CHƯƠNG 3.7: NGUYÊN NHÂN SỤP ĐỔ PHONG TRÀO TOÀN ĐỨC TRÊN ÁO

Thế nhưng ở ví dụ Áo quốc lại cho thấy rõ nhất và cũng có sức thuyết phục nhất, dễ dàng biết bao đối với một chế độ bạo chúa để quàng vào mình cái gọi là "tính hợp pháp".
Uy quyền nhà nước hợp pháp khi đó dựa trên nền tảng thù địch Đức với nghị viện có đa số không phải người Đức – và gia đình nhà cầm quyền cũng thù địch với Đức hệt vậy. Trong hai yếu tố này đã thể hiện toàn bộ uy quyền nhà nước. Muốn từ đây để thay đổi số phận của dân tộc Đức-Áo là điều ngớ ngẩn. Nhưng lẽ ra theo ý kiến những kẻ hâm mộ của chúng ta, đó là con đường duy nhất có thể "hợp pháp" và với uy quyền nhà nước thì phải dẹp bỏ đi bất cứ một phản kháng nào; bởi lẽ nó chẳng khả thi bằng các phương tiện hợp pháp. Nhưng đó lại là sự cần thiết (sự phản kháng, ND) bắt buộc – chính là ở thời gian ngắn nhất – nếu không sẽ có nghĩa là sự kết liễu của dân tộc Đức trong nền quân chủ. Thực ra, việc cứu chất Đức khỏi số phận đó cũng chỉ duy nhất có thể qua sự sụp đổ của nhà nước này.
Dĩ nhiên lý luận gia đeo kính cận luôn luôn muốn chết vì học thuyết của bản thân hơn là vì dân tộc mình.
Bởi lẽ đầu tiên con người tạo ra luật, nên anh ta tin rằng, sau này chúng tồn tại là để cho những người này.
Đó là công lao của phong trào toàn Đức hồi đó ở Áo quốc, khi họ dẹp bỏ đến tận gốc rễ cái điều ngớ ngẩn để gây kinh ngạc cho tất cả các lý luận gia luôn cưỡi trên những nguyên tắc cũng như các dân đảo quốc là tín đồ theo bái vật giáo là nhà nước.
Khi những người nhà Habsbourg cố gắng dùng mọi biện pháp để công kích chất Đức, thì đảng này đã tấn công chính nhà cầm quyền "cao cả", và thực là thẳng tay.
Lần đầu tiên, họ đã dám đặt ống dò vào nhà nước mục nát này và mở mắt cho hàng chục vạn người. Đó là công lao của họ khi dám tách khái niệm tuyệt vời về tình yêu tổ quốc ra khỏi sự ôm ấp cái nên quân chủ đáng buồn này.
Vào thời đầu khi mới xuất hiện, số đồng chí của đảng quá đông, thậm chí có nguy cơ biến thành cơn lốc thật sự. Tuy nhiên, duy nhất thành công lại chỉ gang tấc. Khi tôi tới Vienna, phong trào từ lâu đã bị lấn át bởi Đảng xã hội Thiên chúa giáo – nay đã trở nên cầm quyền, thậm chí bị dấn xuống chỗ gần như hoàn toàn vô nghĩa.
Đối với tôi, một mặt thì toàn bộ quá trình sinh tử của phong trào toàn Đức, và mặt khác là sự thăng tiến không ngừng của Đảng xã hội Thiên Chúa giáo sẽ là đối tượng nghiên cứu kinh điển đây ý nghĩa.
Khi tôi tới Vienna, thiện cảm của tôi hoàn toàn thuộc về phía xu hướng toàn Đức.
Việc người ta có dũng khí để dám hô vang khẩu hiệu "Hoch Hohenzollern" ("Hohenzollem muôn năm", Hohenzollern vốn là bang lịch sử Tây Nam Đức, 1849 – 1945 thuộc Phổ, nay thuộc bang Baden-Würtemberg của CHLB Đức, với người Đức có ý nghĩa như vùng đất Tổ, ND) cũng gây ấn tượng cho tôi, hệt như tôi vui sướng rằng, người ta luôn coi là mình chỉ tạm thời là phần tách biệt khỏi đế quốc Đức chứ chẳng bỏ lỡ dù giây phút để công khai tuyên bố điều này, đánh thức nơi tôi niềm tin mãnh liệt là người ta công khai thừa nhận, thẳng thừng mang màu sắc Đức ở tất cả mọi vấn đề liên quan tới chất Đức và không bao giờ cho phép có nhượng bộ. Nó chỉ ra cho tôi rằng, có lẽ đó là con đường duy nhất còn có thể đi theo để cứu rỗi dân tộc chúng ta, tuy nhiên việc phong trào này sau bước thăng tiến ngoạn mục ban đầu của mình, nay lại suy sụp nhanh như vậy, thì tôi chẳng thể hiểu nổi. Còn ít hiểu hơn nữa là việc Đảng xã hội Thiên chúa giáo trong cùng thời gian đó lại đạt tới quyền lực lớn lao đến thế. Khi đó họ đã đạt tới tuyệt đỉnh vinh quang.
Khi tôi bắt đầu so sánh hai phong trào, thì ngay ở đây, số phận cũng ban cho tôi, được tăng tốc qua trạng huống nói chung đáng buồn của tôi, bài học hay nhất đặng tìm ra được lời giải cho bài toán đố này.
Trước hết bắt đầu cân nhắc giữa hai người đàn ông được coi là lãnh tụ và người sáng lập của hai đảng: Georg v. Schönerer và TS. Karl Lueger.
Nếu xét về mặt thuần túy con người, họ, người này cũng như người kia, đều vượt xa cái khung và kích cỡ của những thực thế vốn gọi là nghị viên. Trong vũng lầy của tham nhũng chính trị tràn lan, cả cuộc đời họ trong sạch và không ai có thể đụng đến được. Nhưng ban đầu tôi dành hết tình cảm cá nhân cho vị toàn Đức Schönerer, để sau đó dần dần cũng quan tâm đến lãnh tụ xã hội Thiên chúa giáo.
Nếu so sánh về năng lực của họ, ngay từ thời đó, tôi đã có cảm tưởng như về những vấn đề thuộc nguyên tắc, Schönerer là nhà tư tưởng giỏi hơn và sâu sắc hơn. Hơn bất cứ người nào khác, ông nhận thức đúng và rõ hơn cái kết cục tất yếu của nhà nước Áo quốc. Đặc biệt, nếu như trong đế quốc người ta đã biết lắng nghe những lời cảnh báo của ông về nền quân chủ Habsbourg, thì cuộc thế chiến bất hạnh của nước Đức chống lại toàn Âu châu đã không bao giờ xảy ra.
Khi duy nhất chỉ Schönerer nhận biết các vấn đề theo đúng bản chất nội tại của chúng, thì ông lại càng nhầm lẫn hơn với giữa muôn người.
Nhưng đây lại chính là điểm mạnh của TS. Lueger.
Ông này là một người am hiểu con người ở mức hiếm hoi, nhưng ông đặc biệt tránh không nhìn thấu vào con người hơn như họ vốn là vậy. Bởi vậy ông cũng tính kỹ hơn đến những khả năng thực của cuộc sống, trong khi về vấn đề đó, Schönerer lại ít hiểu biết. Tất cả những gì mà vị toàn Đức suy nghĩ, nếu xét về lý thuyết thì đều đúng, duy chi thiếu mất sức lực và tri thức để truyền bá cái nhận thức lý thuyết này cho quảng đại quần chúng, nghĩa là chuyển chúng về dạng sao cho nó tương xứng với khả năng tiếp nhận của mọi tầng lớp nhân dân, vì dẫu sao khả năng đó đang và vẫn hạn hẹp. Vì thế mà mọi nhận thức đều chỉ là cái thông thái của nhà tiên tri chứ chẳng bao giờ đi vào thực tiễn được.
Nhưng chính cái thiếu am hiểu con người thực sự này trong bước tiếp theo sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn trong việc đánh giá lực lượng của cả những phong trào lẫn những thể chế cổ xưa.
Dẫu sao cuối cùng thì Schönerer cũng nhận thức ra rằng, ở đây vấn đề xoay quanh các thế giới quan, nhưng lại không hiểu được rằng, chỉ có quảng đại quần chúng của một dân tộc mới trước hết và luôn luôn tương thích với sự tiếp nhận một niềm tin gần thành tín ngưỡng như thế.
Ông thấy đáng tiếc chi ở một mức độ rất nhỏ cái tính hết sức hạn hẹp trong ý chí chiến đấu của cái gọi là giới "tiểu tư sản" ngay do vị thế kinh tế của họ, làm cho từng cá nhân lo sẽ mất quá nhiều và bởi vậy cũng cản trở họ nhiều hơn.
Tuy nhiên, nói chung thế giới quan chi có tương lai cho thắng lợi, khi quảng đại quần chúng với tư cách người tiếp thu học thuyết mới tuyên bố sẵn sàng nhận về chính mình cuộc chiến không sao tránh khỏi đó.
Nhưng sau đó, sự thiếu hiểu biết về ý nghĩa của các tầng lớp dưới trong nhân dân làm nảy sinh ra quan niệm hoàn toàn hụt hẫng về vấn đề xã hội.
Trong tất cả những vấn đề như thế, TS. Lueger tương phản với Schönerer. Sự am hiểu cặn kẽ con người cho phép ông đánh giá đúng tương quan lực lượng, cũng như qua đó thận trọng trước việc đánh giá thấp những thể chế đang tồn tại, thậm chí có thể chính vì thế học được cách tận dụng những thứ đó cho việc đạt tới các ý định của mình.
Ông cũng hiểu quá rõ rằng sức chiến đấu chính trị của tầng lớp tư sản ở thời nay quá yếu, không đủ để giành thắng lợi cho một phong trào lớn. Bởi vậy ông đặt trọng tâm hoạt động chính trị của mình vào việc thu phục những giới, mà sự tồn tại của họ đang bị đe doạ. Cũng vậy, ông có xu hướng muốn tận dụng những công cụ quyền lực vốn có sẵn để những tổ chức đầy quyền lực đang tồn tại phải thiên về mình, đặng có thể rút ra được những ích lợi lớn nhất có thể, từ những nguồn lực cũ như vậy.
Như vậy ông đã điều chỉnh đảng mới của mình trước hết hướng vào giới trung lưu đang bị đe doạ huỷ diệt và qua đó bảo đảm cho mình một đám quần chúng cảm tình khó lay chuyển được, có tính sẵn sàng hy sinh lớn lao cũng như sức chiến đấu bền bỉ. Quan hệ vô cùng khôn khéo ông tạo dựng được với nhà thờ Gia tô giáo còn làm cho ông trong thời gian ngắn thu hút được giới tăng lữ trẻ mà cái đảng giáo đồ cũ hoặc buộc phải dọn dẹp chiến trường hoặc nếu thông minh hơn, đầu quân vào đảng mới để bằng cách đó chiếm lại dân dần từng vị thế một.
Nhưng nếu chỉ duy nhất coi những điều đó là bản chất đặc trưng của người đàn ông này thì ta đã bất công với ông. Bởi lẽ ngoài việc là nhà chiến thuật khôn ngoan, ông còn có thêm những tính chất của một nhà cải cách vĩ đại và thiên tài. Tuy nhiên ngay ở đây cũng hạn chế bởi việc nhận biết chính xác những khả năng vốn có cũng như năng lực của bản thân mình. Đó là một mục đích vô cùng thực tế mà người đàn ông thực sự nổi tiếng này đã tự đặt ra cho mình, ông muốn chinh phục Vienna.
Vienna là trái tim của nền quân chủ, từ thành phố này còn trào ra sức sống cuối cùng cho cơ thể ốm yếu và già nua của cái đế quốc mọt ruỗng. Trái tim càng khoẻ thì lẽ ra cả phần cơ thể còn lại càng phải tươi mát bùng lên. Đó là một ý nghĩ đúng trên nguyên tắc, nhưng lại chi có thể đưa vào ứng dụng cho một khoảng thời gian hạn hẹp nhất định mà thôi.
Và đây chính là điểm yếu của người đàn ông này.
Những gì ông đã làm ở cương vị thị trưởng thành Vienna là bất tử, theo đúng nghĩa nhất của từ ngữ, song ông đã không còn có thể cứu vãn nền quân chủ – quá muộn rồi.
Điều đó thì đối thủ của ông, Schönerer, đã thấy rõ.
Trong thực tế TS. Lueger, đánh đâu là được đó, rất tuyệt; mong thì lại không thấy đến.
Còn Schönerer muốn cũng chẳng được; mà lo thì lại văn cứ gặp, thật đáng sợ.
Thế là cả hai đều đã không đạt được cái đích xa của họ. Lueger đã không thể cứu được Áo quốc; Schönerer đã không ngăn nổi thoái trào của dân Đức.
Thật là bổ ích vô cùng cho thời đại của chúng ta ngày hôm nay, nếu chịu tìm hiểu sâu vào các nguyên nhân đã khiến cho cả hai đàng đều bế tắc. Sẽ đặc biệt có lợi cho các ông bạn tôi, bởi tình hình ngày nay cũng na ná như hồi ấy ở nhiều điểm, có thể tránh được những sai râm đã khiến phong trào này phải kết thúc còn phong trào kia thì vô hiệu.
Như tôi thấy thì phong trào toàn Đức trên Áo quốc đã sụp đổ vì ba nguyên nhân:
Một là đảng mới, cách mạng từ bản chất bên trong, thế mà ý niệm về tầm quan trọng của vấn đề xã hội lại không rõ.
Do Schönerer và người của ông trước hết nhằm vào các giới tư sản Đức nên kết quả chỉ là rất yếu, rất mờ nhạt.
Tầng lớp tư sản Đức, nhất là các giới ở phía trên, tuy lẻ tẻ cũng có khi vượt quá mong đợi, thường hòa bình chủ nghĩa tới mức có thể dứt khoát tự phủ định, mỗi khi chạm đến các công việc của nhà nước hay của dân tộc. Thời buổi mà thuận, ý nói đây là có một chính phủ tốt, thì cái thái độ ấy chính là cơ sở của các giá trị đến cực kỳ của các tầng lớp đó đối với nhà nước; song gặp thời buổi cai trị dở thì chính nó lại phá phách ghê gớm. Ngay để có thể tiến hành một cuộc đấu tranh thật sự nghiêm túc, vốn phong trào toàn Đức đã phải tranh thủ quần chúng trước hết. Lại đã không làm như thế, nên ngay từ đầu đến cái đà sơ đẳng nhất mà một phong trào như thế phải có cũng chẳng có, vậy là chỉ sau một thời gian ngắn nó đã yếu và thiếu hẳn.
Ngay từ đầu đã không để ý đến, không thực hiện cái nguyên lý cơ bản ấy, đảng mới sau đó cũng mất khả năng sửa lại thiếu sót. Vì kết nạp quá nhiều phần tử tư sản ôn hòa, lập trường trong đảng ắt bị các phần tử này chi phối, thế thì triển vọng thu hút lực lượng đáng kể từ quảng đại quần chúng tất phải chịu thiệt thòi.
Một phong trào như thế làm sao thoát ra được khỏi tình trạng chỉ biết có phàn nàn và chỉ trích. Không còn bao giờ thấy được lòng tin ít nhiều mang tính tôn giáo, gắn với tinh thần xả thân cũng ít nhiều mang tính tôn giáo. Thế vào chỗ đó là cái xu thế công tác "tích cực", ý nói ở đây là chấp nhận cái đã sẵn có, mài mòn dần ý chí đấu tranh, để rồi cuối cùng đi đến một nền hòa bình cam chịu.
Với phong trào toàn Đức cũng thế, ngay từ đầu đã không đặt nặng việc tranh thủ người theo mình từ các giới của đám đông rộng rãi. Nó đã trở thành "tư sản, quý tộc, cấp tiến vừa phải".
Từ sai lầm ấy đã nảy sinh cái nguyên nhân thứ hai của thoái trào nhanh chóng.
Hồi mới có phong trào toàn Đức thì vị thế của khối người Đức ở trên đất Áo quốc vốn đã là mập mờ. Mỗi năm qua đi nghị viện càng thiên về triệt tiêu từ từ dân tộc Đức. Muốn thử cứu vãn vào giờ chót, giờ thứ mười hai, thì chỉ còn mỗi cách là xóa bỏ cái thiết chế ấy thì mới có được cái triển vọng nhỏ nhoi để chuyển bại thành thắng.
Khi ấy thì phong trào lại sẽ đứng trước một vấn đề mang tính nguyên tắc. Để xóa bỏ nghị viện, liệu có nên vào để rồi, như người ta hay nói "phá từ trong phá ra" không, hay là chỉ từ ngoài đánh vào?
Vào để rồi thua mà ra? Đương nhiên phải vào.
Chống lại một quyền lực như thế từ bên ngoài có nghĩa là phải dũng cảm đến cùng, sẵn sàng hy sinh không giới hạn. Nắm sừng con bò tót, chịu để cho nó húc nhiều lần, húc mạnh, có khi bị hất văng xuống đất, gãy tay gãy chân, may lắm mới gượng đứng dậy được. Chỉ khi đã vật lộn đến mức cam go nhất thắng lợi mới ngả sang phía người tân công gan dạ. Tầm vóc của hy sinh sẽ kéo thêm chiến sĩ mới đến với chính nghĩa, để rồi cuối cùng chiến thắng sẽ là phần thưởng dành cho sự dẻo dai, bền bỉ.
Nhưng thế thì phải có những đứa con của dân, những người của quảng đại quần chúng. Chỉ họ mới đủ quyết tâm và kiên trì để đưa cuộc chiến đẫm máu kia đến chỗ kết thúc.
Vậy mà phong trào toàn Đức lại chẳng nắm được đông đảo quần chúng, cho nên chẳng còn cách nào khác, đành chịu vào nghị viện.
Sẽ là sai lầm nếu cho rằng cái quyết định đó vốn là kết quả của những năm tháng dằn vặt nội tâm, suy lui nghĩ tới. Không, họ đâu có nghĩ đến cái gì khác. Chẳng qua họ tham gia vào cái trò vô bổ ấy chi vì họ đã thất bại, họ đã hình dung sai về ý nghĩa và tác động của việc tham gia vào một thiết chế mà nhận thức của họ về nguyên tắc cũng đã sai. Nhìn chung họ những tưởng sẽ bớt đi được việc tuyên truyền trong quần chúng rộng rãi, bởi đã có cơ hội, giờ đây chỉ việc cứ lên "diễn đàn của toàn dân tộc". Mà dường như họ thấy như thế là đánh vào tận gốc rễ của ung nhọt ắt phải có hiệu quả công kích từ bên ngoài. Đã có quyền miễn trừ bảo vệ ắt là càng an toàn cho người lính xung kích, như thế sức mạnh công phá phải càng lớn hơn.
Trong thực tế sự việc lại diễn ra khác hẳn.
Diễn đàn, chỗ các vị đại biểu của toàn dân lên tiếng lại không lớn hơn mà ngược lại, nhỏ hơn. Vì mỗi người chỉ nói trước có một đám người muốn nghe; có khi đám người ấy lại nhận thẳng bản thông cáo báo chí thuật lại lời người đã nói.
Mà cái diễn đàn lớn nhất, trực tiếp nhất với người nghe đâu có phải cái hội trường của nghị viện, mà là hội họp công khai với đông đảo quần chúng.
Bởi lẽ khi đó hàng ngàn người kéo đến, với chỉ mục đích để xem diễn giả nói gì? Còn ở hội trường của nghị viện giỏi lắm được độ vài trăm, lắm khi họ đến cốt chỉ để ăn bữa ăn theo chế độ, tuyệt chẳng hề có ý định để sự uyên bác của "dân biểu" này hay là "dân biểu" kia soi sáng cho bản thân mình.
Mà ngán ngẩm nhất là bao giờ cũng vẫn một đám người ấy, họ chẳng bao giờ muốn học thêm cái gì, vì họ không có được cái vốn hiểu biết cần thiết và cũng không có cả ý chí nữa, dù chỉ chút đỉnh.
Không bao giờ có một vị dân biểu tự nguyện nhận vinh dự vì chân lý mà đứng ra phục vụ nó. Không, chẳng một ai, trừ phi họ khấp khởi hy vọng là nếu quay ngoắt lại như vậy thì may ra cứu được nhiệm chức của mình thêm một khóa nữa. Vậy là chỉ khi tinh thần của thời đại thay đổi, cảm thấy đảng hiện nay khó lòng trọn vẹn vượt qua được kỳ bầu cử sắp tới, những hình nộm trang trí kia mới bắt đầu động đậy, tìm hiểu xem liệu có nên và có cách nào chuyển sang cái đảng hoặc cái phong trào phỏng đoán là rồi sẽ thành công hơn hay không và lẽ đương nhiên, phải có vô vàn lý do đủ giải thích cho bước chuyển đối vị trí ấy. Vậy là bao giờ cũng thế, đến khi một đảng hiện hữu rơi vào vòng sa sút, đến nỗi mất gần hết tín nhiệm của người dân, cầm chắc nguy cơ thất bại và giải thể, tức thì dấy lên một cuộc di trú lớn: lũ chuột nghị viên từ bỏ con tàu của đảng.
Không có vấn đề biết hơn hay muốn hơn mà ở đây chỉ có cái tài đánh hơi thấy trước, nó cảnh báo cho con rệp hút máu ở nghị viện kia vừa đúng lúc, để còn kịp tìm đến cái giường của đảng khác ấm áp hơn.
Lên tiếng từ một diễn đàn như thế khác gì quăng hạt trai cho lũ thú. Thật không bõ. Kết quả ở đầy dứt khoát không thể là gì khác hơn con số không.
Mà cũng đúng là thế. Các ông nghị toàn Đức cứ việc rát họng diễn thuyết: hoàn toàn chẳng thấy tác động gì.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top