CHƯƠNG 3.9: THỦ ĐOẠN SỬ DỤNG LINH MỤC VÀ NHỮNG NGƯỜI CHĂM SÓC TÂM LINH
Hồi còn ở Vienna tôi đã từng suy nghĩ rất sâu về chính những vấn đề đó và cũng đã thấy: việc không nhận thức ra chúng chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ cái phong trào, mà trong mắt tôi hồi ấy, vốn là thích đáng nhất để nắm lấy quyền lãnh đạo khối toàn dân Đức.
Hai sai lầm đầu khiến phong trào toàn Đức không thành công, có quan hệ gần gũi với nhau. Không hiểu biết hết nội lực của những biến động lớn nên không đánh giá được hết tầm quan trọng của quảng đại quần chúng, dẫn đến ít quan tâm tới vấn đề xã hội, thiếu tranh thủ tâm hồn của những tầng lớp dân bên dưới và thiên về quan điểm nghị trường.
Giá mà đã nhận thức được cái sức mạnh tuyệt vời ấy, sức mạnh chống đối mang tính cách mạng vốn tiềm tàng trong quần chúng ở mọi thời đại, thì hẳn đã làm khác về mặt xã hội cũng như về mặt tuyên truyền vận động. Hẳn đã không chuyển trọng tâm vận động vào nghị viện, mà đặt ở trong công xưởng và ngoài đường phố.
Rồi đến sai lầm thứ ba cũng lại mang mầm mống của việc không nhận thức được giá trị của quần chúng, lúc đầu khởi phát từ mấy bộ não ưu tú đã chèo lái nó đi theo một chiều nhất định, để rồi như đã có đà, sau đó nó điên cuồng và bạo cường phá phách.
Cuộc đấu cam go mà phong trào toàn Đức đã gây ra chống nhà thờ công giáo cũng chỉ có thể được giải thích như thế: vì thiếu hiểu biết mà người ta đã cố tình đi ngược lại một thiên hướng vốn đã ăn sâu bắt rễ trong lòng người.
Đảng mới đã công kích dữ dội Roma vì những nguyên nhân sau:
Ngay sau khi nhà Habsbourg quyết định dứt khoát tái cơ cấu Áo quốc thành một nhà nước Xlavơ thì người ta không từ một thủ đoạn nào xem ra tương thích với chiều hướng đó. Đến cả các thiết chế tôn giáo cũng bị cái triều vua vô ý thức nhất ấy không ngần ngại bắt phải phục vụ cho "ý tưởng nhà nước" mới.
Việc sử dụng linh mục và những người chăm sóc tâm linh là người Séc chỉ là một trong nhiều thủ đoạn để tiến đến cái đích ấy, Xlavơ hoá Áo quốc trên tổng thể.
Quá trình đại khái như sau:
Linh mục người Séc được điều động về những giáo xứ thuần Đức; từng bước song chắc nịch, họ bắt đầu đặt quyền lợi của dân gốc Séc lên trên cả quyền lợi của nhà thờ và trở thành những mầm mống của toàn bộ quá trình tuần tự phi Đức hoá.
Đáng tiếc là hàng giáo phẩm người Đức lại gần như chẳng có phản ứng gì trước một diễn tiến như vậy. Không những họ chẳng phát động được một cuộc đấu tranh tương tự nào theo tinh thần Đức, mà cũng chẳng thấy họ chống chọi với mức độ phải có trước các đợt tấn công của những người kia. Vậy là, một mặt qua con đường vòng lạm dụng đức tin, mặt khác vì không thấy đề kháng đầy đủ, cứ thế từng bước song không hề dừng, bản thể Đức đã bị đẩy lùi.
Trong tiểu tiết diễn biến đã là như thế, tiếc rằng trên tổng thế cũng chẳng có gì khác mấy.
Ngay ở chỗ này, mưu toan chống Đức của nhà Habsbourg, trước hết thông qua giới tăng lữ bề trên là chính, đã không hề gặp sức đề kháng đáng phải có, mà đến chính phái lẽ ra phải đại diện cho các quyền lợi Đức lại cũng đã tự nguyện rút hoàn toàn vào hậu trường.
Ấn tượng chung không khác được, ở chỗ này các quyền lợi Đức đã bị hàng giáo phẩm Gia tô giáo xâm phạm trắng trợn.
Như vậy là dường như nhà thờ đã không hề đồng cảm với dân tộc Đức, mà lại bất công đứng sang phía đối thủ. Cội rễ của tất cả cái dở này, theo Schönerer, chủ yếu là do lãnh đạo nhà thờ Gia tô giáo không hề sống trên đất Đức và chỉ vì thế thôi đã đủ để họ hằn học với yêu cầu của dân Đức chúng ta.
Các vấn đề gọi là văn hoá ở nơi đó, cũng như ở mọi nơi trong Áo quốc thời ấy, hầu như bị gạt hẳn về vị trí phụ. Lập trường của phong trào toàn Đức đối với nhà thờ Gia tô giáo ít bị chi phối bởi thái độ của nhà thờ đối với những vấn đề, như khoa học chẳng hạn, mà bị chi phối nhiều bởi thái độ của nhà thờ thiếu quan tâm đến các quyền của người Đức mà ngược lại, thường xuyên đặc biệt khích lệ tính ngạo ngược và lòng tham của người Xlavơ.
Georg Schönerer không phải là con người chỉ làm đến nửa chừng rồi bỏ. Ông lao vào cuộc đấu tranh chống nhà thờ với niềm tin sắt đá là chỉ có đấu tranh mới bảo toàn được dân tộc Đức. Phong trào "Tách khỏi Roma" dường như là phong trào mạnh nhất hồi đó, và đương nhiên cũng là đòn nặng nhất, giáng cho đại bản doanh của đối thủ phải tan nát. Giá mà chiến thắng hẳn nhà thờ trên đất Đức đã không bị chia cắt vô lối, với nội lực của nước Đức, dân Đức đã thắng lợi cực lớn.
Chỉ có điều, tiền đề của cuộc đấu tranh đó không đúng, kết cục cũng không đúng.
Không còn nghi ngờ gì nữa, sức mạnh đề kháng mang tính dân tộc của hàng giáo phẩm Gia tô giáo có quốc tịch, trong mọi vấn đề liên quan đến tính Đức, không thể sánh với cái sức mạnh ấy của đồng cấp không phải người Đức, đặc biệt của đồng cấp người gốc Séc.
Đúng thế, chỉ kẻ dốt nát mới không thể thấy, giới tăng lữ Đức đã hầu như không bao giờ dám, thậm chí chỉ nghĩ đến, tấn công để bảo vệ quyền lợi của người Đức.
Cũng đúng thế – đến kẻ loà cũng phải thừa nhận, là trước hết do một tình huống mà mọi người Đức, tất tật, đều đã phải gánh chịu cực kỳ nặng nề, ấy chính là thái độ ngoài cuộc của chúng ta trước vấn đề tính Đức của chúng ta, hệt như trước bất cứ vấn đề nào khác.
Hàng giáo phẩm Séc chủ quan đối với dân tộc họ và chỉ khách quan đối với nhà thờ như thế nào, thì giới tăng lữ Đức lại chủ quan đối với nhà thờ và khách quan đối với dân tộc họ như thế ấy. Một hiện tượng mà bất hạnh thay, chúng ta còn có thể thấy hệt như vậy ở cả ngàn trường hợp khác nữa.
Nó tuyệt không chỉ là một di sản đặc biệt của giáo lý Gia tô giáo mà nó đã nuốt gọn – chỉ trong một thời gian ngắn, hầu như tất tật; nhất là những cơ sở nhà nước hoặc tinh thần.
Người ta chỉ cần so sánh vị thế mà giới quan chức chúng ta nắm bắt khi có những nổ lực hồi sinh đất nước, với cùng trường hợp đó ở giới quan chức một nước khác. Hay liệu ta có thể tin rằng, giới quan chức của toàn thể cái thế giới đó cũng tương tự như ở ta từ năm năm nay là tất nhiên đặt lợi ích quốc gia bên dưới sáo ngữ "uy quyền nhà nước", thậm chí coi đó là đóng góp đặc biệt? Chẳng hạn trong vấn đề Do Thái, ngày nay cả hai tôn giáo (Tin lành và Gia tô giáo, N.D.) đều lấy chung một lập trường mà nó chẳng hề tương ứng với lợi ích quốc gia lẫn những nhu cầu thật sự của tín ngưỡng? Người ta cũng chỉ cần so sánh quan điểm của một thầy tu Do Thái về mọi vấn đề chi cần có chút ít ý nghĩa đối với dân Do Thái ở nghĩa chủng tộc với lập trường của phần lớn hơn rất nhiều các tu sĩ chúng ta, nhưng xin nhớ là cả hai tôn giáo!
Chúng ta luôn có hiện tượng này khi nó liên quan tới việc đại diện cho một ý tưởng trừu tượng.
"Quyền lực của nhà nước", "nên dân chủ", "chủ nghĩa hoà bình", "tình đoàn kết quốc tế" v.v toàn là những khái niệm ở nước ta gần như luôn luôn trở thành những hình ảnh cứng nhắc, thuần tuý học thuyết, đến nỗi chỉ được phép duy nhất đi từ những quan điếm ấy mỗi khi đánh giá các tất yếu sống còn của dân tộc nhìn chung.
Cái kiểu cách vô lối ấy – nhìn nhận mọi vấn đề dưới góc độ của một định kiến có trước, đã bóp chết mọi khả năng suy nghĩ chủ quan vào sâu một sự việc; nó mâu thuẫn khách quan với chính học thuyết, cuối cùng dẫn đến đảo ngược hẳn phương tiện và mục đích. Người ta sẽ chống bất kỳ một cuộc thử nổi dậy nào mà nếu như để làm được thì phải mất trước một trung đoàn tồi. Vì thế là vi phạm "quyền lực của nhà nước", thứ "quyền lực nhà nước" mà dưới mắt của kẻ cuồng nhiệt – khách quan đâu có phải phương tiện để phục vụ cho mục đích; đó chính là mục đích đủ choáng hết cả cuộc đời khốn khổ của mình. Chẳng hạn, người ta sẽ phẫn nộ đứng lên chống chuyên chính, dù cho có là Friedrich đại đế cầm đâu đi nữa, dù cho chính lúc này những kẻ đang diễn trò đa số nghị viện chi là những chú lùn bất lực, thậm chí là vô tích sự. Bởi, với người cứng rắn về nguyên tắc đến thế thì sắc luật dân chủ thậm chí còn thiêng liêng hơn hạnh phúc của dân tộc. Vậy là, người này thì che chắn cho cái vòng câu thúc tồi tệ nhất, đang làm cho cả một dân tộc đi đến chồ lụn bại – song lúc này là hiện thân của "quyền lực nhà nước"; trong khi chính người kia thì đây đẩy khước từ cái hình thái chính quyền, có thể giàu năng lực nhất, chỉ bởi nó không tương thích với ý niệm "dân chủ" riêng của mình.
Hệt như vậy, dù cho dân tộc có bị hiếp đáp đẫm máu đến đâu – bạo lực quân sự được dung túng, thì người theo chủ nghĩa hoà bình trên đất Đức vẫn cứ im lặng vì: tuy rằng chỉ có chống lại cũng bằng bạo lực thì mới mong thay đổi số phận, nhưng như thế lại là đi ngược tinh thần xã hội hoà bình. Con người xã hội theo chủ nghĩa quốc tế ở nước Đức có thể bị thiên hạ nơi khác trấn lột tàn tệ trong tình đoàn kết, anh ta vẫn lo liệu chu đáo trên tinh thần anh em, không hề nghĩ đến chuyện được đền đáp mà cũng không hề nghĩ đến phản ứng, chỉ vì anh ta chính là – người Đức.
Có thể là buồn, song muốn thay đổi sự vật thì phải nhận chân ra nó đã.
Một bộ phận tăng lữ yếu đại diện cho quyền lợi của người Đức, cũng hệt như vậy.
Thật tình không có ác ý (ý xấu vì còn bị lệnh "trên" chi phối), mà sự thiếu kiên quyết vì dân tộc này chi là hệ quả của một quá trình giáo dục thanh niên thiếu mất bản thể Đức, mặt khác còn do sự khuất phục hoàn toàn trước cái ý tưởng đã thành tượng Thánh.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top