CHƯƠNG 1.2: ĐIỀU GÌ ĐÃ QUYẾT ĐỊNH TƯƠNG LAI CỦA HITLER?
Ngay cả bây giờ, việc dạy về lịch sử thế giới trong các trường trung học cũng vẫn ở trong những điều kiện rất kém. Rất ít giáo viên hiểu rằng mục đích học lịch sử không thể là chỉ học thuộc lòng những ngày tháng và sự kiện lịch sử và nói lại như một con vẹt; và rằng vấn đề không phải ở chỗ liệu học sinh có biết được chính xác khi nào thì cuộc chiến này hay cuộc chiến kia diễn ra, vị tướng nọ sinh ngày tháng năm nào, hay thậm chí ngày tháng lên ngôi của vị vua (một sự kiện thường được coi là chẳng đáng để ý). Không, thề có Chúa, điều này chẳng hề quan trọng.
"Học" lịch sử là phải tìm hiểu và tìm ra những yếu tố, nguyên nhân dẫn tới những sự kiện lịch sử đó.
Nghệ thuật đọc cũng như nghệ thuật học hỏi là ở chỗ phải giữ lại những điều quan trọng và bỏ qua những điều không quan trọng.
May mắn đã khiến tôi được học một thầy giáo lịch sử vốn trong số ít người tuân theo nguyên tắc này trong dạy học và kiểm tra, một điều mà có lẽ ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc đời tôi sau này. Tiến sĩ Leopold Potsch, thầy giáo của tôi tại trường Realschule ở thành phố Linz, là người đã đưa yêu cầu này tới mức độ lý tưởng. Người giáo sư già đối xử rất tốt với chúng tôi, tài hùng biện đáng kinh ngạc của thầy đã khiến chúng tôi như bị bỏ bùa và thật sự lôi cuốn chúng tôi. Ngay cả hôm nay tôi vẫn nhớ về tình cảm ân cần của người thầy mái tóc hoa râm, người khiến chúng tôi quên đi thực tại bởi những lời kể sinh động; người đã đưa bọn tôi trở về quá khứ, như thể bằng phép thuật, vượt qua màn sương mờ cả nghìn năm nay, biến những ký ức lịch sử thành thực tại sống động. Những giờ học của thầy, chúng tôi thường thấy trong lòng rực cháy ngọn lửa nhiệt tình và đôi khi cả niềm xúc động đến trào nước mắt.
Điều khiến chúng tôi thấy may mắn hơn nữa là người thầy giáo này biết cách soi rọi quá khứ bằng những ví dụ từ hiện tại và rút ra những kết luận cho hiện tại chính từ quá khứ. Vì thế, thầy hiểu biết hơn bất kỳ người nào những vấn đề hàng ngày vẫn khiến chúng tôi căng thẳng đến ngạt thở. Thầy tận dụng sự cuồng nhiệt ủng hộ ban đầu cho chủ nghĩa dân tộc của chúng tôi để thường xuyên kê gọi chúng tôi ý thức về tự hào dân tộc. Chỉ cần thế thầy đã có thể thiết quân luật với lũ học sinh ngỗ ngược chúng tôi dễ dàng hơn bất kỳ cách thức nào khác.
Chính thầy đã làm tôi yêu thích môn lịch sử.
Thực là thế, mặc dầu thầy không dụng tâm như vậy nhưng chính vào lúc đó tôi đã trở thành một nhà cách mạng nhỏ tuổi.
Với một giáo viên như vậy, ai có thể học môn lịch sử Đức mà không thấy mình trở thành kẻ thù của một nhà nước thông qua vương triều thống trị của mình và áp bức các số phận của dân tộc?
Chẳng lẽ chúng ta, kể cả những học sinh, lại không biết rằng đất nước Áo đã và không thể có tình yêu với người Đức chúng ta?
Các kiến thức lịch sử về những công trình ở Vương triều Habsurg ngày càng nhiều thêm nhờ những trải nghiệm hàng ngày. Ở phía Nam và phía Bắc, chất độc của những nước ngoại bang đang dần ăn mòn cơ thể đất nước của chúng ta, và rõ ràng là ngay cả Vienna cũng ngày càng bị biến thành một thành phố không phải của người Đức. Hoàng gia đang tìm cách Czech hóa ở mọi nơi có thể, và chính bàn tay của nữ thần công lý bất tử và sự trừng phạt không khoan nhượng đã khiến cho Archduke Francis Ferdinand, kẻ thù tàn bạo nhất của những người Áo gốc Đức, phải chết vì những viên đạn mà chính ông ta đã giúp làm ra.
Gánh nặng người Đức phải chịu mới to lớn làm sao, những hy sinh của họ trong những thử thách và các cuộc tàn sát mới phi thường làm sao, và chỉ có kẻ nào đui mù hoàn toàn mới buộc phải công nhận tất cả những điều đó là vô ích. Điều mà chúng ta đau đớn nhất là chính phe đồng minh Đức lại thanh minh cho toàn bộ hệ thống này, và kết quả là sự hủy diệt dần dần của chủ nghĩa sùng bái nước Đức trong vương triều cũ, ở một khía cạnh nhất định, lại chính nước Đức đồng tình. Thói đạo đức giả của Habsburg đã cho phép bọ thống trị người Áo tạo ra các vẻ bề ngoài rằng nước Áo cũng là nước Đức, đã biến lòng căm ghét với vương triều này trở thành sự phẫn nộ sục sôi và cùng lúc đó là sự khinh miệt.
Chỉ có những kẻ bên trong Đế chế, được coi là nắm quyền lực trong tay, mới không nhìn thấy điều gì cả. Dường như bị sự mù quáng che mắt, chúng ta vẫn sống bên cạnh những xác người chết và chỉ nhìn thấy những dấu hiệu của một cuộc sống "mới" trong những triệu chứng của sự thối nát.
Cái liên minh xấu xa vô đạo giữa Đế chế non trẻ và đất nước Áo giả mạo chứa đựng những mầm mống của chiến tranh thế giới sau này và của cả sự sụp đổ.
Trong khi viết cuốn sách này, tôi sẽ có dịp đề cập đến vấn đề này đầy đủ và chi tiết. Đến đây hoàn toàn có thể nhận định rằng ngay cả trong những ngày thơ dại nhất tôi đã có được sự hiểu biết sáng suốt không những không bao giờ rời bỏ tôi mà còn trở nên ngày càng sâu sắc:
Chủ nghĩa sùng bái nước Đức chỉ có thể được bảo vệ bằng cách tiêu diệt nước Áo, và hơn thế nữa, quan điểm dân tộc không bao giờ đồng nhất với lòng trung quân ái quốc; và trên hết số phận đã định sẵn Vương triều Habsburg là mối họa của nước Đức.
Tôi có được một điều từ nhận thức này: tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương Đức-Áo của tôi.
Thói quen tư duy lịch sử hình thành từ hồi đi học vẫn theo tôi suốt những năm sau này. Càng ngày, lịch sử thế giới càng trở thành một nguồn kiến thức vô hạn để tôi hiểu được những sự kiện lịch sử thời hiện tại, nói cách khác, hiểu được chính trị. Tôi không muốn "học", tôi muốn những điều đó dạy tôi.
Vậy là, ở độ tuổi trẻ, tôi đã trở thành một nhà cách mạng chính trị, và tôi cũng ở độ tuổi trẻ như vậy, tôi trở thành một nhà cách mạng về nghệ thuật.
Khi đó, ở thủ phủ vủa vùng Thượng Áo, có một nhà hát kịch, nói một cách tương đối, cũng không tồi. Rất nhiều vở nhạc kịch đã ra đời. Mười hai tuổi, tôi lần đầu xem vở kịch Wilhelm Tell, và vài tháng sau lại lần đầu xem một vở opera có tên là Lohergrin. Tôi bị quyến rũ ngay lập tức. Lòng nhiệt tình tuổi trẻ dành cho bậc thầy của Bayreuth quả là vô hạn. Tôi bị lôi cuốn vào các tác phẩm của ông hết lần này đến lần khác, và dường như tôi quá may mắn khi những cuộc trình diễn bình thường nơi tỉnh lẻ lại đem đến cho tôi một trải nghiệm sâu sắc về sau này.
Tất cả mọi chuyện, nhất là sau khi tôi thoát ra khỏi thời thanh niên (với tôi đó là một hành trình nhiều đau khổ), càng làm tôi thêm chán ghét cái nghề mà bố đã chọn cho tôi. Càng ngày tôi càng tin chắc rằng không thể hạnh phúc nếu trở thành viên chức. Thực tế năng khiếu vẽ của tôi đã được ghi nhận ở trường Realschule khi đó càng làm cho quyết định của tôi vững chắc hơn bao giờ hết.
Không một sự đe dọa hay khẩn cầu nào mảy may thay đổi được điều đó.
Tôi muốn làm họa sĩ và không một thế lực nào trên thế giới có thể bắt tôi làm một viên chức.
Tuy vậy, có vẻ hơi kỳ lạ, tôi ngày càng yêu thích nghệ thuật kiến trúc.
Khi đó, tôi coi điều này như một sự bổ sung tự nhiên cho năn khiếu hội họa của mình, và chỉ cần vui khi thấy phạm vi nghệ thuật của mình được mở rộng.
Tôi chẳng hề ngờ rằng mọi việc sau này lại diễn ra khác hẳn.
Vấn đề nghề nghiệp của tôi được quyết định nhanh hơn tôi nghĩ.
Bố mất khi tôi mười ba tuổi. Một cơn đột quỵ đã lấy đi mạng sống của người đàn ông tuy tuổi cao nhưng còn sức khỏe mạnh, kết thúc không đau đớn kiếp sống trần tục của ông, đẩy chúng tôi vào tận cùng của sự đau khổ, tiếc thương. Mong muốn mãnh liệt nhất của ông là giúp con trai tiếp nối sự nghiệp của mình, cái sự nghiệp đã giúp ông thoát khỏi những vất cả khổ sở trước kia. Việc này, xét theo bề ngoài, ông đã không thành công. Tuy nhiên, dẫu không chủ tâm, ông đã gieo một hạt giống tương lai mà cả ông và tôi khi đó đều chưa nhận thức được.
Vào lúc đó, không xảy ra bất kỳ thay đổi bề ngoài nào.
Mẹ tôi, hẳn là thế rồi, cảm thấy có trách nhiệm phải tiếp tục cho tôi học hành theo nguyện vọng của bố; nói cách khác, bắt tôi học hành để trở thành viên chức. Về phần mình, tôi càng hết sức kiên quyết không làm cái nghề đó. Thế rồi một trận ốm bỗng nhiên đến giúp tôi và vài tuần sau đã quyết định tương lai của tôi và giải quyết cuộc cãi cọ bất tận trong gia đình. Sau trận viêm phổi nặng của tôi, bác sĩ khuyên mẹ tôi nhất thiết không nên cho tôi làm ở văn phòng. Không chỉ thế, việc đi học ở trường Realschule cũng bị ngắt quãng ít nhất là trong một năm. Mục tiêu mà tôi hẳn thầm mong ước và luôn đấu tranh để đạt được, nhờ sự việc này bỗng trở thành hiện thực, hầu như là tự nguyện.
Lo lắng vì trận ốm của tôi, mẹ đồng ý cho tôi thôi học ở Realschule và chuyển sang học ở Học viện.
Đó là những ngày hạnh phúc nhất đời tôi, như thể một giấc mơ; và đúng là nó chỉ là giấc mơ. Hai năm sau, mẹ tôi qua đời, chấm dứt các kế hoạch vĩ đại của tôi.
Đó là kết cục của một trận ốm dài và đau đớn mà ngay từ đầu mọi người gần như không hy vọng sẽ hồi phục. Đó quả là một đòn chí tử, nhất là với tôi. Tình cảm của tôi với bố là lòng kính trọng, nhưng với mẹ là tình yêu thật sự.
Nghèo đói và thực tế khắc nghiệt buộc tôi phải nhanh chóng quyết định. Chút tiền bố để lại đã tiêu gần hết vào việc chữa chạy cho mẹ; khoản trợ cấp trẻ mồ côi mà tôi được hưởng không đủ để sống, và thế là tôi đối mặt với chuyện phải xoay sở thế nào để kiếm tiền.
Với một chiếc va-li đầy quần áo và đồ lót trong tay, một ý chí bất khuất trong tim, tôi bắt đầu hành trình tới Vienne. Giống như bố, tôi cũng hy vọng sẽ giành lấy từ số phận những gì ông đã đạt được năm mươi năm trước; cũng mong muốn trở thành "một điều gì đó" – tất nhiên không phải là viên chức dù vì bất kỳ lý do nào.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top