cuối học kì 1
Chí Phèo
1
tác giả
Trong trào lưu văn học hiện thực giai đoạn trước cách mạng tháng 8_ 1945 nơi những cây bút tài hoa tiêu biểu như Ngô tất Tố, Nguyễn Công Hoan,.. Họ, những nhà văn có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà trong thời kỳ ấy. Nổi bật nhất trong những nhà văn đó chính là nhà văn Nam Cao, hay Trần Hữu Tri (1917-1951) đây là tên thật của tác giả.
Nhắc đến nam Cao là nhắc đến một tượng đài văn học sừng sững, bởi có những vô vàn các tác phẩm đã làm bóng lên tên tuổi của ông, kể đến trong số đó tác phẩm tiêu biểu nhất là "Chí Phèo", nơi gói gọn của một cuộc đời đầy rẫy những sóng gió, bấp bênh gian truân, bất hạnh của một nhân vật mang tên Chí, sự bất công của một xã hội phong kiến khiến con người ta bị tha hóa mà đánh mất đi chính mình.
So với các nhà văn khác, cũng viết về đề tài nông dân thì họ thường đi sâu vào phản ánh phong tục hay đời sống cùng cực của người nông dân dưới đời thực phong kiến, khác với đó Nam Cao lại chú trọng đến việc thể hiện nỗi đau đớn và những tâm hồn nhân cách bị xúc phạm, bị hủy diệt trong chính nhân vật. Liên hệ tiêu biểu thông qua tác phẩm kể trên là "Chí Phèo". Qua đoạn trích trên cho thấy....
2, tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác
_sáng tác năm 1941
_tác giả viết nên dựa trên cơ sở người thật việc thật. Đó là làng Đại Hoàng - quê hương của nhà Văn Nam Cao. Dựa trên cơ sở đó, Nam Cao hư cấu, sáng tạo nên câu chuyện về cuộc đời của Chí Phèo, tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945. Cuộc sống vô cùng ngột ngạt, tối tăm với nhiều sự áp bức, bóc lột, những bi kịch đau đớn, kinh hoàng,..
Nhan đề
Tác giả đã từng lấy cái tên như lò gạch cũ đôi lứa xứng đôi để đặt tên cho tác phẩm nhưng sau đó tác giả đã chọn lấy cái tên Chí Phèo. Nhan đề "Chí Phèo" vẽ nên một con người cụ thể, một số phận cụ thể, cô đơn, cô độc...
Nhan đề Chí Phèo thâu tóm được nội dung của tác phẩm. Chí Phèo là nạn nhân, là sản phẩm của xã hội phong kiến nửa thực dân. Chí là người nông dân lương thiện nhưng lại bị đẩy vào "bước đường cùng" trở thành kẻ lưu manh, côn đồ, mất hết cả nhân hình nhân tính.
Nhan đề đã góp phần bộc lộ giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Giá trị nội dung
-Tố cáo xã hội phong kiến bất công khiến con người sinh ra là người mà lại không được làm người
- Thông qua đó nhấn mạnh hình ảnh và bản chất tốt đẹp của người dân lao động ngay cả khi tưởng họ đã bị xã hội tàn bạo cướp đoạt tất cả.
Chữ người tử tù
1 tác giả
Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam cả trước và sau Cách mạng. Trước Cách mạng, Nguyễn Tuân nổi tiế với các tác phẩm: Vang bóng một th.., Chiếc lư đồng mắt cua, Chùa Đàn... sau cách mạng nhà văn để lại dấu ấn sâu sắc qua một số tùy bút: Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi, Sông Đà... Chữ người tử tù là tác phẩm đặc sắc nhất của Nguyễn Tuân trích trong tập Vang bóng một thời. Nổi bật trong tác phẩm Chữ người tử tù đó chính là hình tượng người anh hùng Huấn Cao mang vẻ đẹp tài hoa và khí phách anh hùng lẫm liệt khiến mỗi lần gấp trang sách lại ta không thể nào quên.
2,hoàn cảnh sáng tác
Truyện ngắn “Chữ người tử tù” ban đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng”, in năm 1938 trên báo Tao Đàn. Năm 1940: được tuyển in trong tập truyện “Vang bóng một thời” và đổi tên thành “Chữ người tử tù”
3, cảm hứng chủ đạo
Thái độ trân trọng ngợi ca nối tiếp của nhà văn trước vẻ đẹp của một văn hóa lâu đời đang có nguy cơ may một đồng thời là sự hiện diện thẩm mỹ mà suốt đời nhà văn theo đuổi tác phẩm cũng là bài học về lẽ sống đẹp về đạo sống của những con người chân chính trên đời dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải giữ gìn thiên lương cho lành vững sống trên đời không được phụ những tấm lòng thiên hạ phải biết tôn trọng cái tài và phẩm giá của con người
3, giá trị nội dung
Khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao , người nghệ sĩ tài hoa tài tử có thiên lương trong sáng và tiêu biểu cho kiểu người chỉ còn vang bóng trong những tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân trước cách mạng
Qua đó, ta cũng thấy được quan niệm thẩm mĩ của nhà văn Nguyễn Tuân. Đó là việc lựa chọn những con người để đưa vào tác phẩm của mình, phải là những con người tài hoa, tài tử, khí phách hiên ngang mang vẻ đẹp vang bóng thời xưa trong thời kì trước cách mạng và là con người lao động bình dị, thuần thục, nhuần nhuyễn với công việc của mình thời kì sau cách mạng
4, giá trị nghệ thuật
Cách xây dựng tình huống truyện độc đáo với màu sắc, không khí cổ xưa tạo ra những đặc sắc cho câu chuyện
Thủ pháp đối lập được đẩy lên đến đỉnh cao: giữa kẻ tử tù với viên quản ngục, đặc biệt là trong cảnh cho chữ cuối truyện, khi vị trí của các nhân vật trong tác phẩm hoàn toàn bị đảo lộn để nâng cao vị thế của Huấn Cao - đại diện cho thiên lương trong sáng, trong chốn ngục tù tăm tối, bẩn thỉu, tà ác.
Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo tình để dựng nên những hành động, lời nói, khung cảnh mang đậm nét cổ xưa, cũng là để tạo cơ hội cho nhân vật Huấn Cao bộc lộ hết khí khái, bản chất của mình
Hai đứa trẻ
1, tác giả
Thạch Lam, tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, thuở nhỏ chủ yếu sống ở quê ngoại trong một gia đình công chức động anh em. Ông là một gương mặt đặc biệt và vô cùng độc đáo của nhóm Tự Lực văn đoà.....ổi tiếng nhưng nếu xét lại cả giai đoạn văn học 1930 – 1945, người con của Cẩm Giàng xứng đáng đứng vào hàng những cây bút xuất sắc nhất. Giữa rừng tác phẩm lãng mạn lâm li bi đát của những cốt truyện tình cảm éo le và trắc trở thì tác phẩm của Thạch Lam lại là những truyện không có cốt truyện, nhẹ nhàng sâu lắng, giàu chất trữ tình như một bài thơ nhưng cũng đậm chất hiện thực bởi ngòi bút ấy hướng tới những kiếp người khổ đau, bị lãng quên trong xã hội . tác phẩm "Hai đứa trẻ" (in ở tập "Nắng trong vườn" năm 1938) là tiêu biểu cho lối hành văn ấy, đặc biệt là trích đoạn [...] gửi gắm tư tưởng nhân đạo [...] một cách kín đáo nhẹ nhàng.
2, hoàn cảnh sáng tác
Xuất xứ: Trích trong tập “Nắng trong vườn” (1938). Tiêu biểu cho truyện ngắn của Thạch Lam, kết hợp giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn.
* Hoàn cảnh ra đời: Thạch Lam sinh ra ở huyện Cầm Giàng, Hải Dương, với tính cách điềm đạm và nhạy cảm với những vấn đề của cuộc sống, ông luôn trăn trở, xót xa cho những số phận nghèo đói, khó khăn của người dân lao động. Trong quãng thời gian sống ở đây, ông thấu hiểu được cuộc sống của những người dân lao động nghèo đói, khổ cực. Chính lý do đó dẫn đến việc sáng tác nên tác phẩm Hai Đứa Trẻ, nhằm thể hiện khát vọng của ông về một cuộc sống tươi sáng, người dân không phải chịu cuộc sống khổ cực, vất vả của cuộc sống. Nhạy cảm trước vấn đề của cuộc sống, thương xót trước những hoàn cảnh sống khó khăn mà ông đã sáng tác lên tác phẩm Hai Đứa Trẻ, với những cảm xúc tinh tế, nhạy cảm, đầy rung động, ông đã sáng tác lên tác phẩm Hai Đứa Trẻ với sự nhạy cảm, sắc bén của mình với tình hình thời cuộc.
2
Giá trị hiện thực: Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc của những kiếp người ngheo khổ như chị em Liên và An, của mẹ con chị Tí, của bác phở Siêu, của bà cụ Thi điên,...nơi phố huyện buồn tẻ. Cuộc sống của họ quanh đi quẩn lại cũng chỉ có bằng ấy con người, bằng ấy câu chuyện. Bóng tối bao trùm lên tất cả khiến cho chính họ cũng không biết cuộc sống, ánh sáng của họ đang ở đâu
Giá trị nhân đạo
Sự xót thương đối với những kiếp người nghèo đói, quẩn quanh, bế tắc
Ca ngợi khát vọng về cuộc sống mới mẻ, đủ đầy qua hành động đợi chuyến tàu đêm của những gương mặt quen thuộc nơi phố huyện. Họ chờ đợi một ánh sáng rực rỡ, ánh sáng trưng của con tàu từ Hà Nội chứ không phải là thứ ánh sáng le lói, nhạt nhòa nơi phố huyện này
3,
Giá trị nghệ thuật
Là một truyện ngắn trữ tình, đặc trưng cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam, với những câu chuyện không có cốt truyện, với những cảm xúc mong manh, mơ hồ mà bất cứ ai trong chúng ta cũng đã từng gặp, ít nhất một lần trong đời.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong khoảng thời gian từ khi hoàng hôn buông xuống đến khi đêm về kết hợp với không gian nghệ thuật hẹp nhưng cụ thể tác giả đã để cho các nhân vật của mình xuất hiện và bộc lộ mình
Ngôn ngữ đơn giản, súc tính, giàu tính tạo hình
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top