmm, chị chắc em biết chuyện gì sẽ xảy ra”. Cô mỉm cười và tôi gật đầu. Cô nói tiếp: “Ngày mai chị sẽ quay lại. Điều cuối cùng: Quà cáp, tiền bạc hay nữ trang mà anh ta cho em, em đưa hết cho chị, hiểu không, Batuk?”. Tôi cười thầm, nhớ đến những trò giấu giếm của Puneet với bà Mamaki. Tuy nhiên, Căn hộ Con Hổ rộng hơn nhiều so với bất cứ cái ổ nào và tôi thông minh hơn nhiều so với Puneet và kể cả Hita. Hita rời phòng tắm. Vài giây sau, tôi nghe tiếng cửa chính đóng lại. Màn biểu diễn bắt đầu.

                                  ***

Tôi băng qua phòng ngủ, bước vào phòng chính, nhìn thấy Iftikhar đang ngồi gõ tay lên đống giấy trắng trên bàn. Anh quay sang tôi: “Những gì cô viết đâu rồi?”.

Tôi nói dối: “Từ khi đến đây em chưa viết gì cả”. Tôi đã viết về chuyến đi đến đây và về ông bác sĩ ghê tởm những lúc Hita vắng mặt. Tôi cuộn những tờ giấy lại, giấu chúng sau cái ống phía dưới bồn rửa tay và chúng nằm đó, rất an toàn. Tôi còn kẹp thêm cây bút vào để mỗi khi muốn viết, tôi vào phòng tắm đóng cửa lại, rút giấy viết ra và bắt đầu trút bầu tâm sự. Tôi cũng tìm một chỗ giấu khác cho cuốn sổ màu xanh ở giữa tấm nệm và nền giường, nhét nó thật sâu hết mức có thể. Tôi nghĩ ngay cả những người lau dọn cẩn thận nhất cũng khó có thể tìm được nó ở đó.

Iftikhar tiếp tục: “Vậy cô sẽ viết gì về tôi?” Tôi làm ra vẻ khép nép nhìn xuống: “Thưa cậu chủ, em thật sự không biết gì về cậu chủ cả”.
Giọng nói gắt gỏng của anh khiến tôi cảm thấy căng thẳng: “Cô sẽ mô tả tôi như thế nào?”.

Tôi ngần ngừ một lúc vờ như đang suy nghĩ: “Em sẽ viết là trông cậu chủ dễ thương, ăn mặc lịch sự, đẹp trai”.
“Cô nghĩ tôi bao nhiêu tuổi?”, anh hỏi.

“Khoảng hai mươi bảy hoặc hai mươi tám”, tôi đáp. Tôi nghe anh khịt mũi, nhưng anh không sửa lại dù tôi biết rõ không phải như thế.

Anh ngồi trên chiếc trường kỷ, cầm cái điều khiển bật tivi lên. Anh lướt qua một số kênh truyền hình, cuối cùng chọn một kênh đá bóng. “Ngồi đi!”, anh nói. Tôi bước lại chiếc trường kỷ, ngồi xuống kế bên anh, để tay lên đùi, chừa một khoảng trống.
Bạn nghĩ giữa xăng và xe thì cái nào mạnh hơn? Bạn có thể nói là chiếc xe, vì nó chở tài xế cùng hành khách đi xa. Tuy nhiên, nó sẽ đứng yên vô dụng nếu không có xăng. Mặt khác, xăng có thể dùng để chạy một chiếc xe khác hoặc thậm chí có thể được sử dụng như một trái bom. Rõ ràng xăng có một quyền lực lớn. Ở đây, tôi là xăng và tôi đánh hơi được nỗi sợ của anh như một con báo dò theo con mồi.

Tôi vẫn ngồi cách Iftikhar một khoảng, lặng lẽ xem đá bóng với anh. Tôi không biết luật lệ, cũng không hiểu tại sao những người đàn ông mặc quần áo khác nhau liên tục đá trái bóng vào nhau, chỉ để cuối cùng đá nó vào một cái lưới, để rồi lại lấy nó ra và tất cả lại bắt đầu từ đầu. Khi ngồi xem trận bóng, tôi nhận ra rằng nếu không có trái bóng thì sẽ không có gì cả, hai mươi người đàn ông mặc quần ngắn sẽ không biết làm gì trong vài tiếng đồng hồ. Chính trái bóng mới có quyền lực. Khi trận bóng kết thúc (theo người dẫn chương trình thì một trận khác sắp sửa bắt đầu), Iftikhar quay sang tôi bảo: “Viết cho tôi một bài thơ đi”. Tôi không nói gì cả. Tôi bước đến bàn ngồi trước đống giấy, nhắm mắt lại trong một giây. Cha đến bệnh xá đón tôi về nhà. Tôi cuộn tròn trong lòng cha ngửi mùi cánh đồng lồng lộng. Dòng thơ của Namdev như cuồn cuộn trước mặt tôi. Tôi cầm cây bút trên bàn và viết:

Chủ nhân tôi là một cây cung bằng gỗ thủy tùng

Trên cánh tay ngài, mũi tên đang nằm nghỉ

Khi ngài ra lệnh, mũi tên sẽ vút bay

Hãy lắng nghe tiếng thì thầm của tôi

Ngài là ước vọng của tôi

Cao quý hơn tất cả mọi giá trị trên trái đất này.

Đó là một bài thơ giả tạo xấu xí. Tôi đưa nó cho Iftikhar. Anh đọc bài thơ, đôi môi cong lên khinh bỉ. Anh hỏi: “Cô viết à?”. Tôi trả lời: “Vâng ạ”. Anh nhìn tôi bằng một cái nhìn lạnh lẽo, nhếch mép cười, giơ tờ giấy lên, xé làm đôi rồi xé làm tư. Khi thả tay để những mảnh giấy vụn rơi tự do xuống đất, anh nhìn tôi xem tôi phản ứng thế nào. Anh thật sự nghĩ là tờ giấy chứa bài thơ sao? Quả là đồ ngốc, chính từ ngữ mới chứa bài thơ đó.

“Đó là số phận bài thơ ngu ngốc của cô”, anh nói.

Ban đầu, tôi nhìn xuống đất với vẻ khép nép giả tạo: “Em xin lỗi”. Rồi tôi ngước mắt nhìn lên. Anh đứng lên bước về phía tôi, chiếc tivi đang chiếu một đoạn quảng cáo. Chúng tôi nhìn thẳng vào mắt nhau như thách thức. Anh tiến sát lại gần tôi, gương mặt hai chúng tôi chỉ cách nhau khoảng một gang tay. Dường như không nghĩ ra việc gì khác để làm, anh nhổ nước bọt vào mặt tôi. Dù vậy, hành động này không có gì ác ý. Anh nhổ nước bọt vào mặt tôi lần nữa. Tôi vẫn đứng yên nhìn vào mắt anh. Anh nhìn dòng nước bọt chảy nhễu xuống má tôi. Chúng tôi đứng im lặng nhìn nhau một phút, rồi anh thì thầm: “Đi rửa mặt đi!”. Tôi đi vào phòng tắm rửa mặt. Nước lạnh vã lên mặt khiến tôi cảm thấy dịu lại. Tôi ngẩng người một lát nhìn ảnh mình trong gương, rồi tôi tắt nước và tâm trí tôi trở về với thực tại. Tôi quay lại phòng chính, căn phòng dường như nhỏ hơn lúc tôi ra đi.

“Thưa cậu chủ Iftikhar”, đây là lần đầu tiên tôi gọi tên anh, tôi nói một cách nhẹ nhàng, “Em rất tiếc vì cậu chủ không thích bài thơ ngớ ngẩn của em. Đây là lần đầu tiên em làm thơ và em cũng không giỏi lắm việc viết lách”.

“Thưa cậu chủ Iftikhar”, đây là lần đầu tiên tôi gọi tên anh, tôi nói một cách nhẹ nhàng, “Em rất tiếc vì cậu chủ không thích bài thơ ngớ ngẩn của em. Đây là lần đầu tiên em làm thơ và em cũng không giỏi lắm việc viết lách”.

Anh đã quay lại trường kỷ với chiếc tivi. Anh hỏi cộc lốc: “Nếu không giỏi thì sao lại thích viết?”

Tôi đứng trước mặt anh. Anh nhìn chằm chằm vào tivi. Tôi trả lời: “Em thích viết vì em thích trải lòng mình lên giấy. Em thích nhìn thấy suy nghĩ của mình vì nếu không, chúng sẽ hoàn toàn vô hình”.

Anh chớp mắt nhìn tôi trong một thoáng: “Nhưng tại sao cô thích làm một việc mà cô không giỏi?”

Tôi đáp: “Thưa cậu chủ, cậu chủ có giỏi tất cả mọi việc cậu làm không?”

Anh thoáng suy nghĩ rồi đáp: “Có”.

Tôi vẫn đứng trước mặt anh trong chiếc váy đầm xinh đẹp và đôi giày bóng loáng như một con chim mồi. Có những mẩu giấy xé vụn trên tấm thảm. Anh tiếp tục dán mắt vào chiếc tivi. Sau một chút im lặng, tôi hỏi: “Vậy cậu chủ làm gì?”. Câu hỏi này đem lại cho tôi nhiều điểm hơn bao giờ hết. Chủ đề ưa thích của đàn ông là bản thân anh ta; khi bạn trở thành chiếc gương của anh ta, anh ta sẽ nói mãi mãi. Anh nhíu mày nhưng vẫn tiếp tục nhìn vào màn hình tivi.

“Vậy cô làm gì?”, anh hỏi lại với một nụ cười chế giễu.

“Cậu chủ biết em làm gì”, tôi nói, “nhưng em muốn biết cậu chủ làm gì”.

“Tại sao?”

“Em chỉ muốn biết thôi”.

Anh trả lời mà không nhìn tôi: “Tôi lãng phí thời gian ở trường và đi làm cho cha tôi, lão heo mập đó”.

Tôi cần làm cho anh thích tôi nên tôi quyết định lấy một cây gậy chọc vào con rắn: “Ông ấy có vẻ để râu hơi rậm”.

“Cô nghĩ là ông ấy để râu rậm quá à?”

“Vâng”, tôi nói, nhưng tôi đã đúng, anh là một con rắn, và tôi bị mắc bẫy.

“Vậy ra cô, một con điếm làm tình với tất cả đàn ông, nghĩ rằng cha tôi, một nhà kinh doanh và một nhà tài phiệt, để râu quá rậm? Chà, để xem ông ta có đồng ý với cô không”.

Iftikhar tắt âm thanh tivi, nhấc chiếc điện thoại đặt trên chiếc bàn nhỏ bên trái trường kỷ lên. Anh nhìn tôi chằm chằm trong khi quay số. Anh nói vào ống nghe: “Chào cha, con Ifti đây”. Con rắn quấn quanh người tôi. Sự kinh hoàng hiện rõ trên mặt tôi, thấm vào cơ thể tôi. Anh nói với một cái nhếch mép: “Con đang ở đây với món quà sinh nhật của cha... Có thể nói rằng cô ta có một cái miệng...”. Tôi quăng người xuống chân anh hôn vội vã lên hai chân anh: “Làm ơn, thưa cậu chủ, làm ơn...” Tôi ôm đùi anh trong tay, áp người vào chân anh. Ngực nhấn vào đầu gối anh, tôi ngẩng nhìn như một con chó con van nài. Anh tiếp tục nói chuyện trong điện thoại trong khi tôi thút thít: “Vâng, con thích cô ta. Cô ta thú vị hơn người trước... (ngừng một lúc)... vâng, chuyện đó nữa... (một tràng cười sảng khoái, tiếp theo là một khoảng ngừng)... vâng, vâng...”. Anh nhìn tôi, nhe răng cười như một con thằn lằn rồi đặt điện thoại xuống. Tôi đang tuyệt vọng ôm chân anh. Tôi cuộn người dưới chân anh, vùi đầu vào giữa hai đùi anh. Anh bật cười rộ: “Cô hoảng hồn khi tôi nói chuyện với lão mập đó”.

“Cảm ơn, thưa cậu chủ, cảm ơn”, tôi nói với đôi chân anh.

“Giờ hãy xem cô biết ơn tôi như thế nào”.

Anh đặt tay lên tóc tôi. Ngay khi cảm thấy bàn tay anh, tôi biết mình đã nắm được anh.

Tôi có thể đánh giá khả năng của một người đàn ông ngay khi anh ta bước vào cái ổ của tôi và chưa bao giờ sai. Tôi biết Iftikhar bị hạn chế trong lĩnh vực này cũng như trong nhiều lĩnh vực khác. Anh ấn mạnh đầu tôi vào giữa hai chân và tôi buộc phải mở miệng hát bài hát mà anh muốn nghe. Trong vòng một giây, anh dùng hết sức đè chặt đầu tôi vào đó. Tôi có thể cảm thấy nhịp đập của anh trên môi mình. Tôi mỉm cười nhưng anh không thể thấy được.

Bỗng Iftikhar vùng dậy đẩy tôi ra rất mạnh. Tôi té lăn xuống sàn. Anh đứng trên đầu tôi, tôi có thể thấy đũng quần anh ướt sũng. Thời gian chầm chậm trôi, nhưng tôi không có quyền kiểm soát nó. Tôi không thể cử động được. Anh nghiêng người lên trước để toàn bộ trọng lượng đổ lên chân trái; anh co chân phải lại. Tôi nghĩ đến trận đá bóng trên tivi và tôi trở thành một trái bóng. Iftikhar vung chân đá thẳng vào mặt tôi. Một cơn đau điếng người. Đầu tôi như vỡ toác. Tôi vẫn tỉnh táo nhưng cảm thấy đầu óc quay cuồng, phần thịt ở má tôi rách toạc dưới mũi giày của anh và tôi hét lên đau đớn. Tôi đã sai, không phải trái bóng có quyền lực mà chính cái chân mới có quyền lực. Tôi bay bổng lên rồi rớt xuống, đập ngửa xuống sàn. Iftikhar di chuyển về phía tôi, xoay người đá thêm một cước thứ hai, nhưng lần này tôi đưa hai cánh tay lên che đầu. Cú đá của anh lên cánh tay tôi gây thêm một cơn đau mới. Tôi bò xuống dưới gầm bàn như một con chuột. Tôi khóc to; cơn đau lan khắp mặt. Anh không đuổi theo tôi. Rồi bỗng nhiên Iftikhar gào lên. Tôi giật mình. Tại sao anh ta gào lên như thế? Anh ta không thể cảm nhận được cơn đau của tôi.

Nhưng âm thanh mà anh thốt ra nghe như một tiếng khóc. Giữa tiếng hú dài bất tận, tôi nghe thấy một âm thanh mà tôi biết rất rõ: sự tuyệt vọng. Một dòng thác khốn khổ trào ra từ anh, ngay cả khi âm thanh đã tắt, sự đau khổ vẫn kéo dài.

Từ dưới gầm bàn, tôi nhìn thấy hai chân anh. Anh đang đi từng bước nặng nề loanh quanh trong phòng. Tôi không thở được. Cơn đau làm biến dạng gương mặt tôi. Hai cánh tay tôi vẫn ê ẩm. Thời gian trôi qua. Cuối cùng Iftikhar quay lưng vào phòng ngủ. Cánh cửa phòng ngủ đóng sầm rồi lại bật ngược ra. Tôi không cử động mà cũng không dám gây nên một âm thanh nào. Anh đóng sầm cửa lại một lần nữa và lần này thì hai cánh cửa khép lại. Anh đá vào cái gì đó trong phòng, rồi âm thanh trong phòng từ từ im lặng. Tivi chiếu một đoạn quảng cáo mới.

Một thời gian dài trôi qua. Tôi vẫn nằm dưới gầm bàn lắng nghe tiếng tivi (một trận đá bóng khác). Anh không quay lại. Tôi nghe tiếng nước chảy trong phòng tắm. Có tiếng anh gọi điện thoại nhưng tôi không nghe rõ anh nói gì. Một lúc sau, tôi không nghe tiếng nước trong phòng tắm nữa. Tôi chờ đợi và bò đến cửa phòng ngủ bằng cả bốn chi, cố gắng không gây tiếng động; cái thảm rất mềm. Tôi lắng nghe một lần nữa, tất cả đều im lặng ngoại trừ thỉnh thoảng có tiếng nước bì bõm. Tôi vịn tường đứng lên. Tôi có thể đi được. Tôi thử co duỗi tay chân. Tôi rất đau nhưng vẫn có thể cử động. Tôi bước đến cửa chính, nhẹ nhàng lắc thử tay nắm cửa. Cửa đã bị khóa. Tôi bò lại xuống dưới gầm bàn rồi nằm xuống. Gì thế? À, biết rồi, mày không cần tội nghiệp tao đâu, vì mày phải chịu đau đớn hơn tao nhiều. Mày đã được tự do. Tao cũng từng được tự do nhưng đã lâu lắm rồi. Giờ thì chúng ta ở đây cùng với nhau. Mày cũng nên đi ngủ đi, chúc ngủ ngon nhé, Con Hổ.

                             ***

Nằm dưới gầm bàn với sự che chắn của những chiếc ghế, tôi nghe tiếng gõ cửa bên ngoài. Tôi nhìn thấy đôi chân của Iftikhar từ phòng ngủ bước ra, mở cửa cho ngườiphục vụ khách sạn. Iftikhar bảo người phục vụ mang khay thức ăn vào phòng ngủ trong khi anh đứng canh cửa. Sau khi người phục vụ đi ra, anh khóa cửa, tắt tivi rồi quay vào phòng ngủ, không buồn nhìn tới hay nói chuyện với tôi. Tôi nghe tiếng tivi trong phòng ngủ rì rầm khoảng hai giờ, sau đó mọi thứ chìm vào im lặng. Có lẽ anh đã ngủ. Ở đây quá yên ắng. Tôi nhớ những âm thanh ồn ào ở Đường Chung, một phần giai điệu cuộc đời của tôi. Nằm một lúc, tôi cũng ngủ thiếp đi.

Tôi thức dậy khi mặt trời vừa hé những tia sáng đầu tiên. Tấm thảm phía trên đầu tôi đọng một vũng máu đen sẫm và mặt tôi vẫn còn đau. Tôi muốn đi vệ sinh.

Tôi bò ra, rón rén xoay tay nắm phòng ngủ. Cánh cửa mở nhẹ nhàng với một tiếng động khe khẽ, không đủ để đánh thức hoàng tử đang ngủ. Tôi nhón chân đi qua phòng ngủ để đến phòng tắm. Cửa phòng tắm đang mở. Iftikhar vẫn say ngủ.

Khi đến phòng tắm, tôi gặp phải một tình huống khó xử: nên đi tiểu như thế nào để không gây tiếng động. Nếu đi vào toilet, tôi sẽ phải giật nước, như thế sẽ rất ồn. Tôi cũng không thể đi vào bồn rửa tay, vì vậy nên tôi quyết định đi vào bồn tắm. Tôi kéo chiếc váy đỏ qua hông, leo vào bồn tắm, ngồi sát lỗ xả nước và thả lỏng thân mình cho nước tiểu chảy xuống ống xả. Khi leo khỏi bồn tắm, tôi lấy một ít giấy vệ sinh chùi sạch mọi dấu vết sót lại rồi quăng giấy vào thùng rác. Sau đó, tôi nhón chân bước ra phòng khách và bắt đầu viết.

Dường như Iftikhar tỉnh giấc từ lâu nhưng vẫn nằm yên trên giường. Ngay khi nghe động trong phòng ngủ, tôi giấu những gì mình đang viết xuống dưới nệm ghế bành. Tôi nghe tiếng nước xối xả trong phòng tắm, tiếng xả nước toilet, rồi tiếng nói chuyện điện thoại và tiếng nhạc hiện đại vang lên. Khoảng một giờ sau, Iftikhar bước ra khỏi phòng ngủ. Anh khoác một chiếc áo choàng dài trắng, đầu tóc bù xù ướt đẫm. Tôi cảm thấy một sự thôi thúc lạ lùng muốn đến lau tóc cho anh, nhưng cơn bốc đồng chỉ thoảng qua tâm trí tôi như tiếng lá cây xào xạc trong gió. Anh tiến đến gần. Tôi không sợ anh nhưng vẫn cụp mắt nhìn xuống đề phòng.

“Đây”, anh nói, quẳng một mẩu giấy về phía tôi.

“Cảm ơn cậu chủ”, tôi cầm miếng giấy.

“Đọc đi”, anh ra lệnh. Đó là một bài thơ.

Thanh kiếm của tôi

Thanh kiếm của tôi làm bằng loại thép tốt nhất

Nó bay lên với mỗi nhát tấn công

Nó gạt đỡ mọi sự phản kháng

Và không bao giờ phản bội niềm tin của tôi


Cánh tay tôi luôn vung lên phía trước

Đôi mắt tôi luôn nhìn về phía trước

Người bảo vệ luôn luôn sẵn sàng

Và tôi luôn luôn chiến thắng.

Chữ viết của anh gọn gàng hơn nhiều so với chữ viết của tôi, cách viết trôi chảy không sửa xóa khiến tôi nghĩ hẳn anh đã viết một bản nháp và đây là bản cuối cùng. Đó là bài thơ của một cậu bé. Tôi nhìn lên mỉm cười: “Bài thơ thật hay, thưa cậu chủ”.

Có thể thấy anh không quen được khen. Anh nói: “Chắc chắn hay hơn thơ của cô”.

“Thưa cậu chủ, cậu chủ có thể dạy em viết như cậu chủ được không?”, tôi hỏi.

“À, trước tiên, một bài thơ cần phải có vần. Thơ của cô không có vần gì cả - chỉ là rác rưởi”.

“Lần tới, thưa cậu chủ, em sẽ cố gắng viết thơ có vần, nếu có thể. Cậu chủ cho phép em viết cho cậu chủ một bài thơ nữa chứ?”, tôi cầu khẩn.

Anh trả lời: “Hôm nay tôi phải đi với cha tôi. Cô cứ viết trong lúc tôi ra ngoài, tối nay tôi sẽ về đọc”.

Tôi đáp: “Em sẽ cố gắng hết sức... nhưng cậu chủ làm ơn đừng nổi giận nếu bài thơ không hay... Em còn phải học nhiều mới viết được như cậu chủ.”

Iftikhar nổi giận; sự quỵ lụy của tôi là một sai lầm. Anh quay ngoắt lại cao giọng: “Nếu cô nghĩ một người như cô có thể viết như tôi thì cô quả là ngu ngốc hơn tôi tưởng”.

Tôi phủ phục xuống ôm hai chân anh: “Làm ơn, thưa cậu chủ, cho em một cơ hội nữa. Cậu chủ nói rất đúng. Em không bao giờ có thể viết hay như cậu chủ được... Em chỉ có thể cố gắng hết sức...” Tôi cảm thấy cơ chân anh căng cứng khi anh cố gắng đẩy tôi ra. Lo sợ một cú đá nữa, tôi áp đầu vào chân anh.

Anh ra lệnh: “Đứng lên, bật tivi rồi đi tắm đi”.

“Cảm ơn, cảm ơn cậu chủ”, tôi thút thít đứng lên bật tivi, đưa cái điều khiển cho anh rồi đi vào phòng tắm, nơi trú ẩn của tôi. Iftikhar không gọn gàng gì lắm. Nước đọng thành vũng trên sàn, những chiếc khăn ướt rơi vãi khắp nơi. Ngay trước khi bật nước tắm, tôi nghe tiếng anh nói chuyện điện thoại một lần nữa.

Thả mình trong bồn nước nóng, tôi mỉm cười. Theo lệnh của cậu chủ, tôi sẽ có một ngày dài để viết.

                              ***
Tôi không ngâm mình lâu trong nước mà nhanh chóng lau khô người, mặc lại chiếc áo đầm rồi quay vào phòng chính. Iftikhar đang xem tivi, thấy tôi vào liền bảo: “Đến đây”. Tôi bước lại gần, ngồi thẳng lưng trên ghế bành. Ánh nắng mặt trời chiếu vào mắt tôi. Tôi không biết tâm trạng hiện tại của anh thế nào nhưng dường như anh không vui vẻ lắm.

“Quỳ xuống”, Iftikhar ra lệnh.

Nước nóng khiến mặt tôi sưng lên sau những chuyện xảy ra ngày hôm qua. Tôi quỳ xuống trước mặt anh. Kinh nghiệm cho tôi biết công việc này sẽ không kéo dài nhưng tôi sợ hậu quả của sự ngắn ngủi đó. Tôi bắt đầu vuốt ve đùi anh qua lớp áo khoác và nó cứng lên gần như ngay lập tức. Tôi đang cố gắng tìm cách làm thế nào cho tốt nhất thì định mệnh can thiệp vào.

Định mệnh là một việc xảy ra không đúng lúc. Nhiều người gọi một sự kiện không thể lý giải được là định mệnh, và họ chỉ biết nhún vai khi nó xảy ra. Nhưng đó không phải là định mệnh. Thế giới này hoạt động như một loạt những đường tròn vô hình mở rộng ra không trung. Định mệnh là khi những đường tròn này cắt vào trái đất. Vì chúng ta không nhìn thấy chúng, không biết chúng chứa đựng điều gì, không biết chúng rộng bao nhiêu nên chúng ta không thể đoán được khi nào những đường tròn này sẽ cắt vào cuộc sống của chúng ta. Khi điều đó xảy ra, chúng ta gọi nó là định mệnh. Định mệnh không phải là cơ hội, nó là một điều không thể tránh được; chúng ta không thể nhìn thấy bản chất của nó. Chúng ta cũng không thể nhìn thấy định mệnh kết nối những sự kiện với nhau như thế nào.

Có tiếng gõ cửa. “Khỉ thật”, Iftikhar càu nhàu, “Bữa sáng đến”. Anh đứng lên và tôi tuột khỏi người anh. “Vào đi”, Iftikhar gọi to. Chỗ phồng giữa chiếc áo choàng hiện rõ mồn một. Người phục vụ bước vào, đặt khay thức ăn lên bàn, liếc nhìn tôi với một chút khinh rẻ rồi bước ra. Người gác cửa bên ngoài khép cửa lại.

Tôi vẫn ngồi yên trên chiếc ghế bành trong khi Iftikhar sục sạo khay thức ăn. Những cái đĩa làm bằng một loại sứ trắng gần như trong suốt với viền vàng và những hoa văn tinh tế. Cái đĩa rất tinh tế nhưng Iftikhar thì không. Anh uống trà như một người bình thường, nắm nguyên tách trà trong tay chứ không cầm cái tay cầm như khi Cha Matthew uống trà. Anh nhấp một ngụm rồi ra lệnh: “Bật tivi cho tôi xem”. Anh biết tôi đang nhìn anh ăn sáng. Tôi rất đói và tôi có đủ lý do để đói.

Khi còn ở cái ổ trên Đường Chung, thỉnh thoảng tôi có những giấc mơ về đồ ăn. Có lần tôi mơ thấy mình đứng sau một khung cửa có chấn song, phía trước là một bữa ăn thịnh soạn nhưng tôi không với tới và cũng không buồn bẻ chấn song, mặc dù chúng được làm bằng giấy. Một lần khác, tôi mơ thấy mình đang bơi trên một dòng sông, bỗng nhìn thấy một bàn tiệc và tìm cách bơi vào bờ, nhưng tôi bơi mãi vẫn không đến bờ được. Trong những giấc mơ đó, tôi như bị cảm giác đánh lừa, tôi đói nhưng lại không muốn ăn. Lúc này cũng vậy, tôi đói nhưng không muốn ngồi vào bàn.

Tôi thấy Iftikhar uống trà không đường và dường như anh thích ăn sáng với trứng và xúc xích. Tuy bề ngoài khá nhỏ con nhưng anh ăn rất nhiều, nhai ngồm ngoàm như thể rất đói. Anh cầm dao nĩa một cách thô tục, đâm vào miếng xúc xích giống như trước kia tôi thường đâm cá trên sông. Khi ăn, anh cắm đầu vào đĩa và không buồn nhìn đến tôi.

Sau khi ăn xong, anh lấy tay áo quệt miệng rồi bảo tôi: “Đến đây hoàn tất những gì cô đã bắt đầu đi”. Với tôi, tình huống khó xử ban nãy chỉ được trì hoãn chứ không được hủy bỏ. Iftikhar đẩy lùi ghế ra, vén chiếc áo choàng lên trên đùi, giang rộng hai chân. Tôi quỳ xuống trước mặt anh, nhìn vào giữa. Có một đám lông xoăn kéo dài đến gần đùi, dường như người nghệ sĩ tạo ra nó đã cố gắng làm nên một tạo vật hoàn hảo, nhưng rồi bỏ cuộc khi anh ta nhận ra mọi thứ không như ý muốn.

Tôi đặt tay phía ngoài hai đùi anh, bắt đầu xoa nhẹ. Tôi cúi đầu xuống, hôn lên phía trong đầu gối của anh và có thể nếm thấy vị xà bông còn sót lại. Tôi nghe anh rên rỉ, cảm thấy đùi anh rút lại trên đầu mình. Anh bỗng bật kêu lên một tiếng. Tôi ngẩng đầu và thấy vài tia nước nhỏ bắn lên. Mọi thứ chỉ diễn ra trong vài giây. Tôi ngần ngừ một chút rồi cắm đầu vào giữa hai đùi anh, bắt đầu hôn một cách thèm muốn vào cả hai chân anh, đồng thời rên lên: “Ôi cậu chủ ơi... cậu chủ ơi... cảm ơn cậu chủ...” Trước khi tôi kịp nói xong, Iftikhar nắm tóc tôi, kéo giật đầu tôi lên, xô tôi ra. Khi tôi bay ngược về phía sau, vai tôi va vào chân bàn còn đầu tôi đập rầm vào cạnh bàn. Cái bàn rung chuyển. Cú va chạm mạnh đến mức đầu tôi lắc lư, đập thêm một cú thứ hai nhẹ hơn. Tôi đổ sụp xuống tấm thảm mềm. Tôi biết mình nên nhắm mắt lại, nằm yên không động đậy.

Phía trên tôi, Iftikhar buột miệng chửi thề to tiếng: “Khỉ thật!”. Đầu tiên, anh nhè nhẹ đá vào người tôi để xem tôi có phản ứng không. Tôi không phản ứng. Sau đó anh quỳ xuống, lắc hai vai tôi. Anh đặt tay lên đầu tôi nhưng vội rụt lại và chửi thề một lần nữa; tôi nghĩ hẳn máu trên đầu tôi đã dính vào tay anh. Đầu tôi đau như búa bổ còn vai tôi sưng rát, nhưng tôi vẫn ổn. Tôi muốn trở lại cái ổ của mình, tôi cầu mong họ sẽ trả tôi về đó. Con Hổ trên tường giận dữ gầm lên. “Suỵt, im lặng nào, Con Hổ. Tôi không sao - cẩn thận đấy”.

Iftikhar chạy ra cửa chính nhưng cửa chính đã bị anh khóa trước đó. Anh đập cửa rầm rầm gào lên: “Cứu - mở cửa ra, mở cửa ra...”. Anh chạy vào phòng ngủ, có lẽ để tìm chìa khóa, nhưng tôi nghe tiếng cửa chính bật mở. Iftikhar chạy ngược ra phòng chính la toáng lên: “Nhanh lên! Tìm ông Vas... tìm ông Vas”. Trong chốc lát, có một người quỳ xuống bên cạnh tôi, ông ta có mùi bụi bặm ngoài đường. Ông nhè nhẹ lắc vai, giật tóc, hỏi vào tai tôi: “Cô còn tỉnh không, cô bé?”. Tôi im lặng, hí mắt nhìn thấy chỏm tóc bạc của người gác cửa già. Ông gọi Iftikhar: “Nhanh lên, cô ta cần bác sĩ, gọi bác sĩ đi, nhanh lên!”. Iftikhar đang cầm điện thoại. Bằng giọng kinh hoàng, anh ta gào lên: “Đến đây... nhanh lên... cô gái bị tai nạn... bị té...”. Ngay khi anh đặt điện thoại xuống, tôi nghe tiếng một phụ nữ chạy vào. Đó là Hita. Cô rú lên: “Trời ơi, lại nữa rồi!”. Tôi nghe tiếng gió thoảng trong không khí khi Hita chạy đến gần tôi. Cô quỳ xuống bên tôi và nạt người gác cửa ra ngoài. Ông la lên: “Nhưng cô ấy cần bác sĩ!”. Hita rít lên: “Ra ngoài, ngay!”. Cánh cửa đóng sầm lại.

Tôi cảm thấy những ngón tay xương xẩu của Hita trên cổ mình. Hita nói to: “Cô ta còn sống... còn sống”. Tôi cảm thấy Hita đang quỳ sát đầu tôi. “Cô ấy có thở. Gọi ông Vas đi”, cô ra lệnh cho Iftikhar.

“Tôi đã gọi rồi”, Iftikhar trả lời trong hoảng loạn. Hita nhẹ nhàng lắc vai tôi: “Batuk, Batuk, em có nghe chị không?”. Tôi vẫn nằm im.

Hita quay lại bảo Iftikhar: “Chúng ta cần đưa cô ấy lên giường. Cậu chủ Iftikhar, giúp tôi với”.

Iftikhar dường như không động đậy cho đến khi Hita quát lên một lần nữa như ra lệnh. Tôi cảm thấy có bốn bàn tay nâng mình lên và tôi được khiêng lên giường. Hita bảo Iftikhar đi lấy khăn ướt. Iftikhar không biết phải lấy nước nóng nên anh lấy cho tôi một cái khăn nhúng nước lạnh. Nước lạnh khiến tôi rùng mình. “Cô ấy cử động”, Hita nói, “Batuk, Batuk, tỉnh dậy đi em”.

Chiếc điện thoại trên đầu giường bỗng reo vang. Hita nhấc máy nghe rồi gọi to: “Cậu chủ Iftikhar, điện thoại của cậu”. Iftikhar đang ở ngoài phòng chính. Nghe tiếng Hita gọi, anh nhấc điện thoại nói chuyện từ bên ngoài phòng chính nhưng tôi có thể nghe rõ tiếng anh: “Vâng, thưa cha... đó là một tai nạn... cô ta bị té... cô ta bị trượt trên tấm thảm...”. Giọng anh bỗng trở nên run rẩy: “Không, cha... cái khách sạn này thật tồi tệ... mọi thứ đều bể vỡ... cô ta bị trượt trên tấm thảm... không, không, cô ta ổn... phải không Hita?”, anh gọi với vào. “Cô ấy còn thở”, Hita trả lời. “Cha nghe đó”, Iftikhar lặp lại, “Cô ta ổn, Hita vừa nói thế... dạ vâng”. “Đến đây”, Iftikhar gọi vào phòng ngủ, “Cha muốn nói chuyện với cô”.

Hita đứng dậy bước đến chiếc điện thoại: “Vâng, thưa ông... vâng, thưa ông... đúng vậy... cô ấy bị thương trên đầu... nó chảy máu... mặt thì bầm tím... tôi không biết, cô ấy bất tỉnh... tôi không có ở đó... vâng, có lẽ... vâng, một tai nạn khủng khiếp... tôi nghĩ chúng ta nên gọi bác sĩ... vâng, thưa ông, đúng vậy, chúng ta nên đợi... ông Vas đang đến... vâng, cảm ơn ông chủ”. Rồi Hita nói: “Cậu chủ Iftikhar, cha cậu muốn nói chuyện với cậu”. Tôi nghe tiếng chân Hita quay lại phòng ngủ, ngồi kế bên tôi. Tôi không nghe rõ ông Bubba nói gì nhưng có vẻ như ông đang mắng cậu con của mình vì ông to tiếng trong điện thoại đến mức cả phòng đều nghe được.

Có tiếng gõ cửa mạnh bên ngoài. Hita chạy ra mở cửa: “Không, không ai gọi bác sĩ khách sạn cả... không, mọi thứ đều ổn... mọi người đều ổn”. Cô quát lên: “Tôi bảo mọi người đều ổn”, rồi đóng sầm cửa, khóa lại.

Tôi nằm nhắm mắt trên giường. Khoảng nửa tiếng sau, có tiếng gõ cửa nhẹ: “Hita, mở cửa”. Hita đang ngồi lau đầu cho tôi. Cô chạy ra mở cửa, tôi nghe tiếng cô thở phào nhẹ nhõm: “Xin lỗi ông Vas, tôi khóa cửa để người gác cửa và những người lau dọn khách sạn không vào được”.

“Được rồi, được rồi”, ông nói, “Cô ấy đâu?”.

Tôi nghe tiếng bước chân vào phòng, cảm thấy có người đứng bên cạnh mình. Hita nói nhỏ: “Cô ấy thở bình thường”.

Có một khoảng lặng nhỏ, sau đó tôi nghe tiếng chân vào phòng tắm và tiếng nước chảy. Trong một thoáng, tôi cảm thấy một dòng nước lạnh trút lên đầu mình. Tôi gượng dậy ho sặc sụa. Ông Vas đang đứng ở đầu giường với một ca nước bạc trong tay. “Cô ấy ổn”, ông nói. Ông không mắng tôi nhưng tia nhìn của ông cho thấy ông hiểu là tôi đang giả vờ. Hôm nay ông không mặc bộ vest xanh nhạt mà mặc áo sơmi trắng với quần tây xám. Ông đã đứng tuổi nhưng trông khá điển trai.

Tôi ngồi trên giường, mặt mũi đầu tóc ướt sũng. Họ đứng nhìn tôi. Iftikhar bước vào phòng, trông như một tội nhân đang đợi xử bắn. Đội xử bắn sẽ đến sớm thôi.

Ông Vas phá vỡ sự im lặng: “Cậu chủ Iftikhar, tôi đề nghị cậu hãy chuẩn bị sẵn sàng vì một phút nữa cha cậu sẽ đón cậu đến nhà máy. Hita, cô có quần áo cho cô bé này không? Tôi nghĩ cô bé cần tắm rửa sạch sẽ. Chúng tôi sẽ rời khỏi đây sớm nên cô sẽ có chút thời gian chỉnh trang lại cho cô ta”.

Trong khi Hita đang chạy quanh chuẩn bị, tôi ngồi thẫn thờ nhớ lại mọi chuyện.

“Một bài thơ”, tôi rên lên.

“Cái gì?”, ông Vas hỏi.

“Một bài thơ... Cậu chủ Iftikhar bảo tôi viết một bài thơ hôm nay”. Đó là một cơ hội mà tôi không thể bỏ qua: tôi sẽ có nguyên cả ngày dài để viết. Tôi nói tiếp: “Cậu ấy đang dạy tôi làm thơ”.

Tôi không hề có ý nói đùa nhưng ông Vas bật cười to: “Cô nói gì? Cậu chủ Iftikhar đang dạy cô làm thơ à?”.

Iftikhar đứng im lặng phía sau, giờ mới cất tiếng: “Tôi đạt điểm A môn tiếng Anh học kỳ vừa rồi, thầy Mitra bảo tôi có năng khiếu làm thơ”.

Ông Vas lại bật cười to: “Điều mà thầy Mitra muốn nói, là ông ấy đã được cha cậu tặng quà để cho cậu điểm A”.

Ông Vas nhắc lại và tiếp tục cười to: “Một bài thơ... ha ha ha...”

Sự nhục mạ khiến Iftikhar nổi giận: “Nghe này, ông Vas, ông là nhân viên của cha tôi, nếu nghe được những gì ông nói, cha tôi sẽ...”.

Vas ngắt lời: “Nghe này, cậu chủ Iftikhar (ông nói chữ “cậu chủ” với vẻ mỉa mai), cậu cứ đi đi, cứ nói với cha cậu bất cứ cái gì cậu muốn. Tôi chắc chắn cha cậu có nhiều điều khác phải lo hơn là những bài thơ của cậu. Tất cả những gì tôi có thể nói với cậu là: nếu cậu là một nhà thơ thì tôi sẽ là Elvis! Đúng thế, cậu chủ Iftikhar, Elvis tái sinh trong một ông già Ấn Độ!”.

Ngay cả Hita cũng mỉm cười. Tôi ngồi bình thản, ngầm cảm thấy thích thú. Đó là một kế hoạch được tiến hành hoàn hảo. Bất kể Iftikhar có phải là nhà thơ hay không, Hita cũng vẫn hiểu rằng tôi cần phải làm vui lòng anh ta, cần bỏ ra nguyên ngày để viết.

Khi ông Bubba đến, ông Vas vẫn còn cười khúc khích với trò đùa của mình (tôi nghĩ một phần do ông cảm thấy thoải mái vì tôi chưa chết). Ngay cả trong phòng ngủ, bạn vẫn có thể cảm thấy làn sóng âm dịch chuyển với mỗi bước đi của ông Bubba. “Ở đây, thưa sếp”, ông Vas gọi to. Ông Bubba bước vào, tiếng kim loại lanh canh phát ra từ các món trang sức. Iftikhar vẫn đang mặc đồ ngủ, còn tôi thì ngồi trên giường với mái tóc ướt sũng.

Ông Bubba nhìn tôi từ trên xuống dưới và mỉm cười: “Cô gái nhỏ xinh đẹp, có vẻ như cô vẫn còn sống đấy”.

Ông Vas trả lời thay: “Vâng, thưa ông”. “Tốt”, ông Bubba gật đầu, “Thế thì không có gì phải lo”.

Ông bước đến Iftikhar, giơ tay lên không chút ngần ngừ, tát vào đầu cậu con trai một cú như trời giáng. Sức mạnh từ bàn tay ông Bubba như có thể chẻ đôi một cái bàn. Iftikhar hoàn toàn không đề phòng trước cú đánh này, té lăn ra đằng sau với một tiếng thét đau đớn. Tôi dám chắc mọi người ở Delhi cũng có thể nghe được tiếng tru của anh. Tôi cười thầm khi nhận ra một vết bầm trên má anh, cùng bên trái như vết bầm trên mặt tôi. Khi nhìn Iftikhar lăn lộn trên sàn vì đau, tôi có thể thấy vết hằn do chiếc nhẫn của Bubba trên mặt anh.

“Con trai!”, Bubba ra lệnh, “Chúng ta phải đến nhà máy đầu tiên trong một giờ nữa. Mặc quần áo vào nếu con không muốn mặc áo ngủ ra ngoài. Dậy, mặc đồ đi!”. Những cánh cửa sổ như cũng rung rinh vì quyền uy của mệnh lệnh này.

Iftikhar mở tủ quần áo trong phòng ngủ, một tay vẫn xoa mặt. Anh rên rỉ trong khi Hita giúp anh mặc quần áo. Ông Bubba ra hiệu cho ông Vas ra ngoài phòng chính để nói chuyện riêng. Dù vậy, tôi vẫn có thể nghe được giọng nói của cả hai người.

Bubba hỏi: “Giờ ta nên làm gì với con trai tôi?”. Ông Vas trả lời: “Chúng ta có thể trả cô gái về chỗ cũ, thế là xong”.

“Nhưng anh đã trả tiền cho cô ta rồi”, Bubba đáp. “Số tiền chẳng bao nhiêu”, ông Vas nói, “Nếu cậu ấy giết chết cô ta, chúng ta sẽ tốn thêm cả trăm ngàn”. “Tôi là một người cha, Vas à. Một phần công việc của một người đàn ông là phải chuẩn bị cho tương lai của con trai anh ta, đúng không? Cha tôi đã mang các cô gái về cho tôi... và hãy nhìn tôi đây này. Đó chính là việc mà một người cha phải làm cho con trai. Này Vas, nếu nó muốn kết liễu cô ta thì cứ để nó làm... vấn đề là cô ta khá xinh đẹp. Anh biết không... nếu tôi trẻ hơn vài tuổi, tôi sẽ muốn nếm thử cô ta đấy!”. Ông cười to, vỗ vai ông Vas mạnh đến mức tôi nghe một tiếng thụp. Ông thở dài rồi cao giọng: “Iftikhar, cha đi đây”. Iftikhar, một tay vẫn ôm đầu, đi theo ông Bubba và ông Vas ra ngoài.

                                  ****

Khi Hita quay lại với tôi, cô có vẻ áy náy; tôi nghĩ rằng cũng giống như ông Vas, cô cảm bớt căng thẳng. Tôi lo rằng xô nước của ông Vas sẽ khiến cô biết tôi giả vờ. Nhưng tôi cảm thấy dường như cô xem đó là một phương pháp y học hơn là một cách lột lớp áo diễn viên của tôi. Cô nói: “Em nên đi tắm đi!”. Tôi ngoan ngoãn vâng lời bước vào phòng tắm. Sau khi tắm xong, tôi tìm thấy một chiếc áo khoác treo phía sau cửa. Tôi khoác áo vào, bước ra phòng chính. Hita đang ngồi trên bàn, nhìn chăm chăm về phía trước. Thấy tôi bước vào, cô ngẩng lên hỏi: “Em ổn chứ?”.

Tôi mỉm cười: “Dạ em thấy khá hơn rồi”. Hita nói: “Vậy là cậu chủ Iftikhar bảo em viết cho cậu ấy một bài thơ hôm nay. Có lẽ em nên bắt đầu đi. Chị sẽ đi tìm vài thứ khác cho em mặc. Chị đã gọi thức ăn cho em rồi”.

Không lâu sau, người phục vụ khách sạn mang thức ăn vào. Ngay sau khi anh ta bước ra, Hita cũng thu dọn đồ đạc rồi đi ra, không quên khóa cửa phòng. Dường như cô rất vui vẻ khi được rời căn hộ này.

Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ. Những đám mây nhẹ trôi lững lờ dưới ánh nắng mặt trời. Tôi viết một bài thơ đơn giản cho Iftikhar: Sự chìm đắm

Hãy nhúng tôi vào vẻ đẹp của người

Gây tê những cơn đau đớn

Làm cho trái tim tôi ngừng đập

Để tôi không còn cảm giác


Hãy chìm vào vẻ đẹp của tôi

Xua tan cơn sợ hãi

Hãy ôm chặt tôi và yêu thương tôi

Và hãy cho tôi ôm lấy người


Hãy nhúng tôi vào vẻ đẹp của người

Gây tê những cơn đau đớn

Hãy lấy đi những ngón tay của tôi

Cây bút, từ ngữ, trí óc tôi - tất cả


Hãy chìm vào vẻ đẹp của tôi
Xua tan cơn sợ hãi

Cuộc đời này không là gì cả

Chỉ là một giọt nước mắt mặn đắng trên môi.


Hãy nhúng tôi vào vẻ đẹp của người
Gây tê những cơn đau đớn

Cuộc đời của tôi đây, dâng hiến cho người

Hãy khiến tôi hòa nhập với người.
Bài thơ rất có vần.

                                  ****

Hita xuất hiện vào giữa trưa khi tôi còn đang viết. Tôi nhanh chóng gom giấy lại, để bài thơ cho Iftikhar lên trên cùng.

“Em viết xong rồi chứ?”, cô hỏi.

“Dạ vâng”, tôi đáp.

Vì bài thơ nằm trên cùng đống giấy nên tôi không sợ Hita đọc được nó. Cô mang theo một gói giấy màu nâu, tương tự như gói giấy hôm đầu tiên. Tôi nghĩ đó là bộ y phục tiếp theo của mình. Lần đầu tiên Hita tỏ vẻ thoải mái. Tôi ngửi thấy một mùi hương nhẹ trên người cô, có lẽ cô đã nghỉ ngơi ở một quầy bar nào đó. Khi Hita nói: “Chúng ta hãy trang điểm một chút để che những vết bầm và làm cho em xinh đẹp hơn”, tôi cảm thấy dường như mình đã rơi vào một vòng quay chu kỳ hàng ngày.

Bất kể sự yên ổn buổi sáng, cơn đau trên mặt và trong đầu tôi vẫn không dứt mà càng lúc càng tăng lên. Nó khiến tôi không thể cười nổi. Trên hết, tôi cảm thấy một sự tuyệt vọng bao trùm. Tôi thả dòng tư tưởng của mình trôi về bên bờ sông với ông nội, những bữa ăn gia đình, những trận đòn của mẹ, những cuộc chiến với anh Avijit, mùi nước hoa dơ bẩn trên áo cha, những cuộc nói chuyện với Shahalad trong căn phòng phía sau Trại mồ côi, những trận cười đau bụng của Puneet và những câu chuyện đùa về bà Hà Mã. Ai sẽ là người phán xét nếu con đường của tôi trở nên khốn khổ? Sự phán xét trong bóng tối chỉ là một định kiến. Bạn không biết gì về Đường Chung, về những màu sắc hoang dại vẽ lên cuộc đời tôi mỗi giờ, mỗi ngày. Nhưng bây giờ - ở đây - sự im lặng bao trùm, và lần đầu tiên tôi nếm trải bài ca ai oán của linh hồn mình.

                                  ****
Hita là một bậc thầy trong nghệ thuật trang điểm, kết quả là nhan sắc của tôi được hồi phục hoàn toàn. Cô bước lùi ra sau ngắm nghía gương mặt tôi một cách hài lòng như thể một họa sĩ ngắm bức tranh tuyệt tác của mình. Hôm nay tôi được mặc một chiếc áo đầm màu xanh ngọc với kiểu dáng tương tự như chiếc áo đỏ hôm qua (tôi nghĩ có lẽ cũng cùng một nhãn mác) ngoại trừ phần lưng sau cao hơn một chút. Trước khi mặc áo, tôi được Hita cài một chiếc áo ngực, với mục đích nhấn mạnh tạo thêm đường cong cho bộ ngực nhỏ của tôi.

Trong khi chúng tôi ở trong phòng tắm và Hita đang kẹp tóc cho tôi thì cửa ngoài bật mở. Cánh cửa bật đánh sầm đến mức các cửa sổ rung rinh. Tôi nghe ông Vas gầm lên: “Anh là đồ ăn hại. Nếu tôi có thể làm theo ý mình...”.

Giọng Iftikhar hét lại: “Nhưng ông không được làm theo ý ông. Ông là nhân viên của cha tôi. Ông hiểu làm nhân viên là thế nào không hả? Tôi nói cho ông biết, khi tôi tiếp quản các nhà máy Mumbai, tôi sẽ sa thải ông lập tức. Tôi sẽ tận mắt nhìn ông chết đói trên đường phố”.

Ông Vas trả lời với một giọng giận run người: “Nếu ông chủ để anh tiếp quản, anh không cần sa thải tôi đâu. Tôi sẽ tự nghỉ. Tin tôi đi, Iftikhar, ông chủ biết chính xác anh là hạng người như thế nào”.

Im lặng một lúc rồi tôi nghe tiếng Iftikhar nói bằng giọng the thé bình thường: “Xin chào, cha tôi đã về văn phòng chưa?... được rồi... Iftikhar đây... bảo cha gọi điện cho tôi ngay lập tức sau khi ông ấy về nhé”.

Gát điện thoại xuống, Iftikhar nói: “Ông Vas, rồi ông sẽ thấy cha thật sự tin tưởng ai”.

Ông Vas trả lời, giọng ông bình tĩnh và điềm đạm hơn: “Cậu chủ Iftikhar, tôi đã làm việc cho cha cậu hơn hai mươi năm, ông ấy biết rằng tôi chưa bao giờ đi sai nước cờ nào. Rồi cậu sẽ thấy”.

Iftikhar nở miệng cười giả tạo: “Ông cũng sẽ thấy, ông Vas. Ông quên rằng Andy Tandor cưới chị tôi và cha đã thuê anh ấy làm việc. Anh ấy như một người anh của tôi”.

Hita ngưng chải tóc cho tôi, cả hai chúng tôi lắng nghe câu chuyện. Iftikhar bật tivi lên nhưng gần như lập tức có tiếng chuông điện thoại reo. Chiếc tivi im lặng, rồi chúng tôi nghe tiếng Iftikhar nói: “Chào cha, con đây. Cảm ơn cha đã đưa con đi xem nhà máy, nhà máy thật vĩ đại... cha thật tuyệt... con biết... con cũng mong điều đó, con muốn cha sẽ tự hào về con trai của cha”. Iftikhar ngừng một chút rồi tiếp: “Cha, con có một vấn đề quan trọng cần thảo luận với cha. Cha có nhớ kiện hàng vải mà chúng ta gởi đến Mauritius theo hợp đồng chính phủ năm ngoái không... đúng rồi, chính nó... Cha có biết là chúng ta vừa mua lại nó với giá mỗi mét đắt hơn giá gốc 45 xu không? Đúng vậy, con chắc chắn. Con mới gọi về nhà Andy; anh ấy nói với con như thế... Anh ấy rất lo ngại... Anh ấy có thể cho cha xem giấy tờ. Con rất tiếc phải nói với cha điều đó... con rất bực mình... đó là do ông Vas, ông ta bỏ túi 20 xu mỗi mét. Con nghĩ cha cần phải biết... Cha có thể tự hỏi ông ta; ông ta đang ở đây”.

Tôi nghe tiếng Vas bước ngang căn phòng. Ông nói qua điện thoại: “Dĩ nhiên, thưa ông chủ... toàn là rác rưởi... dĩ nhiên là thế... trò đùa của cậu chủ trẻ... dĩ nhiên... dĩ nhiên, ông cứ gọi cậu ấy, chúng ta có tất cả mọi hóa đơn... vâng, thưa ông, vâng... tạm biệt, chúc ông một buổi tối tốt lành”.

Tiếng điện thoại đặt xuống. Ông Vas trầm giọng: “Tại sao cậu nói với cha cậu như thế? Làm thế nào cậu có thể...? Tôi đã làm việc cho gia đình cậu từ trước khi cậu ra đời. Tôi chưa bao giờ cắt xén dù chỉ một xu. Tôi đã từng dọn tã và chùi mũi cho cậu khi cậu còn nhỏ xíu”.

Có tiếng huỵch, rồi tiếng ẩu đả. Hai người đang đánh nhau. Có tiếng người ngã rầm, tiếng rên đau đớn. Tôi nhổm dậy nhưng Hita ấn nhẹ vai tôi và chúng tôi vẫn ở yên trong phòng tắm.

Iftikhar nói: “Thật là một bi kịch, ông Vas. Ông sẽ hối hận về điều đó. Ông sẽ hối hận mãi mãi, ông già ạ. Sáng mai ông sẽ ước gì hôm nay ông đã bò xuống hôn chân tôi. Ông cút đi! Bạn tôi sắp tới đây. Còn nữa... tối nay ông về làm tình với vợ ông đi vì ngày mai tôi sẽ hãm hiếp bà ta. Khi xong việc, tôi sẽ quẳng bà ta lên xe chở đến thăm ông trong tù. Khi nào ông nhìn thấy bà ta từ sau chấn song sắt, ông biết là tôi đã xử xong bà ta rồi đó. Tạm biệt, ông Vas trung thành và trung thực”.

Giọng Iftikhar cất cao đến mức nghe như một giọng hát hơn là một lời đe dọa. Ông Vas nói lời cuối cùng: “Tôi không biết cậu làm gì với những con điếm mà cha cậu đem đến cho cậu, nhưng nếu có thể làm theo ý mình, tôi sẽ trả cậu về địa ngục”. Cánh cửa đóng sầm và Iftikhar cười rộ lên.

Anh vẫn còn cười khi tiếng chuông điện thoại reo. “Andy... Ifti đây... Cha tôi sẽ gọi anh trong một phút nữa... Anh nhớ những gì chúng ta đã nói chứ?... xuất sắc... chính xác... vâng, hai mươi... hẹn gặp anh sau... đúng vậy, tôi có một bữa tiệc thật sự cho anh đây. Chúng ta còn nhiều chuyện phải nói lắm”. Iftikhar đặt điện thoại xuống và cười lớn. Anh gọi với vào trong: “Nào các cô gái đâu rồi?”

                                  ****

Tôi không nghĩ Iftikhar nhận ra tôi và Hita đã nghe lỏm toàn bộ câu chuyện nhưng tôi nghĩ những hành động của anh ta sẽ chẳng thay đổi chút nào. Tôi vội vã bướcvào phòng chính.

“Bài thơ cô làm cho tôi đâu?”, Iftikhar hỏi với giọng vui vẻ khác thường. Anh ta đang rất hứng khởi; tay áo anh lốm đốm máu. Tôi cầm bài thơ trên đống giấy đưa cho anh. Anh đọc bài thơ rồi nhìn lên tôi đang đứng trước mặt: “Khá hơn lần đầu đấy. Ít nhất thì đây cũng là một bài thơ có vần, nhưng nó khá buồn chán và thiếu tưởng tượng”.

Tôi trả lời, nhìn xuống chân anh : “Cảm ơn cậu chủ, tôi đã cố gắng hết sức”.

Anh tiếp tục: “Tôi đã nói, nó khá hơn nhiều, nhưng thơ của cô vẫn còn dở lắm”. Anh cầm tờ giấy đưa trước mặt tôi, xé nó làm đôi rồi xé vụn thành từng mẩu nhỏ. Những mẩu giấy nhỏ rơi lả tả xuống chân anh như lá mùa thu rụng dưới gốc cây già.

Tôi cảm thấy sự theo đuổi tri thức đã khuấy động Iftikhar. Chắc chắn anh là người duy nhất từng bảo tôi viết một bài thơ. Khi những mẩu giấy rơi xuống tấm thảm, anh nhìn vào mắt tôi. Cái nhìn của anh dừng lại lâu hơn cần thiết để khuất phục tôi, nhất là khi chiếc tivi đang kêu gọi anh. Phần duy nhất trên mặt tôi không bị thương là bên má phải, tôi tự hỏi không biết anh có nhận ra không.

Iftikhar cầm điện thoại lên bảo người bên kia đầu dây đem cho anh hai chai bia. Tôi không biết Hita đang làm gì trong phòng tắm. Tôi nghĩ có lẽ cô đang quanh quẩn đâu đó để bảo đảm sẽ không có chuyện gì xảy ra cho tôi. Đứng yên một lúc, tôi vừa dợm quay đi thì anh ngẩng lên nhìn tôi, nhẹ lắc đầu không cho tôi đi. Sau đó anh đặt điện thoại xuống, ngồi xem một vở kịch ngắn bằng tiếng Hindu. Nhân vật chính trong vở kịch là một bác sĩ, vợ ông ta ngoại tình với một doanh nhân. Nhưng ngoài cô vợ của ông bác sĩ, vị doanh nhân này còn có một người tình trẻ khác nữa. Vị bác sĩ khá điển trai và tử tế đến mức nhàm chán. Khi người phục vụ khách sạn mang bia đến, cô vợ bác sĩ đang bí mật khăn gói chạy theo người tình doanh nhân (dù chắc chắn ông này sẽ ruồng bỏ cô ta sau đó). Iftikhar bảo tôi mang bia trên bàn đến cho anh và tôi tuân lệnh.

Iftikhar cầm chai bia thứ nhất uống cạn. Anh đang rất phấn khích. Chai bia thứ hai anh nhâm nhi lâu hơn một chút, tôi hiểu anh nghĩ rằng bia sẽ khiến anh bình tĩnh hơn. Sau khi nện chai bia thứ hai xuống bàn, anh đứng lên, chộp cổ tay tôi, kéo tôi vào phòng ngủ, quẳng tôi lên giường. Anh đứng trước giường, tháo sợi dây nịt da, tuột cái quần tây màu nâu xuống chân cùng lúc với tháo đôi giày, sau đó lột cái áo sơmi qua đầu. Nhìn bộ xương khô trước mặt trong chiếc quần lót và đôi vớ, tôi suýt bật cười.

Tôi vờ kêu lên: “Ôi, cậu chủ ơi, cậu thật đẹp trai và mạnh mẽ. Cậu đã chiến thắng ông Vas”.

Như với mọi người đàn ông khác, tôi biết sự tâng bốc sẽ khiến anh hài lòng. Iftikhar định tỏ ra khó chịu với tôi nhưng anh đổi ý nói: “Cô thích thế hả? Tôi đã cho lão biết tay rồi. Khi nào tiếp quản công ty của cha, tôi sẽ cho lão về vườn lập tức, lão già cổ hủ đó. Đã đến lúc phải thay máu cho những văn phòng cũ kỹ đó và cũng đã đến lúc lập những văn phòng mới rồi”. Anh cười to với câu nói đùa và tiếp tục: “Tôi đang thật sự giúp cha giũ bỏ con rệp đó. Tôi cá là lão ta có ăn bớt - hạng người ấy luôn luôn như vậy - tôi đã thấy cả ngàn lần. Rồi cô sẽ thấy, ngày mai lão sẽ bò đến đây van xin tôi cho xem”.

“Cậu chủ”, tôi nói, “Cậu thật tài giỏi. Hãy đến với em”.

Tôi dang rộng cánh tay mỉm cười, một nụ cười có thể hút hồn bất cứ chàng trai nào. Anh mỉm cười đáp lại, một nụ cười méo mó hình chữ S dán trên đôi môi mỏng. Tôi nhích đến cạnh giường, ngồi dang chân ra. Anh bước đến đứng vào giữa hai chân tôi. Cây kẹo nhỏ của anh giương lên dưới lớp quần lót. Tôi trượt cái quần lót của anh xuống dưới. Cái quần chưa kịp tuột xuống quá gối thì tôi đã cảm thấy sự rung động rồi một tia nước phun ra. Một vũng nước nhỏ sền sệt dính trên cái quần lót đang tuột dở dang. Anh nhìn chằm chằm vào nó như thể nó là một cái gì đó rất lạ lùng. Tôi nhìn thấy cơn giận bốc lên trong mắt anh. Hai chân tôi bị kẹt hai bên người anh nên tôi không thể chạy đi đâu được. Anh giơ tay phải lên không trung, tôi rụt đầu lại. Hita đột ngột xuất hiện hét to: “Cậu chủ, đừng!”.
Với cánh tay vẫn còn giơ cao, Iftikhar giật mình. Anh nhìn ra phòng tắm, nơi Hita đang đứng. “Cậu chủ, cậu chủ”, Hita nói, “Làm ơn đừng đánh cô ấy... Cậu cần cô ấy cho bữa tiệc tối nay... Nếu cô ấy bị thương, tôi không có đủ thời gian để tìm cho cậu một cô gái khác đâu”. Anh suy nghĩ một chút về lời khẩn cầu này rồi hạ tay xuống, nhìn tôi với vẻ lạt lẽo và không nói gì cả. Anh bước về phòng tắm, gạt Hita ra rồi đóng sầm cánh cửa sau lưng mình.

Hita không nhìn tôi mà cũng không nói gì; một lúc sau cô bước ra ngoài, khóa cửa chính lại. Tôi ngồi yên nghe tiếng Iftikhar tắm, nhìn những giọt nước của anh còn đọng lại dưới sàn.

                                  ****

Không cần phải nói, tôi mong đợi “bữa tiệc” tối nay cũng giống như những con lợn nhà tôi mong đợi những gì sắp xảy ra khi cha tôi đến gần chúng với con dao đồ tể.

Iftikhar tắm khoảng một giờ rồi bước ra. Anh mặc quần jeans, áo sơmi trắng, mang giày thể thao. Khi anh bước vào phòng chính nơi tôi đang ngồi đợi trên bàn, tâm trạng của anh thật khó đoán. Cơn giận của anh dường như không còn nữa. Tuy nhiên, có vẻ như anh cũng không hào hứng lắm với bữa tiệc. Con Hổ trên tường, có lẽ đánh hơi thấy một cơn bão đang đến gần, cũng tỏ ra cáu kỉnh.

Iftikhar gọi điện thoại đặt đồ ăn rồi bật tivi lên. Tôi dường như vô hình đối với anh. Một lúc sau, có tiếng gõ cửa, những người phục vụ đẩy xe mang thức ăn vào bày biện lên bàn. Có những đĩa rau trang trí kiểu cọ, các món chiên, một liễn súp đậu lớn và một khay bánh mì. Ngoài ra còn có hai cái bánh kem lớn, một cái phủ kem trắng còn cái kia phủ sô-cô-la. Nhiều chai rượu bia đủ loại được đặt trong một chậu đá. Khi họ bước ra, tôi buột miệng cảm ơn, chỉ để nhận lại những cái nhìn trống rỗng.

Tôi đứng lên, bước đến ngồi xuống chiếc ghế bành ưa thích ở đối diện Con Hổ. Iftikhar vẫn không nói lời nào với tôi, tôi thầm cảm ơn điều đó. Tôi ngồi nhìn anh nhưng cũng cẩn thận không để những tia mắt ngẫu nhiên của anh phát hiện ra tôi đang nhìn anh đăm đăm. Tôi thấy một người đàn ông bé nhỏ giận dữ thiếu nghị lực nhưng lại đầy cuốn hút bởi một cảm giác cô đơn yếu đuối. Có một cái gì đó khá thương tâm khi nhìn một con chó chống chọi tuyệt vọng giữa dòng sông chảy xiết trước khi nó biến mất dưới làn nước. Sự quẫy đạp của nó chẳng là gì so với sức mạnh cuồn cuộn của dòng sông. Thay vì là một cỗ máy chạy bằng xăng dầu, Iftikhar là một cỗ máy cố chạy bằng nước và tuyệt vọng không hiểu tại sao mình không thể chạy được.

Có tiếng ồn ào bên ngoài căn phòng và hai chàng trai trẻ bảnh bao bước vào Căn hộ Con Hổ, với những bước nhún nhảy đầy sinh lực. Sau lưng họ, người gác cửa già chậm chạp đóng cửa lại. Iftikhar mỉm cười đứng lên chào đón họ, anh ôm từng người một cách nồng nhiệt. Tôi đứng nép bên bàn nhìn họ. Con Hổ gầm gừ một chút rồi nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

Một trong hai người mới đến khá điển trai. Anh ta cao hơn Iftikhar một cái đầu, to con gần gấp đôi. Cơ thể anh săn chắc vạm vỡ, gương mặt đầy nam tính. Nếu phải tưởng tượng một vị nam thần hiện đại, hẳn tôi sẽ không ngần ngại mượn hình ảnh của chàng thanh niên này. Anh có đôi gò má cao, gương mặt sắc nét không còn chút bầu bĩnh nào của tuổi mới lớn. Mũi anh cao, thẳng, hẹp, mở đường cho đôi môi mời gọi. Tôi muốn hôn lên môi anh để cảm nhận nó áp vào môi mình; đôi môi anh có sự đầy đặn và mềm mại của một đôi môi thiếu nữ. Tóc anh màu sẫm, được chải ép cẩn thận trên đỉnh đầu với phần mái thả tự do phất phơ. Anh có đôi mắt sáng như ngọn lửa với tia nhìn lấp lánh. Lửa như cháy lên từ hai giếng nước màu nâu đỏ trong đôi mắt anh - đầy những lời hứa không bao giờ được giữ. Vì anh luôn cười nói nên đôi mắt anh luôn thấp thoáng niềm vui khiến tôi như bị thôi miên. Tôi biết Iftikhar đang nhìn tôi ngắm anh, nhưng tôi không thể rời mắt khỏi anh được. Anh thật tuyệt vời và anh biết điều đó. Anh tên là Jay-Boy. Giữa ba người, Jay-Boy luôn được hai người kia nhường nhịn - anh khoan khoái với điều đó. Bạn sẽ không muốn cho tay vào lửa; những người đàn ông như thế rất nguy hiểm.

Người thứ hai tên là Andy. Rõ ràng đây chính là Andy mà Iftikhar đã nhắc đến. Giữa họ có một sự liên kết bí ẩn, không hẳn như tình anh em mà đúng hơn là sự tương kính giữa những tên trộm. Andy khá đầy đặn. Anh có gương mặt tròn, cơ thể tròn, tay chân tròn và đến những ngón tay cũng tròn. Khi anh cười, cái miệng cũng tạo thành một hình tròn rất hợp với bộ râu mép được cắt tỉa gọn gàng bao quanh nó. Anh có một đôi mắt xanh nhỏ trông rất nham hiểm. Có thể bạn không thấy bóng tối được che kín trong mắt anh khi anh cười nói; anh siết chúng lại để giấu đi những ý định của mình. Nhưng khi nhìn vào mắt anh, tôi vẫn dễ dàng nhận ra chúng.

Hai người khách ca ngợi bàn ăn và các chai rượu. Khi những giây phút chào đón trôi qua, họ quay sang tôi. Với lớp trang điểm che giấu các vết bầm, tôi biết mình xinh đẹp. Gần như ngay lập tức, tôi cảm thấy hai người muốn có tôi theo những cách khác nhau. Jay-Boy muốn chiếm hữu tôi như một bằng chứng cho nam tính của anh, còn Andy muốn có tôi như một sự xác nhận cho anh. Tôi là một món ăn khác trên bàn.

Bữa tiệc vẫn chưa đông đủ. Họ đang chờ một người nữa tên là Bhim. Dù anh chàng Jay-Boy đẹp trai đang là tâm điểm vào lúc này, nhưng chính Bhim mới là người đứng đầu cả nhóm. Họ nói chuyện về anh như thể những người lính nói về chỉ huy của mình. Họ không ngừng nhắc đến những chiến công của anh, như thể chúng là chiến công của chính họ. Họ mô tả một cách nồng nhiệt về việc Bhim đã đánh người này hay lừa người kia như thế nào. Cũng tương tự như cách mọi người nói chuyện về Wolf ở Trại mồ côi; anh ta ra lệnh còn bạn thực thi. Thật sự, tôi có cảm giác bữa tiệc tối nay do Bhim khơi mào và chắc chắn nó không thể bắt đầu nếu không có anh ta.

Khi ba chàng trai ngồi kế nhau trên chiếc trường kỷ xem tivi, giữa họ như có một mối liên kết vững vàng và ấm áp. Đó là ba người bạn hay là một đàn cừu, tôi cũng không biết. Ba người ngồi trên trường kỷ chen chúc nhau, đùa giỡn, vỗ vai, vỗ đùi nhau. Họ cười nói; người này luôn cố gắng vượt trội hơn người kia. Trong một thoáng, tôi nhớ lại ngày xưa khi tôi ngồi bên bàn ăn với các anh em mình, chọc ghẹo lẫn nhau, đánh nhau, cười đùa với nhau. Bạn không thể không mỉm cười khi nhìn họ. Con Hổ và tôi cùng mỉm cười. Tôi không hiểu tại sao giữa chúng tôi có thể có một sự đồng cảm sâu xa đến thế. Tôi nhớ những tiếng cười của các anh em tôi ngày xưa, cảm thấy một niềm hạnh phúc mà tôi biết giờ đây đã không còn nữa.

                                   ****
Ba chàng thanh niên ngồi xem cricket, chủ yếu theo yêu cầu của Jay-Boy (tôi biếtIftikhar ghét cricket). Jay-Boy và Iftikhar uống bia lon, còn Andy uống một loại nước màu nâu rót từ những chai rượu trên bàn. Họ bắt đầu nói chuyện lộn xộn rồi những tràng cười không kiểm soát được; có lẽ họ uống không giỏi lắm.

Có tiếng chuông điện thoại reo, ba người im lặng. Iftikhar nhấc máy, nói với vẻ nhiệt tình thái quá: “Chào cha, thật tuyệt vì cha đã gọi...”. Iftikhar bỗng đổi giọng, nói với vẻ nghiêm túc: “Anh ấy đang ở đây”. Anh ra dấu cho Jay-Boy và Andy im lặng rồi tiếp tục nói vào điện thoại: “Con đồng ý”.
Iftikhar nhìn Andy, hai kẻ đồng lõa mỉm cười với nhau: “Con không định nói với cha, nhưng con nghĩ đó là trách nhiệm của con... Với con, ông Vas như một người cha chú... Con biết, con biết... ông ấy từng làm ngựa cho con cưỡi trên lưng... Cha, giờ cha đã biết ông Vas trộm tiền của cha, cha sẽ làm gì?”. Anh nhướng mày, nhếch mép với Andy. “Cha”, Iftikhar tỏ vẻ phản đối, “Làm ơn đừng sa thải ông ấy. Con chắc ông ấy có thể làm gì đó khác, ví dụ như ở nhà kho... Ông ấy còn phải lo cho vợ con... Ôi con hiểu rồi... Con còn phải học nhiều từ cha. Dĩ nhiên là cha đúng. Nếu chúng ta nhân từ với một kẻ trộm thì không thể răn dạy người khác được. Dù vậy, con rất buồn khi phải thấy ông ấy ra đi. Khi nào cha sẽ nói chuyện với ông ấy? Ngay bây giờ à, cha nói thật chứ?... Con hiểu rồi, con còn phải học nhiều. Tạm biệt cha... Thật sự cha nên cảm ơn Andy... Vâng, con sẽ nói... Anh ấy cũng sẽ buồn vì anh ấy cũng rất mến ông Vas.” Hai người lại nhìn nhau mỉm cười. Iftikhar tiếp tục: “Con còn đợi vài người bạn nữa... Vâng, thưa cha... Vâng, cô ta đây, cô ta ổn... Cảm ơn cha... Tạm biệt cha”. Sau khi gác máy, Iftikhar phấn khởi đấm tay vào không khí, Andy thì vỗ tay như điên. Jay-Boy nhìn tôi chằm chằm. Iftikhar và Andy nhảy múa trước chiếc trường kỷ, cụng ly với nhau. “Ifti”, Jay-Boy cắt ngang vũ điệu hân hoan, “Tôi cho món đồ chơi của cậu vào phòng ngủ thử chút nhé”. Iftikhar dừng lại, tỏ vẻ ngần ngừ. Jay-Boy tiến về phía tôi nhưng Iftikhar chặn lại: “Đợi đã, Jay-Boy, anh nên đợi Bhim... Anh ta có đưa thêm vài cô gái đến đây”. Gần như ngay lập tức, có tiếng gõ cửa và tiếng con gái cười khúc khích bên ngoài.

Bhim bước vào, theo sau là một con chó và hai cô gái. Bhim có vóc người tầm thước, không có điểm gì đặc biệt, không đẹp nhưng cũng không xấu. Bạn có thể vô tình gặp anh trên đường mà không có ấn tượng gì, ngoại trừ một cảm giác quyền lực. Anh không có những cử chỉ ngông cuồng hay giọng nói to tiếng, nhưng bạn có thể cảm nhận được quyền lực của anh. Anh mặc một chiếc áo khoác đen, áo sơmi trắng với quần jeans. Con chó của anh to cao, chỉ thấp hơn anh một chút, bộ lông màu nâu sẫm với cái mõm dẹt. Đôi mắt con chó luôn dán chặt vào Bhim và anh không nói gì cả; nếu có thêm cái đuôi vẫy, hẳn anh cũng trở thành một con chó. Khi Bhim ngồi xuống chiếc ghế bành gần cửa, con chó ngồi xổm xuống một cách tự nhiên dưới chân anh.

Hai cô gái lớn tuổi hơn tôi nhiều, chắc chắn cũng được thuê đến bữa tiệc này, chỉ khác người trả tiền thuê là Bhim. Một cô mặc áo thun màu cam với bộ ngực căng tròn, đặc điểm chính của cô. Chiếc áo thun căng cứng ôm lấy bộ ngực, có dòng chữ “Bebe” bằng đá lấp lánh. Mỗi bên ngực cô có vẻ to hơn cả đầu tôi. Mặt cô không đẹp lắm, bạn có thể thấy rõ những dấu nhổ lông cằm. Cô mặc một chiếc quần jeans xanh bó chật cứng đôi mông to và đôi giày gót đen của cô trông cũng tương tự như đôi giày mà tôi đang mang. Nhìn chung, điểm đập vào mắt mọi người khi nhìn cô là một bộ ngực khổng lồ màu cam.

Cô gái thứ hai khá xinh xắn. Cô có một suối tóc dài đen óng ả, một thân hình cân đối, đôi môi được tô son cẩn thận. Cô có một nốt ruồi đen trên mép trái trông như một chấm mực. Cô mặc một chiếc áo màu bạc gợn sóng để hở hoàn toàn phía sau lưng. Lưng cô mềm mại không tì vết, đến mức bạn muốn sờ vào thử xem nó bằng da thịt thật sự hay bằng sứ. Cô mặc một chiếc quần trắng bó sát, không mặc đồ lót, mang một đôi ủng da cao đến giữa bắp chân.

Các cô gái, cũng như tôi, không được giới thiệu tên. Khi còn ở cái ổ trên Đường Chung, tôi thường nghĩ rằng mình đã mất tên luôn rồi. Tôi trở thành một đơn vị vô danh; có ai buồn đặt tên cho một cây chổi hay một cái bàn chứ? Các cô gái và tôi là những vật thể không được đặt tên như thế.

Con chó bị xùy ra ngoài, nó miễn cưỡng đứng dậy đi ra cửa. Nó là nhân vật duy nhất chú ý đến Con Hổ đang gầm gừ tạm biệt.

                                  ****

Các cô gái mời Bhim loại nước mà Andy đang uống và họ cũng tự rót cho mình. Không ai chào hay nói chuyện với tôi. Bữa tiệc bắt đầu. Jay-Boy vẫn nhìn tôi chằm chằm. Vì Iftikhar không công khai phản đối nữa nên anh dắt tôi vào phòng ngủ. Anh là một người dễ tính còn tôi thì dễ bị chiếm đoạt. Mọi việc được giải quyết nhanh chóng.

Anh quay lại phòng chính, tôi nhanh chóng lau rửa người để có thể dành chút thời gian viết lách. Khi rời phòng tắm, tôi nhìn thấy Bhim và cô gái xấu xí đang ở trên giường. Bhim mặc quần áo còn cô gái thì khỏa thân hoàn toàn. Anh mở mắt nhìn tôi bước qua phòng ngủ, cô gái vẫn không buồn để ý đến tôi.

Trong phòng chính, Jay-Boy đang ngồi trên ghế bành với cô gái xinh đẹp trong lòng anh. Iftikhar và Andy đang ngồi trên trường kỷ xem một chương trình ca nhạc trên tivi. Chỉ có Iftikhar và Jay-Boy hút thuốc. Khi thấy tôi bước vào, Jay-Boy mỉm cười nói với Iftikhar: “Anh bạn may mắn, cô ấy quả là một con hồ ly”.

Iftikhar lướt nhìn tôi và đáp: “Tôi chơi cô ta cả cuối tuần rồi. Cô ta rên rỉ điên cuồng khi đạt đến cực khoái”.

Jay-Boy cắt ngang dòng tưởng tượng của Iftikhar: “Tôi nghĩ Andy nên thử cô ta một chút”.

Cô gái xinh đẹp xen vào, giả vờ tỏ vẻ buồn: “Thôi mà Jay-Boy, em đã nói là em muốn Andy trước mà”.

Đó là một cô gái thông minh vì cô biết khi nào nên do dự, khi nào nên vâng lời. Andy có vẻ là một học trò dễ bảo, hai má anh đỏ bừng khi bị Iftikhar chế giễu: “Andy không biết nên bắt đầu chỗ nào trước đâu. Anh nói cho em biết, vợ anh ta Sheenah luôn phải chủ động bắt đầu đấy. Phải không Andy?”

Andy điềm đạm trả lời: “Ifti, cậu đang nói về chị cậu đấy ”.

Mọi người đều im lặng. Bhim bước vào phòng, nghe lõm bõm liền xen vào: “Sao? Andy không có đầu à? Phải sửa chữa thôi”.

Iftikhar đổ thêm dầu vào lửa: “Miễn là anh ta có thể dựng nó dậy được”.
Iftikhar, Bhim và Jay-Boy cười rộ lên trong khi Andy từ đỏ mặt chuyển sang bối rối. JayBoy vừa cười vừa nói: “Ifti, dẫn Gee-Gee vào phòng ngủ này, cô ấy muốn anh đấy”.

Cô gái xinh đẹp được gọi là Gee-Gee phụng phịu phản đối: “Không, em nói là em muốn Andy cơ mà” Iftikhar trả lời: “Tôi đã thịt con hồ ly này rồi”, anh chỉ tay về tôi, “hai lần trước khi các anh đến đây. Tôi cũng muốn xem Gee-Gee với Andy”.

Tôi không chắc Bhim có định nói móc Iftikhar không hay anh tin như thế thật, nhưng anh nói: “Ifti, tôi biết anh đã có một cuối tuần vui vẻ... Tôi sẽ thử con búp bê của anh nhé... nếu cô ta có thể chịu được”.

Bạn thấy không, “món đồ chơi”, “con búp bê”, “con hồ ly”... họ gọi tôi như thế, chứ không phải là “Batuk”.

Khi Bhim ra dấu cho tôi đi vào phòng ngủ, tôi quay lại nhìn Iftikhar và bắt gặp một tia thất vọng trong mắt anh. Tôi giữ ánh mắt buồn của anh lâu hơn một chút - chỉ để tận hưởng nó. Đột nhiên tôi cảm thấy thoáng buồn khi nhớ lại lúc Wolf kéo tôi khỏi Shahalad. Sự khác biệt ở chỗ tôi muốn ở lại với Shahalad vì một cảm giác mà tôi chưa bao giờ trải qua trước đó, còn giờ đây, sự hổ nhục của Iftikhar lại khiến tôi thấy thương hại nhiều hơn.

Trong phòng ngủ, Bhim bỗng trở nên dịu dàng đến không ngờ. Những chàng thanh niên trẻ thường sử dụng vũ lực để thể hiện khả năng đàn ông của họ. Từ lâu tôi đã nhận ra điều đó phản ánh sự thiếu tự tin và sự không chín chắn. Vì quá lợi dụng sức mạnh nên họ trở thành những người tình tồi tệ trong việc chăn gối, có lẽ đó là lý do khiến vợ họ từ chối họ. Bhim thì khác. Anh muốn tạo ra một sự đồng điệu giữa hai chúng tôi. Điều này thường tôi chỉ thấy ở những người đàn ông lớn tuổi mà có lẽ vợ họ không còn khả năng hoặc không quan tâm đến sự hòa hợp. Tôi trở thành một cô gái nhỏ của những người đàn ông này, đem đến cho họ một sự cảm thông giải tỏa những cấm đoán. Rất hiếm khi có một thanh niên trẻ tìm kiếm sự đồng điệu ở tôi và tôi mệt mỏi khi phải dùng đến năng khiếu đóng kịch của mình cho những vũ điệu đơn giản nhất.

Khi chúng tôi nằm đối diện với nhau, Bhim mỉm cười vuốt tóc tôi. Anh nằm xích lại gần tôi, vuốt cánh tay trần của tôi, mỉm cười: “Hẳn là cậu chủ Iftikhar đã khiến em kiệt sức”.

Tôi mỉm cười lại với anh: “Vâng, em hơi mệt”. Mà đúng là tôi mệt thật. Tôi không được gì cả khi phải đương đầu với Iftikhar. Tôi không được gì cả khi bị đưa đến đây; tôi nhớ những âm thanh của thành phố, nhớ những chị em khác, nhớ cả cái nóng trong cái ổ của mình. Nằm trên cái giường êm ái trong phòng ngủ mát lạnh này, lần đầu tiên tôi cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Bhim mỉm cười với tôi theo một cách mà tôi không thể giải thích được; có lẽ đó chỉ là một nụ cười lịch sự. Anh vòng tay quanh eo tôi, kéo tôi sát lại gần rồi bắt đầu xoa nhẹ lên mông và đùi tôi. Anh kéo chiếc váy lên cao khiến hai chân tôi lộ ra, tôi giả vờ cảm thấy khoan khoái. Bàn tay anh vừa mạnh mẽ vừa xương xẩu. Với bàn tay đặt trên đôi mông trần của tôi, anh chồm lên hôn vào cổ tôi. Đó là điều bình thường với nhiều người làm bánh khác. Tôi rên rỉ, trong đầu nghĩ đến miếng xoài ngọt lịm hôm qua. Nước bọt của anh dính lại trên cổ tôi với cảm giác lành lạnh. Tôi sẽ rửa sạch nó ngay khi có thể. Tôi nói khẽ: “Môi anh thật dịu dàng”.

Anh thì thầm vào tai tôi: “Sao em không cởi chiếc áo xinh đẹp này ra?”

Tôi vâng lời. Sau đó anh lần tay cởi chiếc áo ngực, tôi cảm thấy bộ ngực mình như xổ ra. Tôi bỗng nhớ đến bộ ngực khổng lồ của cô gái xấu xí. Tôi nhận ra mình vẫn còn trẻ nhưng tôi biết cơ thể mình sẽ không bao giờ trở nên thô kệch như thế. Anh bắt đầu hôn lên ngực tôi rồi đưa tay xuống giữa hai chân tôi. Tôi nằm yên nhìn chằm chằm vào cửa phòng tắm. Tôi nghĩ một ngày nào đó tôi sẽ viết một câu chuyện về Con Hổ. Tôi thầm gọi “Con Hổ ơi” nhưng không có tiếng trả lời. Bhim cắn nhẹ một bên núm vú của tôi. Tôi nhăn mặt giả vờ đau, rất nhiều người làm bánh thích làm cho tôi bị đau. Anh tiếp tục hôn hai bên ngực tôi. Tôi nghĩ có lẽ Con Hổ ở phòng bên kia đã ngủ.

“Thức dậy đi, Con Hổ. Một ngày nào đó tôi sẽ viết một câu chuyện cho cậu. Hãy kể cho tôi nghe về cha mẹ cậu và về các chú hổ con khác. Hãy kể cho tôi nghe về khu rừng rậm nơi cậu từng chạy nhảy, về những con nai mà cậu từng săn bắt. Thức dậy đi, Con Hổ!”
Bhim hôn vào giữa hai chân tôi. Anh có nếm thấy mùi của Jay-Boy không nhỉ? Tôi cảm thấy suy nghĩ này thật thú vị, tôi vuốt tóc anh. Anh nhắm mắt lại, chỉ thỉnh thoảng mở mắt ra để chắc chắn rằng tôi đang nhìn anh. Tôi e rằng cô gái xấu xí vừa mới làm việc với anh xong nên có lẽ Bhim sẽ kéo dài rất lâu. Nhưng không, chỉ khoảng bảy hay tám lần sau khi tôi ngồi lên người anh, cơn khoái cảm của Bhim đã trào ra. Anh rất hài lòng với chiếc bánh của mình. Tôi mỉm cười với anh một cách say đắm rồi lịch sự xin lỗi để vào phòng tắm. Tôi đóng cửa phòng tắm lại, kéo đống giấy phía sau bồn rửa tay, xả nước và bắt đầu viết. Tôi cảm thấy một nỗi thất vọng dâng trào qua ngòi bút của mình.

Căn phòng ngập hơi nước. Có tiếng gõ cửa dữ dội bên ngoài. Cánh cửa phòng tắm bật mở tung.

                                  



Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top