CHƯƠNG 3.10: TRIẾT LÝ "THIÊN TÀI" CỦA BẬC THỦ LĨNH CỠ LỚN?

Giáo dục về dân chủ, về chủ nghĩa xã hội kiểu quốc tế, về chủ nghĩa hoà bình khô cứng và độc nhất như thế nên nhìn từ phía họ, thuần tuý khách quan, cái hình ảnh chung của thế giới còn lại dưới cái ý niệm cơ sở ấy cũng bị chi phối, trong lúc quan điểm về bản thể Đức lại rất chủ quan suốt từ thời trẻ tuổi. Vậy, người theo chủ nghĩa hoà bình, bởi chủ quan vốn đã toàn tâm toàn ý với ý tưởng của mình, nên mỗi lần dân tộc bị đe doạ – dù bất công, dù nghiêm trọng thế nào thì anh ta (nếu vẫn còn đúng là người Đức) bao giờ cũng cứ đi tìm các quyền lợi khách quan trước đã, và chẳng bao giờ vì bản năng tự bảo tồn thuần tuý mà đứng vào hàng ngũ của bầy đàn để cùng chiến đấu.
Đúng đến đâu với từng đức tin thì lại như sau đây:
Đạo Tin lành tự thân nó đại diện cho các quyền lợi của người Đức tốt hơn, bởi lẽ vốn đã có cơ sở từ lúc mới sinh và cả trong truyền thống sau đó, tuy nhiên nó cũng bế tắc khi phải bảo vệ quyền lợi cho dân tộc trên lĩnh vực mà ở đường lối chung về thế giới quan và ở quá trình phát triển truyền thống của nó lại không có hay không được chấp nhận vì một nguyên nhân nào đó.
Vậy nên, vì tất cả những gì liên quan đến tính Đức bao giờ nó cũng tự thân vào cuộc, ngay khi có những vấn đề nảy sinh như thanh lọc nội bộ, chiều sâu của tính dân tộc bảo tồn bản thể Đức, ngôn ngữ Đức, tự do Đức, bởi tất cả đều từng cùng lúc hình thành, đã bén rễ sâu trong nó. Song nó lại tức thời và cực kỳ kiên quyết chống bất kỳ một thử nghiệm nào nhằm giải thoát cho dân tộc ra khỏi cái vòng kìm kẹp của kẻ tử thù số một của mình. Là bởi lập trường của nó đối với vấn đề người Do Thái đã được xác lập, chắc chắn ít nhiều có tính giáo điều. Mà đây lại chính là vấn đề, mà nếu như không được giải quyết, thì mọi thử nghiệm khác để cho nước Đức tái sinh hay là để nổi dậy hết thảy đều hoàn toàn vô nghĩa, đang và sẽ còn là bất khả thi.
Hồi ở Vienna, tôi đã có đủ thời gian rảnh rỗi và có dịp để, không định kiến, xem xét lại vấn đề này và qua giao tiếp thường ngày kiểm chứng lại nó đến cả ngàn lần.
Ở chốn hội tụ đa sắc tộc nhiều màu nhiều vẻ nhất này thì thấy cực rõ ngay, là chỉ có người Đức theo chủ nghĩa hoà bình mới luôn luôn tìm cách khách quan xem xét quyền lợi của dân tộc mình. Với quyền lợi của dân tộc mình thì dân Do Thái chưa bao giờ được như thế. Lại chỉ có người Đức theo chủ nghĩa "quốc tế" mới chịu đi cầu xin công bằng cho dân tộc mình, bởi lẽ tinh thần ấy cấm họ làm khác – họ chỉ được phép khóc lóc, rên rỉ với các đồng chí quốc tế. Đến người Séc, người Ba Lan cũng chẳng thèm làm theo cách đó bao giờ. Nói ngắn gọn, hồi ấy tôi đã nhận thức được, chỉ có một phần bất hạnh nằm ở tự thân các học thuyết ấy, còn phần khác nằm ở chỗ tính dân tộc đã được dạy dỗ hoàn toàn không đây đủ và vì vậy ít có tinh thần cống hiến, xả thân vì nó.
Thế là đã rơi rụng mất cái cơ sở thuần tuý lý thuyết đầu tiên của phong trào toàn Đức trong cuộc chiến chống Gia tô giáo.
Người ta giáo dục dân chúng Đức ngay từ khi còn ở tuổi thơ – chỉ dạy thừa nhận quyền của chính dân tộc mình, mà đã không làm ô uế tâm hồn con trẻ bằng câu chữ "tính khách quan" của chúng ta, cả trong việc giữ gìn cái Tôi của chính mình. Nên chỉ trong một thời gian ngắn, đã thấy (miễn rằng đó cũng là một chính phủ dân tộc cấp tiến) giống như ở Ai Len, Ba Lan hoặc Pháp, cả ở Đức nữa, người Gia tô giáo luôn luôn là người Đức.
Minh chứng thuyết phục nhất vốn đã có từ cái thời mà lần chót vì bảo vệ sự tồn tại, dân tộc ta đã phải ra trước toà án lịch sử trong cuộc đấu tranh sống còn của mình.
Thời đó thiếu lãnh đạo từ trên, dân vẫn gồng mình lo đầy đủ nghĩa vụ và trang trải hết nợ nần. Mục sư Tin lành hay linh mục Gia tô giáo cũng như nhau, cùng góp sức chung lòng không hạn chế để bảo tồn sức đề kháng lâu dài, không chỉ ngoài trận tuyến mà ở ngay hậu phương lại còn hơn thế. Những năm ấy và nhất là khi mới bùng cháy, ở cả hai bến thật sự chỉ có một nước Đức thiêng liêng – mỗi bên có một khoảng trời riêng, song đều cầu nguyện cho sự sống và tương lai của nó.
Lẽ ra đã có lúc mà phong trào toàn Đức ở trên Áo quốc phải tự hỏi mình: Liệu có bảo tồn được chất Đức trên Áo quốc dưới một đức tin Gia tô giáo? Nếu được thì đảng phái chính trị chẳng cần quan tâm đến các vấn đề tôn giáo hay thậm chí đức tin; nếu không thì lại phải có một cuộc cải cách tôn giáo và không bao giờ được có một đảng phái chính trị. Cho thấy là, với những ai tưởng vòng qua một tổ chức chính trị có thể đi tới cuộc cải cách tôn giáo, ánh sáng lấp lánh của các ý niệm tôn giáo, các học thuyết tín ngưỡng và những tác động của chúng vào nhà thờ đã lìa bỏ chính họ.
Ờ đây thật tình không thể cùng lúc vì cả hai ông chủ. Theo tôi thì dựng lên hay là dẹp đi một tôn giáo là chuyện lớn, lớn hơn dựng hay dẹp một nhà nước nhiều, huống là một đảng phái.
Người ta không nói tấn công, mà chi là đáp trả tấn công của đối phương.
Tất nhiên là thời nào cũng có đứa bất lương không ngần ngại lạm dụng đến cả tôn giáo để mặc cả chính trị (với kẻ như thế hầu như khi nào cũng là và chỉ thế). Song (cũng hẳn nhiên) là sai nếu lại đổ trách nhiệm cho tôn giáo hoặc đức tin (hẳn nhiên cũng bị nó lạm dụng), bởi lẽ để thoả mãn dục vọng thấp hèn đứa lưu manh sẽ không từ bỏ bất kỳ thủ đoạn nào.
Đổ trách nhiệm cho cho tôn giáo hoặc đức tin vì nó xấu ư, tức thì nó lu loa om sòm, nó xin thiên hạ chứng giám là cho tới đó hành xử của nó không xấu, và chỉ nhờ nó với cái lưỡi dẻo quẹo của mình mà đã cứu được tôn giáo, cứu được nhà thờ. Lúc đó vì om sòm như thế, đám người đã ngớ ngẩn lại chóng quên kia, tất không thể nhận chân ai mới đích thực là người đã đứng ra phát động cả cuộc đấu tranh, thậm chí họ còn chẳng nhớ ra nó là người nào nữa. Thế là đứa lưu manh đạt được mục đích của nó.
Thừa biết chẳng có gì liên quan đến tôn giáo hết, con cáo già bưng miệng cười thầm. Trong lúc đối thủ trung thực nhưng vụng về bị thua cuộc để rồi đến một ngày, không còn lòng thành và niềm tin đối với mọi người nữa, đành ngấm ngầm bỏ cuộc.
Mà mặt khác cũng không phải lẽ, nếu buộc tự thân tôn giáo hay buộc chính nhà thờ phải chịu trách nhiệm về từng người. Đối chiếu cái tầm vóc hiển hiện ngay trước mắt với cái kém cỏi bình quân của con người nhìn chung ắt hẳn phải thừa nhận, tỷ lệ tốt xấu ở đây hơn hẳn ở bất cứ đâu khác. Tất nhiên rồi, trong giới tu sĩ cũng có vị xem cái giáo chức thiêng liêng của mình chỉ như cái công cụ nhằm thoả mãn tham vọng cá nhân, quá mê mải đấu tranh chính trị cho nên quên phắt cả nghĩa vụ là phải bảo vệ một chân lý thiêng liêng hơn chứ không phải là đi biện hộ cho dối trá và lừa bịp. Cứ một người không xứng danh như thế thì vẫn còn cả ngàn người đáng trọng, hết mực trung thành với sứ mạng là những người chăm sóc linh hồn, tuy số người như thế này chỉ tựa như mô đất nhỏ trồi lên giữa đám sình lấy là cái xã hội bây giờ vừa giả dối vừa chưa hoàn thiện.
Nếu tôi không nỡ và không dám công kích nhà thờ vì chỉ có một ai đó bận áo choàng linh mục mà lại làm ô uế đạo lý, thì tôi cũng không đành lòng và không thể làm như vậy khi chỉ có một người nào đó trong số đông lại làm vấy bẩn và phản bội dân tộc mình, ở vào thời mà cái việc như vậy mặc nhiên đúng là chuyện cơm bữa thường ngày. Đặc biệt hôm nay đây xin đừng quên, lỡ có gặp phải một Ephialtes (có hai nghĩa: lãnh đạo nhà nước Hy Lạp, chết năm 461 trước công nguyên; và người khổng lồ theo truyền thuyết Hy Lạp, có lẽ ở đây tác giả muốn nói theo ý thứ hai, ND) như vậy thì vẫn còn gặp được cả ngàn con người tâm huyết, và hệt như những người con ưu tú nhất của dân tộc họ vẫn đau đáu chờ mong đến một ngày rồi ông Trời sẽ lại rạng rỡ mỉm cười với tất cả chúng ta.
Song ai dám đáp lại rằng ở đây không có vấn đề của thường ngày, chỉ có vấn đề chân lý hay giáo điều thì xin giải đáp cho một vấn đề nữa:
Bạn tin là bạn được chọn để truyền bá chân lý, thế thì cứ việc, nhưng hãy dũng cảm, đừng tính đến chuyện đi con đường vòng của một đảng chính trị – bởi như vậy là rẽ ngang.
Xin hãy dựng lên cái tốt hơn của ngày mai thế vào chỗ cái xấu của ngày hôm nay; dù thế nào đi nữa thì cũng xin đừng tính chuyện vòng qua con đường của một phong trào chính trị để mà với tới, bằng mánh khoé kín đáo, cái mà bạn đã cầm chắc là không thể có nếu cứ sòng phẳng và minh bạch.
Đảng chính trị chẳng có gì phải bận bịu vì tôn giáo, chừng nào mà tôn giáo không xa lìa dân, buông bỏ tập quán và đạo lý dân tộc; hệt như vậy, tôn giáo không phải lo đảng chính trị ứng xử không thoả đáng.
Một khi hàng giáo phẩm lại sử dụng các cơ sở hay học thuyết của tôn giáo có hại cho dân tộc thì (người ta, ND) không thế đi theo và còn được phép chống trả với chính những vũ khí ấy.
Với thủ lĩnh chính trị, các tín điều và cơ sở tôn giáo của dân tộc bao giờ cũng phải là bất khả xâm phạm, bằng không thì không thể là nhà chính trị mà (ông ta, ND) nên là nhà cải cách nếu có được công cụ cần thiết!
Một thái độ khác (với ở trên, ND) có thể sẽ dẫn đến thảm hoạ, đặc biệt ở Đức.
Khảo sát phong trào toàn Đức và cuộc đấu tranh chống Roma của nó ngay từ hồi đó và nhất là cả những năm tiếp sau, tôi đã đi đến chỗ tin rằng: vì phong trào ấy thiếu hiểu biết ý nghĩa của vấn đề xã hội cho nên nó đã mất quần chúng thật sự có sức chiến đấu; đi vào nghị viện, nó đã bị mất cái đà vốn mạnh rồi lại phải gánh vác tất cà các điểm yếu của chính cái thiết chế ấy; cuộc đấu tranh chống nhà thờ Gia tô giáo, làm cho nó thành ra không chấp nhận được đối với nhiều giới vừa và nhỏ, đã cướp đi của nó vô số phần tử ưu tú nhất.
Kết quả thực tế của cuộc đấu tranh văn hoá trên Áo quốc gần như bằng không.
Cũng lôi kéo được của nhà thờ khoảng 100.000 thành viên thật, chỉ có điều là số người này chẳng phải mất mát gì đặc biệt. Như thế ở trường hợp này, nhà thờ không cần khóc "con chiên nhỏ" bởi nó chỉ mất cái mà nội tâm đã từ lâu không còn hoàn toàn thuộc về nó. Chỗ khác giữa cải cách mới với cải cách trước đây chính là ở đó: trước đây những con chiên ngoan ngoãn nhất đã vì đức tin tôn giáo trong nội tâm mà quay lại nhà thờ, thì bây giờ bỏ đi lại là những kẻ mới chỉ có được nửa chữ tâm, mặc nhiên vì những "cân nhắc" chính trị.
Nhìn dưới góc độ chính trị, cái kết quả này thật sự đáng cười mà cũng lại đáng buồn.
Lại có một phong trào chính trị cứu nước hứa hẹn thành công cho dân tộc Đức bị diệt vong bởi lẽ nó không được lãnh đạo bằng sự tinh táo đến tàn nhẫn cần thiết, mà lại bị rơi vào những lĩnh vực chỉ dẫn nó đến sự phân rã.
Bởi lẽ có điều sau là hết sức đúng đắn:
Phong trào toàn Đức sẽ không phạm sai lầm đó, nếu như nó đã không am hiểu quá ít tâm lý đám đông. Nếu như lãnh tụ của nó biết rằng, muốn giành thẳng lợi thì những cân nhắc thuần tuý tình cảm không bao giờ được phép để quần chúng cùng lúc thấy hai đối thủ hay nhiều hơn thế, vì như vậy sức chiến đấu sẽ hoàn toàn bị xé lẻ; lẽ ra hướng công kích của phong trào toàn Đức phải nhằm vào chỉ một đối thủ mà thôi. Không có gì nguy hiểm hơn cho một đảng chính trị là lúc ra các quyết định lại để bị chèo lái bởi những kẻ "gì cũng biết" song lại chẳng làm được một tí gì cho thật trọn vẹn.
Ngay cả khi mà ở từng đức tin thấy sự phô bày quá nhiều đi nữa, thì đảng chính trị cũng không được rời mắt chỉ một lúc khỏi cái sự thật là, theo tất cả kinh nghiệm xưa nay, trong lịch sử chưa từng có bao giờ một đảng chính trị thuần tuý ở vào những tình thế như vậy lại đã có thể đi đến cải cách được tôn giáo. Ta không học lịch sử để rồi đến lúc cần vận dụng vào thực tế lại không nhớ hay là không tin vào những bài học của nó, cho rằng sự vật ở thời đó lại khác kia, vậy nên không còn vận dụng được những nguyên lý của cái thời xa xưa ấy nữa; mà ta học ở nó cách vận dụng có lợi cho hiện tại. Ai không làm được điều đó thì xin chớ mơ tưởng làm lãnh tụ chính trị; thật tình anh ta chỉ là một kẻ nông cạn, lảm khi còn là một kẻ rất cao ngạo, hão huyền đáng thương, và dù thiện chí có đến đâu cũng không biện hộ được cho cái bất tài trong thực tế. Nghệ thuật của các vị thủ lĩnh thật sự lớn ở mọi thời đại chính là không phân tán sự chú tâm của nhân dân, mà biết luôn tập trung vào chi một đối thủ duy nhất. Sức chiến đấu của dân càng được thống nhất huy động thì lực hút của phong trào càng lớn và sức công phá càng mạnh. Thiên tài của bậc thủ lĩnh cỡ lớn chính là ở chỗ: đối thủ thì nhiều thật song lại biết gom tưởng như chỉ có một, bởi lẽ ở những người cá tính yếu đuối, không kiên định thì nếu nhận ra lắm kẻ thù quá rất dễ là ngay từ đầu đã sinh nghi những quyền chính đáng của mình.
Quần chúng dao động vào cuộc tranh đấu mà lại thấy lắm kẻ thù quá, tức thời tính khách quan thức tỉnh và câu hỏi được đặt ra: Có thật chỉ có dân, chỉ có phong trào mới là đúng còn tất cả những người kia là sai không?
Vậy là nội lực bắt đầu tê liệt. Vì thế phải biết gom, sao để đối thủ thì nhiều và khác nhau ở nội tình song quần chúng lại thấy như chỉ có một kẻ thù. Họ sẽ càng tin vào lẽ phải của mình và càng căm thù đối phương.
Từ ban đầu phong trào toàn Đức vốn không nhận thức ra được như thế nên đã thất bại.
Mục tiêu đặt đúng, ý chí trong sạch, song đi sai đường. Như người leo núi, ngước lên nhìn thấy đỉnh, quyết tâm cao, ra sức leo; song bởi chỉ nhìn lên đinh mà không nhìn xuống nên không thấy rõ, không nắm chắc được con đường leo lên, cuối cùng thất bại.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top